PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Dạy học là hoạt động chủ đạo trong mỗi nhà trường. Chất lượng dạy học
có đạt hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào trình độ, năng lực của mỗi
giáo viên. Giáo viên là người thực hiện phương pháp giảng dạy, là người tổ
chức, điều khiển và đồng thời cũng là người trực tiếp hướng dẫn học sinh tìm ra
kiến thức mới. Đặc biệt khi dạy phân môn tập làm văn mà cụ thể là thể loại văn
miêu tả, giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, vững chắc, có nghệ thuật sư phạm
khéo léo để khai thác và phát huy vốn ngôn ngữ tiềm ẩn trong óc tư duy sáng tạo
của mỗi học sinh.
Đối với học sinh miền núi, viết văn là một nội dung khó vì môn tập làm
văn mang tính đặc thù của môn học giàu trí tưởng tượng và biểu cảm. Để viết
được một bài văn miêu tả hay đòi hỏi các em phải có sự quan sát tinh tế, có vốn
từ phong phú, biết cảm nhận sự vật hiện tượng, biết so sánh, nhân hoá, liên
tưởng và diễn đạt bằng từ ngữ, hình ảnh trôi chảy, sáng tạo.
Nội dung các bài tập làm văn lớp 4,5 gắn với các chủ điểm, có sự tích hợp
rõ nét với các phân môn khác trong chương trình tiếng việt. Viết văn là cơ hội
giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo chủ điểm đang học, góp phần phát
triển năng lực phân tích tổng hợp của học sinh. Tư duy hành động của trẻ được
rèn luyện và phát triển qua việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá… khi
miêu tả. Do đó văn miêu tả có một vị trí vô cùng quan trọng.
Văn miêu tả giúp học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người
và thiên nhiên, có cơ hội bộc lộ cảm xúc cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển
nhân cách con người Việt Nam theo mục tiêu đào tạo của chương trình sách giáo
khoa hiện hành.
Ở Tiểu học, tập làm văn là nội dung tích hợp có vị trí quan trọng trong
chương trình tiếng việt, góp phần hệ thống lại kiến thức tiếng mẹ đẻ cho học
sinh làm phong phú tâm hồn các em.
1
Qua miêu tả về vật, phong cảnh và nhất là tả người sẽ thể hiện tình cảm
chân thực, bộc lộ năng lực ngôn ngữ và khả năng cảm thụ sáng tạo của mỗi học
sinh.
Học sinh miền núi mà đặc biệt là học sinh trường Tiểu học Tân Lập vốn
sống, vốn từ rất hạn chế. Ngay cả đối tượng học sinh khá giỏi, khi làm bài văn
miêu tả các em thường xa vào liệt kê chi tiết cụ thể, thiếu kĩ năng khái quát, tổng
hợp vấn đề. Đặc biệt, các em chưa biết sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa,
sử dụng câu cảm thán, các hình ảnh đối lập khi miêu tả nên chất lượng các bài
viết văn thấp.
Đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học là một nhiệm vụ
quan trọng của chủ đề năm học đồng thời cũng là vấn đề mang tính ‘cấp thiết’’
được Đảng, nhà nước, Ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm . Với trường Tiểu học
Tân Lập, chúng tôi coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ cấp
bách cần được giải quyết. Do đó vai trò chỉ đạo, định hướng của người cán bộ
quản lí là rất cần thiết.
Sau nhiều năm chỉ đạo chuyên môn và trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển học
sinh giỏi tại trường, tôi đã dành nhiều thời gian, đầu tư nhiều công sức để tìm
hiểu và nghiên cứu về vấn đề “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng giờ
dạy môn tập làm văn cho giáo viên Tiểu Học” .đồng thời giúp học sinh khá
giỏi khối 4,5 của nhà trường viết được những bài văn hay, tích luỹ được những
kinh nghiệm, những kĩ năng cần thiết khi làm bài văn viết mà cụ thể là thể loại
văn miêu tả.
2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Trong mỗi học sinh đều tiềm ẩn một khả năng sáng tạo. Tư duy mỗi em
có những sở trường riêng. Ở độ tuổi lớp 4,5 các em đã bước sang giai đoạn đầu
tiên của quá trình tư duy trìu tượng vì thế các em luôn muốn tìm tòi, khám phá
thế giới xung quanh bằng sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và thường thể hiện
nét ngộ nghĩnh, cảm nhận thế giới xung quanh theo cách riêng với trí tưởng
tượng phong phú, độc đáo .
Các em khám phá thế giới xung quanh bằng con mắt bỡ ngỡ, kì thú, trong
sáng, trìu mến và đầy cảm xúc. Những bức tranh tả thiên nhiên con người của
các em thường êm dịu, hài hoà, sâu lắng và thơ mộng.
