Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa hữu cơ huấn luyện học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 130 trang )

Luận văn Thạc sỹ


TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



LÊ THỊ THỊNH

XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHỮNG BÀI
THỰC NGHIỆM PHẦN HÓA HỮU CƠ
HUẤN LUYỆN HỌC SINH GIỎI CẤP
QUỐC GIA, QUỐC TẾ


LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI − 2012
Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa hữu cơ BDHSG cấp QG- QTế


TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



LÊ THỊ THỊNH





XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHỮNG BÀI THỰC NGHIỆM
PHẦN HÓA HỮU CƠ HUẤN LUYỆN HỌC SINH GIỎI
CẤP QUỐC GIA, QUỐC TẾ




Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và Hóa lý
Mã số: 60 44 31

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Lê Kim Long


Hà Nội - 2012
Luận văn Thạc sỹ




MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1
1.1. Vấn đề bồi dƣỡng HSG ở trƣờng THPT 1
1.1.1. Vị trí, vai trò của công tác bồi dƣỡng HSG ở trƣờng THPT 1
1.1.2. Những phẩm chất và năng lực cần có của HSG hóa học 3

1.1.3. Kĩ năng cần có của giáo viên bồi dƣỡng HSG 5
1.1.4. Công tác bồi dƣỡng HSG ở các trƣờng THPT 6
1.2. Vai trò, tác dụng của thực nghiệm trong dạy học và nghiên cứu hóa học 7
1.3. Phần thực nghiệm hóa học hữu cơ trong chƣơng trình phổ thông 10
1.4. Một số nội dung thực nghiệm hữu cơ đƣợc đề cập trong kì thi Olympiad
Hóa học Quốc tế 14
1.5. Yêu cầu về phần thực nghiệm trong kì thi Olympiad Hóa học Quốc tế 17
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC NGHIỆM
2.1. Qui trình xây dựng bài tập thực nghiệm 21
2.2. Cơ sở lý thuyết 21
2.2.1. Động hóa học phản ứng 21
2.2.2. Sơ lƣợc về phƣơng pháp chuẩn độ 28
2.2.3. Sơ lƣợc về phƣơng pháp sắc kí 33
2.2.4. Lý thuyết về phản ứng este hóa 38
2.2.5. Lý thuyết về phản ứng thủy phân este 42
2.2.6. Lý thuyết về chất béo và các chỉ số của chất béo 44
2.3. Nội dung một số bài thực nghiệm bồi dƣỡng HSG 46
2.3.1. Phản ứng este hóa 46
Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa hữu cơ BDHSG cấp QG- QTế


2.3.1.1. Tổng hợp và tinh chế n-butyl axetat 46
2.3.1.2. Tổng hợp axit axetyl salixylic (Aspirin) 49
2.3.1.3. Tổng hợp α-D-Glucopyrannozơ pentaaxetat 53
2.3.2. Thủy phân etyl axetat bằng xúc tác axit, động học phản ứng 57
2.3.3. Xác định một số chỉ số của chất béo 61
2.3.3.1 Xác định chỉ số axit của chất béo 61
2.3.3.2. Xác định chỉ số xà phòng hóa của chất béo 64
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 68
3.1. Kết quả khảo sát do giáo viên tiến hành 68

3.1.1. Nhận xét và thảo luận kết quả 74
3.1.2. Đánh giá và đề xuất thang điểm đánh giá 74
3.2. Kết quả học sinh thực hiện 84
3.2.1. Nhận xét và thảo luận kết quả 85
3.2.2. Đánh giá lại và thang điểm điều chỉnh 86
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. An toàn phòng thí nghiệm
Phụ lục 2. Dụng cụ và sơ đồ lắp ráp bộ dụng cụ thí nghiệm của các bài thực
hành
Phụ lục 3. Phiếu báo cáo kết quả thực hành
Phụ lục 4. Đồ thị lgC theo thời gian phản ứng thủy phân etylaxetat của học
sinh



Luận văn Thạc sỹ




DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các bài thí nghiệm hóa học hữu cơ chương trình THPT
cơ bản và nâng cao 10
Bảng 2.1. Phương trình động học của các phản ứng đơn giản một chiều 22
Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm do giáo viên tiến hành 68
Bảng 3.2. Xử lý kết quả thực nghiệm bài 4 70
Bảng 3.3. Thang điểm đánh giá kết quả bài thực nghiệm 75

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các giá trị chiết suất etylaxetat của học sinh 80
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các giá trị thể tích butyl axetat thu được của 80
học sinh
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các giá trị C
c
(N) của học sinh 81
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các giá trị C
t
(N) của học sinh 82
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của C
t
(N) 82
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp các giá trị hằng số tốc độ phản ứng của học sinh 83
Bảng 3.10. Bảng tổng hợp các giá trị
log
c
ct
C
CC
theo thời gian của học sinh 83







Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa hữu cơ BDHSG cấp QG- QTế






DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Đồ thị sự biến đổi của lnC theo thời gian của phản ứng bậc 1 24
Hình 2.2. Đồ thị sự biến đổi của ln(C
A
/C
B
) theo thời gian của phản ứng
bậc 2 24
Hình 2.3. Đồ thị sự biến đổi của lnC theo thời gian (s) của phản ứng
thủy phân etyl axetat trong môi trường kiềm 26
Hình 2.4. Cách lấy dung dịch bằng pipet 29
Hình 2.5. Các thao tác với buret trước khi chuẩn độ 30
Hình 2.6.Các thao tác lấy dung dịch vào bình nón bằng pipet 30
Hình 2.7. Các thao tác trong quá trình chuẩn độ 31
Hình 2.8. Bản TLC 34
Hình 2.9. Các vệt trên bản TLC trước khi chạy. 38
Hình 2.10. Bản TLC đặt trong bình sắc kí 38
Hình 3.1. Đồ thị lgC theo thời gian của phản ứng thủy phân etyl axetat
trong môi trường axit 72









