Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chuyên đề các thí nghiệm vật lí 8 vui

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.71 KB, 14 trang )

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
NHỮNG THÍ NGHIỆM VẬT LÍ VUI – VẬT LÍ 8
PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ.
Bộ môn Vật Lí là môn học có rất nhiều kiến thức liên quan đến thực tế, đó
là những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong đời sống hàng ngày. Các hiện tượng này
có thể được giải thích từ những kiến thức được học từ các bài học ở chương trình
Vật Lí THCS.
Trong quá trình học tập trên lớp, học sinh làm các thí nghiệm để giúp khám
phá ra kiến thức mới hoặc từ kiến thức đã tiếp thu làm thí nghiệm kiểm tra, kiểm
chứng.
Tuy nhiên, các thí nghiệm được trình bày trong SGK thường mang tính cơ
bản nhất, để góp phần cho tiết học phong phú và giúp học sinh hứng thú hơn trong
quá trình học bộ môn, giáo viên có thể đưa vào những thí nghiệm Vật Lí vui hoặc
có thể hướng dẫn học sinh về nhà thực hành làm các thí nghiệm vui có liên quan
tới kiến thức bài học.
Vậy làm thế nào để có thể đưa ra những thí nghiệm Vật Lí vui vào trong quá trình
dạy và học?
PHẦN II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1 . Thực trạng.
Qua thời gian giảng dạy, tôi thấy rằng khi đưa các thí nghiệm Vật Lí vui vào
trong bài học hoặc hướng dẫn học sinh về nhà tự làm thí nghiệm đều có tác dụng
nhất đònh đối với học sinh :
+ Khi thí nghiệm Vật Lí vui được thực hiện ngay trên lớp, trước khi đi vào kiến
thức mới đã kích thích học sinh tính tò mò, thích tìm hiểu, thích khám phá, làm
học sinh hứng thú, say mê và yêu thích bộ môn.
+ Khi thí nghiệm Vật Lí vui được hướng dẫn về nhà thực hiện, giúp học sinh hiểu
sâu hơn về kiến thức đã được học trên lớp, góp phần phát triển khả năng tư duy
cũng như các kó năng của học sinh.
Đồng thời qua những thí nghiệm Vật Lí vui giúp học sinh khám phá, giải
thích được nhiều hơn các kiến thức Vật Lí có liên quan tới đời sống hàng ngày
cũng như những ứng dụng của kiến thức Vật Lí đó vào trong sản xuất và đời sống.


Từ những phân tích ở trên, tôi thấy việc đưa thí nghiệm Vật Lí vui vào trong
quá trình dạy và học là có ích. Và đó là những giải pháp mà tôi đã thực hiện trong
những năm giảng dạy.
Với mong muốn để giải pháp này được hoàn thiện hơn, cũng như để có
những thí nghiệm thay thế trong việc dạy giữa các lớp khác nhau, trong năm học
này tôi đã bổ sung và đưa vào giải pháp này thêm một số thí nghiệm như sau :
+ Thí nghiệm : Trứng chui vào chai.
+ Thí nghiệm : Kiểm tra lực đẩy c-Si-Mét trong không khí.
+ Thí nghiệm : Ngọn lửa không tắt.
+ Thí nghiệm : Con quay.
2 . Giải pháp.
Để thí nghiệm Vật Lí vui có thể thực hiện được trong quá trình dạy và học
thì phải bảo đảm những yêu cầu sau:
Thứ nhất : Yêu cầu đối với thí nghiệm : Thí nghiệm phải bảo đảm dễ làm,
làm được trong thời gian ngắn, dụng cụ thí nghiệm đơn giản dễ tìm kiếm. Đối với
những thí nghiệm phải cần nhiều thời gian thì giáo viên hướng dẫn học sinh thực
hiện ở nhà. Mặt khác, thí nghiệm phải bảo đảm tính chính xác về mặt kiến thức
đồng thời phải bảo đảm an toàn và không gây ra bất kì sự nguy hiểm nào.
Thứ hai : Yêu cầu đối với giáo viên : Hiểu rõ bản chất của thí nghiệm, phải
chắc chắn rằng thí nghiệm thành công và thí nghiệm phải liên quan tới kiến thức
của bài học. Khi làm thí nghiệm hoặc hướng dẫn học sinh về nhà làm thì giáo
viên luôn phải nêu lên được vấn đề để học sinh giải quyết.
Thứ ba : Yêu cầu đối với học sinh : Ý thức đúng đắn vai trò của thí nghiệm,
tích cực hợp tác với bạn bè và giáo viên giảng dạy. Đối với những thí nghiệm
được hướng dẫn về nhà làm thì phải làm theo đúng hướng dẫn của giáo viên, và
phải giải quyết được vấn đề mà giáo viên nêu ra.
PHẦN III . DỰNG LẠI MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU.
BÀI 5. SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH.
Thí Nghiệm Làm Trên Lớp.
1. Thí nghiệm : Nghệ Thuật Lấy Tờ Giấy Bạc (Tờ Tiền).