Quan sát thế giới xung quanh rồi dùng phương tiện ngôn ngữ nói, viết để
tái hiện lại là một quá trình tư duy với cách nhìn riêng, sự lựa chọn riêng và một
bản sắc cảm xúc riêng. Mỗi bài văn miêu tả là một sáng tác thể hiện trí thông
minh, khả năng cảm thụ cái đẹp và nhu cầu sáng tạo ra cái đẹp trong bản thân
mỗi học sinh.
Quá trình thực hiện các kỹ năng làm văn là cơ hội giúp học sinh mở rộng
vốn từ và làm cho các em gắn bó với sự vật xung quanh, thổi vào tâm hồn các
em tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Đó là yếu tố quan trọng để hình thành
nhân cách con người .
Trong phân môn tập làm văn lớp 4,5, thể loại văn miêu tả chiếm hầu hết
chương trình, được phân bố như sau :
TT Kiểu bài
Số tiết
Tổng số tiết
2 nămhọc
Lớp 4 Lớp 5
1 Khái niệm miêu tả 01 0 1
2 Tả đồ vật 10 3 13
3 Tả cây cối 11 3 14
4 Tả con vật 08 3 11
5 Tả cảnh 0 17 17
6 Tả người 0 15 15
Tổng số tiết cả năm 30 41 71
3
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1.Công tác giảng dạy của giáo viên:
Để tìm hiểu thực trạng giảng dạy tập làm văn nói chung và dạy văn miêu
tả nói riêng, tôi đã tiến hành dự giờ, khảo sát chất lượng học sinh và thu được
kết quả như sau:
Kết quả khảo sát giáo viên trường Tiểu học Tân Lập nửa đầu học kì 1
năm học 2012 – 2013 :
Tổng số
GV
Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
14 0 0 2 14,28% 10 71,4 4% 2 14,28%
Căn cứ kết quả bảng thống kê ta thấy tỉ lệ giáo viên đạt giờ dạy giỏi về
phân môn Tập làm văn không có; tỉ lệ khá thấp, tỉ lệ trung bình chiếm đa số toàn
trường, đặc biệt vẫn còn giáo viên bị xếp loại yếu. Như vậy chất lượng giảng
dạy phân môn tập làm văn chưa đạt hiệu quả cao.
Nhận định chung qua điều tra: Chất lượng giảng dạy phân môn tập làm
văn nói chung và cụ thể là chất lượng giảng dạy giờ dạy tập làm văn ở dạng bài
văn miêu tả của giáo viên còn thấp. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên mới
dừng lại ở mức hoàn thành các yêu cầu cơ bản của tiết dạy tức là giúp học sinh
biết liệt kê hình ảnh và bước đầu miêu tả hình ảnh theo yêu cầu của đề bài song
việc miêu tả rất khô khan, đơn điệu, máy móc; học sinh tả thực thiếu sự liên
tưởng . Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc khai thác vốn từ, rèn kỹ năng
tư duy, khả năng diễn đạt sáng tạo cho học sinh. Một số giáo viên còn lúng túng
khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề, lựa chọn hình ảnh
Trong tiết dạy, giáo viên chưa chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng các biện
pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hoá, đảo ngữ, điệp ngữ, câu cảm
thán… khi miêu tả đối tượng.
Hình thức, phương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa đổi mới làm cho
học sinh nhàm chán, chưa yêu thích môn học. Đặc biệt, khi dạy học sinh khá
4
giỏi giáo viên thường chỉ quan tâm đến việc cung cấp kiến thức cho học sinh,
chưa chú ý đến tâm lí căng thẳng của học sinh khi tiếp cận đề bài. Đây là một
hạn chế rất phổ biến của nhiều giáo viên không chỉ riêng giáo viên ở trường
Tiểu học Tân Lập .
2. Thực trạng về chất lượng các bài viết văn miêu tả của học sinh khá giỏi khối
4,5 trường Tiểu học Tân Lập.
Kết quả khảo sát học sinh khá giỏi khối 4,5( đầu HKI năm học 2012-2013):
Đề bài: Vào đầu năm học mới, em được bố mẹ mua cho một chiếc cặp.
Em hãy tả lại chiếc cặp ấy và nói lên suy nghĩ của mình.
Kết quả kiểm tra như sau:
Khối
Tổng
số HS
Loại giỏi Loại khá Loại TB
SL TL SL TL SL TL
4 18 3 16.6% 11 61,1% 4 36.3%
5 21 5 23.8% 14 66.6% 2 9.6%
XLC 8 20.5% 25 64.1% 6 15.4%
Căn cứ kết quả thống kê ta thấy mặc dù tất cả học sinh khảo sát của hai
khối 4,5 đều là học sinh khá giỏi nhưng số lượng học sinh có khả năng viết được
bài văn hay ( đạt điểm giỏi ) chưa cao, đa số học sinh viết văn chỉ dừng lại ở
mức đạt khá và đạt yêu cầu ( chiếm 79.5%).
Nhận định chung qua điều tra: Phần lớn học sinh nhà trường đặc biệt
là học sinh dân tộc thiểu số đều rất hạn chế trong việc viết văn( văn miêu tả).
