Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

định giá giá trị công ty cổ phần nhựa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 118 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ






V
V
Ũ
Ũ


T
T
H
H




M
M
I
I
N


N
H
H


T
T
H
H


C
C







ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 05







LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH





N
N
G
G
Ư
Ư


I
I


H
H
Ư
Ư


N
N
G
G



D
D


N
N


K
K
H
H
O
O
A
A


H
H


C
C
:
:


T

T
S
S
.
.


Đ
Đ




K
K
I
I
M
M


S
S
Ơ
Ơ
N
N











HÀ NỘI – NĂM 2011



MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
i

Danh mục các bảng biểu
ii

Danh mục các hình vẽ, biểu đồ
iv

Lời mở đầu
1
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
5
1.1.
Giá trị doanh nghiệp trong nền KTTT
5

1.1.1.
Giá trị doanh nghiệp
5
1.1.2.
Các căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp
7
1.2.2.1.
Giá trị thị trường
7
1.2.2.2.
Giá trị phi thị trường
8
1.2.
Định giá doanh nghiệp trong nền KTTT
10
1.2.1.
Khái niệm về định giá doanh nghiệp & công tác định giá DN
10
1.2.2.
Sự cần thiết phải định giá doanh nghiệp
11
1.2.3.
Mục tiêu của định giá doanh nghiệp
14
1.3
Phƣơng pháp định giá doanh nghiệp
16
1.3.1.
Phương pháp giá trị tài sản thuần
17

1.3.2.
Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)
19
1.3.2.1.
Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM)
23
1.3.2.2.
Phương pháp chiết khấu ngân lưu tự do của doanh nghiệp (FCFF)
26
1.3.2.3.
Phương pháp chiết khấu ngân lưu tự do vốn chủ sở hữu (FCFE)
30
1.3.3.
Phương pháp so sánh
33
1.3.4.
Phương pháp hệ số giá thị trường / thu nhập (P/E)
34
1.3.5.
Phương pháp giá trị kinh tế gia tăng (EVA)
36


1.3.6.
Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần (PV)
38
1.3.7.
Phương pháp lợi thế kinh doanh (Goodwill)
41
1.4.

Yêu cầu định giá doanh nghiệp
43
1.4.1.
Đảm bảo tính chính xác
43
1.4.2.
Đảm bảo tính nhanh chóng đúng thời điểm
43
1.4.3.
Đảm bảo tính khách quan, trung thực
44
1.4.4.
Phương pháp xác định giá trị DN phải phù hợp
44
CHƢƠNG 2
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TY CP NHỰA VIỆT NAM
45
2.1.
Giới thiệu chung Công ty CP Nhựa Việt Nam
45
2.1.1.
Quá trình hình thành và phát triển
45
2.1.2.
Ngành nghề kinh doanh
46
2.1.3.
Sản phẩm chủ yếu
47
2.1.4.

Cơ cấu tổ chức và lao động
48
2.1.4.1.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
48
2.1.4.2.
Tình hình lao động
49
2.1.5.
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
50
2.2.
Xác định giá trị Công ty CP Nhựa Việt Nam
52
2.2.1.
Cơ sở pháp lý
52
2.2.2.
Quy trình tiến hành định giá Công ty CP Nhựa Việt Nam
53
2.2.2.1.
Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam
54
2.2.2.2.
Phân tích xu hướng ngành nhựa trong thời gian tới
55
2.2.2.3.
Phân tích môi trường nội tại Công ty CP Nhựa Việt Nam
58
2.2.3.

Định giá Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam
64
2.2.3.1.
Theo phương pháp dòng tiền tự do của DN (FCFF)
64


2.2.3.2.
Theo phương pháp giá trị kinh tế gia tăng (EVA)
76
2.2.3.3.
Theo phương pháp so sánh
88
2.2.3.4.
Theo phương pháp P/E
92
2.2.3.5.
Theo phương pháp chiết khấu luồng cổ tức DDM
94
2.3.
Đánh giá kết quả định giá Công ty CP Nhựa Việt Nam
94
2.3.1.
Đánh giá kết quả định giá Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam
94
2.3.2.
Đánh điểm tín nhiệm doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh giá trị DN
98

Kết luận

100

Tài liệu tham khảo
101

Phụ lục
















DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nghĩa đầy đủ
1
CP
Cổ phần

2
CPH
Cổ phần hóa
3
DCF
Phương pháp chiết khấu dòng tiền
4
DDM
Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức
5
DN
Doanh nghiệp
6
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
7
DNNNQD
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
8
EVA
Phương pháp giá trị kinh tế gia tăng
9
FCFE
Phương pháp chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu
10
FCFF
Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp
11
KTTT
Kinh tế thị trường

