ĐỀ CƯƠNG BỆNH NẤM VÀ KST TRÊN ĐVTS
1. Đặc điểm hình thái cấu tạo, sinh sản của nấm gây bệnh trên
đvts?
2. Bệnh nấm thủy mi (tác nhân, DHBL, BPPT)?
3. Bệnh nấm mang (TN, DHBl, BPPT)?
4. EUS (tn, dhbl,)?
5. Bệnh nấm hạt Ichthyophonosis (dhbl, chu kỳ phát triển và con
đường xâm nhập)?
6. Đặc điểm khác nhau cơ bản của Dermocystidium và
Ichthyophonus?
7. Bệnh nấm trên giáp xác trưởng thành (tn, dhbl, bppt)?
8. Bệnh nấm trên ấu trùng giáp xác (tn, dhbl, bppt)?
9. Vì sao khi nuôi ghép các loài cá trong ao thì có loài bị có loài ko
bị đối với bệnh EUS ?
10. Những căn cứ cơ bản để đánh giá sức khỏe đvts trong ao.
Dầu hiệu lâm sàn của bệnh do nấm gây ra?
11. Nêu khái niệm ký chủ, ký chủ trung gian, ký chủ thông
qua, KC bắt buộc, KC cuối cùng?
12. Các hình thức ký sinh của kst, cho ví dụ
13. Mối quan hệ giữa kst – KC – môi trường?
14. Bệnh trùng quả dưa (dhbl, bppt)?
15. Bệnh trùng loa kèn (tn, dhbl, bppt)?
16. Bệnh do sán lá 16 móc Dactylogirus (dhbl, bppt)?
17. Vòng đời của sán lá gan, tác hại và bppt?
18. Chu kỳ phát triển của sán dây Diphyllobothrium, tác hại và
bppt?
19. Tác nhân, dhbl và bppt bệnh trùng mỏ neo?
20. ảnh hưởng của đời sống ký sinh đến hình thái câu tạo cảu
kst. Cho ví dụ
Câu 1: đặc điểm hình thái cấu tạo, sinh sản của nấm gây bệnh trên đvts?
1. Hình thái cấu tạo:
• Cấu tạo dạng sợi, có hoặc không có vách ngăn và phân nhánh.
• Phát triển ở tất cả các môi trường có các chất dinh dưỡng: trên đv và mùn
bã hữu cơ.
• Dự trữ dinh dưỡng dưới dạng glycogen.
• Có một sô nấm tồn tại trọng môi trường nước.
• Vách tế bào nấm có cấu tạo bằng cellulose (giống thực vật) và kitin (giống
động vật)
• Nấm là sinh vật nhân thực
• Có khuẩn ty cơ chất (lấy dinh dưỡng nuôi cơ thể); khuẩn ty khí sinh; khuẩn
ty sinh sản.
• Ký sinh gây bệnh trên dvts thường có 2 loại:
+ Nấm bậc thấp: tế bào sợi nấm ko có vách ngăn.
+ Nấm bậc cao: cấu tạo sợi nấm đa bào, giữa các tb có vách ngăn.
• Nấm ko có diệp lục nên sống nhờ vào hấp thụ chất dinh dưỡng của khuẩn
ty.
2.
Đặc điểm sinh sản:
• Sinh sản vô tính:
+ Sinh sản sinh dưỡng:
• Sinh sản bằng cách phát triển khuẩn ty: từ 1 đoạn khuẩn ty riêng rẽ bị tách
khỏi hệ sợi nấm phát triển thành một khuẩn ty thể.
• Sinh sản sinh dưỡng bằng tào tử vách mỏng: để khi gặp đk bất lợi các TB
dinh dưỡng tách rời nhau, chuyển sang sống tiềm tàng, khi gặp đk thuận
lợi mỗi Tb lại phát triển thành cơ thể nấm mới.
• Bằng hạch nấm: hệ sợi bện xít lại với nhau, các sợi bên ngoài có màng phát
triển dày lên thành lớp vỏ bảo vệ. Khi gặp đk thuận lợi hệ sợi nấm lại pt
phá vỡ lớp vỏ.
• Sinh bào tử màng dày: các bào tử màng dày tách khỏi cơ thẻ mẹ và pt thành
sợi nấm mới, các bào tử này chịu dc đk bất lợi của mt trong một tgian dài,
khi gặp đk thuận lợi, chúng sẽ nảy mầm và pt thành sợi nấm.
• Bằng nảy chồi: các tb phân chia sinh dưỡng nhưng ko tách nhau ra mà tạo
thành chuỗi.
+ sinh sản vô tính bằng bào tử kín: từ khuẩn ty khí sinh có 1 sợi nấm pt
thành những cơ quan sinh sản đặc biệt mang tb sinh sản gọi là khuẩn ty sinh sản.
Từ khuẩn ty sinh sản túi bào tử được hình thành và trong túi bào tử chứa các bào
tử.
+ sinh sản bằng bào tử trần:
• Hầu hết các bào tử trần là bào tử ngoại sinh, nghĩa là được hình thành bên
ngoài các tế bào sinh bào tử trần. bt trần được sinh ra trực tiếp từ trên
khuẩn ty. Có 3 kiểu phát sinh cơ bản của bào tử trần: do sự cắt đoạn, do tế
bào sinh bào tử trần hoặc từ cuống bào tử trần.
• Bào tử trần có thể là đơn bào (ko có vách ngăn) hoặc đa bào (có 1 or vài
vách ngăn); có 2 loại là bào tử trần lớn, và bào tử trần nhỏ.
• Sinh sản hữu tính:
• Giống như các sv bậc cao, ss hữu tính ở nấm cũng xảy ra quá trình chất
giao, nhân giao, và qt phân bào giảm nhiễm
• Sinh sản bằng cách hình thành các túi bào tử.
• Bào tử ssht có đặc điểm khác vs ssvt là có khả năng st pt tốt hơn. Có sự kết
hợp giao tử đực và gt cái tạo thế hệ con mang tính trạng tốt hơn.
• Các giai đoạn ssht:
+ Giai đoạn bào phối
+ Giai đoạn hạch phối (2 nhân của 2 cơ quan đực và cái phối hợp lại thành 1
nhân)
+ Giai đoạn gián phân: nhân trải qua nhiều lần gián phân.
+ Giai đoạn thành lập bào tử.
Câu 2: Bệnh nấm thủy mi? (tác nhân, dấu hiệu bệnh lý, biện pháp phòng
trị)
• Tác nhân:
• Là 1 số loài thuộc bộ Saprolegniales, họ Saprolegniaceae, giống:
Saprolegnia, Leptolegnia và Achlya…
• Dạng sợi, thuộc nấm bậc thấp, nấm đa bào nhưng ko có vách ngăn.
• Có dạng sợi phân nhánh gồm 2 phần: phần gốc bám vào cơ thể cá, phần
ngọn tự do.
• Dài 3-5mm, đk : 10-42um.
• Về hình thức sinh sản: Các loài nấm này có khả năng sinh sản bằng nhiều
hình thức khác nhau: Sinh sản dinh dưỡng bằng khuẩn ty và bằng bào tử
màng dày, sinh sản bằng túi bào tử kín và sinh sản hữu tính
• Dấu hiệu bệnh lý:
• Da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi
nấm mãnh và pt lên thành búi nấm trắng như bông.
• Bơi lội hoãn loạn, ko bình thường do bị kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát
vào các vật thể trong nước, làm tróc vẩy trầy da tạo cơ hội thuận lợi cho
vi khuẩn và ký sinh trùng gầy bệnh xâm nhập.
• Kích thích tb tiết dịch nhầy làm cản trở qt hô hấp và tuần hoàn do nấm thủy
mi có thể tiết ra các độc tố làm tan rã protein của tb tổ chức cơ thể.
• Ký sinh làm ung trứng cá, và thường gây chết, nhân trứng chuyển sang màu
trắng đục.
• Biện pháp phòng trị:
Áp dụng bp phòng trị tổng hợp:
• Ngăn chặn sự xâm nhập và kìm hãm sự pt của tác nhân gây bệnh.
• Nâng cao sức đề kháng của đvts nuôi.
• Quản lý mt nuôi thích hợp và ổn định.
