Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện quốc oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 138 trang )

i




























ĐẠ I HỌ C QUỐ C GIA HÀ NỘ I
TRƢỜ NG ĐẠ I HỌ C KHOA HỌ C TƢ̣ NHIÊN





Nguyễn Thị Loan



Tên đề tài:
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






Hà Nội – 2013
ii





























ĐẠ I HỌ C QUỐ C GIA HÀ NỘ I
TRƢỜ NG ĐẠ I HỌ C KHOA HỌ C TƢ̣ NHIÊN



Nguyễn Thị Loan


Tên đề tài:

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN QUỐC OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒE




Hà Nội – 2013
iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 8
1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý CTRSH 14
1.2.1. Khái niệm chung 14
1.2.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 15
1.2.3. Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khỏe

cộng đồng 18
1.2.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt 21
1.2.5. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt 25
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 38
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu 38
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 38
2.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu 39
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 40
2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu 40
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập, điều tra ngoại nghiệp 40
2.2.3. Phƣơng pháp lập bảng liệt kệ 42
2.2.4. Phƣơng pháp dự báo khối lƣợng CTRSH phát sinh trong tƣơng lai42
2.2.5. Tiếp cận hệ thống 43
iv

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
3.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai 45
3.1.1. Nguồn phát sinh CTRSH 45
3.1.2. Khối lƣợng và thành phần CTRSH 46
3.1.3. Phân bố CTRSH 53
3.2. Hiện trạng quản lý CTRSH tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 54
3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc
Oai 54
3.2.2. Hiện trạng thu gom CTRSH 56
3.2.3.Hiện trạng lƣu trữ, vận chuyển và xử lý CTRSH 59
3.2.4. Nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trƣờng huyện Quốc
Oai 63
3.2.5. Các vấn đề còn tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý
CTRSH 65

3.3. Diễn biến khối lƣợng CTRSH phát sinh tại huyện Quốc Oai đến năm
2020. 66
3.3.1. Cơ sở dự báo số dân và tỷ lệ tăng dân số của huyện Quốc Oai 66
3.3.2. Cơ sở dự báo mức độ phát sinh CTRSH 68
3.3.3. Diễn biến khối lƣợng CTRSH phát sinh từ năm 2008 - 2020 68
3.4. Phân tích tính đa chiều trong hệ thống quản lý CTRSH tại huyện Quốc
Oai - thành phố Hà Nội. 70
3.4.1. Cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt 70
3.4.2. Môi trƣờng giao dịch của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc
Oai 73
3.4.3. Thƣợng hệ của hệ thống quản lý CTRSH 77
3.4.4. Các nhiễu loạn của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai 78
3.4.5. Tính đa chiều của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai 79
v

3.5. Định hƣớng giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2020. 80
3.5.1. Giải pháp quản lý 81
3.5.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật, công nghệ 84
3.5.3. Giải pháp về vốn đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng 93
3.5.4. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng 94
KẾT LUẬN 96
1. Kết luận 96
1.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH 96
1.2. Hiện trạng quản lý CTRSH 96
1.3. Dự báo lƣợng CTRSH phát sinh từ năm 2013 đến năm 2020 97
2. Kiến nghị 97
2.1. Với UBND và các cấp, các ngành huyện Quốc Oai 97
2.2. Đối với UBND và các ban, ngành thành phố Hà Nội. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99













vi



CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT
: Bảo vệ môi trƣờng
CN-TTC
: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CTR
: Chất thải rắn
CTRSH
: Chất thải rắn sinh hoạt
HTX
: Hợp tác xã
KTXH
: Kinh tế xã hội
TNMT

