Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Làm thế nào để học sinh lớp 5 có kĩ năng cảm thụ văn học tốt?”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.67 KB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên: Nguyễn Thị Tươi
- Sinh năm: 01/04/1976
- Năm vào ngành: 2003
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bích Hòa – Thanh Oai – Hà Nội
- Trình độ chuyên môn: ĐH – chuyên ngành GD Tiểu học
- Trình độ chính trị: Sơ cấp lí luận chính trị
- Ngày vào Đảng CS Việt Nam: 06/09/2012
- Khen thưởng:
+ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
I. MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài:
“ Làm thế nào để học sinh lớp 5 có kĩ năng
cảm thụ văn học tốt?”
2. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, bậc tiểu học chiếm vị trí vô cùng quan trọng
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu học là nền móng của ngôi
nhà giáo dục. Để học sinh tiểu học phát triển một cách toàn diện, tất cả các
môn học đều được coi trọng. Nhưng trong chương trình tiểu học, không có
môn VĂN với tư cách là môn học độc lập, song vẫn hướng đến việc hình
thành năng lực VĂN cho học sinh thông qua việc dạy học môn Tiếng Việt.
Để hình thành năng lực VĂN cho học sinh tiểu tiểu học, trước hết phải hình
thành kĩ năng cảm thụ văn học cho các em để các em có dịp hướng tới cái
chân – thiện – mĩ được định hướng trong văn học, làm cho tình cảm yêu
mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người trong các em trở lên phong phú.
Đó là nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp ở lứa tuổi
học sinh Tiểu học.
Cảm thụ văn học, nói chính xác hơn, tiếp nhận văn học là quá trình


nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ - hệ thống tín hiệu
thứ hai của loài người. Nói một cách đơn giản, cảm thụ văn học là quá trình
tiếp nhận, hiểu, cảm nhận được văn chương, tính hình tượng của văn
chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của
văn chương.
Đây là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức
tạp và có tính sáng tạo. Đó là năng lực biết nghe được, đọc được những gì ẩn
dưới những chuỗi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ, hay chính là năng lực tư
duy nghệ thuật. Vì vậy, cái đích cuối cùng của việc dạy cảm thụ văn học
không chỉ là cho thấy bài văn, bài thơ đã ghi chép hiện thực gì, mà trước hết
phải cho thấy bài văn, bài thơ đó là kết quả của một hành động tự nhận thức,
nơi bộc lộ tình cảm, thái độ của nhà văn, nhà thơ trước hiện thực đó. Từ dó
trang bị cho các em kiến thức về đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mỹ để
học sinh thấy được cái hay, cái đẹp ứng dụng trong cuộc sống và tích lũy về
mặt kiến thức làm hành trang cho những cấp học sau này.
Vì bản chất của năng lực cảm thụ văn là khả năng tiếp nhận vẻ đẹp
của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương… Nhưng để viết được chúng
ra thành bài văn cụ thể ở mức độ nâng cao thành kỹ năng lại rất trừu tượng
và phực tạp đối với học sinh.
Lâu nay, trong các đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt bậc Tiểu học,
thường có một câu hỏi dành cho bài tập về cảm thu văn học. Mặc dù số
lượng điểm chiếm tỉ lệ không cao. Thế nhưng, trên thực tế, việc rèn luyện để
học sinh có kĩ năng cảm thụ văn học là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với
học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh được bồi dưỡng giỏi văn.
Hơn nữa, một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt sẽ cảm nhận
được nhiều nét đẹp trong mỗi bài văn, bài thơ. Những nét đẹp đó được tích
lũy dần dần sẽ làm phong phú cho các em về cách nói Tiếng Việt sao cho
thật trong sáng, thật sinh động. Có năng lực cảm thụ văn học tốt còn giúp
cho các em viết văn tốt hơn, bài văn dễ đi sâu vào lòng người đọc hơn.
Chính vì vậy, trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 5, đặc biệt