Ngoài ra cần chú ý đến 1 số vấn đề sau:
+ Đối với cá thịt:
• Tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi: vét bớt bùn đáy, chất thải, phơi nắng đáy ao.
Dùng vôi bột sát trùng, diệt tạp và cải thiện độ pH.
• Nuôi cá vs mật độ thích hợp.
• Tránh những tác động cơ học và kst làm tổn thương tạo đk cho tác nhân
gây bệnh.
• Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, duy trì sức đề kháng.
+ Đối với cá bố mẹ: kết hợp kiểm tra và dùng thuốc sát trùng (cồn iod bão
hòa, thuốc tìm 1%, xanh methylen 10%)
+ Phòng bệnh cho trứng cá:
• Có bố mẹ có chất lượng tuyến sinh dục tốt. cho đẻ tỷ lệ đực cái phù hợp, tỷ
lệ thụ tinh cao.
• Cho đẻ ở nhiệt độ thích hợp, vệ sinh bể ấp thường xuyên, nguồn nước ương
ấp phải được lọc sạch.
• Đối với trứng cá chép, cần lựa chọn giá thể và sát trùng giá thể bằng thuốc
sát trùng trước khi cho vào bể đẻ.
Trị bệnh:
• Xanh methylen 15-20 ppm phun xuống ao và lặp lại 2 lần/1 tuần.
• Formalin 10-20ppm phun xuống ao 2 lần/ tuần, 200-300 ppm tắm trong 20-
60 phút.
• Đối với trứng cá bị bệnh:
NaCl 2-3%, xanh methylen 2-3ppm tắm cho trứng trong 5-15 phút, 2 lần/ 1
ngày.
Formalin 150-200 ppm, ngâm trong 15p.
Bronopor 500ppm ngâm trong 30p
CuSO4 100 ppm trong 10-30p (cá), và 50ppm/ 1giờ.
Câu 3: Bệnh nấm mang (tác nhân, DHBL, BPPT)
• Tác nhân
• Tác nhân gây bệnh ở cá là một số loài thuộc họ Zygomycetes, giống
Branchiomyces, loài branchiomyces sanguinis và B.demigrans.
• lCấu tạo dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, có sự phân nhánh.
2 loài nấm có sự khác biệt về đặc điểm hình thái và 1 số đặc điểm phát triển
như sau:
B. sanguinis B.demigrans
• Sợi nấm thô, ít phân nhánh.
• Ký sinh trên cá ăn xuyên sâu
vào các mô huyết quản.
• Đường kính: 20-25 um,
thành sợi nấm dày 0,2 um.
• Đường kính bào tử 8 um
• Ký sinh ở cá trắm cỏ, cá
chép.
Các sợi nấm uốn cong, mãnh và thành sợi
nấm dày, phân nhánh nhiều.
Ký sinh tên mang cá.
• Đường kính: 13-21,6 um. Thành sợi
nấm dày 0,5-0,7 um.
• Đường kính bào tử ,66 um.
• Ký sinh ở mang cá trắm đen, mè, trôi
• Dấu hiệu bệnh lý
Cac bào tử nấm thường ký sinh trên mang, do đó khi quan sát mang cá ta sẽ
thấy:
• Các bào tử nấm bám vào mang, phát triển thành sợi nấm sau đó sợi nấm
xuyên sâu vào tổ chức mang và phân nhánh luồn vào các mao huyết quản,
phá hoại tổ chức mang, làm mất tác dụng hô hấp. Mang chuyển sang hồng
hoặc trắng bạc.
• Tơ mang sưng to, tiết dịch dính bết lại vs nhau làm cho hoạt động của mang
bị cản trở, hô hấp khó khăn, cá thường nổi đầu hay tập trung ở dòng nước
chảy và có hiện tượng bỏ ăn.
• Hoạt động bên trong cơ thể bị rối loạn.
• Bệnh thường xảy ra ở dạng cấp tính, nên gây chết hàng loạt.
• Biện pháp phòng trị
• Biện pháp phòng: để phòng bệnh cho cá như các bệnh khác thường áp dụng
các biện pháp nói chung. Ngoài ra đối vs bệnh này cần chú ý một số vấn
đề sau:
+ Giảm ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi bằng cách tránh nguồn nước thải từ trại
nuôi gia cầm đổ vào ao.
+ Nếu bón phân hữu cơ phải ủ kỹ vôi 10%. Khi phát hiện cá bị bệnh phải
thay nước mới hoặc chuyển cá qua ao nước sạch, cách ly hay loại bỏ cá bệnh ra
khỏi quần đàn.
• Đây là bệnh vẫn chưa có thuốc chữa trị hữu hiệu, chủ yếu là phòng.
Câu 4: Hội chứng lở loét ở cá – EUS? ( tác nhân, dhbl)
• Tác nhân
Từ các mẫu lở loét ở cá đã tìm ra được nhiều loại tác nhân gây bệnh đó là:
• Virus: Rhabdovirus, Binavirus.
• Vi khuẩn: Vibrio anguillarum, Aeromonas hydrophyla, Pseudomons sp.
• Ký sinh trùng: Monogenea, Protozoa, Crustacae.
• Nấm: Aphanomyces piscicida, A. invadas.
• Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng EUS nhưng nguyên nhân chính
là do nấm bậc thấp Aphanomyces invadas. Nấm này tiết enzym phân hủy
protein (gọi là enzyme proteolitic) gây hoại tử mô cơ và các mô khác.
• Để có kết luận nguyên nhân gây ra là do nấm Aphanomyces invadas thì dựa
vào những giả định của Kock, gồm 4 điểm:
+ Tác nhân phải được tìm thấy trong tất cả các trường hợp của bệnh. (95%
tổn thương trên cá có chứa loài nấm Aphanomyces invadas)
+ Tác nhân phải ko tìm thấy ở những trường hợp bệnh khác. (những trường
hợp bị bệnh khác ko tìm thấy loại nấm này)
+ Tác nhân này phải có thể gây bệnh khi tiêm truyền qua động vật thí
nghiệm. (cảm nhiễm ngược)
+ Tác nhân này phải được tìm thấy từ vật chủ của vật thí nghiệm.
• Dấu hiệu bệnh lý:
• Khi cá mới bị nhiễm bệnh:
+ Giảm ăn, hoạt động chậm chạp, khi bơi thường nhô cao đầu lên mặt nước.
+ Da cá sẫm lại, có vết mòn xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu thân, các
vây và đuôi. Những vết mòn dần lan rộng và sâu thành những vết loét, vẩy rụng,
xuất hiện xuất huyết và viêm.
• Khi cá bị bệnh nặng:
+ Vết loét lõm sâu tới xương làm cho phần cơ 2 bên bị hoại tử để lộ ra những
nội ruan của cá.
+ Giải phẫu cơ quan nội tạng cho thấy tình trạng bình thường.
+ Tại các vết loét lớn, vùng trung tâm có màu xám, mép xung quanh có màu
đen.
• Dựa vào dấu hiệu EUS có thể chia ra các dạng khác nhau:
+ Cá bị nhiễm EUS nhưng sức đề kháng của cơ thể thấp hoặc bị cảm nhiễm
nhiều loại tác nhân thứ cấp nên cá chết nhanh và tỉ lệ chết rất cao.
+ Cá bị nhiễm câp tính có thêm sự cảm nhiễm của tác nhân thứu cấp làm cá
chết nhanh chóng vs tỉ lệ cảm nhiễm cao.
+ Sự cảm nhiễm diễn ra chậm vs sức đề kháng của ký chủ cao, nếu bị cảm
nhiễm trên tác nhân cơ hội cũng gây chết lác đác.
+ Bệnh ở dạng mãn tính với ký chủ có khả năng đề kháng vừa đủ để có khả
năng phục hồi trừ trường hợp có khả năng cảm nhiễm các tác nhân cơ hội.
+ Ký chủ có sức đề kháng cao vs sự nhiễm bệnh tự nhiên. Các loài cá này có
khả năng trung hòa cao với độc lực của nấm nên hầu hết cá có khả năng phục hồi
và khỏi bệnh.
Câu 5: Tại sao khi nuôi ghép các loài cá trong ao thì có loại bị có loại ko
ở bệnh EUS ?
