ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Thị Thu Hà
ĐÁNH GIÁ RỦI RO SINH THÁI ĐỐI VỚI RẠN SAN HÔ
KHU VỰC ĐẢO BẠCH LONG VỸ, HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Thị Thu Hà
ĐÁNH GIÁ RỦI RO SINH THÁI ĐỐI VỚI RẠN SAN HÔ
KHU VỰC ĐẢO BẠCH LONG VỸ, HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.85.02
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN ĐÌNH LÂN
HÀ NỘI - 2012
ii
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẨU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 4
1. 1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đảo Bạch Long Vỹ 4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 4
1.1.2. Đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật biển 12
1.1.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 15
1.1.4. Các hoạt động liên quan đến quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường vùng biển
đảo BLV 20
1. 2. Tổng quan về hệ sinh thái rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ 20
1.2.1. Đa dạng thành phần loài san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ 20
1.2.2. Phân bố của san hô trong khu vực đảo Bạch Long Vỹ 22
1.2.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hệ sinh thái rạn san hô 24
1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đánh giá rủi ro sinh thái 26
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 26
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 28
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 30
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu 30
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.3. Tài liệu sử dụng 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Cách tiếp cận 32
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu 33
2.2.3. Phương pháp GIS (hệ thông tin địa lý) 34
2.2.4. Phương pháp nội suy 34
iii
2.2.5. Phương pháp đánh giá rủi ro 37
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ RỦI RO SINH THÁI ĐỐI VỚI RẠN SAN HÔ
KHU VỰC ĐẢO BẠCH LONG VỸ 47
3.1. Xác định vấn đề và xây dựng mô hình khái niệm cho đánh giá rủi ro sinh thái đối với
san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ 47
3.2. Dòng bằng chứng hóa học và tai biến thiên nhiên 49
3.2.1. Rủi ro của dòng bằng chứng hóa học đối với rạn san hô trong sàng lọc số liệu lớp
1 51
3.2.2. Rủi ro của dòng bằng chứng hóa học và tai biến thiên nhiên đối với rạn san hô
sàng lọc số liệu lớp 2 54
3.3. Dòng bằng chứng sinh thái học 57
3.3.1. Rủi ro của dòng bằng chứng sinh thái học đối với rạn san hô sàng lọc số liệu lớp
1…… 57
3.3.2. Rủi ro của dòng bằng chứng sinh thái học đối với rạn san hô sàng lọc số liệu lớp
2……………… 59
3.4. Dòng bằng chứng kinh tế - xã hội 61
3.4.1. Rủi ro của dòng bằng chứng kinh tế-xã hội đối với rạn san hô, sàng lọc số liệu
lớp 1…. 63
3.4.2. Rủi ro của dòng bằng chứng kinh tế-xã hội đối với rạn san hô, sàng lọc số liệu
lớp 2……………………………………………………………………………… 65
3.5. Đánh giá rủi ro sinh thái tổng hợp đối với rạn san hô 68
3.5.1. Rủi ro sinh thái tổng hợp lớp 1 (lớp cơ bản) của ba dòng bằng chứng đối với rạn
san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ 68
3.5.2. Rủi ro sinh thái tổng hợp lớp 2 của ba dòng bằng chứng đối với rạn san hô khu
vực đảo Bạch Long Vỹ 72
3.6. Một số đề xuất về quản lý và bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô khu vực đảo Bạch Long
Vỹ 75
KẾT LUẬN 78
KHUYẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 84
iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLV
Bạch Long Vỹ
BTB
Bảo tồn biển
ERA
Ecological Risk Assessment
GIS
Geographic information System
HST
Hệ sinh thái
PEMSEA
Partnerships in Environmental
Management for the Seas of East Asia
RSH
Rạn san hô
VBB
Vịnh Bắc Bộ
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đa dạng loài sinh vật vùng biển quanh đảo Bạch Long Vỹ 13
Bảng 1.2. Cơ cấu sử dụng đất tại huyện Bạch Long Vỹ năm 2004 16
Bảng 2.1: Các phương pháp sử dụng trọng số bằng chứng 40
Bảng 3.1. Hệ số rủi ro tổng hợp của dòng bằng chứng hóa học đối với lớp 1 52
Bảng 3.2. Trọng số rủi ro tổng hợp của dòng bằng chứng hóa học đối với lớp 2 54
Bảng 3.3. Trọng số rủi ro tổng hợp của dòng bằng chứng sinh thái học đối đối với lớp 1 . 57
Bảng 3.4. Trọng số rủi ro tổng hợp của dòng bằng chứng sinh thái học đối với lớp 2 59
Bảng 3.5. Trọng số rủi ro tổng hợp của dòng bằng chứng kinh tế - xã hội đối rạn san hô
(sàng lọc số liệu lớp 1) 63
Bảng 3.6. Trọng số rủi ro tổng hợp của dòng bằng chứng sinh thái học đối rạn san hô vùng
biển đảo Bạch Long Vỹ 65
Bảng 3.7 . Ma trận Triad của lớp 1 69
Bảng 3.8. Ma trận Triad của lớp 2 72
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ phân bố san hô và các chất đáy vùng biển đảo Bạch Long Vỹ 24
Hình 2.1. Sơ đồ các mặt cắt khảo sát khu vực đảo Bạch Long Vỹ 31
Hình 2.2. Sơ đồ đánh giá rủi ro sinh thái 38
Hình 2.3: Các dòng bằng chứng trong áp dụng trong phương pháp TRIAD 41
Hình 2.4. Sơ đồ các bước thực hiện đánh giá rủi ro hệ sinh thái san hô 46
Hình 3.1. Mô hình khái niệm đánh giá rủi ro sức khỏe hệ sinh thái rạn san hô khu vực đảo
Bạch Long Vỹ 48
Hình 3.2: Bản đồ phân vùng rủi ro dòng bằng chứng hóa học đối với rạn san hô khu vực
đảo Bạch Long Vỹ (lớp 1) 53
Hình 3.3: Bản đồ phân vùng rủi ro dòng bằng chứng hóa học và tai biến thiên nhiên đối với
rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ ( lớp 2) 56
Hình 3.4: Bản đồ phân vùng rủi ro dòng bằng chứng sinh thái học đối với rạn san hô khu
vực đảo Bạch Long Vỹ (lớp 1). 58
Hình 3.5: Bản đồ phân vùng rủi ro dòng bằng chứng sinh thái học đối với rạn san hô khu
vực đảo Bạch Long Vỹ (lớp 2). 60
Hình 3.6: Bản đồ phân vùng rủi ro dòng bằng chứng kinh tế - xã hội đối với rạn san hô khu
vực đảo Bạch Long Vỹ (lớp 1) 64
Hình 3.7: Bản đồ phân vùng rủi ro dòng bằng chứng kinh tế - xã hội đối với rạn san hô khu
vực đảo Bạch Long Vỹ (lớp 2) 67
Hình 3.8: Bản đồ phân vùng rủi ro sinh thái tổng hợp (lớp 1) đối với san hô khu vực đảo
Bạch Long Vỹ 71
Hình 3.9: Bản đồ phân vùng rủi ro sinh thái tổng hợp đối với san hô khu vực đảo Bạch
Long Vỹ 74
1
MỞ ĐẨU
Đảo Bạch Long Vỹ (BLV) thuộc thành phố Hải Phòng, nằm giữa vịnh Bắc
Bộ (VBB) trong ô tọa độ 20
o
07’20’’-20
o
08’36’’ vĩ Bắc và 107
o
42’20’’-
107
o
44’15’’kinh Đông, cách Hòn Dấu 110 km về phía Đông Nam và cách mũi Ta
Chiao (đảo Hải Nam, Trung Quốc) 130 km về phía Tây Bắc. Đây là đảo nhỏ, có
diện tích 3,1 km
2
, trong đó phần nổi chiếm 1,8 km
2
tạo hình tam giác với cạnh dài
nhất trên 2 km ở phía tây bắc và đỉnh cao nhất 62m ở khoảng giữa.
