Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài giảng LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.19 KB, 2 trang )

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ
I. Cải tiến phương pháp học tập
1. Học sinh nên bám sát SGK phổ thông, không nên đọc quá nhiều tài liệu. Qui trình học môn lịch sử,
xem trước bài mới khi đến lớp, vào lớp nghe giảng, về nhà làm đề cương tóm tắt, trả lời câu hỏi trong sách
giáo khoa, rồi tự đánh giá kết quả.
2. Trước khi học cả bài hay từng phần nên nắm chắc dàn ý của bài, học theo trình tự chặt chẽ từ chương,
bài, mục trong sách giáo khoa; không phải quên gì học đó. Tóm tắt lại những nội dung cơ bản đã học và tự
mình viết ra.
3. Không nên thuộc theo kiểu học vẹt, học quá chi tiết mà phải chọn lọc kiến thức, nắm các sự kiện và
mô tả, đánh giá, nhận xét được. Cần đào sâu suy nghĩ, tránh tình trạng thuộc lòng mà không hiểu.
4. Sử dụng các câu hỏi trong sách và tự mình trả lời, sau đó so sánh với đáp án. Tuyệt đối không nhìn
chép. Nếu còn nhiều thiếu sót, phải bổ khuyết và tự kiểm tra đánh giá lại. Một số bài có mối quan hệ giữa
các sự kiện, các yếu tố nên sơ đồ hóa bằng cách sử dụng: sơ đồ hình cây (càng lên cao càng nhiều cành);
hình chuỗi (quan hệ nhân quả); hình mạng (giữa các yếu tố có liên quan đến nhau)... để dễ nhớ, dễ hiểu và
tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện. Nắm kết cấu của một vài sự kiện sẽ chắc hơn khi sử dụng sơ đồ hóa.
5. Cần phải nhớ đúng những thuật ngữ lịch sử, không sai phạm tư tưởng. Ví dụ không được viết nhầm
"Mặt trận dân tộc thống nhất" thành "Mặt trận thống nhất dân tộc". Không được viết lẫn lộn giữa những
chữ "đấu tranh", "chiến đấu", "khởi nghĩa"… vì mỗi chữ có một nghĩa khác nhau.
6. Với một sự kiện quan trọng hoặc tương đối quan trọng. Nếu là sự kiện quan trọng thì phải nhớ cả
ngày, tháng, năm. Nếu chỉ là tương đối quan trọng, có thể chỉ cần nhớ tháng và năm, thậm chí chỉ nhớ năm,
cũng tạm được. Nên tìm các mối quan hệ giữa các chốt về thời gian và sự kiện thì dễ nhớ và nhớ lâu.
7. Chú trọng đến việc so sánh giữa các giai đoạn lịch sử (cả ta và địch), chủ trương và biện pháp của ta
qua những giai đoạn lịch sử; âm mưu và thủ đoạn của địch qua các giai đoạn hay giữa các chiến dịch lịch
sử.
Ví dụ: so sánh Hiệp định Genever và Paris; chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh; giữa
Chính cương sách lược vắn tắt với Luận cương tháng 10... để tìm ra điểm giống, khác nhau và nguyên nhân.
8. Phải học kiến thức toàn diện, tuyệt nhiên không học tủ, học lệch, không quá sa đà vào chi tiết.
II. Cách làm bài:
1. Trước hết, học sinh cần phân tích đề bài. Đọc thật kĩ từng chữ trong câu hỏi để hiểu rõ người ta hỏi
vấn đề gì? tránh được lạc đề hoặc thiếu ý. Đề hỏi gì trả lời cái đó.
2. Sau đó nên làm đề cương sơ lược trước khi bắt tay vào viết để tạo ra trật tự, trình tự viết mạch lạc.


Trong thời gian làm bài, người ra đề đã tính đến việc học sinh phân tích đề, lập đề cương.
- Sơ lược gạch đầu dòng, không phải bài nháp rồi chép lại. Cách này sẽ giúp cho học sinh không để
mất ý lớn, điểm lớn hoặc nếu có chỉ mất những chi tiết nhỏ, mất tỷ lệ điểm ít.
- Không viết đề cương, khi viết qua, chợt nhớ ra chi tiết thì không thể bổ sung vào khi trang giấy kín
đặc.
- Làm đề cương nhằm vào nội dung câu hỏi nắm nội dung cơ bản.
- Ở mỗi phần của dàn ý ấy, ghi những sự kiện quan trọng cùng với thời điểm của nó. Như vậy bài làm
sẽ không bỏ sót những sự kiện quan trọng. Nháp được nội dung đề cương, giúp học sinh nhớ kiến thức bài.
3. Phải làm tất cả các câu hỏi, không làm một câu thật tốt mà câu khác không làm. Bố trí thời gian cho
từng câu. Chia theo tỷ lệ điểm và tránh việc dành thời gian cho 1, 2 câu. Học sinh phải chủ động về thời
gian làm bài.
4. Câu nào dễ làm trước, khó làm sau. Để đảm bảo được tính chủ động này, trong luyện tập học sinh
phải chú ý.
5. Viết sạch: Viết vào giấy thi sạch sẽ, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi sự kiện nên xuống dòng. Thấy cần
thiết để làm nổi bật từng giai đoạn, từng sự kiện, từng ý nghĩa có thể ghi 1, 2, 3 hoặc a, b, c hoặc gạch đầu
dòng, vì Lịch sử là một môn khoa học xã hội, có thể trình bày một cách có hệ thống.
6. Có thể viết tắt những chữ thông dụng. Không dùng những kí hiệu. Chữ nào sai thì gạch đè lên, không
nên xoá lem nhem, không đưa vào ngoặc đơn. Nếu thiếu cả một đoạn dài, có thể ghi bổ sung xuống cuối
bài. Phải chia thời gian để trả lời đủ các câu hỏi.
7. Đọc lại: Phải tính toán thời gian, để khi viết bài xong, vẫn còn độ 10, 15 phút. Nhất thiết phải đọc lại
bài để sửa chữa những chỗ sai sót nhầm lẫn rồi mới nộp bài. Đọc lại là khâu rất quan trọng để bài thi được
điểm cao hơn.
III. Các lỗi thường gặp
1. Không suy nghĩ kỹ câu hỏi đã làm bài.
2. Câu hỏi không đòi hỏi viết nhiều lại viết nhiều và ngược lại.
Ví dụ: Hỏi thuận lợi của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa..., Học sinh lại đưa rất nhiều khó khăn. Điều này
là không cần thiết. Không phải cứ viết dài là được điểm mà cách này sẽ "ngốn" rất nhiều thời gian làm bài.
Hoặc, hỏi nội dung cụ thể về quyền dân tộc cơ bản trong Hiệp định Genever, Hiệp định Paris, nhưng học
sinh lại trình bày toàn bộ hiệp định.
Đây là những lỗi phổ biến, học sinh chủ quan với các câu hỏi, đọc đại khái, viết theo ý mình dẫn đến việc

thừa thiếu không cần thiết trong bài làm. Tuy không bị trừ điểm nhưng học sinh đã tự trừ điểm của mình
vào chỗ khác.
3. Các lỗi do hiểu sai nội dung vấn đề nên viết tràn làn. Chưa hiểu được "từ" trong câu hỏi.
4. Diễn đạt không mạch lạc, lộn xộn, kết cấu bài làm không chặt chẽ, nguyên nhân là do không hình
thành đề cương khi làm bài.
(Chu
́
c ca
́
c em học tốt môn lịch sử)

×