Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển theo phương thức FCL/ FCL ở công ty cổ phần giao nhận vận tải miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.68 KB, 68 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang bước vào thế kỉ XXI, kỉ nguyên của hội nhập và
phát triển.Sự phồn thịnh của một quốc gia phải được gắn liền với sự phát triển
chung của nền kinh tế thế giới, không một quốc gia nào tự khép mình độc lập với
nền kinh tế thế giới mà lại có thể phát triển mạnh mẽ được, đó là qui luật chung của
nền kinh tế hiện nay. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự giàu mạnh của
một quốc gia phải kể đến hoạt động kinh doanh mua bán trao đổi hàng hoá giữa các
quốc gia.
Ở nước ta trong những năm gần đây cùng với việc gia nhập WTO thì hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng.Theo thông kê sau 1 năm
gia nhập WTO tổng kim ngach xuất khẩu năm 2007 là 48,38 tỉ USD tăng 21,5% so
với năm 2006, tổng kim ngạch nhập khẩu 60,83 tỉ USD là mức kỉ lục từ trước tói
nay tăng 35,5% so với năm trước Từ khi hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh
thì quá trình vận tải giao nhận càng trở nên quan trọng.Bởi vì hoạt động ngoại
thương chỉ có thể diễn ra khi hàng hoá được vận chuyển từ nước này sang nước
khác và thực hiên công tác giao nhận hàng hoá vận chuyển đó.Nhờ có hoạt động
vận tải giao nhận hàng hoá mà sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng một
cách nhanh chóng hơn.Việc giao nhận hàng hoá càng đuợc thục hiện tốt sẽ góp
phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.Nhận thức được tầm quan trọng của công
tác giao nhận trong buôn bán Quốc tế cùng với những kiến thức được học ở trường
kết hợp với thời gian tiếp xúc tìm hiểu tại công ty VINATRANS ĐÀ NẴNG em
quyết định chọn đề tài :”HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN THEO PHƯƠNG THỨC FCL/FCL Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI MIỀN TRUNG
(VINATRANS ĐÀ NẴNG)”
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIAO NHẬN
HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Khái quát chung về giao nhận hàng hoá Xuất Nhập Khẩu


1.1.1 Hoạt động giao nhận và người giao nhận
Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người bán và người mua thường ở
cách xa nhau. Việc di chuyển hàng hoá này là do người vận tải đảm nhận, đây là
khâu nghiệp vụ rất quan trọng thiếu nó thì coi như hợp đồng mua bán không thể
thực hiện được. Để cho quá trình vận tải được Bắt Đầu - Tiếp Tục - Kết Thúc, tức
là hàng hoá đến tay người mua, ta cần phải thực hiện một loạt các công việc khác
liên quan đến quá trình vận chuyển như đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ
chức xếp/dỡ, giao hàng cho người nhận ở nơi đến...Tất cả các công việc này được
gọi là giao nhận vận tải hàng hoá (hay còn gọi tắt là giao nhận).
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) về
dịch vụ giao nhận dược định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào có liên quan đến
vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng
như dịch vụ tư vấn có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài
chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.
Theo Luật thương mại Việt Nam, dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá từ người gửi, tổ chức
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên
quan để giao nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người
làm dịch vụ giao nhận khác.
Hay nói cách khác: Giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ có liên quan đến quá
trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng đến nơi nhận
hàng.
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là “Người giao nhận - Forwarder
Freight Forwarder - Forwarding Agent“. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ
tàu, công ty xếp dở hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một
người nào khác có đăng kí dịch vụ giao nhận hàng.
Người giao nhận phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
Biết kết hợp giữa nhiều phuơng thức vận tải khác nhau.

Biết vận dụng tối đa dung tích, trọng tải của các công cụ vận tải nhờ dịch vụ
gom hàng.
Biết kết hợp giữa vận tải - giao nhận - xuất nhập khẩu và liên hệ tốt với các
tổ chức có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá như Hải Quan, đại lý tàu,
Bảo hiểm, Ga, Cảng...
Người giao nhận còn tạo điều kiện cho người kinh doanh xuất nhập khẩu
hoạt động có hiệu quả nhờ vào dich vụ giao nhận của mình.
Nhà xuất nhập khẩu có thể sứ dụng kho bãi của người giao nhận hay của
người giao nhận đi thuê từ đó giảm được chi phí xây dựng kho bãi.
Nhà xuất khẩu giảm được các chi phi quản lý hành chính, bộ máy tổ chức
đơn giản, có điều kiện tập chung vào kinh doanh xuất nhập khẩu
1.1.2 Các tổ chức giao nhận và người giao nhận
1.1.2.1. Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận- FIATA (Fédération
Internationale des Associatión de transitaires et Assimiles)
Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận(FIATA) thành lập năm 1926 là tổ
chức giao nhận vận tải lớn nhất thế giới. FIATA là một tổ chức phi chính trị, tự
nguyện, là đại diện của 35.000 công ty giao nhận ở 130 nước trên thế giới. Thành
viên của FIATA là hội viên chính thức và hội viên hợp tác. Hội viên chính thức là
Liên đoàn giao nhận của các nước, còn Hội viên hợp tác là các công ty giao nhận
riêng lẻ.
FIATA được thừa nhận của các cơ quan Liên hiệp quốc như Hội đòng kinh
tế xã hội LHQ (ECOSOC), Uỷ ban Châu Âu của Liên hiệp quốc (ECE), ESCAP...
Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và tăng cường lợi ích của người Giao
nhận trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận, liên kết nghề
nghiệp, tuyên truyền dịch vụ giao nhận, vận tải; xúc tiến quá trình đơn giản hoá và
thống nhất chứng từ và các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nhằm cải tiến chất lượng
dịch vụ của hội viên; đào tạo nghiệp vụ ở trình độ quốc tế, tăng cường các quan hệ
phối hợp giữa các tổ chức Giao nhận với chủ hàng và người chuyên chở.
Hiện nay nhiều công ty giao nhận của Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của FIATA.

