Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 127 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






ĐẶNG NGỌC HUYỀN





NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TRANG TRẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN








Thái Nguyên - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





























ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





ĐẶNG NGỌC HUYỀN



NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TRANG TRẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành Phát triển nông thôn
Mã số: 60.62.01.16



LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Minh Thọ







Thái Nguyên - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và hoàn toàn chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Đặng Ngọc Huyền

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân. Nhân dịp này tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn đến:
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Phòng quản lý đào tạo sau Đại
học đã dạy bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS.Nguyễn Thị
Minh Thọ, người đã tận tình hướng dẫn dìu dắt tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, nhân viên phòng Nông nghiệp và
PTNT, Chi cục Thống kê, UBND các xã và các hộ trang trại trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình, đồng nghiệp và các bạn gần xa đã giúp đỡ
động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014

Tác giả



Đặng Ngọc Huyền


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Câu hỏi nghiên cứu toàn luận văn 3
4. Những đóng góp mới của luận văn 3
5. Kết cấu luận văn 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở khoa học về phát triển kinh tế trang trại 5
1.1.1. Trang trại và kinh tế trang trại 5
1.1.2. Những tiêu chí xác định kinh tế trang trại 8
1.1.3. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại 9
1.1.4. Đặc trưng của kinh tế trang trại 13
1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại 18
1.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước và ở Việt Nam 24
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới 24
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 25
1.2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam qua các thời kỳ 25


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
1.2.2.2. Một số kết quả và kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số
địa phương của Việt Nam. 28
1.2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế trang trại ở
huyện Đồng Hỷ 33
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2. Nội dung nghiên cứu 35
2.3. Phạm vi nghiên cứu 35
2.4. Phương pháp nghiên cứu 35
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 35
2.4.1.1. Thu thập tài liệu và số liệu thứ cấp 35
2.4.1.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp 36
2.4.2. Chọn điểm nghiên cứu 36
2.4.3. Xử lý và tổng hợp số liệu 37
2.4.4. Các phương pháp phân tích 38
2.4.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá 39
2.4.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất 39
2.4.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại 40
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
3.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu 41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 41
3.1.1.1. Vị trí địa lý 41
3.1.1.2. Địa hình 41
3.1.1.3. Đất đai và thổ nhưỡng 43
3.1.1.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết 47
3.1.1.5. Thuỷ văn 48
3.1.1.6. Tài nguyên rừng và khoáng sản 49


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội 49
3.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động 49
3.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện 52
3.1.2.3. Tình hình kinh tế của huyện 54
3.2. Thực trạng về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Đồng Hỷ . 57
3.2.1. Tình hình chung về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 57
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại của Đồng Hỷ 61
3.2.2.1. Quy mô của loại hình trang trại 61
3.2.2.2. Thực trạng nguồn vốn của các mô hình trang trại 67
3.2.2.3. Thực trạng về các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với phát triển
kinh tế trang trại 70
3.2.3. Kết quả sản xuất của các mô hình kinh tế trang trại điều tra mẫu 71
3.2.4. Tỷ suất hàng hoá của các trang trại 75
3.2.5. Hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn Đồng Hỷ 76
3.2.5.1. Hiệu quả về mặt kinh tế 76
3.2.5.2. Hiệu quả về mặt xã hội 78
3.2.5.3. Hiệu quả về môi trường 79
3.2.6. Khó khăn và hạn chế đến sự phát triển kinh tế trang trại
huyện Đồng Hỷ 80
3.2.6.1. Về thị trường tiêu thụ 80
3.2.6.2. Vấn đề về vốn sản xuất kinh doanh 82
3.2.6.3. Về lao động trong các trang trại 83
3.2.6.4. Vấn đề ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật-công nghệ trong
sản xuất 84
3.2.6.5. Vấn đề qui hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở 84
3.2.6.6. Vấn đề về công nghệ chế biến sản phẩm và sau thu hoạch 85
3.2.6.7. Vấn đề về pháp lý 85


