Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Bài giảng Phân tích chi phí trong xây dựng nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 93 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG








BÀI GIẢNG



PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRONG XÂY DỰNG
NÂNG CAO















Biên soạn: TS. Dương Đức Tiến











Hà Nội 2012
2

MỤC LỤC
Chương 1: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC, ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH 3
1.1 Phương pháp lập định mức xây dựng công trình 3
1.2 Phương pháp xác định đơn giá xây dựng công trình 8
1.3 Phương pháp xác định giá ca máy, giá thuê máy và thiết bị thi công xây dựng công
trình 23
1.4 Phương pháp xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình 34
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 46
1.1 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án 46
1.2 Phương pháp xác định hiệu quả đầu tư của dự án 57
1.3 Phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro và hiệu quả của dự án 67
Chương 3: CHUYÊN ĐỀ 78

1.1 Phương pháp xác định suất vốn đầu tư 78
1.2 Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng 81
1.3 Phương pháp xác định độ dài thời gian xây dựng 89
Tài liệu tham khảo: 93

3

Chương 1: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC, ĐƠN GIÁ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1 Phương pháp lập định mức xây dựng công trình
1.1.1 Hệ thống định mức xây dựng
Định mức xây dựng được quy định trong Nghị định 112/2009/NĐ-CP của
Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Định mức kinh tế
- kỹ thuật và Định mức tỷ lệ.
1.1.1.1 Định mức kinh tế - kỹ thuật
Định mức kinh tế - kỹ thuật gồm: Định mức dự toán xây dựng và định mức cơ
sở của tư vấn, của chủ đầu tư, của nhà thầu.
- Định mức dự toán xây dựng là cơ sở để lập đơn giá xây dựng công trình.
- Định mức cơ sở là dữ liệu của tư vấn, của chủ đầu tư, của nhà thầu tham
khảo hoặc sử dụng khi lập định mức dự toán xây dựng công trình.
1) Định mức dự toán xây dựng:
Nội dung: Định mức dự toán xây dựng công trình thể hiện mức hao phí về vật
liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây
dựng, từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng.
- Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện
hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành
một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
- Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp và
phục vụ theo cấp bậc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây
dựng.

- Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính và
phụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
Hệ thống định mức dự toán xây dựng:
- Định mức dự toán xây dựng do Bộ Xây dựng công bố: Là định mức dự toán
các công tác xây dựng, lắp đặt,… phổ biến, thông dụng có ở các loại hình công trình
xây dựng (Ví dụ như Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng Công bố
kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng, Định mức dự
toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt Công bố kèm theo văn bản số 1777/BXD-VP
ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng,…).
- Định mức dự toán xây dựng do các Bộ (có xây dựng chuyên ngành), UBND
các tỉnh công bố: Là định mức dự toán cho các công tác chưa có trong hệ thống định
4

mức do Bộ Xây dựng công bố (Ví dụ như Định mức dự toán chuyên ngành xây lắp
trạm biến áp ban hành kèm theo Quyết định số 1852/QĐ-KHĐT ngày 23/8/1999 của
Bộ Công nghiệp, Định mức dự toán chuyên ngành xây lắp đường dây tải điện ban
hành kèm theo Quyết định số 2005/QĐ-KHĐT ngày 07/9/1999 của Bộ Công nghiệp,
Định mức dự toán chuyên ngành lắp đặt thiết bị các công trình thủy điện ban hành
kèm theo Quyết định số 2289/QĐ-NLDK ngày 12/7/2005 của Bộ Công nghiệp, Định
mức dự toán chuyên ngành xây dựng mỏ than, hầm lò ban hành kèm theo Quyết định
số 47/QĐ-BCN ngày 24/10/2001 của Bộ Công nghiệp, Định mức dự toán xây dựng
chuyên ngành bưu chính viễn thông ban hành kèm theo Quyết định số 23/2005/QĐ-
BCVT ngày 29/7/2005 của Bộ Bưu chính Viễn thông…).
- Định mức dự toán xây dựng công trình: Là những định mức dự toán của tất cả
các công tác xây dựng, lắp đặt,… cần thiết phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi
công và biện pháp thi công của công trình làm cơ sở để lập đơn giá xây dựng công
trình (Ví dụ như bộ định mức dự toán xây dựng công trình thủy điện Ialy, công trình
thủy điện Sơn La, nhà máy xi măng Hoàng Thạch,…).
2) Định mức cơ sở
- Định mức vật tư: Là mức hao phí từng loại vật liệu để cấu thành một đơn vị

khối lượng công tác xây dựng (1m
3
tường xây gạch, 1m
2
lát gạch,…) hoặc 1 loại cấu
kiện hay kết cấu xây dựng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng, quy
phạm thiết kế - thi công của Nhà nước. (Ví dụ như Định mức vật tư trong xây dựng
Công bố kèm theo văn bản số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng)
- Định mức lao động: Là hao phí lao động trực tiếp (theo các loại cấp bậc thợ
hoặc từng loại cấp bậc thợ phải tác nghiệp) để thực hiện từng công việc cụ thể của
công tác xây dựng, lắp đặt, với lao động có trình độ chuyên môn tương ứng làm việc
trong điều kiện bình thường.
- Định mức năng suất máy thi công: Là số lượng sản phẩm do máy, thiết bị thi
công hoàn thành trong một đơn vị thời gian sử dụng máy(giờ máy, ca máy ).
- Một số chỉ tiêu, định mức khác của máy và thiết bị thi công: Nguyên giá của
máy và thiết bị thi công, số ca, giờ máy hoạt động trong năm; định mức tỷ lệ khấu
hao, sửa chữa, tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, số lượng và cấp bậc điều khiển máy,
thiết bị thi công… được tính toán cho từng loại, nhóm máy, thiết bị thi công phù hợp
với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công của công trình.
- Thời gian sử dụng máy bao gồm thời gian làm việc của máy để thực hiện
nhiệm vụ sản xuất theo đúng quy trình thi công và bảo đảm chất lượng sản phẩm (kể
cả thời gian ngừng máy không thể tránh khỏi, thời gian ngừng máy phục vụ kỹ thuật,
ngừng máy liên quan đến đặc điểm kỹ thuật và tổ chức thi công, thời gian ngừng máy
5

do nhu cầu tự nhiên của công nhân điều khiển và phục vụ máy). Thời gian làm việc
của công nhân điều khiển và phục vụ máy được định mức bao gồm thời gian thực hiện
nhiệm vụ chuẩn kết và tác nghiệp, thời gian nghỉ do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức thi
công, thời gian nghỉ do nhu cầu tự nhiên.
1.1.1.2 Định mức tỷ lệ

