Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

đánh giá tác động của tôm hùm nước ngọt (procambius clarkii) nhập nội vào việt nam lên đa dạng thủy sinh vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 84 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





PHẠM THỊ PHƢƠNG MAI


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÔM HÙM NƢỚC NGỌT
(PROCAMBIUS CLARKII) NHẬP NỘI VÀO VIỆT NAM LÊN ĐA
DẠNG THỦY SINH VẬT





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



Hà Nội - Năm 2012
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





PHẠM THỊ PHƢƠNG MAI


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÔM HÙM NƢỚC NGỌT
(PROCAMBIUS CLARKII) NHẬP NỘI VÀO VIỆT NAM LÊN ĐA
DẠNG THỦY SINH VẬT

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Mai Đình Yên



Hà Nội - Năm 2012
iii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Mai Đình Yên
đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo bộ môn
Quản lý Môi trường, khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học quốc gia Hà Nội, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô
cùng có ích trong những năm học vừa qua.

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu
nuôi trồng thủy sản 1 tại Bắc Ninh, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy
sản đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận
văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2012
Học viên


Phạm Thị Phƣơng Mai

iv
LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Phạm Thị Phƣơng Mai, học viên cao học Môi trƣờng K15,
chuyên ngành Quản lý môi trƣờng, khoá 2007 - 2009. Tôi xin cam đoan luận
văn thạc sĩ ‘‘Đánh giá tác động của loài tôm hùm nước ngọt (Procambius
clarkii) nhập nội vào Việt Nam lên đa dạng thủy sinh vật” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu đƣợc từ thực nghiệm và trung
thực.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn, các thông tin sử dụng trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc
và đƣợc phép sử dụng.

Học viên


Phạm Thị Phƣơng Mai

v
MỤC LỤC

MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC BẢNG xi
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.Tình hình phát triển tôm hùm nƣớc ngọt trên thế giới và vấn đề môi
trƣờng liên quan 3
1.1.1. Phân bố của tôm hùm nước ngọt 3
1.1.2. Sản lượng và giá trị thương mại 3
1.1.3.Tình hình nuôi tôm hùm nước ngọt ở một số nước trên thế giới 4
1.1.4. Tác động của các loài thủy sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại nói
chung và THNN nói riêng đến môi trường sống các loài TSV bản địa 9
1.2. Tình hình nuôi và phát triển tôm hùm nƣớc ngọt ở Việt Nam 12
1.3. Thực trạng công tác quản lý các loài thủy sinh ngoại lai trong đó có tôm
hùm nƣớc ngọt 13
CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: 16
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 16
vi
2.2.1. Xác định các đặc tính sinh trưởng, sinh sản 16
2.2.2.Nghiên cứu ngưỡng nhiệt độ và ngưỡng oxy của tôm hùm nước ngọt
16
2.2.3. Kỹ thuật nuôi tôm kết hợp với trồng lúa và một số đối tượng thủy sản
khác để xác định mức độ ảnh hưởng 16
2.2.4.Nghiên cứu các bệnh của tôm hùm nước ngọt
20

2.2.5. Phương pháp phỏng vấn người dân 21
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1. Đặc điểm hình thái và môi trƣờng sống của loài tôm hùm nƣớc ngọt . 22
3.1.1.Đặc điểm hình thái 22
3.1.2. Môi trường sống của tôm hùm nước ngọt 23
3.1.3. Nguy cơ ô nhiễm môi trường nuôi do đặc tính ăn của tôm hùm nước
ngọt 25
3.1.4. Sinh trưởng và lột xác 26
3.1.5. Đặc điểm sinh học, sinh sản 26
3.1.7. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển
của tôm hùm nước ngọt 29
3.1.8. Các bệnh có thể lây truyền ra môi trường nước và ảnh hưởng đến
sức khỏe con người từ việc nuôi tôm hùm nước ngọt 30
3.1.9. Khả năng sinh trưởng và phát tán ra môi trường của tôm hùm nước
ngọt 33
vii
3.2. Nuôi tôm hùm nƣớc ngọt ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc
nuôi trồng thủy sản. 34
3.2.1. Ô nhiễm do tích lũy chất hữu cơ 37
3.2.2. Suy thoái do nhu cầu sử dụng oxy trong nước ao nuôi 38
3.3. Đánh giá ảnh hƣởng của Tôm hùm nƣớc ngọt (P.clarkii) lên đa dạng
môi trƣờng thủy sinh vật và hiệu quả kinh tế - xã hội của việc nuôi tôm hùm
nƣớc ngọt ở Việt Nam 39
3.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tôm hùm nước ngọt đối với lúa 39
3.3.2. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tôm hùm nước ngọt đối với cá
bột 41
3.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tôm hùm nước ngọt đối với tôm
càng xanh (Macrobrochium rosenbergi) 42
3.3.4. Ảnh hưởng của tôm hùm nước ngọt đối với cá hương và tôm đất
43