là việc bồi dưỡng học sinh giỏi, việc giúp cho các em có kĩ năng cảm thụ
văn học là một việc làm không thể thiếu được. Với những lí do trên tôi đã
chọn đề tài: “ Làm thế nào để học sinh lớp 5 có kĩ năng cảm thụ văn học
tốt?” để nghiên cứu và ứng dụng trong quá trình dạy học.
3. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài:
Đề tài tôi đã nghiên cứu và áp dụng từ năm học 2012-2013 và được
hoàn thiện trong năm học này, với đối tượng là học sinh lớp 5C do tôi chủ
nhiệm.
II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài:
Thông qua khảo sát, dạy học môn Tiếng Việt và bồi dưỡng kiến thức
Tiếng Việt cho học sinh tôi nhận thấy:
- Vì các em chưa có kĩ năng cảm thụ văn học nên khả năng làm văn của
học sinh còn rất nhiều hạn chế như: học sinh chưa biết dùng từ, đặt câu. Việc
sử dụng từ ngữ viết vào văn cảnh chưa phù hợp, sai ngữ pháp, ít hình ảnh,
chưa có cảm xúc……
- Thực tế vốn sống của học sinh còn ít, sự hiểu biết của các em còn non
nớt. Cảm thụ văn học lại không theo một khuôn mẫu, một công thức như
Toán học, mỗi bài có sự cảm nhận riêng. Do đó sự cảm nhận của học sinh về
một tác phẩm văn học còn nông cạn, chưa có chiều sâu.
- Việc cảm thụ văn học đối với học sinh ngoài sự chăm học còn cần
đến năng khiếu cảm nhận của từng em. Vì thế học sinh còn ngại chưa thích
học.
- Khi dạy phần lý thuyết về cảm thụ văn học, học sinh hiểu và nắm
vững. Nhưng khi viết đoạn văn cảm thụ thì các em vô cùng lúng túng. Dù
không muốn nhưng giáo viên vẫn phải nói nhiều, không phát huy được tính
tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:
Ngay từ đầu năm học, tôi đã kiểm tra khả năng cảm thụ văn học của
các em thông qua một bài viết và kết quả là:

- Đa số các em không biết viết như thế nào.
- Không chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật có trong tác phẩm.
- Nội dung tác phẩm được nhắc đến một cách sơ sài, lan man, thiếu
trọng tâm.
- Không rút ra được bài học, suy nghĩ của bản thân về cái hay, cái đẹp
có trong tác phẩm.
- Cách trình bày một bài cảm thụ chưa có trình tự, câu văn còn lủng
củng, không lôgic.
Cụ thể số điểm bài làm của các em đạt như sau: Lớp có 27 học sinh
trong đó:
Điểm 9-10 7-8 5-6 3-4 1-2
Số lượng 0 2 5 8 12
Tỉ lệ 0 7 19 30 44

Tôi thiết nghĩ chính vì các em chưa có kĩ năng cảm thụ văn học nên
khi viết một bài văn cũng vậy, các em không biết viết như thế nào cho hay,
nghĩ đâu viết đấy, văn nói lẫn văn viết, câu văn lủng củng, ít hình ảnh, thiếu
cảm xúc……nên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau đây:
3. Các biện pháp thực hiện:
3.1. Biện pháp 1: Những khái niệm cơ bản khi cảm thụ văn học.
Tôi nhận thấy rằng để giúp các em có kĩ năng cảm thụ văn học thì cần
phải trang bị cho các em những khái niệm cơ bản sau đây để các em nắm
vững, nhận diện và thấy rõ tác dụng của chúng. Để từ đó dần hình thành kĩ
năng cảm thụ văn học trong các em và bên cạnh đó là kĩ năng viết văn của
các em. Điều này chúng ta phải thực hiện thường xuyên và liên tục trong
quá trình dạy học tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt.
Trước hết, bản thân mỗi người giáo viên cần phải hiểu: Thế nào là
cảm thụ văn học?: Cảm thụ văn học chính là giúp cho học sinh cảm nhận
được những giá trị nỗi bậc, những điểm sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn
học được thể hiện thông qua các tác phẩm văn học, hay một bộ phận của

tác phẩm, thậm chí chỉ là một từ ngữ có giá trị nghệ thuật trong câu văn,
câu thơ. Cảm thụ văn học ở bậc Tiểu học là cả một quá trình. Các em được
cảm nhận một cách sâu sắc, tinh tế của tác phẩm thông qua việc đọc mẫu
của giáo viên, thông qua việc rèn luyện đọc và đặc biệt trong việc khai thác,
tìm hiểu nội dung, ý nghĩa cũng như nghệ thuật của tác phẩm.
( Theo tác giả Trần Mạnh Tường.)
Học sinh Tiểu học mặc dù còn ít tuổi, song các em vẩn có khả năng
rèn luyện, trau dồi để từng bước nâng cao khả năng cảm thụ văn học, giúp
cho các em học tập môn Tiếng Việt ngày càng tốt hơn.
Để làm được điều đó, người giáo viên cần phải trang bị cho các em
những khái niệm cơ bản sau đây:
- Thế nào là hình ảnh?( Là toàn bộ đường nét, màu sắc, hay đặc
điểm của sự vật được ghi lại trong tác phẩm.)
- Thế nào là chi tiết?( Là những điểm nhỏ, nội dung nhỏ làm nổi bật
nội dung của cả một tác phẩm.)
- Một số biện pháp tu từ là gì?( so sánh, nhân hóa, điệp từ, ẩn dụ,
phóng đại, liệt kê, đối lập……)
Sau khi đã trang bị cho các em những khái niệm cơ bản trên thì việc
giúp các em tìm hiểu, phân tích cái hay, cái đẹp và cảm nhận những giá trị
nghệ thuật trong mỗi tác phẩm được các em tiếp nhận một cách dễ dàng hơn.
3.2.Biện pháp 2: Cảm thụ văn học thông qua việc khai thác các
biện pháp nghệ thuật trong mỗi tác phẩm.
Một trong những biện pháp giúp cho các em có kĩ năng cảm thụ văn
học tốt là giúp các em nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng
của nó được tác giả sử dụng trong mỗi tác phẩm văn học.
Các biện pháp nghệ thuật thương gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậc
Tiểu học là: So sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đảo ngữ……
Để Cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các
biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. Học sinh cần thực hiện tốt
các yêu cầu sau đây:

- Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật :So sánh, nhân hóa, điệp
từ, đảo ngữ , ( như phần trên đã nói)
- Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong mỗi tác phẩm.
- Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh( ngữ liệu) thể hiện biện
pháp nghệ thuật.
- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa
của bài văn, bài thơ.
3.2.1.Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp ở chương
trình bậc tiểu học:
a . Biện pháp nghệ thuật so sánh.
So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một
nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm
của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ 1: “ Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày…”
( Quê hương- Đỗ Trung Quân)
Phân tích để học sinh thấy được :
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên là : So sánh
+ Hình ảnh so sánh : Quê hương - chùm khế ngọt
+ Cảm nhận được: Chùm khế ngọt, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi
với làng quê, gắn bó với con người Việt Nam. Đặc biệt là gắn liền với những
kỉ niệm thời thơ ấu của mỗi người. Qua đó cho ta thấy hình ảnh quê hương
trong tâm trí của người Việt nam luôn gần gũi, thanh bình và không bao giờ
quên được.
Ví dụ 2: “ Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà”
( Mẹ vắng nhà ngày bão - Đặng Hiển )
Phân tích để học sinh thấy được:

+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: So sánh
+ Hình ảnh so sánh: Mẹ về- nắng mới
+ Cảm nhận được: Sau nhiều ngày mưa bão, có nắng mới làm cho
cảnh vật tươi sáng và ấm áp, thời tiết đẹp trở lại. Hình ảnh: “ Mẹ về như
nắng mới. Sáng ấm cả gian nhà” cho thấy nỗi vui mừng khôn xiết của bố và
con khi mẹ về sau nhiều ngày trông đợi. Mẹ như “nắng mới” làm cho gian
nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. “Nắng mới” được so sánh như
hình ảnh trở về của người mẹ đã xua tan đi sự trống trải, sự mong mỏi của
gia đình lại đoàn tụ vui vẻ.
Vì vậy khi so sánh, cần biết lựa chọn những sự vật, hình ảnh quen
thuộc, gần gũi, sẽ có tác dụng gợi hình ảnh để cho lời nói hay câu văn thêm
sinh động hơn.
Bên cạnh đó trong quá trình phân tích cần đưa ra những hình ảnh
thật, vật thật hay tranh ảnh để học sinh dễ cảm nhận bởi học sinh tiểu học
khả năng tư duy của các em còn hạn chế( việc làm này thực hiện một cách
dễ dàng qua sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong giảng dạy.)
b. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
Nhân hóa là sự diễn đạt bằng cách biến các sự vật không phải là
người thành những nhân vật mang tính chất như con người.
Ví dụ 1: Cho đoạn thơ :
“ Rừng mơ ôm lấy núi
Sương trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa.”
( Rừng mơ- Trần Lê Văn.)
Phân tích dể học sinh xác định được :
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng : Nhân hóa
+ Hình ảnh nhân hóa : ôm lấy núi.
+ Cảm nhận được: Rừng mơ bao quanh núi được nhân hóa (ôm lấy
núi) cho thấy sự gắn bó gần gũi, thân mật và thắm đượm tình cảm của cảnh

thiên nhiên. Hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng (kết) lại. Gió chiều
đông nhè nhẹ (gờn gợn) đưa hương hoa mơ lan tỏa đi khắp nơi. Có thể nói,
đoạn thơ trên đã vẽ ra bức tranh mang vẻ đẹp của đất trời hòa quyện trong
rừng mơ Hương Sơn( cho học sinh quan sát tranh ảnh về rừng mơ để các em
có những cảm nhận và liên tưởng vì nhiều khi các em còn chưa biết về loại
cây này.)
Hoa mơ nở trắng rừng

Ví dụ 2: “ Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu, tre gần nhau hơn
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người”
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy )
Phân tích để học sinh thấy :
+ Biện pháp nghệ thuật : Nhân hóa
+ Hình ảnh nhân hóa : thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu
+Thấy được tác giả miêu tả những khóm tre trong gió bão bằng
những hình ảnh “thân bọc lấy thân”, “tay ôm, tay níu” của thân tre, cành tre
nói lên sự đoàn kết, đùm bọc giữa con người với nhau.( cho học sinh quan
sát tranh ảnh về cây tre)
Tre làng quê Việt Nam

Vì vậy, khi sử dụng nghệ thuật nhân hóa hợp lý sẽ tạo cho sự vật trở
nên sinh động, gợi hình ảnh biểu cảm.
c. Nghệ thuật điệp ngữ.
Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một ngữ được nhắc lại nhiều lần
nhằm mục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra
những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe.
Ví dụ 1: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.”