Trước khi vào bài này, giáo viên tổ chức làm một thí nghiệm vui đơn giản với
những dụng cụ được bố trí như sau :
+ Một chai nước ngọt, một li uống nước đựng đầy nước, một tờ giấy bạc.
+ Bố trí các dụng cụ trên như hình vẽ.
+ Yêu cầu học sinh : Làm thế nào để lấy được tờ tiền ra mà không
làm đổ nước trong li với yêu cầu không được nhấc li lên.
2. Phương án và cách tiến hành thí nghiệm :
a. Phương án thí nghiệm :
Thí nghiệm này có thể có học sinh biết cách làm, khi đó cho
học sinh lên làm thí nghiệm cho cả lớp quan sát.
Trong trường hợp không có học sinh nào biết phương án thí nghiệm
thì giáo viên tiến hành làm thí nghiệm.
b. Cách bước tiến hành thí nghiệm : lấy một cây thước của học sinh dài
khoảng 20 cm, một tay cầm lấy một mép của tờ tiền, tay cầm
thước đập mạnh vào phần giữa của tờ tiền. Tờ tiền sẽ được lấy ra dễ dàng, trong
khi cốc nước đầy vẫn đứng trên miệng chai.
Sau khi làm thí nghiệm, giáo viên đặt vấn đề vào bài : Vì sao có thể lấy tờ tiền ra
một cách dễ dàng trong khi li nước đầy vẫn đứng trên miệng chai. Kiến thức vật lí
nào đã được vận dụng trong thí nghiệm này. Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về
điều này.
3. Cơ sở lí thuyết của thí nghiệm :
Khi ta đập mạnh vào phần giữa của tờ tiền, tờ tiền chuyển động ngay lập tức,
trong khi đó do có quán tính, cốc không thay đổi vận tốc ngay được. Do đó cái cốc
vẫn đứng yên và nước trong cốc không đổ ra ngoài.
• Chú ý : Có thể thay tờ tiền bằng tờ giấy, tuy nhiên để hấp dẫn và gây sự tò
mò chú ý của học sinh thì ta nên dùng tờ tiền và trong li chứa đấy nước.
Thí Nghiệm Hướng Dẫn Thực Hiện Nhà.
1. Thí nghiệm : Phát Hiện Trứng Chín Và Trứng Sống.
Sau khi kết thúc bài này, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm một thí nghiệm
vui đơn giản như sau :