12
LN
Lợi nhuận
13
NPL
Nguyên phụ liệu
14
P/E
Phương pháp hệ số giá trên thu nhập
15
SXKD
Sản xuất kinh doanh
16
TS
Tài sản
17
TSCĐ
Tài sản cố định
18
TSLĐ
Tài sản lưu động
19
TTCK
Thị trường chứng khoán
20
V
Giá trị doanh nghiệp
21
VCSH
Vốn chủ sở hữu

22
VNĐ
Việt Nam đồng


DANH MỤC BẢNG BIỂU


STT
Số
hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
1
1.1
Các phương pháp định giá DN trên thế giới
16
2
2.1
Tình hình lao động
50
3
2.2
Kết quả hoạt động SXKD 2006 - 2010
51
4
2.3
Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty
58

5
2.4
Thông tin ở thị trường tài chính Hoa Kỳ
67
6
2.5
Báo cáo kết quả SXKD (dự báo)
70
7
2.6
Bảng tổng kết tài sản (dự báo)
71
8
2.7
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dự báo)
73
9
2.8
Kết quả xác định giá trị Công ty CP Nhựa Việt Nam theo
phương pháp FCFF
75
10
2.9
EVA của Công ty CP Nhựa Việt Nam
77
11
2.10
Lãi suất sử dụng vốn bình quân của Công ty
78
12

2.11
EVA của Công ty CP Nhựa Việt Nam năm 2010
79
13
2.12
Phân tích ảnh hưởng của các khoản mục
85
14
2.13
Điều chỉnh vốn đầu tư và lợi nhuận
86
15
2.14
Bảng tính EVA của Công ty sau khi điều chỉnh số liệu kế toán
87



STT
Số
hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
16
2.15
Một số chỉ tiêu tài chính của các DN ngành nhựa đã niêm yết
trên TTCK
89
17

2.16
Mô hình hồi quy
90
18
2.17
Kết quả kiểm định Wald
91
19
2.18
Bảng tính EPS
93
20
2.19
Bảng tính giá cổ phiếu theo phương pháp DDM
94
21
2.20
Bảng tổng hợp kết quả định giá
98



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


STT
Số hiệu sơ đồ
Tên bảng
Trang
1

Sơ đồ 2.1
Sơ đồ bộ máy quản lý
49
2
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ quy trình xác định giá trị doanh nghiệp
53



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


STT
Số hiệu
biểu đồ
Tên bảng
Trang
1
Biểu đồ 2.3
Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu
người tại Việt Nam
56
2
Biểu đồ 2.4
P/E và EV/EBITDA các ngành
92
3
Biểu đồ 2.5
P/E ngành Nhựa Việt Nam so với khu vực

93









1
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chuyển đổi hình thức sở hữu được coi là nhiệm vụ chiến lược trong
công cuộc đổi mới của đất nước ta, là động lực thúc đẩy sản xuất kinh
doanh và là kênh huy động vốn rất hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Một
trong những khâu quan trọng của quá trình này là xác định giá trị doanh
nghiệp, nó là cơ sở có sức chi phối rất lớn đến các quyết định và hành động
của chính phủ, nhà đầu tư, nhà quản lý và các bên liên quan.
Tất cả đều thừa nhận, giá trị doanh nghiệp được xác định hợp lý sẽ
đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước. Quá trình xác định
giá trị doanh nghiệp nhằm mục đích tính toán chính xác sự thay đổi về mặt
giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định. Các chuyên gia kinh tế cho
rằng: việc xác định giá trị doanh nghiệp là hoạt động khoa học có tính tổng
hợp và dự toán cao, vì quá trình xác định giá trị doanh nghiệp không chỉ
dựa vào những thông tin hiện có về doanh nghiệp mà còn dựa vào thông tin
về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dự tính trong tương lai
và các thông tin kinh tế khác có liên quan.
Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm riêng về tài sản đầu tư, lao động,
ngành nghề kinh doanh nên việc xác định giá trị doanh nghiệp ở những thời

điểm nhất định là một việc rất phức tạp. Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam
là một doanh nghiệp có cổ phần Nhà nước chi phối và đang tiến hành xác
định giá trị doanh nghiệp lần thứ hai.
Nghiên cứu, tìm hiểu và xác định giá trị doanh nghiệp ngoài phương
pháp mà Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam đã áp dụng trong việc xác định
giá trị doanh nghiệp lần thứ nhất là rất cần thiết.
Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Định giá giá trị Công ty Cổ phần