Ngư trường BLV có quy mô và tiềm năng lớn với diện tích khoảng 1 500 hải
lý vuông, trữ lượng cá được đánh giá vào khoảng 77 500 tấn và lượng khai thác cho
phép khoảng 37 000 tấn [8], chất lượng hải sản thương phẩm cao như mực và bào
ngư. Bạch Long Vỹ đang được quy hoạch thành khu bảo tồn biển, trong đó đặc biệt
chú trọng đến hệ sinh thái (HST) rạn san hô. Tuy nhiên, các cuộc điều tra cơ bản và
các nghiên cứu đã thực hiện gần đây của các cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công
nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam và thành phố Hải Phòng đã ghi nhận hệ sinh thái rạn san hô ven bờ đảo Bạch
Long Vỹ vốn có tiềm năng bảo tồn và điển hình cho hệ sinh thái rạn san hô của vịnh
Bắc Bộ đã bị tổn thương ở mức độ đáng kể với các biểu hiện san hô chết trắng hàng
loạt, giảm độ phủ san hô sống, suy giảm nguồn lợi sinh vật trên rạn, trong đó có cá
rạn và Thân mềm. Đây là hậu quả của các hoạt động kinh tế - xã hội và biến đổi môi
trường tự nhiên ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái rạn san hô trong vùng mà cần được
nghiên cứu đánh giá đầy đủ nhằm bảo vệ và phục hồi HST có giá trị này. Một trong
những nhiệm vụ hết sức thiết thực để đáp ứng mục tiêu trên là đánh giá rủi ro HST
san hô dưới các tác động trên. Hiện nay, có nhiều phương pháp để đánh giá rủi ro
sinh thái, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều mô tả rủi ro bán định lượng, đây là
phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các đánh giá rủi ro sinh thái. Vậy liệu
chúng ta có thể lượng hóa được những rủi ro đó theo không gian trong bối cảnh các
hệ sinh thái biển, đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô đã, đang và sẽ phải chịu sức ép
về sự gia tăng hoạt động kinh tế - xã hội và những biến đổi khó lường của thiên
2
nhiên? Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, để góp phần làm sáng tỏ và tiếp cận
định lượng đánh giá các rủi ro, đề tài: “ Đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô
khu vực đảo Bạch Long Vỹ” đã được thực hiện với mục tiêu đánh giá rủi ro sinh
thái đối với rạn san hô dưới các tác động tiêu cực chính gây ra bởi các hoạt động
của con người và các quá trình tự nhiên bất thường ở vùng bờ biển đảo Bạch Long
Vỹ.
Để hoàn thành mục tiêu trên, các nội dung và nhiệm vụ sau đã được thực
hiện:
- Thu thập dữ liệu về hàm lượng các chất ô nhiễm , các yếu tố kinh tế - xã
hội, môi trường nước, tai biến thiên nhiên có ảnh hưởng đến hệ sinh thái san hô khu
vực nghiên cứu.
- Thu thập số liệu các loài san hô, động vật đáy, số lượng các loài nguồn
giống cá trong rạn phân bố quanh đảo BLV.
- Phân tích rủi ro do các chất ô nhiễm, các yếu tố tác động đến rạn san hô.
- Ước tính rủi ro, mô tả rủi ro của các yếu tố tác động tới rạn san hô.
- Xây dựng các bản đồ phân vùng rủi ro sinh thái đối với rạn san hô.
Nghiên cứu này lần đầu tiên áp dụng phương pháp Triad trong đánh giá rủi
ro sinh thái đối với rạn san hô. Tuy có những hạn chế như hệ thống số liệu quan trắc
chưa thực sự đầy đủ nhưng chúng tôi đã nỗ lực để đưa ra được kết quả đáng tin cậy
về đánh giá rủi ro sinh thái đố với rạn san hô. Kết quả của nghiên cứu góp phần
giúp các nhà quản lý dự đoán được những rủi ro từ môi trường tới hệ sinh thái rạn
san hô, kết quả của nghiên cứu cũng góp phần đưa ra các khuyến nghị khoa học hợp
lý cho các bên liên quan ở địa phương, những chuyên gia hoạch định chính sách
trong quy hoạch phát triển, ứng phó với các tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rạn
san hô một cách phù hợp và hiệu quả nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội với bảo tồn các hệ sinh thái biển, đặc biệt là bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô
và sử dụng bền vững nguồn lợi tự nhiên.