( Hồ Chí Minh)
Phân tích để học sinh thấy được:
+ Nghệ thuật được sử dụng: Điệp ngữ
+ Từ ngữ được nhắc lại trong hai câu thơ (đoàn kết, thành công.)
+ Cảm nhận được sự mạnh mẽ trong lời khẳng định của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về tinh thần đoàn kết sẽ đem đến sự thành công to lớn.
Ví dụ 2: “ Trời xanh đây là của chúng ta.
Núi rừng đây là của chúng ta.
Những cánh đồng thơm mát,
Những ngả đường bát ngát,
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”
( Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
Phân tích để học sinh thấy:
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: Điệp ngữ
+ Từ được nhắc lại ( đây, của chúng ta, những)
+ Tác giả muốn nhấn mạnh và liệt kê những cảnh đẹp của đất nước và
quyền làm chủ đất nước không ai khác chính là chúng ta- những người dân
Việt nam, không ai có thể xâm phạm( cho học sinh quan sát một số hình ảnh
núi rừng trùng điệp, cánh đồng, dòng sông….)
Núi rừng trùng điệp
Dòng sông và cánh đồng bát ngát
Vì vậy, sử dụng điệp ngữ có chọn lọc, hợp lý sẻ có tác dụng làm nổi
bật ý, giúp câu văn, câu thơ mạnh mẽ, nhịp nhàng và tạo nên âm điệu, tính
nhạc cho đoạn thơ, câu văn.
Ghi chú: Khi sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong viết văn,
tránh nhầm lẫn với trường hợp lặp từ.
d. Nghệ thuật đảo ngữ.
Nghệ thuật đảo ngữ là hình thức đảo trật tự thông thường của cụm
chủ - vị trong câu. Nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động, tính chất, trạng
thái của đối tượng trình bày.

Ví dụ : Câu đảo ngữ : Đẹp vô cùng // tổ quốc ta ơi!
VN CN
Phân tích giúp học sinh xác định đúng bộ phận chủ - vị của câu đảo
ngữ. Thông qua đó để hiểu được giá trị về nội dung, ý nghĩa của câu: Khẳng
định vẻ đẹp bất tận của tổ quốc Việt Nam ta.
Vì vậy, đảo ngữ có tác dụng làm nổi bật ý và giúp cho việc diễn đạt
có giá trị biểu cảm.
3.2.2.Một số bài tập phát triển cảm thụ văn học.
Ví dụ 1: Trong bài thơ Cô giáo lớp em, nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có
viết:
“Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài.
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.”
Em hãy cho biết: khổ thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật
gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các
bạn học sinh?
Phân tích để học sinh thấy được.
+ Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của
đọan thơ trên là gì?
+ Các từ ngữ nào thể hiện nghệ
thuật đó?
+ Tác dụng của biện pháp nghệ thuật
nhân hóa trong khổ thơ trên ?
+ Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa.
+ Được thể hiện qua các từ ngữ
( ghé, xem)
+ Cho ta thấy được tinh thần học tập
rất chăm chỉ của các bạn học sinh
(làm cho nắng như đứa trẻ nhỏ đang

tung tăng chạy nhảy, cũng muốn
dừng lại ghé vào cửa lớp để xem các
bạn học bài.)
Ví dụ 2: Trong bài thơ Tre Việt nam, nhà thơ Nguyễn Duy có viết
“Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh.”
Em hãy cho biết : tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ?
Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật đó đã nói lên điều gì? Nhằm khẳng định
điều gì ?
Học sinh nêu được .
+ Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của
đọan thơ trên là gì?
+ Các từ ngữ nào thể hiện biện pháp
nghệ thuật đó ?
+ Biện pháp nghệ thuật : Điệp ngữ.
+ Từ ngữ được lặp lại là :Mai sau,
xanh
+ Nêu tác dụng của biện pháp nghệ
thuật điệp ngữ ?
(Gợi ý1 : nhận xét về cách ngắt nhịp,
ngắt dòng và điệp ngữ : Mai sau )