2
Nhựa Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
Đã có một số tài liệu, đề tài ở Việt Nam hiện nay có một số công
trình, bài viết đề cập đến vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp như:
- PGS. PTS. Nguyễn Đình Kiệm, PTS. Nguyễn Đăng Nam (1999),
Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.
- Nguyễn Hải Sản (1999), Định giá và xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp, Nhà xuất bản trẻ.
- Nguyễn Minh Hoàng (2005), Nguyên lý chung định giá tài sản và
giá trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.
- PGS. TS. Trần Thị Thái Hà (2005), Đầu tư tài chính, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội.
- TS. Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định
giá trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê.
Và một số Luận văn thạc sĩ, tiến sĩ:
- Trần Ngọc Thơ (1996), Những phương pháp định giá các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Khoa
học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiêm Sỹ Thương (2000), Xác định mô hình định giá doanh
nghiệp Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam, Luận án Tiến

sĩ kinh tế, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Nguyễn Minh Hoàng (2001), Phương pháp xác định giá trị doanh
nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Tài chính Hà
Nội.
- Lê Trần Phương Linh (2005), Định giá doanh nghiệp nhà nước cổ
phần hoá, thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.


3
- Trần Văn Dũng (2007), Hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp
ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
Có thể thấy phạm vi của các nghiên cứu và các bài viết này chỉ đề
cập đến hệ thống lý luận cơ bản về một số phương pháp phổ biến trong số
rất nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp hoặc một số khía cạnh của
phương pháp định giá doanh nghiệp mà thôi.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của việc xác định giá trị
doanh nghiệp, công tác định giá doanh nghiệp và nghiên cứu một số
phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp đang được sử dụng phổ biến
trên thế giới.
- Định giá giá trị Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam qua một số
phương pháp khác nhau, đánh giá sơ bộ ưu điểm và hạn chế của các
phương pháp đó. Từ đó đưa ra kết quả xác định giá trị Công ty Cổ phần
Nhựa Việt Nam.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Một số phương pháp xác định giá trị doanh
nghiệp trên thế giới và các phương pháp đang được áp dụng phổ biến ở
Việt Nam hiện nay.

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu một số phương
pháp xác định giá trị doanh nghiệp như phương pháp chiết khấu dòng tiền
(DCF) (cụ thể là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp
(FCFF) và phương pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM)), phương pháp giá
trị kinh tế gia tăng (EVA), phương pháp so sánh và phương pháp thu nhập
trên cổ phiếu (P/E) áp dụng vào Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam.



4
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản
như phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cụ thể; kết hợp giữa lý luận
và thực tiễn. Ngoài ra tác giả còn dùng phương pháp phân tích thống kê;
toán tài chính; tổng hợp; so sánh; dự đoán xu hướng và phân tích số liệu…
nhằm làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu đã đặt ra.
- Khảo sát thực tế Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam giai đoạn 2006 -
2010: nghiên cứu văn bản pháp lý và hồ sơ liên quan đến định giá, phỏng
vấn trực tiếp, tóm tắt thông tin thu thập được, phân tích, đánh giá và nhận
định.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản của việc xác định giá trị doanh
nghiệp, công tác định giá doanh nghiệp.
- Định giá giá trị Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam qua một số
phương pháp khác nhau, đánh giá sơ bộ ưu điểm và hạn chế của các
phương pháp đó. Từ đó đưa ra kết quả xác định giá trị Công ty Cổ phần
Nhựa Việt Nam
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn được trình bày theo 2 chương:

Chương 1 : Cơ sở lý luận về định giá doanh nghiệp
Chương 2 : Xác định giá trị Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam.


5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
1.1. GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
1.1.1. Giá trị doanh nghiệp
Khái niệm về giá trị doanh nghiệp cần được xem xét trên các góc độ
về đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp.
- Thứ nhất: Là một tổ chức, một đơn vị kinh doanh. Nhưng đồng thời
cũng là một hàng hoá đặc biệt. Theo đó, doanh nghiệp cũng có thể trao đổi,
mua bán như những hàng hoá thông thường khác. Khái niệm “doanh
nghiệp” cũng như khái niệm về “giá trị doanh nghiệp” là những khái niệm
thuộc phạm trù của kinh tế thị trường. Quan niệm về giá trị, cũng như tiêu
chuẩn để nhận biết giá trị như đã nêu ở phần trên được sử dụng để định giá
doanh nghiệp.
- Thứ hai: Là một tổ chức, một đơn vị kinh tế, không giống như
những tài sản thông thường. Doanh nghiệp là một thực thể kinh tế luôn vận
động. Thông qua sự vận động để nhận ra doanh nghiệp. Doanh nghiệp
không phải là một tập hợp các loại tài sản với nhau. Khi phá sản, doanh
nghiệp không còn tồn tại với tư cách của một tổ chức kinh doanh nữa và
chỉ là một sự hỗn hợp các loại tài sản đơn lẻ, rời rạc để thanh lý, phát mãi
như những hàng hoá thông thường. Nó không còn đầy đủ ý nghĩa của một
doanh nghiệp. Chính vì vậy, giá trị doanh nghiệp là một khái niệm chỉ dùng
cho những doanh nghiệp đang trong quá trình liên tục hoạt động.
- Thứ ba: Là một tổ chức, một đơn vị, một hệ thống và đồng thời
cũng là một phần tử trong hệ thống lớn - nền kinh tế. Do đó, sự tồn tại của
doanh nghiệp là ở mối quan hệ của nó với các phần tử khác của hệ thống,