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
3.3. Giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đồng Hỷ 85
3.3.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại ở Đồng Hỷ 85
3.3.2. Định hướng chiếm lược phát triển 86
3.3.3. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại cho huyện Đồng Hỷ 89
3.3.4. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đồng Hỷ 90
3.3.4.1. Phát triển thị trường 90
3.3.4.2. Mở rộng và tăng cường các hình thức liên kết, hợp tác 91
3.3.4.3. Gia tăng các yếu tố nguồn lực 91
3.3.4.4. Mở rộng công nghệ chế biến và bảo quản nông sản 94
3.3.4.5. Xây dựng thương hiệu trang trại 94
3.3.4.6. Giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
1. Kết luận 98
2. Đề nghị 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
I. Tiếng Việt 101
II. Tiếng Anh 102
III. Website 102








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BQ
: Bình quân
Cây ĂQ
: Cây ăn quả
CNH
: Công nghiệp hoá
CPTG
: (IC) Chi phí trung gian
ĐVT
: Đơn vị tính
GTGT
: (VA) Giá trị gia tăng
GTSX
: (GO) Giá trị sản xuất
HTX
: Hợp tác xã
KTTT
: Kinh tế trang trại
KT-XH
: Kinh tế xã hôi

: Lao động
PTNT
: Phát triển nông thôn
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
TW
: Trung ương

VAC
: Vườn ao chuồng











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Các loại trang trại phân theo vùng, thời điểm 01/7/2013 27
Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu 37
Bảng 3.1. Đặc điểm địa hình huyện Đồng Hỷ 42
Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đồng Hỷ năm 2011-2013 44
Bảng 3.3. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Đồng Hỷ 51
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ
giai đoạn (2011 - 2013) 55
Bảng 3.5. Loại hình và cơ cấu trang trại của huyện trong
giai đoạn 2011-2013 58
Bảng 3.6. Các loại hình trang trại của huyện phân bố theo các đơn vị
hành chính 58
Bảng 3.7. Các loại hình trang trại của huyện Đồng Hỷ phân bố theo vùng

sinh thái 60
Bảng 3.8. Quy mô diện tích của trang trại 61
Bảng 3.9. Số lượng vật nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản của các trang trại
(tính bình quân một trang trại) 62
Bảng 3.10. Thực trạng nhân khẩu và lao động của các loại hình trang trại
Đồng Hỷ (tính bình quân cho 1 trang trại) 63
Bảng 3.11. Thực trạng đất nông nghiệp của các mô hình trang trại huyện
Đồng Hỷ (tính bình quân cho 1 trang trại) 66
Bảng 3.12. Nguồn vốn SXKD của các mô hình trang trại (tính bình quân 1
trang trại) 68
Bảng 3.13. Giá trị sản xuất bình quân của các mô hình trang trại phân theo cơ
cấu nguồn thu 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix
Bảng 3.14. Các yếu tố gây rủi ro và mức độ rủi ro đối với các trang trại 74
Bảng 3.15. Tỷ suất giá trị hàng hoá của các trang trại 75
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trang trại ở Đồng Hỷ
(tính bình quân một trang trại) 77
Bảng 3.17. Khả năng tiếp cận thị trường của các trang trại 80
Bảng 3.18. Giá cả, chất lượng và mức độ cạnh tranh của thị trường
nông nghiệp 81
Bảng 3.19. Ma trận SWOT của trang trại Đồng Hỷ 86














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Sơ đồ tính hệ thống của trang trại 7
Hình 3.1. Biểu đồ giá trị gia tăng của các ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ 56
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu loại hình trang trại theo vùng sinh thái 60


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của
nền sản xuất hàng hoá. Trong gần hai thế kỷ qua, nền nông nghiệp thế giới đã
có nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau. Cho đến nay, một số nơi các
hình thức sản xuất theo mô hình tập thể, và quốc doanh, cũng như xí nghiệp
tư bản nông nghiệp tập trung quy mô lớn, không tỏ ra hiệu quả [2]. Trong khi
đó, hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại phù hợp với đặc
thù của nông nghiệp nên đạt hiệu quả cao, và ngày càng phát triển ở hầu hết
các nước trên thế giới. So với nền kinh tế hộ nông dân thì kinh tế trang trại là

