Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾT ÂM NHẠC LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.35 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾT ÂM NHẠC LỚP 3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Âm nhạc còn là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham
gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình.
Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các
em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình
cảm, đạo đức rất tốt.
Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc được tập hát, được biết
một số kiến thức về âm nhạc Tất cả những điều đó tạo nên một trình độ văn hoá
âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng những môn học khác giáo dục nhân cách làm
cho các nội dung học tập ở trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài
hoà các hoạt động học tập của trẻ.
Các em vừa được lĩnh hội tri thức đồng thời vẫn được hoạt động vui chơi.
II. THỰC TRẠNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Cơ sở khoa học.
Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật cao. Âm nhạc có tầm quan trọng
trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Là cách thể hiện giao tiếp giữa công
việc và tinh thần để đảm bảo được tính năng âm nhạc không chỉ cảm nhận mà còn
biết hưởng thụ và phát huy đúng tầm vóc. Trẻ em tham gia chơi ca hát là tự hoạt
động nhận thức thế giới xung quanh. Những hình tượng qua giai điệu âm thanh của
bài hát đã tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho các em phát triển trí tuệ, óc
tưởng tượng và có tác dụng giáo dục đạo đức lối sống tự tin cùng với bạn bè.
Trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ, tôi cũng đúc rút được
những kinh nghiệm trong giảng dạy, nhận thấy đa phần việc học tập và tiếp thu
kiến thức của các em chưa cao. Tính tự giác thấp do đó ảnh hưởng rất nhiều đến bài
dạy ở trên lớp. Đứng trước những hạn chế và thực tại đó tôi đưa ra những kinh
nghiệm về phương pháp dạy học, hướng dẫn các em học hát, nghe và cảm nhận giai
điệu của bài hát mà tôi đã thực hiện tại trường trong năm học vừa qua.
2. Thực trạng.
Từ thực trạng giảng dạy âm nhạc, vấn đề học và kết quả học tập của các em là


hết sức quan trọng. Vậy muốn cho các em học được tốt và có hứng thú học
tập tốt với bộ môn này người giáo viên phải có phương thức truyền đạt một cách lôi
cuốn, thu hút tạo được sự hứng thú cho các em. Đa số là HS ở vùng nông thôn nên
1
các em ít được tiếp xúc với loại hình nghệ thuật. Chính vì vậy nên tồn tại nhược
điểm hát theo thói quen không theo giai điệu cụ thể. Việc truyền thụ các bài hát,
chủ yếu bằng hình thức truyền khẩu ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do
đó không tạo được sự thu hút hứng thú học tập tới các em.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
- Sách âm nhạc lớp 3, sách giáo viên.
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học.
- Tư liệu tham khảo.
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh khối lớp 3

năm học 2014- 2015
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp thử nghiệm.
5. Kế hoạch nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 09 năm 2014 đến tháng 02 năm 2015.
III. GIẢI QUYẾT THỰC TRẠNG CÒN TỒN TẠI.
a, Đối với học sinh.
- Cần xây dựng nề nếp học tập ngay từ buổi đầu với buổi học đầu tiên.
- Tạo cho các em có được thái độ, ý thức học tập đối với môn âm nhạc.
- Quan sát nghe, cảm nhận cách phát âm, lấy hơi đúng nhưng thoải mái, giúp
các em có được sự tự tin đứng trước bạn bè trong lớp để biểu diễn bài học.
b, Đối với giáo viên.
Nhiều người nghỉ đơn giản dạy hát cho học sinh tiểu học chỉ cần thuộc bài
hát và dạy cho các em hát bằng phương pháp truyền khẩu thế là xong. Thực ra

