Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Cân bằng trong cuộc sống - Mô hình lý thuyết và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.61 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
1. Giới thiệu 1
2. Tổng quan lý thuyết 2
2.1. Cân bằng trong cuộc sống 2
2.2. Áp lực trong cuộc sống 3
2.2.1. Khái niệm áp lực trong cuộc sống 3
2.2.2. Phân loại áp lực cuộc sống 3
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực cuộc sống 3
2.3. Các nghiên cứu về áp lực và cân bằng trong cuộc sống 3
3. Tác hại của việc mất cân bằng trong cuộc sống và một số phương pháp để lấy
được sự cân bằng trong cuộc sống. 5
3.1. Tác hại của việc mất cân bằng trong cuộc sống 5
3.2. Các phương pháp giúp cân bằng trong cuộc sống 7
4. Một số đề xuất giúp tạo được cân bằng cuộc sống trong thực tế 12
4.1. Về phía doanh nghiệp và người sử dụng lao động 12
4.2. Về phía người lao động 14
5. Kết luận 15
Tài liệu tham khảo 16



1

1. Giới thiệu
Các bạn có bao giờ tự hỏi thực sự thì mục đích sống của mình là gì không? Chắc hẳn
trong chúng ta ở các độ tuổi khác nhau đều đã từng hỏi câu hỏi ấy và có rất nhiều câu trả
lời. Lúc nhỏ mục đích sống của chúng ta là được lớn lên trở thành một bác sĩ giỏi, chuyên
trị bệnh cho những người nghèo khổ trên thế giới hay trở thành một thủ tướng uy nghiêm
đứng phát biểu giữa hàng triệu quốc dân. Lớn hơn một xíu, mục đích của chúng ta là học
tập đại học thật tốt, nhanh chóng ra trường, kiếm thật nhiều tiền để Tết về mang những
món quà tự tay mình mua được, dành tặng cho bố mẹ già yếu ở nhà đang ngóng chờ chúng


ta trở về sau nhiều tháng năm xa cách. Khi có gia đình, mục đích sống của chúng ta là vì
những đứa trẻ ngây ngô mà mỗi khi chúng ta đi làm về chúng cứ bập bẹ kêu mẹ ơi, ba ơi.
Mỗi chúng ta đều có những mục đích sống cho riêng mình, tuy nhiên để đạt được những
mục đích đó thật sự không dễ dàng bởi vì chúng mâu thuẫn và xung đột với nhau. Bạn
không thể mong muốn kiếm thật nhiều tiền, giành hết thời gian cho công việc vừa mong
muốn có thể trở thành một người cha tốt. Bạn cũng không thể sống thật lâu khi bạn không
tập luyện thể dục, thể thao vì bạn quá bận việc ở công ty. Mục đích là định hướng cho cuộc
sống nhưng để cân bằng các mục đích đó lại là phương pháp, là cách thức bạn sống trong
cuộc sống của chính bạn.
Vậy như thế nào là cân bằng trong cuộc sống và làm thế nào để có thể cân bằng được
trong cuộc sống? Đây thực sự là vấn đề mà mỗi người chúng ta quan tâm, dù là ở góc độ
doanh nghiệp, người sử dụng lao động hay góc độ người lao động. Hằng ngày chúng ta
đều phải đối mặt với rất nhiều áp lực ở ngoài xã hội kia, áp lực từ chính gia đình và áp lực
từ trong mỗi chúng ta. Làm thế nào để các bạn có thể cân bằng được các mối quan hệ, các
mối quan tâm và đem lại niềm vui và sự vững tin cho các bạn trước cuộc sống hiện đại
ngày nay? Bài tiểu luận này của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi đó và gợi ra
cho bạn những lời khuyên thật bổ ích mà tự bản thân mỗi người sẽ cảm nhận và thực hiện
theo cách của mình.
Nói về cân bằng trong cuộc sống, chúng ta cần phải đề cập đến áp lực cuộc sống. Giữ
cân bằng trong cuộc sống chính là việc giảm các áp lực trong cuộc sống ở mức thấp nhất,
2

cân bằng được những tác động bên ngoài để tinh thần của chúng ta luôn vui vẻ thoái mái.
Chính vì vậy, bài tiểu luận này sẽ tập trung giới thiệu các định nghĩa cân bằng trong cuộc
sống, các loại áp lực mà chúng ta gặp phải và một số bài nghiên cứu trên thế giới xoay
quanh vấn đề này. Phần tiếp theo sẽ đưa ra những số liệu về tác hại của áp lực trong cuộc
sống cũng như những mô hình, quy tắc để thực hiện cân bằng trong cuộc sống. Dựa trên
các quy tắc này, chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp thực tế để thực hiện cân bằng trong
cuộc sống. Cuối cùng là phần kết luận, tổng kết lại nội dung của bài tiểu luận.
2. Tổng quan lý thuyết