3
Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương, không kể phần mở đầu, kết luận và tài
liệu tham khảo.
Chương 1. Tổng quan về khu vực và tình hình nghiên cứu.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô khu vực đảo Bạch
Long Vỹ.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. 1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đảo Bạch Long
Vỹ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Đặc điểm địa hình đáy biển quanh đảo Bạch Long Vỹ
Vùng triều:
So với toàn đảo BLV tính từ đường mực nước thấp nhất, diện tích vùng triều
xung quanh đảo chiếm tỷ lệ khá lớn, tập trung chủ yếu ở phía Đông Nam – rộng tới
400 m, mũi Đông và sườn Đông Bắc 350 m, Tây Nam 250 m và ở ven bờ Tây Bắc
100 m. Vùng triều quanh đảo BLV không xuất hiện các dạng địa hình xâm thực hay
tích tụ do triều mà chỉ có mặt các dạng địa hình thành tạo chủ yếu do sóng, trong đó
thềm mài mòn hiện đại chiếm 70%, còn lại là các dạng địa hình xuất hiện không
liên tục như bãi cát, bãi cuội, sỏi, roi cát, đá sót. Từ mực nước trung bình trở xuống,
vùng triều có mặt chủ yếu là thềm mài mòn hiện đại, bãi cuối, đá sót và từ mực
nước trung bình trở lên còn có thêm bãi cát như ở phần tây nam và mũi phía Tây
đảo [2].
Sườn bờ ngầm:
Xung quanh đảo BLV đến độ sâu 5-6m, không xuất hiện các bậc thềm ngầm,
đáy biển dốc đều. Bề mặt đáy còn bị chia cắt bởi nhiều rãnh ngầm vuông góc với
đường bờ. Ngoài ra bề mặt đáy còn bị gồ ghề bởi các vật liệu thô như cuội, tảng
hoặc ít cát sạn hoặc lộ đá gốc. Sinh vật chủ yếu là san hô và thân mềm, cũng đóng
vai trò đáng kể trong quá trình làm tròn bề mặt của các dạng địa hình hoặc cung cấp
vật liệu thành tạo các dạng địa hình tích tụ [3].
5
1.1.1.2. Địa mạo
Các dạng địa hình trên đảo BLV thuộc 3 nhóm: nhóm nguồn gốc biển, nhóm
nguồn gốc gió và nhóm nguồn gốc bóc mòn - tích tụ [3]. Trong đó nhóm nguồn gốc
biển có ;liên quan mật thiết đến sự hình thành và phát triển của HST biển trong
vùng đảo, trong đó có HST san hô. Thuộc nhóm địa hình nguồn gốc biển, có các
thành tạo sau đây:
- Bãi cát biển: hình thành do sóng biển, có tổng diện tích 7,8 ha, phân bố chủ
yếu ở phía bờ Nam, Tây Nam và một số cung lõm của bờ Tây Bắc đảo. Bãi cát rộng
30 - 70m ở bờ nam và 20 - 30m ở bờ Tây Bắc và Tây Nam. Cát bãi gồm chủ yếu cát
trung và thô với thành phần vỏ vôi sinh vật chiếm 55,67 - 99,25%, thạch anh 0,05 -
39,10%, sắt laterit 0,02 - 1,74%, mảnh đá 0,50 - 21,85%, khoáng vật nặng <1% [3].
- Thềm mài mòn - tích tụ: đây là phần bãi lộ ra khi triều thấp, rộng khoảng
120 ha, có mặt chủ yếu ở các mũi Đông Bắc, Tây Nam và mũi Đông. Trên đó có đá
tảng kích thước 100 - 1 000 mm, phổ biến trong khoảng 500 - 1 000 mm, cuội
cacbonat thường có kích thước 10-50 mm. Phần lớn thềm mài mòn - tích tụ là đá
gốc có bề mặt nghiêng 3-8
o
[3].
- Thềm biển bậc I tích tụ - mài mòn: thềm này có độ cao 1-3m, khá bằng
phẳng và viền quanh chân đảo, nhưng chủ yếu ở mũi Đông Nam, Đông Bắc và bờ
nam đảo. Trên bề mặt thềm có chỗ tích tụ cát, bột, có chỗ lộ đá gốc. Thềm được
thành tạo vào cuối Holocen muộn [3].
- Thềm biển bậc II tích tụ - mài mòn: thềm có độ cao 4-6m, khá bằng phẳng
viền quanh chân đảo nhưng hẹp hơn thềm bậc I, rộng nhất ở bờ Đông, Đông Bắc
đảo. Trên bề mặt thềm có chỗ tích tụ sỏi, sạn, cát, bột. Thềm được thành tạo vào
cuối Holocen giữa [3].
- Thềm biển bậc III tích tụ - mài mòn: thềm có độ cao 10-15m, dạng đồi thấp
ở phía đông, đông bắc đảo và dải viền quanh đồi ở phía nam và tây nam đảo. Bề
6
mặt nghiêng 3-8
o
, hoặc lượn sóng. Cấu tạo bề mặt là cuội, sỏi, cát, bột, dày 0,5-1m.
Thềm được thành tạo vào cuối Plextosen muộn [3].
Thuộc hai nhóm địa hình nguồn gốc gió và bóc mòn – tích tụ, có các dạng
phân bố ở phần đảo nổi, gồm: địa hình thổi mòn - tích tụ đụn cát, địa hình thổi mòn
- tích tụ trảng cát, địa hình thổi mòn - tích tụ sườn cát, sườn tích tụ deluvi – coluvi,
sườn bóc mòn tổng hợp, bề mặt xâm thực - bóc mòn [3].
1.1.1.3. Địa chất
Địa tầng và cấu trúc địa chất
- Trầm tích Đệ tam: Đảo BLV cấu tạo từ các đá trầm tích vụn lục nguyên.
Việc định tuổi các trầm tích này đã qua nhiều ý kiến khác nhau, từ Paleozoi tới
Kainozoi - tuổi Cacbon (Fromaget,1937), Mioxen - Pleistocen sớm (Saurin,1956),
Neogen (Dovjikov, 1965), Mioxen - Pleistocen sớm (Phan Huy Quýnh, 1975),
Mioxen (Đỗ Bạt và Phan Huy Quýnh, 1977), Mioxen muộn - Plioxen sớm [22],
Neogen (Phan Cự Tiến, 1988), Mioxen (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và
nnk, 1988), Oligoxen (Phạm Quang Trung và nnk, 1996).