: Tài nguyên môi trƣờng
UBND
: Ủy ban nhân dân
















vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Dân số Quốc Oai năm 2005 - 2008 9
Bảng 2: Dân số 15 tuổi trở lên có việc làm 10
Bảng 3: Thành phần chủ yếu của CTRSH 17
Bảng 4: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước 25
Bảng 5: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước 30
Bảng 6: Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt năm 2009 32
Bảng 7: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu

năm 2007 32
Bảng 8: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007 33
Bảng 9: Tọa độ khống chế và diện tích của các đơn vị trong huyện Quốc Oai
38
Bảng 10: Khối lượng rác thải sinh hoạt của huyện Quốc Oai từ 2005 - 2008
46
Bảng 11: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại điểm tập
kết rác thôn Thụy Khuê - xã Sài Sơn ( Mẫ u 1) 49
Bảng 12: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại điểm tập
kết rác tại Đìa Vàng - thôn Ngọc Than - xã Ngọc Mỹ (Mẫ u 2) 50
Bảng 13: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại xứ Đồng
Thây - thôn Dương Cốc - xã Đồng Quang (Mẫ u 3) 51
Bảng 14: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại Đồng
Tước của Thị Trấn Quốc Oai (Mẫu 4) 52
Bảng 15: Cơ cấu từng loại rác thải theo địa bàn 53
Bảng 16: Tình hình thu gom rác thải của các xã/ thị trấn trên địa bàn huyện
Quốc Oai 58
viii

Bảng 17: Danh sách một số điểm trung chuyển rác thải đã có trên địa bàn
huyện Quốc Oai 60
Bảng 18: Khối lượng rác vận chuyển và xử lý trên địa bàn huyện Quốc Oai
năm 2011 62
Bảng 19: Dân số huyện Quốc Oai từ năm 2008 - 2020 67
Bảng 20: Diễn biến khối lượng CTRH huyện Quốc Oai phát sinh từ năm
2008 - 2020 68
Bảng 21: Quy hoạch nguồn nhân lực quản lý môi trường tại huyện Quốc Oai
81



















ix



DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt [25,27] 16
Hình 2: Tác động của chất thải rắn lên sức khỏe con người [20,36] 19
Hình 3: Diễn biến khối lượng CTRSH của huyện Quốc Oai từ năm 2005-
2008 47
Hình 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường huyện Quốc Oai [42] 55
Hình 5: Biểu đồ diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh từ năm 2008 - 2020
69
Hình 6: Sơ đồ cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý CTRSH tại huyện Quốc
Oai 71

Hình 7: Môi trường giao dịch của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 74
Hình 8: Sơ đồ nhà máy chế biến phân vi sinh 89
Hình 9: Mô hình ủ phân compost hiếu khí [20] 90









Trang 1

MỞ ĐẦU
Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố, cách trung tâm Thủ đô Hà
Nội 25km. Hiện tại, huyện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thị
trấn Quốc Oai và 20 xã. Theo số liệu thống kê năm 2009, huyện có diện tích
khoảng 147,01km
2
và dân số khoảng 156.800 ngƣời nên khối lƣợng chất thải
rắn sinh hoạt thải ra môi trƣờng rất lớn vào khoảng 78,400kg/ngày tƣơng
đƣơng khoảng 2900tấn/năm. Song song với tốc độ tăng gia tăng dân số và
phát triển kinh tế của huyện Quốc Oai, lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
không ngừng tăng về khối lƣợng mà còn phức tạp hơn về thành phần và tính
chất. Hơn nữa, hiện nay lƣợng rác thải sinh hoạt này hầu hết đƣợc thu gom
theo phƣơng thức thủ công sau đó lƣu giữ tại các bãi rác lộ thiên nằm rải rác
trên khắp địa bàn gây ra nhiều vấn đề môi trƣờng.
Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, huyện
Quốc Oai đƣợc định hƣớng phát triển là đô thị sinh thái, văn hóa lịch sử, phát

triển nông nghiệp công nghệ cao và một phần đô thị vệ tinh Hòa Lạc; đồng
thời là đô thị khoa học, công nghệ và đào tạo có chức năng hỗ trợ đô thị trung
tâm và công nghiệp, dịch vụ, y tế, đào tạo. Đây cũng là trung tâm nghiên cứu
nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và tâm linh, hỗ trợ phát triển cho
khu vực nông thôn nằm trong hành lang xanh của thành phố. Đối với khu vực
nông thôn, gồm các xã nằm ngoài phạm vi phát triển đô thị đƣợc định hƣớng
phát triển theo mô hình nông thôn mới đặc thù của Thủ đô theo hƣớng phát
triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, khai
thác các hoạt động phục vụ du lịch, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền
thống Khu vực hành lang xanh khuyến khích phát triển các hoạt động du
lịch, phát triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông
nghiệp. Khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, các vùng
đa dạng sinh thái, vùng nông nghiệp năng suất cao.
Trang 2