Có 2 quả trứng gà, một quả đã luộc chín, một quả còn sống giống hệt nhau về
hình dạng bên ngoài. Làm thế nào để biết dâu là quả trứng chín, đâu là quả trứng
sống? Giải thích vì sao?
• Chú ý : Không được đập trứng.
2. Phương án và cách tiến hành thí nghiệm :
Cách tiến hành thí nghiệm : Đặt hai quả trứng lên bàn, lần lượt dùng tay quay tròn
hai quả trứng.
Khi quay, quả nào quay được ngay lập tức và nhẹ nhàng, đồng thời khi dừng lại
thì thấy vỏ của nó đứng yên ngay thì đó là quả trứng chín.
Ngược lại, khi quay thấy quả nào có hiện tượng lì, khó quay đồng thời khi dừng lại
thì vỏ quả trứng không dừng lại ngay được mà có sự nhúc nhích thì đó là quả trứng
sống.
3. Cơ sở lí thuyết của thí nghiệm :
Khi ta quay hai quả trứng, quả trứng chín do lòng trắng trứng và lòng đỏ trứng đã
đông đặc. Do đó nó có thể thay đổi vận tốc ngay lập tức cùng với vỏ trứng và
quay nhẹ nhàng và đều. Cũng vì thế mà khi dừng lại thì nó dừng lại ngay không
có hiện tượng nhúc nhích.
Ngược lại, đối với quả trứng sống, do lòng trắng và lòng đỏ còn ở dạng lỏng. Do
đó khi vỏ quả trứng quay thì do có quán tính, lòng trắng và lòng đỏ không thể thay
đổi vận tốc ngay được. Và vì thế quả trứng rất khó quay, và có hiện tượng lắc lư.
Khi dừng lại thì quả trứng cũng có hiện tượng lắc lư, chao đảo.
BÀI 9 . ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
Thí Nghiệm Làm Trên Lớp.
Trước khi vào bài này, để đặt vấn đề vào bài, giáo viên có thể tổ chức làm một
trong hai thí nghiệm sau đây thay cho thí nghiệm trong SGK.
Thí nghiệm 1 : Lấy Đồng Tiền Xu Trong Đóa Nước.
1. Thí nghiệm :
Lấy một đồng tiền xu đặt vào trong một chiếc đóa. Kế đó đổ vào trong đóa một ít
nước sao cho vừa ngập đồng tiền xu.
GV đặt vấn đề : Làm thế nào để lấy được đồng tiền xu mà tay không phải đụng

vào nước có ở trong đóa.
Dụng cụ dùng trong thí nghiệm này còn có thêm một chiếc cốc. Với yêu cầu
không được dùng tay đổ nước vào cốc.
2. Phương án và cách tiến hành thí nghiệm :
a. Phương án thí nghiệm :
Thí nghiệm này có thể có học sinh biết cách làm, khi
đó cho học sinh lên làm thí ngiệm cho cả lớp quan sát.
Trong trường hợp không có học sinh nào biết phương án
thí nghiệm thì GV tiến hành làm thí nghiệm.
b. Cách tiến hành thí nghiệm :
Dùng một tờ giấy đốt cháy tờ giấy này trong cái cốc, sau đó úp cái cốc vào trong
cái đóa. Nước sẽ được hút hết vào trong cốc. Do đó ta có thể lấy được đồng xu mà
tay không phải đụng vào nước.
Sau khi thí nghiệm được tiến hành, giáo viên đặt vấn đề vào bài mới : Vì sao nước
lại tự động chạy vào hết trong cốc, kiến thức vật lí nào đã được vận dụng trong thí
nghiệm này? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này.
3. Cơ sở lí thuyết của thí nghiệm :
Khi dùng tờ giấy đốt bên trong cốc, một phần không khí trong cốc thu nhiệt và
thoát ra ngoài. Khi ta úp cốc vào trong đóa nước, không khí lạnh và co lại, làm cho
áp suất bên trong cốc nhỏ hơn áp suất không khí ngoài cốc. Do đó nước ở đóa bò
đẩy vào trong cốc.
• Chú ý : Trường hợp một cốc không hút hết nước trong đóa, ta có thể dùng
thêm một cốc nữa.
Thí nghiệm 2 : Trứng Chui Vào Chai
1. Thí nghiệm :
+ Giáo viên chuẩn bò một trái trứng cút luộc chín và bóc bỏ vỏ và một chai thuỷ
tinh có miệng nhỏ hơn trái trứng ( nhỏ hơn một chút)
+ Vấn đề : Làm thế nào để trái trứng tự động đi vào trong chai?
2. Phương án thí nghiệm :
+ Lấy một vài mảnh giấy nhỏ, đốt cháy và thả vào trong chai. Đợi một lúc, đặt

