1
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 8
1.1 KHÁI NIỆM VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 8
1.3 NHỮNG QUAN ĐIỂM TRONG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 9
1.4 HỆ THỐNG LUẬT PHÁP VÀ CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ LAO
ĐỘNG 9
1.4.1 Những nội dung chủ yếu của luật pháp bảo hộ lao động 10
1.4.2 Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động 10
1.4.2.1 Phạm vi đối tượng của công tác bảo hộ lao động 10
1. Người lao động 10
2. Người sử dụng lao động 10
1.4.2.2 Các quy định về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động 10
1.4.3 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động 11
1.4.3.1 Đối với người sử dụng lao động 11
1.4.3.2 Đối với người lao động 11
1.5 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 12
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 12
2. Bộ Y tế 12
3.Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường 12
4.Bộ Giáo dục và Đào tạo 12
5.Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương 12
6.Thanh tra Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động 12
7.Tổ chức Công đoàn: 13
1.6.KHAI BÁO, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG 13
1.6.1.Mục đích 13
1.6.2.Phân tích điều kiện lao động, nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
trong xây dựng thủy lợi 13
1.Điều kiện lao động 13
2.Nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 14
1.6.3 Phương pháp khai báo, điều tra, đánh giá tình hình tai nạn lao động 14
1.6.3.1Khai báo điều tra 14
CHƯƠNG 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG 16
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG 16
2.1.1. Các yếu tố gây tác hại sức khỏe người lao động và phân loại bệnh nghề nghiệp
trong xây dựng 16
2.1.2. Biện pháp phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp 16
2.1.3. Điều kiện vi khí hậu trong môi trường sản xuất 16
2.2. CHỐNG BỤI 18
2.2.1. Nguyên nhân phát sinh bụi 18
2.2.2. Tác hại của bụi 19
3
2.2.3.Các biện pháp chống bụi 19
2.3. PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC 19
2.3.1. Nguyên nhân và tác hai nhiễm độc 19
2.3.2 Các biện pháp phòng chống nhiễm độc 20
2.4 CHỐNG TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG 20
2.4.1. Các nguồn phát sinh tiếng ồn và tác hại 20
2.4.2. Các thông số đặc trưng cho tiếng ồn và rung động 21
2.4.3. Biện pháp chống ồn và rung động 22
1. Chống tiếng ồn 22
2. Chống tác hại của rung động 22
2.5. CHIẾU SÁNG 23
2.5.1. Tầm quan trọng của chiếu sáng trong xây dựng 23
2.5.2. Cơ sở khoa học của thiết kế chiếu sáng 23
2.5.3Chiếu sáng tự nhiên 24
2.5.4Chiếu sáng nhân tạo 24
1.Phương pháp điểm 25
2.Phương pháp hệ số sử dụng quang thông: 26
3. Phương pháp tính theo công suất riêng 28
CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY
DỰNG VÀ THIẾT KẾ THI CÔNG. 30
3.1. MỞ ĐẦU 30
3.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ KỸ THUẬT AN
TOÀN TRONG THIẾT KẾ THI CÔNG 30
3.3. AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG 31
3.4 AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LẬP MẶT BẰNG THI CÔNG. 31
CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CÁC MÁY XÂY DỰNG 32
4.1 MỞ ĐẦU 32
4.2. CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA SỰ CỐ, TAI NẠN LAO ĐỘNG 33
1. Máy sử dụng không tốt 33
2. Máy bị mất cân bằng ổn định 33
3. Thiếu các thiết bị che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm 33
4. Sự cố tai nạn điện 34
5. Thiếu ánh sáng 34
6. Do người vận hành 34
7. Thiếu sót trong quản lý máy 34
4.3. CÁC TIÊU CHUẨN VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CÁC MÁY THI
CÔNG 34
4.3.1. Bảo đảm sự cố định của máy 34
4.3.2. Xác định khoảng cách cho máy đứng trên bờ hố móng 38
4.3.3. Độ dốc cho phép của một số máy làm đất: 38
4.3.4. Một số điểm quy định khi sử dụng máy: 39
1. Các máy làm đất nói chung 39
2. Các máy xúc và đào đất: 39
3. Máy ủi 40
4
4. Các máy thi công xấy dựng 40
4.4. TIÊU CHUẨN VÀ BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ NÂNG
HẠ. 41
4.4.1. Các tiêu chuẩn và biện pháp an toàn khi sử dụng cáp 41
1. Tính toán sức chịu của cáp 41
2. Lựa chọn cáp trong quá trình sử dụng 44
4.4.2. Tiêu chuẩn an toàn cho tang cuốn và ròng rọc 47
4.5. MỘT SỐ THIẾT BỊ AN TOÀN CỦA MÁY XÂY DỰNG: 48
4.6. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC AN TOÀN 48
1. Tuyển dụng, sử dụng thợ vận hành: 48
2. Tổ chức quản lý máy 48
CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG 49
5.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN 49
1.Điện trở của con người 49
2.Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người 49
3.Phân loại vị trí sản xuất theo mức độ nguy hiểm về điện 50
5.2. PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP TIẾP XÚC VỚI MẠNG ĐIỆN 50
5.2.1. Chạm vào hai pha khác nhau (hình 5.1) 50
5.2.2. Chạm vào một pha của mạng có trung tính cách ly (hình 5.2) 51
5.2.3. Chạm vào một pha của mạng trung tính nối đất (hình 5-3) 51
5.2.4. Điện áp bước 52
5.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN ĐIỆN 52
5.4. NHỮNG BIỆN PHÁP CHUNG AN TOÀN VỀ ĐIỆN 52
5.4.1Sử dụng điện áp an toàn 52
5.4.2Làm cách điện dây dẫn 53
5.4.3 Làm bộ phận che chắn 53
5.4.4 Nối đất bảo vệ, cắt điện bảo vệ 53
1.Nối đất bảo vệ trong mạng điện 3 pha cách ly không có dây trung tính (hình 5.5) 53
2.Nối đất trong mạng điện có dây trung tính nối đất (hình 5.6)
54
3.Nối “không” thiết bị điện 54
4. Cắt điện bảo vệ 55
5.Sử dụng điện cực san bằng thế trong mạng điện có điện áp đến 1000V 55
5.4.5Sử dụng khoảng cách an toàn tránh phóng điện hồ quang 56
5.4.6Sử dụng các dụng cụ bảo vệ 56
5.5MỘT SỐ YÊU CẦU AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG (TCVN 4086-1985) 56
1.Khi xây dựng lưới điện ở công trường cần bảo đảm
56
2.Các yêu cầu đối với công nhân vận hành thiết bị điện ở công trường 56
3.Cấp cứu người bị tai nạn điện 57
CHƯƠNG 6: KỸ THUẬT AN TOÀN NỔ MÌN VÀ KHAI THÁC ĐÁ 58
6.1. MỞ ĐẦU 58
6.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 58
6.3. KHOẢNG CÁCH AN TOÀN 59
6.3.1. Tính khoảng cách an toàn về chấn động khi nổ mìn (TCVN 4586-1997) 59
1. Khi nổ phá một phát mìn tập trung 59
5
2. Khi nổ từng đợt 60
6.3.2. Khoảng cách an toàn về tác động của sóng không khí 60
6.3.3. Bán kính vùng nguy hiểm có mảnh đất đá văng xa khi nổ mìn 61
6.4. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG KHAI THÁC ĐÁ LỘ THIÊN (TCVN 5178 - 1990)
62
6.5. YÊU CẦU AN TOÀN KHI VẬN HÀNH MÁY MÓC KHOAN ĐÁ 64
6.5.2. Búa khoan hơi ép cầm tay 64
6.5.3. Máy nén khí 64
CHƯƠNG 7: KỸ THUẬT AN TOÀN KHI ĐÀO MÓNG, HỐ SÂU VÀ LÀM VIỆC TRÊN
CAO 65
7.1. NGUYÊN NHÂN XẢY RA TAI NẠN 65
7.2 CÁC BIỆN PHÁP VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN PHÒNG NGỪA TAI NẠN KHI ĐÀO
MÓNG, HỐ SÂU 65
7.2.1. Bảo đảm sự ổn định của hố móng 65
1. Cơ sở xác định chiều sâu đào móng, hào ổn định 65
2. Một số quy định khi đào với thành đứng 66
3. Khi đào hố móng, hào có mái dốc 67
7.2.2. Bảo đảm sự ổn định khi đào hố móng rộng và sâu 67
7.2.3. Biện pháp ngăn ngừa đất đá lăn rơi theo mái dốc 68
7.2.4. Biện pháp phòng ngừa người ngã 68
7.2.5. Biện pháp đề phòng nhiễm độc 68
7.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT BẢO VỆ
KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO 69
7.3.1. Phương hướng và biện pháp chung 69
