Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích không gian phục vụ đánh giá sinh kế khu vực đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 84 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI






ĐINH THỊ DIỆU



ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MODIS VÀ DỮ LIỆU
THỐNG KÊ XÃ HỘI TRONG PHÂN TÍCH
KHÔNG GIAN PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ SINH KẾ
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


HÀ NỘI – 2012




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI







ĐINH THỊ DIỆU


ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MODIS VÀ DỮ LIỆU THỐNG KÊ XÃ
HỘI TRONG PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN PHỤC VỤ ĐÁNH
GIÁ SINH KẾ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Bản đồ, Viễn thám và hệ thông tin địa lý
Mã số: 60 44 76

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. PHẠM VĂN CỰ



HÀ NỘI -2012



i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Ý nghĩa khoa học 4
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Cơ sở dữ liệu 5
8. Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM SINH KẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SINH KẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 7
1.1. Bối cảnh nghiên cứu Sinh kế 7
1.2. Đất ruộng và Sinh kế nông nghiệp bền vững 9
1.3. Các nguồn lực sinh kế và các nhân tố tác động đế
n Sinh kế ĐBSH 12
1.3.1. Các nguồn lực tự nhiên 12
1.3.1.1. Vị trí địa lý 12
1.3.1.2. Địa hình, địa mạo 13
1.3.1.3. Khí hậu 14
1.3.1.3. Thuỷ văn 16
1.3.2. Nguồn lực con người 17
1.3.3. Phân bố dân cư 19
1.3.4. Tác động của các chính sách nhà nước 22
1.3.4.1. Tổng quan về chính sách đổi mới của Việt Nam trong nông nghiệp từ năm
1986 đến nay 23



ii

1.3.4.2. Tác động của những chính sách đổi mới trong nông nghiệp này đến nền
kinh tế Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) 26
Chương 2: ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MODIS CHIẾT XUẤT LÚA VÀ ĐÁNH GIÁ
BIẾN ĐỘNG LÚA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2005-
2010 29
2.1. Tổng quan nghiên cứu ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa và trong đánh giá
biến động lớp phủ lúa 29
2.2. Chiết xuất lúa từ ảnh Modis 34
2.3. Dữ liệu và phương pháp tiến hành 37
2.3.1. Dữ liệu 37
2.3.2. Các bước tiến hành 39
2.3.3 Kiểm chứng đánh giá kết quả 45
2.4. Kết quả 46
2.4.1 Sự phân bố không gian của vùng trồng lúa trên đồng bằng sông Hồng 46
Chương 3: ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN CÁC CHỈ SỐ VÀ PHÂN NHÓM CÁC
VÙNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 50
3.1. Phương pháp tiến hành 50
3.2. Lựa chọn các biến phân tích và kết quả phân tích 53
3.2.1. Phân nhóm các kiểu hình sinh kế ĐBSH năm 2005 53
3.2.3. Đánh giá hoạt động Nông nghiệp năm 2010 59
KẾT LUẬN 62
1. Kết luận về phương pháp luận 62
2. Kết luận về kết quả đạt được ở Đồng bằng sông Hồng 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PH
Ụ LỤC 67





iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc trưng của các band phổ ảnh MODIS và ứng dụng 31
Bảng 2.2 : Tiêu chuẩn sử dụng để phân loại sử dụng đất 34
Bảng 2.3: 7 bands phổ với đầu thu MODIS được sử dụng trong đề tài 37
Bảng 2.4 Ma trận biến động giữa các loại hình lớp phủ giai đoạn 2005-2010 48
Bảng 3.1: Giá trị eigenvalue của các nhóm nhân tố 54
Bảng 3.2: Trọng số của các biến trên các trục nhân tố
56
Bảng 3.3: Giá trị Eigenvalue của các nhân tố 60




iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) 8
Hình 1.2: Khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững 10
Hình 1.3: Vị trí các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong Việt Nam 13
Hình 1.4: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại các trạm quan trắc thời kỳ
1970-2011 đồng bằng sông Hồng 16
Hình 1.5: Mật độ dân số cấp huyện Đồng bằng sông Hồng, năm 2010 17
Hình 1.6: Phân bố lao động trên 15 tuổi các tỉnh Đồng bằng sông Hồng 18
Hình 1.7 : Phân bố nghèo các tỉnh
Đồng bằng sông Hồng 19
Hình 1.8: Phân bố dân cư nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng 20
Hình 1.9: Kênh tác động của thay đổi chính sách đến thay đổi sử dụng đất nông
nghiệp 22
Hình 1.10: Thay đổi tỷ lệ đất Nông nghiệp theo đầu người ở ĐBSH 28
Hình 2.1: Chu kì phát triển của cây lúa 35

