Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Nghiên cứu đề xuất phương án tái chế rác thải rắn đô thị cho thành phố vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 75 trang )

MỤC LỤC
Trang
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cùng với
sự tăng thêm các cơ sở sản xuất quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư
ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất ngày càng tăng. Tất cả
các yếu tố đó tạo điều kiện kích thích cho các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển
đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội. Mặt khác cũng tạo ra một lượng
chất thải lớn như: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải
xây dựng,….
Riêng về chất thải rắn, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam về chất
thải rắn và lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu
tấn/năm. Và 1% trong số đó là chất thải nguy hại. Đến năm nay lượng chất thải rắn
tăng từ 24-30% nguyên nhân là do các ngành chức năng chưa thật sự quan tâm đến
vấn đề xử lý rác thải, bảo vệ môi trường mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp
ứng nhu cầu của đời sống. Chất thải ra không được xử lý an toàn sẽ tích tụ lâu dài
trong môi trường gây ô nhiễm đất, nước và khí sẽ làm ảnh hưởng đến các hệ sinh
thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây vấn đề môi trường đã trở thành mối
quan tâm hàng đầu cho toàn xã hội. Các nhà máy xí nghiệp liên tục phát triển về số
lượng lẫn quy mô, nhằm tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
xã hội. Đồng thời với sự phát triển của sản xuất, lượng chất thải thải ra môi trường
ngày càng gia tăng. Nhiều đề tài quan trắc, chất lượng môi trường đã cho thấy mức
độ ô nhiễm đã ở mức báo động nhất là ở các khu công nghiệp tập trung. Do đó, để
bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho tương lai, con người đã đến
lúc phải tham gia vào xử lý, thu hồi các chất ô nhiễm, độc hại do sản xuất gây ra.
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 2
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
Đối với Thành Phố Vũng Tàu, nơi tập trung nhiều dân cư. Để đáp ứng nhu cầu


cho cuộc sống thành phố đang ra sức phát triển kinh tế thông qua các loại như: sản
xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại,…. Do đó, tình hình phát sinh CTRĐT của
thành phố đang tăng cao và diễn ra phức tạp. Nhưng hiện nay công tác xử lý vẫn
chưa hiệu quả làm ảnh hưởng đến môi trường. Nên việc lựa chọn đề tài : “Nghiên
cứu đề xuất phương pháp tái chế rác thải rắn đô thị cho Thành Phố Vũng Tàu” là
một vấn đề cần thiết.
 Ý nghĩa đề tài :
− Đề tài đã cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác sử lý
CTRĐT của Thành Phố Vũng Tàu nói riêng và tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu nói
chung.
− Đề xuất những giải pháp mới phù hợp mới để xử lý CTRĐT cho Thành Phố
Vũng Tàu.
Mục tiêu nghiên cứu :
Trên cơ sở khảo sát thực tế và thu thập số liệu hiện có tại Sở Tài Nguyên Và
Môi Trường Thành Phố Vũng Tàu. Đề tài thực hiện một số mục tiêu sau :
− Đánh giá hiện trạng khối lượng, thành phần và hệ thống quản lý CTRĐT
Thành Phố Vũng Tàu.
− Thu thập thông tin và các biện pháp tái chế CTRĐT.
− Đề xuất các phương pháp tái chế CTRĐT phù hợp cho Thành Phố Vũng Tàu.
 Nội dung đồ án :
− Thực trạng và diển biến CTRĐT của Thành Phố Vũng Tàu.
 Thực trạng về khối lượng CTRĐT Thành Phố Vũng Tàu.
 Thực trạng về thành phần CTRĐT Thành Phố Vũng Tàu.
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 3
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
− Giới thiệu các biện pháp tái chế và điều kiện thuận lợi để áp dụng cho
Thành Phố Vũng Tàu.
 Các hoạt dộng thu gom CTRĐT.
 Các hoạt động phân loại CTRĐT.
 Các loại CTRĐT.