1. Hạn chế, giảm công việc làm việc trên cao 69
2. Biện pháp tổ chức 69
7.3.2. Biện pháp kỹ thuật và các yêu cầu về an toàn khi sử dụng giàn giáo 69
1. An toàn khi lắp dựng và sử dụng giàn giáo 69
2. Yêu cầu an toàn khi sử dụng 71
CHƯƠNG 8:KỸ THUẬT AN TOÀN BẢO VỆ CHỐNG SÉT 72
8.1.TÁC HẠI CỦA SÉT 72
8.2. BẢO VỆ CHỐNG SÉT 73
8.2.1. Vùng bảo vệ của thu lôi 73
8.2.2.Thiết kế các bộ phận của thu lôi
75
1. Phần thu sét 75
2. Dây dẫn sét 76
3. Bộ phận tiếp đất 76
CHƯƠNG 9: KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY 82
9.1Mở đầu 82
9.2 Khái niệm chung về quá trình cháy và nổ 82
9.2.1 Quá trình cháy 82
9.2.2 Điều kiện và hình thức cháy 83
9.2.2.1Điều kiện cháy 83
9.2.2.2 Hình thức cháy 83
6
9.2.3 Các đặng trưng cháy nguy hiểm 84
9.2.3.1 Chất cháy hỗn hợp hơi khí với không khí 84
9.2.3.2 Cháy các chất lỏng 84
9.2.3.3 Cháy các chất rắn 85
9.2.3.4 Cháy, nổ bụi 85
9.3 Nguyên nhân gây ra các đám cháy và biện pháp phòng ngừa 85
9.3.1 Nguyên nhân gây ra các đám cháy 85
9.3.2 Các biện pháp phòng cháy 85
9.3.2.1 Biện pháp phòng ngừa không cho đám cháy xảy ra 85
9.3.2.2 Biện pháp hạn chế đám cháy lan rộng 86
9.3.2.3 Biện pháp cứu người và cứu tài sản an toàn 87
9.3.2.4 Biện pháp tạo điều kiện dập tắt đám cháy có hiệu quả 87
9.4 Các chất chữa cháy, dụng cụ, phương tiện chữa cháy 88
9.4.1 Các phương tiện chữa cháy 88
9.4.1.1 Nước 88
9.4.1.2 Hơi nước 88
9.4.1.3 Bọt chữa cháy 89
9.4.1.4 Bột chữa cháy 89
9.4.1.5 Các loại khí 89
9.4.1.6 Các chất halogen 90
9.4.2 Dụng cụ và phương tiện chữa cháy 90
9.4.2.1 Dụng cụ chữa cháy 90
9.4.2.2 Phương tiện chữa cháy cơ giới 91
Phụ lục 1 92
Phụ lục 2 94
Phụ lục 3 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
7
LỜI GIỚI THIỆU
Bộ Luật lao động năm 1994 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
khẳng định Nhà nước bảo vệ quyền được bảo hộ lao động và lợi ích hợp pháp của
người lao động.
Phương châm “Bảo đảm an toàn để sản xuất, sản xuất phải bảo đảm an toàn lao
động” luôn luôn được quán triệt trong các hoạt động sản xuất của mọi ngành, mọi
nghề.
Trong ngành xây dựng nói chung, xây dựng thủy lợi có khối lượng lớn, đa dạng,
nhiều công việc, khó khăn và phức tạp dễ xảy ra tai nạn lao động và phát
sinh các
bệnh nghề nghiệp.
Thực hiện Chỉ thị 13/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 21/GD-ĐT
ngày 27 tháng 9 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ môn Thi công
Trường Đại học Thủy lợi tổ chức biên s
oạn cuốn sách An toàn lao động trong xây
dựng thủy lợi do TS. Hồ Sĩ Minh viết.
Sách được biên soạn dùng làm giáo trình giảng dạy môn At cho sinh viên Trường
Đại học Thủy lợi, học sinh các trường cao đẳng, nghiệp vụ, dạy nghề thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Sách cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các Công
ty xây dựng trong ngành Thủy lợi và Nông nghiệp.
Do nội dung các vấn đề về Bảo hộ lao động, Kỹ thuật an toàn và Vệ sinh lao động
có liên quan đến nhiều môn học khoa học nê
n trong quá trình biên soạn chắc chắn còn
nhiều sai sót. Bộ môn mong được sự giúp đỡ góp ý của quý bạn đọc để lần sau xuất
bản được tốt hơn.
Bộ môn Thi công
Trường Đại học Thủy lợi
8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1.1 KHÁI NIỆM VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Bảo hộ lao động (BHLĐ) là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề về hệ thống các
văn bản pháp luật và các biện phát tương ứng về tổ chức, kinh tế các hội, kỹ thuật về
sinh học, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động của con người
trong quá trình lao động. Khái niệm này đã được luật pháp hóa trong tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN : 3153 – 1979.
1.2 NỘI DUNG CỦA BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Bảo hộ lao động gồm 4 phần:
Luật pháp BHLĐ; Vệ sinh lao động (VSLĐ); Kỹ
thuật an toàn lao động (KTANLĐ) và kỹ thuật phòng chống cháy (KTPCC).
Trong quá trình xây dựng các công ước Quốc tế của tổ chức lao động Quốc tế (ILO)
về Bảo hộ lao động, xây dựng Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1994 và hệ thống các văn bản của Nhà nước, các nghị định của Chín
h
phủ, các thông tư liên Bộ và một số chế độ, quy định về BHLĐ, các khái niệm sau đây
với những thuật ngữ đã được Quốc tế hóa và được sử dụng trong hệ thống văn bản
trên.
1. An toàn lao động (ATLĐ): Tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm
trong sản xuất
2. Điều kiện lao động: Tổng thể các yếu tố ki
nh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự
nhiên, thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi
trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện
hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
3. Yêu cầu an toàn lao động: Các yêu cầu cần phải thực hiện nhằm đảm bảo A
TLĐ.
4. Sự nguy hiểm trong sản xuất: Khả năng tác động của các yếu tố nguy hiểm và có
hại trong sản xuất đối với người lao động.
5. Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất: Yếu tố có tác động gây chấn thương cho người
lao động trong sản xuất.
6. Yếu tố có hại trong sản xuất: Yếu tố có tác động gâ
y bệnh cho người lao động
trong sản xuất.
7. An toàn của thiết bị sản xuất: Tính chất của thiết bị bảo đảm được tình trạng an
toàn khi thực hiện các chức năng đã quy định trong điều kiện xác định và trong một
thời gian quy định.
8. An toàn của quy trình sản xuất: Tính chất của quy trình sản xuất bảo đảm được
tình trạng an toàn khi thực hiện các thông số đã cho trong suốt thời gian quy định.
9. Phương tiện bảo vệ người lao động: Phương tiện dùng để phòng ngừa hoặc làm
giảm tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao
động.
10. Kỹ thuật an toàn (KTAT): Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và
kỹ thuật nhằm
phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao
động.
9
11. Vệ sinh sản xuất (VSSX): Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và
kỹ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất
đối với người lao động.
12. Tai nạn lao động (TNLĐ): Tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao
động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
13. Chấn thương: C
hấn thương xảy ra đối với người lao động trong quá trình sản
xuất do không tuân theo các yêu cầu về ATLĐ. Nhiễm độc cấp tính cũng được coi như
chấn thương.
14. Bệnh nghề nghiệp: Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại
với người lao động.
1.3 NHỮNG QUAN ĐIỂM TRONG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Bảo hộ lao động (
BHLĐ) luôn luôn là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước
Việt Nam. Các quan điểm cơ bản đã được thể hiện trong sắc lệnh 29/SL ngày 12 tháng
3 năm 1947, trong Hiến pháp năm 1958, Hiến pháp năm 1992, Pháp lệnh Bảo hộ lao
động năm 1991 và trong Bộ luật lao động năm 1994. Cụ thể là:
1. Con người là vốn quý nhất của xã hội: Người lao động vừa là động lực, vừa là
mục tiêu của sự phát triển xã hội. BHLĐ là một phần quan trọng, là bộ phận khô
ng
thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội: “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở
là nhờ người lao động; trí óc mở mang cũng là nhờ lao động . Vì vậy, lao động là sức
chính của sự tiến bộ loài người” (Hồ Chí Minh – Con người và vấn đề Chủ nghĩa Xã
hội – Nhà xuất bản Sự thật năm
1961).