tức là mối quan hệ với các cơ quan, các thể nhân và pháp nhân kinh tế


6
khác. Sự tồn tại của doanh nghiệp không chỉ được quyết định bởi các mối
quan hệ bên trong doanh nghiệp mà còn bởi mối quan hệ với các yếu tố bên
ngoài, như: môi trường kinh doanh, nguồn lực, nhà cung cấp ….
Sự phát triển của doanh nghiệp ở mức độ nào là tuỳ thuộc vào mức
đô bền chặt của các mối quan hệ đó với môi trường xung quanh. Doanh
nghiệp có đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình hay không sẽ phụ thuộc có
tính quyết định ở các mối quan hệ đó. Chính vì vậy, công tác định giá
doanh nghiệp đòi hỏi phải xem xét tất cả các mối quan hệ nói trên không
chỉ đơn thuần bao gồm nội dung đánh giá về những tài sản trong doanh
nghiệp, mà điều quan trọng hơn là phải đánh giá nó về mặt tổ chức, nguồn
nhân lực, danh tiếng, những triển vọng …
- Thứ tư: Các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp không nhằm vào
việc sở hữu các tài sản cố định, tài sản lưu động hay sở hữu một bộ máy
kinh doanh năng động mà nhằm vào mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm lợi
nhuận. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động - lợi ích doanh nghiệp
đối với các nhà đầu tư là ở các khoản thu nhập từ hoạt động SXKD. Vì
vậy, tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, giá trị doanh nghiệp
được xác định căn cứ vào các khoản thu nhập trong quá trình SXKD.
Nói tóm lại, giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các
khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư trong quá
trình SXKD. Để định giá doanh nghiệp, xét về mặt nguyên lý, chỉ có thể
tồn tại hai cách tiếp cận, đó là:
(1) Trực tiếp đánh giá giá trị của các tài sản trong doanh nghiệp và đánh giá
giá trị của yếu tố tổ chức.
(2) Bằng một phương pháp nào đó để lượng hoá các khoản thu nhập mà
doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư một cách đáng tin cậy. Do đó,

trong công tác định giá doanh nghiệp, một phương pháp định giá doanh


7
nghiệp, được gọi là cơ bản và khoa học, trước hết, phải thuộc vào một
trong hai cách tiếp cận nói trên. Đồng thời, kết quả định giá doanh nghiệp
không phải là giá cả của doanh nghiệp vì cũng giống như các loại hàng hoá
khác, giá trị thị trường của doanh nghiệp chịu sự chi phối của các quy luật
kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung cầu … nên kết quả
định giá doanh nghiệp chỉ là một căn cứ, một cơ sở tin cậy để các bên xem
xét thương lượng và thống nhất còn giá cả là giá được thỏa thuận và chấp
nhận giữa các bên.
1.1.2. Các căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp
Xác định giá trị doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất
các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất
kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường của thị
trường.
1.1.2.1. Giá trị thị trường
Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua
bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua
sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch
mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường:
+ “Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được
mua bán trên thị trường ” là số tiền ước tính để tài sản có thể được mua,
bán trên thị trường trong điều kiện thương mại bình thường mà sự mua bán
đó thoả mãn những điều kiện của thị trường tại thời điểm thẩm định giá.
+ “Vào thời điểm thẩm định giá ” là ngày, tháng, năm cụ thể khi
tiến hành thẩm định giá, được gắn với những yếu tố về cung, cầu, thị hiếu
và sức mua trên thị trường khi thực hiện thẩm định giá trị tài sản.
+ “Giữa một bên là người mua sẵn sàng mua ” là người đang có khả

năng thanh toán và có nhu cầu mua tài sản được xác định giá trị thị trường.