3.4. Kết quả khảo nghiệm tại hiện trƣờng và phỏng vấn ngƣời dân về kỹ
thuật và hiệu quả nuôi tôm hùm nƣớc ngọt 45
3.4.1. Kết quả khảo nghiệm tại hiện trường 45
3.4.2. Kết quả phỏng vấn người dân 54
3.5. Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trƣờng đối các loài thủy
sinh vật ngoại lai nói chung và loài tôm hùm nƣớc ngọt nói riêng 56
Chƣơng 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
4.1. Kết luận: 58
viii
4.2. Kiến nghị: 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 62
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
1
Bể TN
Bể thí nghiệm
2
FAO
Tổ chức nông lƣơng thế giới
3
ITC
Hiệp hội Thƣơng mại Hoa Kỳ
4
Procambarus clarkii
P.clarkii

5

Tôm đất
6
THNN
Tôm hùm nƣớc ngọt
7
TSV
Thủy sinh vật
x
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hƣởng của tôm đối với lúa 17
Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt các công đoạn nghiên cứu vi khuẩn 20
Hình 2.3. Sơ đồ tóm tắt các công đoạn nghiên cứu nấm 21
Hình 3.1. Tôm hùm nƣớc ngọt 22
Hình 3.2A. Hang của tôm hùm nƣớc ngọt tại ao nuôi ở Vũ Di, Vĩnh Phúc 24
Hình 3.2B. Hang của tôm hùm nƣớc ngọt tại ao nuôi ở Bạch Trữ, Mê Linh . 24
Hình 3.3. Cách đào hang của tôm hùm nƣớc ngọt 25
Hình 3.4 A. Hình ảnh tôm hùm nƣớc ngọt giống cái 27
Hình 3.4 B. Hình ảnh tôm hùm nƣớc ngọt giống đực 27
Hình 3.5. Tôm ôm trứng 28
Hình 3.6 A. Bể nuôi ghép tôm hùm nƣớc ngọt với cá hƣơng và tôm đất 43
Hình 3.6 B. Bể nuôi ghép tôm hùm nƣớc ngọt với cá hƣơng và tôm đất 43
Hình 3.7. Ao nuôi THNN tại trại Bạch Trữ 46
Hình 3.8. Ao nuôi tôm hùm nƣớc ngọt tại Phƣợng Xô, Vĩnh Phúc 47
Hình 3.9. Ao nuôi THNN tại Vũ Di, Vĩnh Phúc 48
Hình 3.10. Bẫy thu hoạch tôm hùm nƣớc ngọt 51
Hình 3.11. Đầm nuôi THNN Bạch Thủy, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ 52


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả theo dõi ngƣỡng nhiệt độ 29
Bảng 3.2. Kết quả theo dõi ngƣỡng ôxy 30
Bảng 3.3. Kết quả tìm hiểu các bệnh của tôm hùm nƣớc ngọt 31
Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu môi trƣờng nƣớc ao nuôi tôm 35
Bảng 3.5. Kết quả phân tích động vật phù du 36
Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của tôm đối với lúa ở quy mô nhỏ 39
Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của tôm đối với lúa ở quy mô đại trà
40
Bảng 3.8. Kết quả nuôi tôm kết hợp với cá bột cá chép 41
Bảng 3.9. Kết quả nuôi tôm hùm nƣớc ngọt với tôm càng xanh 42
Bảng 3.10. Kết quả nuôi tôm hùm nƣớc ngọt với cá hƣơng và tôm đất 44













1
MỞ ĐẦU


Trong những năm gần đây, do sự biến động của thị trƣờng tiêu thụ
thủy sản của các nƣớc trên thế giới, sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động
lớn đến sức mua của ngƣời dân. Chính vì vậy Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã có chủ trƣơng tìm kiếm đối tƣợng thủy sinh có giá trị kinh tế
cao để nuôi thƣơng phẩm phục vụ xuất khẩu và thị trƣờng nội địa. Trong đó
hƣớng tìm kiếm thuỷ sinh vật ngoại lai có giá trị kinh tế đã đƣợc các doanh
nghiệp, các cơ quan có chức năng chuyển giao công nghệ đề xuất đƣa vào tại
Việt Nam. Việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhập khẩu các giống cây, con đã tạo cho
khu hệ động vật, thực vật đƣợc bổ sung phong phú, nhiều loài đã trở thành
đối tƣợng nuôi, trồng kinh tế, tăng thu nhập và góp phần tăng trƣởng kinh tế
cho đất nƣớc. Riêng lĩnh vực thuỷ sản đã có nhiều giống đƣợc coi là có giá trị
kinh tế nhƣ: cá Trắm cỏ, cá Mè trắng Trung quốc, cá Mè hoa, cá Rôhu,
Mrigan, Rô phi vằn, Trê phi, Chép Hungari, Chép Indonesia.… nhiều đối
tƣợng thuỷ sinh nhập nội đƣợc nuôi làm cảnh, làm thức ăn cho tôm cá [1,
2]. Hình thức nhập khẩu các loài ngoại lai dƣới nhiều dạng: nhập khẩu
chính ngạch, qua con đƣờng tiểu ngạch, quà biếu, nhập để nghiên cứu khoa
học nên khó kiểm soát, đặc biệt là nhập khẩu tự do qua tiểu ngạch sẽ không
qua kiểm dịch, một số loài không rõ nguồn gốc, một số loài chƣa đƣợc xem
xét kỹ lƣỡng về đặc tính sinh vật học nhƣng vẫn đƣợc cho phép nhập công
nghệ nuôi…nên xảy ra tình trạng một số sinh vật lạ xâm lấn thoát ra ngoài
tự nhiên phát triển, gây hậu quả nghiêm trọng về môi trƣờng sinh thái, thiệt
hại về kinh tế.
Trong số các loài thủy sinh ngoại lai nhập nội phổ biến hiện nay là loài
tôm hùm nƣớc ngọt. Tôm hùm nƣớc ngọt (P.clarkii) có nguồn gốc ở Bắc Mỹ,
đến nay đƣợc phân bố rộng rãi trên 20 quốc gia và khu vực thuộc 5 châu lục.
THNN là đối tƣợng nuôi của các nƣớc nhƣ: Mỹ, Úc, Anh, Thụy Điển, Phần
2
Lan, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc… và một số quốc
gia khác [4].
Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý các loài ngoại lai nhập nội nói