 Các phương án tái chế và hiện trạng tái chế CTRĐT của Thành Phố
Vũng Tàu.
− Đề xuất các phương pháp tái chế CTRĐT phù hợp cho Thành Phố Vũng
Tàu :
 Tái chế CTR khó phân hủy có khả năng tái chế : kim loại (nhôm),
giấy, nylon, nhựa…
 Nhận xét đánh giá các phương pháp tái chế.
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 4
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ CÁC BIỆN
PHÁP XỬ LÝ
1.1. Tổng quan về CTRĐT
1.1.1. Khái niệm về CTRĐT [1]
Chất thải rắn là toàn bộ vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động
kinh tế - xã hội (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự sống
của cộng đồng,….). Trong đó quan trọng nhất là chất thải sinh ra từ các hoạt động
sản xuất và hoạt động đời sống.
Chất thải rắn có thể phân thành ba nhóm: chất thải đô thị, chất thải rắn công
nghiệp và chất thải độc hại. Trong đề tài này nhóm em xin đề cập đến chất thải rắn
đô thị.
1.1.2. Nguồn phát sinh CTRĐT
Chất thải rắn đô thị phát sinh từ các nguồn khác nhau, gồm có 6 loại: CTR
phát sinh từ nhà ở khu dân cư ; CTR thương mại ; CTR phát sinh từ các cơ quan, cơ
sở, trường học; CTR xây dựng; CTR phát sinh từ các dịch vụ đô thị; CTR phát sinh
từ các khu xử lý, tái chế chất thải.
Bảng 1.1. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt [1]
Nguồn phát
sinh
Hoạt động phát sinh CTR Chất thải rắn
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 5

Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
a) CTR khu
dân cư
CTR nhà ở (độc lập, nhiều
hộ), chung cư
Chất thải thực phẩm: cuống rau, vỏ hoa
quả, giấy, bìa carton, nhựa,… CTR có
nguồn gốc từ hàng dệt may, da, CTR
vườn, gỗ, thủy tinh, can thiếc, nhôm và
các kim loại khác, tro bếp, lá cây
đường phố, CTR loại đặc biệt (CTR
cồng kềnh, đồ điện gia dụng, đồ gỗ
hỏng), dầu mỡ, lốp xe, pin và chất thải
rắn nguy hại gia đình
b) CTR thương
mại
Nhà kho, cửa hàng ăn
uống, chợ, siêu thị, văn
phòng, cửa hàng in, photo,
trạm phục vụ, cửa hàng
sửa chửa ôtô
Giấy, bìa cacton, nhựa, gỗ, CTR thực
phẩm, đồ ăn thải bỏ, thủy tinh, kim
loại, chất thải đặc biệt (như trên)
c) Cơ quan,
công sở
Trường học, nhà trẻ, nhà
tù, viện nghiên cứu, các cơ
quan chức năng của chính
phủ, địa phương.

Giấy, bìa cacton, nhựa, gỗ, CTR thực
phẩm, đồ ăn thải bỏ, thủy tinh, kim
loại, chất thải đặc biệt (như trên)
d) CTR xây
dựng
Công trường xây dựng,
(xây dựng mới, cải tạo):
cải tạo đường phố, phá vở
công trình, bóc vở áo
đường.
- Phế thải do các hoạt động như là: dây
điện và các thiết bị điện, thiết bị vệ
sinh,… Các sản phẩm từ gỗ: khuôn cửa
đi, của sổ, tre, gỗ, gỗ ván, bêtông vỡ,
vôi vửa, gạch ốp lát, đất, đá, gạch ngói,
sành gạch, săt thép phế liệu,…
- Đất cát do đào móng công trình
- Trong quá trình xây dựng: vật liệu rơi
vãi do hoạt động xây dựng công trình,
vôi, vửa, sành gạch, gỗ, bêtông,…
đinh, dây thép buộc, ximăng, mẫu sắt
thép, đường ống, cấp, thoát nước,…
- Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ
quá trình xây dựng: vỏ hộp đựng sơn
sau sử dụng; các hóa chất dùng trong
xây dựng, đinh và các vật nhọn, que
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 6
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
hàn.
e) CTR các