(Gợi ý2 : Xem xét việc lặp lại từ từ
xanh trong dòng thơ cuối)
+ Với sự thay đổi cách ngắt nhịp,
ngắt dòng và hình thức điệp ngữ
(Mai sau,/ Mai sau,/ Mai sau./) đã

góp phần gợi cảm xúc về thời gian
như mở ra vô tận, tạo cho ý thơ âm
vang bay bổng và đem đến cho người
đọc những liên tưởng phong phú.
+ Với cách nhắc lại từ xanh, nhằm
khẳng định một màu xanh vĩnh cửu
của tre Việt nam. Qua đó nói lên sức
sống bất diệt của con người Việt
Nam, đề cao truyền thống cao đẹp
của dân tộc Việt Nam.
Ví dụ 3 : Trong bài thơ Cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa có
đoạn.
«
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
»
Theo em, phép nhân hóa và phép so sánh được thể hiện qua những
từ ngữ nào trong khổ thơ trên ? Hãy cảm nhận cái hay, cái đẹp của nghệ
thuật nhân hóa, so sánh được sử dung trong đoạn thơ đó ?
Học sinh thấy được :
+ Những từ ngữ nào thể hiện nghệ
thuật nhân hóa ?
+ Nêu tác dụng của các từ ngữ Dang
tay ; gật đầu ?
+ Những từ ngữ nào thể hiện nghệ
thuật so sánh ?

+Nêu tác dụng của các từ ngữ thể
+Phép nhân hóa được thể hiện qua
các từ ngữ : Dang tay đón gió ; gật
đầu gọi trăng.
+ Các từ ngữ đó có tác dụng làm cho
các vật vô tri vô giác (là cây dừa) trở
nên có những biểu hiện tình cảm như
con người. Dừa cùng biết mở rộng
vòng tay để đón gió, cũng gật đầu
mời gọi trăng lên.
+Phép so sánh được thể hiện qua các
từ ngữ : Quả dừa (giống như) đàn
lợn con ; tàu dừa (giống như)
chiếc lược.
+ Cách so sánh ở đây được chọn
hiện nghệ thuật so sánh ? những sự vật thật là gần gũi, thể hiện
sự liên tưởng rất phong phú của tác
giả. Qua cách so sánh này làm cho
cảnh vật trong thơ trở nên sinh động,
có đường nét, hình khối và có sức
gợi tả, gợi cảm cao.

Khi phân tích giáo viên nên cho học sinh quan sát tranh ảnh cây dừa
để học sinh thấy được sự so sánh và nhân hóa đầy thú vị của tác giả.

Dừa Nam Bộ

Ví dụ 4 : Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, nhà thơ Nguyễn Duy
có viết :
“Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lang lưỡi hái liếm ngang chân trời. ”
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật trong hai câu thơ
trên ? Biện pháp nghệ thuật đó đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa
gì đẹp đẽ ?
Yêu cầu học sinh nêu được.
+ Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của
đọan thơ trên là gì?
+ Các từ ngữ nào thể hiện nghệ
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng
trong hai câu thơ trên là: phép nhân
hóa.
+Được thể hiện qua các từ thường
thuật ?
+Nêu tác dụng của biện pháp nghệ
thuật ?
( Gợi ý : Gợi tả cảnh gì ? Cảnh vật
đó như thế nào ?)
chỉ đặc điểm của người như: nâng,
liếm.
+ Gợi tả cảnh mùa gặt ở nông thôn
Việt Nam thật tươi vui và náo
nức(Gió nâng tiếng hát chói chang);
cánh đồng rộng mênh mông, đang
hứa hẹn một cuộc sống ấm no và
hạnh phúc(Long lang lưỡi hái liếm
ngang chân trời).
*Cảm nhận được : Với biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã cho ta thấy
được không khí vui tươi, nhôn nhịp, thanh bình và ấm no nơi làng quê Việt
Nam vào những ngày mùa .
Và như vậy trong quá trình bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ văn học cho

học sinh theo hướng khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn,
bài thơ giáo viên cần phải :
- Trang bị đầy đủ kiến thức về luyện từ và câu cho học sinh( đặc biệt là
kiến thức về ngữ pháp như : từ vựng và các kiến thức về các biện pháp tu
từ…)
- Giúp học sinh phát hiện ra được các biện pháp nghệ thuật được tác
giả được sử dụng trong tác phẩm và các ngữ liệu thể hiện biện pháp nghệ
thuật . Qua đó giúp các em cảm nhận nội dung, ý nghĩa của nghệ thuật làm
tô đẹp giá trị của tác phẩm.
- Trong giảng dạy phân môn tập đọc, giáo viên cần thực hiện tốt việc
đọc diễn cảm và luyện đọc diễn cảm cho học sinh.
3.3. Biện pháp 3 : Cảm thụ văn học thông qua việc tìm hiểu nội
dung, ý nghĩa.
Mỗi bài văn, bài thơ hay đoạn văn, câu văn, thơ đều mang một nội
dung, ý nghĩa. Việc khai thác nội dung của nó giúp học sinh cảm nhận được
nét tinh tế, và giá trị nghệ thuật mà tác giả đã nhắn gửi vào trong đó.
Dưới đây là một số ví dụ minh họa
a.Ví dụ 1:Trong bài thơ Dừa ơi, nhà thơ Lê Anh Xuân có viết :
“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng.
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặc quê hương.”
Em hãy cho biết : hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những
điều gì đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ ?
+ Học sinh phải trả lời được các câu hỏi.
- Từ ngữ hình ảnh nào miêu tả cây
dừa( dáng, lá, rễ) ?
- Hình ảnh so sánh trong đoạn thơ ?
+ Dáng : đứng hiên ngang.
+ Lá : rất mực dịu dàng.