1.1.2.2 Các Cty Giao nhận quốc tế ở Việt nam.
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
Những năm 1960, các tổ chức giao nhận quốc tế ở Việt nam mang tính chất
phân tán. Các đơn vị xuất nhập khẩu tự đảm nhận việc tổ chức chuyên chở hàng hóa
của mình, vì vậy các công ty xuất nhập khẩu đã thành lập riêng phòng Kho vận chi
nhánh xuất nhập khẩu. Trạm giao nhận ở các cảng, ga liên vận đường sắt
Để tập trung đầu mối quản lý chuyên môn hóa khâu vận tải giao nhận, năm
1970 Bộ ngoại thương (nay là Bộ thương mại) đã thành lập hai tổ chức giao nhận:
- Cục kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận Ngoại thương, trụ sở tại Hải
Phòng
- Công ty giao nhận đường bộ, trụ sở tại Hà nội
- Năm 1976, Bộ thương mại đã sát nhập hai tổ chức trên để thành lập một
Công ty giao nhận thống nhất là Tổng công ty Giao nhận và Kho vận Ngoại thương
(Vietrans).
- Trong thời kỳ bao cấp Vietrans là cơ quan duy nhất được phép giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở ủy thác của các đơn vị xuất nhập khẩu.
Những năm gần đây nền kinh tế nước ta chuyển dần sang nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
không còn do Vietrans độc quyền nữa mà do nhiều cơ quan, công ty khác tham gia,
trong đó nhiều chủ hàng ngoại thương tự giao nhận lấy mà không ủy thác cho
Vietrans.
- Các công ty đang cung cấp dịch vụ giao nhận hiện nay là:
- Công ty giao nhận kho vận kho vận ngoại thương
- Công ty vận tải và thuê tàu
- Công ty container Việtnam
- Công ty đại lý vận tải quốc tế
- Công ty thương mại dịch vụ và kho vận ngoại thương
- Công ty thương mại và dịch vụ hàng hải Tramaco
- Gematrans……..

Việt nam đã thành lập hiệp hội giao nhận (VIFFAS) đại diện quyền lợi của những
công ty giao nhận nói trên.
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
1.1.3 Phạm vi dịch vụ giao nhận
Phạm vi của dịch vụ Giao nhận là nội dung cơ bản của dịch vụ Giao nhận,
kho vận. Trừ khi bản thân người gởi hàng (hoặc người nhận hàng) muốn tham gia
vào bất kỳ một khâu hay thủ tục nào, chứng từ nào đó, thông thường người giao
nhận thay mặt người gởi hàng (hoặc người nhận hàng) lo liệu quá trình vận chuyển
hàng hoá qua các công đoạn cho đến tay người nhận hàng cuối cùng. Người Giao
nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý, hoặc thuê
dịch vụ của người thứ ba khác.
Những dịch vụ mà người Giao nhận thường tiến hành là:
- Chuẩn bị hàng hoá để chuyên chở.
- Tổ chức chuyên chở hàng hoá trong phạm vi Ga, Cảng
- Tổ chức xếp dỡ hàng hoá
- Làm tư vấn cho chủ hàng trong lĩnh vực chuyên chở hàng hoá.
- Ký hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước
- Làm thủ tục gửi, nhận hàng
- Làm thủ tục Hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá
- Lập các chứng từ cho việc gửi, nhận hàng và thanh toán
- Thanh toán, thu đổi ngoại tệ
- Nhận hàng từ chủ hàng giao cho người chuyên chở và giao cho người nhận
hàng.
- Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận hàng
- Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và
người chuyên chở thích hợp
- Đóng gói bao bì, phân loại và tái chế hàng hoá
- Lưu kho bảo quản hàng hoá

- Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho bãi...
- Thông báo tổn thất với người chuyên chở
- Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại và đòi bồi thường
Ngoài ra người kinh doanh dịch vụ giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc
biệt theo yêu cầu của chủ hàng như vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình
xây dựng lớn, vận chuyển quần áo may mặc sẵn từ các Container đến thẳng các cửa
hàng, hay vận chuyển ra nước ngoài để tham gia dự hội chợ, triển lãm... Đặc biệt
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
trong những năm gần đây, người Giao nhận thường cung cấp dịch vụ vận tải đa
phương thức (VTĐPT), đóng vai trò MTO và phát hành cả chứng từ vận tải.
1.1.4 Vai trò người giao nhận trong thương mại quốc tế
1.1.4.1. "Môi giới Hải quan":
Thuở ban đầu, người Giao nhận chỉ hoạt động trong nước. Nhiệm vụ của
người Giao nhận lúc bấy giờ làm thủ tục Hải quan đối với hàng nhập khẩu như một
Môi giới Hải quan. Sau đó người Giao nhận mở rộng hoạt động phục vụ cả hàng
xuất khẩu và dành chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu
theo sự uỷ thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tuỳ thuộc vào hợp đồng
mua bán. Trên cơ sở được Nhà nước cho phép, người Giao nhận thay mặt người
xuất khẩu, người nhập khẩu để khai báo và làm thủ tục Hải quan như một môi giới
Hải quan.
Theo tập quán xuất khẩu hàng hoá theo điều kiện FOB thì chức năng của
người Giao nhận được gọi là “FOB người Giao nhận” (FOB Freight Forwarding). Ơ
các nước như Pháp, Mỹ hoạt động của người Giao nhận yêu cầu phải có giấy phép
làm môi giới Hải quan.
1.1.4.2. "Đại lý" (Agent)”:
Trước đây người Giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên
chở. Người Giao nhận chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người
chuyên chở như là một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng.
Người Giao nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ ngưòi chuyên chở để thực hiện

các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục Hải
quan... trên cơ sở của hợp đồng uỷ thác.
1.1.4.3. " Người gom hàng":
Ở Châu Âu, từ lâu người Giao nhận đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục
vụ cho vận tải đường sắt. Đặc biệt trong vận tải hàng hoá bằng Container, dịch vụ
gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ(LCL) thành hàng
nguyên(FCL) để tận dụng sức chở, sức chứa của Container và giảm cước phí vận
chuyển. Khi là người gom hàng, người Giao nhận có thể đóng vai trò là người vận
tải hoặc chỉ là đại lý.
1.1.4.4. " Người chuyên chở":
Ngày nay trong nhiều trường hợp người Giao nhận đóng vai trò là người
chuyên chở, tức là người Giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận chuyển với chủ
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến một nơi khác.
Người Giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở theo hợp đồng (Contracting
Carrier), nếu người Giao nhận ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở. Nếu
người Giao nhận trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế
(Performing Carrier).
1.1.4.5 "Lưu kho hàng hoá, lo liệu chuyển tải và gửi tiếp hàng hoá":
Trong trường hợp phải lưu kho hàng hoá trước khi xuất hoặc sau khi nhập
khẩu, người Giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hoặc thuê của
một người khác và phân phối hàng nếu cần.
Khi hàng hoá phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người Giao
nhận sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hoá từ phương tiện
vận tải này sang phương tiện vận tải khác, hoặc giao hàng đến tay người nhận.
1.1.4.6. "Người kinh doanh vận tải đa phương thức"(MTO):
Trong trường hợp người Giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt (hoặc
còn gọi là vận tải từ cửa đến cửa) thì người Giao nhận đã đóng vai trò là người kinh
doanh vận tải đa phương thức (MTO). MTO cũng là người chuyên chở và chịu