Luận văn Thạc sỹ




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ GD & ĐT Bộ giáo dục và đào tạo
HSG Học sinh giỏi
IChO International Chemistry Olympiad – Olympic hóa học quốc tế
PTN Phòng thí nghiệm
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TLC Thin layer chromatography – Sắc kí lớp mỏng
TNSP Thực nghiệm sƣ phạm















Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa hữu cơ BDHSG cấp QG- QTế


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách đây 528 năm (1484-2012), trên tấm bia tiến sỹ đầu tiên dựng tại Văn
Miếu Quốc Tử Giám ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442 có khắc ghi những dòng chữ:
“ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nƣớc mạnh mà
hƣng thịnh, nguyên khí suy thì thế nƣớc yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vƣơng
thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun
trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết ”. Câu nói ấy của vị Tiến sỹ
Triều Lê Thân Nhân Trung không chỉ dừng lại trong lịch sử Việt Nam trƣớc đây,
mà ngày nay, trong thời đại tri thức nó vẫn còn nguyên giá trị đối với sự phát triển
đất nƣớc.
Điều này cũng đƣợc thể hiện trong nghị quyết của Đảng ta: “Hoàn thiện hệ
thống cơ chế, chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng nhân tài đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và “ tạo bƣớc chuyển căn bản trong việc
phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng nhân tài và đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên
gia giỏi; xây dựng Chiến lƣợc quốc gia về nhân tài, coi đó là giải pháp rất quan
trọng trong việc thực hiện chiến lƣợc cán bộ” [35,36]. Yêu cầu đó đã đặt ra cho
ngành giáo dục ngoài nhiệm vụ đào tạo toàn diện còn có chức năng phát hiện và bồi
dƣỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, đào tạo đội ngũ học sinh có kiến thức, có
năng lực tự học, tự nghiên cứu, đạt nhiều thành tích cao góp phần quan trọng nâng
cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục phổ thông; đào tạo họ thành những nhà khoa
học, những chuyên gia giỏi cho từng lĩnh vực, tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao
cho đất nƣớc.
Hóa học là ngành khoa học cơ bản, có vai trò trung tâm và gắn liền với sự
phát triển của các ngành khoa học và các lĩnh vực khác của xã hội nhƣ năng lƣợng,
lƣơng thực thực phẩm, y tế, may mặc, Nhu cầu về đội ngũ cán bộ khoa học, công
nghệ hóa học có trình độ cao là không thể thiếu. Để có đƣợc đội ngũ này cần có sự

phát hiện, bồi dƣỡng, đào tạo và sử dụng các nhân tài và năng khiếu hóa học từ
Luận văn Thạc sỹ

sớm.
Mặt khác, hóa học là khoa học thực nghiệm. Thí nghiệm hóa học giữ vai trò
đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học hóa học ở phổ thông. Thí nghiệm hóa
học là cơ sở để học tập hóa học và rèn luyện kĩ năng thực hành; thông qua thí
nghiệm hóa học giúp học sinh củng cố kiến thức, góp phần phát triển tƣ duy, khả
năng sáng tạo, vận dụng kiến thức, liên hệ kiến thức với thực tiễn, kĩ năng lập kế
hoạch và tác phong làm việc khoa học, làm tăng niềm hứng thú say mê học tập bộ
môn.
Tuy nhiên, ở nƣớc ta hiện nay việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học
hóa học phổ thông còn chƣa phổ biến hoặc chƣa phát huy đƣợc hết vai trò của nó, vì
vậy cần có sự đổi mới để khắc phục hiện tƣợng dùng thí nghiệm hóa học chủ yếu để
minh họa kiến thức chứ chƣa khai thác theo hƣớng tích cực. Đặc biệt, trong các kì
thi HSG ở nƣớc ta, kể cả kì thi HSG quốc gia, cho tới nay phần thực nghiệm vẫn
chƣa nhiều. Trong khi đó, kì thi HSG hóa học quốc tế (IChO – International
Chemistry Olympiads) luôn gồm hai phần, phần lí thuyết (chiếm 60%) và phần
thực hành (chiếm 40% tổng số điểm). Nhận thức đƣợc tính cấp thiết đó, từ năm học
2011- 2012 lãnh đạo Bộ GD & ĐT Việt Nam đã triển khai thí điểm đƣa thêm phần
thực nghiệm hóa học vào kì thi HSG quốc gia nhằm phát triển và đánh giá toàn diện
hơn khả năng học tập hóa học của học sinh, đồng thời bắt kịp với xu hƣớng của các
đề thi quốc tế, chuẩn bị tốt cho kì thi HSG hóa học quốc tế năm 2014 (IChO 46) sẽ
đƣợc tổ chức tại Việt Nam.
Là một giáo viên đang giảng dạy ở trƣờng THPT, qua thực tiễn công tác và
từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm
phần hóa hữu cơ huấn luyện học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế” với mong muốn
góp phần xây dựng một tƣ liệu dạy học, bồi dƣỡng HSG phần hóa học hữu cơ; đồng
thời tạo một tài liệu học tập cho các em học sinh khi tham gia các kì thi HSG, góp
phần nâng cao chất lƣợng dạy học.


Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa hữu cơ BDHSG cấp QG- QTế


2. Đối tƣợng nghiên cứu
Nội dung bài tập thực hành hóa hữu cơ trong chƣơng trình hóa phổ thông và
trong kì thi Olympiad hóa học quốc tế (IChO)
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng một số bài thí nghiệm thực hành hóa học hữu cơ phù
hợp nhằm bồi dƣỡng và rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh giỏi cấp
quốc gia, quốc tế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan các vấn đề lí luận và thực tiễn về bồi dƣỡng HSG ở
nƣớc ta hiện nay.
- Nghiên cứu nội dung chƣơng trình, kiến thức hóa học chuyên; các đề thi
HSG cấp tỉnh, cấp khu vực, cấp quốc gia và quốc tế phần hóa hữu cơ. Đi sâu nghiên
cứu các bài thực hành hóa hữu cơ trong các bài chuẩn bị và các đề thi học sinh giỏi
quốc tế qua các năm.
- Xây dựng một số bài thực nghiệm hóa hữu cơ và hệ thống câu hỏi phù hợp
với từng mức độ của các kì thi HSG quốc gia và quốc tế.
- Làm thực nghiệm, kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài; xử lý kết
quả thu đƣợc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tổng hợp các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Tổng hợp và nghiên cứu các kiến thức hóa học hữu cơ, hóa học phân tích,
hóa lý, cần thiết để xây dựng một số bài thực hành.
- Nghiên cứu các đề thi HSG hóa học quốc gia, đề thi Olympiad hóa học
quốc tế.
- Làm thí nghiệm, thực nghiệm sƣ phạm; trao đổi kinh nghiệm với các giáo
viên giảng dạy hóa học ở trƣờng chuyên.

Luận văn Thạc sỹ

- Xử lý kết quả thí nghiệm và thực nghiệm sƣ phạm dựa vào phƣơng pháp
thống kê toán học.
6. Đóng góp của đề tài
- Xây dựng đƣợc một số bài tập thực nghiệm phần hóa hữu cơ góp phần bồi
dƣỡng học sinh giỏi trong các kì thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế.
- Cung cấp cho giáo viên ôn học sinh giỏi và các em học sinh yêu thích môn
hóa học một tài liệu tham khảo về bồi dƣỡng HSG về thực nghiệm.



















Luận văn Thạc sỹ


1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Vấn đề bồi dƣỡng HSG ở trƣờng THPT
1.1.1. Vị trí, vai trò của công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT
Có thể nói, hầu nhƣ tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi trọng vấn đề đào
tạo và bồi dƣỡng HSG trong chiến lƣợc phát triển giáo dục phổ thông. Nhiều nƣớc
ghi riêng thành một mục dành cho HSG hoặc coi đó là một dạng của giáo dục đặc
biệt.
Ở Trung Quốc, từ đời nhà Đƣờng những trẻ em có tài đặc biệt đƣợc mời đến
sân Rồng để học tập và đƣợc giáo dục bằng những hình thức đặc biệt. Từ năm 1985,
Trung Quốc thừa nhận phải có một chƣơng trình giáo dục đặc biệt dành cho hai loại
đối tƣợng học sinh yếu kém và học sinh giỏi, trong đó cho phép các học sinh giỏi có
thể học vƣợt lớp. Trong tác phẩm phƣơng Tây, Plato cũng đã nêu lên các hình thức
giáo dục đặc biệt cho học sinh giỏi. Ở châu Âu trong suốt thời Phục hƣng, những
ngƣời có tài năng về nghệ thuật, kiến trúc, văn học đều đƣợc nhà nƣớc và các tổ
chức cá nhân bảo trợ, giúp đỡ. Nƣớc Mỹ mãi đến thế kỉ 19 mới chú ý tới vấn đề
giáo dục học sinh giỏi và tài năng. Đầu tiên là hình thức giáo dục linh hoạt tại
trƣờng St. Public Schools Louis 1868 cho phép những học sinh giỏi học chƣơng
trình 6 năm trong vòng 4 năm; sau đó lần lƣợt là các trƣờng Woburn; Elizabeth;
Cambridge. Và trong suốt thế kỉ XX, học sinh giỏi đã trở thành một vấn đề của
nƣớc Mỹ với hàng loạt các tổ chức và các trung tâm nghiên cứu, bồi dƣỡng học sinh
giỏi ra đời. Năm 2002 có 38 bang của Hoa Kỳ có đạo luật về giáo dục học sinh giỏi
(Gifted & Talented Student Education Act) trong đó 28 bang có thể đáp ứng đầy đủ
cho việc giáo dục học sinh giỏi. Nƣớc Anh thành lập cả một Viện hàn lâm quốc gia
dành cho học sinh giỏi và tài năng trẻ và Hiệp hội quốc gia dành cho học sinh giỏi,
bên cạnh website hƣớng dẫn giáo viên dạy cho học sinh giỏi và học sinh tài năng.
Từ năm 2001 chính quyền New Zealand đã phê chuẩn kế hoạch phát triển chiến
lƣợc học sinh giỏi. Cộng hòa Liên bang Đức có Hiệp hội dành cho học sinh giỏi và
Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa hữu cơ BDHSG cấp QG- QTế

2

học sinh tài năng Đức. Giáo dục Phổ thông Hàn Quốc có một chƣơng trình đặc biệt
dành cho học sinh giỏi nhằm giúp chính quyền phát hiện học sinh tài năng từ rất
sớm. Năm 1994 có khoảng 57/174 cơ sở giáo dục ở Hàn Quốc tổ chức chƣơng trình
đặc biệt dành cho học sinh giỏi. Một trong 15 mục tiêu ƣu tiên của Viện quốc gia
nghiên cứu giáo dục và đào tạo Ấn Độ là phát hiện và bồi dƣỡng học sinh tài năng.
Mỗi nƣớc đều có một cách tiếp cận khác nhau trong việc bồi dƣỡng HSG [22, 30].
Ở Việt Nam, tỉ lệ học sinh giỏi chủ yếu tập trung ở hệ thống các trƣờng
chuyên. Đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX, thực hiện chỉ thị của Thủ tƣớng Phạm Văn
Đồng, để khuyến khích các HSG toán, trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội đã phối
hợp với công ty Giáo dục Hà Nội đã tổ chức một lớp bồi dƣỡng toán cho HSG toán
của Hà Nội. “Lớp toán đặc biệt” đầu tiên của cả nƣớc ra đời vào tháng 9 năm 1965.
Tiếp nối các “lớp toán đặc biệt” (sau này gọi là lớp chuyên toán), trong
những năm của thập kỉ 80 và 90, các lớp chuyên ngữ văn, ngoại ngữ, vật lí,
hóa
học, sinh học, tin học, lịch sử, địa lí đƣợc mở đồng thời với việc thành lập các trƣờng,
khối lớp THPT chuyên tại hầu hết các tỉnh, thành phố và một số trƣờng đại
học tạo
nên hệ thống các trƣờng THPT chuyên. Tính đến năm 2012,
cả nƣớc có 76
trƣờng và khối THPT chuyên, trong đó có 68 trƣờng THPT chuyên và 9 khối THPT
chuyên trong các Đại học và trong trƣờng THPT không chuyên. Tổng số học sinh
THPT chuyên toàn quốc là gần 50 nghìn, chiếm 1,74% số học sinh THPT tỉ lệ bình
quân toàn quốc, học sinh đoạt giải trong các kì thi HSG quốc gia là 53% [31].
Mục đích ban đầu của hệ thống trƣờng chuyên nhƣ các nhà khoa học khởi
xƣớng Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Tạ Quang Bửu, Ngụy Nhƣ Kontum, … mong đợi
là nơi phát triển các tài năng đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản.
Trong thời kì đầu của hệ thống trƣờng chuyên, khi chỉ mới hình thành một vài lớp
phổ thông chuyên tại các đại học, mục tiêu này đã đƣợc theo sát và đạt đƣợc thành