2. Bảo hộ lao động phải thực hiện đồng thời với quá trình tổ chức lao động sản
xuất: Ở đâu, khi nào có hoạt động lao động sản xuất thì ở đó, khi đó phải tổ chức công
tác BHLĐ theo đúng phương châm “Bảo đảm an toàn để sản xuất, sản xuất phải đảm
bảo an toàn lao động”.
3. Công tác BHLĐ phải thực hiện đầy đủ 3 tính c
hất: Khoa học kỹ thuật, luật
pháp và quần chúng mới đạt hiệu quả cao.
4. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chính trong việc BHLĐ cho người
lao động: Nhà nước bảo vệ quyền được bảo hộ của người lao động và lợi ích hợp pháp
của người lao động thông qua pháp luật về BHLĐ.
Chỉ có đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai chủ thể trong quan hệ
lao động mới nâng ca
o được nghĩa vụ của bên trong công tác bảo đảm an toàn và sức
khỏe lao động.
1.4 HỆ THỐNG LUẬT PHÁP VÀ CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ BẢO
HỘ LAO ĐỘNG
Từ những qua
n điển của Đảng và Nhà nước về BHLĐ, quản lý Nhà nước về công
tác BHLĐ được thực hiện thông qua hệ thống các văn bản pháp luật bao gồm: Tiêu
chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn , tiêu chuẩn VSLĐ, quy phạm quản lý và các chế độ
cụ thể (Xem phụ lục 1) nhằm phục vụ mục tiêu đảm bảo an t
oàn tính mạng và sức
khỏe người lao động trong sản xuất (Xem phụ lục 2).
10
1.4.1 Những nội dung chủ yếu của luật pháp bảo hộ lao động
1.4.2 Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động
Mục tiêu của BHLĐ là đảm bảo cho người lao động không bị ốm đau, bệnh tật, tai
nạn do tác động của các yếu tốt nguy hiểm, có hại trong lao động sản xuất thông qua
hệ thống luật pháp, chính sách và các giải pháp về khoa học kỹ thuật, về kinh tế, xã
hội, về tuyên truyền giáo dục, về tổ chức lao động và sự tuân thủ nội quy, quy trình,
quy phạm an toàn và VSLĐ của người sử dụng lao động.
1.4.2.1 Phạm vi đối tượng của công t
ác bảo hộ lao động
1. Người lao động
Người lao động phải kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc được làm trong điều
kiện an toà
n, vệ sinh, không bị TNLĐ, không bị bệnh nghề nghiệp; không phân biệt
người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước hay người lao động làm
việc ở các thành phần kinh tế khác; không phân biệt người lao động là người Việt Nam
hay là người nước ngoài.
2. Người sử dụng lao động
Ở các doanh nghiệp N
hà nước, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch
vụ thuộc các thành phần kinh tế khác, các cá nhân có sử dụng lao động để tiến hành
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các
đơn vị sự nghiệp; sản xuất kinh doanh, dịch vụ các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ
chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân; các doanh nghiệp thuộc lực lượng QĐND,
CAND, các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc Quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao
động là người Việt Nam, có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về BHLĐ trong
đơn vị mình.
1.4.2.2 Các quy định về kỹ thuật an toàn và vệ sinh l
ao động
a) Nhà nước ban hành tiêu chuẩn KTAT, VSLĐ, quy phạm quản lý đối với từng
loại máy, thiết bị, công trình, kho tàng, hóa chất nơi làm việc, người sử dụng lao động
phải căn cứ vào tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà nước để xây dựng nội quy, quy trình
làm việc an toàn. Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh là tiêu chuẩn bắt buộc phải thực hiện.
b) Khi lập luận chứng cứ kinh tế kỹ thuật các dự á
n xây dựng mới hoặc cải tạo,
mở rộng các cơ sở sản xuất; sử dụng, bảo quản , lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn VSLĐ, chủ đầu tư phải bảo vệ luận chứng về an
toàn và VSLĐ. Cơ quan thanh tra an toàn và VSLĐ tham gia đánh giá tính khả thi của
luận chứng về an toàn và VSLĐ.
Danh mục các cơ sở, máy
móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATLĐ, VSLĐ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
c) Khi triển khai thực hiện các dự án, chủ đầu tư phải thực hiện đúng các luận
chứng về an toàn và VSLĐ trong dự án đã được các Hội đồng thẩm định dự án chấp
thuận.
d) Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa máy
mó
c, thiết bị, nhà xưởng và định kỳ đo đạc các yếu tố VSLĐ tại nơi làm việc làm việc
và thực hiện các biện pháp bảo đảm người lao động luôn luôn được làm trong điều
kiện an toàn và VSLĐ theo tiêu chuẩn đã nêu ở điểm a. Các máy móc, thiết bị có yêu
11
cầu nghiêm ngặt về an toàn và VSLĐ đều phải được đăng ký, được kiểm định kỹ thuật
và xin cấp giấy phép trước khi đưa vào sử dụng.
e) Tại những nơi làm việc có các yếu tố nguy hiểm, có hại, dễ gây TNLĐ, sự cố
sản xuất đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người lao động, người sử dụng lao động
phải lập phương á
n xử lý sự cố trong trường hợp khẩn cấp; phải trang bị phương tiện
cấp cứu kỹ thuật, cấp cứu y tế đảm bảo ứng cứu kịp thời , có hiệu quả. Các trang thiết
bị này phải được định kỳ kiểm tra về số lượng, chất lượng và thuận tiện khi sử dụng.
f) Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc các cá nhân muốn nhập khẩu các loại
máy
móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ đều phải thông
qua cơ quan Thanh tra an toàn thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định
về mặt an toàn trước khi xin Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu.
g) Người sử dụng lao động phải trang bị cho người lao động (không thu tiền) các
loại trang thiết bị bảo vệ các nhâ
n để ngăn ngừa tác hại của các yếu tố nguy hiểm có
hại do công việc mà các biện pháp kỹ thuật chưa loại trừ.
1.4.3 Quyền và nghĩa vụ của n
gười sử dụng lao động và người lao động
1.4.3.1 Đối với người sử dụng lao động
1. Trách nhiệm
- Hàng năm p
hải lập kế hoạch, biện pháp ATLĐ, VSLĐ và cải thiện điều kiện
lao động.
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và các chế độ khác về ATLĐ,
VSLĐ theo quy định của Nhà nước.
- Có kế hoạch giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp ATLĐ,
VSLĐ. Phối hợp với Công đoà
n cơ sở xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới
viên và vệ sinh viên.
- Xây dựng nội quy, quy trình ATLĐ, VSLĐ.
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, nội quy, biện pháp
ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy
định.
- Chấp hà
nh nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp v.v với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế ở địa
phương.
2. Có quyền
- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội dung, biện pháp ATLĐ,
VSLĐ.
- Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm thực hiện
ATLĐ, VSLĐ.
- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm q
uyền về quyết định của thanh tra
viên ATLĐ nhưng phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó.
1.4.3.2 Đối với người l
ao động
1. Nghĩa vụ:
12
- Chấp hành các quy định về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc được
giao.
- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, cấp
phát.
- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây
TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hoặc các sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục
hậu quả TNLĐ.
2. Có quyền:
- Yêu cầu bảo đảm điều kiện làm
việc an toàn, vệ sinh cũng như được cấp các
thiết bị cá nhân, được huấn luyện biện pháp ATLĐ.
- Từ chối các công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra
TNLĐ, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của mình và sẽ không tiếp tục
làm việc nếu như thấy nguy cơ đó vẫn c
hưa được khắc phục.
- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng
lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về
ATLĐ và VSLĐ trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động.
1.5 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1. Bộ L
ao động – Thương binh và Xã hội
Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền hoặc ban hành các văn bản pháp luật, các
chính sách, chế độ cũng như xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất quy phạm, tiêu
chuẩn phân loại lao động, hướng dẫn các cấp, ngành thực hiện về ATLĐ và thanh tra,
tổ chức thông tin huấn luyện, hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh
vực về ATLĐ.
2. Bộ Y tế
Xây dựng, ban hành và quản lý hệ thống quy phạm VSLĐ, tiêu chuẩn sức khỏe đối
với các nghề, các công việc, hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện, thanh tra
VSLĐ, tổ chức và điều trị bệnh nghề nghiệp.
3.Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng
KHKT và ATLĐ, VSLĐ; ban
hành hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân
trong lao động. Cùng với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế xây dựng,
ban hành và quản lý hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ.