Hình 2.2: Ba chỉ số được Xiao sử dụng để dò tìm năng suất của mùa vụ lúa 36
Hình 2.3: Ảnh vệ tinh Landsat khu vực ven bi
ển 2001, 2005, 2009 38
Hình 2.4 : Bản đồ sử dụng đất ĐBSH năm 2005 38
Hình 2.5: Sơ đồ các bước tiến hành thành lập bản đồ phân bố lúa và bản đồ biến đổi
phân bố lúa 39
Hình 2.6: Các ảnh Modis trước và sau khi chuyển đổi hệ tọa độ 40
Hình 2.7: Ảnh đồng bằng Sông Hồng sau khi cắt 40
Hình 2.8: Ảnh tổ hợp màu và ảnh chỉ số mây 41
Hình 2.9: Ảnh chỉ s
ố mây và ảnh mặt nạ mây 41
Hình 2.10: Gộp các kênh ảnh 42
Hình 2.11: Tính toán các chỉ số LSWI, NDVI, EVI 43
Hình 2.12: Đồ thị phổ theo mùa của các giá trị LSWI, NDVI, EVI theo mùa của khu
vực Đồng bằng sông Hồng 44
Hình 2.13: Đồ thị tương quan giữa diện tích lúa thu từ ảnh Modis và diện tích lúa
theo số liệu thống kê 45



v
Hình 2.14: Sơ đồ tuyến thực địa kiểm chứng trên Đồng bằng sông Hồng 46
Hình 2.15: Bản đồ phân bố lúa Đồng bằng sông Hồng năm 2005 và năm 2010 47
Hình 2.16: Bản đồ biến động lớp phủ lúa đồng bằng Sông Hồng 48
giai đoạn 2005-2010 48
Hình 2.17: Diện tích lúa các tỉnh đồng bằng sông Hồng qua 2 năm 2005, 2010 49
Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu sinh kế nông thôn Đồng bằng sông Hồng 51
Hình 3.2: Đồ thị phân bố
các đo lường trong các phép phân tích thống kê 52
Hình 3.3: Phân tích thành phần chính cấp huyện năm 2005 53

Hình 3.4: Giá trị Eigenvalue của các nhóm nhân tố 54
Hình 3.5: Sự phân bố của các biến trên hai trục thành phần F1 và F2 55
Hình 3.6: Phân bố không gian của các kiểu vùng sinh kế nông thôn ĐBSH 58
Hình 3.7: Giá trị Eigenvalue của các nhân tố 59
Hình 3.8: Sự phân bố của các biến trên hai trục thành phần F1 và F2 60
Hình 3.9: Phân bố không gian của các vùng hoạt động trồng trọt và chăn nuôi năm
2010 các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng 61




vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
GIS Hệ thống thông tin địa lý
NDVI Normalized Difference Vegetation Index
LSWI Land surface water index
EVI Environmental vegetion index
MNDWI
GOS
Modification of Normalition Difference Water Index
Tổng cục thống kê



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Hiện nay sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà

nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế
giới. Khung sinh kế bền vững được tổ chức phát triển toàn cầu của vương quốc Anh
(DFID, 2001) đưa ra vào năm 1999 nhằm xem xét những yếu tố khác nhau ảnh
hưởng tới sinh kế con người, tìm hiểu xem các yếu tố này liên quan t
ới nhau như
thế nào trong từng bối cảnh cụ thể . Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển kinh
tế là cải thiện được sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư, đồng
thời luôn phải đặt nó trong khung cảnh biến động mạnh mẽ của các hình thức sử
dụng đất cũng như các nguồn lực tự nhiên. Biến đổi sinh kế được hiểu là biến đổi
các ho
ạt động kiếm sống, đó chính là các hoạt động sản xuất của các hộ gia đình.
Trong bối cảnh đa tương tác, biến đổi các nguồn lực và biến đổi các hoạt động kiếm
sống có quan hệ tương hỗ với nhau song yếu tố nào ảnh hưởng hay bị ảnh hưởng
bởi yếu tố nào lại phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế - xã hội của các địa ph
ương trong
những thời kỳ khác nhau.
Ở Việt Nam, đồng bằng sông Hồng – nơi vẫn được nhắc đến như cái nôi của
nền văn minh lúa nước Sông Hồng, được đặc trưng bởi sự đa dạng về cảnh quan với
dải địa hình đồi núi ở thượng lưu đồng bằng, địa hình bằng phẳng ở trung tâm và
dải thực vật ngập mặn ở ven bi
ển với nhiều đặc điểm nhân sinh. Các chính sách đổi
mới trong nông nghiệp từ sau năm 1986, sự tăng trưởng nhanh chóng về dân số
(Năm 1999: 16.833.837 người; đến năm 2009, dân số là 19.584.287 người – (theo
GOS), và tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nước (Năm 2009 tỉ suất tăng dân số thành
thị bình quân 4,2% - (theo GOS), đồng bằng sông Hồng trở thành một khu vực có
chuyển đổi sử dụng đất nông thôn m
ạnh mẽ và đạt thành tựu to lớn về xóa đói giảm
nghèo. Rất nhiều diện tích đất nông nghiệp đang chuyển thành đất đô thị của các dự
án đô thị hóa, tạo ra rất nhiều bước chuyển đổi nghề nghiệp và cơ cấu kinh tế trong
khu vực nông thôn của đồng bằng sông Hồng (Năm 1999: dân số làm nông lâm




2
nghiệp, thủy hải sản là 5.945.526 người, đến năm 2009 là 869.719 người (theo
GOS) đồng thời cũng đã tạo ra các vấn đề về môi trường và xã hội.
GIS và Viễn thám ngày nay đang được ứng dụng rộng rãi trong việc theo dõi
những biến đổi bề mặt Trái Đất, quản lí tài nguyên và môi trường trong đó nghiên
cứu hiện trạng lớp phủ thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất là những ứng d
ụng
phổ biến nhất. Vệ tinh MODIS (Moderate Resolution Imaging Spectroradiometer)
đã và đang được ứng dụng vào rất nhiều lãnh vực như ngành Khí tượng-Thủy văn
dùng để dự báo thời tiết, dự báo thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu ; ngành
Nông –Lâm nghiệp ứng dụng để theo dõi mức độ biến đổi thảm phủ thực vật, độ
che phủ rừng hoặc phòng cháy. Ngành môi trường cũng sử dụng các dữ liệu
MODIS vào công tác quản lý, điều hành. Nhờ khả năng phân tích không gian, thời
gian và mô hình hóa, GIS lại cho phép tạo ra những thông tin có giá trị gia tăng cho
các thông tin được triết xuất từ dữ liệu vệ tinh đó.
Các phương pháp toán thống kê ngày nay cũng đang được sử dụng rất hiệu
quả trong các phân tích địa lý. Cụ thể với các phương pháp phân tích đa biến như
phân tích thành phần chính, phân tích hồi quy, phân tích nhân tố giúp cho việc giải
thích mối tương quan của dữ li
ệu, khẳng định hay phủ định các giả thiết đặt ra ban
đầu và tạo ra một ý nghĩa địa lý rất quan trọng.
Từ những hiểu biết trên về Đồng bằng sông Hồng, học viên đã đặt ra câu hỏi
nghiên cứu:
- Đồng bằng sông Hồng đã có những thay đổi gì về hệ thống nông nghiệp nhất
là hệ thống canh tác lúa nước trong vòng gần một thập kỉ qua?
- Gi
ữa những thay đổi hệ thống canh tác lúa nước ở Đồng bằng sông Hồng và

các chỉ số kinh tế xã hội có những mối quan hệ như thế nào? Các quan hệ này có
thể làm chỉ báo về Sinh kế cho khu vực Đồng bằng Sông Hồng như thế nào?



3
- Có thế dùng dữ liệu Modis để chiết tách lúa và đánh giá biến động lớp phủ
từ cấp khu vực tới Đồng bằng sông Hồng hay không? Việc mở rộng nghiên cứu đa
tỉ lệ là có thể khả thi hay không?










Sơ đồ các bước nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng quan về sinh kế và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến Sinh kế
Đồ
ng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-2010
- Sử dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa và đánh giá những biến đổi hệ thống
sản xuất Nông nghiệp lúa nước khu vực Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-2010
- Đánh giá tương quan giữa biến đổi lớp phủ lúa và biến đổi về kinh tế xã
hội cũng như hệ thống sản xuất nông nghiệp Đồng bằ
ng sông Hồng giai đoạn 2005-
2010.