trách nhiệm đối với hàng hoá trước chủ hàng.
Người Giao nhận còn được coi là “Kiến trúc sư của vận tải” (Architect of
Transport), vì người Giao nhận có khả năng tổ chức quá trình vận tải một cách tốt
nhất và tiết kiệm nhất.
1.1.5 Quyền hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận
1.1.5.1. Khi người giao nhận là đại lý
Người giao nhận hoạt động với danh nghĩa đại lý phải chịu trách nhiệm do
lỗi của bản thân mình hay lỗi của người làm thuê cho mình
Ví dụ:
- Giao hàng trái với chỉ dẫn
- Quên mua bảo hiểm mặc dù đã có chỉ thị
- Lỗi lầm khi làm thủ tục hải quan
- Gửi hàng sai địa chỉ,chở hàng sai đến nơi qui định
- Tái xuất không làm thủ tục xin hoàn lại thuế ……
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
Người giao nhận cũng bị bên thứ ba khiếu nại về bất cứ hư hỏng hay mất mát hàng
hoá hay tổn hại cá nhân mà anh ta gây cho họ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên ngời giao nhận thường không nhận trách nhiệm về mình những hành vi
hay sơ suất của bên thứ ba như: người chuyên chở, người nhận lại dịch vụ giao
nhận... miễn là anh ta đã biểu hiện đầy đủ sự quan tâm chu đáo trong việc lựa chọn
bên thứ ba đó.
Điều đó được thể hiện qua điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn (Standard
Trading Condition) khi người giao nhận hoạt động với tư cách là đại lý trong việc
thực hiện chức năng truyền thống của mình như: lưu cước, lo vận chuyển và khai
báo Hải quan...
1.1.5.2 Khi Người giao nhận là người uỷ thác
Là người uỷ thác, người giao nhận là một bên ký hợp đồng độc lập nhận
trách nhiệm với danh nghĩa của mình thực hiện dịch vụ do khách hàng yêu cầu.Anh
ta chịu trách nhiệm về những hành vi sơ suất của người chuyên chở và người nhận

lại dịch vụ giao nhận... mà anh ta sử dụng để thực hiện hợp đồng. Nói chung anh ta
thương lượng giá dịch vụ với khách hàng chứ không phải là nhận lại hoa hồng. Ví
dụ: Khi người giao nhận gom hàng, làm dịch vụ vận tải đa phương thức hay khi anh
ta đảm nhận vận tải hộ và tự vận chuyển hàng hoá thì đó là anh ta đảm nhận vai trò
của người uỷ thác. Là người uỷ thác trách nhiệm đối với bên thứ ba, quyền hạn về
giới hạn trách nhiệm và quyền thực hiện việc giữ hàng cũng giống như khi anh ta
đóng vai trò làm đại lý
Khi người giao nhận đảm nhận vai trò của người uỷ thác để làm dịch vụ vận
tải đa phương thức thì điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nói chung không áp dụng.
Vì không có công ước quốc tế được áp dụng nên hợp đồng vận tải liên hợp
thường do những qui tắc của Phòng thương mại quốc tế điều chỉnh gọi là:”những
qui tắc thống nhất của ICC về một chứng từ thống nhất trong vận tải liên hợp”
Tuy nhiên nếu người giao nhận không chịu trách nhiệm và những hư hỏng
mất mát của hàng hoá phát sinh từ những trờng hợp sau đây:
- Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ thác.
- Khách hàng đóng gói và kẻ ký mã hiệu không phù hợp.
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá.
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường
hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình
(Performing carrier) mà còn trong trường hợp anh ta bằng việc phát hành chứng từ
vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên
chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp
các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối...
thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm nhiệm người chuyên chở nếu ngời Giao
nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện và người cuả mình, hoặc người
giao nhận đã cam kết rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người
chuyên chở.
1.1.6 Quan hệ của người giao nhận với các bên có liên quan

1.1.6.1. Chính Phủ và các nhà đương cục khác
Trong lĩnh vực cơ quan, công sở, người giao nhận phải giao dịch với những
cơ quan sau:
• Cơ quan Hải quan để khai báo hải quan
• Cơ quan Cảng để làm thủ tục thông cảng
• Ngân hàng T. Ư để được phép kết hối, ngoài ra Ngân hàng là đơn vị đứng ra
bảo lãnh sẽ trả tiền cho người xuất khẩu và thực hiện thanh toán tiền hàng
cho người xuất khẩu.
• Bộ y tế, Bộ khoa học công nghệ và môi trường, Bộ văn hoá thông tin... để
xin giấy phép (nếu cần tuỳ theo từng mặt hàng)
• Cơ quan Lãnh sự để xin giấy chứng nhận xuất xứ
• Cơ quan kiểm soát xuất nhập khẩu
• Cơ quan cấp giấy vận tải
1.1.6.2 Các bên tư nhân
Trong lĩnh vực tư nhân, người giao nhận phải giao dịch với các bên:
- Người chuyên chở hay các đaị lý khác như :
+ Chủ tàu
+ Người kinh dooanh vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không
+ Ngưòi kinh doanh vận tải thuỷ về mặt sắp xếp lịch trình và vận chuyển,
lưu cước.
- Người giữ kho để lưu kho hàng hoá
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
- Người bảo hiểm để bảo hiểm cho hàng hoá
- Tổ chức đóng gói bao bì để đóng gói hàng hoá
- Ngân hàng thương mại để thực hiện tín dụng chứng từ
QUAN HỆ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN
1.2 Qui trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng NK theo phương
thức nguyên container tại công ty giao nhận
1.2.1 Phương thức gửi hàng FCL bằng đường biển