4.Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo đưa nội dung ATLĐ, VSLĐ và
o giảng dạy ở các trường Đại học, trường
Kỹ thuật nghiệp vụ, Quản lý và dạy nghề.
5.Ủy
ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện quản lý Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ trong địa phương mình.
6.Thanh tra Nhà nước về an toàn vệ sinh l
ao động
- Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, về ATLĐ và VSLĐ.
- Điều tra TNLĐ và những vi phạm tiêu chuẩn VSLĐ.
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động về những vi phạm pháp luật
lao động.
13
- Xem xét việc tuân thủ các tiêu chuẩn ATLĐ, các giải pháp trong các dự án xây
dựng, kiểm tra và cho phép sử dụng những máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATLĐ (Danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy
định).
- Quyết định xử lý các vi phạm pháp luật lao động theo thẩm quyền của mình và
kiến nghị các cơ quan xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý các cơ quan đó.
7.Tổ chức Công đoàn:
Công đoàn là tổ chức đại điện c
ho người lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao
động theo Pháp luật hiện hành và Luật Công đoàn. Cụ thể là:
- Phối hợp với các cơ quan Nhà nước nghiên cứu ứng dụng KTAT bảo hộ lao
động, xây dựng tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ.
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động chấp hành Pháp
luật BHLĐ và c
ó quyền yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo
đảm ATLĐ.
- Cử đại điện than gia điều tra các vụ TNLĐ, có quyền kiến nghị các cơ quan
Nhà nước hặc Tòa án xử lý trách nhiệm đối với những ngwpwif để xảy ra TNLĐ.
- Tham gia góp ý với người sử dụng lao động trong việc xây dựng kế hoạch
BHLĐ.
- Xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh vi
ên, thay mặt
tập thể người lao động kí thỏa ước tập thể về BHLĐ với người sử dụng lao động.
1.6.KHAI BÁO, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
1.6.1.Mục đích
Để thực hiện điều 105, 106, 108 của Bộ luật Lao động năn 1994 và chương III của
Nghị định số 06/
CP ngày 20-01-1995 của Chính phủ; Thông tư số 23/TT-LĐ-TBXH
ngày 18-11-1996 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, công tác khai báo điều tra
phải đánh giá được tình hình TNLĐ, phải phân tích, xác định được các nguyên nhân;
trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp tai nạn tương
tự hoặc tía diễn; đồng thời để phân rõ trách nhiệm đối với người sử dụng lao động,
thực hiện chế độ bồi thường theo khoản 3 điều 107 của Bộ luật Lao động.
1.6.2.Phân tích điều kiện lao động
, nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp trong xây dựng thủy lợi
1.Điều kiện lao động
Cũng như t
rong ngành xây dựng, điều kiện lao động của cán bộ, công nhân ngành
xây dựng thủy lợi có những đặc điểm sau:
- Ngành xây dựng thủy lợi có nhiều nghề và công việc nặng nhọc, khối lượng về
thi công cơ giới và lao động thủ công lớn. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã
ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm (P
hụ
lục 3).
- Công nhân xây dựng phần lớn phải thực hiện công việc ở ngoài trời, chịu ảnh
hưởng xấu của thời tiết, khí hậu nóng gắt, mưa gió và dông bão. Lao động ban đêm
nhiều trường hợp thiếu ánh sáng vì điều kiện hiện trường rộng.
- Nhiều công việc phải làm trong môi trường ô nhiễm của các yếu tố độc hại như
bụi (xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thi công, đất đá ), tiếng ồn và rung động
14
lớn (xí nghiệp cơ khí, ván khuôn, khoan, nổ phá bê tông ), hơi khí độc (đào hố
móng, đường hầm, thăm dò địa chất )
- Công nhân phải làm việc trong điều kiện di chuyển ngay trong một công
trường, môi trường và điều kiện lao động luôn luôn thay đổi.
- Rõ ràng điều kiện lao động trong ngành xây dựng thủy lợi có nhiều khó khăn,
phức tạp, nguy hiểm, độc hại, cho nên phải hết sức quan tâm đến cải thiện lao động,
đảm bảo an toàn và VSLĐ.
2.Nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Tai nạn la
o động xảy ra rất đa dạng. Mặc dầu chưa có phương pháp chung nhất
phân tích xác định nguyên nhân gây tai nạn cho các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất
nhưng có thể phân tích các nguyên nhân tai nạn theo các nhóm sau: nguyên nhân kỹ
thuật; nguyên nhân tổ chức; ngyên nhân vệ sinh môi trường và nguyên nhân bản thân.
Các nguyên nhân cụ thể được chỉ ra trong các chuyên mục KTAT ở các chương sau.
1.6.3 Phương ph
áp khai báo, điều tra, đánh giá tình hình tai nạn lao động
1.6.3.1Khai báo điều tra
The
o điều 12 của Nghị định số 06/CP của Chính phủ và theo điều 108 của Bộ luật
Lao động thì việc điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo các vụ TNLĐ hoặc bệnh
nghề nghiệp.
- Khi xảy ra TNLĐ, người sử dụng lao động phải tổ chức việc điều tra, lập biên
bản, có sự tham gia của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Biên bản phải ghi đầy đủ
diễn biến của vụ tai nạn, thương tích nạn nhân, mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy
ra, quy trác
h nhiệm để xảy ra TNLĐ, có chữ ký của người sử dụng lao động và đại
điện BCH Công đoàn cơ sở.
- Tất cả các vụ TNLĐ, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được khai
báo, thống kê và báo cáo theo quy định của Bộ La
o động – Thương binh và Xã hội,
Bộ Y tế. Công tác khai báo, điều tra phải nắm vững các yêu cầu: khẩn trương, kịp
thời, đảm bảo tính khách quan, cụ thể và chính xác.
- 1.6.3.2Phương pháp phân tích nguyên nhân và đánh giá tình hình tai nạn lao
động
- 1.Phân tích nguyên nhân
- Để nghiên cứu, đề xuất và ứng dụng các phương pháp phòng ngừa TNLĐ có
hiệu quả cần phải tiến hành nghiên cứu và phân tích nguyên nhân phát sinh của
chúng, nhằm tìm ra được những quy luật phát sinh nhất định, chi phép thấy đư
ợc
những nguy cơ tai nạn (yếu tố nguy hiểm, độc hại). Trên cơ sở đó đề ra các biện
pháp phòng ngừa và loại trừ chúng. Thông thường sử dụng các biện pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích thống kê:
- Dựa vào số liệu TNLĐ trong các biên bản đã lập, tiến hành thống kê theo nghề
nghiệp, theo công việc, theo tuổi đời, tuổi nghề, giới tính, theo thời điểm
trong ca,
tháng và năm. Từ đó thấy rõ mật độ của thông số TNLĐ hay xảy ra để có kế hoạch
tập trung chỉ đạo nghiên cứu các biện pháp thích hợp để phòng ngừa.
15
- Tuy nhiên sử dụng phương pháp này đòi hỏi cần phải có thời gian thu thập số
liệu và biện pháp đề ra chỉ mang ý nghĩa chung, chứ không đi sâu phân tích nguyên
nhân cụ thể của mỗi vụ tai nạn.
- Phương pháp địa hình:
- Dùng dấu hiệu có tính chất quy ước đánh dấu ở những nơi hay xảy ra tai nạn, từ
đó phát hiện được các tai nạn do tính chất địa hình. Phương pháp này đòi hỏi phải
có thời gian như phương pháp thống kê.
- Phương pháp chuyê
n khảo:
- Các bước tiến hành của phương pháp này như sau:
+ Nghiên cứu các nguyên nhân thuộc về tổ chức kỹ thuật theo các số liệu thống kê.
+ Phân tích sự phụ thuộc của nguyên nhân đó với các phương pháp hoàn thành các
quá trình thi công và biện pháp an toàn đã thực hiện.
+ Nêu ra các kết luận trên cơ sở phân tích .
2.Đánh gi
á tình hình tai nạn lao động
Đánh giá tình hình TNLĐ không thể căn cứ vào số lượng người bị nạn nhiều hay ít
mà chủ yếu căn cứ vào hệ số tần suất tai nạn (K
ts
) tính theo tỷ lệ phần nghìn:
(1-1)
Trong đó:
S – Số người bị tai nạn.
N – Số người làm việc bình quân hàng ngày.
Để biêt tình trạng tai nạn, dùng hệ số nặng nhẹ (K
n
) là số ngày phải nghỉ việc trung
bình tính cho mỗi người bị tai nạn.
(1-2)
Trong đó: D là tổng số ngày nghỉ việc do tai nạn lao động gây ra. Trường hợp mất
sức lao động hoặc chết người thì phải đánh giá riên. Để đánh giá một cách tổng quát
dùng hệ số tai nạn nói chung (K
tn
).
