Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm
phần hóa đại cương vô cơ huấn luyện học sinh
giỏi cấp quốc gia, quốc tế
Nguyễn Thị Nhung
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Hóa lý thuyết và Hóa lý; Mã số: 60 44 31
Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Kim Long
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về khảo sát đặc điểm của học sinh
giỏi quốc gia (HSGQG) nói chung và HSG quốc gia tham dự đội tuyển ICho nói riêng.
Phân tích nội dung bài thực hành trong các đề thi Olympic hoá học quốc tế các năm
gần đây. Xây dựng, hệ thống một số bài thực hành đại cương vô cơ dành cho học sinh
giỏi quốc gia và dự tuyển quốc tế. Tổ chức thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả thi
và hiệu quả của việc xây dựng, hệ thống các bài thực hành ở trên.
Keywords: Hóa đại cương; Hóa vô cơ; Bài thực nghiệm
Content
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Giáo dục Việt Nam thế kỉ XXI đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn. Sự
phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền
thông đã và đang đưa nhân loại bước sang một giai đoạn phát triển mới - thời đại của nền kinh
tế tri thức.
Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như một tất yếu của
dòng chảy thời đại, phát huy nguồn lực con người chính là yếu tố cơ bản, là nền tảng để thực
hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Đảng và nhà nước ta đã xác định phát
triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Để thực hiện được chủ trương đó, một trong những nhiệm vụ trọng yếu là bồi dưỡng
tri thức, phát huy tiềm năng ẩn chứa trong mỗi con người. Đặc biệt là đào tạo bồi dưỡng thế
hệ trẻ để các em có thể phát huy tối đa năng lực và tri thức đóng góp cho công cuộc xây dựng
và đổi mới đất nước. Trước yêu cầu đó, hệ thống trường THPT chuyên đã được thí điểm triển
khai, từng bước khẳng định ưu thế và mở rộng ở khắp các vùng miền trong cả nước, trở thành
những cái nôi quan trọng góp phần bồi đắp nguyên khí cho nước nhà.
2
Trong chương trình THPT chuyên, môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm và lí
thuyết. Với mục tiêu giúp HS nắm vững những kiến thức khoa học phổ thông cơ bản về các chất,
sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ HH, môi trường và con người. Thông qua
đó, hình thành kĩ năng của môn học như: kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, phán đoán, tính
toán, thực hành thí nghiệm
Kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được tổ chức hàng năm nhằm tìm kiếm và
phát triển những tài năng hoá học cho đất nước. Nội dung bài thi quốc gia các năm trước chỉ
dừng lại ở các bài thi lý thuyết đại cương vô cơ và hữu cơ tức là mới chỉ đề cập đến một phần
mặc dù khá quan trọng của môn khoa học kì diệu này. Trong khi đó bài thi olympic quốc tế
bao gồm cả hai phần rất quan trọng thực hành và lý thuyết. Chương trình thi của Icho khá
rộng và có một số vấn đề khác biệt so với chương trình dạy học môn hóa ở các chương trình
cơ bản, nâng cao. Việc huấn luyện HSG cho kì thi các cấp thường nặng về lí thyết và ít có các
nội dung thực nghiệm. Thực tế, kết quả thực hành của HS Việt Nam thường không cao trong
các kỳ thi Olympic hóa học quốc tế. Từ hai năm trở lại đây, Bộ GD&ĐT đã có chủ trương tổ
chức thi thực hành. Đây là cơ hội để thúc đẩy các nội dung hóa học có ứng dụng và rèn luyện
kỹ năng thực hành cho học sinh. Trên cơ sở đó chúng tôi đã chọn đề tài "Xây dựng hệ thống
những bài thực nghiệm phần hoá đại cương vô cơ huấn luyện học sinh giỏi cấp quốc gia,
quốc tế" nhằm thúc đẩy một bước các nghiên cứu tăng cường kỹ năng thực hành và thu hút
hứng thú của học sinh.
Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần đại cương vô cơ giúp cho
học sinh chuyên hoá, học sinh yêu thích môn hoá rèn luyện kĩ năng thực hành từ cơ bản đến
nâng cao tham gia các kì thi trong khu vực, quốc gia và cao hơn là olympic hoá học quốc tế
nhất là cho kì thi Icho 2014 tổ chức tại Việt Nam.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về khảo sát đặc điểm của HSG QG nói chung
và HSG quốc gia tham dự đội tuyển Icho nói riêng.
- Phân tích nội dung bài thực hành trong các đề thi Olympic hoá học quốc tế các năm
gần đây.
- Xây dựng, hệ thống một số bài thực hành đại cương vô cơ dành cho học sinh giỏi
quốc gia và dự tuyển quốc tế.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc xây dựng,
hệ thống các bài thực hành ở trên.
Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần chính:
3
Mở đầu
Nội dung (gồm 3 chương)
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
4
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Hoạt động nhận thức
[14], [16], [27]
1.1.1. Khái niệm nhận thức
Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản
ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng
tiến đến gần khách thể. Như vậy, nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý
con người (nhận thức, tình cảm và hành động). Nó là tiền đề của hai mặt còn lại và có ảnh
hưởng tới các hiện tượng tâm lý khác
[14]
.
1.1.2. Rèn luyện năng lực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy và thực hành hoá học
1.1.2.1. Rèn luyện năng lực quan sát
1.1.2.2. Rèn luyện các thao tác tư duy
1.2. Năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy thực hành hóa học
1.2.1. Năng lực sáng tạo của học sinh
* Khái niệm về năng lực
* Khái niệm về sáng tạo
* Những quan niệm về năng lực sáng tạo của học sinh
1.2.2. Những biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh
1.3. Cơ sở lý luận, thực tiễn công tác bồi dƣỡng HSG ở trƣờng THPT Chuyên
1.3.1. Vị trí, vai trò của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT:
Năm 2012 đoàn HSG của Việt Nam tham dự kì thi Olympic khu vực châu á và quốc
tế đã xuất sắc dành được 29 tấm huy chương, trong đó đội tuyển hoá học có 4/4 em đều đạt
giải bao gồm 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 1 huy chương đồng
[31]
. Có được thành
tích này phần lớn dựa trên nền kiến thức của học sinh các trường THPT chuyên các tỉnh,
thành phố trên cả nước. Sự nỗ lực của Thầy và Trò trong hệ thống các trường chuyên đã góp
phần làm cho chất lượng giáo dục Việt Nam dần tiếp cận với giáo dục thế giới.
1.3.2. Những phẩm chất và năng lực cần có của HSG Hoá học:
* Quan niệm về học sinh giỏi
Cơ quan giáo dục Hoa Kỳ miêu tả khái niệm “HSG” như sau: Đó là những học sinh có
khả năng thể hiện xuất sắc hoặc năng lực nổi trội trong các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, khả
năng lãnh đạo, nghệ thuật, hoặc các lĩnh vực lí thuyết chuyên biệt. Những HS này thể hiện tài
năng đặc biệt của mình từ tất cả các bình diện xã hội, văn hóa và kinh tế”.
5
* Phẩm chất và năng lực của học sinh giỏi hóa học
- Có năng khiếu HH, biểu hiện ở chỗ:
- Có lòng say mê đặc biệt với môn HH, có sức khoẻ tốt, có tính kiên trì bền bỉ để có
thể học tập nghiên cứu trong một thời gian dài, có tính khiêm tốn và cầu tiến. Có ý thức tự
học, tự hoàn thiện kiến thức ở mọi nơi, mọi lúc.
- Có kiến thức văn hoá nền tảng vững chắc. Đó là kiến thức các bộ môn bổ trợ như
Toán học, Vật lí, Sinh học, Ngoại ngữ, Tin học và các kiến thức văn hoá nền như Địa lí, Lịch
sử, văn hoá ứng xử…
1.3.3. Kĩ năng cần có của Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi
- Nhà giáo phải có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt. Có tinh thần trách nhiệm cao
trong nghề nghiệp.