1.2.1.1 Khái niệm
Phương thức gửi hàng nguyên bằng container FCL/FCL : là phương thức mà
hàng được gửi cho người chuyên chở trong điều kiện đầy container và được sử
dụng khi chủ hàng có khối lượng hàng chuyên chở lớn đủ để có thể chứa 1 hoặc
nhiều container.
1.2.1.2 Phân loại
Tuỳ vào vai trò của công ty giao nhận như đã trình bày ở trên thì có các
phương thức gửi hàng FCL/FCL khác nhau
1.2.1.2.1 Gửi hàng FCL qua người vận chuyển thực tế
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chính phủ và các nhà đương cục khác
Kiểm soát xuất nhập khẩu. Giám sát ngoại hối
vận tải, cấp giấy phép y tế, cơ quan lãnh sự
Cơ quan Hải quan
NGƯỜI GIAO
NHẬN
 Người chuyên chở và
các đại lý khác
 Chủ tàu
 Người kinh doanh vận
tải đường bộ, đường sắt,
đường không.
 Người kinh doanh vận
tải nội thủy
 Người giữ kho
 Tổ chức đóng gói
 Đại lý
 Ngân hàng
Cơ quan cảng
Người gửi,

người nhận
Người bảo hiểm
hàng hóa
Người bảo hiểm trách nhiệm
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
a. Qui trình
Nội dung thực hiện
(1) Người gửi và người vận chuyển thực tế kí kết hợp đồng vân tải
(2) Người gửi giao các cont nguyên cho người vận chuyển
(3) Người vân chuyển phát hành B/L cho người gửi
(4) Người gửi chuyển B/L cho người nhận ở cảng đến
(5) Người nhận xuất trình B/L và các chứng từ có liên quan cho
hãng tàu
(6) Người vận chuyển giao những cont nguyên cho người nhận ở
cảng đến
b. Trách nhiệm các bên
• Người gửi:
o Mượn hoặc chiu chi phí thuê cont rỗng về kho đóng hàng
o Đóng hàng vào cont với điều kiện đảm bảo sự an toàn
o Mời hải quan về kho để kiểm hoá và niêm phong kẹp chì
o Đưa cont lên phương tiện vận chuyển ,giao cho người chuyên
chở tại CY
• Người chuyên chở
o Nhận cont nguyên ở CY và cấp phát vận đơn cho người gửi
o Dịch chuyển và bốc cont có hàng lên tàu hoặc phương tiện vận
chuyển
o Vận chuyển cont đến nơi đến tại đó dở cont xuống để giao tại
CY
• Người nhận
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1

Người gửi Người vận
chuyển
Người nhận
(1)
(2)
(3)
(5)
(6)
(4)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
o Làm thủ tục hải quan + xuất trình chứng từ để nhận hàng tại
CY
o Mang cont có hàng về kho mình để tháo hàng
o Hoàn trả cont cho người cho thuê cont
1.2.1.1 Gửi hàng FCL qua công ty giao nhận
1.2.1.1.1 Khi công ty giao nhận đóng vai trò là 1 MTO
a. Qui trình
b. Nội dung thực hiện
(1) Người gửi và công ty giao nhận kí kết Hợp đồng uỷ thác
(2) Người gửi giao những cont nguyên cho công ty giao nhận
(3) Công ty giao nhận phát hành B/L(1) cho người gửi
(4) Công ty giao nhận gửi những cont nguyên cho người vận chuyển thực
tế
(5) Người vận chuyển thực tế phát hành B/L gốc cho người giao nhận
(6) Công ty giao nhận chuyển B/L gốc cho đại lý của công ty giao nhận ở
cảng đến
(7) Đại lý của công ty giao nhận ở cảng đến mang B/L gốc và các chứng
từ có liên quan đến hãng tàu
(8) Hãng tàu xem xét ,kiểm tra và giao những cont nguyên cho đại lý của
công ty giao nhận ở cảng đến tại CY

(9) Người gửi gửi B/L(1) + các chứng từ có liên quan đến hàng hoá cho
người nhận thực tế ở cảng đến
(10) Người nhận thực tế xuất trình B/L(1) và các chứng từ có liên quan
đến đại lý của công ty giao nhận để nhận hàng
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Công ty
giao nhận
(1)
(2)
Người
gửi
hàng
(3)
(4)
(5)
Người
vận
chuyển
thực tế
(7)
(8)
(10)
(11)
Đại lý
cty giao
nhận ở
nước
ngoài
Người
nhận

hàng
thực tế
(6)
(9)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
(11) Đại lý của công ty giao nhận kiểm tra và giao những cont nguyên cho
người nhận thực tế
2.1.2 Qui trình cung ứng dịch vụ giao nhận hang NK bằng đường biển theo
phương thức FCL/FCL tại công ty vận tải giao nhận
1.2.2.1 Qui trình
1.2.2.2 Nội dung thực hiện
a. Bước 1 : Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng : có 2 trường hợp
TH1: Khách hàng là các nhà nhập khẩu trong nước uỷ thác cho công
ty giao nhận tiến hành nhận lô hàng Nhập khẩu
TH2: Khách hàng là những công ty giao nhận, hoặc hàng tàu ở nước
ngoài làm hợp đồng đại lý với công ty giao nhận ở cảng đến ,yêu cầu theo
dõi lô hàng Nhập khẩu về đến cảng và tiến hành các thủ tục cho người nhận
hàng thực tế nhận hàng
Nếu Không thể đáp ứng được yêu cầu khách hàng thì từ chối
Nếu đồng ý thì tiến đến kí kết Hợp Đồng.Sau khi đã kí kết Hợp đồng thì chuyển
sang bước 2
b. Bước 2 : Tổ chức nhận hàng nhập khẩu
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Tiếp nhận yêu cầu của
khách hàng
Tổ chức nhận hàng nhập
khẩu
Giải quyết khiếu nại
(nếu có)
Thanh lý Hợp đồng