chung và loài tôm hùm nƣớc ngọt nói riêng vẫn còn nhiều bất cập do vẫn
còn có nhiều ý kiến khác nhau giữa các cơ quan quản lý, các nhà khoa học
về đánh giá tác động của chúng lên đa dạng sinh học ở nƣớc và nguồn lợi
thuỷ sản. Chính vì vậy chúng tôi tiền hành đề tài “Đánh giá tác động của
loài tôm hùm nước ngọt (P.clarkii) nhập nội vào Việt Nam lên đa dạng
thủy sinh vật”.
Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu, tìm hiểu đặc tính sinh học, sinh thái và đánh giá tác động lên
môi trƣờng thủy sinh vật của loài tôm hùm nƣớc ngọt đang đƣợc nuôi thử
nghiệm tại một số tỉnh miền Bắc, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp.
3
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Tình hình phát triển tôm hùm nƣớc ngọt trên thế giới và vấn đề môi
trƣờng liên quan
1.1.1. Phân bố của tôm hùm nước ngọt
Tôm hùm nƣớc ngọt phân bố tự nhiên ở Bắc Mỹ, hiện đã di nhập và
phát triển mở rộng đến các châu lục nhƣ Châu Âu, Châu Phi và Châu Á. Là
một loài giáp xác có khả năng phát triển đƣợc trong các đầm hồ tự nhiên có
nhiều thực vật thủy sinh và mùn bã hữu cơ, có giá trị kinh tế và hiện đang
đƣợc phát triển nuôi ở một số nƣớc trên thế giới [4].
1.1.2. Sản lượng và giá trị thương mại
Năm 2000, tổng sản lƣợng THNN thƣơng mại khoảng trên 110.000 tấn.
Trong đó Mỹ chiếm 55%, Trung Quốc khoảng 35%, các nƣớc châu Âu chiếm
18% và châu Úc là 2% [4, 8, 15]. Trên thế giới THNN đã trở thành một mặt
hàng thuỷ sản xuất khẩu có giá trị cao, giá dao động từ một vài đô la đến hơn
mƣời đô la Mỹ/ kilôgam.
Australia năm 2001-2002 sản lƣợng THNN là 58 tấn, năm 2003 đạt
100 tấn. Năng suất tôm nuôi ở ruộng và ao đạt từ 1-3 tấn/ha/năm. Tuy nhiên
với nuôi bán thâm canh, và thâm canh năng suất có thể đạt 4 tấn/ha/năm thậm

chí đạt 8 tấn/ha/năm [6].
Năm 1994 tại Trung và Nam Âu, giá trị sản phẩm từ tôm hùm nƣớc ngọt
là 21 triệu USD, năm 2001 là 55 triệu USD. Miền nam Châu Âu, Tây Ban Nha
sản lƣợng tôm hùm nƣớc ngọt khoảng từ 2.000 đến 3.000 tấn/năm [7].
Năm 2005 bang Lousiana của Mỹ đã có khoảng 1.100 hộ nông dân
nuôi THNN (P.clarkii) với diện tích trên 43.000 ha. Tôm có thể thu hoạch sau
3-5 tháng nuôi từ khi thả giống với kích cỡ 2 - 4 cm/con. Kích cỡ tôm thƣơng
phẩm ≥ 20 gam/con. Năng suất tôm nuôi ở các ao mở, ruộng tối đa là 3.000
4
kg/ha, trung bình khoảng 1.000 - 2.000 kg/ha. Sản lƣợng tôm hùm nƣớc
ngọt của Mỹ năm 2005 đạt khoảng120.000 tấn [7,12].
Sản lƣợng THNN của Trung Quốc vào cuối những năm 1990 ƣớc tính
khoảng 80 -100.000 tấn/năm. Từ năm 2003 trở lại đây, sản lƣợng hàng năm
ƣớc tính khoảng 350.000 tấn/năm. Tôm hùm nƣớc ngọt không chỉ đƣợc nuôi
trong ao mà còn đƣợc nuôi kết hợp với trồng lúa. THNN đƣợc bán với giá bán
buôn là 0,75 đô la/kg và giá bán lẻ khoảng 0,83- 2,5 đô la/kg [4].
Trung Quốc là nƣớc xuất khẩu THNN lớn nhất thế giới. Thị trƣờng xuất
khẩu chính là Mỹ. Năm 1997, Trung Quốc đã xuất khẩu 4.600 tấn tôm nõn
tƣơng đƣơng 36.000 - 40.000 tấn tôm nguyên con. Năm 1999 xuất khẩu
70.000 tấn. Mỹ đã đánh thuế nhập khẩu tôm này từ 92 - 201% trung bình là
123%, tuy nhiên việc xuất khẩu tôm từ Trung Quốc vào Mỹ ngày một tăng.
Từ năm 2003 Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu sang thị trƣờng Châu Âu chủ yếu
là Bắc Âu [4, 6, 8, 19, 21]. Sản lƣợng THNN Trung Quốc xuất khẩu chủ yếu
là tôm thu từ đầm hồ tự nhiên. Sản lƣợng tôm hùm nƣớc ngọt nuôi của Trung
Quốc chỉ chiếm 15 - 20% [4].
Về chất lƣợng sản phẩm, theo các tài liệu nghiên cứu đã công bố, về tỷ
lệ thịt của tôm hùm nƣớc ngọt chiếm 20 - 30% thể trọng, trong đó phần thịt ở
thân đuôi chiếm 15 - 18%. Trong thịt tôm hùm nƣớc ngọt tính theo khối
lƣợng tƣơi, hàm lƣợng protein chiếm 17,62%, lipid chiếm 0,29%, các axit
amin chiếm 77,2% protein cơ thể. Do thịt thơm ngon, giàu dinh dƣỡng, là một