+ Rễ : bám sâu vào lòng đất.
+ Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
( như) dân làng bám chặt quê hương.
+Nêu được những điều đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng
chiến chống Mỹ( qua hình ảnh cây dừa)
+Câu : Dừa vẫn đứng hiên ngang
cao vút có ý ca ngợi những phẩm
chất gì của con người miền
Nam trong kháng chiến chống Mỹ?
+ Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Ca ngợi những phẩm chất gì của con
người miền Nam trong kháng chiến
chống Mỹ ?
+ Câu Rễ dừa bám sâu vào lòng đất -
Như dân làng bám chặc quê hương.
Ý nói phẩm chất gì của con người
miền Nam trong kháng chiến chống
Mỹ ?
+Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang cao
vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên
cường, anh dũng, hiêng ngang, tự
hào trong chiến đấu.
+ Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Ca ngợi phẩm chất trong sáng, thủy
chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc
sống.
+ Câu Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
- Như dân làng bám chặc quê hương.
Ý nói phẩm chất kiên cường bám trụ
giữ đất, giữ làng, gắn bó chặt chẽ với

mảnh đất quê hương miền Nam.
*Cảm nhận được :
+Cây dừa là hình tượng của con người miền Nam.
+Rễ, thân ,lá, dáng vóc của dừa qua ngòi bút miêu tả của tác giả trở thành
phẩm chất cao đẹp của con người miền Nam.
b.Ví dụ 2 : Trong bài Vàm Cỏ Đông, nhà thơ Hoài Vũ có viết :
«
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
»
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông
quê hương như thế nào ?
Học sinh phải trả lời được các câu hỏi.
- Biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ + Nghệ thuật so sánh
là gì ?
- Hình ảnh so sánh trong đoạn thơ ? + Dòng sông- dòng sữa mẹ.
+ Nước dòng sông đầy- tấm lòng
người mẹ

Học sinh nêu được :
+ Hai dòng thơ đầu ý gợi tả gì ?
( Gọi ý : Vì sao được ví như dòng
sữa mẹ ?)
+ Hai dòng tiếp theo ý nói gì ?
( Gợi ý : Tấm lòng người mẹ luôn
đầy ăm ắp những gì ?)
+ Hai dòng thơ đầu : Ý nói dòng
sông quê hương đưa nước về làm cho

ruộng lúa, vườn cây thêm xanh tươi,
đầy sức sống. Vì vậy, nó được ví như
dòng sữa mẹ nuôi dưỡng các con
khôn lớn.
+ Hai dòng tiếp theo : Nước dòng
sông đầy ăm ắp như tấm lòng người
mẹ tràn đầy tình thương yêu, luôn
sẵn sàng chia sẻ ( trang trải đêm
ngày) cho những đứa con, cho cả mọi
người.

*Cảm nhận được : Dòng sông quê hương luôn mang một vẻ đẹp hiền hòa và
đầy ắp những kỷ niệm của mỗi con người. Những vẻ đẹp đầy ăm ắp tình
người, làm cho chúng ta càng thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông quê
hương.
c.Ví dụ 3 : Trong bài Nghe thầy đọc thơ, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết :
«
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa…
»

Theo em, cuộc sống xung quanh đã gợi lên như thế nào trong tâm trí
của cậu học sinh khi nghe thầy đọc thơ.
Học sinh trả lời được các ý sau :
+ Biên pháp nghệ thuât được sử + Nghệ thuật nhân hóa và cách gieo
dụng trong đoạn thơ trên là gì ?
+ Các từ nào thể hiện nghệ thuật ?