Huyện
Nguồn dữ liệu
Chiết xuất lúa
Cấp độ
Ảnh vệ tinh, bản đồ
sử dụng đất
Số liệu thống kê cấp
tỉnh, huyện
Phân tích tương
quan các chỉ số
Đánh giá biến đổi của Hệ thống sản xuất Nông nghiệp và Sinh kế
Hoạt động
Toàn đồng bằng




4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên nhiệm vụ cần thực hiện là:
- Tìm hiểu, tổng quan các đặc điểm sử dụng đất, đặc điểm kinh tế xã hội và
các đặc điểm sinh kế, đặc điểm về các chính sách thể chế ở đồng bằng sông Hồng
trong giai đoạn 2005-2010.
- Thu thập các tài liệu bản đồ, ảnh v
ệ tinh Modis. Xử lí, phân loại. Kiểm
chứng thực địa
- Thành lập các bản đồ hiện trạng lớp phủ lúa và biến động lúa qua giai
đoạn 2005-2010.
- Ứng dụng các phương pháp phân tích thống kê đánh giá biến động lúa

trong mối tương quan với các chỉ số kinh tế xã hội, nghề nghiệp, nông nghiệp đặc
trưng cấp huyện của toàn khu vực đồng bằng sông Hồng. Từ đó rút ra chỉ
báo về
sinh kế và biến đổi sinh kế, phân nhóm các kiểu vùng sinh kế khu vực đồng bằng
sông Hồng trong giai đoạn nghiên cứu.
- Đánh giá kết quả.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn:
- Không gian: Khu vực đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh
- Thời gian: hai năm 2005 và 2010.
- Phạm vi khoa học: Sinh kế là một khái niệm rộng có thể ở
nhiều cấp độ
khác nhau từ cấp vùng đến cấp nông hộ. Phạm vi của đề tài là đánh giá sinh kế nông
nghiệp cấp huyện




5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần khẳng định và mở rộng khả năng ứng dụng
phương pháp viễn thám vào việc theo dõi biến động lớp phủ đặc biệt là là
biến động vùng trồng lúa cho các khu vực nông nghiệp rộng lớn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng bản đồ khu vực trồng lúa ở Đồng bằng sông
Hồng từ
dữ liệu vệ tinh có đủ độ tin cậy, phương pháp đánh giá sinh kế
khoa học giúp các nhà quản lý có thể thấy được bức tranh chung về toàn
bộ nền sản xuất nông nghiệp cũng như những thay đổi sinh kế của vùng,
từ đó có những quyết sách phù hợp.
6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp xử lí dữ liệu viễn thám: xử lí và phân tích các tư liệu ảnh
Modis giai đoạn 2005 – 2010.
-
Phương pháp tích hợp GIS: phân tích không gian và đánh giá biến động đa
thời gian.
- Phương pháp phân tích thống kê : sử dung phương pháp phân tích hồi quy
và phân tích nhân tố tìm các chỉ số quan hệ giữa biến động lớp phủ và chỉ tiêu kinh
tế xã hội.
7. Cơ sở dữ liệu
- Dữ liệu bản đồ: Bản đồ sử dụng đất tỉ lệ 1:50 000 toàn Đồng bằng sông
Hồng
-
Dữ liệu ảnh vệ tinh: Ảnh Modis MOD 09A1 (tổ hợp 8 ngày) các năm
2005, 2010.
- Dữ liệu thống kê kinh tế xã hội toàn Đồng bằng sông Hồng cấp huyện
(Nguồn: Nhà xuất bản Thống kê) các năm từ 2005 đến 2010.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn được thực hiện gồm 66 trang, 34 hình và bản đồ, 7 bảng. Cấu trúc luận
văn ngoài phần mở đầu, kết luận còn có 3 chương



6
Chương 1: Tổng quan đặc điểm Sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến Sinh
kế đồng bằng sông Hồng
Chương 2: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa và đánh giá biến động lúa
khu vực đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2005-2010.
Chương 3: Đánh giá tương quan các chỉ số và phân nhóm các vùng sinh kế
của đồng bằng sông Hồng.
Kết luận