loại thực phẩm sạch, giàu protein và ít lipid nên tôm hùm nƣớc ngọt đƣợc coi
là một món ăn sang trọng quý hiếm của ngƣời dân Trung Quốc và đƣợc ƣa
thích trên thị trƣờng quốc tế [4].
1.1.3.Tình hình nuôi tôm hùm nước ngọt ở một số nước trên thế giới
Theo W Ray McClain và Robert P.Romaire [21] có rất nhiều loài tôm
hùm nƣớc ngọt phân bố tự nhiên trên các châu lục (trừ Châu Phi và Châu Nam
5
cực). Có khoảng 10 loài đƣợc khai thác thƣơng mại, trong đó có 6 loài là:
Cherax quardicarinatus, C. tenuimanus, C. destructor, P.zonangulus,
Austropotamobius pallipep, P. rocambarus. Loài P.clarkii đƣợc đánh giá là
có hiệu quả kinh tế, đã di nhập và phát triển mở rộng ra tới 20 quốc gia trên
thế giới. Tôm hùm nƣớc ngọt nhanh chóng đƣợc phát triển ở các nƣớc trên thế
giới do nuôi đối tƣợng này không đòi hỏi kỹ thuật cao, sản phẩm có giá trị
dinh dƣỡng và có giá trị thƣơng mại cao. Theo Brett F.Edgerton [8], một số
nƣớc tiến hành nuôi loài tôm này với các hình thức nhƣ nuôi quảng canh ở
những vùng nƣớc tự nhiên có nhiều thực vật thủy sinh, nuôi bán thâm canh,
nuôi thâm canh hoặc chỉ nhập khẩu để chế biến, tiêu thụ trong đó nổi bật hai
cƣờng quốc là Hoa Kỳ và Trung Quốc đã phát triển nuôi loài tôm hùm nƣớc
ngọt P.clarkii có quy mô lớn và có các phƣơng thức nuôi trên những diện tích
rộng lớn.
1.1.3.1. Phát triển tôm hùm nước ngọt tại Louisiana (Hoa Kỳ)
Tôm hùm nƣớc ngọt (P.clarkii) sống trong vùng giàu dinh dƣỡng ven
sông Mississippi. Louisiana là địa danh có nghề khai thác tôm Hùm nƣớc
ngọt, tuy nhiên việc khai thác tôm từ tự nhiên không ổn định nên việc nuôi
tôm đƣợc hình thành sớm, xuất hiện từ thế kỷ 18. Diện tích đất dùng cho nuôi
tôm hùm nƣớc ngọt đạt tới đỉnh cao vào năm 1987 là 52.000 ha. Do đặc điểm
sinh học của loài dễ thích nghi với các điều kiện môi trƣờng, có khả năng sinh
sản tự nhiên tạo quần đàn nhanh và có thị trƣờng khá rộng nên nhanh chóng
đƣợc ngƣời nuôi chú trọng phát triển. Việc nuôi tôm hùm nƣớc ngọt dựa vào
phƣơng pháp quảng canh, sử dụng ao đất, quần đàn con tự sinh sản. Loài tôm