+ Tìm hình ảnh, âm thanh trong cuộc
sống xung quanh đã gợi lên trong
tâm trí câu học trò ?
vần.
+ Nhân hóa : thở
Cách gieo vần : ngày-cây ; nhà-xa ;
xa-bà ; xưa- dừa.
+ Các hình ảnh : nắng chói chang,
cây cối xanh tươi
(Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh
nhà)
+ Các âm thanh. Tiếng mái chèo
quẫy nước, khua nước vọng lại từ
dòng sông hiện về trong kí ức.
Tiếng ru ạ ời của người bà ru cháu
trong những năm tháng cậu học trò
còn thơ bé.
Tiếng tàu dừa trở mình dưới ánh
trăng khuya
*Cảm nhận được : Với những lời thơ của thầy đọc, cảnh vật xung quanh
muôn màu, muôn âm sắc tươi sáng đã hiện ra trong tâm trí của cậu học trò.
Cuộc sống được gợi lên, gợi ra có sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại.
d.Ví dụ 4 : Trong bài thơ Bóc lịch, nhà thơ Bế Kiến Quốc có đoạn viết :
«
Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày mai vẫn còn…
»
Theo em, qua đoạn thơ trên nhà thơ muốn nói với các em điều gì ?

Học sinh xác định được :
- Em hiểu thế nào là trang vở hồng ?
- Cái đọng lại trên trang vở hồng là
những gì ?
- Hiểu như thế nào về hai dòng thơ
Con học tập chăm chỉ
Là ngày mai vẫn còn…
( Gợi ý :Kết quả của học tập chăm chỉ
là cái gì ?Là ngày mai vẫn còn nghĩa là
+ Trang vở hồng là trang vở đẹp đẽ
nhất của tuổi thơ.
+ Cái đọng lại trên trang vở hồng là
những thành tích tốt đẹp đã đạt được
của các en trong học tập
+ Kết quả của sự chăm chỉ học tập
của ngày hôm qua như( điểm giỏi,
những lời khen của thầy cô…) được
thể hiện rõ trên trang vở hồng đẹp đẽ
của tuổi thơ ; nó sẽ được lưu giữ lại
thế nào ?)
mãi mãi cùng với thời gian.Vì vậy có
thể nói ngày hôm qua cũng không
thể nào bị mất đi
*Cảm nhận được : Sự liên kết giữa : Ngày hôm qua là thì quá khứ, ngày mai
là thì tương lai. Hiểu được ý nghĩa : Khuyên mỗi một học sinh cần phải cố
gắng chăm chỉ học hành để ngày mai, tương lai của các em càng thêm tươi
sáng và đẹp đẽ hơn.
Tóm lại : Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh theo biện pháp
Cảm thụ văn học thông qua tìm hiểu nội dung, ý nghĩa. Thực chất chính là
hình thức tìm hiểu nội dung khi dạy tập đọc. Song trong việc tìm hiểu nội

dung, ý nghĩa của tác phẩm chúng ta không chỉ dừng lại ở mức tái hiện
những kiến thức có trong tác phẩm mà dựa trên những vấn đề mà học sinh
đã phát hiện được như :(các biện pháp nghệ thuật, các ngữ liệu thể hiện biện
pháp nghệ thuật… ) để định hướng cho học sinh cảm nhận được giá trị nghệ
thuật của tác phẩm. Chính cái đó mới là cảm thụ văn học.
Vì vậy trong giảng dạy phân môn tập đọc người giáo viên cần lưu ý
một số điểm sau :
- Để học sinh có được kĩ năng cảm thụ văn học tốt, ngay từ khi các em
được học tập đọc thì người giáo viên phải cho các em nghe được những lời
đọc hay. Để có được điều đó thì giáo viên phải thực hiện tốt phần đọc mẫu
của mình. Trong hoạt động luyện đọc cần cho các em làm quen và rèn luyện
kĩ năng đọc diễn cảm. Vì thông qua đọc giúp cho các em hiểu về nội dung
tác phẩm.
- Trong hoạt động tìm hiểu nội dung bài đọc phải dẫn dắt học sinh tìm
hiểu tốt nội dung bài đọc. Đặc biệt trong hệ thống câu hỏi, cần có những câu
hỏi mang tính mở để các em phát huy năng lực hiểu và cảm thụ văn của
mình.
- Trong việc giải nghĩa từ, ngoài những từ mới trong SGK cung cấp.
Giáo viên cần mạnh dạn chọn những từ chìa khóa( từ chứa đựng giá trị nội
dung và nghệ thuật) để giảng giải cho học sinh.
3.4. Biện pháp 4 : Cấu trúc một bài cảm thụ văn học.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy : Khi dạy phần lí thuyết về cảm
thụ văn học cũng có thể các em hiểu và có em nắm rất chắc, rất vững.
Nhưng khi viết một bài cảm thụ thì các em vô cùng lúng túng, không biết
trình bày ra sao. Vì vậy tôi đưa ra cho các em cấu trúc một bài cảm thụ như
sau :
- Mở bài : Giới thiệu xuất xứ của đoạn trích, tên bài, tên tác giả, hoàn
cảnh ra đời. Nêu khái quát nội dung, cảm xúc của mình về tác phẩm ( đoạn
trích) đó.
- Thân bài : Phân tích các biện pháp tu từ, kết hợp phân tích giá trị