Định mức tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên chi phí theo quy định dùng
để xác định chi phí của một số loại công việc trong đầu tư xây dựng không cần xác
định theo phương pháp lập dự toán.
1.1.2 Phương pháp lập định mức dự toán xây dựng công trình
1.1.2.1 Trình tự lập định mức dự toán xây dựng công trình
Lập danh mục định mức dự toán xây dựng các công tác xây dựng công trình
phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công của công trình.
Rà soát, đối chiếu các yêu cầu, điều kiện nói trên giữa danh mục định mức dự
toán xây dựng của công trình với hệ thống thông tin định mức dự toán xây dựng đã có
để:
- Áp dụng định mức dự toán công tác xây dựng đã có.
- Vận dụng có điều chỉnh các định mức dự toán công tác xây dựng đã có.
- Lập định mức dự toán mới cho công tác xây dựng chưa có định mức.
1.1.2.2 Lập định mức dự toán mới cho công tác xây dựng chưa có định mức
1) Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác lập rõ yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công
của từng loại công tác cần xây dựng định mức dự toán.
Bước 2: Xác định thành phần công việc: Cần phải nêu rõ các bước công việc
thực hiện của từng công đoạn theo thiết kế tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ
khi bắt đầu đến khi hoàn thành, phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi
thực hiện công việc của công tác.
Bước 3: Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công.
Bước 4: Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, lao
động, máy thi công. Mỗi tiết định mức gồm 2 phần:
- Thành phần công việc: Cần qui định rõ, đầy đủ nội dung các bước công việc
theo thứ tự từ khâu chuẩn bị ban đầu đến khi kết thúc hoàn thành công tác hoặc kết
cấu xây dựng, bao gồm cả điều kiện và biện pháp thi công cụ thể.
- Bảng định mức các khoản mục hao phí: Cần mô tả rõ tên, chủng loại, qui cách
vật liệu chủ yếu trong công tác hoặc kết cấu xây dựng, và các vật liệu phụ khác; loại
6


thợ; cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; tên, loại, công suất của các loại máy, thiết
bị thiết bị chủ yếu và một số máy, thiết bị khác trong dây chuyền công nghệ thi công để
thực hiện hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng.
Trong bảng định mức, hao phí vật liệu chủ yếu được tính bằng hiện vật, các vật
liệu phụ tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí vật liệu chính; hao phí lao động tính
bằng ngày công không phân chia theo cấp bậc cụ thể mà theo cấp bậc công nhân xây
dựng bình quân; hao phí máy, thiết bị chủ yếu được tính bằng số ca máy, các loại máy
khác (máy phụ) được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí của các loại máy, thiết
bị chủ yếu.
Các tiết định mức xây dựng được tập hợp theo nhóm, loại công tác hoặc kết
cấu xây dựng và thực hiện mã hoá thống nhất.
2) Các phương pháp tính toán
Tính toán định mức hao phí của các công tác xây dựng mới thực hiện theo một
trong ba phương pháp sau:
Phương pháp 1: Theo các thông số kỹ thuật trong dây chuyền công nghệ
(Giới hạn phạm vi công việc tính toán theo thời gian, địa điểm,…)
- Hao phí vật liệu: Xác định theo thiết kế và điều kiện, biện pháp thi công công
trình hoặc trên cơ sở tham khảo hoặc sử dụng định mức cơ sở.
- Hao phí nhân công: Xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công
nghệ phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công của công trình hoặc trên cơ sở tham
khảo hoặc sử dụng định mức cơ sở.
- Hao phí máy thi công: Xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy trong
dây chuyền hoặc trên cơ sở tham khảo hoặc sử dụng định mức cơ sở và có tính đến
hiệu suất do sự phối hợp của các máy thi công trong dây chuyền.
Phương pháp 2: Theo số liệu thống kê - phân tích
(Giới hạn phạm vi công việc thống kê theo thời gian, địa điểm,…)
- Phân tích, tính toán xác định các mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi
công từ các số liệu tổng hợp, thống kê như sau:
- Từ số lượng hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công thực hiện một khối

lượng công tác theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ của công trình đã và đang
thực hiện.
- Từ hao phí vật tư, sử dụng lao động, năng suất máy thi công đã được tính toán
từ các công trình tương tự.
7

- Từ số liệu theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn
nghiệp vụ.
Phương pháp 3: Theo khảo sát thực tế
(Giới hạn công tác khảo sát thực tế để xác định vị trí, địa điểm, thời gian,…)
- Tính toán xác định các mức hao phí từ tài liệu thiết kế, số liệu khảo sát thực tế
của công trình (theo thời gian, địa điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều
chu kỳ ) và tham khảo đối chứng thêm với định mức cơ sở.
- Hao phí vật liệu: tính toán theo số liệu khảo sát thực tế và đối chiếu với thiết
kế, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật.
- Hao phí nhân công: tính theo số lượng nhân công từng khâu trong dây
chuyền sản xuất và tổng số lượng nhân công trong cả dây chuyền, tham khảo các quy
định về sử dụng lao động.
- Hao phí máy thi công: tính toán theo số liệu khảo sát về năng suất của từng
loại máy và hiệu suất phối hợp giữa các máy thi công trong cùng một dây chuyền,
tham khảo các quy định về năng suất kỹ thuật của máy.
1.1.2.3 Vận dụng có điều chỉnh các định mức dự toán công tác xây dựng đã có
Khi vận dụng các định mức dự toán đã có, nhưng do yêu cầu kỹ thuật, điều
kiện thi công hoặc biện pháp thi công của công trình có sự khác biệt so với yêu cầu kỹ
thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công đã nêu trong định mức dự toán đã có thì
tiến hành điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu hoặc hao phí nhân công hoặc hao
phí máy thi công có liên quan cho phù hợp.
1) Điều chỉnh hao phí vật liệu
Đối với hao phí vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì căn cứ qui
định, tiêu chuẩn thiết kế của công trình để tính toán hiệu chỉnh.

