Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

phân tích báo cáo tài công ty cổ phần hoá chất công nghiệp Tân Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.7 KB, 47 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU,SƠ ĐỒ: 3
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRONG DOANH NGHIỆP 6
CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY 14
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:
1
BCĐ KT:Bảng cân đối kế toán
BC KQHĐ KD:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
DN:Doanh nghiệp
BCLCTT:Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCTC:Báo cáo tài chính
TSCĐ:Tài sản cố định
TSLĐ:Tài sản lưu động
TNHH:Trách nhiệm hữu hạn
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU,SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty hoá chất Tân Long
Bảng 2.1: Danh mục một số hàng hoá chất xuất khẩu của Công
Bảng 2.2: Danh mục một số hàng nông sản mà Công ty xuất khẩu.
Bảng 2. 3 : Khối lượng hóa chất xuất khẩu sang thị trường quốc tế của công ty
Bảng 2.4: Bảng chỉ tiêu về khả năng thanh toán của DN
Bảng 2. 5:Bảng chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
Bảng 2. 6:Bảng chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Bảng 2. 7: Tóm tắt bảng cân đối kế toán của DN giai đoạn
2011-2013
Bảng 2. 8:Bảng tóm tắt cơ cấu tài sản và nguồn vốn của DN
giai đoạn 2011-2012
Bảng 2. 9:Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của DN giai đoạn 2012-2013
Bảng 2.10:Bảng tóm tắt báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN giai
đoạn 2011-2013


Bảng 2.11:Bảng chênh lệch các chỉ tiêu trong báo cáo hoạt động kinh doanh của
DN giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.12:Bảng lưu chuyển tiền tệ của DN giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.13:Bảng phân tích biến động theo thời gian của dòng tiền thu từ hoạt
động kinh doanh giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.14:Bảng phân tích biến động theo thời gian lưu chuyển tiền từ hoạt động
đầu tư doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.15:Bảng phân tích biến động theo thời gian lưu chuyển tiền từ hoạt động
tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013.
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Phân tích báo cáo tài chính không những cung cấp thông tin quan trọng nhất
cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực vốn có của doanh
nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà còn thông
qua đó xác định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tìm ra những bước
đi vững chắc, hiệu quả cho một tương lai gần. Việc phân tích tài chính là một
công cụ quan trọng cho công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung. Vì vậy, em lựa chon đề tài “ Phân tích báo
cáo tài chính công ty cổ phần hoá chất công nghiệp Tân Long” để làm đề tài thực
tập đợt 1 của mình.
2.Mục tiêu nghiên cứu.
Phân tích tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp là đề tài đã được sự quan tâm của nhiều tác giả không chỉ ở nước ta mà
còn ở tất cả các nước trên thế giới.
Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần hoá chất công nghiệp Tân
Long sẽ đưa ra được những thành công và hạn chế trong hoạt động tài chính của
công ty và là những thông tin cần thiêt cho các đối tượng bên trong và ngoài
công ty.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu là thực trạng tài chính của công ty cổ phần hoá
chất công nghiệp Tân Long
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính công ty cổ
phần hoá chất công nghiệp Tân Long trong giai đoạn (2011-2013)
4.Phương pháp nghiên cứu.
- Các phương pháp được dử dụng trong bài báo cáo là phương pháp thống
kê, phân tích, so sánh và tổng hợp.
4
- Các số liệu trong bài dựa trên báo cáo tài chính hàng năm của công ty cổ
phần hoá chất công nghiệp Tân Long. Các bài viết được đăng trên các tạp
chí, các báo, sách, luận án, các báo cáo hàng năm của bộ tài chính, các
trang web.
5.Kết cấu chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài báo cáo được kết
cấu thành 3 chương như sau:
• Chương 1:Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong doanh
nghiệp.
• Chương 2: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần hoá công
nghiệp Tân Long.
• Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của công
ty cổ phần hoá chất công nghiệp Tân Long.
5
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính
1.1.1.Báo cáo tài chính.
- Vai trò của báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là sự phản ánh trung thực nhất tình hình hoạt động tình
hình tài chính cũng như thực trạng vốn của doanh nghiệp
- Hệ thống báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo
cáo tài chính.
1.1.2.Phân tích báo cáo tài chính.
- Khái niệm phân tích tài chính trong doanh nghiệp
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp nghiên
cứu, công cụ theo một hệ thống nhất định, cho phép thu thập và xử lý thông tin
kế toán cũng như các thông tin trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những
đánh giá chính xác, đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của
doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có
thể xảy ra trong tương lai để đưa ra các quyết định xử lý phù hợp tuỳ theo mục
tiêu theo đuổi.
- Mục tiêu, ý nghĩa của phân tích tài chính trong doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đưa ra
những nhận định sơ bộ, ban đầu về tài chính và sức mạnh tài chính của doanh
nghiệp, qua đó sử dụng thông tin nắm được mức độ độc lập về mặt giá trị tài
chính, về an ninh tài chính cũng như khó khăn mà doanh nghiệp mà đương đầu
- Vai trò của phân tích tài chính trong doanh nghiệp.
Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý
tài chính của doanh nghiệp:
+Đối với người quản lý doanh nghiệp.
+Đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp
6
+ Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp
+ Đối với người hưởng lương của doanh nghiệp.
+ Đối với cơ quan quản lý của nhà nước.
1.2 Nội dung phân tích báo cáo tài chính.
1.2.1 .Phân tích bảng cân đối kế toán.
- Khái niệm.