tựu khi mà phần lớn các học sinh chuyên Toán khi đó tiếp tục theo đuổi các lĩnh
vực Toán học, Vật lý, Hóa học, Tin học, … Đây là giai đoạn mà hệ thống trƣờng
chuyên làm đúng nhất trách nhiệm của nó. Những học sinh chuyên trong thời kì này
hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại các trƣờng đại học lớn, các viện
Luận văn Thạc sỹ

3

nghiên cứu của Việt Nam cũng nhƣ là những cá nhân tiêu biểu nhất của nên khoa học
nƣớc nhà. Tuy nhiên, cùng với sự mở rộng của hệ thống trƣờng chuyên cũng nhƣ
việc Việt Nam tham dự các kì thi Olympic khoa học quốc tế nhiều hơn, mục tiêu
ban đầu của hệ thống này ngày càng phai nhạt. Thành tích của các trƣờng chuyên
trong kì thi HSG các cấp, kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh vào đại học và
cao đẳng vẫn thƣờng rất cao. Nhiều ngƣời cho rằng lí do chính cho những thành tích
này không phải là chất lƣợng giáo dục mà là phƣơng pháp luyện thi. Tỉ lệ học
sinh các trƣờng chuyên tiếp tục theo đuổi khoa học hay các lĩnh vực liên quan ngày
càng thấp và khiến cho giới khoa học Việt Nam không khỏi quan ngại. Tuy nhiên, tồn
tại và phát triển hệ thống trƣờng THPT chuyên là điều cần thiết. Hơn lúc nào hết, sự
nghiệp bồi dƣỡng, phát triển nhân tài cho đất nƣớc phải đƣợc đặt lên một tầm cao
mới với “yêu cầu mới, nguồn lực mới và cách làm mới” nhằm đáp ứng sự nghiệp
công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nƣớc. Điều này đƣợc khẳng định trong đề án
Phát triển hệ thống trƣờng THPT chuyên, giai đoạn 2010-2020 với tổng kinh phí
đầu tƣ 2.300 tỷ đồng của Chính phủ. Theo đề án, sẽ đảm bảo tối thiểu mỗi tỉnh,
thành trực thuộc Trung ƣơng sẽ có ít nhất một trƣờng chuyên có tổng số học sinh
chuyên chiếm 2% tổng số học sinh toàn tỉnh. Hƣớng phát triển sẽ dần nâng cấp
thành trƣờng chuyên đạt chuẩn quốc gia, có chất lƣợng đào tạo cao về chuyên môn
và số lƣợng. Đề án chỉ rõ, các trƣờng THPT chuyên phải đƣợc xây dựng trở thành
trƣờng hình mẫu của các trƣờng THPT, đi đầu về đội ngũ giáo viên, học sinh, tổ
chức hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất. Đến năm 2015, dự kiến toàn quốc sẽ có
100% các trƣờng THPT chuyên đạt chuẩn quốc gia. Trong đó có 15 trƣờng điểm,

đạt chất lƣợng ngang tầm các trƣờng tiên tiến trong khu vực và quốc tế, 17 trƣờng
chuyên thuộc vùng khó khăn sẽ đƣợc ƣu tiên các hạng mục dự án [23].
1.1.2. Những phẩm chất và năng lực cần có của HSG hóa học [4, 29]
Nhìn chung các nƣớc đều dùng hai thuật ngữ chính là gift (giỏi, có năng
khiếu) và talent (tài năng). Cơ quan giáo dục Hoa Kỳ miêu tả khái niệm HSG nhƣ
sau: Đó là những học sinh có khả năng thể hiện xuất sắc hoặc năng lực nổi trội
Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa hữu cơ BDHSG cấp QG- QTế
4