Tài liệu tham khảo
Phụ lục



7
Chương 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM SINH KẾ VÀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH KẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1.1. Bối cảnh nghiên cứu Sinh kế
Ý tưởng về sinh kế đã được đề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu của
R.Chamber những năm 1991
(R. Chambers and G. R.Conway, 1991) trong đó sinh kế
theo cách hiểu đơn giản là phương tiện để kiếm sống. Về sau khái niệm này xuất
hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu của F.Ellis
(E. F, 1999), Barrett va Reardon (C.
B. Barrett and T. Reardon, 2000)
….Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau
về sinh kế, tuy nhiên, có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có
ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. F.Ellis cho rằng
một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài
chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đế
n các tài
sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo
đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ
(E. F,
1999)
. Năm 2001, Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái
niệm về Sinh kế để hướng dẫn cho các hoạt động của mình thì Sinh kế còn được mô
tả tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt động của
một người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ ước của mình

(DFID, 2001). Sinh kế có thể được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như cá nhân,
hộ gia đình, thôn, vùng phổ biến nhất là cấp hộ gia đình.
Sinh kế bền vững (sustainable livelihood) từ lâu đã là chủ đề được quan tâm trong
các tranh luận về phát triển, giảm nghèo và quản lí môi trường cả trên phương diện
lý luận lẫn thực tiễn. Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã làm thay đổi cách tiếp cận
đố
i với phát triển trong thời kỳ những năm 1980 và 1990 theo hướng tập trung vào
phúc lợi của con người và tính bền vững nhiều hơn là phát triển kinh tế. Theo
(T.
Reardon and J. E. Taylor, 1996) một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối
phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc



8
tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi
không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một sinh kế bền vững khi nó có
khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và
tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền
tảng nguồn lực tự nhiên
(Tim Hanstad, et al., 2004). Về cơ bản, các khung sinh kế bền
vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế là:
1) nguồn lực sinh kế, 2) chiến lược sinh kế, 3) kết quả sinh kế, 4) các qui trình về
thể chế và chính sách, và 5) bối cảnh bên ngoài.












Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001)
Nguồn lực sinh kế (tài sản sinh kế) được coi là yếu tố trọng tâm trong ti
ếp cận sinh
kế bền vững. Đó là năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, để giảm nghèo và đảm
bảo an ninh bảo sinh kế, bao gồm:
 Nguồn lực tự nhiên (natural capital): bao gồm tài nguyên thiên nhiên như
đất đai, rừng, nước, biển, đa dạng sinh học…, mà con người có thể sử dụng.



9
 Nguồn lực vật chất (physical capital): bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầngnhư
các tài sản tư nhân, tài sản công cộng hỗ trợ cho các hoạt động sinh kế
 Nguồn lực tài chính (financial capital): bao gồm các nguồn vốn khác nhau,
có thể là tiền mặt hay tiền tiết kiệm, trang sức, các khoản thu nhập… có thể
sử dụng làm vốn luân chuyển.
 Nguồn lực xã hội (social capital): bao g
ồm các mối quan hệ giữa con người
với con người trong xã hội như các mạng lưới xã hội, họ hàng, bạn bè…
 Nguồn lực con người (human capital): bao gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh
nghiệm, khả năng lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục…
Các thể chế và chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các
sinh kế. Chúng được xây dựng và hoạt động ở tất cả các c
ấp từ hộ gia đình, đến cấp
vùng, quốc gia và quốc tế. Nhưng cũng có khi cùng một chính sách, ở địa phương

khác nhau lại có hiệu quả khác nhau.
1.2. Đất ruộng và Sinh kế nông nghiệp bền vững
Mặc dù tỉ lệ phát triển đô thị ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt
là sự phát triển của các thành phố lớn từ đầu những năm đầu của thế kỷ XIX, nh
ưng
đa số dân cư trên thế giới đều đang sống ở nông thôn và ở phần lớn các quốc gia
trên thế giới, nông thôn vẫn là chủ yếu (B. Q. Dũng, 2007). Hiện nay giới nghiên
cứu và người lập chính sách sử dụng chủ yếu hai biến số về nhân khẩu – quy mô và
mật độ tuyệt đối xét về mặt định cư – để xác định nông thôn. Sự tập trung dân cư
nông thôn ở các nướ
c thu nhập thấp và tầm quan trọng của xã hội nông thôn trong
các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội khiến cho việc hiểu biết về xã hội nông thôn
và các mối tương tác của nó với xã hội đô thị ngày càng có ý nghĩa.
Scoones là người đầu tiên đưa ra khung phân tích về sinh kế nông thôn bền
vững. Câu hỏi then chốt được đặt ra trong khung phân tích này là: trong một bối