quả trứng vào miệng chai. Trái trứng sẽ tự động chui tọt vào trong chai.
3. Cơ sở lí thuyết của thí nghiệm :
Khi dùng tờ giấy đốt bên trong chai, một phần không khí trong cốc thu nhiệt và
thoát ra ngoài. Khi ta đặt trái trứng vào miệng chai, không khí lạnh và co lại, làm
cho áp suất bên trong cốc nhỏ hơn áp suất không khí ngoài cốc. Do đó trái trứng bò
đẩy vào trong chai.
Thí Nghiệm Hướng Dẫn Thực Hiện Nhà.
1. Thí nghiệm : Tờ Bìa Thổi Cũng Không Rơi.
Dùng một lõi ống chỉ dùng trong máy may quần áo. Cắt lấy một miếng bìa hình
vuông, đóng một chiếc ghim vào giữa miếng bìa đó. Sau đó đặt miếng bìa có đinh
ghi vào lõi chỉ, đồng thời dùng tay đỡ miếng bìa lại như hình vẽ.
Có cách nào để miếng bìa không rớt xuống đất khi tay ta không còn đỡ miếng bìa
nữa không? Đương nhiên không được dùng keo dính.
2. Phương án và cách tiến hành thí nghiệm
Từ phía trên của lõi chỉ, ta thổi mạnh hơi, đồng thời bỏ tay đỡ miếng bìa ra. (Như
hình vẽ) Như vậy miếng bìa sẽ không rớt xuống đất.
3. Cơ sở lí thuyết của thí nghiệm :
Ta sẽ thấy tờ bìa không rớt xuống đất mà vẫn lơ lửng sát phần dưới của lõi chỉ.
Điều này được giải thích như sau : Khi dùng sức để thổi, thì dòng khí có tốc độ cao
sẽ thoát ra từ khe hở giữa phần lõi chỉ và tờ giấy. Tại đây áp suất của không khí
nhỏ hơn áp suất không khí ở mặt dưới của tờ bìa. Do đó tờ bìa bò không khí bên
dưới nâng lên, không bò rơi.
BÀI 10 : LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
Sau khi học song bài lực đẩy c-si-mét. Học sinh biết được mọi vật nhúng trong
chất lỏng đều chòu tác dụng của lực đẩy c-si-mét.
Giáo viên đặt vấn đề : Chất khí có tác dụng lực đẩy c-si-mét lên vật hay không?
Từ những dự đoán của học sinh, giáo viên đưa ra một phương án thí nghiệm và
hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện để kiểm tra điều này.
1. Thí nghiệm : Kiểm Tra Lực Đẩy c-Si-Mét Trong Chất Khí.
+ Lấy một móc phơi quần áo. Mỗi đầu của móc áo treo hai viên thuốc sủi bọt, một