2.1. Cân bằng trong cuộc sống
Cân bằng trong cuộc sống là một khái niệm thuộc về phạm trù khoa học tâm lý và nó
là một trong những kỹ năng mềm mà chúng ta cần phải trang bị cho mình. Thực tế khó có
thể đưa ra một khái niệm thật chính xác cho cân bằng trong cuộc sống nhưng chúng ta có
thể hiểu cân bằng trong cuộc sống theo một số cách sau:
Cân bằng trong cuộc sống là cách thức điều chỉnh những biến động trong cuộc sống về
với mục đích mà bạn đặt ra cho mình.
Cân bằng trong cuộc sống cũng có nghĩa là sự dung hòa các mối quan hệ trong cuộc
sống để bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và quên đi những phiền muội lo toan.
Cân bằng trong cuộc sống là giảm áp lực trong cuộc sống, làm những việc để bạn cảm
thấy hài lòng với cuộc sống của chính bản thân mình.
Dù định nghĩa theo nghĩa nào, chúng ta có thể rút ra một cách hiểu chung nhất về cân
bằng trong cuộc sống là một kỹ năng sống mà bất cứ ai cũng cần phải có để có thể giảm áp
lực trong cuộc sống, đạt được các mục đích của mình và luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc
và yêu đời.
Cân bằng trong cuộc sống rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nhưng nhiều
người không quan tâm đến điều đó. Chúng ta có rất nhiều mục đích nhưng chúng ta thường
chỉ quan tâm đến một mục đích và chúng ta chỉ lao theo mục đích đó, làm tất cả vì mục
đích ấy mà vô tình quên đi các mối quan hệ xung quanh, quên đi những mục đích quan
3

trọng khác. Hậu quả là đến khi chúng ta mất đi nhiều mối quan hệ, nhiều mục đích khác,
chúng ta mới nhận ra chúng quan trọng thế nào. Có nhiều người muốn dung hòa tất cả
những thứ trên nhưng không biết cách làm hoặc làm không đúng cách và hậu quả họ phải
chấm dứt cuộc sống của mình để thoát khỏi những áp lực ấy. Phần tiếp theo sẽ nói về các
vấn đề liên quan đến áp lực trong cuộc sống.
2.2. Áp lực trong cuộc sống
2.2.1. Khái niệm áp lực trong cuộc sống
Theo vật lý học, áp lực là lực tác động trên diện tích bề mặt của một vật hay lực ép
vuông góc với mặt chịu lực. Theo xã hội học, áp lực được hiểu là tất cả những tác động

của công việc, đời sống gia đình, các mối quan hệ tình cảm…mang đến cho con người. Áp
lực là một trong những động cơ để con người vươn lên, nhưng nếu áp lực quá nhiều sẽ gây
ra tình trạng căng thẳng (stress) và những hậu quả nghiêm trọng khác.
2.2.2. Phân loại áp lực cuộc sống
Theo nghiên cứu của hai giáo sư Thomas H. Holmes và Richard H. Rahe, đại học
Washington, Mỹ, có sáu áp lực chính tác động lên cuộc sống mỗi người, bao gồm: Áp lực
về tài chính; Áp lực công việc; Áp lực gia đình; Áp lực về các vấn đề sức khỏe và sự an
toàn của cá nhân; Áp lực về các mối quan hệ cá nhân và Áp lực về sự sống – cái chết, được
– mất, hơn – thua.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực cuộc sống
Cũng theo hai tác giả trên, các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực cuộc sống bao gồm: Yếu
tố tính cách; Yếu tố lứa tuổi; Yếu tố công việc; Yếu tố sức khỏe; Yếu tố gia đình và Yếu
tố môi trường tự nhiên và xã hội.
2.3. Các nghiên cứu về áp lực và cân bằng trong cuộc sống
Liên quan đến hai khai niệm nêu trên, có rất nhiều bài nghiên cứu nhằm tìm ra những
tác động của áp lực đến cuộc sống cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng trong
cuộc sống. Bởi vì mỗi con người khác nhau, mỗi ngành nghề khác nhau, mỗi thời điểm và
4

vị trí khác nhau sẽ có những mức chịu đựng áp lực khác nhau, nên các bài nghiên cứu
thường giới hạn ở mỗi quốc gia và ngành nghề cụ thể.
Bài nghiên cứu A Study on Factors Influencing Work Life Balance of School Teachers
in Coimbatore của Giáo sư S.S.Saravanan và Phó Giáo sư Dharani năm 2014 tìm hiểu về
các nhân tố tác động đến sự cân bằng trong cuộc sống và công việc của các giáo viên ở
thành phố Coimbatore của Ấn Độ. Các tác giả đã sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện,
khảo sát 150 giáo viên trung học bao gồm cả nam và nữ để tìm hiểu về vấn đề trên. Qua
phép kiểm định T và kiểm đinh Anova 1 chiều bằng phần mềm SPPS cho các biến thời
gian biểu và deadlines; loại hình công việc, số giờ lao động, sự kỳ vọng về cấp trên; nhận
làm thêm các công việc ở nhà; quan hệ cá nhân; yêu cầu du lịch, báo cáo công việc đúng
giờ; tự hào về công việc…, các ông đã kết luận rằng các giáo viên nữ thì chịu áp lực tốt