hoạt động dịch
vụ đô thị
Quét dọn đường phố, công
viên và các công trình
công cộng khác, vệ sinh
bến tàu, bãi biển và các
khu vui chơi khác.
Rác quét dọn từ công viên và các nơi
công cộng khác, CTR loại đặt biệt
f) CTR khu xử
lý, tái chế chất
thải
Nhà máy xử lý nước cấp,
trạm xử lý nước thải, khu
xử lý, tái chế CTR.
Rác thải từ các song chắn rác, bùn đất,
cát phát sinh trong quá trình xử lý.
1.1.3 Phân loại chất thải rắn đô thị
Người ta có thể phân loại CTRĐT theo các cách sau:
a. Nguồn gốc phát sinh, bản chất nguồn tạo thành CTR (trình bày ở mục
1.1.2)
b. Chất thải rắn loại vô cơ, hữu cơ
Chất thải rắn loại hữu cơ, vô cơ cũng được phân loại theo khả năng phân hủy:
loại dễ phân hủy và loại khó phân hủy.
Chất thải hữu cơ dễ phân hủy như: cuống rau, hoa quả hỏng, mẩu thịt, đầu cá
và các loại chất thải khác phát sinh trong quá trình chế biến thực phẩm, các loại
thức ăn thừa,… Các loại chất thải này nhanh phân hủy, dễ tạo mùi và thu hút côn
trùng (ruồi, nhặng, gián, muỗi và các lạo côn trùng khác).
Chất thải hữu cơ khó phân hủy như: nilông, nhựa,…
Đây là yếu tố quan trọng để lựa chọn tần suất thu gom, các trang thiết bị lưu

chứa, vận chuyển CTR, xem xét khả năng sản xuất phân compost từ CTR loại hữu
cơ dễ phân hủy.
Chất thải rắn vô cơ như: thủy tinh, sành sứ, can thiết, nhôm, kim loại sắt và
kim loại không sắt, đất đá và bụi đất.
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 7
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
Hình 1.1. Rác thải thực phẩm
c. Theo khả năng tái chế và thu hồi phế liệu
Có thể tận dụng nhiều loại phế thải làm nguồn vật liệu thô như: giấy, bìa cát
tông, cao su, chất dẻo, vải dụng, thủy tinh, nhôm, kim loại sắt và kim loại không
sắt. Giấy cũng có nhiều loại theo phân loại có đến 40 loại khác nhau: các loai giấy
thải điển hình là giấy báo, sách vở, tạp chí, giấy in văn phòng, bìa cacton giấy, bìa
cacton bao bì, giấy vệ sinh, giấy ăn,… Ngoại trừ giấy vệ sinh và giấy ăn các loại
giấy khác có thể thu hồi và tái chế.
Nhựa cũng có nhiều loại. Trong thực tế thường có 7 loại nhựa, chất dẻo sau đây:
• Polyethylene terephtalene (PETE/1)
• High-density Polyethylene (HDPE/2)
• Polyvinyl Chloride (PVC/3)
• Low-density Polyethylene (LDPE/4)
• Polypropylene (PP/5)
• Polystyrene (PS/6)
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 8
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
• Other mitylayered plastic material (7)
Những loại CTR không tái chế được thu hồi rồi mới đi chôn lắp.
Hình 1.2. Vỏ chai nhựa
d. Theo khả năng cháy được và không cháy được
 Các loại chất thải hữu cơ cháy được như: giấy, bìa cát tông, nhựa và các sản
phẩm có nguồn gốc từ nhựa, vải, da, gỗ, cành cây và các chất thải thực phẩm
như: mở thịt thái bỏ,…. Người ta tận dụng các loại chất thải hữu cơ loại cháy