8
+ “Và một bên là người bán sẵn sàng bán ” là người bán đang có
quyền sở hữu tài sản (trừ đất), có quyền sử dụng đất có nhu cầu muốn bán
tài sản với mức giá tốt nhất có thể được trên thị trường.
+ “Điều kiện thương mại bình thường” là việc mua bán được tiến
hành khi các yếu tố cung, cầu, giá cả, sức mua không xảy ra những đột biến
do chịu tác động của thiên tai, địch họa; nền kinh tế không bị suy thoái
hoặc phát triển quá nóng…; thông tin về cung, cầu, giá cả tài sản được thể
hiện công khai trên thị trường.
Giá trị thị trường thể hiện mức giá hình thành trên thị trường công
khai và cạnh tranh. Thị trường này có thể là thị trường trong nước hoặc thị
trường quốc tế, có thể bao gồm nhiều người mua, người bán hoặc bao gồm
một số lượng hạn chế người mua, người bán.
Giá trị thị trường thể hiện mức giá ước tính mà trên cơ sở đó, bên
bán và bên mua thoả thuận tại một thời điểm sau khi cả hai bên đã khảo sát,
cân nhắc đầy đủ các cơ hội và lựa chọn tốt nhất cho mình từ các thông tin
trên thị trường trước khi đưa ra quyết định mua hoặc quyết định bán một
cách hoàn toàn tự nguyện, không nhiệt tình mua hoặc nhiệt tình bán quá
mức.
1.1.2.2. Giá trị phi thị trường
Giá trị phi thị trường là số tiền ước tính của một tài sản dựa trên việc
đánh giá yếu tố chủ quan của giá trị nhiều hơn là dựa vào khả năng có thể
mua bán tài sản trên thị trường.
Cơ sở của việc đưa ra khái niệm giá trị phi thị trường cũng xuất phát
trực tiếp từ khái niệm giá trị tài sản: là biểu hiện bằng tiền về những lợi ích
mà tài sản mang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm nhất định.
Sau đây một số khái niệm giá trị phi thị trường thường dùng:



9
- Giá trị còn lại (salvage value): là giá trị của tài sản (bao gồm cả đất
đai) không còn được tiếp tục sửa chữa hay sử dụng nữa. Giá trị này có thể
coi như giá trị ròng của chi phí dỡ bỏ. Trong mọi trường hợp, khi định giá
tài sản cần xác định rõ những bộ phận dỡ bỏ và những bộ phận còn lại của
tài sản.
- Giá trị tài sản bắt buộc phải bán (forcedsale value): là tổng số tiền
hợp lý có thể thu về từ bán tài sản trong phạm vị thời gian quá ngắn so với
thời gian trung bình cần có để giao dịch mua bán theo giá trị thị trường. Tại
một số nước, giá trị tài sản bắt buộc phải bán có thể liên quan đến tình
huống người bán tài sản chưa sẵn sàng bán và người mua tài sản biết rõ
việc chưa sẵn sàng bán đó.
- Giá trị đặc biệt (special value): là khái niệm có liên quan đến những
yếu tố đặc biệt có thể làm tăng giá trị tài sản lên vượt quá giá trị thị trường.
Giá trị đặc biệt có thể nảy sinh khi một tài sản này có thể gắn liền với một
tài sản khác về mặt kỹ thuật hoặc kinh tế mà sự liên kết đó chỉ thu hút mối
quan tâm đặc biệt của một số ít khách hàng mà không thu hút sự quan tâm
của nhiều người. Các yếu tố của giá trị đặc biệt có thể nảy sinh khi xem xét
yếu tố của giá trị tài sản đang quan tâm hoặc giá trị đầu tư. Vì vậy cần thiết
phải phân biệt rõ ràng những thông số và nguyên nhân để vận dụng các
khái niệm giá trị thị trường nói trên thay vì sử dụng khái niệm giá trị thị
trường.
- Giá trị có thể bảo hiểm (insurable value): là giá trị của tài sản quy
định trong hợp đồng bảo hiểm.
- Giá trị có thể tính thuế (taxable value): là giá trị trong phạm vi luật
pháp liên quan đến việc thuê mướn hoặc thu thuế tài sản.
- Giá trị đầu tư (investment value): là giá trị của một tài sản đối với
một số nhà đầu tư áp dụng cho một dự án đầu tư nhất định. Khái niệm này liên



10
quan đến những tài sản riêng biệt với những nhà đầu tư riêng biệt. Không nên
nhầm lẫn giữa giá trị đầu tư và giá trị thị trường. Giá trị đầu tư của một tài sản
có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thị trường của tài sản đó. Tuy nhiên giá trị
thị trường có thể phản ánh một số đánh giá cá nhân về giá trị đầu tư. Giá trị đầu
tư có liên quan đến giá trị đặc biệt.
- Giá trị đang sử dụng (Value in use): là giá trị các tài sản khi nói
đang được một người cụ thể sử dụng cho một mục đích nhất định. Vì vậy,
tài sản đó không liên quan đến thị trường. Loại giá trị này đóng góp vào
một doanh nghiệp với tư cách là một bộ phận của tài sản doanh nghiệp,
không tính đến giá trị sử dụng tối ưu và tốt nhất của tài sản cũng như số
tiền mà tài sản đó mang lại khi nó được mang ra bán. Xét trên giác độ kế
toán, giá trị đang sử dụng là giá trị hiện tại của luồng tiền mặt ước tính có
thể mang lại trong tương lai kể từ khi bắt đầu sử dụng tài sản đến khi thanh
lý tài sản.
- Giá trị doanh nghiệp đang hoạt động (going concern): là giá trị toàn
bộ của một doanh nghiệp. Khái niệm này liên quan đến định giá tài sản một
doanh nghiệp đang hoạt động mà mỗi bộ phận tài sản cấu thành nên doanh
nghiệp đó không thể tách rời và cũng không thể thẩm định trên cơ sở giá trị
thị trường.
1.2. ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KTTT
1.2.1. Khái niệm về định giá doanh nghiệp và công tác định giá doanh
nghiệp
Định giá doanh nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình đổi
mới doanh nghiệp, cấu trúc lại nền kinh tế và cũng thường được áp dụng
khi các doanh nghiệp tổ chức sắp xếp, cơ cấu lại dây chuyền sản xuất hoặc
các bộ phận sản xuất kinh doanh. Quá trình định giá nhằm mục tiêu tính
toán, xác định giá trị của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Thông