Câu 6: Bệnh nấm hạt Ichthyophonosis ? (Dhbl, chu kỳ phát triển và con
đường xâm nhập)
• Dấu hiệu bệnh lý:
• Bên ngoài cơ thể xuất hiện các vết loét nhỏ và sâu trên thân. Nấm chủ yếu
nội ký sinh nên khi giải phẫu các cơ quan nội tạng như tim, gan, lách,
thận và buồng trứng có các đốm trắng nhỏ. Khi căt mô TB có thể thấy sự
tồn tại của các sợi nấm trong các tổ chức mô tế bào.
• Chu kỳ phát triển:
• Con đường xâm nhập;
• Theo đường tiêu hóa: Bào tử nấm qua đường miệng, tồn tại ở ruột gây
nhiêm nấm, sau đó tấn công vào các nội quan.
• Tiếp xúc trực tiếp qua da.
Câu 7: Đặc điểm khác cơ bản của nấm Dermocystidium và
Ichthyophonus ?
Bệnh nấm hạt Dermocystidium Bệnh nấm hạt
Ichthyophonus
Tác nhân gây bệnh
3 loài:
D.Koi
D.Kwangtungensis (ký sinh cá lóc)
D.sinensis
2. loài
Ichthyophonus hoferi
Ichthyophonus irregularis
Vị trí ký sinh
Ngoại ký sinh: da, mang, vây Ngoại ký sinh: da, vây
Nội ký sinh: tim, gan, thận,
lách
Nhiệt độ phát triển
Phát triển tốt ở nhiệt độ 19
o
C Phát triển thích hợp ở 10
o
C
Con đường xâm nhập
Tiếp xúc trực tiếp qua da Tiếp xúc trực tiếp qua da,
theo đường tieu hóa
Dấu hiệu bệnh lý
Chỗ bị ký sinh sưng tấy, màu hồng, hình
dạng khác nhau (tròn, dài, ovan) xung quanh chỗ
sưng có các đốm viêm nhỏ chứa đầy các bào tử.
Thường các có dạng hạt.
Có các vết lở loét nhỏ và
sâu trên thân (ký sinh nội
quan).
Có các đốm trắng nhỏ trên
gan, tim, thận, lách và buồng
trứng.
Thường ở dạng vết loét.
Môi trường phân bố
Phân bố chủ yếu ở nước ngọt Phân bố nước mặn và lợ.
Mức độ xảy ra bệnh
Bệnh ở mức độ mãn tính Bệnh xảy ra ở mức độ cấp
tính và mãn tính và thường gây
chết
Biện pháp phòng trị
Có thể dùng một số loại hóa chất để trị:
Xanh methylen 10-20 ppm
Griseofulvin 10 ppm
Broropor 30ppm
Không có thuốc chữa trị
hữu hiệu, phòng bệnh là chủ
yếu.
Câu 8: Bệnh nấm trên tôm trưởng thành? (tác nhân, dhbl, bppt)
• Tác nhân:
Do giống nấm bậc cao Fusarium gây ra, gồm các loài:
• F.solani (gây bệnh trên tôm sú)
• F.moniliforme (tôm he Nhật Bản)
• F.incarnatum (Tôm sú)
• F.tabacium (tôm nước ngọt)
• F.sambucicum (tôm nước ngọt)
Phát triển tốt nhất ở 25-30
o
C
Sinh sản vô tính bằng bào tử đính gồm
+ Bào tử đính lớn: có nhiểu vách ngăn, 2 tế bào trở lên.
+ Bào tử đính nhỏ: có 1 tế bào
Ngoài ra cũng có trường hợp sinh sản vô tính bằng cách hình thành bào tử
màng dày.
• Dấu hiệu bệnh lý:
• Tôm có hiện tượng kém ăn, ở tôm giống và tôm thịt có hiện tượng tách đàn,
bơi lờ đờ ở ven bờ và xung quanh thành bể.
• Mang thay đổi từ màu trắng sang màu đen hoặc xuất hiện các điểm đen trên
mang, vỏ kitin, trên các phần phụ như chân bơi, chân bò, râu,… tại vị trí
đó vỏ kitin ko bị ăn mòn , dưới các điểm đen đó mô cơ của giáp xác bị
thương tổn, xuất hiện sắc tố melanin.
• Những con bệnh nặng thường có hiện tượng chết rải rác ở trong ao.
• Quan sát mẫu bệnh dưới kính hiển vi phát hiện các bào tử đính ở các tơ
mang.
• Nuôi cấy trong mt PDA hay PYGS agar, nấm thường tiết vào mt sắc tố
vàng cam hay vàng nâu, sau vài ngày nuôi cấy xuất hiện các bào tử đính
đặc thù.
• Phòng và trị bệnh:
Hiện nay vẫn chưa có giải pháp cụ thể về biện pháp điều trị bệnh này. Vì vậy
cần quan tâm đến biện pháp phòng bệnh:
• Giảm ô nhiễm hữu cơ trong ao, trong lồng nuôi giáp xác, tránh các thương
tổn trên cơ thể tôm, tăng lưu lượng dòng chảy qua lồng nuôi, khi cần thiết
có thể di chuyển lồng đến địa điểm mới để tránh ô nhiễm.
Câu 9: Bệnh nấm trên ấu trùng giáp xác (tn, dhbl,bppt)?
• Tác nhân:
• Tác nhân gây bệnh hầu hết thuộc giống nấm bậc thấp gồm 1 số giống:
Lagenidium sp, Haliphthoros spp, và giống nấm bậc cao có vách ngăn
giữa các tế bào như Atkinsiella spp.
• Sinh sản vô tính bằng vào tử kín và hình thành các bào tử màng dày, chưa
quan sát thấy hình thức sinh sản hữu tính.
• Dấu hiệu bệnh lý:
Ấu trùng tôm he khi bị nhiễm nấm thường có một số dấu hiệu:
• cơ thể tôm có màu sắc nhợt nhạt.
• Hoạt động chậm chạp.
• Tốc độ sinh trưởng chậm.
• Bỏ ăn đột ngột.
• Đứt đuôi phân.
• Khó lột xác và có thể gây chết hàng loạt.
• Khi đưa lên kính hiển vi có thể phát hiện dệ sợi nấm trong suốt, phân nhánh
chằng chịt.
Ấu trùng ghẹ và cua biển:
• Gđ Zoae thay đổi màu sác từ màu trong sáng bt sang màu trắng.
• Con hấp hối có đốm trắng ở mặt lưng của phần bụng.
• Quan sát trực tiếp thấy hệ sợi nấm ko có vách ngăn phân nhánh chằng chịt
trong cơ thể.
• Tỷ lệ chết là 100%
• Ký sinh trên trứng ghẹ làm trứng chết chuyển sang màu nâu,
Ấu trùng phylozoma và tôm hùm Nhật Bản:
• ấu trùng chết hàng loạt.
• kiểm tra dưới kính hiển vi phát hiện được hệ sợi nấm trong suốt, phân
nhánh, có vách ngăn.
• Biện pháp phòng và trị bệnh:
• Để phòng bệnh cần ngăn chặn sự xâm nhập của nấm vào bể ấp ấu trùng
bằng các biện pháp như: tắm cho tôm mẹ bằng formalin và xanh methylen
từ 50-100 ppm trong 10-30 phút. Lọc sạch vỏ Artemia trước khi cho ăn,
sát trùng kỹ bể và dụng cụ bằng formaline.
• Do bệnh xảy ra ở gđ ấu trùng nên bệnh rất khó trị.
• Tuy vậy nếu phát hiện sớm có thể dùng một số hóa chất diệt nấm như xanh
methylen 0,05-0,1 ppm phun vào bể ấp sẽ có hiệu quả trị bệnh.
• Dùng chlorine sát trùng bể, nước và dụng cụ cho đợt sản xuất trước đã bị
bệnh nấm ấu trùng, thì đợt sau phải thay thế bằng Iodine, formalin.
Câu 10: Những căn cứ cơ bản để đánh giá sức khỏe của đvts trong ao.
Dấu hiệu lâm sàn của bệnh do nấm gây ra?