này sử dụng chuỗi thức ăn dựa vào thực vật là chính và là một loài ăn tạp nên
dễ nuôi và dễ phát triển. Khoảng hơn 50 năm trở lại đây, sản lƣợng loài tôm
hùm nƣớc ngọt của Mỹ đạt khoảng 50.000 tấn vào năm 1990 và đạt 120.000
tấn vào năm 2005 [8].
6
1.1.3.2.Phát triển tôm hùm nước ngọt tại Trung Quốc
Tôm hùm nƣớc ngọt P.clarkii đƣợc du nhập từ Nhật Bản vào Trung
Quốc từ những năm 30 của thế kỷ 20. Đến nay loài tôm này đã phát triển rộng
rãi ở trên 26 tỉnh và khu vực của Trung Quốc. Nghề nuôi tôm hùm nƣớc ngọt
đã đƣợc chính quyền và các nhà khoa học của Trung Quốc quan tâm phát
triển do yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm và hiệu quả kinh tế của loài
tôm này vƣợt xa các loài cá truyền thống. Trung Quốc có ƣu thế về diện tích
rộng lớn trong đó có những khu vực đầm hồ rộng hàng chục đến hàng trăm ha
có nhiều thực vật thủy sinh rất thích hợp cho sự phát triển nuôi quảng canh
loài tôm hùm nƣớc ngọt. Sau hàng chục năm phát triển đã hình thành đàn tôm
tự nhiên có sản lƣợng khai thác đáng kể trong các sông hồ, đầm, trong đó
vùng hạ lƣu sông Trƣờng Giang là vùng có sản lƣợng lớn nhất [3].
Ở Trung Quốc tôm hùm nƣớc ngọt đã, đang đƣợc nuôi rất phổ biến ở
một số tỉnh nhƣ Hồ Bắc, Hồ Nam, An Huy, Sơn Đông, Triết Giang, Vân
Nam, Đài Loan (trên 20 tỉnh, thành phố và đặc khu) [4]. Trong một vài năm
gần đây thị trấn Tích Ngọc Khẩu, thuộc thành phố Xuân Giang tỉnh Hồ Bắc là
một trong những điểm điển hình về nuôi tôm hùm nƣớc ngọt. Tôm hùm nƣớc
ngọt không chỉ đƣợc nuôi trong ao mà còn đƣợc nuôi ở ruộng trũng. Năm
2001, loài tôm này đƣợc nuôi thử nghiệm tại 1.000 mẫu ruộng trũng (01 mẫu
Trung Quốc bằng 667 m
2
), năm 2002 là 2.000 mẫu, năm 2003 là 5.000 mẫu,
năm 2004 là 6.000 mẫu và đến 2005 là 15.000 mẫu (tƣơng đƣơng 1.000 ha).
Ruộng nuôi Tôm hùm nƣớc ngọt thƣờng có mƣơng chạy xung quanh.
Diện tích mƣơng chiếm khoảng 5 - 10%. Tôm có thể đƣợc nuôi luân canh với

trồng lúa (một vụ trồng lúa, một vụ nuôi tôm) hoặc nuôi kết hợp với lúa [4].
Sau đây xin đƣợc dẫn ra một một số mô hình nuôi tôm hùm nƣớc ngọt:
*Nuôi tôm luân canh với trồng lúa (một vụ trồng lúa một vụ nuôi tôm)
Tôm đƣợc nuôi luân canh với lúa có một số phƣơng thức thả giống sau:
7
- Mô hình thả tôm bố mẹ: Hàng năm vào tháng 7, tháng 8, trƣớc khi
thu hoạch lúa 1 - 2 tháng, tôm bố mẹ đƣợc thả vào mƣơng với mật độ
5.000 - 8.400 con/ha (125 - 200 kg/ha). Tỷ lệ tôm cái/đực là 3♀/1♂. Các
công việc chăm sóc lúa tiến hành bình thƣờng. Mực nƣớc ruộng cần giữ
từ 15 - 20 cm. Sau khi thu hoạch lúa xong cho nƣớc vào, bón phân hữu
cơ đã ủ mục. Khi thấy có tôm con xuất hiện thì đặt lờ đáy (bẫy) bắt tôm
bố mẹ.
- Mô hình thả tôm ôm trứng: Hàng năm vào tháng 9, sau khi gặt lúa
xong, lấy nƣớc, bón phân hữu cơ đƣợc ủ mục và thả tôm mẹ đã ôm trứng vào
ruộng. Mật độ thả 4.000 - 6.000 con/ha (125 - 150 kg/ha). Khi phát hiện thấy
có tôm con đặt lờ đáy để bắt tôm mẹ đi.
- Mô hình thả tôm giống: Tháng 9 hàng năm sau khi gặt lúa xong, dùng
cọc tre tạo một số hang sâu độ 20 cm trong ruộng, sau đó cho nƣớc vào ruộng.
Tiếp đó bón phân gia súc đã ủ mục vào ruộng với lƣợng 13.000 kg/ha. Sau đó
thả tôm con vào ruộng với mật độ 100.000 - 150.000 tôm con/ha (tôm con
vừa tách khỏi tôm mẹ). Nếu thức ăn tự nhiên ở ruộng kém thì có thể cho tôm
con ăn thêm các thức ăn khác nhƣ thịt cá xay, phế phẩm lò mổ, v.v cũng có
thể sử dụng động vật phù du cho tôm ăn. Từ cỡ ấu trùng vừa tách khỏi tôm
mẹ, nuôi trong ao chăm sóc tốt khoảng 2 - 3 tháng có thể đạt kích cỡ tôm
thƣơng phẩm trung bình 3 con/100 gam [4, 14, 21].
* Nuôi tôm kết hợp với trồng lúa
Trong vụ cấy lúa, thực hiện thả tôm vào ruộng lúa để nuôi cùng thời
vụ gọi là nuôi hỗn hợp tôm - lúa. Phƣơng thức này tôm sinh sống chủ yếu dựa
vào các loại thức ăn tự nhiên sẵn có trong ruộng. Tuy nhiên cần bổ sung thêm
cám gạo hoặc bột ngô. Hình thức canh tác này không ảnh hƣởng tới năng suất