khi âm nhạc trở thành một môn học hát có vị trí quan trọng thì dạy hát phải có
quy trình. Mỗi bước trong quy trình điều có yêu cầu cụ thể. Công việc đầu tiên
của bài hát là cách lấy hơi, giữ hơi để luyện thanh. Giáo viên dùng đàn đánh
từng nốt từ thấp lên cao rồi từ cao xuống thấp, mục đích giúp học sinh bảo vệ
giọng, bảo vệ thanh đới đối với học sinh lớp 3-5.
Cách thức dạy một bài nhạc, để giúp học sinh dễ tiếp thu bài học nhất đó là
phương pháp vừa đàn giai điệu kết hợp với việc truyền miệng. Trước tiên giáo
viên giới thiệu nội dung của bài học nhằm giúp các em hiểu và cảm nhận ở bài
học đó tác giả nói lên tình cảm của bài nhạc là như thế nào? cách thể hiện bài
2
hát ra làm sao ? nhanh hay chậm, vui hay buồn… Sau đó hướng dẫn các em đọc
lời ca. Ở đây việc phát âm chính xác và rõ lời ca là quan trọng nhất. Giáo viên
phải lắng nghe cách đọc giọng đọc, lời ca sau đó tìm ra em nào có giọng phát
âm chưa chuẩn rồi sữa ngay cho các em từng bước một. Tiếp đến hướng dẫn
từng câu hát trên giai điệu của đàn giúp học sinh nghe và cảm nhận giai điệu
giữa truyền miệng của giáo viên và giai điệu đánh từ đàn. Học sinh tự biết mình
đã hát sai câu nào, ô nhịp nào. Từ đó việc sửa sai cho các em không còn mấy
khó khăn ở giai điệu và nhịp.
Ví dụ: Một giờ âm nhạc của học sinh lớp 3.
Tiết 9: Ôn tập 3 bài hát: Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy
A. MỤC TIÊU :
Bài hát Bài ca đi học là một bài hành khúc tươi vui, rộn ràng do nhạc sĩ Phan
Trần Bảng sáng tác. Bài hát mô tả cảnh buổi sáng học sinh đến trường trong niềm
vui cùng bạn bè.
Bài hát Đếm sao là một sáng tác của nhạc sĩ Văn Chung. Đây là bài hát được
viết ở nhịp 3/4 với tính chất trong sáng, nhịp nhàng. Bài hát được bắt nguồn từ câu
đồng dao của trẻ em, mô tả cảnh các bạn nhỏ cùng nhau thi đếm sao vào những
đêm hè ở nông thôn.
Bài hát Gà gáy là một bài dân ca của đồng bào Cống ở tỉnh Lai Châu, vùng
Tây Bắc nước ta. Bài hát ghi lại tiếng gà gáy gọi mặt trời và gọi dân bản đi làm

nương vào buổi sáng ở miền núi.
Ở các tiết học trước các em đã được làm quen với giai điệu lời ca của 3 bài
hát. Ngoài ra, các em còn được hướng dẫn để hát kết hợp với gõ đệm theo phách
(theo nhịp hoặc theo tiết tấu lời ca) và làm động tác phụ hoạ. Tiết học này, các em
sẽ được tập luyện cho thành thạo hơn.
Tóm lại, các nội dung tiết học này bổ sung, hỗ trợ cho nhau làm cho các em
được luyện tập bài hát dưới nhiều hình thức, làm cho tiết học sinh động, nhẹ nhàng
và hiệu quả.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV:
Sự chuẩn bị của giáo viên là một bước rất quan trọng góp phần đáng kể tạo
nên sự thành công của một tiết học.
1.Ôn tập bài hát Bài ca đi học:
3
- Tranh vẽ minh hoạ cảnh các em học sinh đang đi tới trường, bảng phụ chép
lời ca bài hát.
- Dụng cụ gõ: Thanh phách, song loan…
- Đàn Oóc-gan điện tử là một nhạc cụ cần thiết.
2.Ôn tập bài hát Đếm sao.
Tương tự như bài hát trên, tôi đã dùng bảng phụ chép lời ca bài hát trên bảng
phụ cho học sinh dễ nhìn và ghi nhớ bài hát hơn.
3.Ôn tập bài hát Gà gáy.
Cũng như bài hát Bài ca đi học, ở bài này tôi cũng chuẩn bị một bức tranh vẽ
minh hoạ và bảng phụ chép lời ca.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Ôn tập bài hát Bài ca đi học
Nhìn bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang cắp sách đến trường. Các em có
liên hệ tới bài hát nào mà các em đã được học? (Bài ca đi học )
Treo lời ca bài hát lên bảng và cho học sinh hát bài hát 1 lần (theo nhạc).
Lần thứ hai, các em vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
Khi các em đã thuộc bài hát rồi, cho cả lớp hát kết hợp gõ phách theo tiết tấu