trong các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, khả năng lãnh đạo, hoặc các lĩnh vực lí thuyết
chuyên biệt. Những học sinh này thể hiện tài năng đặc biệt của mình từ tất cả các
bình diện xã hội, văn hóa và kinh tế. Nhiều nƣớc quan niệm, HSG là những đứa trẻ
có năng lực trong các lĩnh vực trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật và năng lực lãnh đạo
hoặc lĩnh vực lí thuyết. Những học sinh này cần có sự phục vụ và những hoạt động
không theo những điều kiện thông thƣờng của nhà trƣờng nhằm phát triển đầy đủ
các năng lực vừa nêu trên.
Hiện nay chƣa có tài liệu cụ thể định nghĩa nhƣ thế nào là một HSG hóa học.
Nhƣng theo ý kiến của nhiều thầy giáo đã có lâu năm kinh nghiệm trong việc giảng
dạy, bồi dƣỡng HSG hóa học và theo tài liệu của Hội hóa học Việt Nam có thể đúc
kết đƣợc những phẩm chất và năng lực cần có của HSG hóa học là
- Có lòng say mê học tập hóa học cao độ.
- Có năng lực tƣ duy tốt và sáng tạo. Biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái
quát cao, có khả năng sử dụng các phƣơng pháp mới nhƣ qui nạp, diễn dịch, loại
suy,…
- Có kiến thức hóa học sâu sắc, vững vàng, hệ thống. Nắm vững bản chất hóa
học của các hiện tƣợng hóa học. Biết vận dụng các kiến thức hóa học đó một cách
linh hoạt, sáng tạo vào những tình huống mới.
- Có kĩ năng thực nghiệm tốt, có năng lực về phƣơng pháp nghiên cứu khoa
học hóa học. Biết nêu ra những lí luận cho những hiện tƣợng hóa học xảy ra trong
thực tế, biết cách dùng thực nghiệm để kiểm chứng lại những lí luận trên và biết

cách dùng lí thuyết để giải thích các hiện tƣợng thí nghiệm đƣợc kiểm chứng.
Đối với các em HSG, học sinh năng khiếu sau khi tham gia quá trình học tập
và đào tạo phải đạt đến mục tiêu cuối cùng đó là:
- Có kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại, tiến tiến.
- Có tính tự lập và khả năng nhận thức ở mức độ cao.
- Bồi dƣỡng sự lao động, làm việc sáng tạo.
- Phát triển các kĩ năng, phƣơng pháp và thái độ tự học suốt đời.
- Nâng cao ý thức và khát vọng của các em về sự tự chịu trách nhiệm.
Luận văn Thạc sỹ

5

- Khuyến khích sự phát triển về lƣơng tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng
góp xã hội.
- Phát triển phẩm chất lãnh đạo.
1.1.3. Kĩ năng cần có của giáo viên bồi dưỡng HSG [25, 31]
Trong việc đào tạo, bồi dƣỡng HSG ở trƣờng THPT đội ngũ giáo viên đóng
vai trò hết sức quan trọng. Kiến thức để bồi dƣỡng HSG có tính chuyên sâu, độ khó
cao, tính bao quát rộng, nên giáo viên dạy HSG phải có là ngƣời năng lực, sự đam
mê, tâm huyết, có niềm tin và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho học sinh.
Giáo viên bồi dƣỡng HSG cần thƣờng xuyên tham khảo nhiều tài liệu, tự
nâng cao trình độ để cập nhật, bổ sung và phát triển chuyên đề mà mình phụ trách;
phải chủ động đi trƣớc học sinh một bƣớc, hƣớng dẫn và cùng tham gia giải bài tập
với học sinh. Mặt khác hiểu biết của học sinh ngày càng rộng, ngƣời giáo viên cần
có trình độ hiểu biết sâu và rộng mới có sức thuyết phục với đối tƣợng HSG.
Trong công tác giảng dạy và bồi dƣỡng HSG, nhiệm vụ tối quan trọng của
ngƣời Thầy là phải dạy cho các em tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên, chủ động
và sáng tạo, cụ thể là dạy cho các em cách tìm đến kiến thức và nghiên cứu nó, cách
làm bài tập, cách đọc sách và tìm tài liệu, cách mở rộng và khai thác kiến thức, cách
chế tác và tổng quát hóa một bài tập, cách ôn tập cho một kỳ thi,… Ngƣời Thầy

phải biết khơi nguồn sáng tạo cho học sinh, luôn thắp sáng ngọn lửa mê say môn
học mà học sinh đang theo đuổi, phải dạy cho các em biến ƣớc mơ thành hiện thực,
biết chấp nhận khó khăn để cố gắng vƣợt qua, biết rút kinh nghiệm sau những thất
bại hay thành công trong từng giai đoạn mà mình phấn đấu. Học sinh khi tham gia
vào các đội tuyển phải chịu khá nhiều áp lực, do đó giáo viên khi giảng dạy cần
nắm đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh để kịp thời uốn nắn bổ
sung, luôn quan tâm, động viên kịp thời và chỉ bảo ân cần cho học sinh. Có thể cho
thêm bài riêng để luyện khắc phục các điểm yếu của học sinh, tuyệt đối không nên
nhồi nhét kiến thức cho các em một cách thụ động, không giao những nhiệm vụ bất
khả thi đối với học sinh.
Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa hữu cơ BDHSG cấp QG- QTế
6

Để làm tốt đƣợc công việc trên giáo viên cần có những kĩ năng cơ bản sau:
 Kĩ năng nhận thức:
- Đọc và nghiên cứu tài liệu, tổng hợp và tóm tắt tài liệu.
- Xây dựng đề cƣơng, soạn giáo án, lập kế hoạch bồi dƣỡng.
 Kĩ năng truyền đạt:
- Kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ.
- Kĩ năng nêu vấn đề và đặt câu hỏi: câu hỏi đƣợc diễn đạt rõ ràng, ngắn
gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, không quá phức tạp. Câu
hỏi có thứ tự logic, hình thức thay đổi và không mang tính ép buộc.
- Kĩ năng trình bày và chuyển tải kiến thức: các vấn đề và nội dung kiến
thức đƣa ra cần chính xác khoa học, đơn giản, dễ hiểu, không phức tạp hóa
và cần đƣợc chuẩn bị chu đáo. Nói rõ ràng và đủ âm lƣợng, cần bao quát tốt
và chú ý thái độ phản hồi từ học sinh.
 Kĩ năng tổ chức, quản lý
- Giám sát, theo dõi, động viên, khuyến khích.
- Tiếp nhận, điều chỉnh thông tin phản hồi.
 Kĩ năng sử dụng các phƣơng tiện dạy học