Do vậy, một trong những vấn đề môi trƣờng đáng quan tâm nhất của
toàn huyện là công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Khối lƣợng rác thải
ngày một tăng lên sẽ trở thành mối quan ngại lớn cho toàn huyện nói riêng và
cho thành phố Hà Nội nói chung. Hơn nữa, cho đến nay các công tác nghiên
cứu và những hành động bảo vệ môi trƣờng thực tiễn diễn ra trên địa bàn
huyện Quốc Oai chỉ dừng lại ở việc quản lý môi trƣờng chung chứ chƣa có
những nghiên cứu hay quy hoạch cụ thể nào về công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt. Trên cơ sở ứng dụng tiếp cận hệ thống, luận văn nghiên cứu đề tài
“Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” nhằm
hạn chế mức độ ô nhiễm môi trƣờng do chất thải gây ra và giảm chi phí quản
lý chất thải rắn sinh hoạt. Đề tài đƣợc thực hiện và hoàn thiện từ tháng 2 năm
2012 đến tháng 3 năm 2013. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Quốc Oai. .
Trang 3


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Quốc Oai là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tây (cũ), có
tọa độ địa lý nhƣ sau:
- Vĩ độ Bắc: từ 20
0
54’ đến 21
0
04’
- Kinh độ Đông: từ 105
0
30’ đến 105
0
43’50’’
Quốc Oai cách Thủ đô Hà Nội 30km về phía Tây, cách quận Hà Đông
18km và thị xã Sơn Tây 24km. Ranh giới địa lý cụ thể nhƣ sau:
- Phía Bắc:
Giáp huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất
- Phía Nam:
Giáp huyện Chƣơng Mỹ
- Phía Đông:
Giáp huyện Hoài Đức
- Phía Tây:
Giáp huyện Lƣơng Sơn (Hòa Bình)
Diện tích tự nhiên của Quốc Oai vào khoảng 147km
2
bao gồm: Thị trấn
Quốc Oai và 20 xã (kể cả xã Đông Xuân mới sát nhập vào Quốc Oai từ

5/8/2008) với tổng số dân là 163.714 ngƣời, mật độ dân số là 1.114ngƣời/km
2
[42].
Là một huyện mới sát nhập vào Hà Nội, Quốc Oai có vị trí quan trọng
trong kế hoạch phát triển của Thủ đô, là nơi tiếp nhận các xí nghiệp, nhà máy
di dời từ trung tâm Thành phố. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang triển khai
nhiều dự án xây dựng lớn nhƣ các khu đô thị, khu công nghiệp và khu du lịch
sinh thái…
Huyện Quốc Oai có hệ thống đƣờng giao thông khá phát triển, tuyến
đƣờng cao tốc Láng Hòa Lạc qua huyện với chiều dài khoảng 9km là tuyến
chiến lƣợc nối Thủ đô Hà Nội với chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa
Trang 4

Lạc - Sơn Tây (đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt sẽ là vành đai phát triển thủ đô Hà
Nội vào năm 2020) là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Quốc Oai là khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, địa hình
khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi. Nhìn tổng quát, địa hình
huyện có hƣớng thấp từ Tây sang Đông và đƣợc chia thành 3 vùng chính:
 Vùng đồi thấp: Nằm ở phía Tây của huyện gồm 5 xã là Đông Xuân,
Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch và Đông Yên là vùng bán sơn địa, địa
hình trong vùng không đồng đều, gồm những đồi thấp xen kẽ các đồi
trũng. Phần lớn đất của vùng này bị bạc màu nghiêm trọng, thích hợp
cho phát triển trồng cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao
[43].
 Vùng nội đồng gồm 7 xã là Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hƣơng, Cấn
Hữu, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết có độ cao từ 5 - 7m, có xu
hƣớng giảm dần về phía Tây Nam [43].
 Vùng bãi Đáyven sông gồm 01 thị trấn Quốc Oai và 08 xã là Sài Sơn,
Phƣợng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú,