Trong đó: K
ts
, K
n
đã giải thích trong công thức (1-1) và (1-2).
Câu hỏi cuối chương:
1. Những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về công tác bảo hộ lao động.
2. Trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của người sử dụng lao động và người lao động.
16
CHƯƠNG 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VỆ SI
NH LAO ĐỘNG
2.1.1. Các yếu tố gây tác hại sức khỏe người lao độn
g và phân loại bệnh nghề
nghiệp trong xây dựng
Trong quá trình lao động sản xuất trên các công trường cũng như trong các xí
nghiệp xây dựng có nhiều yếu tố gây tác hại trên cơ thể con người lao động trong thời
gian ngắn hoặc dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ.
Khoa học VSLĐ nghiên cứu tác dụng sinh học của các yếu tố có hại trên cơ thể con
người để đưa ra các biện phá
p đề phòng, làm giảm hoặc loại trừ tác hại của chúng. Tất
cả các yếu tố gây tác dụng có hại lên con người riêng lẻ hay kết hợp trong điều kiện
sản xuất gọi là tác hại nghề nghiệp.
Kết quả tác dụng nay gây suy giảm sức khỏe và có thể gây ra các bệnh, gọi là bệnh
nghề nghiệp. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã lập danh mục các bệnh nghề nghiệp
thể hiện trong c
ông ước Quốc tế số 42 (phụ lục 3).
Nhờ sự phân loại của tác hại trong qua trình làm việc giúp cho người sản xuất dễ
dàng hiểu biết được những tác hại để lựa chọn và thực hiện các biện pháp vệ sinh
phòng ngừa trong lao động sản xuất.
2.1.2. Biện pháp phòng ngừa
các bệnh nghề nghiệp
Sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật và tổ chức để cải thiện chung tình trạng
nơi làm việc, cải thiện môi trường, thực hiện chế độ VSLĐ và biện pháp vệ sinh cá
nhân
1. Lựa chọn đúng đắn và bảo đảm các yếu tô vi khí hậu ( nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ
lưu chuyển không khí) khi thiết kế nhà xưởng.
2. Loại trừ tác dụng cá
hại của các chất độc và nhiệt độ cao bằng các thiết bị thông
gió, hút thải hơi khí , bụi độc. Thay các chất độc hại dùng trong sản xuất bằng chất ít
độc hoặc không độc, hoàn chỉnh quá trình tổ chức (kể cả việc thay đổi kỹ thuật), nâng
cao mức cơ khí hóa để giảm lao động chân tay, giảm bớt sự tiếp xúc của người lao
động với khí độc.
3. Làm
triệt tiêu tiếng ồn và rung động- những yếu tố nguy hiểm nhất trong sản
xuất, bặng cách sử dụng các biện pháp kỹ thuật.
4. Có chế độ lao động riêng đối với một số công việc nặng nhọc như rút ngắn thời
gian làm việc trong ngày, cho nghỉ ngắn sau 1-2 giờ làm việc.
5. Đảm bảo chiếu sáng tự nhiện và nhân tạo ở chỗ làm việc thao tiêu chuẩn yêu cầu.
6. Đề phòng bệnh phóng xạ có liên quan đến việc sử dụng các chất phóng xạ.
7. Sử dụng hoa sen không khí và nước, hoặc các thiết bị vệ sinh đặc biệt dưới mái
che, màn nước để giảm
nóng cho người lao động.
8. Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân cho các cơ quan thị giác, hô hấp, da,
như kính, mặt lạ, bình thở, găng tay, quần áo BHLĐ.
2.1.3. Điều kiện vi khí hậu trong môi trường
sản xuất
1. Các yếu tố vi khí hậu
17
Các yếu tố vi khí hậu là nhiệt độ, độ aame tương đối, tốc độ lưu chuyển không khí
và bức xan nhiệt. Các yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và năng suất lao động
trong quá trình sản xuất.
Thành phần không khí gồm có: ni tơ (75.55%), oxy (23,1%), và một số loại khí
khác như Cacbonic, hơi nước. Khi lượng oxy trong không nhí giảm xuống chỉ còn
12% thì con người sẽ thấy khó thở, ở tình trạng này con người chịu đư
ợc không quá
nửa giờ. Điều này khẳng định vùng làm việc phải được thông thoáng tốt, không khí
trong sạch, ít bị ô nhiễm bởi hơi, khí, bụi độc.
Thân nhiệt con người thường giữ ở mức 36-37
là do bản chất của sự trao đổi chất
(dinh dưỡng) của cơ thể và nhiệt độ môi trường xung quanh. Thông thường nếu nhiệt
độ môi trương từ 15-25
và độ ẩm tương đối của không khí từ 35-70% sẽ không ảnh
hưởng lắm đến cường độ trao đổi chất và mức độ tỏa nhiaatj của con người là bình
thường.
Khi nhiệt độ không khí trên 30
thì sợ tỏa nhiệt xảy ra chủ yếu là do bốc hơi và
con người sẽ chảy mồ hôi vì phải tiêu hao nhiệt lượng để làm bay hơi mồ hôi. Nếu độ
ẩm của không khí cao từ75-85% trở lên thì sự điều hòa nhiệt có thể khó khăn, làm
giảm sự tỏa nhiệt bằng con đường bốc hơi mồ hôi. Ngoài ra tốc độ lưu chuyển không
khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tỏa nhiệt. Tốc độ lưu c
huyển không khí càng lớn thì
sự tỏa nhiệt trong một đơn vị thời gian càng nhiều.
Sự tỏa nhiệt của cơ thể còn phụ thuộc vào cường độ lao động, tiêu tồn nhiều hay ít
coalo. Nếu ở trạng thái nghỉ ngơi tiêu tốn 1700 calo/ngày đêm, làm việc nặng nhất tiêu
tốn có thể tới 5000 calo/ngày đêm, và lượng mồ hôi mất trong một ngày đêm khoảng
10-12 lít (ở nhiệt độ 30
) cùng với lượng muối clorua nari khoảng 30-40g (bình
thường chỉ mất10g). Lượng nhiệt tạo ra trong cơ thể phụ thuộc lương oxy hít vào, ở
trạng thái nghỉ ngơi cần 0,2-0,25 lit oxy/phút. Khi làm việc nặng nhọc 0,5-1,0lít/phút,
rất nặng 1,4lít/phút
Hiện tương người lao động mệt mỏi, nhức đầu, chống mặt, ù tai, hoa mắt hoặc ở
mức độ nặng hơn là cảm nhiệt, kinh giật, ngất là do điều kiện vi khí hậu không tốt nhơ
các chỉ số kỹ thuật nêu trên. Khi nhiệt độ quá thấp, gi
ó mạnh gây ra rét run, tê liệt thần
kinh, bắp thịt, sống xương vv
Tóm lại, cải thiện môi trường và điều kiện lao đông được coi là những vấn đề cơ
bản về BHLĐ
2. Biện pháp bảo đảm các điều kiện vi khí hậu và tiện nghi lao động
Ở Việt Nam, các biện pháp đảm bảo điều kiện vi khí hậu cần c
hú trọng khi phải lao
động trong nhiệt độ cao. Cụ thể như sau:
-Ở các phòng sản xuất nóng (tỏa ra từ 20 Kcal trở lên trong một giờ của 1m
3
thể tích
phòng) về mùa đông nên giữ nhiệt độ không khí từ 18-20
, độ ẩm không khí không
nên quá 80%, tốc độ lưu chuyển không khí 0,5m/s; về mùa hè nhiệt độ trong phòng
không nên cao hơn bên ngoài 5
, độ ẩm không khí không quá 75-85%, tốc độ lưu
chuyển không khí từ 0,5 đến 1,5m/s phụ thuộc vào chế độ lao động ( nhẹ, trucng bình,
nặng). Theo số liệu nghiên cứu bước đầu của Viện Vệ sinh lao đông và bộ môn Vật lý
18
Kiến trúc trường Đại học Xây dựng, điều kiện khí hậu tối ưu của nước ta có thể lấy
như sau: Về mùa đông nhiệt độ không khí trong phòng từ 20-24
, độ ẩm tương đối
85-65%, tốc độ lưu chuyển không khí không qua 0,2-0,3m/s; về mùa hè nhiệt độ 22-
28
, độ ẩm tương đối 75-65%, tốc độ lưu chuyển không khí không quá 3m/s.