+ Bảng cân đối kế toán(BCĐ KT) là báo cáo tài chính phản ánh tình hình
tài sản của DN theo hai mặt: kết cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài
sản dưới hình thái tiền tệ vào một thời điểm nhất định.
+ BCĐ KT có hai phần phản ánh riêng biệt hai mặt: ” kết cấu tài sản “ và
“ nguồn hình thành vốn ” và có thể kết cấu theo hình thức hai bên hay
hình thức một bên.
+ BCĐ KT phản ánh thực trạng tài chính của DN thông qua các chỉ tiêu về
kết cấu tài sản,về nguồn hình thành vốn kinh doanh vào cùng một thời điểm.
+ Theo chế độ kế toán hiện hành,thơì điểm lập BCĐ KT là vào cuối
ngày,cuối quý,cuối năm tùy thuộc vào mục đích sử dụng,công tác quản
- Cơ sở số liệu và phương pháp.
* Cơ sở số liệu: Khi lập BCĐ KT phải căn cứ vào:
+ BCĐ KT ngày 31/12 năm trước.
+Số dư cuối kỳ của các tài khoản trong các sổ kế toán ở thời điểm lập các
BCĐ KT.
+Các số liệu liên quan.
*Phương pháp lập:
+ Cột số đầu năm: Kế toán lấy số liệu ở cột số cuối kỳ trong BCĐ KT ngày
31/12 năm trước để ghi số liệu theo các chỉ tiêu tương ứng (số liệu này trong suốt
niên độ
+ Cột số cuối kỳ: Kế toán lấy số dư cuối kỳ ở các tài khoản để ghi theo
nguyên tắc sau:
 Số dư bên nợ ở các tài khoản được ghi vào các chỉ tiêu ở phần tài
sản, riêng các tài khoản 129, 139, 159, 229, và 214 có số dư ở bên
7
có nhưng vẫn ghi vào phần tài sản và ghi bằng phương pháp ghi số
âm.
Số dư bên có của các tài khoản được phản ánh vào các chỉ tiêu ở phần nguồn
vốn, riêng các tài khoản 421, 413, và 412 nếu có số dư bên nợ vẫn ghi vào phần
nguồn vốn nhưng ghi bằng phương pháp ghi số âm.

+ Quy ước kĩ thuật ghi số âm là số hiệu ghi bằng mực đỏ hoặc đóng khung
hoặc ghi vào bên trong ngoặc đơn.
- Ý nghĩa.
Nhìn vào BCĐ KT, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình DN, quy mô,
mức độ chủ tài chính của DN.BCĐ KT là tài liệu quan trong bậc nhất giúp nhà
phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả
năng cân đối vốn của DN.
1.2.2 .Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh.
- Khái niệm.
BC KQHĐ KD la báo cáo Tài chính phản ánh tình hình tài chính của DN tại
những thời kỳ nhất định.Khác với BCĐ KT là: BCĐ KT phản ảnh thực trạng tài
chính của DN tại một thời điểm nhất định còn BC KQHĐ KD phản ánh thực
trạng taì chính của DN tại những thời kỳ nhất định.
- Nội dung.
BC KQHĐ KD phản ánh kết quả ,tình hình hoạt động kinh doanh của DN trong
kỳ báo cáo(sản xuất, kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động bất thường) tình
hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước ( các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp), tình
hình về VAT được khấu trừ, được hoàn lại, hay được miễn giảm.
- Ý nghĩa.
Dựa vào số liệu trên BC KQHĐ KD người sử dụng thông tin có thể kiểm tra,
phân tích và đánh giá kết quả qua hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ, so với
các kỳ trước và với các DN khác cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt
động vủa DN trong kỳ và xu hướng vận động, nhằm đưa ra các quyết định quản
lý,quyết định tài chính phù hợp.
1.2.3 .Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Khái niệm.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC là báo cáo tổng hợp phản ánh việc hình
thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của DN( hay các nguồn
8
tiền vào, ra, tình hình tài trợ, đầu tư của DN trong từng thời kỳ tháng hoặc quý