10
cảnh cụ thể (về môi trường, chính sách, chính trị, lịch sử, sinh thái, các điều kiện
kinh tế-xã hội), sự kết hợp nguồn lực sinh kế nào sẽ tạo ra khả năng thực hiện các
chiến lược sinh kế (sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa các loại hình sinh kế, di dân)
nhằm đạt được các sinh kế nhất định. Mối quan tâm chính trong khung phân tích
này là các quy trình thể chế và chính sách – được coi là nhân tố trung gian giúp thực
hi
ện những chiến lược sinh kế này và đạt được các kết quả sinh kế mong muốn.
Trong các yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững, 5 nguồn lực sinh kế đóng vai
trò cốt lõi đối với các hoạt động sinh kế ở các cấp. Tuy nhiên các nguồn lực sinh kế
này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài và thể chế - chính
sách ở địa phương, có ảnh hưở

ng đến sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản mà
cuối cùng ảnh hưởng đến sinh kế (P. Filipe, 2005).


Hình 1.2: Khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững (
I. Scoones, 1998)



11
Khung sinh kế nông thôn bền vững cũng coi đất đai là một tài sản tự nhiên
rất quan trọng đối với sinh kế nông thôn. Quyền đất đai đóng một vị trí quan trọng
về nhiều mặt và tạo cơ sở để người nông dân tiếp cận các loại tài sản khác và những
sự lựa chọn sinh kế thay thế
(Tim Hanstad, et al., 2004). Đất đai cũng là một tài sản
tự nhiên mà qua đó có thể đạt được các mục tiêu sinh kế khác như đa dạng hóa sinh
kế, bình đẳng giới và sử dụng bền vững các nguồn lực
(P. Filipe, 2005). Đất đai là
phương tiện để kiếm sống, là đối tượng để đầu tư, làm giàu và kế thừa giữa các thế
hệ. DFID đã xuất bản tài liệu cố vấn có tựa đề: “Cuộc sống tốt đẹp hơn cho người
nghèo: Vai trò của đất đai và chính sách”
(DIFD, 2002). Tài liệu này chỉ ra rằng: Sự
đảm bảo, an toàn, và đủ năng lực chi trả về đất đai là cần thiết, tuy nhiên không
luôn là điều kiện đủ để giảm nghèo. Những tài liệu về chuyển dịch nghèo đói và
sinh kế đều nhấn mạnh sự liên hệ giữa sinh kế, nghèo đói và những vấn đề rộng hơn
về chuyển dịch ruộng đất
(J. Rigg, 2005)
Việt Nam là một nước nông nghiệp, quyền sử dụng đất hàm chứa nhiều ý
nghĩa và giá trị quan trọng, bao gồm ý nghĩa và giá trị của một phương tiện sản
xuất, một nguồn thu nhập và một loại tài sản có giá trị. Đặc biệt là đối với những

người sống ở các cộng đồng nông thôn và ven đô, việc nâng cao mức sống vẫn chủ
yếu được thự
c hiện bằng việc đa dạng hóa các hoạt động nông nghiệp (Worldbank,
2000)
sử dụng đất canh tác dường như là sinh kế đầu tiên mà mọi người lựa chọn.
Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ
người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của người nông dân. Ở Việt Nam,
dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực
chính. Từ các cánh đồng lúa ở vùng đồng bằng cho đến những thửa ru
ộng bậc thang
vùng miền núi, việc trồng lúa nước từ lâu đã là một đặc trưng cơ bản của nền nông
nghiệp Việt Nam
(J C. Castella and A. Erout, 2002). Trong đó Đồng bằng Sông
Hồng được nhắc đến như là cái nôi của nền văn minh lúa nước Việt Nam. Như vậy
việc đánh giá sinh kế ĐBSH cần phải nhấn mạnh đến vai trò của các nguồn lực tự
nhiên trong đó đất lúa là một trong những nguồn lực quan trọng. Việc trả lời các câu