- Trầm tích Đệ tứ: Trầm tích Đệ tứ trên đảo BLV có bề dày thường 0,5 -
1,5m, chủ yếu gồm cát nguồn gốc biển. Trầm tích biển gồm cát, cuội, sỏi, mảnh vụn
sinh vật, là sản phẩm quan trọng tạo nên các thềm biển cao 10m, 5m và 2 - 3m, và
bãi biển hiện đại. Ngoài ra còn có eluvi (trên đỉnh đồi), deluvi (sườn đồi).
Các thành tạo Đệ tam, tuổi Oligoxen và Mioxen - Plioxen gồm các trầm tích
lục nguyên phân lớp, xen nhịp cát kết, bột kết và sét kết, nghiêng oằn về phía bắc -
tây bắc 300 - 320
O
và góc dốc 5 - 20
O
với tổng bề dầy có thể quan sát được (tính cả
phần ngầm) tới 265 m. Các đá này gắn kết yếu, dễ bị phong hoá, đặc biệt là phong
hoá cơ học, tạo nên vỏ phong hoá có bề dày tới 7 m ở đôi chỗ.
Nằm ở rìa Tây Bắc đới sụt võng Sông Hồng có lịch sử hoạt động từ Oligoxen,
bề dày trầm tích Đệ tam khu vực BLV có thể đạt tới 1 000m. Đới sụt võng này .
7
Trên bình đồ kiến trúc tân kiến tạo, khu vực BLV thuộc đới nâng nghịch đảo nằm
giữa đới trung tâm VBB với bề dày trầm tích Kainozoi đạt tới 4 000m và đới Sông
Hồng ở tây nam với bề dày trầm tích Kainozoi đạt tới 6000m. Đơn nghiêng BLV là
kết quả của vận động nâng nghịch đảo xuyên pha, cả pha sớm (Pliocen) và pha
muộn (Pleistocen muộn) trên bình đồ kiến trúc Đông Nam Á. Hệ thống khe nứt hiện
đại trên đảo BLV gồm cả khe nứt phong hoá và khe nứt kiến tạo hiện đại, định
hướng chủ yếu TB – ĐN [22]
Trầm tích hiện đại
- Thành phần cơ học: Trầm tích vùng biển quanh đảo chủ yếu là trầm tích di
tích bao gồm tảng đá gốc tuổi Đệ tam, cuội và cát lẫn nhiều vỏ của sinh vật hiện đại.
Cát lớn, cát trung lẫn vỏ sinh vật biển phân bố xen kẽ đá gốc, tảng, cuội quanh đảo,
bề dày tăng theo độ sâu. ở độ sâu tới 10m, bề dày khoảng 5-20 cm, ở độ sâu lớn hơn
10m, bề dầy tăng tới 20-50 cm, có nơi đến 50-100 cm và phủ trên nền đá gốc.
Thành phần kích thước hạt cát lớn lẫn vỏ sinh vật trên các bãi biển chủ yếu ở hai
cấp hạt 1,0 - 0, 4 mm và 0,4 - 0,2 mm, đường kính trung bình 0,426 - 0,369 mm, độ
chọn lọc 1,6 [11].
- Thành phần khoáng vật: biến đổi phức tạp. ở kích thước hạt lớn hơn 1 mm,
chủ yếu là mảnh vụn san hô và thân mềm (chiếm 99%), phần còn lại là các mảnh
đá, thạch anh, laterit. ở kích thước 1,0-0, 1 mm mảnh vụn vỏ sinh vật chiếm 50-
90%, phần còn lại là thạch anh, mảnh đá và laterit. Các khoáng vật nặng cũng phổ
biến như ilmenit, tuamalin dạng mảnh màu đen và ziacon nhưng hàm lượng nhỏ
dưới 0,1% trong mẫu ở cấp hạt 0,2 - 0,55 mm [10].
Trầm tích hiện đại sườn bờ ngầm đảo gồm chủ yếu là cát, xen lẫn cuội tảng
kích thước lớn phân bố không liên tục, chủ yếu tập trung ở các rãnh xâm thực cổ.
Đặc biệt, ở sườn bờ ngầm ít nhất tới độ sâu 10m gặp trầm tích vỏ sinh ở sườn tây
bắc (phần bắc) và ở phần nam sườn tây bắc và sườn tây nam. Thành phần trầm tích
bở rời thể hiện ưu thế của các mảnh vụn san hô, thân mềm, foraminifera [11].
8
1.1.1.4. Đặc trưng động lực bờ
Các bãi cát được hình thành nhờ sóng và dòng bồi tích dọc bờ xuất hiện theo
mùa và phân bố chủ yếu ở bờ Tây Bắc và Tây Nam. Về mùa Đông, dòng bồi tích
dọc bờ Tây Bắc di chuyển về phía mũi Tây Nam đảo và tham gia tạo bãi, rộng 23m.
Về mùa Hè, dòng bồi tích dọc bờ Đông Nam và di chuyển về hướng Đông Bắc,
cùng với sóng Đông Nam tham gia tạo bãi. Hiện tượng bồi tụ phân pha tạo bãi chỉ
thể hiện ở hai đầu phía tây nam và phía đông bắc của bờ Đông Nam. Tại bờ Nam,
kể từ khi có âu tàu vào năm 2000, động lực sóng ít làm biến đổi bãi.