Đối với vật liệu biện pháp thi công thì hiệu chỉnh các yếu tố thành phần trong
định mức đã có theo tính toán hao phí từ thiết kế biện pháp thi công hoặc theo kinh
nghiệm của chuyên gia và các tổ chức chuyên môn.
2) Điều chỉnh hao phí nhân công
Tăng, giảm thành phần nhân công trong định mức công bố và tính toán hao phí
theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức
chuyên môn.
3) Điều chỉnh hao phí máy thi công
Trường hợp thay đổi do điều kiện thi công thì tính toán điều chỉnh tăng, giảm
trị số định mức theo điều kiện tổ chức thi công.
8

Trường hợp thay đổi công suất máy thi công thì điều chỉnh theo nguyên tắc:
công suất tăng thì giảm trị số và ngược lại.
1.1.2.4 Áp dụng định mức dự toán công tác xây dựng đã có
Đối với các công tác xây dựng, lắp đặt,… của công trình có yêu cầu kỹ thuật,
điều kiện thi công, biện pháp thi công tương tự với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi
công, biện pháp thi công của định mức dự toán đã có thì áp dụng các định mức đã có.
1.1.3 Những tài liệu cần thiết phục vụ lập định mức dự toán xây dựng công trình
Khi lập định mức dự toán xây dựng công trình người làm công tác định giá cần
có những tài liệu gồm:
- Hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công, biện pháp thi
công, tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình…
- Các định mức dự toán đã được công bố, đã có ở các công trình khác.
- Tham khảo định mức thi công (định mức vật tư, định mức lao động, định mức
năng suất máy thi công) công bố.
1.2 Phương pháp xác định đơn giá xây dựng công trình
1.2.1 Khái niệm, yêu cầu và phân loại đơn giá xây dựng công trình
1.2.1.1 Khái niệm đơn giá xây dựng công trình
Đơn giá xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật bao gồm các chi phí

trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công hoặc bao gồm cả các chi phí như trực
tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế để hoàn thành một
đơn vị công tác xây dựng của công trình như 1m
3
bê tông, 1 tấn cốt thép hoặc 1 cái
móng cột, 1m
2
đường bê tông asphalt,…từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác
xây dựng, bộ phận kết cấu.
Đơn giá xây dựng công trình được tính toán riêng phù hợp với yêu cầu công
việc, điều kiện thi công, biện pháp thi công, thích hợp với đặc thù của công trình, điều
kiện sản xuất cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng cho từng loại công trình, làm cơ sở để
lập dự toán theo thiết kế của công trình, giá gói thầu và quản lý chi phí dự án đầu tư
xây dựng công trình.
1.2.1.2 Yêu cầu đối với đơn giá xây dựng công trình:
Đơn giá xây dựng công trình phải thể hiện đầy đủ đặc điểm công trình, vị trí thi
công, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công, chế độ chính sách và
mặt bằng giá cả thị trường tại thời điểm thi công xây dựng công trình.
9

1.2.1.3 Phân loại đơn giá xây dựng công trình
Theo mức độ chi tiết hoặc tổng hợp của đơn giá:
- Đơn giá chi tiết xây dựng công trình
- Đơn giá tổng hợp xây dựng công trình.
Theo nội dung chi phí của đơn giá:
- Đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ (chỉ bao gồm các thành phần chi
phí trực tiếp vật liệu, nhân công, máy thi công)
- Đơn giá xây dựng công trình đầy đủ (bao gồm cả chi phí trực tiếp và các thành
phần chi phí như trong dự toán như trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu
thuế tính trước, thuế) .

1.2.2 Phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình
1.2.2.1 Đối với đơn giá chi tiết xây dựng công trình
1) Đối với đơn giá chi tiết xây dựng công trình không đầy đủ
a) Nội dung: Đơn giá chi tiết xây dựng công trình bao gồm ba thành phần chi
phí:
- Chi phí vật liệu:Tổng chi phí của những loại vật liệu chính, vật liệu phụ, các
cấu kiện, vật liệu luân chuyển cần thiết để hoàn thành đơn vị khối lượng công tác xây
dựng.
- Chi phí nhân công: Chi phí lao động cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối
lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến kết thúc, thu dọn hiện trường thi công.
- Chi phí máy thi công: Chi phí sử dụng các máy và thiết bị thực hiện thi công để
hoàn thành đơn vị khối lượng công tác xây dựng
b) Cơ sở dữ liệu:
- Định mức dự toán xây dựng của công trình đã được xác định theo nội dung nêu
trên.
- Giá vật liệu đến hiện trường công trình xây dựng.
- Đơn giá nhân công của công trình.
- Giá ca máy và thiết bị xây dựng của công trình.
10


Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quan hệ giữa các dữ liệu với các thành phần chi phí trong đơn
giá chi tiết xây dựng công trình
Sơ đồ trên mô tả những dữ liệu cần thiết cho việc lập đơn giá chi tiết xây dựng
công trình và cũng chỉ rõ những cách kết hợp dữ liệu tương ứng để xác định các chi
phí thành phần của đơn giá. Tập hợp đủ những dữ liệu này là một trong những việc
trọng tâm của công tác lập đơn giá.
c) Trình tự lập:
- Bước 1: Lập danh mục các công tác xây dựng và lắp đặt của công trình với
những yêu cầu kỹ thuật, điều kiện và biện pháp thi công kèm theo

- Bước 2: Tập hợp những định mức xây dựng công trình của các công tác xây
dựng và lắp đặt theo các danh mục nêu trên.
- Bước 3: Lập bảng danh mục và tính giá vật liệu đến hiện trường công trình, giá
nhân công công trình, giá ca máy công trình.
- Bước 4: Xác định các thành phần chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công của
đơn giá.
- Bước 5: Tổng hợp kết quả tính toán, hoàn thiện tài liệu với hướng dẫn áp dụng
và những ghi chú kèm theo.
d) Cách xác định các thành phần chi phí:
- Xác định chi phí vật liệu: Chi phí vật liệu được xác định theo công thức:
Đơn giá chi tiết xây dựng công trình




Cơ sở dữ liệu lập đơn giá chi tiết xây dựng công trình
Giá vật
liệu công
trình
Giá nhân
công công
trình
Giá ca
máy công
trình
Chi phí vật liệu trong
đơn giá
Chi phí nhân công
trong đơn giá


NC = B x G
NC
x (1+f)
Chi phí máy thi công
trong đơn giá



n
1i
MTC
i
MTC
ii
)K).(1.g(MMTC



n
1i
VL
i
VL
i
)K).(1.G(DVL
Danh mục
các công tác
xây lắp công
trình
Định mức các

công tác xây
lắp công trình
11




n
1i
VL
i
VL
i
)K).(1.G(DVL

Trong đó:
+ D
i
: Lượng vật liệu thứ i (i=1n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây
dựng quy định trong định mức xây dựng công trình.
+ G
VL
i
: Giá vật liệu đến hiện trường của một đơn vị vật liệu thứ i (i=1n), được
xác định như sau:
- Được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu
sử dụng cho công trình xây dựng trên cơ sở giá trị trường do tổ chức có
năng lực cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung
cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất
lượng tương tự.