hơn và có được sự cân bằng trong cuộc sống tốt hơn so với giáo viên nam.
Trong bài nghiên cứu A Study Of Work Related Stress Factors Affecting Work Life
Balance Using Combined Overlap Block Fuzzy Cognitive Mapping năm 2013, A.Victor
Devadoss và J. Befija Minnie đã sử dụng phương pháp bản đồ nhận thức kết hợp chồng
chéo (COBFCMs) để tìm hiểu các yếu tố áp lực tác động đến sự cân bằng trong cuộc sống.
Kết quả các ông tìm ra có 5 nhân tố tác động tới sự mất cân bằng trong cuộc sống bao gồm:
khoảng cách với người quản lý; khối lượng công việc quá nhiều, thời gian làm việc kéo
dài; mâu thuẫn nhu cầu công việc; thái độ của đồng nghiệp và thiếu sự độc lập cá nhân.
Theo bài khảo sát năm 2012 của tổ chức BIS về cân bằng trong cuộc sống của nhân
viên, BIS đã chỉ ra rằng những nhân viên làm việc bán thời gian, có giờ làm việc linh động
thì có mức cân bằng trong cuộc sống tốt hơn so với các nhân viên toàn thời gian.
Trong báo cáo giải pháp nhân sự năm 2006, tổ chức Wilson Banwell và PROACT đã
khảo sát hơn 600 nhân viên và 2000 công nhân Canada về vấn đề cân bằng trong cuộc sống
khi bước vào thế kỷ 21. Kết quả cho thấy có 34% người được khảo sát cho rằng thật khó
khăn khi có thể đạt cân bằng trong cuộc sống ở thế kỷ 21 so với thế kỷ 20 và 62% sự mất
cân bằng đến từ áp lực công việc. Khảo sát cũng tìm ra rằng có đến 48%, 46% và 40%
5

người được khảo sát nhận thấy khả năng quyết định khối lượng công việc, chọn giờ làm
việc và sự thấu hiểu của người quản lý giúp họ có được sự cân bằng trong cuộc sống.
Có thể thấy đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề cân bằng trong cuộc sống. Hầu hết
các nghiên cứu đều đã chỉ ra con người cảm thấy mất cân bằng khi chịu những áp lực đến
từ công việc họ đang làm. Nếu chúng ta có một công việc với thời gian linh động và sự tự
chủ cao thì việc giải quyết các áp lực đến từ gia đình và cá nhân sẽ trở nên dễ dàng và thuận
lợi hơn rất nhiều. Phần tiếp theo sẽ nói về những tác hại của việc chịu đựng áp lực và đề
cập một số phương pháp giúp chúng ta lấy được cân bằng trong cuộc sống.
3. Tác hại của việc mất cân bằng trong cuộc sống và một số phương pháp để lấy được
sự cân bằng trong cuộc sống.
3.1. Tác hại của việc mất cân bằng trong cuộc sống
Thực tế khó có thể đo lường được tác hại của mất cân bằng trong cuộc sống. Sự mất

cân bằng trong cuộc sống có thể khiến chúng ta cảm thấy mọi thứ xung quanh thật tồi tệ,
khiến chúng ta mất niềm tin vào cuộc sống, tạo nên sự chán chườm và do đó gây nên hiệu
suất làm việc giảm sút, mất dần mối quan hệ xung quanh. Tác hại nghiêm trọng nhất mà
áp lực cuộc sống gây ra đó chính là khiến con người phải tìm cách giải thoát bản thân mình
bằng biện pháp tử tự.
Theo số liệu hình 1 chỉ ra, có thể thấy số người tự tử mỗi năm trên thế giới rất lớn. Cứ
40 giây trôi qua thì sẽ có một người tự vẫn. Trung bình trên 100.000 dân thì có 11.4 người
tự tử. Mức tự tử cao nhất tập trung ở các nước châu Á và một số quốc gia ở phía đông châu
Phi. Việt Nam và các nước láng giềng có mức tự tử hàng năm trung bình, ở mức 5-9.9
người trên 100.000 dân. Cũng theo hình 1, tỷ lệ người tự tử ở độ tuổi 20-30 với thu nhập
thấp và trung bình chiếm gần 80% vụ với tỷ lệ nam cao hơn nữ.
Đa phần nguyên nhân dẫn đến tự tử là áp lực của công việc và cuộc sống. Ở Trung
Quốc hiện nay, tỷ lệ quan chức cấp cao của nước này tự sát rất lớn, chủ yếu đến từ áp lực
của việc tăng cường phòng chống tham nhũng của chính quyền. Nhật Bản và Hàn Quốc có
số lượng sinh viên, học sinh tự tử hằng năm cao mà nguyên nhân chính là áp lực học tập
6