- Sử dụng thí nghiệm, kĩ năng thực hành (thao tác, quan sát, giải thích, kết
luận)
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ (tranh, ảnh, phƣơng tiện nghe nhìn, )
 Nhóm kĩ năng kiểm tra, đánh giá
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra.
- Phân loại đề kiểm tra theo đối tƣợng, mục tiêu, thời lƣợng, chƣơng trình.
1.1.4. Công tác bồi dưỡng HSG ở các trường THPT [17, 29]
Đào tạo học sinh HSG ở bậc THPT là một quá trình mang tính khoa học
nghiêm túc, không thể chỉ một một thời gian ngắn mà phải có tính chiến lƣợc dài
hơi trong suốt cả ba năm học. Thậm chí những năng khiếu hóa học cần đƣợc phát
hiện sớm, ngay từ khi các em còn học ở THCS. Chỉ có quá trình này mới trang bị
Luận văn Thạc sỹ

7

đƣợc tƣơng đối đầy đủ các kiến thức cơ bản cho học sinh và phát hiện chính xác
khả năng học tập của các em, từ đó mới có thể thành lập các đội tuyển tham dự kỳ
thi HSG các cấp, các hội thi nghiên cứu khoa học và sáng tạo kĩ thuật đạt kết quả
cao. Công việc này phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên hóa học ở cơ sở (các
trƣờng THCS, THPT).
Hiện nay công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi ở các trƣờng THPT còn gặp
không ít khó khăn. Về nội dung chƣơng trình hóa học THPT thì đã đề cập những
kiến thức cơ bản, nhƣng còn thiếu nhiều so với các lý thuyết chủ đạo. Nhiều vấn đề
không đi vào bản chất mà mang tính chấp nhận. Nhiều câu hỏi và bài tập mang tính
chất giả định, thiếu thực tế. Tài liệu tham khảo chính thống để bồi dƣỡng học sinh
giỏi còn ít. Trong khi đó lại chƣa có đƣợc giới hạn kiến thức cần đạt đƣợc ứng với
mỗi cấp độ (HSG tỉnh, HSG khu vực, HSG quốc gia). Nếu căn cứ vào các tài liệu về
đề thi Olympiad quốc tế hàng năm thì có nhiều bài tập đề cập đến nhƣng kiến thức
ngoài chƣơng trình quá xa. Vì vậy việc ôn luyện thiếu tính định hƣớng vì phạm vi
kiến thức quá rộng. Việc tuyển chọn HSG cấp tỉnh rồi HSG cấp Quốc gia khó có thể

chính xác đƣợc, đồng thời để đƣợc tuyển chọn đƣợc đội tuyển học sinh đi thi
Olympiad hóa học Quốc tế phải mất một thời gian rèn luyện điều chỉnh quan điểm
tƣ duy dẫn đến tình trạng mất nhiều thời gian học mà hiệu quả không cao.
Mặt khác, thời gian thực hiện bồi dƣỡng HSG của các trƣờng còn nhiều
hạn chế.
Kinh phí dành cho bồi dƣỡng theo quy định của nhà nƣớc còn quá thấp. Chế
độ chính sách ƣu tiên cho học sinh đạt giải chƣa ổn định. Vì vậy nhiều học sinh có
năng khiếu lại không mặn mà với việc ôn luyện học sinh giỏi mà thƣờng chọn giải
pháp an toàn hơn là ôn thi vào các trƣờng đại học danh tiếng trong nƣớc hoặc đầu tƣ đi
du học nƣớc ngoài.
Về vấn đề thực hành hóa học chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trang thiết bị,
các loại máy móc, dụng cụ, hóa chất còn thiếu và chƣa đồng bộ. Vì vậy đa số học sinh
còn rất yếu về kĩ năng thực hành.
1.2. Vai trò, tác dụng của thực nghiệm trong dạy học và nghiên cứu hóa học
Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa hữu cơ BDHSG cấp QG- QTế
8

Hóa học nói chung và hóa học hữu cơ nói riêng là một ngành khoa học thực
nghiệm. Thí nghiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu và dạy học hóa
học.
“…Không thể hình dung đƣợc việc giảng dạy hóa học trong nhà trƣờng mà
lại không có quan sát, không có thí nghiệm học tập” [4]. Quan sát và thí nghiệm là
các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học tự nhiên, của các môn khoa học
thực nghiệm, trong đó có môn hóa học. Hóa học là một khoa học đã và sẽ không thể
phát triển đƣợc nếu không có quan sát, thí nghiệm.
Quan sát và thí nghiệm đã tạo khả năng cho các nhà khoa học phát hiện và
khai thác các sự kiện, hiện tƣợng mới, xác định những quy luật mới, rút ra những
kết luận khoa học và tìm cách vận dụng vào thực tiễn. Nhƣ chúng ta đã biết, hầu hết
các nguyên tố hóa học, các chất hóa học mới, vật liệu mới,… đều đƣợc tìm ra từ
phòng thí nghiệm của các nhà hóa học. Tất cả các qui trình công nghệ trƣớc khi đƣa

vào các nhà máy sản xuất với qui mô công nghiệp đều phải đƣợc nghiên cứu và
thực hiện thành công ở phòng thí nghiệm.
Trong quá trình dạy học hóa học, thí nghiệm hóa học là phƣơng tiện trực
quan, đƣợc dùng phổ biến và giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể nói thí nghiệm
hóa học là cơ sở để học tập hóa học và rèn luyện kĩ năng thực hành. Nó giúp học sinh
chuyển từ tƣ duy cụ thể sang tƣ duy trừu tƣợng và ngƣợc lại. Thông qua quan sát, thí
nghiệm, bằng các thao tác tƣ duy phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hóa và khái quát
hóa giúp các em xây dựng các khái niệm. Bằng cách đó các em nắm kiến thức một
cách vững chắc và giúp cho tƣ duy phát triển. Khi làm thí nghiệm học sinh sẽ làm
quen đƣợc với các chất hóa học và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý, hóa của chúng.
Khi quan sát các chất học sinh nắm bắt đƣợc tính chất vật lí và có khái niệm về chất
đang học, thông qua thí nghiệm học sinh sẽ khắc sâu đƣợc tính chất hóa học của chất.
Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Thí nghiệm hóa học giúp
học sinh làm sáng tỏ mối quan hệ phát sinh giữa các sự vật hiện tƣợng, giải thích
đƣợc bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống.
Nhƣ từ thí nghiệm nitơ tác dụng với oxi khi có sự phóng điện tạo thành nitơ oxit
Luận văn Thạc sỹ