Các em chưa biết cách quan sát hoặc biết cách quan sát song không biết cách
diễn đạt. Nghèo nàn về vốn từ. Các bài viết thiếu sự liên tưởng, so sánh, thiếu
tính sáng tạo. Hầu như bài viết của các em là các bài tả thực bằng ngôn ngữ nói
hằng ngày do đó mắc nhiều sai xót trong việc dùng từ, lựa chọn hình ảnh, sử
dụng hình ảnh. Đặc biệt các em chưa có thói quen sử dụng câu cảm thán, sử
dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ khi miêu tả.
Từ thực trạng trên, để thực hiện tốt chủ đề năm học “ Đổi mới công tác
quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn
5
Tập làm văn của giáo viên và đặc biệt là giúp các em học sinh khá giỏi khối 4,5
trường Tiểu học Tân Lập viết được những bài văn miêu tả hay, trong sáng kiến
này tôi xin trình bày cách làm của mình như sau:
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
1. Bồi dưỡng kiến thức văn học cho giáo viên:
Theo tôi, muốn có trò giỏi trước hết phải có thầy giỏi. Vì vậy giải pháp đầu
tiên tôi thực hiện là bồi dưỡng để nâng cao kiến thức văn học cho giáo viên.
Việc bồi dưỡng giáo viên phải tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức :
Xây dựng tiết dạy mẫu, tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn tổ khối, sinh
hoạt chuyên môn toàn trường, sinh hoạt chuyên môn liên trường tạo điều kiện để
giáo viên giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Tổ chức các hội thi bao gồm cả nói và viết để rèn kỹ năng trau dồi ngôn ngữ,
kỹ năng diễn thuyết, trình bày . Ngoài hội thi giáo viên giỏi, tôi đã tổ chức các
hội thi như: thi thuyết trình về việc trưng bày vở sạch chữ đẹp tại lớp học; thuyết
trình về việc trang trí lớp học; thuyết trình về bồn hoa của lớp; thi viết về mái
trường; viết về Bác Hồ; giới thiệu cảnh đẹp đất nước, các loài cây, các loài hoa;
giới thiệu các danh nhân lịch sử; thi tuyên truyền về phòng chống ma túy,
HIV/AIDS; bảo vệ môi trường; phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh;
bảo vệ rừng ( viết và thuyết trình)
Thông qua các hoạt động trên, giáo viên sẽ tích lũy cho mình vốn kiến
thức văn học vững chắc để chuẩn bị hành trang cho việc thực hiện đổi mới nội
dung, phương pháp, hình thức dạy học.
Một số lưu ý: Việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng để tổ chức hội thi phải
gắn chặt với nội dung giảng dạy hàng ngày của giáo viên và nhu cầu thực tiễn.
Các bài thuyết trình, bài viết xuất sắc cần được phổ biến rộng rãi và lưu
giữ cẩn thận tại thư viện trường làm tư liệu tham khảo cho GV, HS.
Để việc bồi dưỡng được tiến hành thường xuyên, ngoài việc tổ chức các
cuộc thi cần lồng ghép nội dung thuyết trình, giới thiệu trong các buổi chào cờ,
hoạt động ngoài giờ lên lớp.
6
2. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên là yếu tố quan trọng
đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của học sinh. Đặc biệt khi dạy nội
dung viết văn miêu tả, giáo viên phải có nghệ thuật để dẫn dắt học sinh cảm
nhận và đến với đối tượng một cách tự nhiên, khai thác nội dung một cách khéo
léo, sáng tạo, tinh tế.
Khắc phục thực trạng học sinh nhàm chán bởi phương pháp, hình thức dạy
học đơn điệu, khô cứng mà lâu nay giáo viên vẫn làm, tôi chỉ đạo giáo viên đổi
mới cách thực hiện tiết dạy dựa trên hai hoạt động cơ bản sau:
VD: Đề bài: Em hãy tả cảnh quê hương em khi mùa xuân đến.
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm lớn.
Tổ chức trò chơi : Vẽ quê hương: Thời gian 10 - 15 phút.
( Hoạt động này thay cho bước hướng dẫn học sinh đọc đề, tìm hiểu và phân
tích đề trong quy trình dạy học phân môn tập làm văn chương trình hiện hành).
1.1. Cách tiến hành:
- GV giới thiệu trò chơi và phổ biến luật chơi : Trong tiết học hôm nay các em
sẽ được tham gia trò chơi “vẽ quê hương” nhưng không sử dụng màu sắc để vẽ
mà dùng ngôn ngữ (nói, viết) để tái hiện bức tranh của mình. Mỗi nhóm sẽ vẽ lại
một bức tranh về quê hương khi mùa xuân đến (theo nội dung yêu cầu của
đề)bằng cách liệt kê( viết ra) những hình ảnh sẽ vẽ và sắp xếp hình ảnh một cách
hợp lí. Từng học sinh trong nhóm sẽ tự lựa chọn cho mình những cảnh vật yêu
thích để đưa vào bức tranh và chuẩn bị nội dung thuyết trình, giới thiệu( mô tả )
về hình ảnh, đối tượng đã lựa chọn.