- Bảm bảo trao đổi không khí bằng thông gió tự nhiên. Cố gắng xây dựng nhà ở,
nhà làm việc theo hưởng Bắc-Nam. Diện tích cửa sổ, cửa trời đủ điều kiện thông
thoáng tốt.
- Thiết kế và xây dựng hệ thống thông gió nhân tạo ở những nơi có phòng làm việc
nóng. Nếu cường độ bức xạ từ 2,25-1cal/cm
3
. Phút, cần đảm bảo tốc độ gió là0,3m/s
khi có thông thoáng chung và 0,7-2,0m/s khi có thông thoáng cục bộ.
- Ở những nơi có cục bộ tỏa nhiệt lớn (lò rèn, lò sấy hấp ) ở phía trên nên đặt nắp
chóp hút gió tự nhiên hoặc cưỡng bức. Nếu nhiệt độ không giảm đến mức cho phép, có
thể sử dụng đến hệ thống hương sen không khí thổi tới chỗ làm việc luồng không khí
mát và ẩm hoặc có thể dùng quạt gió lưu động công suất lớn có bộ phận điều chỉnh
mức độ ẩm.
- Các thiết bị bức xạ nhiệt (lò đốt, sấy hấp) phải bố trí ở các phòng riêng, nếu cho
phé
p về quá trình công nghệ nên bố trí các lò ở ngoài nhà. Máy móc, đường ống, lò và
các thiết bị tỏa nhiệt khác nên làm cách nhiệt bằng các vật liệu như bông, amiăng, vật
liệu chịu lửa, bê tông bọt v.v Nếu vỉ f điều kiện không nho phé
p sử dụng chất cách
nhiệt thì xung quanh thiết bị bức xạ cóa thể làm một lớp vỏ bao và màn chắn để dẫn
không khí thoát nóng ra ngoài hoặc dùng màn nước để làm giảm cường độ bức xạ
nhiệt.
- Cải tiến kỹ thuật, cơ giới hóa các thao tác nặng nhọc để làm giảm nhẹ sức lao
động.
- Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân như quần áo bằng vải có sợi chống nhiệt
cao ở những nơi nóng; kính mầu, kính mờ để ngăn được các tia có hại cho mắt.
- Tạo điều kiện nghỉ ngơi và bồi dưỡng hiện vật cho người lao động. Cung cấp nước
uống đầy đủ, có thể pha thêm vào nước 0,
5% muối ăn để bù lại lượng muối bị mất qua
đường mồ hôi. Có chỗ tắm rửa sau khi làm việc.
- Có tấm che nắng cho người làm việc ngoài trời. Sơn mặt ngoài buồng lái các máy
xây dựng bằng sơn có hệ số phản chiếu tia nắng lớn
2.2. CHỐNG BỤI
2.2.1. Nguyên nhân phát sinh bụi
Bụi phát sinh trong môi trường sản xuất la do quá trình thị công đất đá, nổ mìn
, sản
xuất vật liệu xây dựng, khi vân chuyển vật liệu rời và đặc biệt xe thi công chạy trên
đường đát. Loại bụi có chứa SiO
2
thương xuyên tạo ra khi sản xuất bê tông. Ngoài ra,
bụi còn phát sinh ở rất nhiều quá trình thi công khác.
Mức độ nguy hiểm của bụi phụ thuộc vào nồng độ bụi trong không khí. Tiêu chuẩn
quy định giới hạn nồng độ cho phép của bụi và nồng độ giới hạn cho phép của các chất
độc hại trong không khí ở khu làm việc theo TCVN 3164-1979.
19
2.2.2. Tác hại của bụi
Tùy theo loại bụi, mức độ tác hại của bụi lên da, cơ quan hô hấp và mắt phụ thuộc
tính chất lí hóa, tính độc hại, độ nhỏ và nồng độ của bụi.
Có các loại bụi: bụi vô cơ, bụi hữu cơ và bụi hỗn hợp.
- Bụi hữu cơ: bụi lông động vật, bụi xương và bụi thực vật như bụi gỗ, bụi bông
v.v
- Bụi vô cơ: bụi khoá
ng, thạch anh, gốm, xi măng, bụi kim loại.
- Nếu xét theo kích thước hạt bụi có thể chia ra: Bụi kích thước hạt lớn có thể
nhìn thấy được, kích thước hạt bụi nhỏ chỉ nhìn qua được kính hiển vi hoặc kính hiển
vi điện tử. Những loại hạt nhỏ này rơi chậm hoặc bay lơ lửng trong không khí.
Tác hại của bụi là chui vào khí quản, hạt nhỏ hơn lọt và
o phế nang gây ra các bệnh
về phổi. Làm việc thường xuyên trong môi trường về bụi, sau một thời gian dai có thể
bị bệnh bụi phổi ở các dạng bụi silic, bụi silicát (hay trong xi măng), bụi than, bụi
nhôm. Bệnh bụi silíc là loại bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất.
Các loại bụi cứng, cạnh sắc cỏ thể gây chấn thương về mắt. Ngoài ra có thể làm
sưng lỗ châ
n lông dẫn đến viêm da.
2.2.3.Các biện pháp c
hống bụi
Sử dụng các thiết bị chống bụi và dụng cụ phòng hộ cá nhân là những biện pháp
tích cực phòng bụi. Các biện pháp chung là sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên và
nhân tạo, hút bụi cục bộ trực tiếp và một số biện pháp tổ chức nhằm làm giảm bụi ở
trong phòng và chỗ làm việc.
1.Trạm máy đập nghiền đá, kho bãi vật liệu rời, nhà máy hoặc trạm trộn bê t
ông
phải bố trí cách xa chỗ làm việc và nên bố trí cuối hướng gió thịnh hành.
2. Trong trường hợp cần thiết có thể thay đổi quá trình kĩ thuật thi công như cơ giới
hóa việc bốc dỡ và vận chuyển vật liệu rời trong các đường ống kín.
3. Phun nước tưới ẩm vật liệu trong các quá trình thi công phát sinh nhiều bụi.
4. Che đậy lín các bộ phận máy phát sinh nhiều bụi bằng vỏ che, từ đó đặt ống hút
thải bụi ra ngoài. Đặc biệt các m
áy nghiền đá và các băng chuyền vật liệu cần phải lắp
đặt các thiết bị che bụi.
5. Làm hệ thống thông hơi, hút bụi trong nhà trường có nhiều bụi.
6. Làm vệ sinh thường xuyên các phòng và nơi làm việc. Nếu đã sử dụng các thiết
bị hút thải bụi mà nông độ bụi vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép thì phải áp dụng các
biên pháp và dụng cụ vệ sinh cá nhân, đặc biệt đối với các công việc có nhiều bụi độc
phải dùng khẩu trang,bình thở, mặt lạ, kính bảo vệ mắt, mũi, mồm.
2.3. PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC
2.3.1. Nguyên nhân và tác hai nhiễm độc
Nhiễm độc
trong ngành xây dựng nói chung và ngành thủy lợi nói riêng gặp phải
trong quá trình thi công đất đá, bê tông hoặc sử dụng các vật liệu chứa chất độc như
sơn, nhựa đường v.v , khí độc còn trong lòng đất khi khảo sát địa chất, đòa giếng hoặc
đào các hố móng. Sự xâm nhập chất độ qua đường thở là nguy hiểm nhất, ngoài ra
cúng có thể qua đường tiêu hóa và da.
Nhiễm độc cấp tính xẩy ra trong trường hợp khi một lượng lớn c
hất độc xâm nhập
vào cơ thể trong một thời gian ngắn.
20
Nhiễm độc mãn tính là do kết quả tác dụng dần dần của chất độc vào cơ thể với số
lượng ít. Nhiễm độc mán tính sinh ra bệnh nghề nghiệp, vì thế các chất độc dùng trong
sản xuất được coi là tác hại nghề nghiệp. Các chất độc sử dụng trên công trường có thể
phân thành hai nhóm chính:
1.Các chất độc rắn: chì, thạch tín và một số loại sơn.
2. Các chất lỏng và khí: axít, cacbon, xăng,benzen, H
2
S (sunfua hydrô), ête,
sunfuarơ, axêtilen v.v
Theo đặc tính độc tố các chất độc chia thành bốn nhóm:
1.Các chất độc pha hủy lớp da và niêm mạc: HCL, H
2
SO
4,
C
2
O
3
và các chất khác.
2. Các chất phá hủy cơ quan hô hấp: S
i
O
2
, NH
3
, SO
2
, và các chất khác.