Đại Thành có độ cao giảm gần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên bề
mặt vùng bãi có một số núi sót nhƣ quần thể đá vôi ở Sài Sơn [43].
Tóm lại, Quốc Oai có địa hình đa dạng, vùng núi đồi gò ở phía Tây,
vùng núi sót trong cụm “núi sót” Thập Lục Kỳ Sơn ở phía Đông Bắc huyện.
Vùng đồng bằng phía Đông, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Với đặc điểm địa hình nhƣ trên, huyện có thể phát triển đa dạng các loại cây
trồng, vật nuôi trong đó có những loại cây công nghiệp, cây ăn quả mang lại
giá trị kinh tế cao song song với nó là những khó khăn trong công tác thủy lợi.


Trang 5

1.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu huyện Quốc Oai mang đặc điểm khí hậu của vùng đồng bằng
sông Hồng với 2 mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm. Nhiệt
độ trung bình trong năm từ 23 - 24
0
C, lƣợng mƣa trung bình là 1650 -
1800mm. Trong 15 năm qua, lƣợng mƣa trong năm cao nhất (1994) là 2300
mm; năm thấp nhất (năm 1995) là 1200mm. Trận mƣa lớn nhất (tháng 11 năm
1984) là 520mm. Hàng năm, Quốc Oai chịu ảnh hƣởng của 2 - 3 cơn bão, gió
thƣờng dƣới cấp 8, cấp 9. Trong những năm gần đây, khí hậu ít có sƣơng
muối, song một số năm có xoáy lốc cục bộ gây hại đối với cây cối và nhà cửa
[42,43].
Do đặc điểm của địa hình, địa mạo, Quốc Oai có 2 tiểu vùng khí hậu
khác nhau, gồm:
 Vùng đồng bằng: nằm phía Đông sông Tích, độ cao chủ yếu dƣới 10m,
mang đặc điểm khí hậu đồng bằng. Nhiệt độ trung bình năm 23,8
0
C,

cao nhất (tháng 6) là 37,5
0
C; thấp nhất (tháng 1) là 14
0
C. Trong năm có
khoảng 1600 - 1700 giờ nắng, độ ẩm trung bình là 82 - 86% [42].
 Vùng đồi gò: nằm phía Tây sông Tích, độ cao trung bình 15 - 50mm,
thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả trong điều kiện
tƣới ở vùng gò đồi khá khó khăn [42].
Nhìn chung, Quốc Oai có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc gieo
trồng quanh năm, đa dạng hóa nông nghiệp, phát triển các sản phẩm nông
nghiệp có giá trị cao phục vụ nhân dân, cung cấp cho thị trƣờng Hà Nội và
các vùng lân cận.
1.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn huyện có hệ thống các con sông chảy qua đó là sông Đáy
và sông Tích. Ngoài ra, sông Hồng tuy không chảy qua địa phận Quốc Oai,
song mực nƣớc sông Hồng ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tƣới tiêu cho hơn
Trang 6

1000ha ở vùng ven sông Đáy. Các sông ở Quốc Oai có 2 mùa rõ rệt, mùa lũ
từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau [42,43].
1.1.1.5. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 14.700,62ha [42]. Theo kết
quả thống kê, Quốc Oai hiện có 8 loại đất chính sau:
1. Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm;
2. Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm;
3. Đất phù sa Gley;
4. Đất phù sa úng nước;
5. Đất lầy lụt;
6. Đất đỏ vàng trên đá phiên sét;

7. Đất nâu vàng trên phù sa cổ;
8. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước;
9. Các loại đất khác.
1.1.1.6. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Với hệ thống sông Đáy, sông Tích và khoảng 200ha
ao hồ. Tổng trữ lƣợng nƣớc mặt ƣớc tính 240 - 250triệu m
3
/năm. Đây là
nguồn nƣớc cung cấp cho sinh hoạt, nƣớc tƣới cho đồng ruộng và nuôi trồng
thủy sản [42,43].
Nguồn nước ngầm: Nguồn nƣớc ngầm bao gồm 2 khu vực nhƣ sau:
 Vùng đồng bằng: nƣớc ngầm dồi dào và nông, các giếng đào có độ
sâu trung bình 10m là có nƣớc. Với giếng khoan, độ sâu gặp nƣớc là
25-30m, ở độ sâu 60 - 80m nƣớc có trữ lƣợng khá, chất lƣợng tốt
[42,43].
 Vùng bán sơn địa: giếng đào có độ sâu 10m, một số giếng có thể cạn
trong mùa khô [42,43].
Trang 7