lời ca. (Mỗi em đã chuẩn bị một đôi thanh phách để sử dụng trong các giờ học trên
lớp và tập luyện thêm khi ở nhà ).
Đây là một hình thức để rèn luyện về nhịp điệu, tiết tấu rất tốt. Nó giúp các
em khắc sâu tiết tấu của bài hát một cách hứng thú và dễ dàng. Sau khi các em đã
ôn luyện bài hát dưới nhiều hình thức và hát thành thạo.
Gọi từng tốp 4 – 6 em lên biểu diễn trước lớp. Đa số các em rất hào hứng và
thích được lên biểu diễn trước lớp. Với hình thức này các em được rèn luyện tính
bạo dạn, tự tin và khả năng biểu diễn trước đông người.
Sau đó cho các em khác nhận xét phần biểu diễn của các bạn. Đa số các em
chỉ ra được các bạn hát đúng và múa đẹp, những bạn còn sai sót. Qua đó, các em
cũng tự rút kinh nghiệm để không mắc phải những lỗi như bạn của mình.
Để gây hứng thú cho học sinh, gv cho các em chơi trò chơi.
Trò chơi: Nghe tiết tấu đoán câu hát.
4
Tôi gõ tiết tấu 1 câu hát trong bài và gọi học sinh nhận xét xem đó là câu hát
nào.
Học sinh 1 trả lời: câu hát 1
Học sinh 2 trả lời: câu hát 2
Học sinh 3 trả lời: câu hát 3
Học sinh 4 trả lời: câu hát 4
Tất cả 4 em đều trả lời đúng vì tiết tấu của 4 câu hát này giống nhau.
Đây là một hình thức giúp các em khắc sâu tiết tấu của bài hát hơn.
2.Ôn tập bài hát Đếm sao:
Để gợi ý cho học sinh, tôi đánh trên đàn giai điệu câu hát đầu tiên của bài và
đố học sinh đó là giai điệu một câu hát trong bài hát nào mà các em đã được học?
Bài hát Đếm sao và hát câu hát đó lên.
Sau đó, gv bật đàn cho học sinh hát bài hát Đếm sao.
Tiết học trước, các em đã được tập hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp 3. Tiết
học này cho các em ôn luyện lại.
Yêu cầu cả lớp đứng lên vừa hát vừa nhún chân theo nhạc nhịp nhàng kết

hợp gõ đệm theo nhịp 3/ 4 (2 lần).
GV yêu cầu 1 tổ bất kỳ hát + gõ đệm theo nhịp.
Để luyện tập, từng tốp hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp và các bạn nhận
xét. Giáo viên nhận xét đánh giá tuyên dương các em hoặc uốn nắn sửa chữa.
Ở bài hát này, tôi cho các em chơi trò chơi Hát bài hát bằng các nguyên âm
AUI. 1-2 lần.
Đây là hình thức giúp học sinh được luyện tập bài hát dưới nhiều hình thức
khác nhau để các em không bị nhàm chán, các em vừa học lại vừa được chơi, giúp
các em ghi nhớ bài học một cách nhẹ nhàng và thoải mái.
3.Ôn tập bài hát Gà gáy
Tôi gõ tiết tấu câu hát đầu tiên của bài Gà gáy và cho học sinh trả lời tên bài
hát. Khi học sinh trả lời đúng gv treo bức tranh lên và tóm tắt nội dung bức tranh.
Tôi nhắc học sinh hát bài hát với tính chất vui và linh hoạt.
- Tôi bật nhạc cho học sinh hát bài hát (1 lần).
5
- Lần 2 các em sẽ hát kết hợp gõ đệm theo phách.
Để thay đổi hình thức bài hát, tôi cho các em hát nối tiếp.
Tổ 1: hát câu hát 1.
Tổ 2: hát câu hát 2.
Tổ 3: hát câu hát 3.
Cả lớp hát câu hát 4.
Sau đó tôi gọi một tốp lên hát trước lớp với hình thức trên.
Đặc điểm của học sinh tiểu học nói chung là rất thích hoạt động. Nếu phải
ngồi quá lâu các em sẽ cảm thấy căng thẳng, gò bó, không hứng thú học tập. Vì
vậy, tôi cho các em đứng lên hát kết hợp làm động tác múa phụ hoạ. Sau đó, các
em sẽ được lên biểu diễn trước lớp dưới các hình thức cá nhân, nhóm.
Cho các em chơi trò chơi mang tên:
“ Đoán tên bài hát qua giai điệu.”
- Cho 2 em đại diện 2 tổ tham gia trò chơi. Tôi sẽ đánh trên đàn giai điệu 1 câu
hát. Nếu trả lời đúng tên bài hát, các em sẽ được 1 điểm biểu thị bằng 1 bông hoa