- Chia nhóm, HD học sinh cách ghi nội dung vào bảng nhóm.
7
VD:
- HS thực hiện trò chơi.
- Các nhóm trình bày kết quả: GV hướng dẫn HS dựa vào kết quả thảo luận
nhóm dùng thước chỉ và nêu lần lượt từng nội dung (như trình bày bài văn
miệng).
VD: Mùa xuân trên quê hương em thật đẹp!
Ông mặt trời sau một giấc ngủ đông dài giờ đã tỉnh giấc.
Chị đào, chị mận thi nhau đua nở.
Cô Hồng Nhung nổi bật, rạng rỡ bởi chiếc áo cánh màu đỏ thắm.
Mặt
trời
Chim
chóc
Quê
hương
em
vàoxuâ
nvàmù
a xuân
Người đi
chợ tết
8
Hoa
đào
Cây
đa
Dòng
sông
Cánh đồng
lúa
Hoa mận
Dòng sông Mã hiền hòa nằm phơi mình sưởi ấm dưới ánh nắng dịu dàng của
mùa xuân.
Xa xa, những dãy núi trập trùng, nhấp nhô; những dải mây đang trôi bồng bềnh
tạo cho quê hương em một vẻ đẹp nên thơ và hùng vĩ.
Đêm đêm, tiếng suối chảy róc rách nghe như một bản nhạc.
Hai bên đường, chim chóc gọi nhau về tụ hội tạo nên một bản nhạc mùa xuân
diệu kì.
….
- Học sinh nhận xét kết quả các nhóm bạn.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, khen ngợi học sinh biết diễn đạt
trôi chảy, dùng từ hay…
- GV chốt nội dung kiến thức sau trò chơi: Bức tranh quê hương có rất nhiều
cảnh đẹp làm ta thêm yêu, thêm quý. Thông qua trò chơi các em đã biết lựa chọn
những hình ảnh đặc sắc để đưa vào bức tranh của mình. Khi nói đến quê
hương, chúng ta có thể kể đến rất nhiều cảnh vật như : cây đa, giếng nước, dòng
sông, con suối, ruộng lúa, đồi núi, nhà cửa, con đường, hàng cây…nhưng quê
hương vào mùa xuân thì phải gắn với các loài hoa trong đó nổi bật là hoa đào,
hoa mai, hoa mận, quất; cảnh người qua lại tấp nập trên đường…Dựa vào nội
dung đã trình bày các em hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh tả lại quê hương
em khi mùa xuân đến( theo đề bài dưới đây).
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân: Làm bài viết: 25 - 30 phút.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
- Nhắc nhở học sinh trước khi làm bài viết.
- Học sinh viết bài.
- Nhận xét, đánh giá.
1.2. Một số lưu ý khi thực hiện:
- Trò chơi có thể tiến hành theo hình thức nhóm đôi, nhóm lớn hoặc cá nhân.
9
- GV nên chuẩn bị 1 bảng mẫu để minh họa trong phần chốt nội dung sau trò
chơi và chuẩn bị 1 số câu văn hay gắn với nội dung đã liệt kê để giới thiệu cho
học sinh tham khảo trước khi làm bài viết.
- Trò chơi là hoạt động khởi động nhằm giảm bớt căng thẳng, tạo hứng thú cho
học sinh trong học tập song lại là bước chuẩn bị quan trọng cho phần bài viết
nên giáo viên phải hướng tập trung học sinh vào vấn đề cần tả theo yêu cầu của
đề.
- Chỉ đưa ra đề bài hoàn chỉnh khi kết thúc hoạt động 1 để học sinh thực hiện
việc tìm hiểu đề một cách tự nhiên như đang tham gia trò chơi, không bị áp lực
bởi bài văn viết.
- Trong phần trình bày kết quả thảo luận có thể để mỗi học sinh trình bày một
nội dung tức là mỗi học sinh sẽ nêu miệng câu văn tả về cảnh đẹp mình thích
hoặc 1 học sinh đại diện nhóm trình bày tất cả nội dung theo sự thảo luận của
nhóm.
- Khi học sinh trình bày giáo viên cần chú ý sửa cách dùng từ, diễn đạt để hạn
chế lỗi trong bài văn viết ở hoạt động 2.
- Phân môn tập làm văn có quan hệ chặt chẽ với các phân môn khác như: tập
đọc, chính tả, luyện từ và câu, THXH, đạo đức… nên giáo viên cần chú ý tích
hợp kiến thức khi giảng dạy và rèn kỹ năng sống cho học sinh.
2. Định hướng một số nội dung kiến thức cần bồi dưỡng để rèn kỹ năng viết
văn miêu tả cho học sinh .
Bài văn miêu tả hay bao gồm nhiều nội dung, nhiều yếu tố. Mỗi giáo viên
khi dạy học sinh viết văn miêu tả cần chú ý các nội dung cơ bản sau:
Bài văn miêu tả phải thể hiện được trọng tâm, nhấn mạnh được đặc điểm
mà bản thân đặc biệt quan tâm, yêu thích.
