Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Việt Nam sẽ kiểm soát vốn như thế nào trong tương lai???

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.01 KB, 43 trang )

Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ
vai trò quan trọng đối với sự phát triển. Nguồn vốn này thường phân thành đầu tư trực tiếp
(FDI) và đầu tư gián tiếp (FII) và các nguồn vốn khác. Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò
trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển
theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò
quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các
mối quan hệ kinh tế.
Hiện nay, các nước đang tiến tới tự do hóa tài chính hoàn toàn, mở rộng đầu tư ra
nước ngoài. Nhưng việc thu hút các nguồn vốn này cũng có mặt trái của nó, khi các nguồn
vốn đổ vào ồ ạt hay tháo chạy cùng một lúc sẽ để lại những tác động không lường. Điều
này đã gây ra rất nhiều tranh luận là nên hay không nên kiểm soát vốn. Và nếu có kiểm soát
vốn thì nên áp dụng như thế nào để phát huy hết các lợi ích của các luồng vốn nước ngoài.
Và trong bài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi cũng đã đưa ra một số tranh luận và các
chứng cứ thực nghiệm để làm rõ vấn đề này.
Trong quá trình nghiên cứu có gì sai sót mong cô và bạn đọc góp ý. Xin chân thành
cảm ơn !
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VỐN
1. Các luồng vốn nước ngoài:
1
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
1.1 Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA):
* Khái niệm:
Đây là nguồn vốn thuộc chương trình hợp tác phát triển do chính phủ các nước ngoài
hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp thông qua các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính
phủ cho một nước tiếp nhận.
Nguồn vốn ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại, các khoảng cho vay với điều kiện
ưu đãi về lãi suất, khối lượng vốn vay và thời hạn thanh toán, nhằm hỗ trợ cán cân thanh
toán, hỗ trợ các chương trình, dự án…


* Ưu điểm của ODA :
- Lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 1-2%/năm)
- Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và
thời gian ân hạn 8-10 năm).
- Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25%
của tổng số vốn ODA.
* Bất lợi khi nhận ODA :
- ODA là khoản cung cấp có vay có trả, gắn với những ràng buộc của nước, tổ chức
cung cấp viện trợ. Mỗi nước cung cấp ODA đều có chính sách riêng của mình và những
quy định ràng buộc khác nhau như về kinh tế, chính trị và các điều kiện khác đối với nước
nhận, nhiều khi những ràng buộc này rất chặt chẽ.
1.2 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI):
* Khái niệm:
Đây là nguồn vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn vào một nước để đầu tư trực
tiếp thông qua các hình thức như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, thành lập doanh nghiệp
liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
* Lợi nhuận từ FDI của nước nhận được nguồn đầu tư:
- Khác với nguồn vốn ODA, FDI không chỉ đưa vốn vào nước sở tại, mà còn kèm
theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế
giới…
-Giảm bớt hoặc xoá bỏ tính không thống nhất về khoảng cách giữa đầu tư và trao đổi
ngoại hối, như trong trường hợp của bất cứ dòng chảy vốn nào.
- Thúc đẩy kinh tế phát triển.
-Cung cấp việc làm cho người dân các nước nhận vốn.
-Cung cấp cả sự liên kết lạc hậu và tiên tiến (bằng cách cung cấp vốn) tới các doanh
nghiệp của nước nhận vốn.
2
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
Tiếp nhận FDI là lợi thế hiển nhiên mà thời đại tạo ra cho các nước đang phát triển.
Song, điều quan trọng đặt ra cho các nước tiếp nhận là phải khai thác triệt để các lợi thế co