nghệ thuật, tác dụng của các biện pháp tu từ Qua đó thấy được nội dung, ý
nghĩa của đoạn trích, xen kẽ biểu lộ tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ của mình
thông qua đoạn trích đó.
- Kết bài : Nêu ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất của mình về đoạn
trích đó.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
1. Kết quả về chất lượng thu được :
Đã từ lâu việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học chỉ được thực
hiện với đối tượng học sinh khá, giỏi nên với học sinh đại trà các em hầu hết
không biết viết một bài văn như thế nào cho hay bởi các em chưa có kĩ năng
cảm thụ văn học. Vì vậy việc dạy các em kĩ năng cảm thụ văn là rất cần thiết
và phải thường xuyên và liên tục thông qua việc dạy các phân môn của môn
Tiếng Việt. Và tôi đã làm điều này trong quá trình dạy học sinh của mình.
Sau đây là kết quả mà các em đã đạt được sau khi áp dụng các biện
pháp của SKKN:
*Đầu năm:
Điểm Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 1-2
Số lượng 0 2 5 8 12
Tỉ lệ 0 7 19 30 44
* Cuối năm:
Điểm Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 1-2
Số lượng 5 7 9 6 0
Tỉ lệ 19 26 33 22 0

Kết quả trên cho thấy chất lượng đã tiến bộ rõ rệt.
2.Kết quả về tình cảm với bộ môn và năng lực học tập
của học sinh:
Trước đây, khi dạy phân môn tập đọc, luyện từ và câu hay làm văn
thì tôi thấy các em không hào hứng học tập, không có hứng thú với bài học.
Nhưng khi tôi áp dụng các biện pháp nêu trên trong quá trình giảng dạy thì

tôi cảm nhận một điều rằng các em đã say sưa hơn với môn học, đặc biệt là
trong giờ tập đọc các em say sưa như muốn nuốt từng lời giảng của cô. Các
bài văn các em viết đã tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là bài cảm thụ, các em đã biết
viết và viết bằng tất cả những suy nghĩ của mình.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua thực tế việc bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh,
bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm về công tác bồi
dưỡng kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh như sau :
1. Phải cung cấp đầy đủ kiến thức về luyện từ và câu cho học sinh,
đặc biệt là kiến thức về ngữ pháp như :từ vựng và các kiến thức về biện pháp
tu từ…
2. Trong giảng dạy phân môn tập đọc, giáo viên cần thực hiện tốt việc
đọc diễn cảm, cần cho các em làm quen dần ( ở lớp 2,3) và rèn luyện kĩ năng
đọc diễn cảm( ở lớp 4,5).
3. Cần trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về cuộc sống , tập
tục văn hóa Những mảng hình ảnh điển hình trong văn thơ Việt Nam được
chọn lọc đưa vào giảng dạy ở chương trình Tiểu học như :
+ Cây tre là hình tượng của con người Việt Nam.
+ Cây dừa là hình tượng của con người miền Nam.
+ Những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam ( trong cuộc
sống, trong chiến đấu và trong lao động sảng xuất. Trong mối quan hệ của
các thành viên trong gia đình, xã hội, cộng đồng…) thường được hình tượng
hóa trong các tác phẩm văn - thơ.
+ Nói đến làng quê Việt Nam thì kể đến : cây đa, giếng nước, mái
đình; con sông, rặng (lũy tre), đường làng, ruộng đồng…
4. Phát hiện và khai thác tốt các ngữ liệu thể hiện biện pháp nghệ
thuật để cảm nhận được giá trị nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của tác phẩm.
5. Cần khai thác tốt nội dung tác phẩm, giúp học sinh cảm nhận được
những điểm sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học .
6. Phải phối hợp tốt giữa hai biện pháp ( một và hai) để rèn luyện kĩ

năng cảm thụ cho học sinh.
V. KẾT LUẬN
Với kinh nghiệm của bản thân trong nhiều năm giảng dạy, tôi mạnh
dạn xây dựng sáng kiến này. Mặc dù đây chỉ là một vài giải pháp để bồi
dưỡng kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh nhưng nó đã đem lại hiệu quả
cao cho các em trong quá trình học Tiếng Việt. Trong khi trình bày không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy bản thân tôi rất mong sự góp ý chân
thành của Hội đồng Khoa học và quý đồng nghiệp để tôi sớm hoàn thiện hơn
sáng kiến này.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Đông, ngày 6 tháng 4 năm 2014
Người viết
Nguyễn Thị Tươi
Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của
Hội đồng Khoa học cấp trường
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Chủ tịch Hội đồng
(Kí tên, đóng dấu)
Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của
Hội đồng Khoa học cấp Cơ sở
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

……………………………………………………………………
……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….
Chủ tịch Hội đồng
(Kí tên, đóng dấu)

×