Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích các chính sách tiền tệ được Việt Nam sử dụng trong giai đoạn 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.67 KB, 16 trang )

Thảo luận kinh tế vĩ mô Giáo viên: Đào Thế Sơn
LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực
kỳ quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó
ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công an việc làm, tốc
độ tăng trưởng, lạm phát... Để đạt được các mục tiêu của chính
sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ
bản, quyết định.
Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc
biệt là các công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn
thiện và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Với đặc điểm của
nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn các công cụ nào, sử dụng
nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn là một vấn
đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối với
các nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các
nhà nghiên cứu kinh tế. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế
trong nước và quốc tế như hiện nay thì việc nghiên cứu về chính
sách tiền tệ cụ thể là các công cụ chính sách tiền tệ là một vấn đề
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam xác định mục tiêu tăng trưởng
kinh tế - công bằng xã hội, vì vậy việc lựa chọn giải pháp nào để
xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia có hiệu quả
nhất vẫn là một vấn đề khó khăn phức tạp.
Quá trình học tập và rèn luyện môn kinh tế vĩ mô, được sự
hướng dẫn của thầy: Đào Thế Sơn, nhóm em xin trình bày đề
tài: " Phân tích các chính sách tiền tệ được Việt Nam sử dụng
trong giai đoạn 2010 - 2011 ".





Nhóm 9 – Lớp K6HK1B Page 1
Thảo luận kinh tế vĩ mô Giáo viên: Đào Thế Sơn
PHẦN I: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG.
1.1 Khái niệm và vị trí của CSTT.
Khái niệm: CSTT là một chính sách kinh tế vĩ mô do NHTW
khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của
mình để đạt được các mục tiêu: Ổn định giá trị đồng tiền, tạo
công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế.
Vị trí: Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước
thì CSTT là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó
tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Song nó cũng
có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như:
Chính sách tài khóa, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối
ngoại, Đối với NHTW việc hoạch định, thực thi chính sách tiền
tệ là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm
cho CSTT quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.
1.2 Mục tiêu của CSTT.
Ổn định giá trị đồng tiền.
Tăng công ăn việc làm.
Tăng trưởng kinh tế.
Ngăn ngừa lạm phát.
1.3 Các công cụ của CSTT.
1.3.1 Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của ngân
hàng trung ương đối với ngân hàng thuơng mại. Khi cấp một
khoản tín dụng cho NHTM, NHTW đã tăng luợng tiền cung ứng
đồng thời tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ và khai thông khả
năng thanh toán của họ.
1.3.2 Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số luợng
phuơng tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động,

nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các NHTM.
Nhóm 9 – Lớp K6HK1B Page 2
Thảo luận kinh tế vĩ mô Giáo viên: Đào Thế Sơn
1.3.3 Công cụ nghiệp vụ thị truờng mở: là hoạt động NHTW
bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị truờng tiền tệ, điều hòa cung
cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh huởng đến khối luợng dự trữ của
các NHTM dẫn đến làm tăng hay giảm khối luợng tiền tệ.

1.3.4 Công cụ lãi suất tín dụng: đây đuợc xem là công cụ gián
tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất
không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt luợng tiền trong lưu
thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là
công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất đựơc hiểu là tổng
thể những chủ truơng chính sách và giải pháp cụ thể của NHTW
nhằm điều tiết lãi suất trên thị truờng tiền tệ, tín dụng trong từng
thời kỳ nhất định.

1.3.5 Công cụ hạn mức tín dụng: là công cụ can thiệp trực tiếp
mang tính hành chính của NHTW để khống chế mức tăng khối
lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là
mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các NHTM phải chấp hành
khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
1.3.6 Tỷ giá hối đoái: là tương quan giữa sức mua đồng tiền nội
tệ với đồng tiền ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng
nội tệ, vừa biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái
vừa là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ , tác động
mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh
trong nước.
Nhóm 9 – Lớp K6HK1B Page 3
Thảo luận kinh tế vĩ mô Giáo viên: Đào Thế Sơn