Tuy nhiên, theo báo cáo về Quy hoạch KTXH huyện Quốc Oai, tài
nguyên nƣớc của huyện có những dấu hiệu suy kiệt, nƣớc trong hồ ao bị ô
nhiễm, nƣớc sông Tích, sông Đáy dễ gây ngập úng trong mùa mƣa, cạn về
mùa khô do bị bồi lấp, nƣớc ngầm đƣợc khai thác thiếu kế hoạch ở vùng đồng
bằng, hiếm ở vùng bán sơn địa. Vì vậy, để khai thác nguồn tài nguyên nƣớc
có hiệu quả cho sản xuất và đời sống cần quản lý chặt chẽ việc khai thác nƣớc
ngầm, tu bổ nạo vét hệ thống sông ngòi, đầu tƣ chiều sâu cho thủy lợi.
1.1.1.7. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
Tài nguyên rừng:Diện tích có rừng của Quốc Oai là 485ha, tập trung chủ
yếu ở xã Phú Mãn, Đông Yên, Hòa Thạch. Trong đó, rừng tự nhiên phòng hộ
85 ha, rừng nguyên sinh 230ha, rừng trồng tập trung là 62ha, rừng trồng mới

là 30ha, rừng trồng phân tán là 78ha [38,42,43].
Đa dạng sinh học: Bao gồm đa dạng sinh thái thủy sinh và đa dạng trong
hệ sinh thái rừng [38,42,43].
1.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản
Theo các tài liệu hiện có, Quốc Oai có một số tài nguyên khoáng sản
nhƣ đá granite (Phú Mãn và Hòa Thạch), sét (Hòa Thạch), Cao lanh (Đông
Yên), vàng gốc (Cổ Rùa - Phú Mãn), vàng sa khoáng (vùng đồi gò), đolomit
(Phƣợng Cách), đá vôi (Phƣợng Cách, Sài Sơn), than bùn (Phú Cát, Hòa
Thạch, Đông Yên), nƣớc khoáng (Phú Cát), laterit (Đông Yên) [43].
Đánh giá chung
 Thuận lợi:
Nằm trên trục không gian và cảnh quan phát triển của thủ đô Hà Nội và
chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây, có đƣờng cao tốc
Láng - Hòa Lạc chạy qua, do đó Quốc Oai có những điều kiện rất thuận lợi
cho phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để phát triển
công nghiệp và đô thị kéo theo những tiềm năng cho đầu tƣ xây dựng, phát
Trang 8

triển các công trình bảo vệ môi trƣờng nhƣ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý
nƣớc thải
Với những điều kiện thuận lợi về đất đai, địa hình, khí hậu cho phép
Quốc Oai phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất đa canh và thâm
canh, cung cấp các sản phẩm mà thị trƣờng đô thị cần nhƣ lƣơng thực, thực
phẩm, hoa quả, rau sạch, cây cảnh tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và là điều kiện tiên quyết để đƣa ra
những phƣơng thức phù hợp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh trong khu vực này.
Các cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa cũng là điều kiện thuận lợi cho
phát triển hoạt động du lịch, dịch vụ hƣớng tới xây dựng mô hình xử lý nƣớc
thải, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt quy mô và có hiệu quả.

 Khó Khăn
Ngoài những thuận lợi nêu trên, huyện Quốc Oai còn gặp không ít trở
ngại cho đầu tƣ hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi để chủ động tƣới tiêu, phục vụ
sản xuất đời sống trên địa bàn huyện, hệ thống các công trình bảo vệ môi
trƣờng, chƣa có những quy hoạch cụ thể trong công tác thu gom, vận chuyển,
lƣu trữ và xử lý chất thải nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Tài
nguyên rừng đang có nguy cơ suy giảm, đất đai phía Tây của huyện dần bị
thoái hóa do xói mòn, rửa trôi gây trở ngại cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế huyện Quốc Oai có sự chuyển biến
rõ rệt. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện Quốc Oai năm 2007 đạt 14,88%.
trong đó nông nghiệp chiếm 2,4%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2007
đạt 7.307.000 đồng. Tính đến năm 2008, tổng giá trị sản xuất toàn huyện
Quốc Oai đạt 2064,71 tỷ đồng (trong đó, sản xuất nông nghiệp 768,380 triệu
Trang 9