và thi cử. Xu hướng tìm kiếm thành công trong con đường học vấn tại Hàn Quốc rất lớn.
Nhiều phụ huynh muốn con của họ phải giỏi nhất trong mọi lĩnh vực vì vậy áp lực bắt đầu
dồn lên những đứa trẻ từ cấp phổ thông trung học. Các lớp học bắt đầu từ 8h sáng và kết
thúc vào khoảng 16h chiều nhưng tại một số trường học sinh phải ở lại tới tận 22h. Nhiều
học sinh được thuê gia sư và có thể học tới tận 2h sáng để chuẩn bị cho những kỳ thi. Áp
lực học tập của sinh viên Hàn Quốc còn lớn hơn gấp nhiều lần. Ở trường đại học KAIST,
nếu điểm trung bình tất cả các môn trong học kỳ giảm 0,01%, sinh viên phải nộp phạt 60
nghìn won (55 USD). Như vậy, nếu điểm trung bình giảm 2,5%, sinh viên sẽ phải nộp 3
triệu won (2.760 USD). Những thanh niên từ 20-30 tuổi ở Hàn Quốc tự sát chủ yếu bởi vì
những áp lực kinh tế và sự canh tranh gay gắt trong công việc.














Hình 1. Tình trạng tự tử toàn cầu với số liệu năm 2012
Nguồn: WHO và Cafef.vn (2014)
7

Nếu xét về ngành nghề làm việc, theo nghiên cứu của Mỹ thì những áp lực, căng thẳng
và cạnh tranh trong công việc khiến người làm các công việc sau đây có tỷ lệ tự sát cao
nhất. Đó là những nhà khoa học với tỷ lệ tự sát cao hơn 1.28% tỷ lệ tự sát bình quân, tiếp
đến là những người làm nông, thợ điện, nhân viên môi giới bất động sản, cảnh sát, nhân
viên tài chính và bác sĩ. Thực sự chúng ta khó có thể nghĩ những ngành nêu trên lại có
nhiều người tự sát nhưng ở bất cứ mỗi công việc, mỗi vai trò mà chúng ta đảm nhận đều
có những áp lực mà không phải ai cũng có thể vượt qua được. Con đường để họ vượt qua
được áp lực chính là tự sát.
3.2. Các phương pháp giúp cân bằng trong cuộc sống
Theo nghiên cứu của Trung Tâm điều độ giữa công việc và cuộc sống (Work-Life
Balance Centre) tại Newton Burgoland, Leicestershire (Anh) thì việc cân bằng công việc
và cuộc sống cho nhân viên được đề cập đến lần đầu tiên năm 1986, sau khi có rất nhiều
người lao động dành thời gian quá nhiều cho công việc, công ty mà xao lãng hoàn toàn gia
đình, bạn bè. Đối với nhiều nước, việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên
được xem là yếu tố mang tính chiến lược trong lĩnh vực quản lý nhân sự tại các công sở
trong thế kỷ 21. Một nghiên cứu gần đây cho thấy trung bình người Mỹ có 4 ngày nghỉ

phép không sử dụng hết, đã đem lại cho các công ty khoản doanh thu thêm lên tới 76 tỉ
USD. Tuy nhiên trung bình cứ 1USD có thêm do nhân viên không nghỉ phép, các công ty
Mỹ phải tiêu tốn đến 7USD cho các chi phí như nhân viên căng thẳng, nghỉ ốm, làm việc
không hiệu quả. Khảo sát mới đây nhất của Mạng cộng đồng doanh nhân Caravat.com về
cân bằng giữa công việc và cuộc sống với trên 2.000 người lao động cho kết quả: chỉ có
27% người trả lời có được sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống, trong khi đó có tới 62%
cảm thấy ít hay nhiều bị mất cân bằng và 11% hoàn toàn không tìm thấy được sự cân bằng.
Cũng theo khảo sát này, chính sách về cân bằng công việc và cuộc sống đã được người
lao động xem xét như một điều kiện quan trọng thứ hai chỉ sau lương bổng trong các tiêu
chí lựa chọn công việc mới của họ. Tuy nhiên, hiện nay rất ít doanh nghiệp Việt Nam xây
dựng các chính sách để cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho người lao động. Cụ thể
trong số 2.000 người được hỏi thì chỉ có 34% trả lời là doanh nghiệp của họ có chính sách
8