• Những căn cứ cơ bản để đánh giá sức khỏe của đvts:
• Căn cứ vào tập tính hoạt động của vật nuôi: mỗi chủng loại vật nuôi
khác nhau, mỗi gđ pt khác nhau của vật nuôi đều có tập tính khác nhau.
+ Gđ ấu trùng Nauplius,zoae của tôm he có tập tính hướng quang. Khi ấu trùng
khỏe thì tính hướng quang mạnh và ngược lại.
+ Trong ao nuôi thương phẩm, nếu thấy tôm sú kéo đàn chạy lòng vòng xung
quanh ao mà ko chịu xuống đáy để bắt mồi, ngay cả khi ruột nó ko có thức ăn,
điều đó chứng tỏ tôm nuôi đã có vấn đề về sức khỏe, hay do nền đáy ao ô nhiễm,
hàm lượng oxy thấp, khí đọc cao.
+ Trong các ao nuôi cao, nếu thấy đàn cá nổi trên tầng mặt, thấy bóng người ko
lặn xuống đáy ao, chứng tỏ cá nuoi đã bị bệnh hoặc hàm lượng hàm oxy hòa tan
trong nước quá thấp.
• Căn cứ vào màu sắc vật nuôi:
Khi màu sắc bình thường của vật nuôi biến mất, thay vào đó là những màu sắc
bất thường là các dầu hiệu cho thấy sức khỏe tôm cá ko binh thường, đã bị nhiễm
tác nhân sinh vật hay một số yếu tố môi trường đã thay đổi bất lợi cho vật nuôi.
+ Khi mang và thân tôm sú đột ngột chuyển sang màu hồng đỏ, có thể hàm
lượng NH3 hay pH trong mt nước vượt mức cho phép, cúngcó thể tôm bị sốc do
tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn.
+ Khi cơ thể tôm sú, trong ao nuôi thương phẩm chuyển sang màu xanh đen
kèm theo hiện tượng còi cọc, có liên quan tới sự cảm nhiễm virus MBV cao trong
mô gan tụy của tôm.
+ Khi cá nuôi xuất hiện các vệt trắng nhợt trên thân, tại đó vảy bị bong ra, mô
duưới vảy hơi sưng, kèm theo vây bị ăn mòn, xơ xác, cho thấy sự cảm nhiễm của
vi khuẩn sợi Flexibacter spp.
• Căn cứ vào mang của tôm cá:
+ Mang giáp xác thường lành lặn, có màu trắng ngà, còn mang cá thường có
màu đỏ tươi khi khỏe mạnh. Vì vậy mọi sự bất thường về hình dạng, màu sắc của
mang đều chứng tỏ sự bất thường về sức khỏe của vật nuôi trong ao nuôi.
• Căn cứ vào sự đầy đủ hay ko đầy đủ của các bộ phận cơ thểm bình
thường hay ko bình thường về hình dạng của cơ thể.
• Căn cứ vào khả năng sử dụng thức ăn: đánh giá sức khỏe vật nuôi thông
qua lượng thức ăn sử dụng hàng ngày, thời gian sử dụng hết khẩu phần thức
ăn, và lượng thức ăn có trong ruột vật nuôi sau bữa ăn.
• Một số căn cứ khác: vỏ kitin giáp xác cứng, sạch hay mềm, bẩn. Căn cứ
vào phần cơ bên trong. Ở cá bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như xuất
huyết dưới da, xung quanh miệng, mắt, gốc vây, trong xoang cơ thể hay
xuất hiện các vết lở loét thương tổn trên bề mặt cơ thể cá.
• Dấu hiệu lâm sàn của bệnh do nấm gây ra:
Câu 11: Nêu khái niêm trong bệnh ký sinh trùng?
• Bệnh kst: là hiện tượng ký sinh gây nên bởi động vật cộng với dấu hiệu bệnh
lý.
• Ký chủ: là sinh vật bị hại trong mqh ký sinh. Là nguồn cung cấp dinh dưỡng
đồng thời là nơi cư trú tạm thời hay vĩnh cữu của kst.
• Kst (vật ký sinh): là sv được lợi trong mqh ký sinh, dùng ký chủ làm nơi cư trú
và nguồn cung cấp dinh dưỡng cho chúng .
• Kst ngoại ký sinh: là kst ký sinh trên bề mặt cơ thể trong từng gđ hay suốt cuộc
đời.
• Kst nội ký sinh: là kst ký sinh trong các cơ quan nội tạng, trong tổ chức, trong
xoang của vật chủ.
• Ký chủ trung gian: là ký chủ mà ở đó kst tồn tại ở gđ ấu trùng và tiến hành sinh
sản vô tính.
• Ký chủ cuối cùng: là ký chủ mà ở đó kst tồn tại ở gđ trưởng thành và tiến hành
ss hữu tính.
• Ký chủ bắt buộc: là ký chủ có cấu trúc cơ thể và đặc điểm sinh lý, sinh thái phù
hợp vs nhu cầu dinh dưỡng và sinh thái của kst, nên kst dễ dàng xâm nhập và pt
thuận lợi. Do vậy,mức độ cảm nhiễm cao, tác hại lớn. Nếu kst ko tìm thấy ký chủ
bắt buộc thì chúng khó duy trì nòi giống và dễ bị diệt vong.
• Ký chủ ko bắt buộc: là ký chủ có cấu trúc cơ thể và đặc điểm sinh lý, sinh thái
ko phù hợp vs nhu cầu dinh dưỡng và sinh thái của kst, nên kst xâm nhập khó khăn
và pt ko thuận lợi.Nếu vì một lý do nào đó, kst chỉ tìm thấy KC ko bắt buộc trong mt
thì chúng khó duy trì nòi giống và cũng dễ bị diệt vong.
• Ký chủ dự trữ: là ký chủ ko thật sự cần thiết phải có trong vòng đời pt của giun
sáng nhưng khi đã có thì ko thừa, vì nó có vai trò trong việc lưu giữ và phát tán của
kst để đảm bảo nòi giống.
• Ký chủ thông qua: là KC ko bắt buộc của 1 loại kst nào đó, nhưng trong cơ thể
KC này, kst ko hoàng thành chu kỳ pt của mình và bị đào thải ra môi trường.
Câu 12: Các hình thức ký sinh của kst? Cho VD
(*) Căn cứ vào tính chất ks của kst: 4 hình thức
• Ký sinh giả: là hình thức ks mà kst điều kiện bt sống tự do chỉ đặc biệt ms
sống ký sinh.
• Ký sinh thật: là hình thức ks mà trong đó kst sống ks từng gđ hay cả cuộc
đời và lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, cơ thể vật chủ là mt sống của nó.
Dựa vào thời gian ký sinh có thể chia làm 2 loại:
+ ký sinh tạm thời: là hình thức ks mà kst chủ yếu sống tự do, chỉ ks khi cần
lấy thức ăn.
+ Ký sinh thường xuyên: là htks mà KC ko chỉ là nơi lấy chất dinh dưỡng mà
còn là nơi cư trú của kst trong 1 gđ hay nhiều gđ hay cả cuộc đời. Gồm 2 loại:
(+) Ký sinh thường xuyên, giai đoạn: chỉ 1 hay 1 vài gđ nhất định trong qt
pt của kst là sống ký sinh, gđ khác còn lại trong cuộc đời chúng sống tự do.
(+) ký sinh thường xuyên, vĩnh viễn: trong suốt chu kỳ sống, kst đề sống
ks, nó có thể ks trên 1 or nhiều vật chủ, nhưng ko có gđ sống tự do.
• Căn cứ vào vị trí ký sinh: 3 hình thức ký sinh
• Hình thức ngoại ký sinh: kst ký sinh trên bề mặt cơ thể, mang , vây hốc
mũi, xoang miệng, hốc mũi, xoang miệng của cá, trên vỏ, các phần phụ,
mang của giáp xác. (cơ quan bám pt)
• Hình thức nội ks: là hình thức mà kst k strong các cơ quan nội tạng, trong
tổ chức bào, trong xoang của vật chủ, trong máu. (cơ quan bám kém pt).
• Hình thức ks cấp II (siêu ký sinh): bản thân kst có thể làm vật chủ cho kst
khác.
Câu 13: Mối quan hệ giữa KST- KC – MT?