lúa và thu thêm đƣợc khoảng 500 - 700 kg tôm/ha [4, 13].
* Nuôi tôm trong ao
8
Cỏ thủy sinh đƣợc trồng thành nhiều đám trong ao nuôi tôm hùm nƣớc
ngọt với diện tích khoảng 5% diện tích ao. Mực nƣớc trong ao thƣờng đƣợc
duy trì ở mức 60 – 80 cm. Trà đƣợc thả rải rác trong ao để làm chỗ trú cho
tôm. Tôm đƣợc thả nuôi có thể là tôm bố mẹ hoặc tôm giống vừa rời khỏi mẹ.
- Thả giống bằng tôm bố mẹ: Tôm bố, mẹ có khối lƣợng từ 25 - 30
gam/ con đƣợc sử dụng để sản sinh ra quần đàn tôm con trong ao nuôi. Mật
độ từ 13.000 - 20.000 con/ha.
Tỷ lệ đực/cái trong quần đàn là 1♂/ 3♀.
Thời gian thả tôm: Tôm bố mẹ đƣợc thả tháng 6 - 7.
Sử dụng lờ đáy để thu tôm bố mẹ khi thấy có tôm con trong ao.
- Thả giống bằng tôm giống với kích cỡ 2 - 4 cm: Tôm giống với kích
cỡ 2 - 4 cm đƣợc thả nuôi với mật độ từ 200.000 - 300.000 con/ha.
Thời gian thả giống từ tháng 3 - 4 hoặc tháng 7 - 8.
- Thức ăn và chăm sóc:
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, thực vật chƣa phân huỷ không phải là
thức ăn chính của tôm hoặc cung cấp một lƣợng dinh dƣỡng rất hạn chế. Các
chất hữu cơ từ thực vật đã phân huỷ (mùn bã hữu cơ) và một số loại hạt đƣợc
tôm dùng làm thức ăn. Tuy nhiên nguồn thức ăn tối ƣu cho tôm là các động
vật không xƣơng sống. Nhƣ vậy, chức năng chính của rong cỏ trong ao nuôi
tôm hùm nƣớc ngọt không cung cấp thức ăn trực tiếp, mà nó cung cấp năng
lƣợng nuôi dƣỡng chuỗi thức ăn trong đó tôm là ở đỉnh của chuỗi [4, 15, 21].
Có thể sử dụng phân hữu cơ hoại mục làm thức ăn chính cho tôm. Cách
thức sử dụng nhƣ sau: Phân hữu hữu cơ hoại mục đƣợc bón với lƣợng 1.000
kg/ha/15 ngày/lần. Rong, cỏ 1.000 kg/ha/15 ngày/lần. Bột ngô hoặc cám gạo
đƣợc sử dụng làm thức ăn bổ sung cho tôm. Khẩu phần ăn bằng 3% khối
lƣợng quần đàn. Sản lƣợng tôm nuôi theo hình thức này dao động từ dƣới 225
- 1.120 kg/ha [4, 21].

9
Cũng có thể sử dụng thức ăn viên để nuôi tôm. Tuy nhiên trong khi
chuẩn bị ao nuôi nên sử dụng phân hữu cơ hoại mục bón một lần với lƣợng
5.000 kg/ ha sau khi tẩy dọn ao. Thức ăn chính đƣợc sử dụng cho tôm ăn là
thức ăn viên. Khẩu phần ăn hàng ngày chiếm 3% khối lƣợng quần đàn. Sản
lƣợng tôm có thể thu đƣợc dao động từ 3000 - 5000 kg/ha [4, 21]. Nuôi tôm
hùm nƣớc ngọt ở Mỹ thƣờng đạt năng suất trung bình 1 - 2 tấn/ha/năm trong
hệ thống nuôi có quản lý. Tại Úc, tôm hùm nƣớc ngọt đƣợc nuôi với hình
thức bán thâm canh, điều kiện chăm sóc tốt và sản lƣợng trung bình đạt 4
tấn/ha/năm [15].
1.1.4. Tác động của các loài thủy sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại
nói chung và THNN nói riêng đến môi trường sống các loài TSV bản địa
1.1.4.1. Phá hoại môi trường sống của các loài thủy sinh vật bản địa
Loài thủy sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại làm thay đổi thảm thực vật
thủy sinh, làm giảm chất lƣợng nƣớc của các loài nhƣ: cá trắm cỏ và cá chép
Cá trắm cỏ đã dọn sạch thảm thực vật thủy sinh mà vai trò của thảm thực
vật thủy sinh đối với thủy sinh vật bản địa là vô cùng quan trọng. Cá chép tìm
kiếm thức ăn ở đáy bằng cách đào bới các rễ cây thủy sinh, làm cho xáo trộn
liên tục lớp bùn đáy, tăng độ đục của nƣớc, hạn chế phát triển vi tảo, và kéo
theo là chất lƣợng nƣớc suy giảm [17].
1.1.4.2. Phá hoại lưới dinh dưỡng
Tác động này đƣợc thể hiện theo 3 trƣờng hợp:
- Loài thủy sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại làm vật mồi cho loài bản địa.
- Loài thủy sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại làm vật ăn thịt cho
loài bản địa.
- Loài thủy sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại cạnh tranh với loài bản địa.
Ví dụ minh họa cho tác động này:
10
- Loài cá hoàng đế (Cichla ocellaris) nhập vào Panama đã tự nhiên hóa,
nó đã ăn các loài cá cỡ nhỏ bản địa và đã tiêu diệt tất cả là 7 loài ở hồ Gatum.