Lựa chọn và sử dụng đa dạng các loại từ gợi tả như: từ láy, từ gợi tả hình
ảnh( từ tượng hình), từ gợi tả âm thanh( Từ tượng thanh), từ gợi tả mức độ giúp
cho việc miêu tả trở nên sinh động, gợi cảm, hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người
nghe và làm nổi bật trọng tâm bài miêu tả.
10
Hiểu rõ tác dụng dấu câu áp dụng vào văn viết.
Nắm vững các dạng cấu trúc câu: câu kể, câu cảm, câu ghép.
Vận dụng phù hợp hình thức liên kết câu trong đoạn như : thay thế từ ngữ,
lặp từ ngữ.
Sử dụng hợp lí các biện pháp so sánh, nhân hoá…
Trong khuôn khổ sáng kiến này, biện pháp chỉ đạo của tôi tập trung vào 5
nội dung chủ yếu thông qua các hình thức dạy học sau:
2.1. Lựa chọn từ ngữ.
Từ là yếu tố cấu thành câu. Muốn có câu văn hay trước hết học sinh phải
phải biết lựa chọn từ ngữ phù hợp. Lựa chọn từ ngữ không phải là việc làm mới
mẻ mà là việc làm thường xuyên song làm thế nào để học sinh có vốn từ phong
phú và sử dụng vốn từ một cách hợp lí, chính xác, có hệ thống là vấn đề tôi đặt
ra trong sáng kiến này. Theo tôi có 3 cách( hình thức tổ chức hoạt động) để khai
thác kho tàng ngôn ngữ phong phú của Tiếng Việt đang tiềm ẩn trong học sinh,
đó là:
Cách 1: Tổ chức trò chơi theo hình thức đồng loạt.
VD: Đề bài: Em hãy tả lại một em bé đang tuổi tập nói tập đi.
Phương án 1: Chơi trò chơi “ Truyền điện” theo hình thức nối tiếp.
Mỗi học sinh nêu miệng một từ tả về em bé đang tuổi tập nói, tập đi. Học
sinh sau không được nêu lại từ học sinh trước đã nói, nếu không nêu được sẽ bị
điện giật và bị loại khỏi cuộc chơi. GV quy định thời gian chơi, hết giờ dừng
cuộc chơi, chỉ rõ từ đúng, sai và cung cấp thêm từ cho học sinh.
Phương án 2: Trò chơi “ Quả bóng tuyết”:
HS ngồi vòng tròn truyền nhau viết từ vào giấy như cách 1 trong khoảng
thời gian nhất định. Hết thời gian giáo viên treo kết quả lên bảng, nhận xét và bổ
xung như phương án 1.
Cách 2: Lựa chọn từ ngữ theo hình thức cá nhân.
GV yêu cầu mỗi học sinh tự viết từ ra giấy nháp( phiếu học tập) của mình
như cách 2 sau đó đọc trước lớp, các học sinh khác nhận xét từ đúng, sai và bổ
11
xung từ còn thiếu. Giáo viên nhận xét, đánh giá, cung cấp thêm từ cho học sinh
như cách đã nêu.
Cách 3: Lựa chọn từ ngữ bằng hình thức tổ chức trò chơi theo nhóm:
Giáo viên quy định thời gian chơi, phổ biến luật chơi, chia lớp thành các
nhóm( nhóm đôi hoặc nhóm lớn). Yêu cầu học sinh thảo luận ghi từ vào bảng,
trình bày trên bảng lớp, nhận xét, đánh giá như đã nêu và cung cấp, mở rộng
thêm vốn từ cho học sinh .
VD: Các từ thường sử dụng để miêu tả em bé tuổi tập nói tập đi là:
Mũm mĩm, mập mạp, ngộ nghĩnh, dễ thương, lon ton, ngọng nghịu, líu lo, bi
bô,rất xinh, xinh lắm…
Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh tìm từ ngữ:
- Từ ngữ phải phù hợp với nội dung, đối tượng miêu tả.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng kết hợp từ tượng thanh, từ tượng hình, từ láy, từ
chỉ mức độ khi miêu tả.
- Khi tìm từ, học sinh thường chỉ biết liệt kê từ một cách tự nhiên chưa có hệ
thống. Để giúp học sinh rèn kỹ năng hệ thống vốn từ giáo viên nên sử dụng bảng
sau:
Từ thường dùng để tả đối tượng theo yêu cầu của đề.
( VD: Tả em bé tuổi tập nói tập đi)
Từ tượng hình: Mũm mĩm, mập mạp, ngộ nghĩnh, dễ thương, lon ton…
Từ tượng thanh Ngọng nghịu, líu lô, bi bô, ê a…
Từ chỉ mức độ Rất xinh, xinh lắm…
2.2. Lựa chọn hình ảnh.
Lựa chọn hình ảnh là việc định hướng giúp học sinh biết đưa vào bài viết
của mình những chi tiết phù hợp khi miêu tả. Nếu định hướng không tốt học
sinh sẽ tả sơ sài hoặc lạc đề vì tả không đúng đối tượng.