9

và nitơ đioxit, học sinh liên hệ giải thích câu … trong dân gian: “Lúa chiêm lấp
ló đầu bờ, bỗng nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”; từ thí nghiệm khí CO
2
không
duy trì sự cháy, học sinh liên hệ đến cấu tạo và hoạt động của dụng cụ chữa
cháy; từ thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí axetilen học sinh liên hệ
đến nguyên tắc hoạt động của đèn xì axetilen-oxi, Chính vì vậy, thí
nghiệm
giúp học sinh vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống. Học là để phục vụ
cuộc sống, ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, do đó quá trình dạy học phải

gắn liền với thực tế cuộc sống. Khi quan sát thí nghiệm học sinh ghi nhớ các thí
nghiệm, nếu học sinh gặp lại hiện tƣợng trong tự nhiên, học sinh sẽ hình dung lại kiến
thức và giải thích đƣợc hiện tƣợng một cách dễ dàng. Từ đó học sinh phát huy đƣợc
tính tích cực, sáng tạo và ứng dụng kiến thức nhạy bén trong những trƣờng hợp cụ
thể.
Làm thí nghiệm hóa học giúp học sinh r
èn luyện kĩ năng thực hành.
Khi
thực hành thí nghiệm, học sinh phải nắm vững lí thuyết của bài thực hành, phải đƣợc
trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn thí nghiệm, phải làm chính xác các thao tác thí
nghiệm, sử dụng lƣợng hóa chất thích hợp để đảm bảo thí nghiệm thành công. Qua
thực hành thí nghiệm học sinh rèn luyện kĩ năng thao tác, sự khéo léo, kĩ năng lập kế
hoạch thí nghiệm, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề. Từ đó học sinh sẽ hình thành
những đức tính cần thiết của ngƣời lao động mới: tác phong làm việc nghiêm túc,
cẩn thận, ngăn nắp, kiên trì, trung thực, chính xác, khoa học,…
Thí nghiệm hóa học giúp học sinh phát triển tƣ duy, hình thành thế giới quan
duy vật biện chứng. Khi học sinh tự tay tiến hành các thí nghiệm sẽ giúp các em rèn
luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phán đoán, nhận xét các hiện tƣợng xảy ra, khái quát
hóa và rút ra những kết luận khoa học. Khi làm thí nghiệm hoặc đƣợc tận mắt nhìn
thấy những hiện tƣợng hóa học xảy ra, học sinh sẽ tăng thêm niềm tin vào kiến thức
đã học và tăng niềm tin đối với bản thân.
Thông qua thí nghiệm hóa học học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú,
vững chắc và sâu sắc hơn. Thí nghiệm hóa học giúp giờ học thêm sinh động, góp
Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa hữu cơ BDHSG cấp QG- QTế
10

phần nâng cao chất lƣợng dạy học. Học sinh sẽ khó yêu thích bộ môn và không thể
say mê khoa học với những bài giảng lý thuyết khô khan. Khi quan sát thí nghiệm,
học sinh sẽ muốn tự khám phá những thí nghiệm và tính chất hóa học của các chất để
giải thích đƣợc các câu hỏi: Tại sao các chất phản ứng với nhau lại tạo ra đƣợc hiện

tƣợng nhƣ vậy? Có thể sử dụng chất khác mà vẫn tạo ra đƣợc hiện tƣợng nhƣ trên
không?,… từ đó học sinh sẽ tự mình đi tìm hiểu vấn đề và tham gia vào quá trình
học tập một cách tự nhiên, tích cực.
Những phân tích trên đây không chỉ cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của
thí nghiệm thực hành hóa học mà còn nhấn mạnh đến phƣơng pháp sử dụng các thí
nghiệm thực hành hóa học đó nhƣ thế nào để có thể đạt đƣợc hiệu quả cao, đáp ứng
mục tiêu dạy học hiện nay của sự nghiệp giáo dục.
1.3. Phần thực nghiệm hóa học hữu cơ trong chƣơng trình phổ thông [7-10, 26]
Từ năm học 2006-2007, thực hiện chủ trƣơng của Bộ GD & ĐT, các trƣờng
THPT thực hiện giảng dạy và học tập theo chƣơng trình, sách giáo khoa và phƣơng
pháp dạy học mới. Điểm nổi bật của chƣơng trình mới là đã tăng thời lƣợng dành
cho các hoạt động thực hành, hoạt động học tập tích cực của học sinh. Trong phân
phối chƣơng trình, phần hóa học hữu cơ bắt đầu từ học kì II lớp 11 và kéo dài đến
hết học kì I lớp 12. Ngoài các thí nghiệm do giáo viên hoặc học sinh tự thực hiện
trong quá trình học bài mới thì trong chƣơng trình có 6 hoặc 7 bài thí nghiệm thực
hành phần hữu cơ (tùy theo chƣơng trình chuẩn hay chƣơng trình nâng cao), mỗi
bài đƣợc thực hiện trong một tiết học với thời lƣợng 45 phút.
Bảng 1.1. Các bài thí nghiệm hóa học hữu cơ chương trình THPT cơ bản và nâng cao
Bài
Chƣơng trình chuẩn
Chƣơng trình nâng cao

Lớp 11
1
Phân tích định tính nguyên tố. Điều
chế và tính chất của metan
Thí nghiệm 1: Xác định nguyên tố
cacbon và hiđro
Phân tích định tính nguyên tố. Điều
chế và tính chất của metan