- Kiến thức chuyên môn chắc chắn, chuyên sâu.
- Luôn có tinh thần tự học, tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn.
- Kĩ năng thực hành chuẩn, thành thạo.
- Hướng dẫn học sinh khả năng tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở kiến thức cơ bản vững
chắc.
- Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp.
- Yêu thích, đam mê môn học mình phụ trách.
1.3.4. Hiện trạng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT Chuyên
Năm 2012 -2013 một số môn thi như vật lý, hoá học, sinh hoc có thêm buổi thi
thực hành nhưng khâu chuẩn bị cho buổi thi này có vẻ chưa được tốt chẳng hạn như môn hoá
học, các bài thực hành đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đưa vào chương trình
sách giáo khoa phổ thông nhưng đa số các trường THPT kể cả THPT Chuyên mấy năm trước
đều không đủ điều kiện để hướng dẫn các em làm, có chăng các em cũng chỉ được xem thí
nghiệm mô phỏng hoặc giáo viên làm mẫu do đa số các trường THPT chuyên đang rơi vào
tình trạng thiếu thiết bị thực hành, trường nào cũng có phòng thí nghiệm nhưng thiết bị nghèo
nàn, lạc hậu và chật chội không đủ điều kiện và độ an toàn cho các em làm thí nghiệm thêm
6
vào đó nhà trường hầu như chưa có giáo viên chuyên trách sử dụng các thiết bị và hướng dẫn
các em thực hành do vậy công tác dạy thí nghiệm còn rất hạn chế, các em rất bối rối với các
bài thực hành mặc dù mới chỉ đề cập ở những thao tác cơ bản, đơn giản.
1.4. Một số vấn đề lí luận về làm thực hành hoá học ở trƣờng THPT
1.4.1.Ý nghĩa, tác dụng của thực hành hóa học
Trong dạy học hóa học, thực hành hoá học vừa là phương pháp vừa là phương tiện
hữu hiệu để giúp HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập
nghiên cứu khoa học, biến những kiến thức đã thu được qua bài học thành kiến thức của chính
mình.
1.4.2. Phân loại bài thực hành hóa học
1.4.2.1. Dựa vào lĩnh vực nghiên cứu có thể chia bài thực hành thành 3 loại
* Bài thực hành đại cương vô cơ:
* Bài thực hành phân tích:
* Bài thực hành hữu cơ
1.4.2.2. Dựa vào cách thức thể hiện có thể phân bài tập hóa học thành 2 loại
* Bài thực hành định tính:
* Bài thực hành định lượng:
1.4.2.3. Phân loại theo mục tiêu sử dụng có thể chia làm hai loại:
* Bài thực hành làm trực tiếp:
* Bài thực hành bằng quan sát (đề mô, mô phỏng).
1.5. Một số nội dung thực hành đã đƣợc đề cập trong chƣơng trình phổ thông, đề thi học
sinh giỏi quốc gia và olympic hoá học quốc tế các năm gần đây:
1.5.1. Các bài thực hành được đề cập trong chương trình phổ thông:
1.5.2. Nội dung đã được đề cập tới của đề thi HSG Quốc gia năm 2012
[33]
:
1.5.3. Tóm tắt nội dung thực hành phần đại cương vô cơ trong bài thi olympic hoá học
quốc tế các năm gần đây
[32]
:
1.5.3.1. Lưu ý trong quá trình làm bài:
1.5.3.2. Nội dung thực hành đề cập trong đề thi IChO từ năm 2008 - 2012:
1.6. Nhận xét bài thi thực hành quốc gia và quốc tế:
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này chúng tôi đã nghiên cứu một số lý luận cơ bản về hoạt động nhận thức,
năng lực sáng tạo của học sinh. Đưa ra tổng quan các vấn đề lí luận và thực tiễn về công tác bồi
7
dưỡng HSG, thực trạng của thí nghiệm, thực hành trong dạy học hóa học của chương trình
trung học phổ thông cơ bản, nâng cao và trung học phổ thông chuyên, trong các kì thi học
sinh giỏi cấp quốc gia ở nước ta hiện nay. Tóm tắt nội dung thực hành hoá học đại cương vô
cơ trong đề thi Icho các năm gần đây. Từ đó nhận xét mối liên hệ giữa chương trình thực hành
trong nước với các đề thi olympic hoá học quốc tế.