- Đối với những vật liệu không có trên thị trường nơi xây dựng công trình
thì giá vật liệu này bằng giá gốc cộng chi phí vận chuyển đến công trình
và các chi phí khác có liên quan.
+ K
VL
: Hệ số tính chi phí vật liệu khác so với tổng chi phí vật liệu chính quy
định trong định mức xây dựng công trình của công tác xây dựng.
* Xác định giá vật liệu đến hiện trường:
Các thành phần chi phí hình thành giá vật liệu đến công trình, gồm:
- Giá gốc.
- Chi phí vận chuyển (bốc xếp, vận chuyển, hao hụt, trung chuyển (nếu
có)).
- Chi phí tại hiện trường (bốc xếp, hao hụt lưu kho, vận chuyển nội bộ công
trình).
- Nguồn thông tin-tư liệu giá vật liệu có thể tham khảo sử dụng.
- Giá vật liệu (bình quân khu vực) do các cơ quan chức năng (Liên Sở Tài
chính - Xây dựng) của các Tỉnh, Thành phố công bố.
- Những cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên môn có năng và uy tín cung cấp
- Các nhà sản xuất, phân phối và nhà thầu cung cấp.
- Hợp đồng cung cấp, tại nơi sản xuất hoặc đến công trình.
*Phương pháp xác định giá vật liệu đến hiện trường:
12

Lưu ý rằng, phương pháp xác định giá vật liệu đến hiện trường trình bày trong mục
này cũng được dùng khi lập đơn giá xây dựng tổng hợp.
Việc xác định giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây dựng dựa vào các căn cứ
sau:
- Nguồn sản xuất hoặc cơ sở cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng cho đến
công trình với thông số về các cung đường (loại loại đường, cự ly)
- Giá tại nguồn hoặc địa điểm cung cấp (giá gốc), bảng giá cước vận tải

(nếu có) hoặc xác định theo định mức vận chuyển, bốc xếp vật liệu xây
dựng.
- Nội dung một số khoản mục chi phí khi tính toán (chi phí trung chuyển,
vận chuyển, vận chuyển trong nội bộ công trình, hao hụt vật liệu trong
vận chuyển ngoài công trình và bảo quản tại kho,…).
Quá trình hình thành giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây dựng có thể biểu
thị theo sơ đồ 1.2 sau :

Sơ đồ 1.2 : Biểu thị quá trình hình thành giá vật liệu xây dựng đến hiện trường
G
g
: giá mua gốc vật liệu: giá tính tại nơi mua là nơi sản xuất, đại lý hoặc
kho, cửa hàng nào đó trên thị trường.
C
bx
: chi phí bốc xếp một đơn vị vật liệu lên phương tiện vận chuyển. Chi
phí bốc lên phương tiện tại nơi nhận hàng thường đã được tính trong giá mua.
C
vc
: chi phí vận chuyển một đơn vị vật liệu
C
lthk
: các chi phí lưu thông khác
C
xd
: chi phí bốc dỡ vật liệu xuống và xếp theo yêu cầu
Hiện trường
xây dựng
Vận chuyển, lưu thông vật liệu
Nguồn sản xuất,

cung cấp
Trung chuyển
Kho
C
hh
C
xd
C
vcht
C
vc
và C
lthk
C
bx
G
g
Giá giao trên phương tiện vận chuyển bên mua
Giá giao vật liệu đến chân công trình
Giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây dựng

13

C
vcht
: chi phí vận chuyển vật liệu trong nội bộ công trường
C
hh
: chi phí hao hụt bảo quản vật liệu tại kho, bãi
Giá vật liệu đến hiện trường xây dựng được xác định theo công thức:

G
vl
=G
ht
+ C
ht

Trong đó:
- G
vl
: giá vật liệu đến hiện trường công trình
- G
ht
: giá vật liệu giao đến chân công trình
- C
ht
: chi phí tại hiện trường
Giá vật liệu giao đến chân công trình G
ht
i
có thể tính theo công thức:
 
 

k
j
m
z
ltkzhhbxcji
i

g
i
ht
CCCfLRGG
1 0
)(

Trong đó :
- i : là chỉ số nguồn của cùng loại vật liệu (thí dụ thép mua từ vài nhà cung cấp
khác nhau)
- j : Là cung đường với loại đường khác nhau
- G
ht
i
: là giá vật liệu giao đến chân công trình từ nguồn i
- G
g
i
: là giá vật liệu gốc ở nguồn i
- R
i
: trọng lượng của 1 đơn vị khối lượng loại vật liệu i
- Li : Độ dài của cung đường với cấp đường xác định
- f
c
: Cước phí vận chuyển theo phương tiệnvận chuyển, loại đường, bậc hàng
- m
i
: số lần trung chuyển (m=0, 1, 2, ) tính từ nguồn i đến công trình (nếu có)
- C

bx
: chi phí bốc xếp (nếu có)
- C
hh
: hao hụt trung chuyển (nếu có)
- C
ltk
: chi phí lưu thông khác
Giá cước vận chuyển hiện nay có thể dựa vào thị trường hoặc tính toán thỏa
thuận. Với một số loại phương tiện vận chuyển, như đường sắt, đường biển có thể
dùng thông báo giá cước của các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển đó. Đối với
phương tiện ô tô, thuyền xuồng hoặc vận chuyển thủ công thì có thể rất khác nhau.
Nên có phương pháp tính để lấy số liệu đàm phán ký kết hợp đồng với những người
cung cấp dịch vụ vận chuyển này.
14

Thí dụ phương tiện vận chuyển phổ biến là ô tô, ta có thể sử dụng định mức
dự toán xây dựng công trình đã được các cơ quan có thẩm quyền công bố, bảng giá
ca máy ô tô vận chuyển của công trình để tính chi phí vận chuyển theo cự ly xác
định đến công trình.
+ Chi phí tại hiện trường (C
ht
): Bao gồm chi phí bốc dỡ vật liệu từ phương tiện
vận chuyển xuống và xếp vào vị trí theo yêu cầu đối với các loại vật liệu không sử
dụng phương tiện vận chuyển tự đổ, tự nâng (C
BX
) và chi phí vận chuyển trong nội bộ
công trình (C
V/C-NB
), chi phí hao hụt bảo quản tại kho, bãi (C