Sóng biển là tác nhân chính gây ra xói lở bờ đảo theo mùa và tạo vách trong
quá trình xâm thực, phá huỷ bờ đảo. Vách cát tạo ra do xói lở thềm trẻ nhất cao đến
0,3-0, 5m viền quanh đảo. Ở bờ Tây Bắc, đoạn từ giữa bờ về phía mũi Đông Bắc và
bờ Đông Nam, độ cao của vách đạt 0,5-0, 8m và chân vách ứng với mực nước cao
nhất; đoạn từ giữa bờ về phía mũi Tây Nam, độ cao vách đạt tới 1,0-1, 2m và chân
vách chỉ cao hơn mực nước trung bình 1,0-1, 5m tiếp liền với thềm mài mòn hiện
đại. ở phía Bắc -Tây Bắc, Đông -Đông Nam đảo, bờ bị phá huỷ mạnh, nhưng ở
chân vách đã xuất hiện các đê cuội và chính nó làm hạn chế quá trình xói lở bờ [3]
Căn cứ vào tổng thể các yếu tố tác động ưu thế theo mùa ở từng giai đoạn
khác nhau, có thể ghi nhận 3 trạng thái bờ đảo BLV như sau [3]
- Bờ xói lở mạnh dài 1 200m tính từ mũi Đông Bắc trên đoạn bờ Tây Bắc về
mùa Đông và đoạn dài 2 400m của bờ Đông Nam về mùa Hè. Tốc độ xói lở trung
bình khoảng 5-7 cm/năm.
- Bờ bồi tụ yếu theo mùa (chỉ bồi tụ nổi cao) trên đoạn bờ dài 400m ở phía
Nam, mũi Tây Nam về mùa Đông, đoạn bờ 300m ở phía Tây Nam và 400m ở phía
Đông Bắc về mùa Hè. Tuy nhiên, vẫn có vách hoạt động yếu.
9
- Bờ cân bằng tương đối gồm đoạn dài 280m ở bờ Tây Nam (trước Phủ Thuỷ
Châu cũ) và 1 270m ở bờ Tây Bắc. Thực tế, ở đây vẫn có vách hoạt động yếu hoặc
bồi - xói yếu thay thế theo mùa.
1.1.1.5. Đặc điểm khí hậu
Gió
Nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, đảo BLV bị chi phối bởi chế độ khí hậu nhiệt
đới gió mùa, hình thành chủ yếu do trung tâm áp cao Sibiria và áp thấp xích đạo.
Vào các tháng 7, 11 và 12, vận tốc gió trung bình lớn nhất, vào các tháng chuyển
tiếp (tháng 4 và 9) vận tốc gió trung bình nhỏ nhất. Các hướng gió ĐB, BĐB, Đ và
N chiếm tần suất lớn, vận tốc gió trong khoảng 4,0 - 8,9m/s chiếm tới 50,9%.
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình năm ở BLV vào khoảng 23,5
o
C, thường cao vào
tháng 5 đến tháng 9, trung bình 27-28
o
C, cao nhất là 33
o
C. Ngược lại nhiệt độ không
khí thấp vào các tháng 12,1,2, trung bình 16-18
o
C.
- Độ ẩm không khí
Số liệu quan trắc trước đây ghi nhận độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm
đạt 86%, cao nhất vào tháng 3 và 4 (92%) và nhỏ nhất vào tháng 11 (69%).
- Nắng, bức xạ nhiệt, mây
Hàng năm khu vực đảo BLV có khoảng 1 600-1 900 giờ nắng và phân bố khá
đều, nhưng nhiều hơn vào cuối hè, đầu thu và ít vào các tháng 2 và 3. Tổng lượng
bức xạ hàng năm ở BLV cao, đạt 132,5 Kcal/cm
2
và cao hơn hẳn so với các đảo ven
bờ (Cát Bà - 108,49 Kcal/cm
2
). Cân bằng bức xạ năm đạt 65-85 Kcal/cm
2
(tương
đương các tỉnh Bắc Trung Bộ). Bức xạ cao trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10,
đều đạt trên 10 Kcal /cm
2
, cao nhất vào tháng 5 (15,98 Kcal/cm
2
) trong khi các
tháng còn lại đều dưới 10 Kcal /cm
2
, thấp nhất 7,18 Kcal/cm
2
vào tháng 3 [2]
10
Lượng mây trung bình năm, kể cả mây tầng cao và thấp khoảng 7/10 bầu trời,
riêng mây thấp đạt 5/10 bầu trời. Mây nhiều vào cuối mùa đông, ít vào cuối mùa hè,
đầu mùa đông.
- Mưa và bốc hơi
Lượng mưa trên đảo BLV rất thấp so với vùng ven bờ tây vịnh Bắc bộ, trung
bình năm chỉ đạt 1 050 mm và phân bố không đều trong năm. Trong thời gian từ
tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình tháng đều trên 90 mm, cao nhất vào
tháng 8 (208 mm). Vào các tháng còn lại lượng mưa đều thấp dưới 50 mm, thấp
nhất vào tháng 12 chỉ đạt 21,7 mm .Cũng trong các tháng 5, 10, lượng mưa tổng
cộng đạt 832,8 mm, chiếm 83,15 % cả năm.
Tổng thời gian mưa cả năm trung bình 107, 3 ngày, nhiều nhất vào tháng 8 và
9, đạt 10,5-12 ngày, với lượng mưa tháng cũng cao nhất năm, đạt 192-214 mm.
Tháng 12 có số ngày mưa ít, đạt 7, 2 ngày và lượng mưa cũng nhỏ nhất, đạt 17, 1
mm. Lượng mưa ngày lớn nhất đạt trên 100 mm vào các tháng 5, 6, 8, 9, 10, trong
đó tháng 5 có lượng mưa ngày cực đại đạt 167,5 mm.
Lượng bốc hơi cả năm cao hơn lượng mưa, đạt 1 461 mm, cao trên 100 mm
vào các tháng 6 đến tháng 1 năm sau. Tháng 3 có lượng bốc hơi nhỏ nhất: 57, 8 mm
và cũng là tháng có độ ẩm cao nhất: 92% [3]
Bão và các hiện tượng thời tiết đặc biệt
Đảo BLV chịu ảnh hưởng của hầu hết các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ
vào bờ tây VBB. Trong thời gian 34 năm qua, bão hoạt động trong VBB trung bình
3, 5 cơn/năm, trong đó có 1-2 cơn tràn qua khu vực đảo BLV. Mùa bão thường bắt
đầu vào tháng 6 hoặc tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 hoặc 11, nhưng chủ yếu vào
các tháng 7, 8 và 9. Sức gió mạnh nhất trong bão có thể đạt tới 50 m /s.
Sương mù xuất hiện nhiều hơn vùng ven bờ và tập trung vào mùa Đông, trung
bình có 24 ngày. Đặc biệt vào cuối đông nhiều mưa phùn, mỗi tháng có 5-10 ngày.