một bước phát triển của kinh tế hàng hoá [5].
Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta,
sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, với quy mô ngày càng
lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh, phân vùng đang là một yêu cầu tất
yếu khách quan. Sự phát triển kinh tế trang trại đã, đang và sẽ đóng góp to lớn
khối lượng nông sản được sản xuất, đáp ứng nhu cầu nông sản trong nước,
mặt khác nó còn đóng vai trò cơ bản trong tiến trình hội nhập với kinh tế quốc
tế, với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng trưởng tích cực
và ổn định, thì sự đóng góp của các trang trại là rất lớn, không những đem lại
lợi nhuận cho trang trại, mà còn cải thiện đáng kể thu nhập của những người
lao động trong các trang trại. Việt Nam tham gia tổ chức thương mại lớn nhất
hành tinh, đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nước ta nói
chung, ngành nông nghiệp nói riêng.
Thách thức lớn nhất mà nông nghiệp của Việt Nam sẽ phải đối mặt, đó
là mở cửa để cho hàng hoá nông sản của các nước, trong tổ chức WTO được
lưu thông mà chúng ta không thể áp đặt mãi thuế nhập khẩu với thuế suất cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
để bảo hộ hàng trong nước. Do đó, hàng hoá nông sản của ta sẽ bị cạnh tranh
khốc liệt, những sản phẩm sản xuất theo kiểu truyền thống theo mô hình tự
cung, tự cấp chắc chắn không thể cạnh tranh nổi với nông sản ngoại nhập, cho
nên giải pháp nào cho sản xuất hàng hoá nông sản Việt Nam?
Sự phát triển của trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong
dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở
các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho người lao
động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, tạo ra sự
cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, nhằm phát triển một nền nông nghiệp
bền vững. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm

dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.
Huyện Đồng Hỷ là một khu vực quan trọng trong sự phát triển kinh tế
của Thái Nguyên, nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, sản phẩm hàng hóa
nông nghiệp. Nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
trang trại như: nguồn gốc trang trại ở khu vực này đã có từ lâu, nhân dân cần
cù lao động, phát triển kinh tế trang trại đã được các cấp chính quyền quan
tâm, giao thông thuận lợi cho sự phát triển giao lưu hàng hóa, đất đai thuận
lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như chè, gỗ, cây ăn quả như vải,
na, hồng tạo việc làm cho hàng trăm lao động cho nông dân. Bên cạnh những
thuận lợi còn gặp không ít những khó khăn làm cản trở cho việc phát triển
kinh tế trang trại như: chủ trang trại còn thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật,
khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn, lao động trang trại chưa qua đào
tạo. hầu hết các chủ trang trại có nguyện vọng được vay vốn ngân hàng với số
lượng lớn, thời gian dài, lãi suất ưu đãi để đầu tư vào các loại hình mới có
hiệu quả như cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản với mô hình lớn. Phát triển
kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn, cần được quan tâm giúp đỡ bằng các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
chính sách hợp lý, góp phần khai thác một cách có hiệu quả và bền vững tiềm
năng đất đai, lao động ở địa phương.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang
trại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất được các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trang trại
ở huyện trong những năm tới, góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Đồng Hỷ.