Phương pháp lựa chọn hình ảnh cũng tiến hành như 3 cách lựa chọn từ
ngữ đã nêu trên.
12
Kết thúc hoạt động giáo viên phải giúp học sinh nhận biết được hình ảnh
chính cần đưa vào bài văn miêu tả ứng với mỗi đề cụ thể và hình ảnh phụ minh
họa làm sinh động bài viết.
VD: Đề bài : Em hãy tả cảnh nhộn nhịp của trường em trong giờ ra chơi.
Với đề trên để giúp học sinh tả đúng trọng tâm, tức là đưa vào bài viết
những hình ảnh hợp lí khi miêu tả, GV có thể tổ chức cho học sinh hoạt động
đồng loạt, nhóm, cá nhân, tổ chức trò chơi và trình bày kết quả theo bảng minh
họa sau:
Kết thúc hoạt động giáo viên phải giúp học sinh định hình được những
hình ảnh cần đưa vào bài văn tả cảnh sân trường em giờ ra chơi là hoạt động của
học sinh( hình ảnh chính), ông mặt trời, hoa lá, cỏ cây, chim chóc… ( chỉ là hình
ảnh phụ làm sinh động hơn cho bài viết).
13
Cảnh nhộn nhịp của
sân trường em giờ ra
chơi
HS đá
cầu
HS nhảy
dây
HS
đọc
truyện
HS
tập thể
dục
HS
chơi
cướpcờ
cờ
Hoa lá
trên sân
Trường
Chim chóc
nhảy nhót
cùng các
bạn HS
Ông mặt
trời ghé
xem các
bạn học
sinh vui
chơi
1.3. Sử dụng hình ảnh đối lập khi miêu tả.
Sử dụng hình ảnh đối lập khi miêu tả là biện pháp đưa ra các hình ảnh
trái ngược nhau để miêu tả sự thay đổi, sự phát triển… của đối tượng nhằm làm
tăng giá trị gợi tả, gợi cảm, biểu cảm của đối tượng và làm cho bài viết có sức
thuyết phục cao hơn. Để minh họa cho việc sử dụng hình ảnh đối lập, tôi xin
trình bày một số ví dụ cụ thể sau:
VD1: Sử dụng hình ảnh đối lập để miêu tả về dòng sông.
Vào thu, nước sông trong vắt. Dòng sông hiền hòa nằm phơi mình giữa
cánh đồng lúa xanh mướt. Từ xa nhìn lại, dòng sông là một dải lụa mềm . Hè về,
nước sông đục ngầu. Dòng sông giống một con trăn khổng lồ đang giận dữ, vỗ
nước oàm oạp vào bờ như muốn nuốt chửng, cuốn trôi vạn vật.
Trong đoạn văn trên, tôi đã sử dụng các hình ảnh đối lập:
Nước sông trong vắt - nước sông đục ngầu
Dòng sông hiền hòa – Dòng sông giận dữ
Dòng sông là một dải lụa mềm - Dòng sông là một con trăn khổng lồ
để miêu tả sự thay đổi của con sông theo mùa. Các hình ảnh đó có tác dụng gợi
tả rất cao làm tăng sức thuyết phục của bài văn.
VD2: Sử dụng hình ảnh đối lập để miêu tả về cây bàng.
Mới hôm nào cây bàng chỉ có vài chiếc lá lác đác mọc trên những chiếc
cành khẳng khiu. Vậy mà giờ đây mỗi cành bàng là một cánh tay lực lưỡng. Mỗi
tán bàng là một chiếc ô khổng lồ che mát cả một góc sân trường.
Sử dụng các hình ảnh đối lập:
Cây bàng lác đác vài chiếc lá - Mỗi tán bàng là một chiếc ô khổng lồ
Cành khẳng khiu - mỗi cành bàng là một cánh tay lực lưỡng
để miêu tả sự phát triển rất nhanh chóng của cây bàng theo thời gian.
VD3: Sử dụng hình ảnh đối lập để miêu tả về một người mẹ liệt sĩ.
Bông hoa rực rỡ của làng Hồng Dương ngày ấy giờ đây đã trở thành một
người mẹ khắc khổ, lam lũ vì phải chống chọi với những khó khăn, nghiệt ngã
của cuộc đời. Thay vào nước da trắng hồng, mịn màng là một làn da khô ráp
14
điểm những chấm đồi mồi. Trên đôi mắt sáng long lanh của mẹ luôn hằn chứa
cái nhìn tuyệt vọng và nỗi đau mất mát….
Các hình ảnh đối lập:
Bông hoa rực rỡ của làng Hồng Dương - người mẹ khắc khổ, lam lũ
Nước da trắng hồng, mịn màng - làn da khô ráp điểm những chấm đồi mồi
Đôi mắt sáng long lanh - cái nhìn tuyệt vọng và nỗi đau mất mát
nhằm nhấn mạnh sự vất vả, lam lũ và ca ngợi sự hi sinh của người mẹ liệt sĩ.