Thí nghiệm 1: Xác định sự có mặt của
cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ
Luận văn Thạc sỹ

11

Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính
chất của metan
Thí nghiệm 2: Nhận biết halogen
trong hợp chất hữu cơ
Thí nghiệm 3: Điều chế và thử một vài
tính chất của metan
2
Điều chế và tính chất của etilen,
axetilen
Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính
chất của etilen
Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính
chất của axetilen
Tính chất của hiđrocacbon không no
Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính
chất của etilen
Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính
chất của axetilen
Thí nghiệm 3: Phản ứng của tecpen
với nƣớc brom
3

Tính chất của một vài hiđrocacbon
thơm

Thí nghiệm 1: Tính chất của benzen
Thí nghiệm 2: Tính chất của toluen
4
Tính chất của etanol, glixerol và
phenol
Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với
natri
Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với
đồng (II) hiđroxit
Thí nghiệm 3: Phenol tác dụng với
nƣớc brom
Thí nghiệm 4: Phân biệt các dung
dịch etanol, phenol, glixerol
Tính chất của một vài dẫn xuất
halogen, ancol và phenol
Thí nghiệm 1: Thủy phân dẫn xuất
halogen
Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với
đồng (II) hiđroxit
Thí nghiệm 3: Phenol tác dụng với
nƣớc brom
Thí nghiệm 4: Phân biệt các dung dịch
etanol, phenol, glixerol
5
Tính chất của anđehit và axit
cacboxylic
Tính chất của anđehit và axit
cacboxylic
Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa hữu cơ BDHSG cấp QG- QTế
12


Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc
Thí nghiệm 2: Phản ứng của axit
axetic với quì tím, natri cacbonat
Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc
Thí nghiệm 2: Phân biệt các dung dịch
axit axetic, anđehit fomic và etanol

Lớp 12
6
Điều chế, tính chất hóa học của este
và gluxit
Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat
Thí nghiệm 2: Phản ứng xà phòng
hóa
Thí nghiệm 3: Phản ứng của Glucozơ
với Cu(OH)
2

Thí nghiệm 4: Phản ứng của tinh bột
với iot
Điều chế este và tính chất một số
cacbohiđat
Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat
Thí nghiệm 2: Phản ứng của Glucozơ
với Cu(OH)
2
Thí nghiệm 3: Tính chất của saccarozơ
Thí nghiệm 4: Phản ứng của tinh bột
với iot

7
Một số tính chất của protein và vật
liệu polime
Thí nghiệm 1: Sự đông tụ của protein
Thí nghiệm 2: Phản ứng màu của
protein (phản ứng màu biure)
Thí nghiệm 3: Tính chất của một số
vật liệu polime khi đun nóng
Thí nghiệm 4: Phản ứng của một vài
vật liệu polime với kiềm
Một số tính chất của amin, amino axit
và protein
Thí nghiệm 1: Phản ứng brom hóa
anilin
Thí nghiệm 2: Phản ứng của glyxin
với chất chỉ thị
Thí nghiệm 3: Phản ứng màu của
protein với Cu(OH)
2

Do tính đặc thù của mục tiêu dạy học và đối tƣợng dạy học nên các thí
nghiệm đƣợc chọn thực hiện trong các giờ dạy học ở trƣờng THPT cần đảm bảo các
yêu cầu:
- Đơn giản, dễ thực hiện, dễ thành công và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho
học sinh.
- Các thí nghiệm có hiện tƣợng rõ ràng, xảy ra nhanh, đảm bảo về thời gian.
Luận văn Thạc sỹ

13


- Hóa chất phổ biến, dụng cụ đơn giản.
- Đảm bảo tính mỹ thuật, sƣ phạm và khoa học.
Các bài thực hành nói chung và các bài thực hành phần hữu cơ nói riêng
trong chƣơng trình hóa học THPT là công cụ trực quan sinh động để minh họa và
làm sáng tỏ lí thuyết, góp phần rèn luyện những kĩ năng thực hành cơ bản, làm quen
với các dụng cụ thí nghiệm và hình thành phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cho
các em học sinh.
Ví dụ nhƣ, khi làm bài thực hành “Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế
và tính chất của metan” học sinh rèn luyện đƣợc các kĩ năng thực hành nhƣ
- Làm thí nghiệm với lƣợng nhỏ hóa chất trong ống nghiệm: sử dụng thìa
thủy tinh để lấy chất rắn, công tơ hút để lấy chất lỏng,
- Biết cách nung nóng chất rắn trong phòng thí nghiệm.
- Biết lắp ráp hệ thống dụng cụ đơn giản để tiến hành thí nghiệm với chất
rắn và chất khí.
- Biết cách thử tính chất của chất khí: đốt, dẫn khí vào các dung dịch,
Khi làm bài thực hành “Điều chế, tính chất hóa học của este và gluxit” học
sinh rèn luyện đƣợc các kĩ năng thực hành nhƣ
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm việc với lƣợng nhỏ hóa chất trong ống
nghiệm, dùng ống hút nhỏ giọt để lấy hóa chất và ƣớc lƣợng lƣợng hóa chất một
cách định tính,
- Biết cách đun nóng và đun cách thủy hỗn hợp phản ứng,
Tuy nhiên, hiện nay số lƣợng và chất lƣợng thí nghiệm thực hành hóa học
trong chƣơng trình THPT chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc dạy học nói chung
và đặc biệt là yêu cầu việc đổi mới dạy học nói riêng. Hơn nữa các thí nghiệm hóa
học trong chƣơng trình THPT chủ yếu chỉ mang tính chất định tính. Hầu hết các bài
thực hành thí nghiệm sinh học ở THPT trong chƣơng trình và sách giáo khoa đƣợc
bố trí ở cuối mỗi chƣơng chỉ mang tính chất củng cố minh họa cho các kiến thức lý
thuyết đã đƣợc trình bày trong các bài học của chƣơng trình. Hơn nữa số tiết thực

×