này, 32% trả lời là không có và 34% nói họ không biết. Điều này cho thấy các doanh nghiệp
rất xem nhẹ vấn đề bảo đảm cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên.
Vì vậy, để có thể lấy được cân bằng trong cuộc sống, cần phải có sự kết hợp từ hai phía-
người sử dụng lao động và bản thân người lao động. Do đó, nhóm sẽ đưa ra hai phương
pháp để lấy cân bằng trong cuộc sống tương ứng với nhiệm vụ của 2 thành phần nêu trên.
Đầu tiên là về phía doanh nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp đã dần chú
ý đến tạo sự cân bằng trong cuộc sống-công việc cho nhân viên. Đơn cử như công ty
Navigos với việc tập trung xây dựng môi trường làm việc vui vẻ, thân thiện và công bằng
để mỗi ngày, các nhân viên đến công sở với tâm lý hào hứng và thoải mái nhất. Phương
châm quản trị nhân sự của Navigos Group: “Mỗi ngày đi làm là một ngày vui”. Một ví dụ
khác là PepsiCo với hệ thống “biên bản” để đánh giá khả năng của người lãnh đạo dựa trên
khả năng họ có đảm bảo cho nhân viên nghỉ đủ ngày phép hàng năm. Tuy nhiên các biện
pháp trên vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, do đó chúng tôi xin giới thiệu công cụ
tư duy sáng tạo SCAMPER mà Michael Michalko đề xuất theo hình 2 như sau:
- Sự thay thế (S): Bạn có thể sử dụng thiết bị thay thế hay thay đổi một quá trình cho
một công việc hiện tại có thể giúp đẩy mạnh cách bạn kinh doanh.

- Sự kết hợp (C): Các hoạt động tốn nhiều thời gian nào có thể kết hợp hoàn thành
chung với nhau để tiết kiệm thời gian?
- Sự thích nghi (A): Đôi khi những ý tưởng hoặc quá trình nào đó từ một doanh nghiệp
khác mà chúng ta có thể áp dụng để giúp làm việc hiệu quả hơn vẫn nên được áp
dụng.
- Sự sửa đổi (M): Bạn có thể giảm thiểu điều gì một cách an toàn trong cuộc sống của
bạn?
- Thay đổi cách sử dụng (P): Bạn có thể đặt một số nhân viên vào những lĩnh vực khác
bằng cách đào tạo họ
- Loại bỏ (E): Những gì bạn có thể loại bỏ hoàn toàn? Điều này có thể bao gồm các quy
trình thái độ và con người.
9

- Sắp xếp lại (R): Làm thế nào để sắp xếp lại thói quen hàng ngày của bạn để gần gũi
với gia đình hơn?












Hình 2. Công cụ tư duy sáng tạo SCAMPER
Nguồn: Michael Michalko
Thứ hai về phía bản thân mỗi người, chúng tôi giới thiệu phương pháp PERMA do

Martin Sligman đưa ra trong quyển “Flourish” (Thành đạt) của ông – một quyển sách có
tầm ảnh hường lớn được xuất bản vào năm 2011. PERMA là từ ghép của 5 chữ cái P
(Positive Emotions), E (Engagement), R (Positive Relationships), M(Meaning) và
A(Accomplishments/Achievement). Theo Martin, 5 thành tố này sẽ giúp con người chúng
ta cân bằng trong cuộc sống:
Những cảm xúc tích cực (P – Positive Emotions)
10

Những cảm xúc tích cực có thể kế đến như cảm giác hài lòng, hạnh phúc, thỏa mãn,
bình yên, vui vẻ, tràn đầy hứng khởi… Những cảm xúc này mang đến cho chúng ta một
nguồn năng lượng tràn trề cho công việc lẫn cuộc sống.
Trước tiên, xét về khía cạnh nghề nghiệp. Chúng ta đã thực sự phát huy hết tài năng và
thế mạnh của mình trong vai trò hiện tại chưa? Chúng ta chỉ có thể hài lòng và hạnh phúc
với công việc khi làm đúng việc yêu thích và phù hợp. Đồng thời, hãy dành đôi chút thời
gian để xác định ai hay điều gì có thể đem lại niềm vui cho chúng ta. Ví dụ chúng ta thích
được ở ngoài trời và hòa mình vào thiên nhiên, vậy sao chúng ta không thử mang một chút
thiên nhiên vào văn phòng hay góc làm việc của mình để cảm nhận được sự bình yên? Đơn
giản là để thổi vào nếp sống thường nhật của bạn những luồng cảm xúc tích cực và những
nguồn vui mới. Theo ông, chúng ta đừng trì hoãn những việc mang lại cho mình khoảnh
khắc hạnh phúc!
Sự gắn kết (E - Engagement)
Chỉ khi gắn kết thật sự với những việc đang làm, chúng ta mới đạt được kết quả tốt
nhất. Cách tốt nhất để thật sự gắn kết với công việc là hãy yêu thích công việc đó. Hãy tìm
những khía cạnh trong công việc mà chúng ta yêu thích như những dự án phù hợp, những
người đồng nghiệp thân thiện, môi trường làm việc hay những điều bạn có thể học hỏi
được. Nếu chúng ta không thể trả lời được câu hỏi “Bạn thích gì ở công việc hiện tại?”, đã
đến lúc chúng ta tìm cho mình công việc mới thích hợp hơn.
Tiếp đó, hãy gắn kết bản thân với những điều chúng ta yêu thích trong cuộc sống. Chẳng
hạn như đọc sách, xem phim, đi dạo, gặp gỡ bạn bè hay chơi thể thao… Chính những sở
thích này sẽ giúp chúng ta giảm stress, lấy lại cân bằng.