được của nguồn vốn này nhằm đạt được những tổng thể cao về kinh tế. Bởi lẽ, FDI cũng có
mặt trái của nó.
* Những bất lợi về FDI đối với các nước nhận vốn:
- Nguồn vốn FDI thực chất cũng là một khoản nợ, nó vẫn thuộc quyền sở hữu và chi
phối của nước sở tại. Ngày hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào và hết hạn họ lại
rút ra, giống như các khoản nợ - có vay có trả.
- Trong các khoản vay nợ, thông thường mức lãi suất do hai bên thỏa thuận trước, còn
trong đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư bao giờ cũng mưu cầu lợi nhuận tối đa.
- Đối với các khoản nợ, người đi vay có toàn quyền sử dụng vốn vay, còn trong FDI,
chủ đầu tư vẫn toàn quyền sử dụng vốn nếu là hình thức 100% vốn nước ngoài, còn nếu là
liên doanh quyền đó cũng bị chia sẻ dựa theo tỷ lệ góp vốn.
- Bên cạnh đó, các nước nhận đầu tư còn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do phải áp
dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư hay bị các nhà đầu tư nước ngoài tính giá cao hơn
mặt bằng quốc tế cho các nhân tố đầu vào, cũng như bị chuyển giao những công nghệ cũ kỷ
và lạc hậu, điều này có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường…
- Hiệu quả sử dụng: cần phải phân tích tỷ lệ % vốn thực hiện / vốn đăng ký, đánh giá
các dự án đầu tư thông qua ô nhiễm môi trường.
1.3 Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (Foreign Indirect Investment – FII):
* Khái niệm:
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,
các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính khác
mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia đầu tư. Hình thức đầu tư mang tính đầu cơ nên nhà
đầu tư có thể thu lãi rất lớn thông qua biến động của thị trường tài chính và cũng phải chịu
những rủi ro khó lường.
* Thuận lợi: Góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm vốn, tạo khởi sắc cho thị
trường tài chính.
* Bất lợi:
- Vốn đầu tư có thể là dài hạn hoặc ngắn hạn, do đó sẽ biến động nhiều hơn FDI do
nhà đầu tư có thể thêm hoặc rút vốn nhanh chóng hơn FDI. Luồng vốn này tiềm ẩn nhiều
rủi ro đảo chiều, nhất là trong điều kiện các giao dịch vốn được tự do hóa ở mức cao. Mọi

3
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
người đều ghi nhớ rằng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 cũng bắt nguồn từ việc
quản lý lỏng lẻo FII.
- Gây ra những lo ngại đối với ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là gia tăng lạm phát, đẩy tỷ
giá hối đoái lên cao, đe dọa xuất khẩu và làm mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế.
- Những biểu hiện dễ thấy nhất là tăng trưởng nền kinh tế quá nóng, kéo theo lạm
phát; làm biến động và thay đổi cơ cấu tài trợ, tiềm ẩn rủi ro đối với sự ổn định cán cân
thanh toán; đồng bản tệ có thể chịu sức ép lên giá, dẫn đến tính cạnh tranh của nền kinh tế
bị kém đi.
Vì vậy dòng vốn ngoại (bao gồm cả FDI, FII) mặc dù được đánh giá là nguồn lực cho
tăng trưởng nhưng nếu không kiểm soát và hướng chúng theo chiều tích cực, sẽ để lại
không ít "phiền toái". Trong xu thế toàn cầu hóa, chu chuyển các luồng vốn giữa các quốc
gia tăng mạnh cả về qui mô và tốc độ, mỗi quốc gia cần có chính sách và biện pháp đối phó
thích hợp nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững.
2. Tự do hoá tài khoản vốn:
2.1 Khái niệm:
Tự do hóa tài khoản vốn là việc cho tự do tiến hành chuyển đổi các tài sản tài chính
trong nước thành tài sản tài chính ở nước ngoài và ngược lại theo tỷ giá hối đoái do thị
trường quy định
2.2 Vì sao phải tự do hóa tài khoản vốn:
Hình thành sự bình đẳng trong hoạt động đầu tư tài chính, các luồng vốn luân chuyển
linh hoạt và hiệu quả, tạo điều kiện tiếp cận các luồng vốn quốc tế tăng vốn đầu tư trong
nước, chuyển giao công nghệ và phát riển thị trường tài chính;
Nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn vốn, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn
trong và ngoài nước với chi phí thấp, nâng cao tính tự chủ của nhà đầu tư và khả năng phản
ứng của thị trường, góp phần hoàn thiện thể chế;
Việc mở cửa thị trường tín dụng làm tăng tính linh hoạt của các doanh nghiệp trước
những biến động về hàng hóa và lợi nhuận.
2.3 Hạn chế của việc tự do hóa tài khoản vốn:

Tự do hóa giao dịch vốn tác động mạnh đến hệ thống ngân hàng, cả chính sách tiền tệ
của Ngân hàng Trung ương và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, các tập đoàn
và ngân hàng lớn ngày càng có ảnh hưởng mạnh đến chính sách của các quốc gia. Quá trình
4
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
tự do hóa giao dịch vốn ảnh hưởng đến các NHTM – thành viên trực tiếp tham gia các giao
dịch vốn quốc tế và thông qua hoạt động của những khu vực khác trong nền kinh tế, gây
khó khăn về quản lý tài sản, nhất là trong việc điều chỉnh tỉ giá, lãi suất, phòng ngừa rủi ro
nhằm cân bằng lợi ích giữa việc nắm giữ ngoại tệ và nội tệ cũng như cơ cấu tiền gửi và cho
vay.
Trong quá trình tự do hóa giao dịch vốn, các luồng vốn vào ngày càng tăng mạnh.
Nếu chính sách vĩ mô không đủ mạnh và quản lý tài chính yếu kém, việc gia tăng luồng
vốn vào quá mức có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế quá nóng, nếu tiền cung ứng tăng quá
mức so với tăng trưởng GDP thực tế sẽ làm tăng tổng phương tiện thanh toán (M2), gây áp
lực lạm phát và biến động về tỉ giá hối đoái, làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai, nhất là khi
sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, làm thay đổi cơ cấu tài trợ và
tiềm ẩn rủi ro cán cân thanh toán và tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Trong xu thế toàn cầu hóa, chu chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia tăng mạnh cả
về qui mô và tốc độ, mỗi quốc gia cần có chính sách và biện pháp đối phó thích hợp nhằm
đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt là, cần xác định rõ liều
lượng, lộ trình và thời điểm áp dụng chính sách, trước hết cần dựa trên mục tiêu kinh tế của
nước thụ hưởng, cơ chế tỉ giá, các qui định về thể chế. Trong đó, cần xác định được động
cơ và nguyên nhân của luồng vốn vào, cơ cấu luồng vốn, tác động của nó đến nền kinh tế
và hệ thống tài chính. Nếu luồng vốn vào do cầu tiền trong nước tăng lên, giá chứng khoán
và bất động sản giảm, dẫn đến điều chỉnh danh mục đầu tư và không cần can thiệp vì việc
mở rộng tiền sẽ không gây áp lực lạm phát. Trái lại, khi luồng vốn vào do lãi suất thế giới
thấp hơn, giá của tài sản tài chính và bất động sản tăng lên, trường hợp này cần có biện
pháp điều chỉnh.
Luồng vốn vào quá nhiều đòi hỏi phải can thiệp nhằm giảm áp lực tăng M2, nhưng rất
tốn kém, hiệu quả của biện pháp này tùy thuộc vào trình độ phát triển thị trường tài chính

trong nước, thậm chí có thể làm nguồn vốn vào tăng trở lại, gây khó khăn cho các nhà tạo
lập chính sách, việc điều hành chính sách tiền tệ trở nên khó khăn nếu đồng thời phải thực
hiện mục tiêu ổn định tỉ giá, duy trì chính sách tiền tệ độc lập và tài khoản vốn mở.
Tự do hóa giao dịch tài chính quốc tế mà trọng tâm là giao dịch vốn là vấn đề quan
trọng nhưng rất phức tạp và cần được tiến hành một cách có trật tự và thận trọng, tùy thuộc
5
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
và điều kiện của mỗi nước, những lợi ích tiềm năng và khả năng cạnh tranh của hệ thống
tài chính.
Tự do hóa giao dich vốn cần được thực hiện từ từ và chỉ khi đã có đủ những điều kiện
cơ bản sau đây:
- Hệ thống ngân hàng đã phát triển mạnh, có khả năng hấp thụ và phân bổ hiệu quả
các nguồn vốn vào. Đồng thời, có qui định pháp lý đầy đủ và đồng bộ nhằm đảm bảo an
toàn cho hoạt động ngân hàng và hạn chế độc quyền.
- Cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh cao, có khả năng thích ứng với những thay
đổi kinh tế trong và ngoài nước, các công ty được sắp xếp lại và đổi mới công nghệ nhằm
tăng hiệu quả sử dụng vốn vay.
- Môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh để tránh thâm hụt ngân sách, thể hiện qua các
chỉ tiêu tăng trưởng GDP, tỉ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán.
- Xây dựng hệ thống qui định thận trọng và đủ mạnh, đảm bảo thực hiện hệ thống kế
toán, kiểm toán và chế độ báo cáo phù hợp. Cơ chế thị trường phát triển đồng bộ và có hiệu
quả, có khả năng huy động mọi nguồn lực cho tăng trưởng.
- Đảm bảo hiệu lực của các chính sách kinh tế vĩ mô và cơ chế điều hành tỉ giá hối
đoái, đảm bảo mức dự trữ ngoại hối phù hợp, có khả năng đối phó với những biến động
trên thị trường ngoại hối và tỉ giá hối đoái, đáp ứng đủ ngoại tệ cho nhu cầu của đất nước.
- Tạo lập hạ tầng cơ sở cho thị trường trong nước trước khi tự do hóa các GDV, đặc
biệt là cơ sở hạ tầng cho hoạt động đầu tư gián tiếp vào cổ phiếu và các công cụ nợ, góp
phần giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
3. Kiểm soát vốn (controlled capital) :
3.1 Khái niệm:

Kiểm soát vốn chính là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dưới nhiều
hình thức khác nhau để tác động (hạn chế) lên dòng vốn nước ngoài chảy vào và ra khỏi
một quốc gia để nhằm đạt “mục tiêu nhất định” của chính phủ.
3.2 Các biện pháp kiểm soát vốn của chính phủ:
6
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
 Tranh luận về các mục tiêu của kiểm soát:
- Thông qua hạn chế cán cân tài khoản vốn để cải thiện phúc lợi kinh tế.
- Điều hoà những mục tiêu chính sách.
- Bảo vệ sự ổn định về tài chính và tiền tệ.
 Lý thuyết bộ ba bất khả thi:
- Chính sách tiền tệ độc lập.
- Ổn định tỷ giá.
- Hội nhập tài chính hoàn hảo.
Đây là mô hình lý thuyết rất phổ biến, gọi là mô hình Mundell- Fleming được Robert
Mundell và Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960. Và vào những năm 1980 khi
vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ
giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì Lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở
thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.
Trên thực tế không thể đạt được cùng lúc cả ba mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập,
ổn định tỷ giá, hội nhập tài chính hoàn toàn. Một quốc gia chỉ có thể đạt được tối đa hai
trong ba mục tiêu này và việc áp dụng chính sách nào cũng phải trả giá. Do đó, tuỳ từng
tình hình cụ thể và tuỳ vào mục tiêu của từng quốc gia sẽ áp dụng chính sách nào trong bộ
ba bất khả thi này.
7
Dỡ bỏ hạn chế
vệ tài chính
Thả nổi tỷ giá
hoàn toàn
Chính sách

tiền tệ độc lập
Kiểm soát hoàn toàn
tài khoản vốn
Ổn định tỷ giá
Cố định tỷ giá
hoàn toàn
Hôi nhập tài
chính hoàn toàn
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
Một quốc gia có thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa
dòng vốn tức là tiếp tục kiếm soát vốn, nó có thể chọn một chính sách tự do hóa dòng vốn
nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi hoặc có thể chọn kiểm soát vốn và
ổn định chính sách tiền tệ , nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái.
Một kiểu khác của lý thuyết bộ ba bất khả thi rất được chú ý - với một chính sách ổn
định tỷ giá hoàn hảo, với một tài khoản vốn mở (không bị kiểm soát) hoàn hảo, nhưng một
quốc gia vẫn hoàn toàn không thể tự chủ chính sách tiền tệ. Những ví dụ lặp lại trên thế
giới cho thấy ở những nơi và thời điểm mà tài khoản vốn bắt đầu được tự do , thì cùng lúc
xuất hiện một chính sách tỷ giá cứng nhắc hơn và sự tự chủ về chính sách tiền tệ cũng giảm
đi.
Song song với sự phát triển thương mại và dịch vụ trong thế giới hiện đại, kiểm soát
vốn rất dễ bị lãng quên. Thêm nữa, vấn đề kiểm soát vốn còn thể hiện những thay đổi của
quốc gia không đúng thực tế. Do vậy rất khó để một quốc gia có được một hệ thống kiểm
soát vốn thật sự hiệu quả. Lý thuyết bộ ba bất khả thi khẳng định rằng: trong điều kiện ngày
nay, một quốc gia phải lựa chọn giữa việc giảm thiểu sự thay đổi tỷ giá hoặc điều hành
một chính sách tiền tệ độc lập ổn định. Nó không thể có đồng thời cả hai.
 Về phương diện lý thuyết, có hai phương thức kiểm soát vốn:
- Kiểm soát vốn trực tiếp (hay còn gọi là kiểm soát mang tính hành chính) là việc hạn
chế những giao dịch vốn, những khoản thanh toán liên quan đến giao dịch vốn và việc
chuyển ngân quỹ bằng những ngăn câm triệt để, những hạn chế mang tính số lượng. Thông
thường, loại kiểm soát này áp đặt những nghĩa vụ hành chính lên hệ thống ngân hàng để