11
Hàng năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc tràn qua vào mùa Đông với
sức gió mạnh nhất tới cấp 9, cấp 10. Mỗi tháng mùa Đông có 3-6 đợt gió mùa Đông
Bắc [3].
1.1.1.6. Đặc điểm hải văn
Thuỷ triều và mực nước
Thuỷ trriều vùng biển BLV là triều toàn nhật đều với hầu hết số ngày trong
tháng là nhật triều. Trong chu kỳ 18, 6 năm, năm ứng với dao động triều lớn là
2005, 2006, 2007. Triều lớn nhất vào tháng 6 và 12, nhỏ nhất vào tháng 3 và 6.
Trong các tháng 3, 4, 8 và 9 độ lớn triều giảm và xuất hiện triều bán nhật 3-4 ngày
mỗi tháng. So với thuỷ triều Hòn Dấu, độ lớn triều BLV nhỏ hơn 0, 1m và lệch pha
nước lớn và nước ròng là 40 phút sớm hơn.
Dòng chảy
Dòng chảy vùng biển BLV chịu ảnh hưởng chung của hệ thống hoàn lưu VBB
thay đổi theo mùa. Dòng triều trong VBB chủ yếu là thuận nghịch hoặc gần thuận
nghịch, hướng cơ bản song song với đường bờ. Tốc độ lớn nhất của dòng triều đạt
tới hơn 5 hải lí /giờ ở eo Hải Nam, trên 3 hải lí /giờ ở bờ đông nam, 1-2 hải lí /giờ ở
phía tây và bắc vịnh, và 2-3 hải lí /giờ ở khu vực giữa vịnh.
Dòng chảy ven bờ đảo có thể được đánh giá dựa trên kết quả đo đạc vào tháng
10/1995. Kết quả cho thấy hướng và tốc độ dòng chảy ở 2 tầng đo gần tương đương
và đồng pha. Tốc độ dòng chảy lớn nhất đo được 65 cm /s ở ven bờ Đông Nam,
trung bình đạt 28 cm /s, trong khi tốc độ cực đại và trung bình ở ven bờ Tây Nam và
đông bắc lần lượt là 20 cm /s, 5,8 cm/s và 25 cm /s, 13 cm/s [3].
Sóng
Sóng phụ thuộc chủ yếu vào gió thay đổi theo mùa và địa hình. Về mùa Đông,
sóng thịnh hành hướng Đông Bắc, độ cao trung bình 0,6-0,9m, cực đại 4, 0m. Sóng
Đông Bắc ở khoảng độ cao 0,4-0, 6m chiếm tần suất trên 50%. Về mùa Hè, sóng
12
hướng Nam và Đông Nam thịnh hành với độ cao trung bình 0,65-0,92m, độ cao lớn
nhất đạt 4, 5m. Sóng hướng Nam ở khoảng độ cao 0,4-0, 6m đạt tần suất lớn nhất,
47,4% (tháng 5), 55,8% (tháng 6) và 60,7% (tháng 7). Sóng lớn đều suất hiện ở các
hướng. Kết quả phân tích số liệu trong 15 năm (1978-1992) tại BLV cho thấy,
hướng sóng thịnh hành là ĐB, BĐB và N, khoảng độ cao sóng 0,25-0, 75m chiếm
tần suất lớn nhất (30,2%) [3].
1.1.2. Đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật biển
1.1.2.1. Đa dạng sinh học
- Đa dạng hệ sinh thái
Ở vùng nước quanh đảo có mặt nhiều HST khác nhau, đáng chú ý là HST
RSH có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì tài nguyên và môi trường khu vực
[5].
- HST bãi triều cát có quy mô khoảng 12 ha ở phía Tây Nam của đảo. Khu hệ
động, thực vật rất nghèo nàn, hầu như không có các loài rong và cỏ biển, động vật
đáy chỉ khoảng 10 - 15 loài, chủ yếu là giáp xác (còng, cáy, ốc mượn hồn, ).
- HST bãi triều đá - cuội - sỏi có diện tích khoảng 88 ha. Khu hệ động thực vật
phong phú hơn, bao gồm rong biển (19 loài), động vật đáy (46 loài) thuộc các nhóm
Giun nhiều tơ, Thân mềm, Giáp xác và Da gai, ngoài ra còn một số loài cá nhỏ theo
nước triều lên để kiếm mồi.
- HST rạn đá - san hô là quan trọng nhất trong vùng biển, phân bố ở quanh
đảo với mức độ khác nhau về thành phần loài và độ phủ san hô. Diện tích phân bố
ước tính khoảng 5 km
2
, phạm vi từ 0 mHĐ đến khoảng độ sâu 25 m nhờ nước
trong, có chỗ xa bờ tới 1 500m. Thành phần loài khu hệ động thực vật trên vùng
RSH khá đa dạng, có tới 93 loài san hô thuộc 27 giống, 12 họ. Về thành phần loài
và độ phủ, rạn ở phía đông bắc đảo có số lượng loài cao hơn, 81 loài, độ phủ san hô
sống từng đạt tới 94%. Số lượng loài và độ phủ giảm dần về hai phía quanh đảo,
thấp nhất là phía nam đảo, mới chỉ ghi nhận được 16 loài, độ phủ chỉ đạt 2,6%.
13
- Đa dạng loài sinh vật
Vùng biển quanh đảo có 996 loài đã được ghi nhận (Bảng 1.1), trong đó
nhiều loài có giá trị kinh tế cao, quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam đang
có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc có giá trị về khoa học, sinh thái và môi trường. Hiện
có 22 loài đã được thống kê, điển hình là Bào ngư (Haliotis diversicolor), ốc đụn
cái (Trochus maculatus), ốc đụn đực (T. pyramis), ốc hương (Nerita albicilla), v.v.