đồng, sản xuất lâm nghiệp đạt 6,040 tỷ đồng, sản xuất thủy sản là 18,840 tỷ
đồng, sản xuất công nghiệp đạt 1720,46 tỷ đồng và sản xuất tiểu thủ công
nghiệp đạt 318,602 triệu đồng - tính theo giá hiện hành). Thu nhập bình quân
đầu ngƣời trong năm 2008 là 12.611.691 đồng [38,40,41,42].
1.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành
nông, lâm, thủy sản (năm 2005 là 37,54%, năm 2007 là 29,50%), tăng dần tỷ
trọng công nghiệp - xây dựng và du lịch dịch vụ (công nghiệp - xây dựng năm
2005 là 38,64%, năm 2007 là 42,70%), du lịch - dịch vụ thƣơng mại năm
2005 là 23,82%, năm 2007 là 27,80%[40,41,42].
1.1.2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực - văn hóa - xã hội huyện Quốc Oai
1.2.2.3.1. Dân số
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,28% đến năm 2007 giảm

xuống còn 1,15%. Tuy nhiên, đến năm 2008 do tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu
hƣớng tăng hơn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng lên đến 1,26%. Dân số tại
huyện nhìn chung khá cân bằng giữa tỷ lệ nam và nữ (năm 2007 là 48,30%
đối với nam và 51,70% đối với nữ, năm 2008 là 47,80% đối với nam và
52,20% đối với nữ) [40,41].
Bảng 1: Dân số Quốc Oai năm 2005 - 2008
TT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
1
Dân số trung bình
155.391
157.641
160.640
163.714

- Nam (ngƣời)
75.025
76.395
77.580
78.250

- Nữ (ngƣời)
80.366
81.246
83.060
85.464


Tỉ lệ tăng tự nhiên (%)
1.28
1.24
1.15
1.26
Nguồn: Niên giám thống kê 2007 - 2008 huyện Quốc Oai[41]


Trang 10

1.1.2.3.2. Nguồn nhân lực:
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2007 khoảng
80.970 ngƣời, trong đó 42.511 ngƣời (chiếm 52,50%) là lao động nông
nghiệp, số lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp là 22.834 ngƣời
(chiếm 28,20% tổng số lao động). Số lao động trong ngành dịch vụ là 2.875
ngƣời (chiếm 3,44%). Hạn chế của lao động Quốc Oai là thiếu công nhân kỹ
thuật lành nghề. Tỷ lệ lao động qua các trƣờng đào tạo nghề thấp, chủ yếu
làm việc bằng kinh nghiệm. Lao động ở nông thôn đang thiếu việc làm, thời
gian làm việc chiếm khoảng 70%, phổ biến thuần nông, dân cƣ phân bố
không đồng đều. Năm 2008: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
là 85.770 ngƣời, trong đó 45.700 ngƣời (chiếm 53,28%) là lao động nông
nghiệp, số lao động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là 23.150
ngƣời (chiếm 26,99% tổng số lao động). Số lao động trong ngành dịch vụ lƣu
trú, ăn uống và hoạt động dịch vụ khác là 3.168 ngƣời (chiếm 3,69%)
[40,41]. Số lƣợng lao động năm 2007 và 2008 thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Dân số 15 tuổi trở lên có việc làm
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008

Số lao động
(ngƣời)
Tỉ lệ
(%)
Số lao động
(ngƣời)
Tỉ lệ
(%)
Tổng số
80.970

85.770

-Nông nghiệp
42.511
52,50
45.700
53,28
-Công nghiệp chế biến, chế
tạo
22.834
28,20
23.150
26,99
-Dịch vụ lƣu trú, ăn uống và
dịch vụ khác
2.785
3,44
3.168
3,70

-Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nƣớc nóng, điều
26
0,03
26
0,03
Trang 11

Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Số lao động
(ngƣời)
Tỉ lệ
(%)
Số lao động
(ngƣời)
Tỉ lệ
(%)
hòa không khí
-Xây dựng
5.232
6,47
5.530
6,45
-Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa
ô tô, xe máy
3.020
3,73
3.314

3,86
Thông tin và truyền thông
54
0,07
67
0,078
-Hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm
61
0,08
62
0,072
-Hoạt động của Đảng cộng
sản, tổ chức chính trị xã hội,
quản lý Nhà nƣớc, an ninh
quốc phòng.
1.173
1,45
1.251
1,46
-Giáo dục và đào tạo
2.613
3,23
2.689
3,14
-Y tế và trợ giúp xã hội
261

321
0,37

-Nghệ thuật, vui chơi giải trí
-
0,31
37
0,043
- Hoạt động làm thuê trong
các hộ gia đình
400
0,49
455
0,53
Nguồn: Niên giám thống kê 2006 - 2007, 2007 - 2008 huyện Quốc Oai
[40,41]
1.1.2.3.3. Về xã hội
Huyện Quốc Oai đã tổ chức thực hiện tốt chính sách đối với ngƣời có
công và các đối tƣợng bảo trợ xã hội, thăm hỏi, tặng quà cho các đối tƣợng
chính sách xã hội nhân dịp lễ, tết. Hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm
y tế cho 803 ngƣời tham gia hoạt động kháng chiến, đã cấp giấy chứng nhận
Trang 12

cho 195 con thƣơng binh, bệnh binh, liệt sỹ, ngƣời bị nhiễm chất độc hóa
học…
Theo tiêu chí mới của Thành phố, huyện đã hoàn thành nghiệm thu hộ
nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Số hộ cận nghèo là 1.776 hộ (chiếm 4,38%),
số hộ nghèo là 5.695 hộ (chiếm 14,05%). Đồng thời, huyện đã thực hiện
chƣơng trình giảm nghèo và hỗ trợ cho 153 hộ nghèo xây lại nhà bị xuống
cấp, hƣ hỏng nặng; chỉ đạo kịp thời công tác hỗ trợ nhân dân bị ảnh hƣởng
của đợt ngập úng cuối năm 2008 đảm bảo công khai, minh bạch với tổng số
kinh phí trên 19 tỷ đồng [42].
Công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính đến ngày 30/9/2009

đạt 18,02 tỷ đồng; đã chi trả cho các đối tƣợng bảo hiểm xã hội với số tiền là
35,4 tỷ đồng. Công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội nhìn chung đảm
bảo kịp thời và tuân theo đúng chế độ mà Nhà nƣớc đã đề ra [42].
Nhận xét chung
Theo thống kê năm 2007 cơ cấu kinh tế là công nghiệp chiếm 42,7%,
dịch vụ thƣơng mại 27,8% và nông, lâm nghiệp, thủy sản 29,5%. Phát triển
kinh tế kéo theo nhiều nguy cơ nhƣ gia tăng mức độ ô nhiễm, gia tăng khối
lƣợng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt…Tuy nhiên, kinh tế nhiều thành phần
tồn tại là động lực thúc đẩy nhau cùng phát triển, giảm đƣợc khoảng cách
giữa các vùng trong huyện.Vốn trong dân đã đƣợc huy động, tốc độ đô thị hóa
nhanh, bộ mặt xã hội ở nông thôn thay đổi, khang trang, sạch đẹp, văn minh
hơn, cụ thể nhƣ tổng sản phẩm xã hội, GDP và các chỉ số bình quân đầu
ngƣời năm sau cao hơn năm trƣớc; nhịp tăng trƣởng kinh tế trung bình của
thời kỳ tăng 14,88% từ đó là tiền đề thúc đẩy sự quan tâm của chính quyền,
các ban ngành đoàn thể cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ trong công tác bảo vệ
môi trƣờng nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng.
Trang 13