HHBQ
)
C
HT
= C
BX
+ C
V/C-NB
+ C
HHBQ

Việc tính cước như trên đúng cho thời điểm tính, khi có biến động về giá cần
có sự diều chỉnh phù hợp. Thí dụ khi giá ca máy điều chỉnh với hệ số 1,05 thì giá
cước cũng được điều chỉnh trên cơ sở hệ số này.
Để tiện cho tính toán, phù hợp với sự thay đổi thường xuyên của giá vật liệu
thị trường, trong lần tính đầu tiên nên xây dựng chỉ số tỉ lệ giữa cước vận chuyển và
giá vật liệu gốc tại thời điểm tính. Khi giá vật liệu thay đổi (về nguyên tắc giá cước
cũng thay đổi theo) sẽ lấy tỉ lệ đó nhân với giá vật liệu gốc mới, ta sẽ có được cước
mới (với độ chính xác nhất định).
*Cung đường có thể là những đoạn khác nhau về phương tiện, cấp đường
(cước sẽ khác nhau). Thí dụ mua thép từ cảng chở đến công trình vùng sâu vùng xa
có thể gồm các cung đường: tầu hỏa-ô tô đường cấp 1 - ô tô đường cấp 3-vận
chuyển thủ công…
Trung chuyển được tính khi thay đổi phương thức hoặc phương tiện vận
chuyển do đòi hỏi của địa hình vận chuyển
Chi phí trung chuyển bao gồm chi phí bốc xếp (bảng 2) và hao hụt trung
chuyển (bảng 1). Hao hụt được tính theo tỉ lệ định mức trên giá gốc.
Bảng 1 Chi phí hao hụt cho 1 lần trung chuyển một số loại vật liệu
TT
Loại vật liệu

Tỷ lệ quy định (%)
Chi chú
1
Vật liệu ở thể bột không chứa trong bao bì
2,0

2
Vật liệu ở thể bột, thể nhuyễn hay nước
(trừ axít) chứa bằng bao bì
1,0
3
Vật liệu ở thể hạt, rời, xốp
1,0
4
Vật liệu ở thể được cấu tạo, sản xuất có
hình dáng nhất định và đếm theo đơn vị:
viên, cái, cây,…
0,5
15

Bảng 2: ĐM ngày công bốc xếp và v một số loại vật liệu trong nội bộ công trường
Định mức ngày công: công /đơn vị tính
TT
Loại vật liệu
Đơn vị
tính
Định mức ngày công bậc 3/7
Bốc xếp
vật liệu
Vận chuyển nội

bộ công trường
1
Cát các loại, than xỉ
m
3
0,10
0,44
2
Đất sét, đất dính
m
3
0,16
0,46
3
Sỏi các loại
m
3
0,16
0,33
4
Đá hộc, đá ba, đá che, đá xanh
miếng, gạch vỡ
m
3
0,21
0,53
5
Đá dăm các loại
m
3

0,23
0,55
6
Các loại bột (bột đá, bột thạch anh,
amiăng, bột màu,…)
tấn
0,13
0,49
7
Gạch chỉ, gạch thẻ, gạch silicat
1000v
0,37
0,65
8
Gạch rỗng đất nung các loại
1000v
0,32
0,667
9
Gạch bêtông, gạch bông các loại
1000v
0,42
0,96
10
Gạch ximăng hoa, ceramic, granit,
gạch lá nem đơn (loại 40x40, 30x30,
20x20) và gạch gốm tráng men cùng
kích cỡ
1000v
0,23

0,57
11
Gạch ximăng hoa các loại (20x20,
10x10)
1000v
0,12
0,28
12
Gạch tráng men 15x15, 11x11
1000v
0,23
0,33
13
Đá ốp lát các loại
1000v
0,42
1,14
14
Ngói 13v/m2
1000v
0,48
1,00
15
Các loại ngói khác
1000v
0,45
0,74
16
Tấm phibrô ximăng, amiăng
100m

2
0,23
0,36
17
Vôi cục, vôi bột
tấn
0,16
0,53
18
Ximăng các loại
tấn
0,14
0,50
19
Sắt thép các loại
tấn
0,26
0,65
20
Gỗ hộp các loại
m
3

0,16
0,44
21
Tre cây các loại dài 89m
100 cây
0,68
1,28

22
Cọc tre, cọc gỗ, cọc tràm
100 m
0,34
1,13
16

23
Kính các loại
tấn
0,60
1,00
Chi phí lưu thông khác: đó là những chi phí cho việc tổ chức cung ứng vật liệu
(như trả công, trả lương, chi phí cho việc mua nhận vật liệu), chi phí cho một số
trường hợp cần buộc, kê, che chắn). Những chi phí này thường nhỏ khi chia cho giá trị
đơn vị tính của vật liệu, vậy có thể đưa vào hoặc bỏ qua.
GGG
Thông thường thì chi phí bốc xếp vật liệu tại điểm mua tính gộp vào giá mua vật
liệu tại điểm cung cấp (hay còn gọi là giá giao trên phương tiện vận chuyển bên mua).
Trường hợp đặc biệt thì mới tính chi phí bốc xếp tại nơi mua vật liệu. Nói chung chi
phí bốc xếp cần tính khi bốc xuống tại hiện trường (kho công trình) và tại những điểm
trung chuyển (nếu có).
Trong trường hợp điểm trung chuyển có đặc thù như nhau, vì thế chi phí bốc xếp
và hao hụt như nhau thì thành phần ấy trong công thức có thể dùng dạng đơn giản
hơn, là:




k

j
hhbxcji
i
g
i
ht
CCmfLRGG
1
)(

Nếu cùng một loại vật liệu công trình mua ở nhiều nguồn khác nhau thì sau
khi tính được giá vật liệu giao ở hiện trường từ từng nguồn, có thể tính giá vật liệu
hiện trường của vật liệu đó bằng phương pháp bình quân gia quyền theo khối lượng
mua từ các nguồn để tính đơn giá, làm cơ sở để bù trừ chênh lệch vật liệu trên thực
tế thực hiện bằng công thức:





n
i
i
n
i
i
ht
i
v
ht

T
GT
G
1
1
.