túi nilông đựng một ít nước ( thuốc sủi để ngoài túi) sao cho ban đầu móc áo nằm
thăng bằng.
+ Sau đó, phía bên trái, đặt 2 viên thuốc sủi vào túi nilông rồi cột chặn lại.
+ Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận.
2. Kết quả :
Túi nilông càng phình to thì càng “nhẹ”, móc áo bò nghiêng về bên phải.
Điều này chứng tỏ thể tích của túi nilông càng lớn thì lực đẩy c-si-mét của
không khí tác dụng lên túi nilông càng lớn.
BÀI 12 : SỰ NỔI
Sau khi kết thúc bài này, giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc mục có thể em chưa
biết. Sau đó giáo viên có thể hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện một trong các
thí nghiệm sau :
Thí Nghiệm 1 : Nguyên Lí Của Tầu Ngầm.
1. Thí nghiệm :
Lấy hai ống tiêm bằng thuỷ tinh, một ống đẩy pittông tới sát đáy, ống còn lại kéo
pít tông lên tới miệng.
Lấy một ống nhựa dài lắp vào hai đầu lắp kim tiêm của ống, sau đó cột chặt lại.
Thả một ống vào trong một chậu nước đầy như hình vẽ.
Như vậy chúng ta đã có một tầu ngầm khi nổi khi chìm tuỳ theo điều khiển của ta.
2. Phương án và cách tiến hành thí nghiệm
Muốn còn tàu của bạn nổi lên thì ta chỉ cần bơm không khí từ ống tiêm 1 vào
trong ống tiêm 2.
Muốn con tàu của bạn chìm xuống thì ta hút hết không khí từ ống tiêm 2 vào trong
ống tiêm 1.
3. Cơ sở lí thuyết của thí nghiệm :
Chúng ta biết rằng, khi :
P > F
A
thì vật chìm xuống.
P < F

A
thì vật nổi lên.
P = F
A
thì vật lơ lửng trong chất lỏng.
Như vật, trong thí nghiệm này, trọng lượng của ống tiêm không hề thay đổi, nhưng
thể tích của phần chất lỏng bò vật chiễm chỗ thì thay đổi. Do đó lực đẩy F
A
tác
dụng lên ống tiêm cũng thay đổi. Khi lực đẩy F
A
lớn hơn trọng lượng của ống tiêm
thì nó sẽ nổi lên, và ngược lại thì nó sẽ chìm xuống.
Thí Nghiệm 2 : Ngọn Lửa Không Tắt.
1. Thí nghiệm :
Đổ nước vào chai thuỷ tinh tới miệng.
Ống tiêm 2
Ống tiêm 1
Ghim vài cây đinh ghim vào đáy cây lến, cho cây lến vào chai thuỷ tinh sao cho
cây nến đứng thẳng như hình vẽ.
Đốt cho nến cháy. Ngọn nến sẽ cháy mãi mà không tắt cho tới khi cây nến hoàn
toàn cháy hết. ( hình vẽ )
2. Cơ sở lý thuyết của thí nghiệm.
Do nến có trọng lượng riêng nhỏ hơn trong lượng riêng của nứơc, nên ban đầu nến
sẽ nổi trên mặt nước.
Vì thế, ta cần phải cắm thêm vài cây đinh ghim ở đáy cây nến để có thể thay đổi
trọng lượng riêng của cây nến => làm cho cây nến có thể lơ lửng trong chai nước.
Khi nến cháy, phần trên mòn dần => trọng lượng của toàn cây nến giảm đi. Lực
đẩy c-si-mét tác dụng lên cây nến làm cho cây nến luôn nổi lên, khiến cho bấc
luôn ở trên mặt nước. Và như vậy ngọn nến vẫy cháy cho tới khi bấc nến cháy

