Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hệ thống tiền tệ quốc tế và đánh giá tính hiệu quả của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.08 KB, 11 trang )

I. Lời nói đầu:
Quan hệ mậu dịch giữa các nước dẫn đến hình thành các hệ thống tiền tệ
quốc tế. Đó là một tập hợp những quy định thống nhất giữa các nước trong
việc tổ chức và điều hành thống nhất các quan hệ tiền tệ - tín dụng phát sinh
giữa các nước nhằm thiết lập một trật tự cho các quan hệ kinh tế - mậu dịch.
Bài tập này em xin phân tích về các hệ thống tiền tệ quốc tế và đánh giá tính
hiệu quả của chúng.
II. Nội dung:
1. Khái niệm hệ thống tiền tệ quốc tế:
Hệ thống tiền tệ quốc tế là tập hợp các quy tắc, thể lệ, định chế điều
chỉnh các quan hệ tài chính – tiền tệ giữa các quốc gia, nhằm bảo đảm thực
hiện các giao dịch thanh toán quốc tế, bảo đảm sự ổn định và phát triển các
quan hệ kinh tế quốc tế nói chung
1
2. Phân tích các hệ thống tiền tệ quốc tế:
Hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành từ cuối thế kỷ XIX và cho đến
nay đã phát triển qua bốn giai đoạn với bốn chế độ khác nhau:
a. Hệ thống thứ nhất – Hệ thống bản vị vàng (1875 -1914)
a1. Nguyên tắc cơ bản:
- Tỷ giá của các đồng tiền được xác định bởi một khối lượng vàng nhất
định.Hay nói một cách khác mỗi quốc gia ấn định giá vàng theo đồng tiền
của mình.
- Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền được xác định dựa trên nguyên tắc
ngang giá vàng.tức là thông qua giá vàng đc ấn định tính bằng các đồng
tiền này.
1
Trang 212 Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - Đại học luật Hà Nội – Nhà xuất bản công an nhân dân 2008
1
- Sự chuyển đổi không hạn chế một số đồng tiền ra vàng hay ngược lại từ
vàng ra tiền theo giá vàng đc mỗi quốc gia ấn định. Sự chuyển đổi này áp
dụng cho người nước ngoài. Để đảm bảo chuyển đổi ra vàng của tiền tệ


các Ngân hàng trung ương đã duy trì một khối lượng dự trữ vàng tương
đương với số lượng tiền phát hành.Số lượng tiền phát hành phải đảm bảo
bằng vàng 100%.
- Vàng có thể được xuất khẩu hay nhập khẩu không hạn chế, được tự do
mua bán trên thị trường thế giới.
-
a2. Đặc điểm:
- Tỷ giá trên thị trường ngoại hối dao động không đáng kể xung quanh mức
tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng.Biên độ dao động của tỷ giá vào khoảng 1%
xung quanh mức tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng tương đương với chi phí
chuyên chở và bảo hiểm khi chuyên chở vàng giữa các quốc gia.Hành
động kinh doanh chênh lệch tỷ giá làm tăng cung bảng Anh trên thị
trường ngoại hối ,dẫn đến bảng Anh giảm xuống ,có xu hướng trở về mức
tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng .Do Bảng Anh định giá cao nên các nhà nhập
khẩu Mỹ sẽ thanh toán nhập khẩu từ Anh bằng cách vận chuyển vàng
sang Anh ,và các nhà nhập khẩu Anh sẽ thanh toán nhập khẩu từ Mỹ bằng
cách chuyển bảng Anh ra đô la Mỹ.Điều này làm tăng cung bảng Anh trên
thị trường ,làm cho bảng Anh giảm giá. Hệ thống bản vị vàng về nguyên
tắc ,duy trì sự ổn định cán cân thanh toán trong dài hạn.Đối với quốc gia
thâm hụt cán cân thanh toán,xuất hiện dòng vàng chảy ra ,lượng tiền lưu
thông giảm ->Tác động làm giá và tiền lương trong nước giảm.(thiếu một
lượng tiền mặt để mua hàng hoá ,làm cho hàng hoá bị giảm giá ). Tiền
lương giảm khi hàng hoá tiêu dùng giảm ,tác động làm cho lãi suất lại
tăng (do thiếu tiền mua hàng và họ phải đến ngân hàng để vay ,cho nên lãi
2
suất lúc này sẽ tăng lên). Giá và lương trong nước giảm có tác động làm
cho hàng hóa rẻ hơn, nhập khẩu giảm ,xuất khẩu tăng.Lãi suất tăng có thể
thu hút vốn chảy vào, cán cân thanh toán được cải thiện và trở về trạng
thái cân bằng. Đối với các quốc gia thặng dư cán cân thanh toán,xuất hiện
dòng vàng chảy vào làm lượng tiền lưu thông tăng ->Tác động làm giá và