Chƣơng 2:
MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC
GIA VÀ QUỐC TẾ
2.1. Cơ sở lý thuyết chung
2.1.1. Phân tích định lượng
[12], [13], [22]
:
2.1.1.1. Dụng cụ và cách sử dụng:
2.1.1.2. Nồng độ và pha chế dung dịch:
a. Nồng độ dung dịch:
b. Pha chế dung dịch
2.1.1.3. Các phương pháp chuẩn độ hay gặp trong các đề thi Icho:
a. Dựa vào bản chất của phản ứng trong phân tích thể tích có thể phân loại các phương pháp
phân tích sau:
b. Tuỳ theo trình tự tiến hành chuẩn độ người ta chia thành các chuẩn độ sau:
2.1.1.4. Các chất chỉ thị chuẩn độ
a. Chất chỉ thị cho chuẩn độ axit - bazơ
b. Chất chỉ thị cho chuẩn độ oxi hóa – khử
2.1.2. Động học phản ứng
[25]
:
2.1.2.1. Tốc độ phản ứng:
a. Khái niệm
b. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tốc độ phản ứng:
c. Phƣơng pháp xác định bậc phản ứng: .
2.1.2.2. Cân bằng hoá học:
a. Khái niệm:
b. Điều kiện cân bằng hoá học:
c. Xây dựng hằng số cân bằng:
8
Khi đó phương trình (4) được viết lại như sau:
d. Các yếu tố ảnh hƣởng tới cân bằng hoá học:
2.2. Phân tích nội dung bài thực hành vô cơ trong kì thi Icho:
Chuẩn độ oxi hoá - khử phức chất để xác định nồng độ của dd K
4
[Fe(CN)
6
] và của ion
Zn
2+
:
1. Chuẩn độ dd K
4
[Fe(CN)
6
] trong môi trường H
2
SO
4
bằng dd chuẩn Ce
4+
0.05136M
với chỉ thị Feroin;
2. Dùng dd K
4
[Fe(CN)
6
] vừa chuẩn độ ở trên xác định nồng độ ion Zn
2+
với chất chỉ
thị là điphenyl amin.
2.3. Một số bài thực hành đề xuất làm đề nguồn cho kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia và
olympic quốc tế
[7], [18]
:
Bài 1: Hằng số tốc độ phản ứng bậc 2: Sự xà phòng hoá etyl axetat.
Xét phản ứng động học bậc 2 đơn giản thuỷ phân etyl axetat trong môi trường kiềm
với nồng độ ban đầu không giống nhau:
OH
-
+ CH
3
COOC
2
H
5
CH
3
COO
-
+ C
2
H
5
OH
2.303 ( )
lg
( ) ( )
a b x
k
t a b b a x
Xử lý hỗn hợp phản ứng bằng axit sau đó chuẩn độ ng ược bằng kiềm
Bài 2: Xác định hằng số tốc độ phản ứng phân huỷ H
2
O
2
với xúc tác dị thể MnO
2
H
2
O
2
phân huỷ theo phương trình sau: H
2
O
2
→ H
2
O
+ 1/2O
2
Tốc độ phản ứng này tăng lên khi có xúc tác và diễn ra theo 2 giai đoạn:
HOOH
cham
2H
+ 1/2O
2
(1)
HOOH + 2H
nhanh
2H
2
O (2)
2H
2
O
2
→ 2H
2
O + O
2
2.303
lg
t
V
k
t V V
( 3)
Hằng số tốc độ của phản ứng được xác định bằng phương pháp đo thể tích oxi tại thời
điểm t.