hết.
BÀI 17 : SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG
1. Thí nghiệm : Con Quay
Sau khi kết thúc bài, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tiến hành làm một đồ
chơi như sau :
+ Lấy một lắp chai bia.
+ Đập dẹp lắp ra và đục hai lỗ gần tâm.
+ Luồn sợi dây qua hai lỗ. Như đã có một đồ chơi : Con Quay.
2. Cách chơi :
+ Trước tiên, chúng ta quay con quay cho nó vặn xoắn sợi dây lại.
+ Dùng hai tay kéo hai đầu sợi dây rồi thả nhẹ, con quay khi này lại tự động vặn
xoắn sợi dây lại. Tiếp tục kéo hai đầu sợi dây rồi thả nhẹ … cứ như thế, con quay
sẽ quay liên tục.
3. Nguyên lý hoạt động :
Theo cách chơi như trên, ta có thể giải thích hoạt động của con quay như sau :
+ Bước đầu tiên là chúng ta tạo cho sợi dây một thế năng. ( Có thể xem là thế
năng đàn hồi của sợi dây)
+ Khi kéo sợi dây ra, thế năng này đã chuyển hoá thành động năng của con quay.
Động năng của con quay lại chuyển hoá thành thế năng của sợi dây. Quá trình
như vậy được lặp đi lặp lại dưới tác động lực kéo sơi dây của tay.
BÀI 22 : DẪN NHIỆT
Thí Nghiệm Làm Trên Lớp.
1. Thí nghiệm : Đốt Sợi Tóc Mà Sợi Tóc Không Bò Cháy.
Trước khi vào bài này, để đặt vấn đề vào bài, giáo viên có thể tổ chức làm thí
nghiệm sau đây:
Trước tiên giáo viên lấy một sợi tóc của học sinh. Sau đó đặt vấn đề : có thể dùng
lửa đốt sợi tóc mà sợi tóc không cháy được không?
2. Phương án và cách tiến hành thí nghiệm :
a. Phương án thí nghiệm :
Thí nghiệm này có thể có học sinh biết cách làm, khi đó cho học sinh lên làm thí

ngiệm cho cả lớp quan sát.
Trong trường hợp không có học sinh nào biết phương án thí nghiệm thì giáo viên
tiến hành làm thí nghiệm.
b. Cách tiến hành thí nghiệm :
Lấy một nắp bút máy bằng kim loại. Quấn sợi tóc một vòng quanh nắp bút.
Dùng quẹt lửa đốt vào sợi tóc mà sợi tóc vẫn không cháy.
Sau khi thí nghiệm được tiến hành, giáo viên đặt vấn đề vào bài mới : Sợi tóc này
có gì đặc biệt mà đốt mãi cũng không cháy? Nếu không quấn sợi tóc vào nắp bút
thì kết quả thí nghiệm sẽ như thế nào? Nắp bút có vai trò như thế nào trong thí
nghiệm này. Kiến thức bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi này.
3. Cơ sở lí thuyết của thí nghiệm :
Kim loại dẫn nhiệt tốt, cho lên khi đốt nhiệt lượng do quẹt lửa cháy sinh ra được
truyền khắp nắp bút kim loại. Tóc dẫn nhiệt kém nên không thu đủ nhiệt để cháy.
Sợi tóc chỉ cháy khi ống kim loại bò lung đỏ. Do đó thí nhiệm này không nên làm
trong thời gian quá lâu.
Thí Nghiệm Hướng Dẫn Thực Hiện Nhà.
1. Thí nghiệm : Khăn Tay Dụi Lửa Mà Không Cháy.
Sau khi kết thúc bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện một thí
nghiệm vui đơn giản như sau :
Dùng một chiếc khăn tay, một mẩu thuốc lá đang cháy. Rụi mẩu thuốc lá đang
cháy vào một góc bất kì trên chiếc khăn tay mà khăn tay không cháy được không?
2. Phương án và cách tiến hành thí nghiệm :
Trải phẳng khăn tay, đặt vào hai đồng tiền xu loại 5000đ, sau đó bọc khăn tay lại
sao cho phần khăn tay bọc đồng tiền xu thật căng.
Bây giời ta có thể lấy một mẩu thuốc lá đang cháy rụi vào phần trên đồng tiền xu
được bọc khăn tay. Rụi một lát mà khăn tay vẫn không bò cháy (chú ý không rụi
quá lâu)
3. Cơ sở lí thuyết của thí nghiệm :
Giải thích tương tự như thí nghiệm trên : khăn tay không bò cháy là vì tính dẫn
nhiệt của kim loại là tương đối tốt. Khi đầu mẩu thuốc lá tiếp xúc với khăn tay thì