11
thường, đây là quá trình ước tính khoản tiền mà người mua có thể trả để có
được doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng: Định
giá doanh nghiệp là quá trình mang nhiều tính nghệ thuật hơn là tính chính
xác, vì quá trình định giá doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh dự tính trong tương lai chứ không chỉ đơn thuần dựa trên
các hoạt động quá khứ. Điều này đòi hỏi các chuyên gia không những chỉ
nắm vững kỹ thuật định giá mà còn phải có khả năng phán đoán nghiệp vụ
tốt.
Hoạt động của doanh nghiệp là liên tục và biến đổi không ngừng nên
khi lập báo cáo tài chính người ta không quan tâm đến giá trị thực tế của
các loại tài sản mà chỉ phản ánh tài sản của doanh nghiệp theo “Nguyên tắc
giá gốc”, trên “cơ sở dồn tích” và tính “liên tục hoạt động”. Theo đó, giá
trị thực tế của doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động sẽ không còn phù
hợp với giá trị sổ sách kế toán.
Do vậy, có thể đưa ra khái niệm định giá doanh nghiệp như sau:
“Định giá doanh nghiệp là xác định giá trị ước tính của doanh nghiệp
theo giá cả thị trường” và “Công tác định giá doanh nghiệp là trình tự,
cách thức và phương pháp định giá được áp dụng để tiến hành định giá
doanh nghiệp”.
“Giá trị ước tính” của doanh nghiệp gồm hai bộ phận: "Giá trị
thực” của doanh nghiệp chính là giá trị còn lại của doanh nghiệp theo sổ
sách kế toán được tính theo giá thị trường vào thời điểm định giá và “Giá
trị kỳ vọng” chính là thu nhập kỳ vọng mà doanh nghiệp có thể mang lại
cho chủ sở hữu trong tương lai.
1.2.2. Sự cần thiết phải định giá doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp được coi như là một loại
hàng hoá để được mua bán, được trao đổi. Vì vậy, nhu cầu định giá hay xác



12
định giá trị đối với loại hàng hoá này là một đòi hỏi khách quan. Trong việc
điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng như trong hoạt động quản trị
kinh doanh của các doanh nghiệp luôn cần thiết các thông tin về giá trị
doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là bao nhiêu, cao hay thấp luôn là mối
quan tâm của các pháp nhân và thể nhân kinh tế có lợi ích liên quan, gắn bó
trực tiếp đến các doanh nghiệp được đánh giá, cụ thể:
- Thứ nhất: Đối với các giao dịch hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp
nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất
thường xuyên và phổ biển trong cơ chế thị trường. Nó phản ánh các nhu
cầu về đầu tư trực tiếp vào SXKD, phản ánh nhu cầu đi tìm nguồn tài trợ
cho sự tăng trưởng và phát triển bằng các yếu tố từ bên ngoài, làm gia tăng
một cách nhanh chóng tiềm lực tài chính, nhằm tăng cường giao dịch đó,
đòi hỏi phải có sự đánh giá các yếu tố tác động tới doanh nghiệp; trong đó,
giá trị doanh nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định, là căn cứ trực
tiếp để quyết định mức giá trong các giao dịch.
- Thứ hai: Giá trị doanh nghiệp thực chất là sự phản ánh năng lực
tổng hợp của một doanh nghiệp, phản ánh khả năng tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Vì vậy, căn cứ vào đó, các nhà quản trị kinh doanh có thể
thấy được khả năng cạnh tranh không chỉ của doanh nghiệp mình mà còn
cả khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trong ngành và trong
nền kinh tế. Vì vậy, giá trị doanh nghiệp là một căn cứ thích hợp, là cơ sở
để đưa ra các quyết định về kinh doanh, về tài chính …. một cách đúng
đắn. Ngoài ra, khi phát hành chứng khoán nhằm thu hút vốn trên thị trường
cũng cần định giá doanh nghiệp làm cơ sở để tính toán được số lượng cần
thiết cho mỗi đợt phát hành chứng khoán.
- Thứ ba: Dưới giác độ của các nhà đầu tư, của người cung cấp thì
thông tin về giá trị doanh nghiệp cho thấy một sự đánh giá tổng quát về uy