• Tác động của KST đối với vật chủ:
• Tác động kích thích cơ học và gây tổn thương tế bào tổ chức: kst, đặc biệt
là loại có cơ quan bám pt, khi ks có thể gây ra tổn thương các tổ chức cơ
quan của KC. Hiện tượng này rất phổ biến nhưng mức độ khác nhau tùy
theo loài KST, nếu gây tổn thương nghiêm trọng có thể làm cho tính hoàn
chỉnh của các cơ quan bị phá hủy, tạo ra các phần mô bị rách nát, làm tổ
chức bị tụ máu và tiết ra nhiều niêm dịch.
• Tác động đè nén và làm tắc: một số kst ks ở các cơ quan bên trong có thể
gây ra ht nén hoặc làm tắc, làm giảm lượng máu dẫn đến nuôi một số tổ
chức tế bào, làm nó teo nhỏ lại, nếu nặng có thể gây ra hoai tử cục bộ
hoặc gây chết ký chủ.
• Tác động hóa học: kst còn có các tuyến đơn bào có thể tiết ra các độc tố
gây hoại tử, phân giải tổ chức tế bào tại nơi ký sinh.
• Tác động lấy chất dinh dưỡng của vật chủ: kst lấy chất dd từ KC, vì vậy VC
mất đi 1 lượng chất dd đáng kể khi bị cảm nhiễm kst với cường độ cao.
Vì vậy KC thường biểu hiện tình trạng ốm yếu, st chậm.
• Tác động như vật trung gian truyền bệnh.
• Tác động mở đường cho tác nhân khác xâm nhập vào: qua các vết thương
tổn trên da, mang, vây, thành ruột sẽ là các cửa mờ cho các tác nhân gây
bệnh là vk, nấm, hay kst khác tấn công và xâm nhập.
• Tác động của vật chủ đối với kst.
• Phản ứng tổ chức tb vật chủ lên kst: kst xâm nhập vào cơ thể VC gây kích
thích cơ học và hóa học lên tổ chức TB, đồng thời tổ chức Tb này cũng có
phản ứng trở lại như: tạo nang, bao vây cô lập KST, or tb tổ chức xung
quanh vị trí ký sinh có hiện tượng tăng sinh, viêm loét để hạn chế sức
bám, sinh trưởng, phát triển của kst và đôi khi có thể tiêu diệt kst.
Phản ứng tb còn thể hiện ở khả năng thực bào của bạch cầu trong máu đối
với vật ks là chúng có khả năng tiêu diệt tác nhân theo cơ chế cắn nuốt. Do vậy,
khi cơ thể bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh, số lượng bạch cầu trong máu tăng
lên.
• Phản ứng dịch thể: VC khi bị kst xâm nhập vào đã sản sinh ra phản ứng
dịch thể. Phản ứng dịch thể có nhiều dạng khác nhau như: ở cá và giáp
xác có thể sản sinh ra các chất có khả năng ngưng kết, phân giải kst. Ở cá
con, có thể tiết ra kháng thể, hình thành phản ứng miễn dịch trung hòa
kháng nguyên do vật ký sinh tiết ra.
• Phản ứng cơ học: da, vẩy của cá và vỏ kitin ở giáp xác, vỏ đá vôi ở đvtm là
các hàng rào chắn cơ học, nhằm bảo vệ cơ thể đvts trước sự tấn công và
xâm nhập của kst.
• Tác động của mt ngoại cảnh đến kst:
• Độ muối của thủy vực ảnh hưởng đến KST: nếu gặp mt có độ mặn thích
hợp, kst sẽ sinh sôi nảy nở nhanh chóng, tăng cường độ và tỷ lệ nhiễm,
gây bệnh nặng ở VC. Ngược lại, nếu đọ mặn ko thích hợp vs nhu cầu sinh
thái của kst, chúng khó tồn tại và pt, mức độ nhiễm trên VC thường thấp,
bệnh ko xảy ra.
• Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến kst: nhiệt độ nước ko chỉ ảnh hưởng trực tiếp
đến kst mà còn ảnh hưởng đến ký chủ trung gian và ký chủ cuối cùng của
các kst đó. ĐVTS đều là những đv biến nhiệt, nên sự ảnh hưởng của
nhiệt độ đến sự sống của đvts, qua đó cho thấy kst nội ký sinh ở đvts cũng
chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiệt độ. Và mỗi kst đều sống và pt ở 1 nhiệt
độ nước thích hợp.
• Ngoài ra các yếu tố khác của mt cũng ảnh hưởng đến thành phần giống loài
kst như: độ ô nhiếm hữu cơ.
• Quan hệ giữa kst với nhau: trên 1 vật chủ, đồng thời bị cảm nhiễm bởi
nhiều giống loài kst khác nhau, giữa chúng nảy sinh mqh tương hỗ hay đối kháng.
• Quan hệ hợp đồng: là quan hệ của các kst có cùng nhu cầu về ký chủ và đk
sinh thái. Nên chúng thường xuyên ks trên cùng 1 cơ thể ký chủ và trong
cùng 1 thời gian và hỗ trợ nhau khi khi xâm nhập và gây bệnh.
• Quan hệ đối kháng: là quan hệ giữa các kst có nhu cầu khác nhau về ký chủ
hoặc đk mt ngoại cảnh. Nên trên cơ thể 1 loài cá, khi gặp kst này sẽ ko
gặp kst kia, hoặc mùa này gặp kst này thì ko gặp kst kia
Câu 14: Bệnh trùng quả dưa (dhbl, bppt)? (bệnh đốm trắng)
• Tác nhân:
• Tác nhân gây bệnh là loài Ichthyophthyrius multifiliis.
• Có dạng giống quả dưa, toàn thân có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều đường sọc,
vằn dọc.
• Có thể biến đổi chút ít khi vận động.
• Chu kỳ sống gồm 2 gd: dinh dưỡng và bào nang:
+ Giai đoạn dinh dưỡng: ấu trùng ký sinh ở da, mang ở giữa các tổ chức
thượng bì hút chất dinh dưỡng của ký chủ để st, đồng thời kích thích các tổ
chức ký chủ hình thành một đốm mủ trắng.
+ Giai đoạn bào nang: trùng rời ký chủ bơi lội tự do trong nước một thời
gian rồi dừng lại ở ven bờ ao hoặc tựa vào cây cỏ thủy sinh, tiết ra chất keo
bao vây lấy cơ thể hình thành bào nang.
• Dấu hiệu bệnh lý:
• Da, mang, vây của cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành nhữnh hạt
lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng) có thể thấy rõ bằng mắt
thường. Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.
• Cá bệnh nổi từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt.
• Lúc đầu tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quấy nhiễu do ngứa ngáy.
• Trùng bám ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở.
• Khi cá yếu quá, chỉ còn ngoi đầu lên đẻ thở, đuôi bất động cắm xuống
nước.
• Sau cùng cá lộn mấy vòng rồi lật bụng chìm xuống đáy mà chết.
• Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh hóa của cơ thể cá. Protein
huyết thanh giảm 2,5 lần, hoạt động của gan, thận bị rối loạn, lượng tích
lũy protein giảm, ảnh hưởng quá trình trao đổi amino acid. Thành phần
máu cũng bị thay đổi.
• Biện pháp phòng trị:
Phòng bệnh:
• Tuyệt đối ko nhốt chung cá nhiễm kst vs cá khỏe. Thời gian cách ly phụ
thuộc vào nhiệt độ.
• Tẩy dọn ao kỹ, phơi đáy ao 3-4 ngày diệt bào tử ở đáy ao trước mỗi vụ
ương nuôi.
• Định kỳ kiểm tra, nếu xuất hiện trùng cần dùng thuốc Malachite Green
phun xuống ao vs nồng đội 0,1-0,2 ppm để diệt trùng khi bệnh chưa xuất
hiện.
Trị bệnh:
• Để trị bệnh trùng quả dưa cần chú ý đến 2 gđ trong chu kỳ sống của nó.
Diệt trùng ở thời kỳ bời lội tự do trong mt nước phụ thuộc vào giai đoạn
bào nang dễ dàng hơn so với giai đoạn dinh dưỡng.