 Đối với các hộ dân làm nông nghiệp: Thực hiện tốt công tác khuyến
nông, chuyển đổi HTX nông nghiệp theo luật, các HTX sau khi
chuyển đổi đã làm tốt khâu dịch vụ, phòng trừ sâu bệnh, cứng hóa
kênh mƣơng,công tác phòng chống lụt bão nên sản xuất nông nghiệp
có tốc độ tăng trƣởng khá, đời sống nhân dân đƣợc ổn định, sản xuất
nông nghiệp đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch, công tác tuyên truyền phòng
chống các dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đƣợc thực hiện tốt, do
đó nhìn chung công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đƣợc
thực hiện tốt và nề nếp.
 Đối với các cơ sở sản xuất CN-TTCN: Tính đến tháng 9 năm 2009,
sản xuất CN-TTCN tăng 114% so với cùng kỳ năm 2008, giá trị các
ngành dịch vụ - thƣơng mại tăng 22% so với cùng kỳ. Huyện đã có cơ

chế khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, một số doanh
nghiệp đã mạnh dạn đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ,áp dụng
KHKT để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng mà vẫn đảm bảo hiệu quả
kinh tế, công tác thu gom CTRSH phát sinh tại các cơ sở đƣợc thực
hiện tốt.
Triển khai xây dựng các cụm, điểm công nghiệp tạo mặt bằng thu hút
các đầu tƣ, để thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng bảo vệ môi
trƣờng, giảm thiểu ô nhiễm, hình thành rõ nét vùng chuyên sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Việc thu, chi ngân sách thƣờng xuyên đảm bảo chỉ tiêu, nhất là thu
ngân sách địa phƣơng vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (thu ngân sách địa phƣơng
thực hiện 9 tháng đầu năm 2009 là 457,561 tỷ đồng, đạt 99% dự toán thành
phố giao, đạt 155% so với dự toán huyện giao, bằng 199,3% so với cùng kỳ
năm ngoái). Xây dựng cơ sở hạ tầng đạt nhiều kết quả, nhất là các dự án đầu
tƣ xây dựng các công trình giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, trƣờng
Trang 14

học và trạm y tế với vốn đầu tƣ nằm trong các gói kích cầu của thành phố,
công tác đầu tƣ xây dựng các công trình bảo vệ môi trƣờng đang có những
bƣớc tiến đáng khích lệ. Các hoạt động văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến
tích cực. Công tác giải quyết cơ chế, chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ
thiệt hại do thiên tai đƣợc quan tâm thực hiện sát sao đối với từng trƣờng hợp.
Tình hình an ninh chính trị tiếp tục đƣợc ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc
giữ vững, công tác quốc phòng, quân sự địa phƣơng đƣợc đảm bảo.
1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý CTRSH
1.2.1. Khái niệm chung
Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý
chất thải rắn.
1. Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch
quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại,

thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trƣờng và sức khoẻ
con ngƣời.
2. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao
gồm chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công
cộng đƣợc gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ
hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt
động khác đƣợc gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.
3. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng, đƣợc thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản
xuất sản phẩm khác.
Trang 15

4. Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và
lƣu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận.
5. Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi đƣợc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trƣớc khi vận
chuyển đến cơ sở xử lý.
6. Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lƣu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
8. Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong
chất thải rắn.
9. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với
các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.

1.2.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
1.2.2.1. Nguồn gốc phát sinh và phân loại CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt
cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải
rắn sinh hoạt bao gồm:
+ Từ các khu dân cƣ;
+ Từ các trung tâm thƣơng mại;
+ Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trƣờng học, các công trình công
cộng;
+ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
+ Từ các trạm xử lý nƣớc thải và từ các ống thoát nƣớc của thành phố;
+ Từ các khu công nghiệp.
Trang 16













Hình 1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt [25,27]
1.2.2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Để phân loại chất thải rắn sinh hoạt có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí
khác nhau nhƣ: phân loại theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hoá

học, theo tính chất rác thải
- Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà ngƣời ta phân ra
rác thải đƣờng phố, rác thải vƣờn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác
thải hộ gia đình [25].
- Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể
phân ra chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim…[25].
- Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc
hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải
phóng xạ [25].

Các hoạt động kinh tế, xã hội
của con ngƣời
Các quá
trình phi
sản xuất
Hoạtđộng
sống và
tái sản
sinh con
ngƣời
Các hoạt
động
quản lý
Các hoạt
động giao
tiếp và đối
ngoại
CHẤT THẢI SINH HOẠT

×