khác nhau.Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá
được khả năng thanh toán của DN và dự toán được lượng tiền tiếp theo.
- Ýnghĩa.
Để đánh giá một DN có đảm bảo được chi trả hay không cần phải tìm hiểu tình
hình ngân quỹ của DN. Ngân quỹ thường được xác định cho một thời gian ngắn
hạn như từng tuần, từng tháng.
BC LCTT chỉ có ý nghĩa khi đầu thời kỳ chủ DN dự báo được các dòng tiền vào
và ra của DN để điều chỉnh vay hay cho vay, việc báo cáo càng chính xác bao
nhiêu thì cang tốt bấy nhiêu.Càng dự báo được trong ngắn hạn bao nhiêu càng
quản lý tốt khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi của DN.Do đó việc dự báo tốt
thì việc quản lý khả năng thanh toán và sinh lợi lớn.
- Kết cấu.
Trên BC LCTT thể hiện tình hình các hoạt động chủ yếu có khả năng biến đổi
dòng tiền được thể hiện như sau:
LCTT từ hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ yếu gắn với chức năng
hoạt động của DN, phần này phản ánh các khoản phải thu và đã chi trong việc
sản xuất kinh doanh.Nguồn tiền được cung cấp ở đây là tiền thu về bán hàng và
cung cấp dịch vụ.
LCTT từ hoạt động đầu tư:Phần này phản ánh các khoản chi tiền đầu tư vào các
đơn vị khác dưới hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh, chi mua
tài sản cố định và thu tiền đầu tư do bán cổ phiếu, trái phiếu đã mua; tiền lãi thu
được từ các khoản đầu tư vào các đơn vị khác, mua bán, thanh lý TSCĐ.
LCTT từ hoạt động tài chính:Phần này phản ánh các khoản tiền thu được từ các
chủ sở hữu hoặc các nhà đầu tư và các khoản tiền chi ra để mua lại cổ phiếu của
chủ sở hữu, trả cổ tức cho cổ đông
Mối liên hệ giữa các BCTC: Các BCTC trong DN có mối liên hệ mật thiết với
nhau, mối một thay đổi trong chỉ tiêu trong báo cáo này hoặc trực tiếp hay gián
tiếp ảnh hưởng đến báo cáo kia
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính trong
doanh nghiệp.

1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty.
* Tình hình tài chính chung (qua bảng cân đối kế toán).
9
- Tình hình về tài sản.
Phân tích khái quát tình hình tài chính chung qua bảng cân đối kế toán cho
ta biết về sự thay đổi các khoản mục về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
qua các kỳ kinh doanh.Cụ thể hơn là phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng
vốn;xem xét đánh giá sự thay đổi của các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán.
- Tình hình về nguồn vốn.
+ Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao
gồm: tài sản cố định và đầu tư dài hạn,tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn.Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ
tương ứng,bao gồm: nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn.
+ Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho
hoạt động kinh doanh,bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay
nợ trung, dài hạn….Nguồn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành
Tài sản cố định, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn ngắn hạn
được đầu tư hình thành nên Tài sản lưu động.
* Kết quả kinh doanh (qua báo cáo kết quả kinh doanh).
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tình hình doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của DN qua một thời kỳ nào đó. Do đó, đặc điểm chung của báo cáo kết
quả kinh doanh là cung cấp dữ liệu thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí, lợi
nhuận của DN. Từ nội dung báo cáo kết quả kinh doanh, có thể rút ra nhận xét
chung nhất về tình hình doanh thu của DN trong kỳ (trong đó đáng quan tâm nhất
là doanh thu ròng), tình hình chi phí của DN (bao gồm: giá vốn hàng bán, chi
phí bán hàng, chi phí quản lý DN…), tình hình thu nhập của DN trong kỳ (bao
gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính và thu
nhập bất thường…)
1.3.2. Phân tích các nhóm hệ số.
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán .

Tổng tài sản
+ Khả năng thanh toán tổng quát =
Tổng nợ phải trả
10
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
+Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
+ Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền
+ Hệ số thanh toán bằng tiền =
Nợ ngắn hạn

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
+ Hệ số thanh toán lãi vay =
Chi phí trả lãi
* Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính (hay Đòn bảy tài chính).

Tổng nợ phải trả
+ Hệ số nợ =
Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu
+ Hệ số tự tài trợ = = 1 – Hệ số nợ
Tổng tài sản
TSCĐ và đầu tư dài hạn
+ Hệ số đầu tư vào TSCĐ =
Tổng tài sản
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

+ Hệ số đầu tư vào TSLĐ =
11
Tổng tài sản
= 1- Hệ số đầu tư vào TSCĐ
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động .
Doanh thu thuần
+ Vòng quay hàng tồn kho = (vòng)
Hàng tồn kho bình quân

360
+Số ngày tồn kho = (ngày)
Số vòng quay hàng tồn kho
Doanh thu thuần
+ Vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu bình quân
360
+ Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần
+ Vòng quay tài sản lưu động =
Tài sản lưu động bình quân
Doanh thu thuần
+ Vòng quay tài sản cố định =
Tài sản cố định bình quân
Doanh thu thuần
+ Vòng quay tổng tài sản=
Tổng tài sản bình quân
12
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời.
Lợi nhuận sau thuế

+ Tỷ suất lợi nhuận doanh thu =
(ROS) Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
+ Tỷ suất sinh lợi của tài sản=
(ROA) Tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận sau thuế
+ Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu =
(ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân



13
CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG
TY
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần hoá chất công nghiệp Tân
Long.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty.
Công ty Hóa chất Công nghiệp Tân Long tiền thân là Công ty TNHH Tân Long
Vân, hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103014919 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 08 tháng 12 năm 2006.
Hiện nay, Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0100978593 thay đổi lần thứ 7 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
ngày 05 tháng 01 năm 2011. Theo đó, vốn điều lệ của Công ty là
100.000.000.000 đồng (Một trăm tỷ đồng chẵn).
Thực hiện chức năng hoạt động kinh tế của tổng công ty TNHH Tân Long giao,
Công ty hóa chất Tân Long có nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với các phòng
ban chức năng của ngành chủ quản để nhận thông tin và hoàn thiện nhiệm vụ cấp
trên giao.
Là doanh nghiệp thương mại, chuyên kinh doanh, lưu thông, cung ứng các mặt

hàng về hoá chất công nghiệp phục vụ cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất quốc
doanh và các tổ chức kinh tế trong cả nước.
Có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh, đảm bảo kinh
doanh có lãi, tránh để khách hàng chiếm dụng vốn, làm thất thoát vốn, đẩy nhanh
vòng quay của vốn.
Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng trong ngành hoặc cơ quan
Pháp luật Nhà nước.
Trách nhiệm và chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ của Nhà nước, các qui định
của Pháp luật, đóng góp đầy đủ, kịp thời chính sách thuế của Nhà nước.
Đến nay, Công ty có các chi nhánh trực thuộc gồm:
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh Đồng Tháp
14
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay của Công ty hoá chất Tân Long gồm có 1 giám
đốc và 3 phó giám đốc phụ trách 3 mảng hoạt động của Công ty và có 4 phòng
ban riêng, các trung tâm, Tổng kho, cửa hàng.
Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty hoá chất Tân Long

15
CÔNG TY HÓA CHẤT
TÂN LONG
CÔNG TY TNHH
TÂN LONG
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ
HOẠCH TỔNG
HỢP

PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN
PHÒNG KINH
DOANH XUẤT
NHẬP KHẨU
PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH
TRUNG TÂM
KD HÓA
CHẤT
TRUNG TÂM
KD CHẤT
DẺO VẬT TƯ
TỔNG KHO XƯỞNG SẢN
XUẤT
CỬA HÀNG
HÓA CHẤT
VẬT LIỆU
Dưới giám đốc có ba phó giám đốc phụ trách ba mảng hoạt động của Công ty.
Một phó giám đốc phụ trách công tác xuất nhập khẩu, phụ trách
trực tiếp phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Một phó giám đốc phụ trách công tác
kinh doanh nội địa, phụ trách các cửa hàng và trung tâm bán buôn, bán lẻ, bảo vệ
quân sự, an toàn kỹ thuật kho xưởng. Phó giám đốc còn lại phụ trách việc liên
doanh, liên kết, xây dựng cơ bản kiêm giám đốc trung tâm chất dẻo và vật tư
thiết bị điện.
- Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ
máy, sắp xếp cán bộ, theo dõi trả lương công nhân viên toàn Công ty, đào tạo và
bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.

Phòng có nhiệm vụ:
+ Quản lý hồ sơ, tiếp nhận và điều động bố trí cán bộ công nhân viên, đề bạt
cán bộ, kỷ luật, khen thưởng hay sa thải.
+ Tổ chức đời sống cán bộ lãnh đạo Công ty về vấn đề tiền lương, tiền thưởng,
đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu tổ chức mạng lưới, định ra kế hoạch về cơ
sở vật chất kỹ thuật của Công ty như: quản lý, sửa chữa kho xưởng, mua sắm
trang thiết bị phục vụ văn phòng làm việc xây dựng mục tiêu thi đua đối với
các đơn vị và cá nhân.
- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ quản lý tài chính, vốn để phục vụ cho
kinh doanh, hoạch toán phân tích lỗ lãi, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho
Nhà nước theo chế độ đối với các hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh của Công ty, đăng
ký với cấp trên và giao kế hoạch của Công ty cho các bộ phận trong Công ty.
Thống kê, theo dõi giá trị lượng hàng hoá xuất, nhập, tồn, phân tích tình hình
thực hiện kế hoạch kinh doanh của toàn Công ty sau đó phân chia kế hoạch theo
từng quý hoặc tháng. Quy hoạch kho vì đặc điểm của kho hoá chất rất dễ cháy
nổ, độc hại, nguy hiểm nên khâu kỹ thuật sắp xếp hàng hoá là rất cần thiết.
Phòng kế hoạch xây dựng quy trình sắp xếp hàng hoá để hướng dẫn cho các đơn
vị trong Công ty đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: là phòng trực tiếp kinh doanh mua bán các
loại vật tư hoá chất và một số vật tư khác phục vụ cho sản xuất. Tập hợp nhu cầu
của các cửa hàng và trung tâm, của khách hàng, dự đoán nhu cầu mỗi loại, quan
hệ cung - cầu của thị trường ở từng thời điểm để lên đơn hàng, làm thủ tục xuất
nhập khẩu, nắm bắt thông tin, xử lý thông tin về nguồn hàng, giá bán nhằm tăng
sức cạnh tranh trên thương trường, đồng thời đáp ứng kịp thời vật tư cho nhu cầu
16
khách hàng. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu cũng trực tiếp kinh doanh nhưng
chủ yếu là bán buôn, nhập khẩu với số lượng lớn, ký kết hợp đồng xuất nhập
khẩu hàng hoá với các tổ chức nước ngoài. Phòng kinh doanh nhập khoảng 90%
tổng số hàng hoá cho Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh và tham gia