Bài 3. Nghiên cứu cân bằng hoá học của phản ứng: 2Fe
3+
+ 3I
-
⇌ 2Fe
2+
+ I
3
-
Xét phản ứng: 2Fe
3+
+ 3I
-
⇌ 2Fe
2+
+ I
3
-
32
3
0 0 0
//
0.77 0.55 0.22
Fe Fe I I
E E E V
Xét tại điều kiện chuẩn:
0
/ 7.46
10 10
nF E RT
c
K
Hằng số cân bằng của phản ứng được biểu diễn theo phương trình:
9
2 2 -
3
3+ 2 - 3
[ ] [I ]
[Fe ] [I ]
c
Fe
K
(*)
Hằng số cân bằng của phản ứng được xác định bằng phương pháp chuẩn độ gián tiếp
I
2
sinh ra, xác định thành phần cân bằng của hệ.
Bài 4: Nghiên cứu sự phân bố chất tan giữa hai dung môi không trộn lẫn vào nhau: CH
3
COOH
trong hệ dung môi H
2
O/CCl
4
Khi lắc chất tan với hai dung môi không trộn lẫn vào nhau:
A
dm1
⇌A
dm2
2
1
C
K
C
(1)
Hằng số cân bằng của hệ được xác định bằng phương pháp chuẩn độ axit axetic trong
dung môi nước.
Bài 5: Tổng hợp vô cơ - Điều chế natri thiosunfat
Trong phòng thí nghiệm muối này được điều chế bằng phương pháp đun nóng
natri sunfit với lưu huỳnh trong hệ dung môi rượu/nước.
Na
2
SO
3
+ S
Na
2
S
2
O
3
Bài 6: Chuẩn độ gián tiếp xác định thành phần hợp kim
- Để xác định hàm lượng các kim loại trong mẫu trước tiên phá mẫu bằng dung dịch axit
HNO
3
loãng. Thiếc được tách ra ở dạng SnO
2
bằng cách đun dung dịch với dung dịch H
2
O
2
3%.
3Zn + 8H
+
+ 2NO
3
-
3Zn
2+
+ 4H
2
O + 2NO
3Cu + 8H
+
+ 2NO
3
-
3Cu
2+
+ 4H
2
O + 2NO
3Ag + 4H
+
+ NO
3
-
3Ag
+
+ 2H
2
O + NO
3Sn + 8H
+
+ 2NO
3
-
3Sn
2+
+ 4H
2
O + 2NO
Sn
2+
+ 2H
2
O
2
SnO
2
+ 2H
2
O
+ Trước tiên dùng phương pháp chuẩn độ kết tủa Fajans để xác định lượng Ag
+
trong
dung dịch. Trong phép đo bạc này, natri clorua được dùng làm thuốc thử. Điểm cuối chuẩn độ
được xác định nhờ chất chỉ thị hấp phụ, tiêu biểu là điclofluorensen là một axit hữu cơ yếu.
Ag
+
+ Cl
-
AgCl
- Sau khi chuẩn độ xong Ag
+
phần còn lại chứa hai ion Zn
2+
và Cu
2+
trong dung dịch
sẽ được xác định bằng phương pháp chuẩn độ complexon với axit ethylenđiamintetraaxetic
EDTA là một phối tử sáu càng. Hai ion này tạo phức với EDTA với hằng số bền gần bằng
nhau:
M
2+
+ H
2
Y
2-
⇌ MY
2-
+ 2H
+
10
Tiểu kết chƣơng 2
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích nội dung chương trình, kiến thức hóa học chuyên;
các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp khu vực, cấp quốc gia phần hóa đại cương vô cơ và các bài
thực hành hóa đại cương vô cơ trong các bài chuẩn bị và các đề thi thực hành Olympic hóa học
quốc tế qua các năm đã xây dựng được sáu bài thí nghiệm thực hành hóa đại cương vô cơ về
nghiên cứu tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học và tổng hợp vô cơ, Đề xuất hệ thống câu hỏi,
thang điểm đánh giá phù hợp với từng mức độ của các kì thi học sinh giỏi quốc gia và Olympic
hóa học quốc tế.