Việc đưa ra các hình ảnh đối lập đó sẽ gây xúc động, tạo được cảm xúc cao với
người đọc.
* - Một số lưu ý khi sử dụng hình ảnh đối lập:
- Hình ảnh đối lập phải phù hợp với đặc điểm của đối tượng miêu tả.
- Hình ảnh đối lập phải phù hợp với thời gian, không gian.
- Hình ảnh đối lập phải mang dấu ấn đặc trưng điển hình, tiêu biểu của đối tượng
miêu tả và tạo được cảm xúc với người đọc.
1.4. Sử dụng câu cảm khi miêu tả.
Câu cảm là loại câu bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người viết. Sử dụng câu
cảm khi miêu tả tức là thông qua câu cảm để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình
với đối tượng được tả. Cảm xúc tự nhiên, chân thành ấy dễ cảm hóa người đọc,
người nghe ngay từ câu mở đầu bài viết hoặc đọng lại trong phần kết của bài
viết. Vì vậy, tôi đã chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng viết câu cảm thán cho học sinh
khi viết văn miêu tả để làm tăng giá trị bài viết.
VD1: Mùa xuân trên quê hương em thật là đẹp! ( Câu cảm dùng để giới thiệu)
VD2: Ôi, Mùa hè đã đến! ( Câu cảm bộc lộ cảm xúc tự nhiên)
VD3: Hoa phượng đẹp quá! ( Cảm giác thích thú)
VD4: Mùa xuân trên quê hương em là vậy đó! Mùa xuân tuyệt đẹp! Em yêu
mùa xuân! ( Tình cảm yêu mến, dùng để kết thúc bài).
1.5. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, đảo ngữ, điệp ngữ
khi viết văn.
1.5.1. Cách tiến hành:
15
Khi học sinh đã nắm vững yêu cầu của đề tức là xác định được đối tượng,
nội dung cần tả; để bài văn có điểm nhấn, tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện hoạt
động rèn kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, đảo ngữ,
điệp ngữ cho học sinh để đưa vào bài văn viết. Cách tiến hành như sau:
VD: Đề bài tả về cây cối.
Cách 1: Hoạt động cá nhân trên phiếu học tập hoặc giấy nháp theo nội
dung yêu cầu sau:
Tả cây cối
Các biện pháp
nghệ thuật dùng
để miêu tả
Câu
Biện pháp nghệ
thuật so sánh
Mỗi chiếc rễ là một con rắn khổng lồ bám chặt lấy mặt
đất để giúp cây chống trọi với những trận gió lớn.
Mỗi tán lá là một chiếc ô nhỏ che mát cho chúng em.
Mỗi búp lá là một ngọn nến màu xanh.
…
Biện pháp nghệ
thuật nhân hoá
Mỗi lần nhìn thấy em, cây lại giơ những cánh tay nhỏ bé
ra để vẫy chào.
Được em chăm sóc, cây thì thầm nói: “ Cảm ơn bạn nhỏ”
….
Biện pháp nghệ
thuật đảo ngữ
Mùa hè đến, rực đỏ khắp sân trường màu hoa phượng.
…
Biện pháp nghệ
thuật điệp ngữ
Ôi, hoa phượng! Hoa phượng đã nở rồi. Hoa phượng đẹp
biết bao. Hoa phượng chính là hoa học trò. Hoa phượng
là người bạn thân thiết của chúng mình đấy!
Cách 2: Hoạt động nhóm hoặc tổ chức trò chơi.
Giáo viên chia nhóm(đội) chơi, giao nhiệm vụ như đã trình bày trong
phiếu ở cách 1.
Yêu cầu học sinh các nhóm( đội) ghi kết quả vào phiếu.
Nhận xét, đánh giá, sửa chữa, bổ xung.
16
1.5.2. Những điểm cần lưu ý: Khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh,
nhân hóa, đảo ngữ, điệp ngữ giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ:
- Hình ảnh so sánh phải hợp lí tức là có sự liên quan, nét tương đồng giữa đối
tượng so sánh và đối tượng được so sánh.
- Biện pháp nhân hóa dùng cho đối tượng miêu tả là đồ vật, con vật, cây cối, sự
vật( không dùng cho người).
- Sử dụng biện pháp đảo ngữ, điệp ngữ khi muốn nhấn mạnh một nội dung nào
đó nhằm làm tăng sức biểu cảm.
- Khi tổ chức hoạt động theo nhóm/ trò chơi Gv có thể chia nhỏ nội dung thảo
luận cho các nhóm/ đội tức là mỗi nhóm sử dụng một hoặc hai biện pháp nghệ
thuật so sánh/ nhân hóa/ điệp ngữ/ đảo ngữ hoặc tất cả các nhóm/đội cùng thực
hiện chung một nhiệm vụ giống nhau như hoạt động cá nhân.