Trong đó:
- G
ht
v
giá tại hiện trường của loại vật liệu
v
đã được tính bình quân gia quyền
từ các nguồn.
- T
i
: Khối lượng vật liệu v mua từ nguồn i
Qui trình tính theo công thức có thể dựa vào dạng bảng để thực hiện như sau:
Bảng 3: Tính chi phí vận chuyển theo các nguồn-loại vật liệu
TT
Loại
vật
Đơn
vị
Trọng
lượng
Nguồn
mua
Phương

tiện
Bậc
hàng
Cự ly
tổng
Cự ly phân theo
cấp đường
Thành
tiền
17

liệu
tính
đơn
vị
(tấn)
vận
chuyển
cộng
(km)
Cự ly
(km)
Giá cước
theo cấp
đường
(đ/km)
(đồng)
[1]
[2]
[3]

[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
[10]
[12]
1



1



























….

















2





….










….













Ghi chú: Tính cho từng nguồn của loại vật liệu
Cột [12]: =  [(Cột [9] x Cột[10])] x cột[4]
Giá trị này sẽ được đưa vào cột (5) trong bảng 4 của nguồn mua - loại vật liệu này

Bảng 4. Tính giá vật liệu giao đến hiện trường
Loại
vật
liệu

nguồn
giá
gốc
của
các
nguồn
Lượng
mua
Chi
phí
vận
chuyển
(cho
lượng
của
một
đơn vị
tính)
trung chuyển (cho một
đơn vị tính)
chi
phí
bốc
xuống
tại

hiện
trường
( 1
lần)
Giá
vật
liệu
đến
hiện
trường
bốc
xếp
hao
hụt
(%)
chi phí
trung
chuyển
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
Cát
1

G
g
1

T1



























G
ht
1


2
G
g
2

T2
….



….









….

18










….










….
G
ht
2


K
G
g
k


T
k






….
G
ht
k

Giá vật liệu đến hiện trường được tính bình quân gia quyền từ các nguồn
cung cấp (theo công thức (2))
G
ht
cát

Ghi chú:
- Cột [5]: lấy từ Cột [12] bảng 4 của nguồn- loại vật liệu tương ứng
- Cột [6]: tính hoặc theo quy định
- Cột[9] : chi phí bốc xuống (1 lân) theo qui định hoặc tính
- Cột [7]: theo qui định
- Cột [8]: = cột[6]+ {cột(Cột [3] +cột[5] )x Cột [7] }
- Cột [10]: = Cột [3] + Cột [5] +

Cột [8] +cột[9]
Giá của vật liệu đến hiện trường được xác định là :








n
i
i
n
i
i
ht
G
1
1
]4[
])4[]10([

* Chi phí tại hiện trường xây dựng
Phần trên ta đã xác định được giá vật liệu đến hiện trường với cách hiểu là
vật liệu đã mua được vận chuyển đến công trình và bốc xuống. Vật liệu được
chuyển đến công trình không phải luôn có thể được sử dụng ngay vào các công
việc, kết cấu của công trình. Chúng cần được lưu cất, vận chuyển đến hiện trường
xây lắp. Thực tế qui trình này đòi hỏi có một lượng chi phí nhất định, gọi là chi phí
tại hiện trường
Chi phí tại hiện trường xây dựng tính cho một đơn vị tính của từng loại vật
liệu là chi phí để đưa vật liệu từ trên phương tiện vận chuyển tại hiện trường vào
khu vực xây dựng, bao gồm:
C

ht
= C
xd
+ C
vcnb
+ C
hhbq

Trong đó:
C
xd
: chi phí bốc dỡ vật liệu và xếp vào vị trí
C
vcht
: chi phí vận chuyển vật liệu trong nội bộ công trường
19

C
hh
: chi phí bảo quản vật liệu và hao hụt tại kho, bãi
Chi phí bốc dỡ vật liệu xuống và xếp theo yêu cầu: Theo quy định hiện hành,
nếu xuống vật liệu bằng thủ công thì do công nhân xây dựng làm. Chi phí này được
tính theo giá cước xếp dỡ do tính theo định mức lao động trong XDCB và các chế
độ chính sách tiền lương đối với công nhân XDCB.
Chi phí vận chuyển vật liệu trong nội bộ công trường: Chi phí vận chuyển
vật liệu trong nội bộ công trường bằng phương tiện thô sơ (trong cự ly 300m cho tất
cả các loại công trình) được tính theo giá cước xếp dỡ và vận chuyển vật liệu hoặc
tính theo định mức lao động vận chuyển vật liệu bằng phương tiện thô sơ và tiền
lương của công nhân xây dựng tại nơi xây dựng.
Chi phí hao hụt bảo quản vật liệu tại kho, bãi: Chi phí hao hụt bảo quản vật

liệu tại kho, bãi công trường được tính theo phần trăm (%) so với giá vật liệu đến
chân công trình.
Bảng 5 :Chi phí hao hụt bảo quản
TT
Tên vật liệu
Tỷ lệ quy định (%)
Chi chú
[1]
[2]
[4]
[5]
1
Sắt thép
0,0

2
Xi măng
0,5
3
Vôi cục
3,0
4
Gỗ xây dựng
0,0
5
Cát vàng
5,0
6
Cát đen
7,5

7
Đá dăm, sỏi
0,5
8
Các loại đá khác
0,5
9
Gạch xây
0,5
10
Gạch lát
0,5
11
Ngói lợp
1,0
12
Phibrô xi măng
0,5
13
Tôn lớp tráng kẽm
0,0
14
Kính xây dựng
2,5
15
Ray, tà vẹt, dầm thép
0,0
16
Nhựa đường
0,0

17
Thuốc nổ
1,5
18
Cọc, cột điện, panel,…
0,0
19
Đường ống dẫn nước, xăng dầu
0,5
Bảng 6: Tính giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây dựng
TT
Loại
Đơn
Giá
Chi phí tại hiện trường
Giá vật
20

vật liệu
vị
tính
vật liệu
đến hiện
trường
chi
phí
bảo
quản
Chi phí
bốc

xếp
Chi phí
vận
chuyển
nội bộ
Cộng chi
phí tại
hiện
trường
liệu tại
hiện
trường
xây dựng
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
1