- Đề xuất được giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở
huyện Đồng Hỷ trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu toàn luận văn
Phát triển kinh tế trang trại dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn nào?
1) Thực trạng kinh tế trang trại ở Đồng Hỷ trong những năm qua như
thế nào?
2) Giải pháp chủ yếu nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại ở huyện
Đồng Hỷ?
4. Những đóng góp mới của luận văn
Hệ thống hóa lý luận cơ bản về kinh tế trang trại ở Việt Nam, tổng kết
những mô hình, kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam nói
chung và Đồng Hỷ nói riêng. Chỉ ra thực trạng phát triển của các mô hình
kinh tế trang trại Đồng Hỷ trong những năm vừa qua. Đồng thời phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như hiệu quả của các mô hình kinh
tế trang trại của Đồng Hỷ. Đưa ra một số các giải pháp nhằm phát triển kinh
tế trang trại ở huyện Đồng Hỷ trong những năm tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
5. Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm 2 phần và 3 chương:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học về phát triển kinh tế trang trại
1.1.1. Trang trại và kinh tế trang trại
Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình
nông dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường
khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến
[4]. Một số tác giả khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kinh tế
trang trại trên thế giới cho rằng, các trang trại được hình thành từ cơ sở của
các hộ tiểu nông sau khi từ bỏ sản xuất tự cung tự cấp khép kín, vươn lên sản
xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường trong điều kiện cạnh tranh.
Trên thế giới người ta thường dùng các thuật ngữ: Ferme (tiếng Pháp),
Farm (tiếng Anh)…, được hiểu chung là nông dân- chủ trang trại gia đình.
Các thuật ngữ trên được hiểu chung là nông dân, chủ trang trại gia đình,
người nông dân gắn với ruộng đất, với đất đai nói chung. [3]
Theo Mác: trong sản xuất nông nghiệp, vai trò hết sức quan trọng của
trang trại là mang lại hiệu quả kinh tế cao “Ngay cả nước Anh với nền công
nghiệp phát triển, hình thức sản xuất có lợi nhất không phải là các xí nghiệp
nông nghiệp quy mô lớn, mà là các trang trại gia đình sử dụng lao động làm
thuê” [6]
Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển
trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả

vốn kỹ thuật, có thể mướn nhân công để sản xuất ra một hoặc vài loại sản
phẩm hàng hóa từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường.
Về thực chất “trang trại” và “kinh tế trang trại” là những khái niệm
không đồng nhất. Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của
trang trại, còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là
chủ thể của các quan hệ kinh tế đó [8]. Các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá
trình tồn tại và phát triển của trang trại có thể tóm lược thành hai nhóm đó là
quan hệ giữa trang trại với môi trường bên ngoài và quan hệ giữa trang trại
với môi trường bên trong. Quan hệ giữa trang trại với môi trường bên ngoài
bao gồm hai cấp độ, môi trường vĩ mô (cơ chế, chính sách chung của Nhà
nước,…) và môi trường vi mô (các đối tác, khách hàng, bạn hàng, đối thủ
cạnh tranh, ) các quan hệ nội tại bên trong trang trại rất đa dạng và phức tạp
như các quan hệ về đầu tư, phân bổ nguồn lực cho các ngành, các bộ phận
trong trang trại, các quan hệ lợi ích kinh tế liên quan đến việc phân phối kết
quả làm ra, trong đó lợi ích của chủ trang trại với tư cách là người chủ sở hữu
tư liệu sản xuất và lợi ích của người lao động làm thuê là rất quan trọng. Để
tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển thì các quan hệ về lợi ích
phải được giải quyết một cách thỏa đáng.
Ngoài mặt kinh tế, trang trại còn có thể được nhìn nhận từ mặt xã hội
và môi trường.
Về mặt xã hội, trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó các
mối quan hệ xã hội đan xen nhau.
Về mặt môi trường, trang trại là một không gian sinh thái, trong đó diễn
ra các quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái trang trại có quan hệ
chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái của vùng. Ba mặt trên
của trang trại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Sự kết

hợp hài hòa ba mặt này sẽ đảm bảo cho kinh tế trang trại phát triển bền vững
và bảo vệ tốt môi trường, sử dụng tối ưu các nguồn lực.
Trong các mặt kinh tế- xã hội và môi trường của trang trại thì mặt kinh
tế là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi của trang trại. Vì vậy trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
nhiều trường hợp khi nói đến kinh tế trang trại, tức là nói tới mặt kinh tế của
trang trại, người ta gọi tắt là trang trại [7], [5]
Theo quan điểm hệ thống có thể thấy trang trại như là một tổ chức kinh
tế mang tính hệ thống rõ rệt. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
trang trại có quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và trải qua ba công
đoạn đó là đầu vào (inputs); quá trình (process) và đầu ra (outputs).