được, có năng lượng tỏa nhiệt cao đem đốt để thu hồi nhiệt.
 Các chất thải không cháy được thường là CTR vô cơ như: thủy tinh, kim
loại, bụi, tro, gạch,…
e. Theo mức độ nguy hại và không nguy hại
Theo mức độ nguy hiểm CTR đô thị có 2 loại:
 CTRĐT loại thông thường
 CTRĐT nguy hại
CTRĐT thông thường chủ yếu là chất thải sinh hoạt.
Chất thải rắn nguy hại là chất rắn có 1 trong 7 đặc tính sau đây: dễ cháy, dễ ăn
mòn, dễ bị oxy hóa, dễ nổ, gây độc cho người và sinh vật, độc hại cho hệ sinh thái,
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 9
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
lây nhiễm bệnh. Chất thải nguy hại chủ yếu phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, y
tế, làng nghề,…. Cũng có một lượng CTR nguy hại từ hoạt động sinh hoạt.
Hình 1.3. Rác thải y tế
f. Chất thải rắn loại đặc biệt
Phát sinh từ các khu dân cư, thương mại bao gồm: Chất thải cồng kềnh, đồ
điện gia dụng, thùng sắt tây, dầu mỡ, pin, lớp xe. Các loại CTR rắn này cần phải
thu gom và xử lý riêng.
 CTR cồng kềnh như: các loại đồ dùng gia đình và cơ quan có kích thước lớn
như: gường, tủ (tủ hồ sơ, tủ sách, tủ đựng quần áo, ), bàn, ghế hỏng bị loại
bỏ.
 Đồ điện gia dụng bị hỏng, vở như: tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy sáy, lò nướng,
lò vi sóng. Các loại chất thải này cần phải gom riêng để đem đến các cơ sở
sửa chửa, tái chế,… Ví dụ như: thu hồi nhôm, đồng, chì,…
 Pin, bình ắc quy: nguồn thải từ các hộ gia đình, cơ quan, công sở, ắc quy ôtô
và các sơ sở sửa chửa, bảo dưởng xe máy, ôtô.
Pin cũng có rất nhiều loại: trong pin có chất kiềm, bạc, thủy ngân, kẽm,
cadimi, niken…. Các chất có trong pin là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước,
mạch nước ngầm do chúng gỉ ra từ pin ở dạng lỏng.

Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 10
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
Trong ắc quy ôtô có chứa axit lỏng, trong mỗi ắc quy ước tính chứa khoảng 18
pound chất lỏng (pound = 0.453kg) và 1 gallon axit sunfuric (1gallon = 1.78lít), cả
hai chất trên điều rất nguy hại.
Dầu mỡ ôtô sau sử dụng, nếu không được thu gom đúng quy cách, mà đổ ra
đất không những gây mất vệ sinh mà còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt,
nước ngầm và không khí. Nếu lẫn với các chất thải thông thường khác sẽ gây ô
nhiễm các thành phần khác của CTR, làm phức tạp quá trình thu gom, phân loại,
vận chuyển và xử lý sau này.
g. Bùn, rác do nạo vét cống và bùn, rác tù khu xử lý chất thải
Các loại chất thải này thường ở dạng bán lỏng như bùn, rác cống thoát nước, ở
trạm xử lý nước thải. Bùn cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào dây chuyền công nghệ
xử lý. Thu gom và xử lý bùn, cặn lại không thuộc vào trách nhiện của Công ty môi
trường đô thị, tuy nhiên bùn xử lý từ trạm xử lý được xử lý và sử dụng làm phân
compost, hoặc chôn lắp tại bãi chất thải hợp vệ sinh.
Như vậy, việc quản lý bùn, rác từ hoạt động nạo vét cống, phát sinh từ các trạm
xử lý chất thải là một trong các thành phần nội dung của hệ thống huy hoạch xử lý
CTR.
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 11
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
Hình 1.4. Bùn từ nơi xử lý nước thải
1.1.4. Tính chất của CTRĐT
a. Tính chất vật lý
Những tính chất quan trọng của chất thải rắn gồm: nhiệt độ, độ ẩm, khả năng
giữ ẩm của chất thải, kích thước hạt của chất thải rắn.
b. Tính chất hóa học
Các chỉ tiêu hóa học quan trọng của chất thải rắn bao gồm: chất hữu cơ, chất
tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị,…
c. Tính chất sinh học