12
hỏi: nguồn lực sinh kế nào, chiến lược sinh kế nào, thể chế-chính sách nào là quan
trọng để đạt được sinh kế bền vững cho các nhóm đối tượng khác nhau. Các kế
hoạch phát triển cần phải toàn diện, nhất là phải xác định được những mối tương tác
giữa các lĩnh vực làm ảnh hưởng đển sinh kế.
1.3. Các nguồn lực sinh kế và các nhân tố tác động đến Sinh kế ĐBSH
1.3.1. Các nguồn lự
c tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Vùng Đồng bằng sông Hồng là phần lãnh thổ ở phía Bắc Việt Nam, có tọa
độ địa lý trong khoảng từ 20

0
00' đến 21
0
20' vĩ độ Bắc và từ 105
0
30' đến 107
0
00'
kinh độ Đông, là vùng châu thổ được bao bọc bởi địa hình đồi núi ở ba mặt từ phía
Bắc vòng sang phía Tây và xuống phía Nam. Phía Đông của vùng giáp biển Đông
được mở rộng ra như đáy của một tam giác với độ dài khoảng 130 km có nhiều cửa
sông lớn, vịnh biển kín. Vị trí của vùng là nơi hội tụ đầu mối giao lưu phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội từ lâu đời của Việt Nam; v
ới trung tâm là Thủ đô Hà Nội
thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, tỏa đi
khắp các miền, các vùng lãnh thổ trong cả nước, với các nước trong khu vực và trên
thế giới.Vùng Đồng bằng sông Hồng nằm trong khu vực kinh tế- xã hội phát triển
nhanh và năng động của cả nước, do đó có điều kiện tiếp thu, thừa hưởng lợi thế
này trong quá trình xây dựng và phát tri
ển.



13

Hình 1.3: Vị trí các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong Việt Nam
1.3.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của vùng tương đối đa dạng, phong phú bao gồm vùng núi, trung
du, đồng bằng và ven biển, nhìn chung địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam, độ cao trung bình từ 0,4 m đến 12 m so với mặt nước biển. Toàn

vùng có thể chia thành 4 dạng tiểu vùng địa hình tương đối, tiểu vùng núi, tiểu vùng
trung du, tiểu vùng đồng bằng và tiểu vùng ven biển.
Ti
ểu vùng núi và trung du nằm ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam của vùng
bao gồm các dãy núi đá vôi, các đồi thấp lượn sóng phân bố ở các tỉnh Hà Tây,
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng. Các tiểu vùng này có địa
hình cao, đất đai tương đối tốt, thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Ngoài ra còn phục vụ cho việc khái thác khoáng sản và nguyên vật liệu xây dựng.



14
Tiểu vùng đồng bằng và ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, tuy
nhiên ở mức độ chi tiết thì địa hình chia cắt khá phức tạp, điển hình là sự chênh lệch
về độ cao và chia ô ở trung tâm vùng và ven biển (tiểu vùng Đồng bằng và Duyên
hải). Diện tích của vùng Châu thổ sông Hồng không rộng nhưng có nhiều sông và
chảy theo nhiều hướng, cùng với sự khai thác tài nguyên đất đai và xây dựng hệ
thống đê đậ
p dày đặc từ lâu đời nên đã phân chia thành rất nhiều ô lớn, nhỏ, những
con đê, đập trở thành phân ranh giới giữa các ô với sông. Phần đất bám sát trong và
ngoài đê thường cao hơn so với vùng sâu trong đê. Các sông lớn chảy qua vùng
thường có đê chính và phụ đã tạo nên nhiều dải đất rộng có địa hình cao thấp khác
nhau. Hàng năm các dải đất ven sông ngày càng được bồi đắp nâng cao dần, lòng
sông lắng đọng cát sỏi, phù sa đã làm cho mực nướ
c sông dâng cao vào mùa mưa
tràn ngập vào vùng đất thấp trong đê, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống
dân sinh. Tiểu vùng ven biển được hình thành tương đối với cốt đất thấp và bằng
phẳng, mức độ đe dọa bởi lũ của sông giảm đi nhưng lại chịu ảnh hưởng của triều
tràn tuy mức độ không lớn và trên diện tích hẹp.
Nhìn chung điề