Hình 1.1. Sơ đồ tính hệ thống của trang trại
Có thể nói rằng trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp
hàng hóa dựa trên cơ sở lao động, đất đai, tư liệu sản xuất cơ bản của hộ gia
đình, hoàn toàn tự chủ, sản xuất kinh doanh bình đẳng với các tổ chức kinh tế

khác, sản phẩm làm ra chủ yếu là để bán và tạo nguồn thu nhập chính cho gia
đình [8].

Yếu tố đầu vào
Đất đai
Vốn
Lao động
Tư liệu sản xuất
Kiến thức KHKT
Thông tin thị trường


Quá trình SX và chế biến
Nhân lực
Cơ sở vật chất
Khoa học và công nghệ
Tổ chức quản lý
Thông tin


Kết quả sản xuất
Số lượng, chất lượng
và cơ cấu sản phẩm
Hình thức, bao gói SP
Tổ chức tiêu thụ SP
Lợi nhuận

-Ba công đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại và
phụ thuộc lẫn nhau
-Một trong ba công đoạn trên gặp trục trặc dẫn đến cả hệ thống

bị ngưng trệ
-Nghiên cứu kinh tế trang trại phải đồng thời xem xét trên cả ba
công đoạn của nó mới cho ta cái nhìn toàn diện và hệ thống về
trang trại và kinh tế trang trại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
1.1.2. Những tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT, ngày 13/04/2011 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn về việc thay thế Thông tư liên tịch số
69/2000/TTLT/BNN-TCTK, ngày 13/06/2000 và Thông tư số 74/2003/TT-
BNN, ngày 04/07/2003. Qua đó đưa ra tiêu chí để xác định kinh tế trang trại
như sau:
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
a. Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu 3,1 hécta.
b. Có giá trị sản lượng hàng hóa đạt từ 700 triệu đồng/năm trở lên.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên, đồng thời thỏa mãn các điều kiện về quy mô đàn như sau:
a. Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, …, chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường
xuyên từ 20 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên;
trường hợp có cả chăn nuôi sinh sản và lấy thịt thì việc thống kê đầu con được
tính như sau: quy đổi theo tỷ lệ 2,5 con thịt bằng 1 con sinh sản và ngược lại.
b. Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, …; chăn nuôi sinh sản đối với lợn có thường
xuyên từ 30 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên; chăn nuôi thịt đối
với lợn có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê cừu thịt từ
300 con trở lên; trường hợp có cả chăn nuôi sinh sản và lấy thịt thì việc thống
kê đầu con được tính như sau: quy đổi theo tỷ lệ 3 con thịt bằng 1 con sinh
sản và ngược lại.
c. Chăn nuôi gia cầm: Đối với gà, vịt, … thịt: có thường xuyên từ 5.000 con
trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi); đối với gà, vịt, … đẻ (trứng

thương phẩm, con giống, …) có thường xuyên từ 2.000 con trở lên; trường
hợp có cả chăn nuôi đẻ và lấy thịt thì việc thống kê đầu con được tính như
sau: quy đổi theo tỷ lệ 2,5 con sinh sản và ngược lại.
d. Đối với cơ sở chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm thì tiêu chí để xác định
kinh tế trang trại là giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 hécta và
giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
4. Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản theo hình thức lồng bè thì tiêu chí xác
định là giá trị sản lượng hàng hóa đạt từ 700 triệu đồng/năm trở lên.
* Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại:
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là
UBND cấp huyện) là cơ quan cấp, cấp đổi, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận
kinh tế trang trại.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thực hiện theo mẫu
quy định.
2. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng
thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Đối với diện tích đất
cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận
QSDĐ phải được UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND
cấp xã) nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, không có
tranh chấp.
1.1.3. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong nền nông
nghiệp thế giới. Ở các nước phát triển, trang trại gia đình có vai trò to lớn và
quyết định trong sản xuất nông nghiệp và đại bộ phận nông sản cung cấp cho
xã hội được sản xuất ra trong các trang trại gia đình [9], [11].