nhiệt lượng rất nhanh bò đồng tiền xu hấp thụ và phân tán, khiến lớp khăn tay
không bò cháy thủng.
BÀI 23 : ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
1. Thí nghiệm : Miếng Đường Tan Nhanh.
Sau khi kết thúc bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh về làm thí nghiệm và tìm
hiểu hiện tượng sau :
Lấy hai miếng đường giống như nhau, cùng hai cốc nước lạnh giống nhau. Một
cốc làm thí nghiệm, một cốc đối chứng.
Đem một miếng đường thả vào một cốc nước thì nó rất nhanh chìm xuống đáy cốc
(cốc đối chứng). Đem miếng đường còn lại buộc vào một sợi giây treo vào cốc
nước kia (cốc thí nghiệm).
Quan sát xem miếng đường nào tan nhanh hơn? Hãy giải thích hiện tượng.
2. Kết quả thí nghiệm :
Miếng đường treo trong cốc nước thì chỉ mấy phút sau đã tan hết, còn miếng
đường thả xuống đáy cốc thì mới tan được một phần.
Lí thú hơn là, ở cốc nước có treo miếng đường, nửa phía dưới cốc thì có nước
đường vẩn đục, còn nửa phía trên thì nước sạch trong suốt, ranh giới rất rõ giữa hai
phần đó.
Nếu thay đổi vò trí treo miếng đường trong cốc để làm thí nghiệm như trên ta sẽ
thấy vò trí treo càng thấp, tốc độ đường hoà tan càng chậm, vò trí treo miếng đường
càng cao thì tốc độ đường tan càng nhanh.
3. Cơ sở lí thuyết của thí nghiệm :
Đường tan trong nước phụ thuộc vào sự khuếch tán và đối lưu. Nhiệt độ nước lạnh
tương đối thấp, nên tác dụng khuếch tán không rõ rệt lắm, cho nên miếng đường
chìm ở đáy cốc không dễ hoà tan. Còn miếng đường treo trong cốc nước, do nước
đường nặng hơn nước sạch nên nước đường chìm xuống, nước sạch dâng lên, do
đó hình thành dòng đối lưu và làm cho miếng đường tan nhanh, đồng thời nửa phía
dưới cốc thì có nước đường vẩn đục, còn nửa phía trên thì nước sạch trong suốt.
Khi vò trí treo miếng đường trong cốc càng cao thì phạm vi đối lưu của nước càng
lớn, đường càng dễ hoà tan.

PHẦN IV . KẾT LUẬN.
Qua những năm giảng dạy, tôi thấy những bài học có tổ chức thí nghiệm vui đã
kích thích sự chú ý của học sinh ngay từ đầu bài học, các em thích thú và muốn
biết hiện tượng vật lí nào đã được ứng dụng. Từ đó tiết học trở lên sôi nổi và đạt
hiệu quả cao hơn.
Mặt khác, những thí nghiệm vui này đã được các em làm lại (biểu diễn ) trước bạn
bè hoặc trước gia đình, từ đó các em khắc sâu và nhớ được kiến thức lâu hơn.
Tóm lại : Việc tổ chức thí nghiệm Vật Lí vui trong dạy và học mang lại sự hứng
thú học tập bộ môn. Qua thí nghiệm Vật Lí vui, giúp học sinh hiểu sâu hơn về các
kiến thức Vật Lí đã học ở trên lớp, kích thích tính tò mò, tư duy sáng tạo và khả
năng làm việc của học sinh.
PHẦN V . TƯ LIỆU THAM KHẢO.
1. 700 Thí Nghiệm Vui – Vũ Điệu Quyến Rũ . Tác Giả Hồ Cúc – Nhà Xuất
Bản Trẻ.
2. Thinghiemvatlyvui.com.vn
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THIỆU HĨA
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THIỆU
NGUN
  
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
TỔ CHỨC THÍ NGHIỆM VẬT
LÍ VUI TRONG DẠY HỌC VẬT
LÍ 8
NGƯỜI VIẾT : NGƠ VĂN TÂN
TỔ : LÍ – CÔNG
NGHỆ
ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THCS
LÊ LI
NĂM HỌC : 2009 - 2010

×