tiền lương tăng. Giá và tiền lương tăng tác động làm cho hàng hoá đắt
hơn,xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng. Lãi suất giảm kích thích luồng
vốn chảy ra ,giảm thặng dư cán cân thanh toán ,cán cân thanh toán có xu
hướng trở về trạng thái cân bằng.
b. Hệ thống thứ hai – hệ thống bản vị vàng – hối đoái – Hệ thống Giơ Noa
(1922 – 1939)
Bối cảnh ra đời của hệ thống tiền tệ Giơ Noa: Sau Thế chiến lần thứ nhất,
việc khôi phục lại nền kinh tế ở các nước châu Âu trở nên cấp thiết. Nhu cầu
thiết lập một trật tự mới trong các quan hệ mậu dịch, tín dụng, tiền tệ quốc tế
nhằm nhanh chóng khôi phục lại nền kinh tế bị tổn thất trong chiến tranh trở
nên vô cùng cấp thiết đối với các quốc gia ở châu Âu. Thực tế này đòi hỏi
phải có những thỏa thuận thống nhất giữa các nước để thiết lập một trật tự
mới trong các quan hệ mậu dịch, tín dụng và tiền tệ quốc tế.
b1. Nguyên tắc cơ bản:
2
- Đồng USD và Bảng Anh có vai trò chính trong thanh toán và hai đồng
tiền này trở thành phương tiện dự trữ chính thức (cùng với vàng) của các
quốc gia.
- Áp dụng tỉ giá hối thả nổi và bản vị vàng có giới hạn. Theo chế độ này,
chỉ có một số đồng tiền chủ chốt trong thanh toán quốc tế phải giữ bản vị
2
Trang 215 Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - Đại học luật Hà Nội – Nhà xuất bản công an nhân dân 2008
3
vàng, còn các đồng tiền khác khi thanh toán sẽ được chuyển đổi theo một
trong số các dồng tiền chủ chốt.
Có thể thấy được hệ thống Giơ Noa là một hệ thống trung gian giữa hệ
thống bản vị vàng và hệ thống hối đoái thả nổi. Đến cuối thập kỷ 30 của thế
kỷ XX, hệ thống Giơ Noa bị sụp đổ hoàn toàn. Chế độ tiền tệ Giơ Noa tạo
nên nhiều lợi thế cho nước Anh trong lĩnh vực mậu dịch, dịch vụ và thanh
toán và tín dụng quốc tế. Điều đó đã làm cho Chính phủ Anh “lạm dụng”

quyền phát hành đồng Bảng Anh, để rồi đẩy đồng tiền lâm vào tình trạng
khủng hoảng liên tục, làm cho uy tín của nó trên trường quốc tế ngày càng
giảm sút nghiêm trọng. Đánh dấu sự kiện này chính là việc nước Anh đã
tuyên bố chính thức phá giá đồng tiền nước mình với mức 33% so với đồng
đô la Mỹ vào ngày 21-09-1931. Việc phá giá đồng Bảng Anh – xương sống
của hệ thống tiền tệ Giơ Noa cũng chính là sự ‘khai tử” đối với hệ thống tiền
tệ quốc tế này.
c. Hệ thống thứ ba – Hệ thống Bretton-Woods (1945 -1973):
Bối cảnh ra đời của hệ thống tiền tệ Bretton-Woods: Sự sụp đổ của hệ
thống tiền tệ Giơ Noa làm cho các quan hệ tài chính quốc tế trở nên rối ren đã
dẫn đến sự hình thành các liên minh tiền tệ do một số nước tư bản đầu sỏ cầm
đầu. Đó là các khu vực tiền tệ như khu vực đồng Franc Pháp, khu vực đồng
đô la Mỹ, khu vực đồng Bảng Anh.
Khu vực đồng đô la do Mỹ cầm đầu tồn tại bên cạnh các đối thủ không
hơn kém là khu vực đồng Bảng Anh và khu vực Franc Pháp. Nhưng sau Đại
chiến thế giới lần thứ II, Mỹ trở thành cường quốc mạnh nhất thế giới về
ngoại thương, về tín dụng quốc tế và là nước có dự trữ vàng lớn nhất trên toàn
thế giới (chiếm khoảng ¾ tổng dự trữ vàng của toàn bộ thế giới tư bản). Đây
chính là những yếu tố tạo nên những thế mạnh cho đồng đô la Mỹ trên trường
4
quốc tế, đưa đồng tiền này lên ngôi đồng tiền chủ chốt của thế giới. Tháng 7
năm 1944, lợi dụng địa vị kinh tế và tài chính của mình trên trường quốc tế,
Hoa Kỳ đã đứng ra triệu tập Hội nghị tiền tệ - tài chính quốc tế tại thành phố
Bretton-Woods với sự tham gia của 44 nước. Hội nghị đã ký kết một Hiệp
định quốc tế bao gồm những thỏa thuận của các nước về việc thiết lập các
quan hệ tiền tệ - tài chính quốc tế mới cho thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần
II được gọi là hệ thống tiền tệ Bretton-Woods.
c1. Đặc điểm của hệ thống tiền tệ Bretton-Woods:
3
- Áp dụng chế độ tỷ giá cố định trong ngắn hạn, còn về mặt dài hạn cho

phép điều chỉnh theo quan hệ cung – cầù.
- Đồng USD được lấy làm chuẩn, có chế độ bảo đảm bằng vàng (Hoa Kỳ
có trách nhiệm đổi không hạn chế USD ra vàng và ngược lại cho Ngân
hàng Trung ương của các nước tham gia hệ thống theo giá 35 USD = 1
ounce vàng). Các quốc gia khác gắn đồng tiền của mình với đồng USD
theo tỷ giá cố định trong ngắn hạn và có điều chỉnh trong dài hạn.
- Thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) với các chức năng điều tiết tỷ giá
giữa các nước, giám sát việc tuân thủ các quy định về tài chính quốc tế,
cấp tín dụng cho các nước thành viên khi gặp khó khăn tài chính.
- Lập quỹ dự trữ quốc tế do IMF quản lý, do các nước thành viên đóng góp
bằng vàng, ngoại tệ mạnh và nội tệ, tất cả được quy đổi thành đơn vị
chung là SDR được tính bằng số bình quân của giá trị 16 đồng tiền của
những nước có lượng hàng hóa xuất khẩu vượt mức 1% kim ngạch
thương mại quốc tế. Đến năm 1981, giá trị SDR đã được đơn giản hóa, chỉ
3
Trang 216 Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - Đại học luật Hà Nội – Nhà xuất bản công an nhân dân 2008
5

×