u kiện địa hình của vùng cơ bản thuận lợi cho việc khai thác
sử dụng triệt để quỹ đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí dân cư, phát triển sản
xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn của vùng.
1.3.1.3. Khí hậu
Khí hậu của vùng mang tính chất khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng rất mạnh
của hai hướng gió chính là gió mùa Đ
ông Bắc và gió mùa Đông Nam và được phân
thành 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa xuân bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4,
nhiệt độ tăng dần, kèm theo mưa xuân cây trồng phát triển nhanh, mùa hạ từ tháng 5
đến tháng 7, thời tiết nóng nực, kéo theo mưa rào và gió bão, mùa thu từ tháng 8
đến tháng 10, thời tiết mát dịu, mùa đông từ tháng 11 năm đến tháng 1 năm sau,
nhiệt độ xuống thấp, giá rét, kéo theo mưa phùn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và
sinh hoạt của ng
ười dân (N. Đ. Ngữ, 2004)



15
 Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23
0
5C, lượng bức xạ cao
vào khoảng 115 kcal/cm
2
/năm, từ tháng 5 đến tháng 10 mặt đất có thể thu nhận từ
10 -15 kcal/cm
2
, từ tháng 11 đến tháng 4 lượng bức xạ khoảng từ 7- 9
kcal/cm
2
/tháng. Cán cân bức xạ ngay cả những tháng mùa đông đều dương, tổng số

giờ nắng đạt tới 1.400 - 1.600 giờ/năm.
 Lượng mưa: Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.500 - 2.000 mm,
lượng mưa phân bố theo mùa; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa chiếm
trên 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng
mưa ít chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm.
 Độ ẩm: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm chênh lệch không lớn, tháng
có độ ẩm cao nhất và tháng có độ ẩm thấp nhất chênh nhau 12%. Độ ẩm trung bình
tối đa là 92%, độ ẩm trung bình tối thiểu là 80%. Độ ẩm trung bình tháng dưới 85%
chỉ chiếm 35%.
Nhìn chung khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng thuộc miền khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều và được phân hoá theo mùa, sự chênh lệch nhiệt
độ giữa các mùa và các tháng trong mùa tương đố
i lớn, lượng bức xạ và tổng số giờ
nắng trong năm tương đối cao; mưa phân bố theo mùa, lượng mưa tập trung vào
mùa hạ, độ ẩm không khí trung bình rất cao, đây là điều kiện thuận lợi cho cây
trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển quanh năm. Tuy nhiên sự thay đổi thất thường
trong chế độ mưa, gió gây trở ngại cho sản xuất và đời sống con người, đây cũng là
nét đặ
c trưng nổi bật của khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng.



16
















Hình 1.4: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại các trạm quan trắc thời kỳ
1970-2011 đồng bằng sông Hồng
1.3.1.3. Thuỷ văn
Mạng lưới sông ngòi: Đồng bằng sông Hồng có mạng lưới sông, ngòi, hồ, ao
phong phú và đa dạng, có hai hệ thống sông chủ yếu là sông Hồng và sông Thái
Bình với mật độ mạng lưới sông từ 1-1,3 km/km
2
, tạo nên vùng đồng bằng châu thổ
phì nhiêu màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Sông Hồng là con sông lớn
nhất miền Bắc có chiều dài 200km, có tổng lượng nước hàng năm khá lớn trung
bình tới 1.220.10
9
m
3
. Lũ sông Hồng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 sông, trong đó



17
sông Đà chiếm 41- 61%, sông Lô 20-34%, sông Thao 15-22%, khi lũ của ba con
sông này gặp nhau thì sông Hồng sẽ có các ngọn lũ lớn đột xuất.
1.3.2. Nguồn lực con người

Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số
trung bình là 949 người/km
2
(năm 2011). Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
trong vùng giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao, gấp 5 lần so với mật độ trung
bình của cả nước, gấp gần 2,2 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long, gấp 8 lần so
với miền núi và trung du Bắc Bộ và gấp 10 lần so với Tây Nguyên.











Hình 1.5: Mật độ dân số cấp huyện Đồ
ng bằng sông Hồng, năm 2010
Những nơi dân cư đông nhất của vùng là Hà Nội (2013 người/km
2
), Bắc
Ninh (1.289 người/km
2
), Hải Phòng (1.233 người/km
2
), Hưng Yên
(1.242người/km
2

). Ở các nơi khác, chủ yếu ở khu vực rìa phía Bắc và Đông Bắc của
châu thổ, dân cư thưa hơn. Sự phân bố dân cư quá đông ở Đồng bằng sông Hồng
liên quan tới nhiều nhân tố như nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa

×