Vì các loài cá cỡ nhỏ bản địa ăn bọ gậy muỗi gây sốt rét nay không còn nữa
nên bệnh sốt rét đã trở lại nƣớc này.
- Loài cá hỏa khẩu (Cichlasoma managnense) nhập nội vào Elsavador
đã cạnh tranh và làm tiêu diệt loài cá ăn thịt bản địa.
- Các loài cá rô phi nhập vào Mỹ đã chiếm hết các nơi kiếm ăn của các
loài cá bản địa [10,17].
1.1.4.3. Phá hoại môi trường sống
Loài thủy sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã tự nhiên hóa sẽ cạnh
tranh không gian sống của các loài bản địa làm thu hẹp vùng phân bố của loài
bản địa. Loài thủy sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại có đặc tính là ƣa thích
nhƣng nơi mà loài bản địa kiếm ăn, làm tổ, ẩn náu.
Ví dụ minh họa cho loài tác động này là trƣờng hợp của loài cá mặt
trời, cá vƣợc Mỹ miệng rộng, cá chép, cá rô phi…[22]
1.1.4.4 Loài thủy sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại có nguy cơ mang
mầm bệnh và ký sinh trùng mới khi nhập nội
Các ký sinh trùng, các mầm bệnh mới thƣờng đƣợc nhập cùng loài thủy
sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại là các vật chủ. Sau đây là các ví dụ minh
họa cho loài tác động này:
- Nhập loài cá chình phƣơng đông vào Châu Âu đã mang theo ký sinh
trùng Anguillicola.
- Loài cá hồi dáng (Rainbow trout) đƣa từ Tây Bắc Mỹ vào Châu Âu và
Nam Mỹ đã đƣa theo bệnh phù cho các loài cá địa phƣơng.
- Ở Việt Nam thƣờng xuất hiện bệnh Taura lây từ loài tôm he chân
trắng sang loài tôm sú [17].
11
1.1.4.5. Tạp giao với các loài bản địa
So với các động vật nhƣ chim và thú, động vật thủy sinh nhƣ các loài
cá thì khả năng tạp giao loài thủy sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại và loài
bản địa là rất lớn. Nhƣ vậy là vốn di truyền bản địa đã bị suy thoái [10].
Ví dụ minh họa cho loại tác động này là sự tạp giao của các loài cá rô

phi ở các nƣớc châu Phi - nay tìm loài thuần chủng là rất khó. Ở ta có thể dẫn
chứng là cá mè trắng Việt Nam đã bị tạp giao với cá mè trắng Trung Quốc
nhập nội.
1.1.4.6. Tác động xấu đến các loài TSV nuôi truyền thống
Một khi các loài thủy sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại nhập nội đã có
tác động xấu lên ĐDSH ở nƣớc bản địa, tất yếu sẽ tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp lên các loài TSV nuôi truyền thống. Các loài nhƣ: cá chép trắng
đồng bằng sông Hồng, ca chép vảy to Tây Bắc, cá diếc Ba Bể, cá mè trắng
Việt Nam, cá trôi Việt Nam,… là các đối tƣợng nuôi trồng lâu đời của ngƣời
dân Việt Nam nay đã bị quên lãng [17].
1.1.4.7. Tác động đến kinh tế, xã hội.
Các loài thủy sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại khi nhập nội với mục
đích phát triển kinh tế xã hội, lúc đầu có năng suất cao, phục vụ xuất khẩu
nhƣng sau một thời gian nuôi đã bộc lộ tác động xấu đến môi trƣờng, đa dạng
sinh học. Lúc này muốn khắc phục hậu quả, loại trừ chúng cũng rất khó khăn.
Nhận thức đƣợc đầy đủ các vấn đề của loài thủy sinh ngoại lai có nguy cơ
xâm hại xâm hại gây nên, các nƣớc đã phát triển đã cấm nhập các loài thủy
sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Trung Quốc là một nƣớc đã nhập một
lƣợng lớn các loài thủy sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại thủy sinh vật thì
nay đang phải xem xét lại, không nhập nữa. Lợi nhuận trƣớc mắt thì ít mà
thiệt hại về lâu dài thì quá lớn [16, 20, 22]. Đây là bài học cho các nƣớc đang
phát triển, cần nhập nhiều giống loài mới phục vụ cho phát triển kinh tế.
12
1.2. Tình hình nuôi và phát triển tôm hùm nƣớc ngọt ở Việt Nam
Việt Nam có một số điều kiện về tự nhiên tƣơng tự với một số vùng ở
Trung Quốc đang phát phát triển tốt loài THNN. Nhƣ vậy việc di giống thuần
hóa để phát triển đƣợc loài tôm này tại Việt Nam là có cơ sở. Năm 1997 và
1998 đã có một số các nhà khoa học và các nhà quản lý của Việt Nam đi khảo
sát tình hình phát triển loài tôm hùm nƣớc ngọt của Trung Quốc và định
hƣớng phát triển nuôi tại Việt Nam. Trên cơ sở này, việc nhập công nghệ sản