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài là thiết thực,
khả thi, đáp ứng được yêu cầu cung cấp các bài thực hành nguồn góp phần nâng cao khả năng
thí nghiệm của học sinh THPT chuyên hóa đặc biệt là các em trong đội dự tuyển quốc gia,
quốc tế.
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
3.2. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm.
3.2.1. Nội dung thực nghiệm
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.3. Tổ chức thực nghiệm
3.3.1. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm
Lựa chọn địa bàn:
Lựa chọn giáo viên:
Lựa chọn học sinh:
3.3.2. Thực hiện thí nghiệm:
3.3.2.1. Bài 1: Hằng số tốc độ phản ứng bậc 2 - Sự xà phòng hoá etyl axetat.:
* Kết quả của GV:
Tính k theo phương trình (*)ở mỗi giá trị t và rút ra
k
STT
Thời gian
(phút)
VNaOH
0.05M
2.303
t
(a-x)
(b-x)
()
lg
()
b a x
a b x
k
1
2
0.4
1.1515
9.6
6.2
9.42.10-3
0.638
2
4
0.8
0.5758
9.2
5.8
0.0199
0.674
11
3
6
1.1
0.3838
8.9
5.5
0.02857
0.645
4
8
1.4
0.2879
8.6
5.2
0.038
0.644
5
10
1.7
0.2303
8.3
4.9
0.0484
0.656
6
12
2.0
0.1919
8.0
4.6
0.0599
0.676
Giá trị
11
0.656( . )k M ph
, sai số 1.7%
* Kết quả tìm được của 6 học sinh
học sinh
1
2
3
4
5
6
k
0.845
0.763
0.697
0.608
0.572
0.581
Sai số
31%
18.3%
8.1%
5.7%
11.3%
9.5%
3.3.2.2. Bài 5 trong đề nguồn: Tổng hợp vô cơ - điều chế natri thiosunfat:
* Kết quả học sinh thu được:
Tính toán theo lý thuyết
2 2 3 2
.5
9.84
Na S O H O
mg
Học sinh
1
2
3
4
5
6
m
sp
(g)
8.36
8.13
6.95
7.86
9.01
7.35
H%
84.96
82.62
70.63
79.88
91.57
7.47
3.3.3. Thực hiện kiểm tra đánh giá
3.4. Kết quả thực nghiệm. Xử lý và đánh giá số liệu thực nghiệm
Tiểu kết chƣơng 3
Sau quá trình triển khai chúng tôi đã đạt được mục đích yêu cầu, hoàn thành nhiệm vụ
đặt ra, tổ chức thực nghiệm sư phạm theo đúng kế hoạch:
- Đã tiến hành thực nghiệm tại khoa Hóa - trường ĐHKHTN - ĐHQGHN và thực
nghiệm sư phạm tại trường THPT Chuyên Thái Bình.
- Đã sử dụng một số bài thực nghiệm đề cập ở chương 2 để tự nghiên cứu và hướng
dẫn các em trong đội dự tuyển HSG Quốc gia hoá trường THPT Chuyên Thái Bình.
- Chúng tôi đã thu nhận kết quả, đánh giá, phân tích các nguyên nhân dẫn đến kết quả
đạt được từ đó đưa ra nhận xét về khả năng của các em thông qua kết quả các bài thực
nghiệm.
- Kết quả thực nghiệm được xử lí một cách chính xác khoa học, những kết luận rút ra
từ việc đánh giá cho thấy kết quả TN sư phạm đã xác nhận giả thuyết khoa học và tính khả thi
của đề tài.