Những mối quan hệ tích cực (R – Positive Relationships)
Con người là “những thực thể xã hội”, và những mối quan hệ tốt chính là cốt lõi của sự
thành công. Thông thường, những người có mối quan hệ tích cực và nhiều ý nghĩa thường
hạnh phúc hơn những ai không có được điều đó.
11

Chúng ta có những mối quan hệ tích cực trong cuộc sống không? Đó có thể là mối quan
hệ gia đình, bạn bè, hay đồng nghiệp. Phần lớn thời gian của chúng ta tại nơi làm việc, mối
quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ hỗ trợ chúng ta đắc lực trong công việc và giúp cân bằng
cuộc sống nơi công sở.
Tiếp đến, hãy nhìn lại cuộc sống cá nhân của chúng ta. Đã bao lâu rồi chúng ta chưa
gặp người bạn thân? Sinh nhật của cha/mẹ bạn là ngày nào và chúng ta đã chuẩn bị gì chưa?
Đôi khi cuộc sống bận rộn làm bạn xao lãng những mối quan hệ gia đình, bạn bè, những
người luôn ở bên bạn dù chúng ta thành công hay thất bại. Hãy cam kết sẽ dành nhiều thời
gian hơn cho gia đình, bạn bè và duy trì điều này thật đều đặn. Theo ông, chúng ta không
thể hạnh phúc khi không có họ trong cuộc đời.
Ý nghĩa cuộc sống (M – Meaning)
Ý nghĩa cuộc sống đến từ việc phục vụ cho một mục đích lớn lao hơn chính bản thân
mình. Mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau về ý nghĩa cuộc sống, đó có thể xuất
phát từ tôn giáo hay từ mong muốn một cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Hãy tìm kiếm ý
nghĩa trong từng việc chúng ta làm để nuôi dưỡng cho mình cảm xúc vui sống. Ví dụ, công
việc chúng ta đang làm phục vụ cho ai, và mang lại cho họ những gì? Đây chính là động
lực giúp chúng ta làm tốt công việc với niềm tự hào. Ngoài ra hãy dành thời gian bên gia
đình, tham gia các hoạt động từ thiện… tất cả điều này giúp chúng ta sống có ý nghĩa hơn,
khi đó chúng ta sẽ cảm thấy thật sự hài lòng.
Thành tích (A - Accomplishments/Achievement)
Nhiều người trong chúng ta luôn phấn đấu để hoàn thiện bản thân theo một cách nào
đó – có thể là phát triển một kĩ năng, thăng tiến trong công việc hay chiến thắng ở một cuộc
thi. Không lời nào có thể diễn tả được niềm vui và niềm tự hào khi đạt được những thành
tích trên.

Thành tích chính là những mục tiêu chúng ta luôn cố hết sức để đạt được trong công
việc lẫn cuộc sống. Xác định điều chúng ta thực sự muốn và đạt được những điều này sẽ
12

giúp cuộc sống thăng hoa. Vậy đâu là những điều bạn muốn? Martin đã đưa ra một số câu
hỏi để giúp xác định được sự cân bằng trong cuộc sống:
- Giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn là gì?
- Mục tiêu quan trong nhất trong đời bạn, ngay lúc này là gì?
- Nếu hôm nay bạn biết rằng mình chỉ còn sống trong 6 tháng, bạn sẽ làm gì với
khoảng thời gian còn lại?
- Bạn sẽ làm gì nếu ngày mai bạn trúng 1 triệu đô la tiền mặt?
- Bạn đã luôn muốn làm gì, nhưng lại ngại thử sức?
- Bạn thích làm gì nhất? Điều gì đem lại cho bạn cảm giác tự hào và hài lòng về bản
thân nhất?
- Giả sử bạn biết mình sẽ không thất bại, thì điều vĩ đại nhất bạn từng dám ước mơ là
gì?
Trên đây là những phương pháp giúp cân bằng trong cuộc sống đã được nhiều nước
trên thế giới thừa nhận và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên có thể sự khác biệt về văn hóa, địa
lý nên một vài quy tắc, phương pháp nêu trên khó có thể áp dụng ở Việt Nam. Phần tiếp
theo chúng tôi sẽ đưa ra các phương pháp đơn giản hơn, thực tế hơn để giúp lấy được cân
bằng trong cuộc sống.
4. Một số đề xuất giúp tạo được cân bằng cuộc sống trong thực tế
Bài tiểu luận này hướng về khía cạnh quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, giúp
các doanh nghiệp có thể quản lý nhân viên một cách tốt nhất, mang lại năng suất cao trong
công việc. Vì vậy, những đề xuất chúng tôi đưa ra cũng là những giải pháp giúp cho chính
doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự và bản thân mỗi nhân viên có thể cân
bằng trong cuộc sống.
4.1. Về phía doanh nghiệp và người sử dụng lao động
13