2








3

















Ghi chú:
- Cột [6]: = Định mức lao động bốc xếp (Bảng 3) x giá ngày công của công

nhân xây dựng hoặc theo mức giá cước xếp dỡ .
- Cột [7]: = Định mức lao động vận chuyển trong phạm vi 300m (Bảng 3) x
Tiền lương ngày công của công nhân xây dựng.
- Cột [8]: = Cột [5] + Cột [6]+cột[7]
- Cột [9]: = Cột [4] + Cột [8]
Có tài liệu dùng phương pháp tính bình quân giá gốc, bình quân chi phí vận
chuyển, dùng cước vận chuyển bình quân từ các nguồn khác nhau cho việc xác
định giá vật liệu đến hiên trường. Trong cách tính như phần trên ở tài liệu này
chúng ta tính độc lập giá vật liệu đến hiện trường từ những nguồn khác nhau, sau
đó xác định giá vật liệu đến hiên trường bằng phương pháp bình quân gia quyền
theo lượng mua từ các nguồn. Cách tính này đơn giản hơn, bớt phép tính và chính
xác hơn.
- Xác định chi phí nhân công: Chi phí nhân công được xác định theo công
thức
NC = B x g
NC

Trong đó:
+ B

: Lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc bình
quân cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng quy định trong định mức xây
dựng công trình.
21

+ g
NC
: Đơn giá nhân công của công trình tương ứng với cấp bậc công nhân,
bao gồm lương cơ bản với tổng các khoản phụ cấp lương, lương phụ được tính vào
đơn giá bằng công thức:

f = f
1
+ f
2
+f
3

Trong đó:
+ f
1
: Tổng các khoản phụ cấp lương theo đặc thù công trình.
+ f
2
: Một số khoản lương phụ tính bằng 12% lương cơ bản và một số chi phí
có thể khoản trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% lương cơ bản.
+ f
3
: Hệ số điều chỉnh đơn giá nhân công trong thị trường lao động của khu
vực.
- Xác định chi phí máy thi công: Chi phí máy thi công được xác định theo công
thức:



n
1i
MTC
i
MTC
ii

)K).(1.g(MMTC

Trong đó:
+ M
i
: Lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị chính thứ i (i=1n) tính
cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng quy định trong định mức xây dựng.
+ g
i
MTC
: Giá dự toán ca máy của loại máy, thiết bị chính thứ i (i=1n) theo
bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy.
+ K
i
MTCp
: Hệ số tính chi phí máy khác (nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị
chính quy định trong định mức xây dựng công trình của công tác xây dựng.
* Chi tiết về phương pháp xác định giá ca máy được trình bày cụ thể trong các
nội dung sau.
* Chú ý về trường hợp giá thuê máy. Tùy theo hình thức thuê máy sử dụng,
giá thuê máy để tính chi phí máy thi công trong đơn giá chỉ bao gồm những thành
phần chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng,
chi phí tiền lương thợ điều khiển máy, chi phí khác. Những khoản chi phí đơn giá
xây dựng khi sử dụng thuê máy cần được lưu ý khi lập dự toán.
2) Đơn giá chi tiết xây dựng công trình đầy đủ
Đơn giá chi tiết xây dựng công trình đầy đủ được xác định theo các bước như
trên đối với các thành phần chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công; Ngoài ra còn bao
gồm các thành phần chi phí như chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế
theo quy định.
22


1.2.2.2 Đối với đơn giá tổng hợp xây dựng công trình
1) Đối với đơn giá tổng hợp xây dựng công trình không đầy đủ
a) Nội dung: Đơn giá tổng hợp xây dựng công trình không đầy đủ thể hiện
chi phí trực tiếp cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm kết cấu xây dựng,
gồm ba chi phí thành phần là :
- Chi phí vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí máy thi công.
b) Trình tự lập:
- Bước 1: Xác định nhóm danh mục công tác xây lắp, bộ phận kết cấu cần xây
dựng đơn giá xây dựng tổng hợp của công trình đối với đơn vị tính phù hợp.
- Bước 2: Tính khối lượng xây lắp của từng loại công tác xây lắp cấu thành nên
đơn giá xây dựng tổng hợp.
- Bước 3: Áp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công đã có sẵn cho từng công
tác xây lắp trong đơn giá xây dựng chi tiết.
- Bước 4: Xác định chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công cấu thành đơn giá
xây dựng tổng hợp.
- Bước 5: Tổng hợp kết quả theo từng khoản mục chi phí trong đơn giá xây dựng
tổng hợp .
c) Cách xác định các thành phần chi phí:
Xác định chi phí vật liệu (VLi), nhân công (NCi), máy thi công (Mi) tương
ứng với khối lượng xây lắp (qi) của từng loại công tác xây lắp i cấu thành đơn giá
xây dựng tổng hợp theo công thức ( những giá trị này được xác định trong bước 4
đã nêu trên):
VL
i
= q
i
. vl

i
; NC
i
= q
i
. nc
i
; M
i
= q
i
. m
i

Xác định các khoản mục chi phí trong đơn giá xây dựng tổng hợp theo công
thức (những thành phần này đợc xác định trong bước 5 đã nêu trên):
VL =

VL
i
; NC =

NC
i
; M =

M
i

2) Đối với đơn giá tổng hợp xây dựng công trình đầy đủ

Đơn giá tổng hợp xây dựng công trình đầy đủ được xác định theo các bước như
đơn giá tổng hợp không đầy đủ đối với các thành phần chi phí vật liệu, nhân công, máy
thi công; ngoài ra còn tính thêm các thành phần chi phí như chi phí chung, thu nhập
chịu thuế tính trước, thuế theo tỉ lệ
23