12
KẾT LUẬN CHUNG
Sau một quá trình nghiên cứu, triển khai thực hiện đề tài " Xây dựng hệ thống những bài
thực nghiệm phần hoá đại cương vô cơ huấn luyện học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế " đối
chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã đạt được kết quả chính sau:
1. Đưa ra tổng quan các vấn đề lí luận và thực tiễn về công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi, thực trạng của thí nghiệm thực hành trong dạy học hóa học của chương trình trung học
phổ thông cơ bản, nâng cao và trung học phổ thông chuyên, trong các kì thi học sinh giỏi cấp
quốc gia ở nước ta hiện nay.
2. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích nội dung chương trình, kiến thức hóa học
chuyên, các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp khu vực, cấp quốc gia phần hóa đại cương vô cơ
và các bài thực hành hóa đại cương vô cơ trong các bài chuẩn bị và các đề thi thực hành
Olympic Hóa học quốc tế qua các năm đã xây dựng được sáu bài thí nghiệm thực hành hóa
đại cương vô cơ về nghiên cứu tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học và tổng hợp đại cương vô
cơ, Đề xuất hệ thống câu hỏi, thang điểm đánh giá phù hợp với từng mức độ của các kì thi
học sinh giỏi quốc gia và Olympic hóa học quốc tế. Mỗi bài bao gồm các phần:
- Cơ sở lý thuyết
- Mục đích, yêu cầu của thí nghiệm.
- Hóa chất.
- Dụng cụ
- Qui trình thực hiện
- Một số lưu ý để thí nghiệm thực hiện thành công.
- Xử lý kết quả thực nghiệm
- Câu hỏi kiểm tra và mở rộng
3. Làm thực nghiệm, đánh giá và đề xuất thang điểm đánh giá.
4. Làm thực nghiệm sư phạm, kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các bài thực hành,
xử lý kết quả thu được. Đánh giá lại và điều chỉnh thang điểm đánh giá.
5. Làm tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên tham gia ôn luyện học sinh giỏi và các
em học sinh tham gia các kì thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; các em học sinh yêu thích
môn hóa học.
6. Làm đề nguồn để xây dựng các bài thi thực hành khác nhau từ hệ thống câu hỏi phong
phú cho kỳ thi học sinh giỏi hóa học quốc gia hoặc kì thi học sinh giỏi hóa học cấp khu vực, Vì
từ năm học 2012 - 2013, Bộ GD&ĐT đã đưa thêm phần thi thực hành vào kì thi học sinh giỏi
Quốc Gia các môn Hóa học, Vật Lý, Sinh học,…
13
Với mong muốn và khát khao to lớn nhưng kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian nghiên
cứu chưa được dài, nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong muốn nhận
được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để xây dựng hoàn thiện đề tài
này, nhằm đóng góp một phần nhỏ cho phương pháp dạy và học môn hóa tại các trường
PTTH chuyên.
References
I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Duy Ái ( 2005), Một số phản ứng trong hóa học vô cơ - NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Duy Ái- Nguyễn Tinh Dung-Trần Thành Huế-Trần Quốc Sơn-Nguyễn Văn Tòng,
(1999), Một số vấn đề chọn lọc hóa học tập 1, NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Duy Ái - Đào Hữu Vinh, Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học THPT bài tập đại
cương và vô cơ, NXB Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình chuyên sâu THPT chuyên. Tài liệu lưu
hành nội bộ.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Nội dung dạy học môn hóa học trường THPT chuyên
(áp dụng từ năm học 2001-2002), kèm theo Công văn số 8968/THPT, ngày 22/8/2001 v/v
hướng dẫn nội dung dạy học các môn chuyên trường THPT.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Việt - Bỉ (2009), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng, NXB ĐHSP Hà Nội.