Trừ các hợp phần nhựa dẻo, cao su, kim loại,… Đa phần chất hữu cơ của
CTRĐT có thể bị biến đổi sinh học tạo thành khí đốt và chất trơ, các chất vô cơ liên
quan. Sự phát sinh mùi và côn trùng có liên quan đến các quá trình phân hủy của
các vật liệu hữu cơ có trong thành phần CTRĐT.
1.1.5. Tốc độ phát sinh CTRĐT
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 12
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
Việc tính toán tốc độ phát sinh CTRĐT là một yếu tố quan trọng trong việc
quản lý, bởi vì từ đó người ta có thể xác định lượng CTRĐT phát sinh tương lai
trong một khu vực cụ thể để có kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý.
Phương pháp xác định tốc độ phát thải chất thải rắn sinh hoạt cũng gần giống
như phương pháp tổng lượng CTRĐT. Người ta dùng phân tích để xác định lượng
chất thải sinh hoạt thải ra ở một khu vực:
Đo khối lượng.
Phân tích thống kê.
Phương pháp xác định tỷ lệ chất thải sinh hoạt.
Tính cân bằng vật chất.
Dựa vào các đơn vị thu gom CTRĐT (xe đẩy, thùng chứa,…).
1.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị [2]
Hệ thống quản lý CTR đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về
CTR đô thị trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất,…) được
biểu diễn:
Hình 1.5. Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thông chất thải rắn
1.2.1. Mục đích của quản lý CTRĐT
1. Bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 13
Nguồn phát sinh chất thải
Phân loại, lưu trữ, tái sử dụng tại
nguồn

Thu gom tập trung
Trung chuyển và vận chuyểnPhân loại, xử lý và tái chế CTR
Thải bỏ
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
2. Bảo vệ môi trường.
3. Sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng .
4. Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ.
5. Giảm thiểu chất thải rắn.
1.2.2. Thứ bậc của quản lý tổng hợp CTRĐT
1. Giảm thiểu tại nguồn.
2. Tái chế.
3. Chế biến chất thải: sản xuất phân bón, khí sinh học, đốt tận dụng nhiệt,
tiêu hủy.
4. Chôn lấp hợp vệ sinh.
1.2.3. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý CTRĐT [2]
a. Phân loại CTR tại nguồn
Phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng được các phế liệu có thể tái sinh, tái
chế, hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguy cơ phát tán dịch
bệnh từ rác thải sinh hoạt, không gây mất mỹ quan đô thị vì các bãi rác lộ thiên,
góp phần xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn và giảm gánh nặng cho ngân
sách nhà nước về khoản công tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn đô thị.
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 14
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
Hình 1.6.Phân loại rác thải
b. Thu gom chất thải rắn
Thu gom chất thải rắn là quá trình thu nhặt rác thải từ các hộ dân, công sở hay
từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và vận chuyển đến điểm trung chuyển,
trạm xử lý hay những nơi chôn lấp CTR. Thu gom CTR trong khu đô thị là vấn đề
khó khăn và phức tạp, bởi vì CTR phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại, khu

công nghiệp cũng như trên các đường phố, công viên và ngay cả các khu đất trống.
CTR lại phát sinh phân tán (không tập trung) và tổng khối lượng CTR gia tăng làm
cho công tác thu gom trở nên phức tạp hơn bởi chi phí nhiên liệu và nhân công cao.
Do đó, công tác thu gom là một trong những vấn đề quan trọng trong việc quản lý
CTR.
c. Trung chuyển và vận chuyển
 Trung chuyển
Trung chuyển là hoạt động mà trong đó CTR từ các xe thu gom nhỏ được
chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này được sử dụng để vận chuyển chất thải trên
một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi phế liệu, hoặc đến bãi đổ rác.
Các trạm trung chuyển rác là cần thiết bởi:
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 15
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
- Hạn chế tối đa sự xuất hiện các bãi rác hở không hợp pháp do khoảng cách
vận chuyển khá xa.
- Vị trí của bãi đỗ cách xa tuyến thu gom.
- Việc sử dụng các loại xe thu gom vừa và nhỏ không thích hợp cho việc vận
chuyển rác đi xa.
- Có nhiều tổ chức thu gom rác quy mô nhỏ từ các khu dân cư.
- Sự hiện hữu của khu vực thu gom CTR có mật độ dân cư thấp.
- Việc hoạt động của các xe thu gom dùng thùng chứa luân chuyển cho các
khu thương mại.
- Việc sử dụng phương thức vận chuyển rác từ nguồn bằng khí nén hoặc dòng
nước.
- Khi có sự thay đổi phương tiện vận chuyển: đường bộ - đường sắt, đường bộ
- đường thủy.
 Phương tiện và phương pháp vận chuyển
Xe vận chuyển đường bộ, xe lửa và tàu thuỷ là những phương tiện chủ yếu
sử dụng để vận chuyển chất thải rắn. Hệ thống khí nén và hệ thống thuỷ lực cũng
được dùng.