13
tín kinh doanh, về khả năng tài chính, về vị thế tín dụng để từ đó có cơ sở
đưa ra các quyết định về đầu tư, tài trợ hoặc có tiếp tục cấp tín dụng cho
doanh nghiệp nữa hay không.
- Thứ tư: Giá cả của các loại chứng khoán trong điều kiện bình
thường (cung cầu về chứng khoán tương đối cân bằng) được quyết định bởi
giá trị thực của doanh nghiệp có chứng khoán được trao đổi, mua bán trên
thị trường. Vì vậy, trên phương diện quản lý kinh tế vĩ mô, thông tin về giá
trị doanh nghiệp được coi là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định
chính sách, các tổ chức, các hiệp hội kinh doanh chứng khoán kịp thời
nhận ra sự biến động không bình thường của giá cả chứng khoán, nhận ra
dấu hiệu của hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường, đầu cơ thâu tóm
quyền kiểm soát doanh nghiệp …để từ đó sớm có biện pháp cần thiết ngăn
chặn mối nguy cơ xẩy ra khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ hiện tượng của
một nền “kinh tế ảo”.
- Thứ năm: Nội dung cốt lõi của quản trị tài chính doanh nghiệp, xét
cho đến cùng là phải tăng được giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, việc định giá
doanh nghiệp định kỳ sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt
động tài chính trong các doanh nghiệp.
- Thứ sáu: Việc xác định và thực hiện tốt các trình tự, cách thức và
phương pháp định giá áp dụng trong quá trình định giá doanh nghiệp sẽ là
yêu cầu căn bản để công tác định giá doanh nghiệp được hiệu quả và đem
lại giá trị phù hợp để các bên có liên quan dễ dàng chấp thuận.
Trên đây là những lý do cơ bản đòi hỏi phải tiến hành công tác định
giá doanh nghiệp. Đó vừa là những yêu cầu đời sống kinh tế nói chung,
cũng vừa là đòi hỏi có tính chất thường nhật trong hoạt động sản xuất kinh
doanh đối với các doanh nghiệp nói riêng. Đó cũng là những đòi hỏi, là mối
quan tâm của 3 loại chủ thể khác nhau: Nhà nước, Nhà đầu tư và Nhà quản



14
trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc định giá doanh nghiệp là một vấn đề
không đơn giản, xét cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn của Việt Nam
cũng như trên thế giới.
1.2.3. Mục tiêu của định giá doanh nghiệp
Việc định giá doanh nghiệp là rất cần thiết do có nhiều đối tượng
quan tâm đến giá trị của doanh nghiệp nhằm những mục đích khác nhau tại
các thời điểm nhất định. Việc xác định giá trị của doanh nghiệp có thể phục
vụ một số mục đích như:
- Định giá doanh nghiệp để bảo hiểm
Các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong
các lĩnh vực có nhiều yếu tố rủi ro, cần phải mua bảo hiểm cho quá trình
hoạt động sản xuất cũng như mua bảo hiểm cho các loại tài sản cấu thành
nên doanh nghiệp. Để các công ty bảo hiểm có thể thực hiện tham gia bảo
hiểm tại doanh nghiệp, thì giá trị của doanh nghiệp phải được xác định bởi
cả hai phía - công ty bảo hiểm và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, hai bên tiến
hành đàm phán để kí hợp đồng bảo hiểm - cơ sở cho việc bảo hiểm tài sản
sau này khi xảy ra các vấn đề cần được bảo hiểm.
- Định giá doanh nghiệp để vay vốn
Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn
cần vốn cho sự tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, nguồn vốn của doanh
nghiệp là hữu hạn, do vậy, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải huy
động vốn từ bên ngoài. Đi vay từ các tổ chức tín dụng là một trong những
nguồn huy động quan trọng nhất của doanh nghiệp. Để có thể vay vốn từ
Ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác, ngoài hình thức tín chấp
bằng uy tín của người bảo lãnh hay bằng chính uy tín của doanh nghiệp, thì
doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp và tài sản đó có thể là chính giá trị
của doanh nghiệp. Vì thế, cả bên cho vay và bên đi vay phải cùng xác định