Từ chối
Kí kết Hợp đồng
Đồng ý
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
Cho dù nếu khách hàng là nhà nhập khẩu trong nước hay là các công
ty giao nhận quốc tế thì công ty giao nhận vẫn phải thực hiện một trong các
công việc sau:
• Khai thuê thủ tục hải quan
• Hoàn thành bộ chứng từ để nhận hàng Nhập khẩu
• Nhận hàng tại CY
• Dở hàng khỏi cảng ,vận chuyển và giao hàng cho khách hàng
c. Bước 3 : Thanh lý hợp đồng
• Thanh toán các chi phí liên quan đến giao nhận như chí phí lưu
kho,lưu bãi,bốc xếp,vận chuyển ….
• Thanh toán tiền thưởng phạt xếp dở nếu có
• Theo dõi kết quả nhận hàng của người nhận, giải quyết khiếu nại về
hàng hoá nếu có
d. Bước 4 : Giải quyết các khiếu nại về tổn thất hàng hoá
o lập các chứng từ pháp lý ban đầu để bảo vệ quyền lợi của
chủ hàng như Biển bản kiểm tra nội bộ ,thư dự kháng,Biên bản hư hỏng đổ
vỡ, giấy chứng nhận nhận hàng thừa thiếu so với được khai
o Mời các tổ chức giám định có uy tín,tiến hành giấm định
toàn bộ lô hàng, mục đích xác định rõ số lượng hàng hoá bị tổn thất cụ thể
của toàn bộ lô hàng để làm cơ sở cho việc khiếu nại đòi bồi thường.Nội dung
phải cụ thể chính xác và phải nêu rõ tình trạng,mức độ của tổn thất.Chứng từ
này sẽ được cơ quan giám định cấp ngay sau khi giám định xong trong vòng
không quá 30 ngay kể từ ngày có yêu cầu giám định
1.3 Các chứng từ giao nhận
1.3.1 Bảng lược khai hàng hoá ( Cargo manifest): là bản liệt kê tóm tắt về
hàng hóa được chuyên chở . Được dùng để:

- Làm giấy thông báo cho người nhận hàng biết về những hàng hóa xếp lên
tàu.
- Làm chứng từ để khai báo hải quan
- Làm cơ sở để thanh toán các chi phí có liên quan đến hàng hóa
- Làm căn cứ để đối chiếu so sánh với B/L về chi tiết hàng hóa.
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
1.3.2 Vận đơn ( B/L) : là một chứng từ vận tải là mà ngưòi chuyên chở hàng hóa
hay đại diện của họ ký phát cho người gửi hàng sau khi nhận hàng để chuyên chở.
Theo thông lệ quốc tế, vận đơn có chức năng chủ yếu là:
- Làm bằng chứng cho hợp đồng vận tải
- Là biên lai xác nhận người gửi hàng đã giao hàng cho người chuyên chở
- Là chứng từ sở hữu cho phép hàng hóa có thể chuyển từ người gửi hàng
sang người nhận hàng hay người nào khác được quyền nhận hàng
1.3.3 Lệnh giao hàng ( D/O):
Lệnh giao hàng là chứng từ do hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu cấp cho
người nhận hàng để yêu cầu cảng giao hàng cho người nhận
1.3.4 Giấy báo nhận hàng
Giấy báo nhận hàng có tác dụng báo cho chủ hàng biết hàng hóa của họ đã
về đến nơi và yêu cầu họ khẩn trương làm các thủ tục, giấy tờ đến đại lý nhận lệnh
giao hàng
1.3.5 Lệnh xuất kho
- Là chứng từ pháp lý để chủ hàng nội địa lấy hàng ở cảng hay gửi hàng vào
kho bãi cảng, đồng thời làm căn cứ để thanh toán cước phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi.
- Là chứng từ gốc để kết toán kho hàng ngày ghi xuất hay nhập vào thẻ kho,
sổ kho
- Là căn cứ để theo dõi tình hình thực hiện lệnh xuất kho hay giao thẳng và
lệnh nhập kho
1.3.6 Phiếu vận chuyển
- Là chứng từ giao nhận giữa người giao nhận với người vận chuyển, giữa

người vận chuyển và người nhận hàng
- Là chứng từ từ tàu nhập kho và căn cứ để xác minh trách nhiệm khi có
hàng hóa thừa thiếu hay chênh lệch, đổ vỡ
- Là căn cứ tính khối lượng vận chuyển và là cơ sở để thanh toán tiền vận
chuyển trả lái xe.
1.3.7 Biên bản kết toán nhận hang với tàu
Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng nhập khẩu từ tàu biển lên bờ, cảng phải
cùng với thuyền trưởng ký kết một biên bản xác nhận sô ỳ lượng kiện hàng đã giao
và nhận, biên bản này gọi là biên bản kết toán nhận hàng với tàu. Chứng từ này
được lập ra trên cơ sở dữ liệu của tàu và của cảng. Nó có chữ ký của đại diện phòng
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
kho hàng bên cạnh chữ ký xác nhận của thuyền trưởng. Nó cũng là một trong những
căn cứ để khiếu nại hãng tàu hay người bán nước ngoài. Đồng thời nó cũng là căn
cứ để cảng giao nhận hàng nhập khẩu với các đơn vị đặt hàng nhập khẩu.
1.3.8 Biên bản thừa thiếu
Khi hoàn thành việc dỡ hàng nhập khẩu, nếu phát hiện thấy thiếu hàng, cảng
căn cứ vào biên bản kết toán nhận hàng với tàu để làm biên bản thừa, thiếu hàng
nhằm xác nhận việc thừa, thiếu hàng. Nó có tác dụng làm chứng cứ để khiếu nại
hãng tàu về trách nhiệm bảo quản của tàu đối với số lượng hàng hóa đã nhận để
chuyên chở.
1.3.9 Chứng nhận hư hỏng
Trong quá trình làm hàng, nếu phát hiện thấy hàng hóa bị hư hỏng, đổ vỡ,
cảng và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đó của hàng hóa. Đối với
người nhận hàng chứng từ này có giá trị chứng cứ rõ rệt để khiếu nại hãng tàu về
trách nhiệm chăm sóc hàng hóa trong quá trình chuyên chở. Đối với cảng, chứng từ
này có tác dụng phân rõ ranh giới trách nhiệm về pháp lý giữa cảng với tàu trong
việc bảo quản, sắp xếp hàng hóa. Tuy nhiên thông thường, chỉ trong trường hợp tổn
thất bên ngoài và dễ thấy, người ta mới lập được chứng từ này.
1.3.10 Hoá đơn thương mại