3) Ưu điểm của việc sử dụng đơn giá tổng hợp xây dựng công trình
- Giảm nhẹ khối lượng đo bóc khi tính giá trị dự toán xây dựng.
- Xác định nhanh giá xây dựng các bộ phận kết cấu của công trình.
- Kết hợp được giữa đơn giá xây dựng tổng hợp và đơn giá xây dựng chi tiết khi
cùng xác định một mức giá xây dựng.
- Cùng một cách thức điều chỉnh như khi sử dụng đơn giá chi tiết xây dựng công trình.
- Dễ kiểm tra chi tiết nội dung của bộ phận kết cấu.
- Biết được tỷ lệ % hoặc mức chi phí trực tiếp cần thiết cho từng bộ phận kết cấu
- Điều chỉnh mức giá xây dựng nhanh hơn khi có thay đổi yêu cầu kỹ thuật, thiết
kế của bộ phận kết cấu và sự biến động của các yếu tố cấu thành.
1.3 Phương pháp xác định giá ca máy, giá thuê máy và thiết bị thi công xây dựng
công trình
1.3.1 Một số lý luận chung về giá ca máy, giá thuê máy công trình
1.3.1.1 Khái niệm máy và thiết bị thi công
Máy và thiết bị thi công là các loại máy và thiết bị được truyền chuyển động
bằng động cơ, chạy bằng xăng, dầu, điện, khí nén được sử dụng cho công tác xây dựng
và lắp đặt thiết bị ở các công trường xây dựng. Một số loại thiết bị không có động cơ
như rơ moóc, sà lan, nhưng tham gia vào các công tác nói trên thì cũng được coi là
máy và thiết bị thi công.
Như vậy nói máy thi công trong quá trình xác định và quản lý chi phí máy thi
công ta có thể hiểu là nói đến tất cả các loại máy và thiết bị như máy làm đất, máy
nâng chuyển, máy vận chuyển ngang, máy bơm nước, máy gia công kim loại, máy
phục vụ công tác khảo sát xây dựng, đo lường, thí nghiệm, với điều kiện là chúng
được sử dụng cho công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị ở các công trường xây dựng.

1.3.1.2 Khái niệm và vai trò của giá ca máy, giá thuê máy công trình
Giá ca máy công trình là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi
công làm việc trong một ca phù hợp với các điều kiện cụ thể của công trình.
Giá thuê máy công trình là số tiền bên thuê trả (hoặc dự kiến sẽ trả) cho bên cho
thuê theo phương thức thuê hoạt động để được quyền sử dụng máy của bên cho thuê
trong một thời gian trong quá trình thi công xây dựng công trình hoặc để thực hiện một
(hoặc một số) khối lượng công việc xây lắp nào đó của công trình.
Giá ca máy công trình, giá thuê máy công trình bao gồm nhiều nội dung chi phí.
Mỗi nội dung chi phí và mức chi phí của từng nội dung được xác định, tính toán từ
24

nhiều yếu tố như giá máy, yêu cầu kỹ thuật trong vận hành máy, điều kiện khai thác và
sử dụng máy tại công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình, Các yếu tố này
thường có mỗi quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau trong quá trình xác định giá ca
máy, giá thuê máy.
Giá ca máy công trình, giá thuê máy công trình được xác định trước khi thi công
xây dựng công trình nên trong giá ca máy, giá thuê máy đã thể hiện ảnh hưởng của yếu
tố thị trường và các yếu tố khác tác động đến giá ca máy, giá thuê máy trong thực tế thi
công xây dựng công trình.
Giá ca máy, giá thuê máy công trình cùng với mức thời gian sử dụng máy là căn
cứ để xác định chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng công trình, dự toán xây
dựng công trình và vận dụng để lập giá dự thầu, đánh giá giá dự thầu, ký kết hợp đồng
giao nhận thầu thi công xây dựng công trình.
Giá ca máy công trình và giá thuê máy công trình có vai trò đặc biệt quan trọng
trong quá trình xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình và tác động trực tiếp đến
nội dung, hiệu quả trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Giá ca máy công trình do các chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu chịu trách
nhiệm tính toán và xác định phù hợp với giá thị trường xây dựng, đảm bảo đủ chi phí
trong quá trình sử dụng máy và mang tính cạnh tranh.
Giá thuê máy công trình do hai bên thoả thuận theo nguyên tắc bên cho thuê

chào giá, bên đi thuê xem xét quyết định.
1.3.2 Phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công công trình
1.3.2.1 Trình tự xác định
Bước 1: Lập danh mục máy và thiết bị cần sử dụng để thi công xây dựng
công trình.
Lập danh mục máy của bảng giá ca máy công trình phù hợp với công nghệ
xây dựng công trình, loại công việc và số lượng công việc của công trình, thời gian
thi công công trình và các điều kiện, yêu cầu có liên quan khác của công trình.
Bước 2: Rà soát, đối chiếu danh mục máy và thiết bị cần sử dụng để thi
công xây dựng công trình với danh mục giá ca máy đã có để:
- Vận dụng giá ca máy đã có.
- Xây dựng giá ca máy thi công mới của công trình cho các máy còn lại chưa
có của công trình, cụ thể là:
+ Xác định các nội dung chi phí trong giá ca máy cho từng loại máy.
25

+ Thiết lập công thức xác định giá ca máy và công thức xác định mức
chi phí của từng nội dung chi phí trong giá ca máy của từng loại máy.
+ Xác định trị số các thông số tính giá ca máy trong các công thức của
từng loại máy.
+ Xác định mức chi phí của các nội dung chi phí trong giá ca máy cho
từng loại máy.
+ Tính giá ca máy cho từng loại máy.
Bước 3: Hướng dẫn áp dụng bảng giá ca máy công trình.
1.3.2.2 Phương pháp xác định giá ca máy mới đối với các loại máy, thiết bị chưa có
của công trình
1) Nội dung chi phí trong giá ca máy công trình
Giá ca máy công trình bao gồm các nội dung chi phí được xác định trên cơ
sở phân bổ chi phí đầu tư máy và các chi phí trong quá trình sử dụng máy tại công
trình cho một ca máy.

Trong trường hợp tổng quát, giá ca máy công trình bao gồm các nội dung chi
phí sau:
a. Chi phí khấu hao:
Chi phí khấu hao tính trong giá ca máy là phần giá trị của máy được phân bổ
vào giá ca máy nhằm thu hồi dần giá trị của máy trong quá trình sử dụng.
b. Chi phí sửa chữa:
Chi phí sửa chữa tính trong giá ca máy là các khoản chi để sửa chữa, bảo
dưỡng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động
tiêu chuẩn của máy.
c. Chi phí nhiên liệu, năng lượng:
Chi phí nhiên liệu, năng lượng tính trong giá ca máy là khoản chi về nhiên
liệu, năng lượng tạo ra động lực cho máy hoạt động (kể cả các loại nhiên liệu phụ
như dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động, nhiên liệu để điều chỉnh, ) phù hợp với thời
điểm tính và khu vực xây dựng công trình
d. Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy:
Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy tính trong giá ca máy là khoản chi về
tiền lương, các khoản lương phụ và phụ cấp lương tương ứng với thành phần, cấp
bậc của thợ (hoặc nhóm thợ) điều khiển máy theo yêu cầu kỹ thuật.

×