Ở nước ta, kinh tế trang trại (mà chủ yếu là trang trại gia đình) mặc dù
mới phát triển trong những năm gần đây, song vai trò tích cực và quan trọng
của kinh tế trang trại đã thể hiện rõ nét cả về kinh tế cũng như về mặt xã hội
và môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
* Về mặt kinh tế: Mô hình kinh tế trang trại đã tạo bước chuyển biến cơ
bản về giá trị sản phẩm hàng hóa, và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so
với kinh tế hộ. Hiện nay, tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ của trang trại ước tính
hơn 19.826 tỷ đồng, bình quân một trang trại đã tạo ra giá trị sản xuất gần
324.9 triệu đồng gấp 8 lần so với bình quân giá trị sản xuất của một hộ nông
nghiệp. Tại vùng Tây Nguyên, giá trị sản phẩm hàng hóa của trang trại đạt
bình quân gần 148.6 triệu đồng/trang trại/năm. Kinh tế trang trại đã thu hút,
tạo việc làm cả nước cho hơn 395.878 lao động, góp phần giảm bớt áp lực
thiếu việc làm ở nông thôn, đồng thời giúp cho thu nhập của người lao động
được đảm bảo ổn định ở mức từ 400.000đ-600.000đ/tháng (với lao động thời
vụ), tiền công cũng phổ biến ở mức 20.000đ/ngày. Riêng các doanh nghiệp
nông thôn đã giải quyết cho trên một triệu lao động có việc làm trong các xí
nghiệp, nhà máy với thu nhập bình quân từ 700.000-1.000.000đ/tháng [14]
Mô hình này đã có những kết quả vượt trội so với kinh tế hộ, hình
thành nên những vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung, thúc đẩy quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tiến tới xây dựng nên
những vùng, miền nông thôn mới văn minh hiện đại. Thách thức vẫn còn ở
phía trước, tuy nhiên, kinh tế trang trại thật sự “cất cánh” vẫn còn nhiều việc
phải làm. Cách đây 4 năm, con số 55% trang trại chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất mà Nguyên Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn Lê Huy Ngọ đưa ra đã khiến nhiều người bất ngờ. Cũng là đầu tư
phát triển, nhiều doanh nghiệp đến từ nơi xa được “trải chiếu hoa, trải thảm
đỏ” thì người nông dân lại “toát mồ hôi” khi thuê đất [18].

Đến giờ phút này, điều mà chủ trang trại vẫn thường xuyên lo âu và
mong muốn sự quan tâm hơn của Đảng và Nhà nước chính là việc tiêu thụ
nông sản. Sản phẩm của trang trại tiêu thụ qua trung gian mà cụ thể là thương
lái chiếm tỷ lệ từ 70-95% trong tổng số sản phẩm trang trại thu hoạch được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Còn định hướng cho việc sản xuất cây, con gì ở trang trại thì nhiều hộ phải
nhờ chính thương lái mách bảo. Riêng với những trang trại chăn nuôi, hiện
hơn 30 tỉnh thành phố có dự án, chương trình phát triển bò sữa, nhưng khá
nhiều nơi bò sữa không bán được, phải để làm sữa chua “ăn trừ bữa”. Cuối
năm 2005, cả nước có gần một vạn trang trại chăn nuôi song năng suất vật
nuôi còn thấp, chỉ đạt 50-70% so với các nước chăn nuôi khác tiên tiến, chất
lượng vật nuôi chưa đạt yêu cầu, giá thành cao, chưa có những sản phẩm đặc
thù. Nguyên nhân là do còn chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ. Cải tiến năng
suất, chất lượng giống vật nuôi còn chậm, giá thức ăn còn cao, công nghệ giết
mổ còn thô sơ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh dịch tễ.
- Lợi ích trước và sau khi thành lập kinh tế trang trại
+ Lợi ích trước mắt: Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần
tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hóa cao, qua đó thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại.
+ Lợi ích lâu dài: Góp phần vào việc phát triển công nghiệp đặc biệt là
công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc
phát triển kinh tế trang trại bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng
một cách đầy đủ và hiệu quả hơn so với kinh tế hộ về các nguồn lực trong
nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra trang trại còn góp phần rất lớn trong việc cải
thiện môi trường sống ngày càng tốt hơn. Thật vậy hệ thống sinh thái đã bị
phá vỡ trong việc công nghiệp hóa ồ ạt trên toàn thế giới, thì hệ thống kinh tế
trang trại phát triển sẽ dần lấy lại sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, hệ