Trong mục 2-Tổng quan các lý thuyết và bài nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra một số
nghiên cứu về vấn đề những yếu tố tác động đến sự cân bằng trong cuộc sống của nhân
viên, do đó chúng tôi đề xuất các ý kiến sau:
Thứ nhất, mỗi doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn nữa về việc tạo sự cân bằng trong
công việc và cuộc sống của nhân viên. Sự chú trọng này thể hiện qua việc nâng cao chế độ
phúc lợi cho nhân viên như việc có chế độ cho nhân viên nghỉ phép dài ngày nếu như lý
do hợp lý, chính đáng và sự thể hiện tốt của nhân viên trong công việc. Ngoài ra những chế
độ du lịch, nghỉ dưỡng dành cho cán bộ, công nhân viên có thành tích tốt cũng sẽ tạo động
lực cho nhân viên làm việc hiệu quả và giúp họ quên đi áp lực trong công việc.
Thứ hai, những người quản lý cần phải quan tâm đến cảm xúc của nhân viên. Không
nên tạo quá nhiều áp lực cho nhân viên mà hãy để nhân viên làm việc trong sự thoải mái
nhưng cũng tạo sự cạnh tranh để nâng cao hiệu quả công việc. Sau những giờ làm việc,
đua tranh căng thẳng, những người quản lý và nhân viên cần có thời gian nói chuyện cởi
mở, vui vẻ để chia sẻ những khó khăn, vướng mắc với nhau trong quá trình làm việc.
Thứ ba, doanh nghiệp cần phải xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vững chắc,
hướng đến sự linh động cao trong giờ giấc làm việc, tạo cho nhân viên cảm giác văn phòng,
công ty thực sự là ngôi nhà thứ hai của họ. Khi học cảm thấy thoải mái thực sự trong công
việc, hiệu quả làm việc của công ty được nâng cao và bản thân người nhân viên cũng giảm
được một gánh nặng áp lực trên vai.
Thứ tư, doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ SCAMPER nêu ở phần 3 trên nhưng
không áp dụng cứng nhắc mà linh hoạt theo tính chất công việc doanh nghiệp mình. Trên
ý tưởng, cơ sở và nguyên tắc của SCAMPER, mỗi doanh nghiệp tự sáng tạo cho chính
mình một phương pháp riêng để quản trị nhân sự hiệu quả. Để đạt được điều này, doanh
nghiệp cần phải dành sự đầu tư đúng mức vào quản trị nhân sự, hoạch định kế hoạch nhân
sự và đào tạo nhân viên, trong đó bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho nhân
sự cần phải tích cực và chủ động đào tạo, trang bị các kỹ năng mềm cần thiết cho mỗi nhân
viên.
14

4.2. Về phía người lao động

Thứ nhất, phải lập kế hoạch cho bản thân và xác định những mục đích, mục tiêu của
mình. Muốn cân bằng trong cuộc sống, đầu tiên chúng ta phải xác định được xung quanh
chúng ta có những áp lực gì, những mục đích, mục tiêu chúng ta đặt ra trong cuộc sống là
gì để lên kế hoạch cho mình, liệt kê ra những công việc cần phải làm để đạt được những
mục tiêu đó. Trên cơ sở ấy, chúng ta mới có thể đối phó với những áp lực gặp phải và cảm
thấy vui vẻ, thoải mái.
Thứ hai, chúng ta cần phải tìm ra cho mình mục tiêu cốt lõi trong cuộc sống. Nếu bạn
là người dành mọi sự quan tâm cho công việc, bạn nên xác định mục tiêu của mình là công
việc và chia sẻ điều đó cho những người thân, những người bạn quan tâm. Nếu họ hiểu
được cho bạn, họ sẽ ủng hộ bạn hết mình. Ngược lại nếu bạn là người sống vì gia đình, bạn
nên chia sẻ điều đó cho đồng nghiệp của bạn để họ có thể hỗ trợ, giúp đỡ cho bạn những
khi bạn phải lựa chọn giữa công việc và gia đình. Xác đinh mục tiêu cốt lõi không phải để
tập trung tất cả vào mục tiêu đó, mà để khi bạn phải đứng giữa những ngã rẻ của sự lựa
chọn, bạn hãy dựa vào mục tiêu cốt lõi ấy để hành động đúng đắn. Vậy làm sao để xác định
được mục tiêu cốt lõi của bản thân trong hằng hà sa số những mục tiêu của mình? Mục tiêu
cốt lõi có thể thay đổi theo từng giai đoạn, nhưng bạn hãy thử suy nghĩ, hãy cảm nhận bằng
cả trái tim mình, thực sự bạn cần điều gì trong cuộc sống. Khi bạn buồn thì điều gì khiến
bạn có động lực để vui vẻ, hạnh phúc và tràn ngập năng lượng trở lại. Những hình ảnh đầu
tiên hiện ra trong đầu bạn chính là mục tiêu cốt lõi bạn đang tìm kiếm.
Thứ ba, bạn cần có một sức khỏe tốt. Dù bạn đối phó với bất cứ kẻ địch nào trên thế
giới, bạn cũng cần phải có một sức khỏe tốt. Hãy chơi một môn thể thao nào đó bạn thấy
bạn hứng thú. Hằng ngày bạn chơi nó một cách đều đặn, chắc chắn sự vận động các cơ bắp
sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, một thực đơn đầy đủ chất dinh
dưỡng sẽ khiến bạn khỏe mạnh, vui vẻ và tươi trẻ hơn so với những người thường xuyên
bỏ bữa.
Thứ tư, hãy đến với những sở thích của bạn. Cuộc sống vốn vội vã, nó cuốn chúng ta
khỏi những sở thích, sở trường của chúng ta, khiến chúng ta quên đi việc thực hiện chúng
15