gắn trên bảng thi đua. Khi kết thúc trò chơi, tổ nào ghi được nhiều điểm nhất sẽ
giành chiến thắng.
Với hình thức thi đua này làm cho các em hào hứng và cố gắng hơn khi chơi vì
đội nào cũng muốn giành chiến thắng.
Nếu những trò chơi trong giờ học được các em thể hiện tốt thì sự thành công của
giờ học càng cao. Các em được tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái và hào
hứng.
IV. KẾT QUẢ
Với hình thức giảng dạy như trên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ của học
sinh, các em rât yêu thích môn học này và điều đó được thể hiện qua đợt thi đua
văn nghệ tiếng hát hay của trường tổ chức.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy môn âm nhạc còn nhiều bổ sung và
phát triển nên tôi nghĩ mình phải thường xuyên rèn luyện và bồi dưỡng để giảng
dạy tốt hơn. Sau một học kì áp dụng phương pháp mới, kết quả đạt được của bộ
môn âm nhạc trường tiểu học Trịnh Thị Liền như sau:
6
- Các em đều yêu thích môn âm nhạc.
- Đa số các em hát đúng bài hát và sử dụng nhạc cụ gõ thành thạo.
- Các em biết hát kết hợp làm những động tác múa phụ hoạ đơn giản.
Kết quả đạt được là:
Lớp số học sinh Hoàn thành tốt A+ Hoàn thành A Chưa hoàn thành
B
3A 29 8 21 0
3B 30 6 24 0
3C 34 10 24 0
V. RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ của mỗi người cũng phải được
nâng cao về mọi mặt. Do đó tôi nghĩ mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để
giảng dạy ngày một tốt hơn.Vì vậy, tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ sau đây:
a, Đối với giáo viên:

- Tăng cường dự giờ, học hỏi đồng nghiệp.
- Lắng nghe những ý kiến chỉ đạo của chuyên môn để rút ra phương pháp
dạy tốt nhất.
- Trong các giờ học nên có những sáng tạo để giờ học thêm hấp dẫn.
- Chuẩn bị bài chu đáo khi lên lớp.
- Thường xuyên đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến môn học.
b, Đối với học sinh:
- Yêu thích môn học, trong lớp chăm chú nghe giảng bài.
- Biết nhận xét ưu khuyết điểm của bạn trong giờ học.
- Chuẩn bị đầy đủ sách và nhạc cụ gõ.
VI. KẾT LUẬN CHUNG
Qua thời gian giảng dạy tôi đã đưa vào thực tế phương pháp giảng dạy môn
học hát đối với học sinh lớp 3 trên cơ sở bám sát chương trình hướng dẫn của
BGD&ĐT đa số các em học sinh rất yêu thích môn âm nhạc. Các em mạnh dạn
tự tin đứng trước lớp để biểu diễn, phát âm rõ lời, chuẩn xác hơn. Bản thân tôi
7
tiếp tục tìm tòi trau dồi kiến thức cũng như trách nhiệm đối với học sinh để tìm
ra phương pháp giảng dạy một cách thích hợp nhất.
Trên đây là phương pháp áp dụng của tôi mà trong quá trình giảng dạy ở học
kì I tôi đã áp dụng và kết quả đạt đựơc cũng đáng khích lệ. Kính mong sự đóng
góp và trao đổi của các bạn đồng nghiệp để tiết dạy ngày càng tốt hơn và phù
hợp nhất đối với bộ môn âm nhạc.
Đại Quang, Ngày 15/ 10/ 2014
Người viết.
Nguyễn Thị Bích
8

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1,Sách giáo viên: Âm nhạc lớp 1
Âm nhạc lớp 2

Âm nhạc lớp 3
Âm nhạc lớp 4
Âm nhạc lớp 5
Chương trình hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo.
2, Sách giáo khoa HS:
- Nhà xuất bản giáo dục.
Âm nhạc 1
Âm nhạc 2
Âm nhạc 3
Âm nhạc 4
Âm nhạc 5
3,Tài liệu bồi dưỡng giáo viên:
Nhà xuất bản giáo dục:
- Băng nhạc lớp 4
- Băng nhạc lớp 5. (Những bài hát trong chương trình lớp 4,5).
9
Mục lục: Trang

I. Đặt vấn đề 1
II. Thực trạng và phạm vi nghiên cứu 1
1, Cơ sở khoa học 1
2, Thực trạng 1
3, Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2
4, Phương pháp nghiên cứu 2
5, Kế hoạch nghiên cứu 2
III. Giải quyết thực trạng tồn tại 2
IV. Kết quả 6
V. Rút ra bài học kinh nghiệm 7
VI. Kết luận chung 7
……………………

10

×