Sau khi giao hàng xuât khẩu người xuất khẩu phải chuẩn bị một bộ hoá đơn
thương mại đó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã
ghi trên hoá đơn
1.3.11 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin –C/O)
Giấy chứng nhận xuất sứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người
xuất khẩu kê khai ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người
xuất khẩu xác nhận .
Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tuỳ theo chính sách của nhà
nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế.Nó cũng cần thiết cho việc theo dõi
thực hiện chế độ hạn ngạch. Đồng thời trong chừng mực nhất định, nó ói lên phẩm
chất của hàng hoá bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất có ảnh hưởng
đến hàng hóa.
1.3.12 Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Vaterinary certificate)
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
Do cơ quan thú y cấp khi hàng hoá là động vật ( súc vật, cầm thú) hoặc có nguồn
gốc động vật ( lông cừu, lông thú, len ,trứng…) hoặc khi bao bì của chúng có
nguồn gốc động vật đã được kiểm tra và xử lý chống các dịch bệnh
1.3.13 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate)
Do cơ quan bảo vệ thực vật cấp khi hàng hoá là thực vật,thảo mộc, hoặc có
nguồn gốc thực vật ( hạt giống, bong, thuốc lá ….. ) đã được kiểm tra và xử lý
chống các dịch bệnh, nấm độc, cỏ dại là đối tượng kiểm dịch
Trong các giấy chứng nhận kiểm dịch trên các cơ quan có thẩm quyền xác
nhận rằng ngoài việc đã kiểm tra và xử lý về dịch bệnh- đối tượng kiểm dịch, chúng
còn xuất phát từ vùng an toàn về dịch bệnh
1.3.14 Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)
Do cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra phẩm chất hàng hoá hoặc về y tế cấp
cho chủ hàng, sau khi đã kiểm tra hàng hoá ( là thực phẩm, đồ uống , đồ hộp….) và
thấy trong đó không có vi trùng gây bệnh cho người dùng
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH
KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ TÌNH TRẠNG VỀ
QUI TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG NHẬP
KHẨU ĐƯỜNG BIỂN THEO PHƯƠNG THỨC
FCL/FCL TẠI VINATRANS ĐÀ NẴNG
2.1 Tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty
1.1.1 Tổng quan về công ty
1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty kho vận miền Trung (CENTRANS) Trực thuộc bộ thương mại, địa
chỉ 184 Trần Phú Đà Nẵng, do co nhiều khó khăn trong kinh doanh và phát triển
nên ngày 05/9/1996 Bộ trưởng Bộ Thương Mại đã quyết định chuyển thành chi
nhánh công ty giao nhận kho vận ngoại thương TP Hồ Chí Minh tại Đà Nẵng
(VINATRANS DANANG).
Năm 2002, VINATRANS DANANG đã triển khai thực hiện cổ phần hóa
Doanh Nghiệp Nhà Nước theo Nghị Định 44/1998/NĐ-CP của Chính Phủ. Với sự
chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể của lãnh đạo Công Ty Giao nhận kho vận Ngoại
thương TP Hồ Chí Minh, Đơn vị đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông sáng
lập công ty Cổ phần Giao nhận vận tải miền Trung vào cuối tháng 7 năm 2002 và
Công ty giao nhận vận tải miền trung (VINATRANS DANANG) chính thức đi vào
hoat động bắt đầu từ ngày 01/9/2002.
Tên công ty : Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Miền Trung
Tên giao dịch : VINARANS ĐÀ NẴNG
Điện thoại : (0511) 821240-872106
Fax : 84-051-821310
Trụ sở đặt tại : 184 Trần Phú, Đà Nẵng
2.1.1.2 Tình hình tổ chức kinh doanh
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
2.1.1.2.1 Bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ bộ máy quản lý
2.1.1.2.2 Mối quan hệ giữa các phòng ban
a. Chức năng , nhiệm vụ của các bộ phận
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan lãnh đạo cao nhất, mỗi năm họp ít nhất
một lần để thông qua các quyết định quan trọng nhất của công ty.
Hội đồng quản trị: Do hội đồng quản trị bầu ra, chịu trách nhiệm xây dựng
các kế hoạch kinh doanh mang tính chiến lược tổng quát và đảm bảo các kế hoạch
đó được thực hiện thông qua ban giám đốc.
Ban kiểm soát: Cũng là cơ quan do hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt Đại
hội đồng cổ đông kiểm tra, giám sát, theo dõi hoạt động của Hội đồng quản trị và
Ban giám đốc
Giám đốc: Điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
GIÁM ĐỐC
Phòng Kế toán T.Hợp
Bộ phận Bộ phận
Kế toán H.chính
Phòng Vận
Tải ĐBiển
Phòng
Hàng
không
Phòng
Gom hàng
Phòng DHL
VP đại diện Kho, bãi cont
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
Phòng Vận Tải Đường biển: Chức năng chính của phòng là làm đại lý cho
3 hãng tàu: Hãng tàu Hapag-Lloyd (Đức), Zim-Lines (Israel). Ngòai ra phòng còn
làm đại lý giao nhận hàng Container bằng đường biển, làm đại lý thủ tục cho các tàu