thống đa dạng sinh thái ngày càng được cải thiện trở lại với cái vốn có của nó.
- Những đóng góp của trang trại đối với Nhà nước: Kinh tế trang trại
phát triển nó góp phần tăng thu nhập đối với nền kinh tế quốc dân, cũng như
tăng nguồn thu ngân sách đối với Nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
* Về xã hội
Thu hút lao động, hạn chế bớt làn sóng di cư ra thành phố, làm giảm áp
lực đối với xã hội, đảm bảo an ninh trật tự nơi đô thị, hạn chế tai tệ nạn cho xã
hội. Phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu
trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động, với tổng
số thu hút lao động trên toàn quốc tính đến 2006 là 395.878 người. Điều này
rất có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Mặt khác,
trong xu hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế, đã
tác động lớn đến khoảng cách chênh lệch thu nhập của đại bộ phận dân cư,
thu nhập của người dân đô thị là cao hơn so với khu vực nông thôn. Chính vì
vậy, sự kỳ vọng về mức thu nhập cao đã thôi thúc nhiều nông dân đi tìm công
ăn việc làm ở đô thị. Như vậy, sự phát triển trang trại cũng là một nguyên
nhân tác động đến người nông dân gắn bó với công việc khu vực nông thôn,
hạn chế sự di cư đến đô thị. Mặt khác, nông dân có việc làm là cách cải thiện
đáng kể tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, một trong những vấn đề bức
xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Đồng thời phát triển kinh tế
trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, trong nông thôn
nước ta.
- Có đóng góp với nền an ninh lương thực như: Đáp ứng được nhu cầu
của cư dân một vùng, hay cả quốc gia một cách ổn định và bền vững. Cho dù
sự đóng góp của ngành nông nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế giảm một
cách tương đối, lực lượng lao động có sự chuyển dịch sang các ngành khác,
diện tích canh tác bị thu hẹp… mà lương thực vẫn đảm bảo và bền vững, thì

đó là tình hình an ninh lương thực cao. Sự mở hướng sản xuất trang trại theo
mô hình chuyên canh, tăng cường trao đổi hàng hóa trên cơ sở hạ tầng nông
thôn được cải thiện đáng kể sẽ thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, thu nhập
của người dân được đảm bảo. Khả năng đảm bảo an ninh lương thực theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
hướng này là hoàn toàn khả thi. Bởi vậy kinh tế trang trại phát triển tức là
nông nghiệp phát triển ở mức độ cao, chính điều này làm tăng thêm của cải
trong xã hội, tăng vùng phân bố sản xuất của cải vật chất nói chung và lương
thực nói riêng.
* Về môi trường
Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực, lâu dài của mình
mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các
yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang trại
và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. Các trang trại ở trung du, miền núi đã
góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đồi trọc và
sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, những việc này đã góp phần tích cực cải
tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng của đất nước. Hiện nay đất
mà trang trại sử dụng chiếm rất lớn. Cụ thể tính đến năm 2006 đất trồng cây
hàng năm là 286.415 ha; đất trồng cây lâu năm là 148.058 ha; đất lâm nghiệp
79.701 ha; đất nuôi trông thủy sản là 134.385 ha [18]. Đây là con số không
nhỏ phục vụ cho việc cải thiện môi trường cũng như bảo vệ sinh thái.
Nói chung, trong điều kiện kinh tế thị trường, với yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức
của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì mô hình kinh tế trang trại là một
hướng đi đầy triển vọng cho nông nghiệp Việt Nam. Chắc chắn trong tương
lai, sự phát triển của nông nghiệp huyện Đồng Hỷ phải bao gồm cả sự phát
triển của mô hình kinh tế trang trại.
1.1.4. Đặc trưng của kinh tế trang trại

Trong điều kiện kinh tế thị trường, trang trại là một đơn vị kinh tế tự
chủ với những đặc trưng sau:
Thứ nhất: Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản
phẩm hàng hóa theo nhu cầu thị trường.

×