kiểm tra dòng vốn.
- Kiểm soát vốn gián tiếp (dựa trên cơ sở thị trường) là việc hạn chế những biến động
của dòng vốn và những giao dịch khác thông qua các biện pháp thị trường, chủ yếu là làm
cho các giao dịch vốn phải tốn kém nhiều chi phí hơn, từ đó hạn chế các giao dịch này.
Việc kiểm soát như thế có thể xảy ra dưới các hình thức khác nhau mà điển hình nhất
là đánh thuế cao trên các dòng vốn ngắn hạn, đi liền với việc miễn thuế đối với các dòng
vốn mang tính dài hạn,hoặc xếp hạng tín nhiệm. Đây chính là những phương thức mà
chúng ta cần phải thực hiện trong thời gian tới.
Trong hai biện pháp trên, cần phải hạn chế đến mức thấp nhất biện pháp kiểm soát
mang tính hành chính. Ngoại trừ một số ngành nghề và lĩnh vực nhạy cảm, việc dừng lại
8
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
chủ trương mở (kiểm soát trực tiếp) đồng loạt cho các lĩnh vực như trong thời gian qua là
điều mà Chính phủ cần phải xem xét lại bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương thu hút
vốn hiện nay.
• Chính sách đối với dòng vốn vào :
- Can thiệp vô hiệu hóa.
- Nâng tỷ giá.
- Các chính sách tiền tệ.
• Chính sách đối với dòng vốn ra :
- Nhằm mục đích kiềm chế đầu cơ tiền tệ và ổn định thị trường ngoại hối
- Kiểm soát dòng vốn ra trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính chỉ tạm thời mang
tính đối phó của chính phủ.
3.3 Hạn chế của kiểm soát vốn:
Có nhiều quan điểm lầm tưởng rằng nếu như áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn
gián tiếp thì sẽ không phải trả giá. Trên thực tế, đã gọi là kiểm soát vốn thì cho dù là áp
dụng các biện pháp kiểm soát vốn như thế nào cũng phải trả một giá nhất định. –
Cái giá chung nhất chính là sẽ làm chậm lại các cơ hội thu hút vốn đầu tư khi mà các
quốc gia ngày càng cạnh tranh quyết liệt để thu hút dòng vốn toàn cầu. Đi vào từng lĩnh
vực cụ thể thì kiểm soát vốn sẽ có những tác động nhất định.

Kiểm soát vốn không khéo có thể mâu thuẫn với chủ trương tự do hóa các giao dịch
ngoại hối.
Kiểm soát vốn làm chi phí giao dịch vốn (tính trên tổng qui mô dòng vốn) tăng cao và
sẽ làm cho dòng vốn chuyển hướng sang các quốc gia khác. Theo nhiều khảo sát, chi phí
giao dịch tại Trung Quốc hiện là 1,2%, Việt Nam là 2%; trong khi Hong Kong chỉ là
0,013%. Nếu áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát vốn nặng về hành chính, có khả năng
dòng vốn đang chảy vào Việt Nam sẽ chuyển huớng ngược trở về các nước có chi phí giao
dịch vốn thấp hơn như Trung Quốc chẳng hạn. Đây là cái giá phải trả cần phải đuợc cân
nhắc thấu đáo trước khi ban hành các biện pháp kiểm soát vốn chính thức.
Kiểm soát vốn là cần thiết tuy nhiên vì sự phát triển ổn định và lành mạnh của hệ
thống tài chính, các biện pháp cần phải theo nguyên tắc bất hồi tố, rõ ràng và có thể dự
đoán được.
Làm chậm tiến trình hội nhập của một quốc gia.
Làm tăng nhận thức xấu về thị trường.
9
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
CHƯƠNG II: NHỮNG TRANH LUẬN VỀ CÁC QUAN ĐIỂM
KIỂM SOÁT VỐN :
Song song với sự phát triển thương mại và dịch vụ trong thế giới hiện đại, kiểm soát
vốn rất dễ bị lãng quên. Mỗi quốc gia có một chính sách kiểm soát vốn khác nhau tùy theo
tình hình kinh tế chính trị của nước đó. Thêm nữa, vấn đề kiểm soát vốn còn thể hiện
những thay đổi của quốc gia không đúng thực tế. Do vậy rất khó để một quốc gia có được
một hệ thống kiểm soát vốn thật sự hiệu quả. Đã có rất nhiều ý kiến quan điểm trái ngược
10
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
nhau của các nhà kinh tế học về vấn đề kiểm soát vốn.Có nên hay không nên kiểm soát
vốn,và nếu có thì kiểm soát như thế nào thì hiệu quả.
1/ Những quan điểm trái ngược nhau nên hay không nên kiểm soát vốn :
1.1/ Về lý thuyết :
Có các bất đồng về những lợi ích của việc kiểm soát vốn đầu tư:

- Những nhà nghiên cứu ủng hộ việc tự do hóa vốn đầu tư đã chỉ ra rằng chính các tài
khoản vốn có tính khả hoán sẽ thu hút vốn cho các hoạt động đầu tư, mà điều này đóng vai
trò quyết định đối với một nền kinh tế mới nổi. Ngoài ra, kiểm soát vốn sẽ tạo ra một thị
trường méo mó, ngăn cản tiến trình phân phối các nguồn lực một cách hiệu quả. Allen và
Gale (1998), thậm chí đã chứng minh rằng, theo một số điều kiện nhất định, khủng hoảng
tài chính được tối ưu, thì nó cũng có nghĩa là thị trường tự kỷ luật mình.
- Các tác giả khác, những người ủng hộ việc kiểm soát vốn, thì lại trình bày 3 tranh
luận khác :
+Trước tiên, tự do hóa nguồn vốn sẽ dễ đẩy quốc gia vào tình trạng của sự tấn công từ
việc đầu cơ.
+Thứ hai, nó thúc đẩy những tiềm ẩn của rủi ro đạo đức do sự dễ dàng trong việc
khuếch trương tín dụng cùng với các khoản tiền gửi hoặc cho vay bảo đảm.
+Cuối cùng, trong một cuộc khủng hoảng, thì mục tiêu ngắn hạn sẽ là điều hòa, và
làm ổn định thị trường tài chính của một quốc gia, chứ không phải lo lắng về mặt hiệu quả.
1.2/ Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn trong cuộc khủng hoảng tài chính
Châu Á năm 1997:
“Việc xem kiểm soát vốn như là một phương thuốc cho cuộc khủng hoảng”, điều này
được chứng minh bằng cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997.(còn được gọi là
Khủng hoảng tiền tệ Đông Á hay Khủng hoảng IMF )
11
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
Khủng hoảng tiền tệ Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm
1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và
giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là
"những con Hổ Đông Á" như : Malaysia, Hàn Quốc, Inđônêxia... Còn Đại lục Trung Hoa,
Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng
nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài
hạn của chính bản thân mình.
Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" nhưng ảnh hưởng của nó lại lan
truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn

lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.
Thái Lan :
Khi các nhà đầu tư lần lượt rút tiền ra khỏi Thái Lan, trước sự kiện đó đã buộc Thái
Lan phải cầu cứu IMF. Và IMF đã hứa cho Thái Lan một khoản vay tuy nhiên để có khoản
vay này Thái Lan phải chấp nhận một vài điều kiện, trong đó có những điều kiện rất khắc
nghiệt như :
- Thắt chặt tiền tệ bằng cách nâng cao lãi suất ngân hàng, lãi suất mua bán chứng
khoán… để ngăn chặn dòng vốn chạy ra khỏi Thái lan.
- Người nước ngoài được phép sở hữu một cách hoàn toàn các tổ chức tài chính ở
Thái lan trong vòng 10 năm với các điều khoản ưu đãi mang tính ngoại lệ nhằm thu hút
ngoại tệ từ nước ngoài . Chính sách này bị các doanh nghiệp Thái Lan, công đoàn lao động
có nhiều lời chỉ trích.
- Tư nhân hóa các công ty tư nhân nhưng cũng được xem là không hợp lý trong lúc
này vì giống như đang bán tháo tài sản quốc gia cho đầu tư nước ngoài.
- Buộc 58 trong số 91 công ty tài chính phải ngưng hoạt động
 Kết quả là đồng Bath bị mất giá nghiêm trọng. (đồng baht đang ở mức 30
baht/USD, tụt xuống 32 ngày 28/7/1997 khi chính phủ loan báo sẽ nhờ IMF trợ giúp. Sau
khi công bố các biện pháp của IMF, đồng baht tụt giá xuống 35 vào ngày 11/9/1997, và
12
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ vào tháng 1 năm 1998.), thặng dư
thương mại ngày càng gia tăng.
 Bàn về việc IMF buộc đóng cửa các công ty tài chính, Giáo sư Augustine Tan thuộc
Đại học Quốc gia Singapore, một nhà kinh tế rất am hiểu tình hình trong vùng đã phê bình
rằng: "Tại sao lại cứ cho rằng tất cả Ngân hàng và tổ chức tài chính là dở, là thối nát, mà
phải dẹp đi hết để làm lại từ đầu?". Ông cho rằng: “IMF đã phạm một lỗi lầm khi đem
những phương thuốc áp dụng ở Nam Mỹ ra dùng lại ở châu Á mặc dầu căn bệnh ở đây
khác hẳn”. Vì việc ra lệnh đóng cửa ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng chỉ làm mọi
người thêm sợ hãi, vội vã rút tiền ra khỏi ngân hàng không kể tốt xấu, và làm mất lòng tin
của tất cả. Trong khi vấn đề chính là việc nhiều công ty thiếu tiền trả nợ ngắn hạn thì IMF