• Dùng thuộc để diệt trùng ở gđ ký sinh, cần lặp lại 2-3 lần mới có tác dụng.
Phương pháp điều trị bệnh đều phụ thuộc vào nhiệt độ, nếu nhiệt độ cao lên
vượt quá ngưỡng nhiệt độ thích hợp có thể giết chết trùng mà ko cần dùng
thuốc.
• Dùng formaline với nồng độ 200-300ppm tắm cho cá trong thời gian 30-60
phút hoặc phun xuống ao với liều lượng 10-20ppm
Câu 15: Bệnh trùng loa kèn (tác nhân, dhbl, bppt) ?
• Tác nhân:
• Họ Vorticellidae
Giống Zoothamnium
Giống Vorticella
• Hình dạng cơ thể: phía trước lớn, phía sau nhỏ, có dạng hình loa kèn, hình
chuông lộn ngược, Phía trước cơ thể có 1-3 vòng lông xung quanh khe miệng.
Phía sau ít nhiều đều có cuống để bám vào bất kỳ giá thể nào.
• Sinh sản vô tính bằng hình thức cắt đôi cơ thể theo chiều dọc cơ thể. Sinh sản
hữu tính bằng hình thức tiếp hợp.
• Tùy theo giống mà có sự sai khác trong cấu tạo:
+ Giống Vorticella: sống đơn độc, tế bào đính vào giá thể bằng một cuống
hình trụ mảnh, xoắn lò xo có thể có rút được. Tế bào có dạng hình chuông
lôn ngược. Phía trước rộng hình đĩa, có 1 vùng lông xoắn ngược chiều kim
đồng hồ. Có thể có 1 nhân nhỏ và một nhân lớn hình dải. 1-2 ko bào co rút.
Cơ thể ko màu hoặc màu vàng, xanh.
• + Giống zoothamnium : tương tự Vorticella nhưng sống tập đoàn. Cuống
phân nhánh dạng lưỡng phânđều, có khả năng co rút.
+ Giống Epistylis : cấu tạo tb tương tự như Zoothamnium . Nhân lớn tương
đối ngắn, có dạng xúc xích. Cuống ko co rút. Cuốn phân nhánh so le hoặc
đều.
+ Giống Apiosoma : cơ thể hình chuông hoặc hình phễu lộn ngược. Trước Tb
hình thành đĩa lông rung. Cuối TB thon dài thành cuống, đầu mút của cuốn
có 1 đĩa bám nhỏ hoặc túm lông nhỏ.
• Kích thước TB thay đổi theo giống loài.
• Dấu hiệu bệnh lý:
• Trùng loa kèn bám trên vây, da, mang cá, trên mang và các phần phụ của
tôm, trên thân và các chi của ếch, baba, trên vỏ và chân ốc.
• Trùng loa kèn ký sinh ảnh hưởng đến hô hấp, sinh trưởng của các động vật
là ký chủ.
• ở gđ ấu trùng của tôm, cá, đvtm, trùng loa kèn cản trở sự hoạt động của ấu
trùng và gây chết rải rác.
• Đối vs ếch và ba ba, trùng loa kèn bám thành những đám trắng xám dễ
nhầm vs nấm thủy mi, bệnh nặng đã gây chết cho baba giống.
• Biện pháp phòng trị:
Áp dụng biện pháp phòng chung, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau
- Trước khi nuôi phải vệ sinh hồ nuôi, nạo vét bùn đáy phơi ao từ 5 -7
ngày
- Tẩy vôi, tiêu độc cho ao, bè nuôi: từ 10 – 20kg/100 m
2
- Giữ vệ sinh cho các ao nuôi, hạn chế các chất vản trong ao ( tránh sử
dụng thức ăn thừa)
- Không trực tiếp bón phân bắc xuông ao nuôi, phân hữu cơ cần ủ kỹ với
1% vôi
- Không thả cá với mật độ dày, theo Hà Ký nếu mật độ thả dày thì cường
độ cảm nhiễm tăng gấp 4 – 12 lần.
- Tẩy trùng cho cá trước khi thả bằng cách tắm cho cá ( 2 – 4g muối ăn/ lít
trong 20 phút), đối với cá nước mặn thì dùng nước ngọt để tắm cho cá
- Tẩy trùng nơi cho ăn
Biện pháp trị bênh:
- Tắm cho cá nước ngọt bằng nước muối 2 – 3 % trong 10 – 15 phút
- Tắm cho cá bằng CuSO
4
5 – 7 ppm trong 5 – 15 phut’ hoặc phun trực tiếp
xuống ao bệnh với nồng độ 0,5 – 0,7 ppm
- Có thể kết hợp giữa CuSO
4
( 0,5 – 0,7 ppm) với Xanh methylen ( 0,1 -0,2
ppm) hoặc CuSO
4
với Fe
2
(SO
4
)
3
theo tỷ lệ 0,5 : 0,2 ppm
- Dùng fomaline tắm cho cá với nồng độ 200 – 250 ml/m
3
trong thời gian
từ 30 – 60 phút hoặc phun xuống ao với nồng độ 20 – 25 ml/m
3
( cần chú ý sục
khí trong quá trình xủa lý thuốc).
Câu 16: Bệnh do sán lá 16 móc Dactylogirus (dhbl, bppt)?
• Tác nhân:
• Là sán đơn chủ thuộc họ Dactylogyridea, giống Dactylogyrus.
• Cơ thể rất nhỏ, dài, lúc nhỏ có màu trắng nhạt và vận động theo phương
thức sâu đo Phía trước có 4 thùy đầu, trong đó có 4 đôi tuyến đầu tiết chất
độc phá hoại tổ chức tạo điều kiện cho Dactylogyrus bám lên trên mang cá.
Phía trước có 4 điểm mắt to có tác dụng cảm giác ánh sáng Phía sau có đĩa
bám.
• Cơ quan tiêu hóa miệng hình phễu phía trước, tiếp theo hầu là thực quản
ngắn, ruột chia làm 2 nhánh chạy dọc cơ thể xuống phía sau rồi tiếp hợp lại
tạo thành ruột kín.
• Sinh sản: lưỡng tính: cơ quan sinh dục cái có 1 tuyến trứng, ở trước có
tuyến tinh. Cơ quan sinh dục đực có tuyến tinh ở giữa hoặc phía sau cơ thể.
Cơ quan giao cấu do 1 ống não và các khía ống đỡ tạo thành.
• - Đẻ trứng, trứng lớn có cuống, số lượng trứng kug ko nhiều, trứng vừa đẻ
ra chìm xuống đáy hay bám vào cỏ nước. Thông thường chỉ có 1 trứng
nhưng có thể đẻ liên tục, thời tiết ấm thì tốc độ càng mạnh. ở nhiệt độ 12-15
độ thì cứ 33p thì đẻ 1 trứng, nếu nhiệt độ 20-40 thì chỉ cần 15p.
• Dấu hiệu bệnh lý:
• Ký sinh trên mang và da của cá nhưng chủ yếu là mang. Lúc ký sinh dùng
móc của đĩa bám sau, bám vào tổ chức cơ thể ký chủ, tuyến đầu tiết ra men
hialuronidaza phá hoại Tb tổ chức, làm mang và da cá tiết ra nhiều dịch
nhờn ảnh hưởng đến hô hấp của cá.
• Bơi lội thất thường, mang có hiện tượng sưng, phù nề, cá nổi đầu và bơi lội
chậm chạp, cơ thể gầy yếu, có thể gây chết từ rải rác tới hàng loạt cá
hương, cá giống.
• Biện pháp phòng trị:
• Phòng bệnh :
• Trước khi thả cá xuống ao ương, nuôi, cần tẩy dọn ao, tiêu diệt trứng và ấu
trùng sán lá 16 móc.
• Cá giống trước khi thả xuongs ao hồ nuôi, dùng KMnO4 nồng độ 15-20
ppm tắm cho cá trong thời gian 15-30p hoặc NaCl 3% tắm trong 5p, nếu
nhiệt độ 25 dộ thì giảm xuống 2%. Hoặc dung Formalin 100-200ppm
thwoif gian 30-60p.
• Mật độ nuôi vừa phải, thường xuyên theo dõi chế độ ăn và điều kiện ao
nuôi để điều chỉnh thích hợp.