Phần II: Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam
1. Chính sách tiền tệ năm 2010
1.1 Thắt chặt chính sách tiền tệ.
Thực trạng thắt chặt tiền tệ đầu năm 2010 có phần quá mạnh đã
gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, ủy ban kinh tế của quốc
hội nhận định khi thẩm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế -
xã hội và ngân sách nhà nước năm 2010. Chính phủ đánh giá:
Tình hình kinh tế, xã hội trong 4 tháng đầu năm tiếp tục có
chuyển biến tích cực.
+ Cơ quan thẩm tra nhận định: Chất lượng tăng trưởng kinh tế
trong năm 2010 vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Hệ số ICOR (đo
lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra 1 đơn vị tăng
trưởng GDP) năm 2010 cũng sẽ rất cao nếu hệ số "gía trị sản
xuất công nghiệp trên giá trị gia tăng ngành công nghiệp" không
được cải thiện trong những quý tiếp theo (quý I lên tới 2,46 lần).
+ Tín dụng tăng thấp, lãi suất tăng cao: Báo cáo thẩm tra đã
phân tích được:
 Tổng dư nợ tín dụng trong năm 2009 tăng 37,53% (bình
quân 3,13% /tháng), trong đó tín dụng bằng VND tăng
khoảng 43%.
 Tháng 1/2010 chỉ tăng khoảng 0,26%, tháng 2 tăng 1,14%,
tháng 3 tăng 1,49%, và quý I chỉ tăng 3,52%, trong đó dư
nợ bằng VND tăng 0,57% so với tháng 12/2009.
Qua kết quả thẩm định cho thấy việc chỉ số giá tiêu dùng tăng
cao đột biến trong quý I năm 2010 gây tâm lý lo lắng trong dân
cư và cộng đồng doanh nghiệp. Trong điều kiện xuất khẩu chưa
bảo đảm, dự trữ ngoại hội bị giảm sút, vòng xoáy nhập siêu -
Nhóm 9 – Lớp K6HK1B Page 4
Thảo luận kinh tế vĩ mô Giáo viên: Đào Thế Sơn
suy giảm giá trị đồng nội tệ - lạm phát - áp lực điều chỉnh tỷ giá

- lạm phát sẽ gây thách thức lớn cho ổn định kinh tế vĩ mô.
1.2. Ổn định vĩ mô thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Năm 2010 lạm phát và giá cả tăng cao nguyên nhân là do:
+ Thứ nhất: Sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các
loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở
các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực,
thực phẩm, và vật liệu xây dựng...
+ Thứ hai: Giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên
thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu
làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nghiệp.
+ Thứ ba: Việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá
làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng
hóa tăng theo.
Trong năm 2010 Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng
khích lệ, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, khẳng định sự đúng
đắn, hợp lý trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô thời gian
qua của Chính phủ: Tăng trưởng GDP trong quý I/2010 đạt mức
5,83%, cao hơn rất nhiều con số 3,14% so với cùng kỳ năm
2009. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2010 đạt
6,5% mà Chính phủ đề ra trước đó rất khả thi. Hầu hết các lĩnh
vực đều có sự bứt phá ấn tượng, khiến chúng ta hoàn toàn có thể
kỳ vọng ở mức tăng trưởng cao hơn khi nhu cầu thế giới thực sự
phục hồi.
Trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng và tính không ổn
định trên thị trường tiền tệ, đòi hỏi cần phải có sự lựa chọn linh
hoạt cơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm
phát và ổn định thị trường tiền tệ.
Nhóm 9 – Lớp K6HK1B Page 5
Thảo luận kinh tế vĩ mô Giáo viên: Đào Thế Sơn
Theo nghị quyết của chính phủ và quốc hội, mục tiêu kinh tế -

xã hội của năm 2010 là phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng
kinh tế ở mức cao, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao
chất lượng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, tăng khả năng đảm
bảo an sinh xã hội. Dựa trên các điều kiện, nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế - xã hội, NHNN đánh giá các chỉ tiêu kinh
tế vĩ mô chủ yếu năm 2010 như sau:
 Tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 6.5%, chỉ số giá
tiêu dùng tăng không quá 7%, nhưng tiềm ẩn nhiều nhân tố
tác động tăng ở mức cao như giá lương thực và năng lượng,
hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế ở mức
thấp, tổng cầu của nền kinh tế gia tăng do tác động theo độ
trễ của chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng trong năm
2009 và mở rộng đầu tư trong năm 2010.
 Thâm hụt cán cân thương mại có nguy cơ ở mức cao, do
xuất khẩu tăng chậm, nhập khẩu gia tăng bởi tác động của
việc mở rộng đầu tư và cả thế giới, cán cân thanh toán quốc
tế có khả năng thâm hụt hoặc thặng dư ở mức thấp, thị
trường ngoại hối dư cầu.
 Bội chi ngân sách ở mức 6.2% GDP, và tổng vốn đầu tư
toàn xã hội 41% GDP, trong khi đó việc đầu tư vốn nước
ngoài (FDI, FII và vay thương mại) tăng chậm, sẽ gây sức
ép đối với thị trường vốn tín dụng, lãi suất và ngoại tệ.
Trước tình hình đầy biến động của nền kinh tế thì năm 2010 “Ổn
định kinh tế gắn với phát triển thị trường nội địa” là một chính
sách hiệu quả. Và phương án để thực hiện chính sách đó là:
+ Phương án 1: chú trọng nhiều hơn đến chất lượng tăng
trưởng. Trong đòi hỏi đó chứa hàm ý về một mục tiêu tăng
trưởng vừa phải hơn, để tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lại sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ... Trong
Nhóm 9 – Lớp K6HK1B Page 6

×