không những không đứng ra giúp điều đình hoãn nợ, mà lại cho tăng lãi suất khiến tình
hình trở nên khó khăn hơn.
 Trong bài diễn văn tại Madras, Ấn Độ vào tháng 1/1998, ông Jeffrey Sachs cho rằng
“IMF đã không biết đưa ra một chương trình giải cứu phù hợp với những nhu cầu của Đông
Nam Á và chính họ "đã góp phần vào cuộc khủng hoảng!"”. Ông chỉ trích “IMF là đã làm
một điều "thiếu suy nghĩ" khi buộc các ngân hàng phải đóng cửa, đưa đến sự sụp đổ toàn
bộ của guồng máy tài chính và khiến mọi người kinh hoàng!”
 Nhà kinh tế Steve Radelet thuộc đại học Harvard cũng phê bình rằng: "Thật hoàn
toàn phi lý khi bắt những nước này phải thắt lưng buộc bụng khi họ hiện có thừa khả năng
sản xuất và mức tiết kiệm đã lên tới 30% tổng số thu nhập".
 Từ Washington, chủ báo nổi tiếng và là cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ, Steve
Forbes cũng đã phê bình rằng: "... những phương thức như trên chỉ làm cho cuộc khủng
hoảng kinh tế châu Á càng trầm trọng thêm".
 Trong một bài báo trên tờ FEER, nhà kinh tế Martin Khor, Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu chính sách quốc tế của nhóm Third World Network cũng đã kết luận rằng:
"IMF thiếu hiểu biết về châu Á".
13
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
 Trước những phản ứng chống đối từ mọi phía, IMF đã nhiều lần lên tiếng bào chữa
về những quyết định của mình. Ông Stanley Fisher, phó chủ tịch IMF tuyên bố: "Tôi không
đồng ý về điều cho rằng việc đồng tiền ở châu Á bị phá giá nặng nề trong những tháng vừa
qua là do IMF gây ra... Nếu không có sự trợ giúp của IMF... thì những đồng tiền này đã còn
mất giá hơn nữa. Để lật ngược tình thế, các nước này phải làm sao để nội tệ tăng giá trị
khiến người ta chuộng hơn, và điều đó có nghĩa là phải tạm thời nâng cao lãi suất, mặc dầu
điều này sẽ đưa tới nhiều khó khăn cho các ngân hàng và các công ty yếu".
Năm 1997, IMF liên tục cảnh báo Malaysia đề phòng hậu quả của kiểm soát vốn,
thậm chí phải đối mặt với việc vốn bị rút ra nhanh chóng. Nhưng hiện nay, khi dòng vốn
ngoại đổ vào Việt Nam quá nhiều IMF cũng lo ngại khi đưa ra những biện pháp kiểm soát
vốn phù hợp cho Việt Nam. Điều này cho thấy IMF đang ngày càng tiến gần đến quan
điểm của Stiglitz.

 Maylaisia :
Một quốc gia cũng chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc khủng hoảng. Thủ tướng Mahathir
Mohamad đã nhận thấy rằng thay vì thả nổi đồng tiền (trong thời gian dài trước đây, Chính
phủ Malaysia đã thực hiện chính sách tự do hóa) và cầu cứu IMF thì đã sử dụng biện pháp
kiểm soát vốn gắt gao như :
- Ấn định tỷ giá ở mức 3,8 Ringgit/USD.
- Tập trung thị trường thứ cấp vào thị trường chứng khoán Kuala Lumpur.
- Hạn chế các giao dịch tiền tệ và vốn của người không thường trú.
- Hạn chế và đi tới cấm sử dụng đồng Ringgit bên ngoài lãnh thổ Malaysia; chỉ cho
phép chuyển đổi ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu, FDI và chuyển lợi nhuận về
nước.
- Cấm chuyển vốn ra nước ngoài trong một thời gian nhất định, kiểm soát nguồn vốn
đầu tư ngắn hạn.
 bản chất tách rời lãi suất với tỷ giá, chủ động hạ lãi suất
14
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
 Thoạt đầu, đại đa số các nhà kinh tế theo học thuyết thị trường tự do phản đối kịch
liệt và coi là một bước thụt lùi trong tiến trình phát triển kinh tế Malaysia. Song theo thời
gian, một số nhà kinh tế kể cả Paul Krugman cũng đã tán thành thậm chí cho rằng việc
kiểm soát vốn mang đến cho các chính phủ thời gian điều chỉnh chính sách của họ trước
khi nó trở thành quá trễ để làm bất kỳ điều gì. Ông kết luận kiểm soát vốn được coi là lựa
chọn khi một quốc gia đang chìm sâu trong khủng hoảng.
 Athukorala cũng chia sẻ ý kiến của Krugman, đã chỉ ra rằng các chính sách kiểm
soát vốn năm 1998 là rất quan trọng đối với Malaysia.
 Ngay cả Dornbusch, người luôn hoài nghi về các biện pháp của Malaysia, cũng phải
thừa nhận rằng kiểm soát vốn đầu tư nếu được áp dụng trong giai đoạn khủng hoảng, bất
ngờ, và tạm thời sẽ làm giảm áp lực về lãi suất và hối đoái. Điều này giúp một nền kinh tế
tránh được một sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống tài chính.
 Edison và Reinhart đã đưa ra một vài tóm tắt về các lợi ích và cũng như chi phí để
kiểm soát vốn trong thời kỳ khủng hoảng. Có hai lợi ích :