bán hàng khoảng hơn 50% tổng doanh số bán của Công ty.
- Các cửa hàng và các trung tâm: là các đơn vị trực tiếp kinh doanh trong đó lại
được chia thành các quầy nhỏ (9 quầy) kinh doanh các mặt hàng hoá chất và
được phân bổ ở nhiều địa điểm khác nhau trên thành phố. Các cửa hàng và trung
tâm được quản lý bằng chế độ giao khoán với mục đích nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, gắn thu nhập với kết quả lao động, về đối tượng bán là do đơn
vị tự tìm ra tuy nhiên trên cơ sở phân công một số bạn hàng ban đầu, mỗi đơn vị
lại chuyên môn về một số mặt hàng nhất định. Chức năng chủ yếu của các cửa
hàng và trung tâm là bán hàng trên cơ sở giao khoán về doanh số bán, vốn vay lãi
khấu hao tài sản cố định thuế doanh thu phải nộp Công ty, lợi tức và các khoản
khác. Các trung tâm và cửa hàng có địa điểm ở Hà Nội.
+ Cửa hàng kinh doanh tổng hợp số hai có địa điểm ở thị trấn Đức Giang -
Gia Lâm - Hà Nội.
+ Trung tâm kinh doanh hoá chất và Thương mại tổng hợp ở số 2 ngõ hàng
Bún - Quận Ba Đình -Tp Hà Nội.
+ Trung tâm kinh doanh chất dẻo vật tư thiết bị điện ở 147 Tây Sơn -Q. Ba
Đình -Tp. Hà Nội. Nay đã sát nhập vào trung tâm kinh doanh hoá chất và
Thương mại tổng hợp.
+ Tổng kho Đức Giang: đây là kho chính của Công ty có cơ sở vật chất và
khối lượng hàng hóa chứa đựng lớn. Tổng kho có chức năng giúp Công ty trong
việc chứa hàng và dự trữ hàng để phục vụ quá trình kinh doanh. Tổng kho có
nhiệm vụ tiếp nhận xắp xếp, bảo đảm, xuất hàng theo đúng thủ tục.
Xưởng sản xuất Công nghiệp Đức Giang - Gia Lâm - Hà Nội: xưởng này được
hình thành trong quá trình xắp xếp cán bộ dôi dư, tuy nhiên, chỉ sản xuất với quy
mô nhỏ, đơn giản, thủ công và tự hoạch toán độc lập dựa trên cơ sở vật chất của
Công ty.
2.1.3 Đặc điểm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
Công ty Hóa chất Tân Long là doanh nghiệp thuộc loại doanh nghiệp vừa
và nhỏ nhưng đứng đầu trong ngành công nghiệp hóa chất Hải Phòng. Bằng nội
lực của bản thân và chính sách hỗ trợ xuất khẩu của thành phố, doanh nghiệp đã

không ngừng lớn mạnh và có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế địa phương.
17
Mỗi năm doanh nghiệp làm tăng nguồn ngoại tệ của thành phố từ 2 đến 3 triệu
USD, đồng thời góp một lượng lớn thuế làm tăng ngân sách thành phố. Hiện nay
doanh nghiệp đang tạo công ăn việc làm cho hơn 250 công nhân viên và đang
ngày càng mở rộng quy mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm ngày càng ra
tăng của thành phố.
Trong quá trình hoạt động và phát triển, bằng những kinh nghiệm và nỗ lực
của chính mình Công ty hoá chất Tân Long Vân đã đạt được những kết quả đáng
kể góp phần tăng tổng doanh thu hàng năm, đóng góp một phần không nhỏ trong
việc tạo nguồn việc làm cho người lao động tại địa phương. Doanh thu và khối
lượng xuất khẩu mặt hàng hóa chất cũng như các loại hoá chất phục vụ cho
ngành nhựa không ngừng tăng lên qua các năm.
Trong 2 năm trở lại đây (2011-2012), Công ty đã tập trung chỉ đạo thực
hiện tốt chiến lược kinh doanh, coi trọng việc giữ vững và phát triển thị trường,
bạn hàng trong nước, vì đây là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của
Công ty bên cạnh đó không ngừng tăng cường đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vì
đây là hoạt động hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Trong thời kỳ
này, cơ cấu mặt hàng kinh doanh được mở rộng, ngoài ngành hàng hoá chất công
nghiệp là chủ lực (chiếm tỷ trọng 70% - 75%), Công ty còn phát triển kinh doanh
các mặt hàng máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng, kim loại, hợp kim Mặt hàng
kinh doanh của Công ty ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng được nhu cầu
cơ bản của sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh phát triển. Song cũng
gặp phải những khó khăn cần tìm giải pháp khắc phục.
Trong quá trình hình thành và phát triển với biết bao thử thách, công ty đã
không ngừng vươn lên và từng bước khẳng định mình trong nền kinh tế thị
trường đầy biến động với nhiều đóng góp thiết thực cho công cuộc đổi mới nền
kinh tế đất nước.
Với số lượng xuất khẩu ngày càng lớn trong những năm qua doanh nghiệp
đã khẳng định được uy tín của mình đồng thời góp phần khẳng định uy tín sản