7. Trịnh Ngọc Châu, Giáo trình thực tập hoá vô cơ, NXB ĐHQGHN
8. Hoàng Chúng (1993), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục – Tạp chí
Giáo dục số 19/1983
9. Nguyễn Cương (2006),“Một số biện pháp phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn
đề trong dạy học hóa học ở trường phổ thông”, kỷ yếu hội thảo khoa học - Đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học, ĐHSP - ĐHQG Hà Nội, trang
24 - 36/ 2006
10. Nguyễn Văn Duệ - Trần Hiệp Hải - Lâm Ngọc Thiềm - Nguyễn Thị Thu, Bài tập Hoá lí, Nhà
xuất bản Giáo dục năm 2009
11. Nguyễn Tinh Dung, Hoá học phân tích, NXB Giáo dục 2003
12. Nguyễn Tinh Dung, Phân tích định lượng, NXb Giáo dục
13. Nguyễn Tinh Dung - Đào Thị Phương Diệp (2008), Hóa học phân tích câu hỏi và bài tập cân
bằng ion trong dung dịch, NXB Giáo dục
14
14. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh THPT thông qua bài
tập hóa học, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục
15. Trần Thị Đà, Đặng Trần Phách (2009), Cơ sở lí thuyết các phản ứng hóa học, NXB Giáo dục
Việt Nam.
16. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học, NXB Giáo Dục.
17. Trần Thành Huế (1998), Một số vấn đề về việc dạy giỏi, học giỏi môn hóa học phổ
thông trong giai đoạn mới, Trang 1-2 (Báo cáo khoa học Hội nghị hóa học toàn quốc lần
thứ ba), Hội Hóa học Việt Nam.
18. Nguyễn Phi Hùng (2009), Giáo trình thực hành hoá lý, Đại học Quy nhơn
19. Phạm Thị Trinh Mai, Thiết kế bài tập hóa học - một biện pháp phát huy tính tích cực nhận
thức của học sinh THPT, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số chuyên đề 346 - Quý III/2000.
20. Nguyễn Thị Ngà (2010), Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun
phần kiến thức cơ sở Hóa học chung - chương trình THPT chuyên Hóa học góp phần
nâng cao năng lực tự học cho học sinh, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục.
21. Phạm Thành Nghi, Nguyễn Huy Tú (1993): “Sáng tạo: Bản chất và phương pháp chẩn
đoán”, Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục số 39/1993.
22. Từ Vọng Nghi (2009), Hoá học phân tích phần I, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội
23. Phạm Văn Phái (1972), Rèn trí thông minh cho học sinh qua dạy học hóa học, tạp chí
nghiên cứu Giáo dục số 6/1972.
24. Prof. Bernd Meier (2009), Lí luận dạy học hiện đại. Potsdam – Hà Nội
25. René Didier (1998), Hoá đại cương tập 1, tập 2, tập 3, Nhà xuất bản Giáo dục
26. Nguyễn Cảnh Toàn - Nguyễn Văn Lê - Châu An (2005), Khơi dậy tiềm năng sáng tạo,
NXB Giáo dục.
27. Tuyển tập đề thi olimpic 30 tháng 4, lần thứ 16 - 2010 hóa học, NXB Đại học Sư
phạm.
28. Vũ Anh Tuấn (2005), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc
bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận án Tiến sỹ Khoa học
Giáo dục.
29. Nguyễn Xuân Trường - Nguyễn Thị Sửu - Đặng Thị Oanh - Trần Trung Ninh (2004),
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên GV THPT chu kỳ III (2004-2007), môn hóa học,
NXB Đại học Sư phạm.
30. Nguyễn Đức Vận ( 2008), Hóa học vô cơ - Tập 1- Các nguyên tố phi kim, Hóa học vô cơ -
Tập 2 - Các kim loại điển hình, NXB Khoa học và Kĩ thuật.
31.
15
32. http/www.Icho từ 40 đến 44
33.
34.
II. Tiếng Anh
35. Keneth W. Whitten, Raymond E. Davis, M.Larry Peck, Geoge G. Stanley, General
Chemistry (seventh edition). Thomson Brook/ Cole
36. Robert Brent, Harry Lazarus, The Golden book of Chemistry Experiment. New York 20,
N, Y.