IV. Kiểm nghiệm:
Với biện pháp cụ thể đã nêu trên, trong quá trình chỉ đạo chuyên môn ở
trường Tiểu học Tân Lập tôi đã giúp giáo viên, học sinh nhà trường giảng dạy,
học tập môn tập làm văn đạt hiệu quả cao hơn. Kết quả khảo sát giáo viên, học
sinh cuối học kì 2 cụ thể như sau:
a, Học sinh: Tổng số HS khá giỏi khối 4,5: 39 em, trong đó:
Các yêu cầu khi viết văn miêu tả Số lượng Tỉ lệ
Sử dụng từ ngữ chính xác, hay. 30/39 76.9%
Lựa chọn hình ảnh phù hợp 32/39 82.1%
Sử dụng hình ảnh đối lập trong bài viết 23/39 58.9%
Sử dụng câu cảm thán để làm tăng sức
biểu cảm trong bài viết
27/39 69.2%
Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so
sánh, nhân hoá, đảo ngữ, điệp ngữ khi
viết văn.
39/39 100%
Kết quả đánh giá chung chất lượng bài viết của học sinh.
Tổng số Giỏi Khá
17
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
39 23 58,9% 16 41,1%
So với kết quả khảo sát ban đầu, tỉ lệ giỏi tăng 38.4%. Kết quả trên chứng
tỏ việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học của giáo viên đã tác
động trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh. 100% học sinh khá giỏi của
trường Tiểu học Tân Lập khi viết văn miêu tả đã biết đưa vào bài viết của mình
những từ ngữ hay, hình ảnh phù hợp, độc đáo và sử dụng thành thạo các biện
pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, đảo ngữ, điệp ngữ khi miêu tả đối tượng.
Đặc biệt học sinh yêu thích môn học hơn và rất hứng thú khi học môn tập làm
văn.
b, Giáo viên: Kết quả kiểm nghiệm chất lượng giờ dạy cuối học kì 2 năm học
2012 – 2013.
Tổng số Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
14 5 35.7% 7 50% 2 14.3% 0 0
Hiện nay, 100% giáo viên nhà trường đều áp dụng các biện pháp tôi đã
nêu vào tiết dạy tập làm văn. So với kết quả khảo sát ban đầu tỉ lệ giỏi tăng 35.7
%, không còn tỉ lệ yếu, tỉ lệ trung bình giảm đi rõ rệt. Giáo viên và học sinh tự
tin hơn, không còn bị áp lực, căng thẳng khi giảng dạy, học tập môn tập làm
văn.
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
Qua cách làm trên, tôi nhận thấy, mỗi giáo viên muốn dạy tốt môn tập làm
văn nói chung và dạy tập làm văn miêu tả nói riêng cần phải chú ý hai yếu tố cơ
bản đó là: phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và nội dung dạy học.
18
Về phương pháp, hình thức dạy học giáo viên phải vận dụng sáng tạo
chuyên đề trò chơi học tập ở Tiểu học để xây dựng các trò chơi học tập phù hợp
với từng nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình phụ trách.
Về nội dung, để rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh giáo viên phải
chú ý rèn các kỹ năng: lựa chọn từ ngữ, lựa chọn hình ảnh, sử dụng hình ảnh đối
lập, câu cảm thán, các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, đảo ngữ, điệp
ngữ khi miêu tả.
Ngoài các yếu tố trên, giáo viên phải chú ý khắc phục các lỗi viết văn của
học sinh cả về nội dung và hình thức trình bày như lỗi về chính tả, lỗi viết câu,
lỗi về ngữ pháp, lỗi về bố cục, lỗi diễn đạt, lỗi trình bày… để bài văn đạt hiệu
quả cao.
Trong sáng kiến này tôi chỉ đề cập đến đối tượng là học sinh khá giỏi khối
4,5 ở trường Tiểu học Tân Lập và thể loại là văn miêu tả nhưng tôi nghĩ sáng
kiến có thể mở rộng để áp dụng cho mọi đối tượng học sinh ở các vùng miền
khác nhau.
Việc rèn kĩ năng viết văn nói chung( văn miêu tả nói riêng) cho học sinh
khá giỏi không bị hạn định thời gian nên với mỗi đề văn miêu tả giáo viên nên
luyện kĩ các thao tác: Lựa chọn hình ảnh - Lựa chọn từ ngữ - Lưạ chọn hình ảnh
đối lập – Viết câu cảm thán - Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân
hóa, đảo ngữ, điệp ngữ trước khi học sinh viết bài để tạo điểm nhấn cho bài
viết.
Trên đây là một sáng kiến nhỏ của bản thân tôi trong quá trình chỉ đạo
chuyên môn ở trường Tiểu học Tân Lập.
Bản thân tôi còn rất nhiều thiếu xót trong quá trình viết sáng kiến. Rất
mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo .
Tôi xin chân thành cảm ơn.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 20/3/2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
19
Trương Thị Kim
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến:
Nguyễn Thị Hồng
20