• Trị bệnh:
• Dùng ammonium hydroxide – NH4OH 10% tắm cho cá ở 100ppm 1-2p,
hoặc Formalin 20-30ppm.
Câu 17: Vòng đời của sán lá gan clonorchis sinensis, tác hại và biện
pháp phòng trị?
• Vòng đời của sán lá gan
- Giai đoạn trưởng thành sán ký sinh ở gan, mật của người và đv có vú
khác.
- Trùng trưởng thành đẻ trứng, theo dịch gan mật vào ruột và theo phân
ký chủ cuối cùng ra ngoài mt.
- Một sô ốc (Melanoides tuberculatus và Paraforsarulus striatulus) ngẫu
nhiên ăn phải trứng sán, vào ở trong ruột nở ra ấu trùng Miracidium, sau đó đục
thủng thành ruột vào xoang, xâm nhập vào gan phát triển qua các gđ đến
Sporocyste, Redia và Cercaria.
- Ấu trùng Cercaria chui ra khỏi cơ thể ốc vào nước sống tự do khoảng 2
ngày, gặp ký chủ trung gian thứ 2, thường là cá trong họ cá chép, chúng chui qua
da, vào cơ phát triển và tạo kén phát triển thành Metacecaria.
- Người hay đv có vú khác ăn cá sống có nhiễm Metacecaria của sán
Clonorchis vào, ấu trùng theo ống mật di chuyển đến gan, cơ thể phát triển kéo
dài ra, sau một tháng thì pt thành ấu trùng trưởng thành và bắt đầu đẻ trứng và
gây bệnh ở ký chủ cuối cùng.
• Tác hại:
- Ấu trùng Metacecaria ký sinh trong cơ của cá tạo ra các nốt sần nhỏ, cá
gầy.
- Trong thực tế thường ít gặp trường hợp cá chết do ấu trùng của
Clonorchis, nhưng có thể làm giảm giá trị thương phẩm của thịt cá và có nguy cơ
gây bệnh cho người và gia súc trên cạn.
• Biện pháp phòng trị:
- Để phòng bệnh cho cá cần thực hiện gián tiếp, thông qua việc tiêu diệt
ốc trong ao nuôi cá và quản lý nguồn phân hữu cơ dùng trong nuôi cá bằng cách ủ
phân với vôi bột, khi phân đã hoai mới sử dụng. Bỏ tập tục ăn gỏi cá của người.
Câu 18: Chu kỳ phát triển cảu sán dây Diphyllobothrium , tác hại và biện
pháp phòng trị?
• Chu kỳ phát triển:
• Do ko có lỗ đẻ, nên trứng của Diphylllobothrium thành thục theo phân của
ký chủ cuối cùng ra mt nước. (trứng có hình bầu dục, có nắp đậy, kích
thước lớn nhỏ tùy theo loài, sau khoảng 1-2 tuần, trứng nở ra ấu trùng
Coracidium có tiêm mao và 6 móc) bơi lội trong nước 1 thời gian.
• Chúng có thể bị các loài giáp xác Copepoda ăn, vào cơ thể Copepoda
(Diaptomus gracilis, Diaptomus coeruleus, Cyclops scutifer, Mesocyclops
orthonoides).
• ấu trùng Coracidium vào ruột, rồi chui vào xoang cơ thể, mất tiêm mao và
móc biến thành ấu trùng Procercoid, cơ thể dài có đuôi.
• Cá ăn giáp xác nhiễm ấu trùng Procercoid, vào cơ thể, một số ấu trùng
Procercoid bám chắc vào dạ dày, ruột, 1 số phá thành ruột chui vào xoang
cơ thể và nội tạng như gan, tuyến sinh dục, cơ, của cá phát triển thành
Plerocercoid.
• Người và đv có vú ăn phải những con cá bị nhiễm Plerocercoid chưa nấu
chín, vào ruột ký chủ cuối cùng, sán phóng dầu, bám chắc vào thành ruột,
sau 2 tuần pt thành Diphyllobothrium trưởng thành, cơ thể rất dài và bắt
đầu đẻ trứng.
• Tác hại:
• Khi ký sinh gây bệnh ở cá, tác hại ko lớn, chủ yếu làm cá gầy yếu, giảm giá
trị thương phẩm.
• Sán trưởng thành kýi snh trong ruột đv có xương sống trong đó có người,
gây tác hại lớn đối với người và các đv trên cạn.
• Khi ký sinh sán có thể móc vào thành ruột gây viêm loét, tiết độc tố, hút
dinh dưỡng, số lượng ký sinh nhiều có thể gây tắc ruột
• Biện pháp phòng trị: phòng bệnh tổng hợp là chủ yếu, chưa có biện pháp trị
bệnh đối vs cá tôm
Câu 19: Tác nhân, dấu hiệu bệnh lý và biện pháp phòng trị cảu bệnh
trùng mỏ neo – Lernaeosis ?
• Tác nhân:
• Tác nhân gây bệnh là giống Lernaea thuộc bộ chân chèo Copepoda.
• Có dạng hình chữ T, hay dạng hình mỏ neo, cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực,
bụng.
• Sống tự do, còn con cái sau khi giao phối sống lần đầu tiên, chúng chuyển
sang sống ký sinh, hình dạng thay đổi rất lớn so vs hình dạng của
Copepoda sống tự do.
• Cơ thể kéo dài, phần đầu phát triển thành sừng giống mỏ neo, dùng đâm
thủng, bám chắc vào tổ chức ký chủ khi ký sinh, nên còn có tên là trùng mỏ
neo.
• Phần đầu ngực: do đốt đầu và đầu ngực thứ 1 hợp lại, bên trên có mắt. Có
6đôi phần phụ. Nhưng kém pt. Miệng có môi trên dưới, răng hàm lớn, nhỏ
và che hàm.
• Phần ngực: phần ngực và phần đầu ko có ranh giới. Ngực có 6 đốt, hơi lớn
dần về phía sau. Phần ngực có các đổi chân bơi nhỏ. Bốn đôi chân có 2
nhánh (ngoài và trong) mỗi nhánh 3 đốt. Đốt sinh sản của con cái có 1 đôi
treo 2 bên cơ thể, trứng xếp thành nhiều hàng trong túi trứng, sô lượng từ
vài chục đến vài trăm trứng.
• Phần bụng: ngắn, nhỏ, phân đốt ko rõ ràng, đoạn cuối có nạng đuôi, trên có
các lông cứng ngắn.
• Cấu tạo bên trong: cơ quan tiêu hóa miệng đến hậu môn gần như một ống
thẳng. Hệ thống sinh dục lưỡng tính, đực cái riêng biệt. Cơ quan sinh dục
cái gồm 2 tuyến trứng, hình trứng ở mặt lưng phần sau đầu, tiếp đó là tử
cung là 1 ống nhỏ, 2 nhánh. Hai ống dẫn trứng thông đến đốt sinh sản.
• Dấu hiệu bệnh lý:
Dấu hiệu lâm sàn:
• Cá mới cảm nhiễm trùng mỏ neo , thường thể hiện sự khó chịu qua các hoạt
động bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm.
• Cá gầy yếu, bơi lội chậm chạp do bị lấy chât dinh dưỡng.
• Đối vs cá hương, cá giống, cơ thể bị dị hình, uốn cong, bơi lội mất thăng
bằng và chết từ rải rác tới hàng loạt.
• Cá bố mẹ bị cảm nhiễm ký sinh một bên cơ thể sẽ làm lệch trọng tâm, cá
bơi nghiêng, nếu 2-3 trùng ký sinh trên 1 cơ thể cá làm cho cá ko di chuyển
dc và chết.
• Khi ký sinh phần đầu của Lernaea cắm sâu vào trong tổ chức ký chủ, làm
cá bị tổn thương, tạo đk cho các sv ký sinh khác, thường tạo nên những
vùng xuất huyết xung quanh nơi ký sinh.
• Một số ký sinh trong miệng, làm miệng cá sưng lên và ko đóng kìn dc, ko
ăn dc.
Dấu hiệu bệnh tích:
• Tế bào bạch cầu ở trong máu tăng cao, sắc tố da biến nhạt.