mà lại dành thời gian quý báu cho những công việc tốn nhiều thời gian như lướt mạng hay

ngủ nướng. Bạn hãy đọc sách, hãy nghe nhạc, học đàn, hãy đi du lịch để mở mang đầu óc,
để cởi mở tinh thần, để giúp bạn cảm thấy cuộc sống bên ngoài thật đẹp, nhưng cuộc sống
ấy cũng còn nhiều người khổ đau, bạn là một trong những người có số phận may mắn hơn,
vì vậy cần phải sống sao cho xứng đáng, sống sao để thực sự cuộc sống ấy hạnh phúc, vui
tươi.
Cuối cùng, hãy dành thời gian cho những người bạn quan tâm, họ sẽ giúp cho chúng ta
lấy lại được cân bằng một cách tốt nhất. Đặc trưng của con người chúng ta là giao tiếp, con
người không thể thiếu được việc trò chuyện, giải bày cảm xúc. Đặc biệt là những người
hiểu chúng ta, nói chuyện với họ bạn sẽ cảm thấy trút được gánh nặng trong đầu, bạn sẽ
cảm thấy có người đồng cảm, bạn sẽ không còn cảm thấy đơn độc trong cuộc chiến chống
lại áp lực nữa. Khi chia sẻ, trò chuyện với họ, họ sẽ cho bạn những lời khuyên thật hữu ích,
những lời khuyên mà chủ quan bạn không thể nghĩ ra nhưng với góc nhìn khách quan họ
sẽ tư vấn cho bạn. Hãy trân trọng họ vì đối với bạn họ là những món quà vô giá mà tạo hóa
ban tặng, dù bạn đi lệch, dù bạn đã đi rất xa, dù bạn làm sai, dù bạn thế nào, họ vẫn ở bên,
nắm tay bạn để nâng bạn dậy, hướng bạn về vị trí cân bằng của bản thân mình.
5. Kết luận
Cân bằng trong cuộc sống là một kỹ năng cực kỳ cần thiết mà mỗi người chúng ta phải
trang bị để có thể đối phó với những áp lực chúng ta gặp phải hằng ngày. Việc mất cân
bằng trong cuộc sống gây ra nhiều tác hại và nó là một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến những ca tự sát thương tâm khắp thế giới. Để có thể giúp một cá nhân có thể lấy
lại được sự cân bằng trong cuộc sống, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của bản thân cũng như các
chính sách quản trị nhân sự hợp lý của nơi họ làm việc. Bài tiểu luận đã giới thiệu về 2
phương pháp SCAMPER và PERMA đã được nhiều doanh nghiệp và cá nhân áp dụng rộng
rãi. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đưa ra nhiều giải pháp thực tế, hy vọng sẽ là định hướng
giúp mọi người tự xác định cho mình những phương cách để tạo được cân bằng trong cuộc
sống hiện đại ngày nay.

16

Tài liệu tham khảo

Những giải pháp để giảm các áp lực trong cuộc sống hiện nay đối với học viên cao học
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, Nhóm học viên cao học khoa quản trị kinh doanh, 2014.
Báo cáo tình hình tự sát trên thế giới năm 2014, WHO, ngày 4/9/2014.
Nghiên cứu của Work-Life Balance Centre.
A Study on Factors Influencing Work Life Balance of School Teachers in Coimbatore, Dr.
S.S.Saravanan, P.D Dharani, 2014.
A Study Of Work Related Stress Factors Affecting Work Life Balance Using Combined
Overlap Block Fuzzy Cognitive Mapping, A.Victor Devadoss and J. Befija Minnie, 2013.
The Fourth Work-Life Balance Employee Survey, Department for Business Innovaton &
Skills, Employment Relations Research Series 122, 2012.
Under Pressure – Implications of Work-Life Balance and Job Stress, Wilson Banwell và
PROACT, Human Solutions Report, 2006-07.
Business Edge, Quản lý thời gian, Nhà xuất bản Trẻ 2007.
Cẩm nang kinh doanh Harvard, Quản lý thời gian, Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. Hồ Chí
Minh 2008.
Website Thông tin kinh tế Cafef.vn
Website Đào tạo kỹ năng Kyna.vn
Website Trung tâm tư vấn và đào tạo cuộc sống đúng nghĩa kynang.edu.vn
Website Tuyển dụng Vietnamworks.com
Website Kynang360.com

×