+ Trước tiên, việc hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài sẽ giúp ngân hàng trung ương
cắt giảm được sự sụt giảm trong dự trữ ngoại tệ và duy trì ổn định tỷ giá hối đoái.
+ Thứ hai, việc ngăn không cho phép vốn chảy ra nước ngoài sẽ làm cho chính phủ
duy trì được lãi suất thấp, có nghĩa là, để khôi phục lại quyền lực trong chính sách tiền tệ là
điều rất quan trọng cho việc phục hồi của nền kinh tế. Mặc dù vẫn còn tồn tại những chi phí
di động vốn không hoàn hảo. Tính không lỏng trên thị trường sẽ làm giảm sự tin cậy của
các quốc gia này đối với các nước chủ nợ nước ngoài. Thêm nữa, nếu dòng vốn đầu tư bị
giới hạn, thì sau đó gánh nặng về điều chỉnh trong các thị trường tài sản phụ thuộc nhiều
hơn về giá cả. Do đó, giá tài sản có thể trở nên bất ổn định.
2. Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn ở Việt Nam hiện nay :
2.1 Sơ lược về luồng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam:
15
Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn
Từ năm 2001 dòng vốn FDI có xu hướng phục hồi chậm và bắt đầu từ năm 2004
đến nay dòng vốn FDI lại bắt đầu tăng trở lại.
- Vốn đăng ký năm 2001 là 2,592 tỷ USD, bằng 128% năm 2000.
- Hai năm tiếp theo vốn đăng ký giảm sút, năm 2002 là 1,621 tỷ USD, bằng 62,5%
năm 2001.
- Năm 2003 là 1,914 tỷ USD, xấp xỉ năm 2000.
- Vốn đăng ký năm 2005 là 6,8 tỷ USD, bằng 261% năm 2001.
- Đến năm 2006, vốn FDI đã tăng ngoạn mục và đạt 10 tỷ USD, tức tăng 149,1% so
với năm 2005. Nguyên nhân của dòng vốn FDI tăng mạnh tại Việt Nam là do Việt Nam
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO với
những điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI như: cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, giảm
thuế suất thuế nhập khẩu, giảm bảo hộ và xoá bỏ phân biệt đối xử quốc gia.
- Năm 2007 là 13 tỷ USD, thế nhưng số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư) vừa được công bố cho thấy, 12 tháng qua, cả nước đã thu hút được 20,3 tỷ USD
vốn đầu tư đăng ký bao gồm cả cấp mới và tăng vốn, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm trước, vượt
56% kế hoạch dự kiến.
Tổng vốn thực hiện cũng đạt kết quả khả quan là 4,6 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng

kỳ năm trước, vượt 2,2% kế hoạch năm đề ra (4,5 tỷ USD).
Trong 12 tháng, cả nước đã có 1.406 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng
vốn đầu tư đăng ký lên 17,6 tỷ USD, tăng 68,8% về số dự án và 94% về vốn đăng ký so với
cùng kỳ năm trước. Số lượt dự án tăng vốn trong 12 tháng qua cũng đạt 361 lượt dự án với
tổng vốn tăng thêm hơn 2,65 tỷ USD, bằng 74,3% về số dự án và 91,2% về vốn bổ sung so
với cùng kỳ năm 2006
- Năm 2008 được xem là điểm nhấn đánh dấu thành công lớn nhất trong lịch sử hơn
20 năm thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với nhiều dự án quy mô vốn đặc biệt lớn,
16

×