Bảng 1.1. Đa dạng loài sinh vật vùng biển quanh đảo Bạch Long Vỹ
TT
Nhóm sinh vật
Số loài
Số giống
Số họ
1
Thực vật ngập mặn
17
17
14
2
Cỏ biển
1
1
1
3
Rong biển
46
28
17
4
Thực vật phù du
210
47
5
Động vật phù du
110
57
6
San hô
93
26
12
7
Động vật đáy lớn
125
66
43
8
Cá biển
393
229
105
Tổng số
996
( Nguồn: Viện tài nguyên và Môi trường biển, 2006)
1.1.2.2. Nguồn lợi thuỷ sản
- Nguồn lợi rong biển
14
Trong số 46 loài rong, có tới 9 loài được dùng để chế biến phục vụ công
nghiệp như rong Mơ (Sargassum), rong Loa gai (Turbinaria), v.v, 7 loài có ý nghĩa
dược liệu như rong Đại (Codium) trị giun sán, rong Quạt (Padina) chế thuốc điều
hoà kinh nguyệt, rong Đông làm thuốc chống táo bón, v.v.
- Nguồn lợi động vật đáy
Động vật đáy có các loài kinh tế, trữ lượng khá lớn và tập trung như Bào
ngư (Haliotis diversicolor), ốc nón (Trochus pyramis), Bàn mai (Pinna spp), Trai
ngọc (Pteria martensii), Vọp tím (Asaphis dichotoma), ốc hương (Nerita spp), ốc đá
(Clypemorus spp), v.v. Tổng lượng sinh vật đáy riêng ở vùng triều có thể đạt trên 1
500 tấn. Chúng tạo thành những bãi hải sản quan trọng.
- Nguồn lợi ngư trường quanh đảo
Vùng biển quanh đảo có gần 400 loài cá biển trong tổng số 960 loài thuộc
VBB, trong đó có 49 loài cá có giá trị kinh tế cao, hầu hết thuộc loài cá nhiệt đới
biển nông, một số ít thuộc loại xa bờ [8]
Ngư trường BLV rộng khoảng 1 500 hải lý vuông, được coi là tốt nhất VBB.
Tại đây có thể khai thác nhiều loài cá kinh tế với mật độ cao, sản lượng đánh bắt đạt
250 kg /h. Trong ngư trường có 4 nhóm cá chủ yếu: cá nổi, cá tầng đáy, cá đáy và
cá RSH. Các loài cá đặc biệt có ý nghĩa kinh tế gồm: cá Trích (2 loài), cá Mối (3
loài), cá Song, cá Khế, cá Hồng, cá Lượng, cá Phèn, cá Thu ngừ. Đặc biệt, cá Song
đang là đối tượng tập trung khai thác của tàu thuyền các tỉnh khác đến. Giá trị của
cá Song lớn gấp nhiều lần các nhóm cá tạp và được khai thác gần như quanh năm,
nhưng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 1.
Mực xung quanh đảo BLV có 12 loài, trữ lượng ước tính 4 959 tấn, khả năng
khai thác 2 477 tấn. Riêng mực Xanh trữ lượng đạt 2 919 tấn, khả năng khai thác 1
168 tấn [7].
15
1.1.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Tổ chức bộ máy
Ngày 9/12/1992, Chính phủ ra Nghị định số 15/NĐ/CP về việc thành lập
huyện BLV, thuộc thành phố Hải Phòng và ngày 26/3/1993, Đảng bộ và chính
quyền huyện chính thức ra mắt. Do huyện nhỏ, không có đơn vị hành chính cấp xã,
tổ chức bộ máy gọn nhẹ và cán bộ kiêm nhiệm. Bộ máy tổ chức của huyện hiện có,
Huyện ủy, HĐND, UBND, và khối nội chính. Các phòng, ban chuyên môn chính
gồm phòng Tài chính, phòng Kinh tế - Kế hoạch, phòng Văn hoá - Thông tin, phòng
Thể dục thể thao, phòng Tư pháp và phòng Thống kê, Ban xây dựng Đảng. Khối
nội chính gồm có các bộ phận Công an, Toà án, Viện Kiểm sát và Đội Thi hành án,
Đội Thuế và các đơn vị chuyên ngành như Bưu điện, Hải văn….
1.1.3.2. Dân số và lao động
Đến năm 2006, huyện BLV có khoảng 121 hộ (trong đó có 30 hộ TNXP) với
424 người, trong đó có 250 lao động. Dân số trên đảo chưa ổn định, nhưng tổng số
thường trên 1 000 người gồm dân định cư, TNXP, cán bộ công chức, viên chức của
huyện, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, Trạm khí tượng thuỷ văn, Bảo đảm
hàng hải, Bưu điện và một số doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn lượng lớn dân vãng lai từ các tầu cá neo đậu quanh đảo (có lúc
tới 800 chiếc) và nhiều tầu thu mua và dịch vụ thuỷ sản (có lúc tới 120 chiếc) và các
đơn vị xây dựng thường từ 2 000 đến 3 000 người. Nếu tính cả khách vãng lai, dân
số có thể tới 3 500 - 4 000 người [3].
1.1.3.3. Đất và cơ cấu sử dụng đất
Theo thống kê năm 2004 của Viện Tài nguyên và Môi trường biển, đảo có tổng
diện tích đất tự nhiên tính đến mực nước trung bình (riêng âu cảng được tính tới 0 m hải
đồ) khoảng 233 ha và cơ cấu sử dụng đất như trong bảng 1.2.
16
Bảng 1.2. Cơ cấu sử dụng đất tại huyện Bạch Long Vỹ năm 2004
(1). Đất sản xuất nông nghiệp (rau xanh)
0,30 ha
0,13%
(2). Đất lâm nghiệp (chủ yếu được trồng phi lao)
45,2 ha
19,39%
(3). Đất chuyên dụng ( đất xây dựng, giao thông, kinh
doanh , cảng )
74,1 ha
31,79%
(4). Đất ở
0,7 ha
0,30%
(5). Đất chưa sử dụng (gồm đất hoang và bãi ngập triều cao)
112,8 ha
48,39%
Tổng cộng:
233,1 ha
= 100%
(Nguồn: Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 2006)
1.1.3.4. Cơ sở hạ tầng
Từ khi thành lập huyện, cơ sở hạ tầng trên đảo dần được cải thiện tới mức
đáng kể.