3. Các chất độc tác dụng đến máu: CO
4. Các chất độc tác dụng đến hệ thần kinh: Cồn, ête, sunfua hydô v.v
2.3.2 Các biện pháp phòng c
hống nhiễm độc
Để phòng các bệnh nghề nghiệp và nhiếm đọc có thể thực hiện các biện pháp sau
đây:
-Biện pháp tốt nhất là cố gắng không để người lao đông trực tiếp tiếp xúc với hơi
khí độc tỏa ra trong không khí nơi làm việc bằng cách áp dụng cơ giới hóa và tự động
hóa thi công; thay các chất độc nhiều bằng chất độc ít hoặc không độc; cách ly các
phòng với quá trình kỹ thuật độc hại v.v
- Sử dụng các thiết bị thông gi
ó để đưa chất độc ra khỏi khu vực sản xuất hoặc giảm
chúng dưới nông độ cho phép bằng các hình thức chụp hút để hút thải cục bộ, tủ hút
các chất độc trực tiếp.
- Có thể khử khí ở trong phòng bằng cách rửa sàn và tường bằng dung dịch 1% oxít
mangan kali có pha thêm axít HNO
3
với số lượng 5mg/l.
- Khi làm việc với chất độc phải sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân như mặt nạ
phòng ngạt, bình thở, kính, găng tay, ủng cao su, quần áo bảo hộ lao động.
Nhà nước đã ban hành các yêu cầu chung về an toàn khi sử dụng chất độc TCVN
3164 – 1979; Công việc sơn TCVN 2292-1978; sản xuất sử dụng, bảo quản và vận
chuyển hóa chất nguy hiểm TCVN 5507-1978. Cần phải chấp hành nghiêm chỉnh các
TC
VN này trong quá trình xây dựng khi phải tiếp xúc với các chất đôch hại.
2.4 CHỐNG TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG
2.4.1. Các nguồn phát sinh tiếng ồn và t
ác hại
Nguồn phát sinh tiếng ồn từ máy móc cơ khí, khí động, từ các máy điện Nó có thể
phát sinh trong nhà xưởng hoặc ở ngoài trời. Ngoài ra còn có tiếng ồn trong sinh hoạt.
-Tiếng ồn cơ khí xuất hiện nhiều nhất ở các máy móc có sự chuyển động bánh
răng, đai chuyển, ổ bị trượt, sự không cân bằng ở các bộ phận máy; sự va chạm giữa
các vật thể như các thao tác đập búa để rèn, gò v.v
- Tiếng ồn,
rung động sinh ra khi đổ bê tông, xe máy thi công, các máy động lực,
đóng cọc v.v
Tiếng ồn, rung động trong sản xuất là các tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của
chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tác hại của tiếng ồn làm giảm năng suất lao
động. Chịu ảnh hưởng của tiếng ồn sau một thời gian lâu, độ nhạy cảm thính giác của
21
con người sẽ giảm dần và có thể dẫn tới bị điếc hẳn. Tiếng ồn không những chỉ tác
dụng lên cơ quan thính giác mà còn tác dụng lên hệ thổng thần kinh cũng như các hệ
thống chức năng khác bên trong cơ thể.
Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể phụ thuộc vào cường độ âm thanh, tần số,
âm phổ, thời gian tác dụng và đặc tính riêng của từng người (độ nhạy cảm, lứa tuổi
v.v ).
Khi c
hịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống. Khi rời
khỏi môi trường ồn, độ nhạy cảm có khả năng phục hồi nhanh ( chỉ sau 2-3 phút).
Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đi rõ rệt. Sau một thời gian khá lâu
khi đã rời khỏi nơi ồn (vài giờ đến vài ngày) thính giác mới phục hồi đư
ợc. Nếu tác
dụng tiếng ồn lập lại nhiều lần, cơ thể có thể phát sinh những biến đổi có tính chất
bệnh lý gây ra các bệnh nặng tai và bệnh điếc.
Tiếng ồn có cường độ trung bình và cao gây kích thích mạnh hệ thống thần kinh
trung ương, sau một thời gian dài có thể dẫn đến hủy hoại sư hoạt động bình thường
của não (đau đầu, chóng mặt, sợ hãi hoặc bực tức, trì nhớ giảm v.v ) Nhiều công trình
nghiên cứu cho t
hấy tiếng ồn còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch, còn giảm
bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến sự co bóp bình thường của dạ dày.
Ảnh hưởng của rung động có cường độ lớn và thời gian tác dụng sẽ gây ra cho cơ
thể khó chịu, thay đổi hoạt động của tim, thay đổi chức năng của tuyến giáp trạng, rối
loạn hoạt động sinh dục nam
và nữ. Sự rung động còn gây ra các bệnh đau xương,
khớp. Đặc biệt trong những điêu kiện nhất định ảnh hưởng của rung động gây ra bệnh
nghề nghiệp.
2.4.2. Các thông số đặc trưng cho tiếng
ồn và rung động
Tiếng ồn đặc trưng bởi các thông số vật lý như cường độ, tần số và phổ của tiếng
ồn. Tiếng ồn có cường độ 100-120dB với tần số thấp và 80-95 dB với tần số cao có thể
thay đổi không phục hồi cơ quan thính giác. Tiếng ồn ở mức 130-150 dB có thể gây
thủng màng nhĩ của tai.
Sự thụ cảm của tiếng ồn bởi cơ qua
n thính giác phụ thuộc vào cường độ và tần số
của âm thanh.
Tai người cảm thụ âm thanh có tần số thấp kém hơn âm có tần số cao. Với tần số
dưới 300Hz là tần số thấp, từ 300-1000Hz là tần số trung và trên 3000Hz là tần số cao.
Những thông số đặc trưng cho sự rung động là biên độ dao động, tần số, vận tốc và
gia tốc. Bảng (2-1) là đặc trưng cảm g
iác của người chịu tác dụng rung động.
Bảng (2-1): Đặc trưng cảm giác của người chịu tác dụng rung động
Tác dụng của rung động Gia tốc rung động
(mm/s
2
)
Với tần số từ 1-10Hz
Vận tốc rung động
(mm/s)
Với tần số từ 10-100Hz
Không cảm thấy
Cẩm thấy ít
Cảm thấy vừa, dễ chịu
Cảm thấy mạnh, khó
chịu
10
140
125
400
1000
0,16
0,64
2,00
6,40
16,40
22
Có hại khi tác dụng lâu
Rất hại
>1000 >16,40
Theo tiêu chuẩn vệ sinh chỉ cho phép sử dụng những thiết bị nào khi làm việc sự
rung động của chúng không được vượt quá các trị số giới hạn cho phép.
2.4.3. Biện pháp chống
ồn và rung động
1. Chống tiếng ồn
a) Làm giảm cường độ tiếng ồn phát ra của máy
móc và động cơ bằng nhiều biện
pháp ký thuật như thay chuyển động tiến lùi của nhiều chi tiết thanh chuyển động
xoay; thay ổ bi lắc thành ổ bi trượt; thay chi tiết đinh tán bằng đường hàn; thay chuyển
động răng bằng chuyển động xoay; vít lại các ốc bị lỏng trong quá trình vận hành máy
v.v
b) Làm cách âm các phòng với nguồn ồn và sử dụng các biện phá
p giảm âm như: bố
trí khu vực sản xuất ồn cuối hướng gió; trồng cây xanh xung quanh để chắn ồn; xây
các tường cách âm bằng gạch rỗng và nhiều lớp hoặc dùng các bức vách lắp kính, cửa
kín.
c) Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân. Dùng bông, băng bịt lỗ tai, hoặc dung
bao ốp tai. Các loại bao bịt tai có thể giảm ồn tới 30dB khi tần số 500Hz và 40dB khi
tần số 2000Hz, nhưng do bao ốp tai chế tạo từ cao su bọt, áp lực lên m
àng da gần tai
quá lớn nê cũng làm cho người lao động mệt mỏi.
2. Chống tác hại của rung động
Để giải quyết giảm tác dụng của rung động ở chỗ làm việc đến mức tiêu chuẩn cho
phé
p có thể áp dụng những biện pháp sau:
-Xây dựng móng nhà và móng máy với mạch cách âm và một khe cách rung. Xem
hình 2.1 và hình 2.2. Chiều sâu đặt móng máy rung phải sâu hơn so với chiều sâu đáy
móng tường nhà.
Hình 2.1: Sơ đồ móng với mạch cách âm Hình 2.2: Sơ đồ móng với khe
cách rung
1.Móng; 2.Cát đệm; 1. Tấm lót; 2.Móng máy gây
rung
3. Máy gây rung động; 3. Khe cách âm; 4. Móng nhà;
23
- Làm giảm sự chuyền rung động xuống móng máy bằng cách thay sư liên kết cứng
băng liên kết giảm rung như lo xo hoặ lớp đệm đàn hồi (Cao su, amiăng, sợi bitum
v.v ). Ngoài ra có thể làm cách rung chỗ làm việc bằng cách dùng các tấm lớn đặt lên
các gối tựa đàn hôi trên nền rung động (xem hình 2.3).