15
giá trị của doanh nghiệp làm cơ sở cho quan hệ tín dụng giữa hai bên.
- Định giá để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động, người chủ, người quản lý doanh nghiệp
tiến hành định giá doanh nghiệp tại thời điểm bất kì, mà người đó muốn và
thấy rằng cần thiết để xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp như
thế nào. Trên cơ sở so sánh với giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm định
giá so với giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm trước, người chủ, người
quản lý doanh nghiệp có thể biết được doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả
không. Nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, giá trị doanh nghiệp sẽ lớn
hơn so với thời điểm định giá trước và ngược lại.
- Định giá để tiến hành mua bán doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một loại hàng hóa và
có thể được mua bán trên thị trường. Việc mua, bán một doanh nghiệp là
việc chuyển đổi quyền sở hữu toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Để quá
trình mua bán có thể diễn ra, doanh nghiệp phải được xác định giá trị thực
tế - giá trị tại thời điểm mua bán. Trên cơ sở giá trị của doanh nghiệp, hai
bên tiến hành đàm phán, thương lượng, thực hiện mua bán.
- Định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển đổi từ sở
hữu Nhà nước sang sở hữu tập thể hoặc cá nhân. Quá trình chuyển đổi sở
hữu có thể là chuyển đổi một phần doanh nghiệp hay toàn bộ doanh nghiệp.
Để có thể tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp, trước tiên phải xác định giá
trị của toàn bộ doanh nghiệp, làm cơ sở xác định giá trị mỗi cổ phần, giá
bán mỗi cổ phiếu.
- Định giá trong các trường hợp khác
Việc định giá doanh nghiệp còn rất cần thiết trong những trường hợp
khác như khi doanh nghiệp được chia tách, khi doanh nghiệp góp vốn liên



16
doanh liên kết, thậm chí khi doanh nghiệp bị phá sản
Như chúng ta đã biết, mọi sự vật hiện tượng đều không ngừng biến
đổi, giá trị của doanh nghiệp cũng như vậy, giá trị của doanh nghiệp không
phải là vĩnh cửu. Do vậy, kết quả của một lần định giá doanh nghiệp chỉ có
giá trị tại một thời điểm nhất định. Để có thể đáp ứng nhu cầu của các đối
tượng khác nhau, việc định giá doanh nghiệp lại được tiến hành lại khi cần
thiết và ngày càng thường xuyên hơn. Vì thế, sự cần thiết của công tác định
giá doanh nghiệp là không thể phủ nhận.
1.3. PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp định giá doanh
nghiệp và được chia làm 6 nhóm phương pháp xác định giá trị doanh
nghiệp.
Bảng 1.1 Các phƣơng pháp định giá doanh nghiệp trên thế giới

(Nguồn: Company valuation methods, the common errors in valuations – Pablo
Fernández, IESE Bussiness School – Universidad de Navarra)
Trong thực tế, tuy có nhiều phương pháp định giá khác nhau nhưng
các chuyên gia tài chính đều có cùng một nhận định, sự khác nhau giữa các
phương pháp định giá chỉ mang tính tương đối. Trong phạm vi bài viết này,
tác giả xin đưa ra một số phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đó là:


17
1.3.1. Phƣơng pháp xác định giá trị nội tại (giá trị tài sản thuần)
Phương pháp này cho rằng giá trị của một doanh nghiệp bằng tổng
các giá trị của từng loại tài sản riêng biệt trừ đi các khoản nợ của doanh
nghiệp đó.

Căn cứ định giá doanh nghiệp là: các chứng từ; sổ sách kế toán; báo
cáo tài chính của doanh nghiệp những năm gần nhất; báo cáo kiểm kê tài
sản; vật tư hàng hoá, tiền vốn; biên bản đối chiếu công nợ…; Một số loại
hình định giá của phương pháp này như dựa trên việc bán tài sản của doanh
nghiệp; dựa trên việc thanh lý tài sản; dựa trên giá trị tài sản ròng. Tuy
nhiên với giả định là doanh nghiệp “hoạt động liên tục” nên trong luận văn
sẽ chỉ đề cập đến phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản
ròng. Khi đó:
Giá trị doanh nghiệp = Giá trị tài sản ròng + Giá trị lợi thế
 Xác định giá trị tài sản ròng
Cách 1: Căn cứ vào giá thị trường
Khi đó, giá trị tài sản ròng chính là giá bán tất cả các bộ phận cấu
thành tài sản của doanh nghiệp trên thị trường (nhà cửa, đất đai, máy móc,
thiết bị, hàng hoá…) vào thời điểm định giá doanh nghiệp sau khi đã trừ đi
các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá thị trường được xác định cho từng tài
sản riêng biệt. Giá trị tài sản ròng được xác định theo công thức:
NAV =


n
i
i
A
1
- Nợ phải trả
Trong đó:
NAV : Tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp tính theo giá thị
trường tại thời điểm định giá.
A
i

: Giá thị trường của tài sản i tại thời điểm định giá.
N : Tổng số các loại tài sản.

×