cập cảng, rời cảng Đà nẵng và đảm nhiệm thêm một số dịch vụ nhằm tạo quy trình
công việc khép kín như: Dịch vụ khai thuê hải quan cho hàng xuất nhập khẩu bằng
đường biển, dịch vụ vận chuyển hàng Container bằng đường bộ, mua bảo hiểm
hàng hóa, thuê giám định...
Phòng DHL : Chuyên cung cấp các dịch vụ chuyển phát nhanh (Expre
Wordwide) các bộ chứng từ (cons), tài liệu, hàng mẫu đi toàn thế giới. Với phương
thức từ “bàn đến bàn”, DHL Expre Wordwide sẽ đảm trách toàn bộ các cung đoạn
từ: Nhận- chuyển- phát hàng, kể cả các thủ tục hành chính Hải quan.
Phòng hàng không : Chức năng chính là Giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đường hàng không, ngoài ra phòng còn đảm nhận thêm một số dịch vụ
như khai thuê hải quan, bảo hiểm, vận chuyển nội địa ...
Phòng Gom hàng lẻ LCL: Đây là phòng được thành lập vào tháng 8 năm
2000. Chức năng chính của phòng là gom nhiều lô hàng lẻ của các chủ hàng khác
nhau và xếp chung vào container để vận chuyển đi nước ngòai, đóng gói hàng hoá,
khai thuê hải quan, tư vấn khách hàng...
Phòng Kế tóan - tổng hợp: Phòng kế toán tổng hợp nắm mọi hoạt động thống kê
kế toán tài chính của công ty. Tổ chức tốt công tác ghi chép, phản ánh đúng và đủ
thường xuyên, kịp thời các hoạt động tài chính của công ty. Tham mưu cho giám
đốc sử dụng các nguồn vốn và huy động vốn đạt hiệu quả cao, kiểm tra và thực hiện
các chế độ chính sách về tài chính, quản lý, tổ chức và sử dụng lao động hợp lý.
Phòng này bao gồm hai bộ phận là bộ phận kế toán và bộ phận hành chính.
Bộ phận Kho, Bãi Container: Chức năng Lưu giữ, bảo quản hàng hóa
trong kho và vỏ container rỗng của các hàng tàu; nhập container và giao container
theo lệnh của phòng đường biển.
Các văn phòng đại diện: Tại Huế, Qui nhơn và Nha trang. Có nhiệm vụ hổ
trợ và thực hiện tất cả các chỉ dẫn của Giám đốc và các phòng ban trong công ty về
tất cả các dịch vụ mà công ty có thể khai thác được. Hàng tháng có báo cáo cụ thể
bằng văn bản cho các phòng nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh của mình.
b. Mối quan hệ giữa các phòng ban
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ như trên nên việc giữ thông tin liên lạc giữa các
phòng ban rất kịp thời. Với bốn phòng nghiệp vụ chính là Phòng vận tải đường
biển, Phòng hàng không, phòng DHL, Phòng gom hàng nhằm mục đích phân chia
và chuyên sâu các mảng công việc về Giao nhận hàng không, hàng đường biển,
hàng lẻ, nhưng việc phối hợp giữa các phòng ban cũng diễn ra tương đối nhịp nhàng
và có hiệu quả, ví dụ: Nhân viên sales của phòng vận tải đường biển tiếp xúc với
khách hàng để chào dịch vụ nhưng lại phát hiện ở khách hàng nhu cầu vận chuyển
hàng bằng đường hàng không lập tức nhân viên này thông báo cho phòng giao nhận
hàng không biết để tiếp cận và ngược lại.
2.1.1.3 Năng lực kinh doanh
a. Tình hình lao động
Ổn định tổ chức, cải tổ bộ máy hoạt động của đơn vị, coi trọng yếu tố con
người có năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất để phân công bố
trí công việc hợp lý có năng suất cao và hiệu quả tốt là mối quan tâm hàng đầu của
ban lãnh đạo. Từ điểm xuất phát ban đầu, Cty Vinatrans Đà nẵng có khoảng 19 lao
động; số lao động có năng lực về nghiệp vụ ngoại thương thì rất thiếu trong khi đó
số lao động giao nhận giản đơn do tiếp nhận từ Công ty kho vận cũ thì lại dư thừa.
Qua nhiều đợt tinh giảm biên chế số lao động giản đơn dôi thừa, kết hợp với sự
tuyển chọn nhiều lao động trẻ có năng lực, đạo đức, trình độ chuyên môn, ngoại
ngữ để có thể tham gia quản lý và điều hành các hoạt động có hiệu quả hơn. Trải
qua hơn 6 năm, đội ngũ CB-CNV của Cty Vinatrans Đà Nẵng ngày càng lớn mạnh
không những về số lượng mà cả về chất lượng; cùng với sự phát huy nội lực, nêu
cao ý thức trách nhiệm của CB-CNV và năng lực tổ chức, quản lý điều hành của
cán bộ cốt cán đã tạo được tốc độ tăng trưởng nhanh và uy tín của Công ty
Vinatrans Đà nẵng ngày càng được nâng cao rộng rãi.
Bảng 1: Tỉ trọng cán bộ có trình độ đại học & trung học
chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
Số lượng

lao động
47 58 65
Đại học 26 55.31 33 56.89 37 56.9
Trung cấp 12 25.53 14 21.14 14 21.5
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
Thông qua bảng cơ cấu lao động của Công ty ta thấy số CBCNV tốt nghiệp
Đại học - Cao đẳng tăng lên qua từng năm. Trong vài năm gần đây , Công ty đã chú
trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ CBCNV thông qua các khoá đào tạo
ngắn hạn do Công ty tổ chức hoặc Sở Thơng mại, Cục Hải quan tổ chức nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động ngoại thương.
b. Tình hình cơ sở vật chất
Bảng 2: Tình hình sử dụng máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị Số lượng Chất lượng
Máy vi tính 15 80- 90%
Máy scan 6 75-95%
Máy Fax 4 65-80%
Máy Photo 1 70- 80%
Xe container 3 75- 90%
Xe tải nhỏ 4 80- 85%
Điện thoại 22 70-90%
Tivi 5 75- 90%
Nguồn : Phòng kế toán tổng hợp năm 2007
Công ty đã trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng cũng như các
phương tiện chuyên chở để phục vụ cho việc giao dịch hàng ngày của công
ty. Tuy nhiên cũng còn một số thiêt bị đã lỗi thời cần thanh lý và cần trang bị
thêm để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của công ty. Ngoài ra,
cũng cần phải đầu tư vốn để thêm mua thêm xe tải nhỏ để tạo thế chủ động
trong việc gom hàng và vận chuyển hàng hoá ra cảng.
Bảng 3: Tình Hình Sử Dụng Mặt Bằng

SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
Địa điểm
Diện tích (m
2
)
1. Trụ sở chính-184 Trần
Phú
92
2. Bãi Container Hòa
Cường
1.886
3. Kho CFS (thuê) 430
4. Văn phòng ĐD Huế 45
5. Văn phòng ĐD Huế 30
6. Văn phòng ĐD Qui
Nhơn
40
Nguồn : Phòng kế toán tổng hợp năm 2005
c. Tình hình tài chính
Sau đây là tình hình tài sản nguồn vốn của công ty trong những năm qua
Bảng 4: Bảng tổng kết tài sản nguồn vốn của công ty năm 2007( phụ lục)
Phân tích:
Về tài sản lưu động: có sự thay đổi khá rõ rệt giữa đầu năm và cuối năm.
Đầu năm chiếm 77,4% nhưng cuối năm chỉ còn 28.56%.Lượng tiền mặt cuối năm
có tăng so với đầu năm gần 400.000.000 .Bên cạnh đó khoản fải thu lại giảm. Đầu
năm chiếm 64.66% đến cuối năm chỉ còn 15,9%.nguyên nhân dẫn đến việc tăng
giảm rõ rệt như vây đó có thể là do các thương vụ kinh doanh kéo dài chưa đến kì
thanh toán nên công ty chưa thu được tiền từ khách hàng
Về tài sản cố định: năm 2007 chiếm 1 phần lớn trong công ty ,chiếm đến