Câu 20: Ảnh hưởng của đời sống ký sinh đến hình thái cấu tạo của kst.
Cho ví dụ?
Phương thức sống tự do và ký sinh có đặc điểm rất khác nhau: một bên hoàn
toàn chủ động về cư trú và dinh dưỡng, một bên ngược lại, bị động về cư trú và
dinh dưỡng. Do vậy, để tồn tại và duy trì nòi giống, ký sinh trùng cần có các
biến đổi để thích nghi vs đời sống mới.
• Những biến đổi thoái hóa: khi chuyển sang đời sống ký sinh, một số cơ
quan trong cơ thể ít sử dụng hay ko sử dụng đến sẽ bị thoái hóa hoặc tiêu
biến.
(*) Cơ quan vận động:
+ sốn ký sinh hay trên hay trong 1 sv khác, nên ko cần phải vận động để
tìm kiếm thức ăn, hay trốn tránh kẻ thù, nên cơ quan vận động của kst
thường rất kém pt hoặc ko có, hoặc chỉ có ở gđ sống tự do, khi chuyển sang
gđ sống ký sinh, cơ quan vận động tiêu biến.
VD:
+ Các kst thuộc ngành bòa tử trùng (Sporozoa) hoàn toàn ko có cơ quan vận
động.
+ Các kst thuộc ngành giun dẹp, như sán lá đơn chủ (Monogenea), sán song
chủ (Digenea), sán dây (Cestoidea) trong chu kỳ pt trải qua nhiều gđ, gđ
nào sống tự do trong mt nước thường có tiêm mao để vận động, gđ nào
sống ký sinh các tiêm mao biến mất.
+ ký sinh trùng thuộc lớp giáp xác (Crustacae) ký sih, thường các phần phụ
có chức năng vận động, tìm mồi, bắt mồi khi sống tự do đã bị thoái hóa
kém pt hơn nhiều hoặc biến thành cơ quan bám khi chuyển sang sống ký
sinh.
(*) Cơ quan tiêu hóa:
+ Là bộ phận có chức năng bắt mồi, nghiền mồi, tiêu hóa, hấp thụ và đào
thải chất cặn bã. Do vậy, hoạt động của cơ quan này đã cung cấp năng
lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể sv khi sống tự do ngoài mt nước.
Nhưng khi sống ký sinh, vật chất dinh dưỡng dc hấp thụ trực tiếp ở cơ thể
vật chủ, cho nên một số chức năng của cơ quan tiêu hóa ít dùng đến, chúng
bị thoái hóa kém pt hoặc tiêu biến hoàn toàn.
Ví dụ:
+ ký sinh trùng thuộc lớp sán dây, ngành giun đầu gai hoàn toàn ko có cơ
quan tiêu hóa.
+ Kst thuộc sán lá đơn chủ, song chủ cơ quan tiêu hóa chỉ là các túi chứa
chất dinh dưỡng, có miệng để hút chất dinh dưỡng của ký chủ, có ruột
trước để chữa các chất dinh dưỡng đã hút dc, nhưng hoàn toàn ko có ruột
sau và hậu môn.
(*) cơ quan thị giác.
+ Cơ quan thị giác thường rất kém pt ở KST ngoại ký sinh như sán lá đơn
chủ, và hoàn toàn ko có ở những KST nội ký sinh như sán lá song chủ hay
sán dây. Cơ quan xúc giác của giáp xác sống ký sinh kém pt hơn so với
giáp sống tự do.
(*) Sự phát sinh và phát triển của một số cơ quan
• Sự xuất hiện và phát triển của cơ quan bám:
+ Để sống ký sinh, KST đã xuất hiện 1 cơ quan ms là cơ quan bám, giúp cơ
thể KST có thể bám chắc vào cơ thể ký chủ và chống lại phản ứng đào thải
của ký chủ.
+ Cơ quan bám pt mạnh hơn ở KST ngoại ký sinh, vì ngoài tác động đào
thải của chính cơ thể ký chủ, KST ngoại KS còn phải chống lại cả sức đào
thải do ma sát dòng nước.
+ Trong số các KST nội ks, KST ký sinh ở các cơ quan kín như máu,
não,tủy sống, xoang cơ thể, cơ có cơ quan bám kém pt hơn KST ks trong
đường ruột.
• Sự phát triển của cơ quan sinh sản
+ Vì có đời sống hoàn toàn bị động, phụ thuộc vào cơ thể ký chủ, luôn bị đe
dọa bởi phản ứng đào thải của ký chủ, mặt khác, nhiều KST là giun sán có
chu kỳ pt phức tạp, qua nhiều gđ ấu trùng và đòi hỏi có mặt của các ký chủ
trung gian, nên chỉ cần một vài trục trặc nhỏ trong mỗi mắc xích của chu kỳ
pt cũng làm kst ko khép kín dc vòng đời của nó. Do vậy kst nói chung, cơ
quan sinh sản pt mạnh để duy trì nòi giống.
+ Nhiều giun sán có cấu tạo cơ quan sinh sản lưỡng tính, đặc điểm này thể
hiện sự thích nghi sinh học sâu sắc của kst, vì nếu có cấu tạo phân tính,
chúng sẽ gặp khó khăn khi tìm bạn khác giới trong mùa sinh sản. Hầu hết
kst thuộc ngành giun dẹp đều có cơ quan sinh sản lưỡng tính. Ở lớp sán dây
(Cestoidea) mỗi con lại có nhiều đốt, mỗi đốt đều có 1 cơ quan sinh sản
lưỡng tính hoàn chỉnh giúp tăng khả năng sinh sản.
+ Một kst có cấu tạo cơ quan sinh sản phân tính, lại có xu thế thận dụng tối
đa những lần gặp gỡ, sau lần giao phối đầu tiên, chúng ko rời nhau nữa,
như một vài giốn giun đầu gai. Có kst sau lần gặp gỡ đầu tiên, con đực trao
toàn bộ túi tinh cho con cái, con cái ôm túi tinh, tìm ký chủ bám vào ký
sinh và sinh sản suốt cuộc đời còn lại, để duy trì nòi giống như KST thuộc
bộ Copepoda của giáp xác.
+ Một số kst có hiện tượng kết hợp giữa sinh sản vô tính và hữu tính trong
vòng đời, làm sức sinh sản và hiệu quả sinh sản của hình thức sinh sản hữu
tính được tăng lên rất cao như sán lá song chủ (Digenea). Từ 1 trứng là sản
phẩm của sinh sản hữu tình, khi nở thành ấu trùng, ấu trùng này lại tham
gia sinh sản vô tính phân đôi đơn giản và có thể tạo ra nhiều cơ thể trưởng
thành nếu gặp may mắn trong qt pt ấu trùng.
• Một số thay đổi thích nghi khác của kst
Kst còn có 1 số thay đổi khác về hình thái sinh lý, nhờ có những biến đổi
thích nghi đó mà kst có thể tồn tại và duy trì nòi giống. Tùy theo cơ quan
ký sinh mà hình dạng ký sinh của kst có sự thay đổi:
+ KST ký sinh trong đường ruột thường có xu hướng kéo dài như sán dây
Dyphyllobothrium latum ở gđ trưởng thành có thể dài 3-10 mét.
+ KST thuộc sán lá xong chủ (Digenea) khi ký sinh trong cơ của cá lại có
xu hướng co tròn lại.
+ Ở vùng miệng, hầu của một số kst đã xuất hiện các tuyến đơn bào có khả
năng tiết ra các men phá hoại tổ chức cơ thể nơi nó ký sinh, hoặc tiết ra chất
chống đông máu như kst thuộc họ đỉa – Hirunnidae.
+ Một số kst được bảo vệ bằng 1 lớp vỏ kitin trong suốt giúp con trùng này
chống được tác động của mt khi rơi ra ngoài cơ thể ký chủ và các chất hóa
học dùng để tiêu diệt nó trong ntts, như đv đơn bào thuộc các ngành bào tử
trùng (Sporozoa) hay trùng màng nhầy.
+ Một số giun sán sống trong ruột, phải có khả năng tiết ra men chống lại
sự phân hủy của men tiêu hóa luôn hiện hữu trong đường ruột ký chủ.