Hình 2.3: Sơ đồ làm cách rung thụ động chổ làm việc.
1.tấm cách rung thụ động; 2. Lo xo; 3. Nền rung động; 4.Hướng rung động;
5và 6. Các gối tựa và dây teo của tấm (chỗ làm việc);
-Sử dụng các dụng cụ cá nhân: giầy chống rung có đế cao su hoặc gắn thêm lo xo,
sử dụng găng tay đặc biệt có lớp lót ở lòng bàn tay bằng cao su xốp dày.
2.5. CHIẾU SÁNG
2.5.1. Tầm quan trọng
của chiếu sáng trong xây dựng
Chiếu sáng hợp lý trong các nhà xưởng và nơi làm việc trên công trường là vấn đề
quan trọng để cải thiện điều kiện vệ sinh, đảm bảo ATLĐ và nâng cao NSLĐ.
Chiếu sáng không đầy đủ làm cho người lao động dễ mệt mỏi, phản xạ thần kinh
chậm, lâu ngày giảm thị lực, là nguyên nhân gián tiếp gây chấn thương, đồng thời làm
giảm NSLĐ và hạ chất lượng sản phẩm.
Chiếu sang quá thừa gây ra
hiện tượng mắt bị chói, bắt buộc mắt phải thích nghi
trong một thời gian nào đó khi phải nhìn từ chỗ sáng chói sang chỗ tối và ngược lại.
Điều này làm giảm sự thu hút của mắt, lâu ngày thị lực của mắt cũng giảm.
2.5.2. Cơ sở k
hoa học của thiết kế chiếu sáng
Mắt người nhận được các tia năng lượng và các bước song dài xác định. Phần nhìn
thấy của quang phổ mặt trời hạn chế bởi các tia đổ hồng ngoại với bước sóng dài
760mµ và các tia tím tử ngoại với bước sóng dài 380mµ. Tác dụng có hại đến mắt
người là những tia tử ngoại bước sóng dưới 315mµ và những tia hồng ngoại bước sóng
trên 1,2µ. Những tia có bước sóng trên 1,4µ có thể làm đục c
on ngươi mắt và tia trên
1,5µ gây ra bỏng mắt.
Năng lượng tia sáng nhìn được, được đánh giá bằng cảm giác ánh sáng gọi là quang
thông – là công suất bức xạ ánh sáng. Điều kiện vệ sinh chiếu sáng được đăc trưng độ
rọi E:
(2-1)
Trong đó:
E- Độ rọi (lx – đọc là lux)
F- Quang thông (lm – đọc là luymen)
24
S- Diện tích bề mặt chiếu sáng (m
2
)
Để đảm bảo chiếu sáng hợp lý không những cần phải bảo đảm đủ độ rọi bề mặt mà
còn phải đảm bảo ánh sáng phân bố đều trong phạm vi làm việc và trường nhìn; không
có hiện tượng chói, lóa; không có bóng đen và sự tương phản lớn. Tuy nhiên, hệ thống
chiếu sáng phải tối ưu về mặt kinh tế.
Độ rọi tối thiểu E
min
có thể tham khảo ở bảng 2 – 2.
Bảng 2-2: Độ rọi tối thiểu phù hợp với công việc cần chiếu sáng
STT Tên công việc cần chiếu sáng
Độ rọi tối thiểu
(lux)
1
Trên công trường:
- Trong khu vực thi công
- Trên đường ôtô
- Trên đường sắt
2
3
0,5
2 Công tác bốc dỡ và vận chuyển lên cao 10
3 Công tác làm đất, đóng cọc, làm đường
Công tác làm mặt đường.
10
25
4 Công tác lắp ghép các cấu kiện bê tông và gỗ 25
5 Công tác bê tông và bê tông cốt thép:
- Chuẩn bị cốt thép, cán, uốn
- Buộc cốt thép
- Lắp ráp ván khuôn và chống đỡ
- Đầm bê tông nhiều cốt thép
- Đầm bê tông khối lớn
50
25
25
25
10
6 Công tác xây gạch, đá 10
7 Công tác mộc 50
8 Công tác hoàn thiện:
- Trát, sơn
- Làm kính
50
75
2.5.3Chiếu sáng tự nhiên
Do ánh sáng tự nhiên thay đổi theo thời gian trong ngày, theo mùa và thời tiết nên
thiết kế mức độ chiếu sáng trong phòng theo tỉ lệ phần trăm giữa độ chiếu sáng trong
phòng và ngoài trời gọi là hệ số chiếu sáng tự nhiên.
(2-2)
Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên lấy theo quy phạm “Chiếu sáng tự nhiên cho các
công trường xây dựng” TCXD 29 – 1968.
Sử dụng chiếu sáng tự nhiên bằng nhiều cách:
- Chiếu sáng trên qua cửa trời hoặc cửa sổ lấy ánh sáng trên cao.
- Chiếu sáng bên qua cửa sổ ở tường.
- Chiếu sáng kết hợp hai hình thức trên.
2.5.4Chiếu sáng nhân tạo
Trong trường hợp ánh sáng tự nhiên không đủ thì phải thiết kế và sử dụng chiếu
sáng nhân tạo. C
hiếu sáng nhân tạo chủ yếu sử dụng các loại đèn dây tóc, đèn huỳnh
25
quang và các loại đèn đặc biệt khác. Để sử dụng hết phần quang thông của ánh sáng và
giảm tác dụng lóa mắt nên dùng chao đèn. Chao đèn thiết kế sao cho góc
tạo bởi
đường nằm ngang qua dây tóc và mặt phẳng qua rìa của chao đèn và tâm dây tóc nằm
ngoài hướng nhìn của mắt vào đèn để tránh lóa (xem hình 2.4)
Hình 2.4: Góc bảo vệ đèn chiếu.
a); b) Đèn day tóc bóng trong và bóng mờ; c) Đèn huỳnh quang.
So với đèn dây tóc, đèn huỳnh quang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn vì nó
phân bố ánh sáng tốt, ít chói, không cách biệt nhiều giữa ánh sáng đèn và ánh sáng tự
nhiên. Mặtkhác điện năng tiêu thụ ít, phát quang tốt và thời gian sử dụng lâu.
Trong điều kiện sản xuất có thể sử dụng chiếu sáng chung, cục bộ và kết hợp. Chiếu
sáng cục bộ nên hạn chế sử dụng vì sự tương phản giữa chỗ tối v
à chỗ quá sáng làm
cho mắt mệt mỏi, giảm năng suất lao động, có thể là nguyên nhân gây ra chấn thương.
Khi thi công ban đêm, để chiếu sáng các khu vực xây dựng, diện tích kho bãi lớn
phải dùng đèn pha chiếu sáng loại một đèn hoặc cụm nhiều đèn, được gắn trên cột cao
độc lập hoặc vị trí có sẵn của công trình.
The
o kinh nghiệm thường sử dụng loại đèn và bố trí trục đèn như sau:
- Diện tích chiếu sáng không lớn (nhỏ hơn 4000 – 5000m
2
), mức tiêu chuẩn ánh
sáng không cao (nhỏ hơn 2 lx), sử dụng đèn dây tóc có công suất 300 – 500w đặt trên
trục cao 15m, 20m hoặc 30m tùy theo diện tích chiếu sáng từ 100 – 350m
2
.
- Diện tích chiếu sáng lớn (trên 1000m
2
), mức tiêu chuẩn chiếu sáng cao và khó
bố trí nhiều trục đèn người ta có thể ghép các cụm đèn pha và khoảng cách các trụ đèn
có thể từ 400 – 500m.
Tính toán chiếu sáng nhân tạp có thể sử dụng 3 phương pháp: Phương pháp điểm,
phương pháp hệ số sử dụng quang thông, phương pháp tính theo công suất riêng. Tính
toán chi tiết như sau:
1.Phương pháp điểm
Áp dụng khi tính toá
n chieúe sáng cho các xưởng ở trên công trường và các phòng
sản xuất khác. Bỏ qua phần quang thông phản chiếu từ tường và trần, chỉ xét ánh sáng
chiếu thẳng xuống mặt phẳng nằm ngang và mặt phẳng thẳng đứng.
Độ rọi E
n
tại điểm A trên mặt phẳng nằm ngang (hình 2.5).
(2-3)