xuất giống và nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm hùm nƣớc ngọt P.clarkii thƣơng
phẩm đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép thực hiện tại
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 và tại 4 tỉnh miền Bắc bao gồm Phú
Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Thời gian triển khai thực hiện từ năm
2008 [3].
Năm 2006, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nhập tôm hùm nƣớc
ngọt (P.clarkii Giard,1852) nuôi thử nghiệm. Với thời gian nuôi không dài,
quy mô nhỏ, thời tiết lạnh kéo dài của mùa đông năm 2007, nhƣng kết quả
cho thấy: Tôm có thể sinh trƣởng và tái tạo quần đàn ngay trong mùa đông tại
miền Bắc Việt Nam [3]. Để phát triển loài tôm này tại Việt Nam, tháng
8/2007 Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê
duyệt giao cho Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I thực hiện dự án: Nhập
công nghệ sản xuất giống tôm và nuôi thƣơng phẩm tôm hùm nƣớc ngọt
nhằm phục vụ phát triển vùng nguyên liệu xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc.
Việt Nam, có tiềm năng rất lớn để phát triển loài tôm này trên những
vùng đất trũng hoặc khu vực đất nông nghiệp cấy một vụ lúa năng suất thấp.
Tuy nhiên để quản lý tốt loài này cần có những nghiên cứu về đặc tính sinh
học, đánh giá ảnh hƣởng đến các loài thủy sản và lúa của đối tƣợng này để có
những đề xuất về khả năng phát triển tôm hùm nƣớc ngọt tại Việt Nam.
Những nghiên cứu này là cơ sở thiết thực phục vụ phát triển bền vững nói
13
chung và cho công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và môi trƣờng nói riêng và
đây cũng là lý do để xác định mục tiêu của Luận văn này.
1.3. Thực trạng công tác quản lý các loài thủy sinh ngoại lai trong
đó có tôm hùm nƣớc ngọt
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những cố gắng đáng ghi
nhận về quản lý các loài thủy sinh ngoại lai. Hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật và tổ chức bộ máy quản lý thủy sinh vật ngoại lai nhập nội tại các cửa
khẩu đã từng bƣớc đƣợc xây dựng và hoàn thiện từ trung ƣơng đến địa
phƣơng.

Hiện đã có một số các văn bản liên quan lĩnh vực này đƣợc ban hành có
thể kể đến:
- Luật thủy sản (2003);
- Luật bảo vệ môi trƣờng (2005);
- Luật hải quan (2005);
- Luật đa dạng sinh học (2008);
- Pháp lệnh giống vật nuôi (2004);
- Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (2001);
- Pháp lệnh thú y (2004);
- Quyết định 103/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ
về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản;
- Quyết định 112/2004 QĐ - TTg ngày 23/6/2004 phê duyệt Chƣơng
trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010;
- Quyết định số 131/2004/QĐ - TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt Chƣơng trình phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến năm 2010;
- Quyết định số 10/2006/QĐ - TTg ngày 11/1/2006 của Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm
2010 và định hƣớng 2020;
14
- Quyết định 224/2000/QĐ - TTg ngày 8/12/1999 phê duyệt Chƣơng
trình phát triển Nuôi trồng thủy sản 1999 - 2010;
- Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 8/3/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y;
- Quyết định số 845/TTg ngày 22/12/1995 của Thủ tƣớng Chính phủ
V/v phê duyệt Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam;
- Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ số 359/TTg ngày 29/5/1996 về
những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã;
- Nghị định số 82/2006/NĐ - CP ngày 10/8/2006 quy định về Quản lý

hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh,
nuôi sinh sản, nuôi sinh trƣởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm;
- Thông tƣ 222/TS - NC ngày 26/1/2000 của Bộ Thủy sản hƣớng dẫn
thực hiện Quyết định 224/1999/QĐ-TTg ngày 8/12/1999 của Thủ tƣớng
Chính phủ;
- Thông tƣ số 03/2006/TT - BTS ngày 12/4/2006 của Bộ trƣởng Bộ
thủy sản hƣớng dẫn thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản
đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020;
- Thông tƣ số 53/2009/TT - BNN ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thông quy định quản lý các loài thủy sinh vật
ngoại lai xâm hại.
- Thông tƣ 22/2011/TT-BTNMT ngày 1/7/2011 của Bộ Tài nguyên
Môi trƣờng quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành
danh mục các loài ngoại lai xâm hại.

×