phẩm hóa chất Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
* Lĩnh vực kinh doanh:
18
Công ty kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động sản
xuất, buôn bán và đặc biệt là giao dịch xuất khẩu, chủ yếu là:
- Tiến hành xuất khẩu một số mặt hàng hoá chất sản xuất trong nước có ưu
thế từ thị trường nội địa ra nhiều thị trường khác nhau trên thế giới (nhất là Ấn
Độ).
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp là hoá chất công nghiệp
trong đó hai mặt hàng chiến lược là quặng Cromit và PhotPho vàng (P4).Ngoài
ra còn một số mặt hàng chủ yếu khác như: axit sunfuaric, chất dẻo, parafin
- Nhận xuất khẩu uỷ thác các vật tư hoá chất đáp ứng yêu cầu trong và
ngoài nước.
- Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản sang các nước trong khu vực để làm
thức ăn chăn nuôi như: Ngô, Gạo, Cám, Lạc nhân,…
* Mặt hàng kinh doanh:
Công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng hoá chất phục vụ cho các đơn vị
sản xuất cần dùng nguyên liệu là hoá chất cho sản xuất hàng công nghiệp, chủng
loại, số lượng đa dạng. Hàng kinh doanh của Công ty có rất nhiều loại hoá chất
khác nhau. Trong đó chỉ có 10-15 loại mặt hàng hóa chất được xuất khẩu ra thị
trường quốc tế.
Bảng 2.1: Danh mục một số hàng hoá chất xuất khẩu của Công ty.
TT Tên hoá chất TT Tên hoá chất
1 Xút 8 Quặng Cromit
2 Photpho vàng 9 Dầu hoá dẻo
3 Nhựa PVC 10 A xit sunfuaric
4 Nhựa PE 11 Amôn sunfat
5 Parafin 12 Amôn nitrat
6 Phooc môn 13 Quặng cromit
7 Natri nitrat 14 Fêrô các loại

Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác năm 2012
Tuy nhiều chủng loại nhưng doanh thu của Công ty chỉ tập trung vào số
khoảng 10 -15 mặt hàng hoá chất chủ yếu, những mặt hàng này chiếm 60%-70%
doanh số của Công ty, nó chính là những mặt hàng chủ lực của Công ty. Ngoài
những mặt hàng trên, Công ty còn kinh doanh một số loại hàng ngoài ngành
chiếm tỷ trọng trên dưới 20% doanh số, các mặt hàng này là máy móc công
19
nghiệp, thiết bị thí nghiệm, máy công nghiệp, các mặt hàng nông sản hướng vào
nhu cầu CNH -HĐH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bảng 2.2: Danh mục một số hàng nông sản mà Công ty xuất khẩu.
TT Tên hoá chất TT Tên hoá chất
1 Ngô 5 Đậu đỏ khô
2 Cám gạo 6 Gạo
3 Lạc nhân 7 Dầu dừa
4 Đỗ tương 8 Mía
Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác thời kỳ 2012
Ngoài ra còn có các loại vật tư ngoài ngành có cả kim loại màu, hợp kim
mà trong nước chưa sản xuất được. Một số máy móc mà Công ty kinh doanh như
máy khoan, mũi khoan, máy nén đất, máy dầm bê tông, máy bơm thuỷ lực, dụng
cụ thí nghiệm, phụ kiện lò cảm ứng Công ty còn một bộ phận sản xuất phụ là
xưởng sản xuất Đức Giang, sản xuất một số loại hoá chất tiêu thụ tốt trên thị
trường, đồng thời sản xuất một số phụ gia để pha chế các loại hoá chất khác. Đơn
vị sản xuất phụ có thể tự bù đắp chi phí, tổ chức sản xuất có hiệu quả tạo công ăn
việc làm cho một bộ phận cán bộ công nhân viên.
* Thị trường kinh doanh:
- Thị trường trong nước:
Nguồn hàng nội của Công ty chiếm tỷ lệ thấp, được mua tại các Công ty
khai thác khoáng sản thiên nhiên, tại một số nhà máy sản xuất hoá chất khác và
chủ yếu để phục vụ cho công tác xuất khẩu.
Khách hàng trong nước quen thuộc của Công ty vẫn chủ yếu là các Công