- Giao thông đường bộ. Hiện có 5 km đường nhựa (4 km ở độ cao 20m và 1
km trong khu dịch vụ) và khoảng 10 km đường bê tông rộng 3, 5m vòng quanh đảo,
tiêu chuẩn đường cấp 5 miền núi, gồm các tuyến đường 5A, 5B và 5C. Ngoài ra,
còn có 15 km đường đất ở phía bắc, phía đông, phía tây đảo và hệ thống đường nối
các tuyến dân cư. Các tuyến đường 6, 7, 8 nối tuyến đường 5 vào trung tâm đảo đã
được thiết kế.
- Cảng và giao thông thuỷ. Cảng có hệ thống đê chính dài 648m, đê phụ
514m, 3 bến cập tầu (bến chính có thể cập tầu 400T, bến tầu cá dài 100m và bến
nghiêng phục vụ quốc phòng). Âu cảng nông, diện tích hữu ích neo đậu tầu thuyền
17
chỉ còn khoảng 7, 4 ha lúc triều kiệt. Cửa và luồng vào hướng về phía Tây Nam,
nên khi có gió Đông Nam mạnh, tầu thuyền không vào được.
Tàu khách cao tốc Bạch Long, vỏ hợp kim nhôm đi biển có sức chở 80 - 120
hành khách, tốc độ 18 - 20 hải lý /giờ, chạy tuyến Hải Phòng ra đảo đã được đóng
mới. Tàu này hoạt động từ tháng 1/2002 với hành trình hơn 5 giờ. Ngoài ra, còn có
1 tàu vận tải kết hợp chở khách do UBND huyện quản lý thường xuyên hoạt động.
- Điện. Trên đảo hiện có hơn 40 máy phát điện diezen công suất 1-200 KVA,
tổng công suất trên 700 KVA, riêng khu dịch vụ hậu cần nghề cá có công suất 400
KVA. Trạm Hải đăng còn sử dụng năng lượng mặt trời. Dự án điện gió công suất
800 KVA đã được Tổng đội TNXP triển khai, liên kết với tập đoàn MADE của Tây
Ban Nha từ năm 2001 và hoàn thành vào cuối năm 2004. Tuy nhiên, từ đầu năm
2006, trạm điện gió gặp khó khăn do tuabin không hoạt động. Hai máy phát điện
điezen phải thay nhau hoạt động nhưng cũng không đều vì thiếu nhiên liệu.
- Nước. Trên đảo có 3 giếng khoan và 40 giếng khơi. Đa phần hộ dân dùng
giếng khơi và đều có bể chứa nước mưa. Nước giếng khoan (sâu 80 - 100m) được
khai thác 80 m
3
/ngày, 3 bể chứa 700 m
3
phục vụ Trung tâm hậu cần nghề cá là
chính. Trạm lọc nước biển có công suất 200 m
3
/ngày phục vụ sản xuất nước đá,
nhưng giá thành còn cao và đã ngừng hoạt động 2 năm nay do hư hỏng thiết bị. Nhu
cầu nước sử dụng sinh hoạt và sản xuất nước đá cho tầu thuyền vào khu neo đậu
trong âu cảng trung bình 500 m
3
/ngày, cao điểm 600 - 700 m
3
/ngày. Hiện nay, nước
ngọt trên đảo chỉ tạm đủ cho dân và đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu của tầu thuyền
đánh cá [16]
- Các hạng mục khác. Huyện có khu nhà ở và công sở cho cơ quan huyện,
công an, biên phòng, thuế, cảnh sát, thi hành án và còn 121 căn nhà ở cho dân và
TNXP; có trường học PTCS hai tầng, trạm thông tin liên lạc trong nước và quốc tế,
nhà văn hoá, trạm phát thanh truyền hình, sân vận động và công viên. Các công
18
trình xây dựng trên đều được bố trí khá hợp lý, nhưng cơ sở hạ tầng còn ở mức thấp
và chưa đồng bộ
1.1.3.5. Các hoạt động kinh tế
Ngư nghiệp
Ngư nghiệp ở đảo chủ yếu là các nghề lặn Bào ngư và đánh cá ven bờ, ngoài
ra còn bắt Hải sâm. Trước năm 1988, mỗi năm có thể khai thác khoảng 40 - 50 tấn
cá song, 30 - 40 tấn Bào ngư. Do khai thác quá mức, nguồn lợi Bào ngư giảm hẳn,
hiện chỉ phân bố ở độ sâu 3 - 5 m nước trở vào với mật độ không lớn.
Nghề cá của dân chưa phát triển, phương tiện thô sơ. Chỉ có 8 hộ có thuyền máy
với 12 máy (6-15CV), tổng công suất 78 CV. Khoảng 20 hộ chỉ sắm được thuyền nan
nhỏ đánh bắt hải sản sát ven đảo. Doanh thu hàng năm ước tính trên 1 tỷ đồng (1 440
triệu đồng năm 2004, trong đó: câu mực khoảng 10 tấn, trị giá 380 triệu đồng; khai
thác Bào ngư khoảng 3 tấn, trị giá 900 triệu đồng và đánh cá 16 tấn trị giá khoảng
160 triệu đồng).
Các tầu khai thác ngư trường Bạch Long Vỹ đến từ các tỉnh từ Quảng Ninh
đến Bình Định với các nghề vây rút chì, giã, câu cá, câu mực, chụp mực. Nghề vây
rút chì có số lượng tàu và công suất lớn (300 CV), trong đó Bình Định có khoảng
300 chiếc, Thanh Hóa có 200 chiếc, Quảng Trị có khoảng 100 chiếc và các tỉnh
khác từ 100 – 200 chiếc. Năm 2006 số lượng tàu công suất lớn hoạt động ở ngư
trường Bạch Long Vỹ giảm 60%, nhưng số lượng tàu nhỏ tăng như tàu giã loại 45
CV của Quảng Ngãi, tàu câu 15 CV- 45CV của Thanh Hóa.
Nông lâm nghiệp
Do thiếu nước tưới, lương thực và thực phẩm dùng trên đảo chủ yếu từ đất
liền. Trước năm 1965, trên đảo có 22 ha đất lúa, cao lương, dưa hấu, bí đỏ, bí đao,
v.v nhưng sản lượng thấp: lúa dưới 2 tấn /ha/năm, cao lương 0, 75 tấn/ha/năm, dưa
hấu 0, 7 tấn/ha/năm. Hiện nay, tổng diện tích rau quả đạt 8 500 m
2
, thu hoạch hàng