67,27%Gấp 6,048 lần so với cùng kì năm ngoái Năm 2007 công ty đã có những
khoản đầu tư lớn về cơ sở vật chất, kĩ thuật phương tiện cho công ty,hầu hết các
phòng đều có máy tính mới ,nối mạng toàn bộ, điện thoại được lắp thêm .thêm vào
đó công ty còn đâu tư vào xây dựng kho bãi phục vụ lưu giữ hàng hoá xuất nhập
khẩu…
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
Về nguồn vốn: Cuối năm nguồn vốn của Công ty tăng lên đáng kể.Mặc dù
Nợ phải trả giảm so với đầu năm gần 2 tỉ nhưng vẫn lớn hơn rất nhiều so với khoản
phải thu. đó là do năm 2007 công ty đã đầu tư 1 khoản lớn vào cơ sở vật chất.Tuy
nhiên 1 điều đáng nói là Nguồn Vốn chủ sở hữu tăng rất nhanh (đầu năm 5,834 tỉ,
cuối năm 9,770 tỉ tăng 67,46%). Điều này chứng tỏ qui mô về vốn của đơn vị đã
tăng lên
1.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
1.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh
2.1.2.1.1 Dịch vụ giao nhận nội địa
Đây là hoạt động giao nhận vận tải truyền thống của Công ty kho vận miền
Trung cũ vẫn được Công ty tiếp tục duy trì và đẩy mạnh nhằm giữ vững mối quan
hệ hợp tác lâu dài với các khách hàng; đồng thời triển khai, giới thiệu các dịch vụ
mới hiệu quả cao hơn và chi phí thấp hơn như: giao nhận hàng nguyên Container,
dịch vụ hàng không để khách hàng tiếp cận, làm quen và quyết định lựa chọn loại
hình dịch vụ phù hợp với nhu cầu kinh doanh của Công ty. Vì vậy, sản lượng giao
nhận vận tải vẫn giữ được ở mức ổn định >8.000 tấn, sản lượng hàng qua kho
>16.000 tấn.
2.1.2.1.2 Dịch vụ giao nhận quốc tế
Mặc dù ra đời sau dịch vụ giao nhận nội địa, nhưng dịch vụ giao nhận quốc
tế đã phát huy được thế mạnh vốn có về các loại hình dịch vụ: giao nhận, vận
chuyển hàng nguyên Container, hàng không, chuyển phát nhanh chứng từ, đại lý
hàng hải... Nhờ có chính sách hợp lý và quan hệ tốt với khách hàng nên số lượng
khách hàng cũng như khối lượng công việc tăng đáng kể, hiệu quả công tác ngày

càng cao, sự tín nhiệm của khách hàng đối với Công ty Vinatrans Đà nẵng ngày
càng được nâng cao; sản lượng của năm sau bao giờ cũng nhiều hơn năm trước, từ
mức 471 TEU/năm đã lên tới >4000TEU/năm, chuyển phát nhanh chứng từ từ con
số 0 nay đã thu gom được >3.000 bộ chứng từ/năm, đại lý hàng hải cũng được triển
khai và thực hiện được tốt, Công ty đã giao nhận >15.000tấn hàng rời qua Cảng Đà
nẵng...
Ngay từ đầu năm 1999 do sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các loại hình
dịch vụ nói trên dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế được tách ra làm hai mảng: vận
tải đường biển và giao nhận quốc tế để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đồng thời
để chuyên sâu hơn trong lĩnh vực chuyên môn.
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: NGÔ QUANG MỸ
1.2.1.3Dịch vụ giao nhận hàng lẻ
Nhìn chung, thì dịch vụ giao nhận hàng lẻ của công ty hoạt động rất tốt, sản
lượng tăng lên hàng năm. Sản lượng năm 2007 tăng 27% so với năm 2006.
Trong năm 2007, về mặt sản lượng, sáu tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng bị
giảm đáng kể do khách hàng du lịch tới Đà Nẵng giảm, tuy nhiên tốc độ đã được
phục hồi và tăng đáng kể trong sáu tháng cuối năm. Mặc dù có một số khó khăn
khách quan như trên, và một phần do sự cạnh tranh, rất nhiều các công ty tư nhân
cùng dịch vụ đã mở ra, nhưng kết quả về mặt sản lượng cũng như doanh thu đều
tăng cao hơn so với năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận lại thấp hơn so với năm 2006.
Nguyên nhân là bắt đầu từ quý 2 năm 2007, tất cả các hãng tàu đều đồng loạt tăng
giá cước. Đã vậy, lại còn xuất hiện thêm nhiều đơn vị tư nhân kinh doanh cùng
ngành nghề, cạnh tranh nhau gây gắt về giá cả. Do vậy, bảng giá cũ của công ty vẫn
chưa điều chỉnh tăng lên được, mặc dù giá cước phải trả cho đại lý lại cao hơn trước
rất nhiều.
1.1.2.2 Tình hình khách hàng - thị trường
Cơ cấu thị trường dịch vụ.
Bảng 5: Cơ cấu thị trường năm 2007
Thị Trường Doanh thu Tỉ

trọng (%)
Đà Nẵng 1.893.543.105 50
Hội An 795.288.104 21
Huế 568.062.931 15
Quãng Ngãi 37.870.862 1
Qui Nhơn 75.741.724 2
Quãng Trị 37.870.863 1
Thị trường khác 378.708.621 10
Tổng cộng 3.787.086.210 100
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hiện nay thị trường khách hàng lớn
nhất của Vinatrans là Đà Nẵng chiếm 55% thị phần hoạt động của công ty, trong đó
Non Nước chiếm gần 20%.
Tiếp theo là Thị trường Hội An xếp vị trí thứ 2 chiếm 21%, Huế chiếm 15%.
SVTH: Nguyễn Thị Phi Phượng Lớp 30K01.1

×