ty sản xuất kinh doanh (chủ yếu là ở phía Bắc. Các khách hàng này chủ yếu là
tiêu thụ hàng hoá chất dùng để làm phụ gia, chất tẩy rửa hay vật liệu cho sản
xuất. Hầu hết các khách hàng này đã quen dùng các mặt hàng hoá chất của Công
ty. Hiện nay có khá nhiều Công ty kinh doanh hoá chất vừa và nhỏ được thành
lập do vậy Công ty phải cố gắng giữ uy tín trong quan hệ với khách hàng để giữ
khách hàng của mình. Về thị trường đầu ra của Công ty chủ yếu là thị trường nội
địa, bán cho các nhà máy sản xuất công nghiệp như: Dệt, Công ty giấy, nhà máy
điện Hiện nay Công ty đang mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Nam, tập
chung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất thông qua văn phòng đại diện tại
thành phố Hồ Chí Minh.
20
-Thị trường quốc tế:
Nguồn hàng ngoại của Công ty chủ yếu là nhập khẩu. Thị trường Trung
Quốc chiếm 60-70% lượng hàng. Những năm gần đây Công ty còn mở rộng ra
thị trường các nước ASEAN. Công ty cũng buôn bán với các nước như Đức, Hàn
Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản. Hiện nay Công ty đang khảo sát thị
trường ở một số nước Châu Âu.
Với thị trường xuất khẩu thì Công ty xuất khẩu chủ yếu là ở một số nước
như Ấn Độ. Mặt hàng xuất khẩu còn rất ít, Công ty chỉ xuất khẩu một số mặt
hàng như PhotPho Vàng, Cao su, Than gáo. Đối với khách hàng nước ngoài họ
đòi hỏi chất lượng hàng hóa cao hơn được bảo quản cẩn thận. Trước đây khách
hàng nước ngoài của Công ty chủ yếu là Ấn Độ. Hiện nay do sản xuất ngày càng
phát triển thì nhu cầu về hàng hoá chất càng nhiều, nhất là đối với các nước đang
phát triển thì nhu cầu về hàng hoá chất để sản xuất là rất nhiều do đó thị trường
Đông Nam á là một thị trường nhiều tiềm năng.
Việc tìm kiếm nhu cầu của khách hàng nước ngoài khó khăn hơn khách
hàng trong nước vì có sự khác nhau về thể chế chính trị và tiềm lực kinh tế. Do
đó việc xác định được quy mô và số lượng khách hàng là cả một vấn đề phức tạp,
đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ thời gian, công sức và tiền của ra để nghiên cứu thị
trường quốc tế.

21
Bảng 2. 3 : Khối lượng hóa chất xuất khẩu sang thị trường
quốc tế của công ty
Các Nước Xuất
Khẩu
2011
2012
1 Số lượng (tấn) % 2 Số lượng (tấn) %
Hàn Quốc 330 15,19 1325 22,97
Nhật Bản 215 10 1414 24,51
Ấn Độ 860 39,72 1754 30,4
Hong Kong 226 10,43 572 10
Các nước khác 534 24,66 1064 12.12
Tổng cộng 2165 100 5769 100
Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
2.1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tại công ty giai đoạn (2011-2013).
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
Bảng 2.4: Bảng chỉ tiêu về khả năng thanh toán của DN
Khả năng thanh toán 2011 2012 2013
1 Khả năng thanh toán tổng quát 1.95 2.09 1.57
2 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1.83 1.99 1.50
3 Hệ số thanh toán nhanh 0.53 0.85 0.89
4 Hệ số thanh toán bằng tiền 0.25 0.53 0.68
5 Hệ số thanh toán lãi vay 2.02 2.47 2.26
a,Hệ số thanh toán tổng quát.
Khả năng thanh toán tổng quát của công ty năm 2012 tăng 0,14 lần so với năm
2011. Do trong kỳ nợ phải trả giảm 17.122 triệu đồng so với đầu kỳ làm cho khả
năng thanh toán tổng quát của công ty tăng lên 7,18% so với đầu kỳ.
Năm 2013 hệ số của công ty đạt 1,296 giảm 0,794 lần tương đương với mức
giảm 37,99% so với năm 2012. Do trong kì nợ phải trả tăng lên 62.195 triệu đồng

so với năm 2012.
22
Tuy nhiên hệ số này vẫn lớn hơn 1, chứng tỏ các khoản huy động bên ngoài
đều có tài sản bảo đảm. Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty là tốt
b, Hệ số khả năng thanh toán hiện hành.
Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,99 lần tài sản ngắn hạn.
Khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2012 đã tăng 0,16 lần so với
năm 2011.Năm 2013 cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,499 lần
tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2013 giảm
0,491 lần so với năm 2012. Do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng
của tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên,khả năng thanh toán của công ty vẫn được đánh
giá là khác cao. Công ty vẫn sắn sàng đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn
hạn.
c,Hệ số thanh toán.
Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012 tăng 0,32 lần tương
đương với 62,38% so với năm 2011. Năm 2013 khả năng thanh toán nhanh của
công ty là 0,89 lần tương đương 4,71% với so với năm 2012. Do trong kì tốc độ
tăng của giá trị hàng tồn nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn làm cho khả năng
thanh toán của công ty trong năm 2013 bị giảm đi đôi chút. Tuy nhiên với tỷ số
thanh toán nhanh trong năm 2013 thì công ty vẫn đủ khả năng đảm bảo tốt cho
việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
d,Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
Ta thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong các năm nói chung là tốt
đủ bù đắp lãi vay phải trả. Cứ 1 đồng lãi vay tạo ra được 3,01 đồng lợi nhuận
trước thuế và lãi vay năm 2011, 3,47 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm
2012 và chỉ tạo ra được 3,27 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2013.
Như vậy, 1 đồng vốn đi vay năm 2012 sử dụng hiệu quả hơn năm 2013. Do đó
mà khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp năm 2013 giảm 0,2 lần so với
năm 2012.
23

* Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính.
Bảng 2. 5:Bảng chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2102 Năm 2013
Hệ số nợ 0.51 0.48 0.64
Hệ số tự tài trợ 0.49 0.52 0.36
Hệ số đầu tư vào TSCĐ 0.07 0.05 0.05
Hệ số đầu tư vào TSLĐ 0.93 0.95 0.95
a,Hệ số nợ và tỷ suất tự tài trợ.
Hệ số nợ của công ty năm 2012 giảm đi so với năm 2011 là 3,64% dẫn đến tỷ
suất tự tài trợ của công ty bị tăng lên. So với tỷ suất tự tài trợ của công ty năm
2011 là 48,62% thì đến năm 2012 tăng lên 52,26% tăng 3,64% tương đương với
mức tăng 7,49% so với kỳ trước. Năm 2013 hệ số nợ của công ty tiếp tục tăng
15,84% so với năm 2012 dẫn tới tỷ suất tự tài trợ của công ty bị giảm đi 15,83%
tương đương với mưc giảm 30,3% so với kỳ trước
Như vậy cứ 100 đồng vốn thì có 51,38 đồng hình thành từ vốn vay và cứ 100
đồng vốn kinh doanh thì có 48,62 đồng hình thành đồng vốn chủ sở hữu năm
2011. Năm 2012, cứ 100 đồng vốn thì có 47,74 đồng hình thành từ vốn vay và
100 đồng vốn kinh doanh thì có 52,26 đồng vốn chủ sở hữu. Đến năm 2013 thì
cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì có 63,58 đồng hình thành từ vốn vay và 100
đồng vốn kinh doanh thì có 36,42 đồng vốn chủ sở hữu.
Điều đó cho thấy niềm tin vào sự đảm bảo các món nợ vay được hoàn trả đúng
hạn đã bị giảm xuống. Tuy nhiên với hệ số nợ của công ty thì doanh nghiệp vẫn
có tính độc lập cao với các chủ nợ và không bị ràng buộc hoặc bị sức ép nhiều
của các khoản vay.
b,Tỷ suất đầu tư vào TSDH.
Tỷ suất đầu tư vào TSDH của công ty trong năm 2012 đã giảm đi 1,78% tương
đương với mức giảm 25,87% so với năm 2011. Tiếp theo đó, năm 2013 hệ số
này bị giảm đi 0,14% tương đương với mức giảm 8,04% so với năm 2012.
Như vậy, năm 2011 cứ 100 đồng tài sản thì có 6,88 đồng TSDH. Năm 2012 cứ
100 đồng tài sản thì có 5,1 đồng TSDH. Năm 2013 cứ 100 đồng tài sản thì có

4,69 đồng TSDH. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấycông ty đã bắt đầu chú trọng
tới việc đầu tư vào TSCĐ để tạo điều kiện cho việc tăng năng lực sản xuất trong
24
tương lai. Tuy nhiên 4,69% vẫn là 1 tỷ lệ thấp đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải
chú trọng hơn nữa vào việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho công ty để
tăng vị thế cạnh tranh, tạo tiền đề cho phát triển lâu dài của công ty.
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động.
Bảng 2. 6:Bảng chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Doanh thu thuần 350.851 333.052 407.075 -17.799 -5,07 74.023 22,23
Giá vốn hàng bán 315.127 296.794 384.423 -18.333 -5,82 87.629 29,53
Hàng tồn kho bình quân 115.452 99.329 82.923 -16.123 -13,97 -16.406 -16,52
Khoản phải thu bình
quân
22.105 17.710 13.374 -4.395 -19,88 -4.336 -24,48
Vòng quay hàng tồn
kho(vòng)
2,73 2,99 4,64 0,26 9,52 1,65 55,18
Số ngày 1 vòng quay
HTK(ngày)
131,89 120,48 77,65 -11,41 -8,65 -42,83 -35,55
Vòng quay khoản phải
thu(vòng)
15,87 18,81 30,44 2,94 18,53 11,63 61,63
Kỳ thu tiền bình
quân(ngày)
22,68 19,14 11,83 -3,54 -15,61 -7,31 -38,19
a,Số vòng quay hàng tồn kho, số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho.

Vòng quay hàng tồn kho của công ty trong năm 2012 tăng lên 0,26 lần so với
2011 tương đương với 9,52%. Nó đã làm số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho
giảm đi 11,41 ngày tương đương với tỷ lệ giảm 8,56% so với năm 2011. năm
2013, vòng quay hàng tồn kho của công ty là 4,64 vòng tăng lên 1,65vòng so với
năm 2012. Tương ứng với nó, số ngày 1 vòng hàng tồn kho giảm đi 42,83 ngày
tương đương với mức giảm 35,55% so với năm 2012. thời gian quay của 1 vòng
là khá lớn. nguyên nhân chủ yếu do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang năm
2012 chiếm 99% tổng giá trị hàng tồn kho. Do công ty vẫn còn rất nhiều hợp
đồng cung cấp dịch vụ vận tải còn dở dang chưa hoàn thành. Tất cả các chi phí
phục vụ cho dự án công ty hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, do
đó làm cho giá trị hàng tồn kho bình quân lớn dẫn đến thời gian bình quân 1
vòng quay là rất lớn.
b,Vòng quay các khoản phải thu,kỳ thu tiền bình quân.
Vòng quay các khoản phải thu trong năm 2012 đã tăng từ 15,87 vòng lên
18,81 vòng tương đương với mức tăng 2,94 vòng so với năm 2011. do đó nên kỳ
25

×