Ở những nơi có thể vận chuyển chất thải từ TTC đến BCL cuối cùng bằng xe
vận tải thì các loại xe có toa moóc, xe có toa kéo một cầu và xe ép được dùng để
vận chuyển. Tất cả các loại xe náy có thể sử dụng ở bất cứ loại TTC nào. Một cách
tổng quát, các xe vận chuyển phải thoả mãn những yêu cầu sau:
- Chi phí vận chuyển thấp nhất.
- Chất thải phải được phủ kín trong suốt thời gian vận chuyển.
- Xe phải được thiết kế vận chuyển trên đường cao tốc.
- Không vượt quá giới hạn khối lượng cho phép.
- Phương pháp tháo dỡ chất thải phải đơn giản và có khả năng thực hiện độc
lập.
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 16
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
1.3. Ảnh hưởng của CTRĐT đến môi trường [3]
1.3.1. Ảnh hưởng của môi trường nước
Các CTR giàu hữu cơ, trong môi trường nước nó sẽ bị phân hủy nhanh chóng.
Phần nổi lên mặt nước bị phân hủy với tốc độ cao. Chúng sẽ trải qua quá trình
khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian. Sau đó, những sản phẩm
cuối cùng sẽ là khoáng chất và nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân
giải yếm khí để tạo các hợp chất trung gian và sau đó là sản phẩm cuối cùng như:
CH
4
, H
2
S, H
2
O, CO
2
. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi hôi thối và rất độc.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn
nước.

Những chất kim loại trong CTRĐT sẽ gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi
trường nước. Sau đó quá trình oxy hóa sẽ xuất hiện và gây nhiễm bẩn cho môi
trường nước, nguồn nước. Những chất thải độc như: thủy ngân, chì hoặc các chất
phóng xạ sẽ làm nguy hiểm hơn.
1.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Một phần chất hữu cơ như: thực phẩm, trái cây bị hôi thối,… có trong CTRĐT
dễ phân hủy, mang theo mùi làm ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến
sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Đặc biệt trong các điều kiện nhiệt
độ và độ ẩm thích hợp (nhiêt độ tốt nhất là 35
o
C, độ ẩm là 70- 80%).
Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lấp CTRĐT được
thể hiện ở bảng sau:
Bảng1.2.Thành phần khí thải trong CTRĐT [4]
Thành phần % Thể tích
CH
4
45- 60
CO
2
40- 60
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 17
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
N
2
2- 5
O
2
0,1- 1,0
NH

3
0,1- 1,0
SO
x
, H
2
S, Mercaptan,…
0-1,0
H
2
0-0,2
CO
0-0,2
Chất hữu cơ bay hơi 0,01- 0,6
1.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất
Phẩn hữu cơ dễ bị phân hủy trong CTRĐT sẽ được các vi sinh vật phân hủy
trong môi trường đất trong hai điều kiện thiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích
hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian và cuối cùng hình thành các chất
khoáng đơn giản, nước, CO
2
, CH
4
,…
Với khả năng tự làm sạch của môi trường đất, một lượng CTRĐT và nước rò
rĩ vừa phải sẽ được phân hủy trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm.
Còn đối với các chất thải khó phân hủy như: nhựa, cao su,… nếu không có giải
pháp xử lý thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa vả giảm độ phì của đất.
1.3.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người
CTRĐT phát sinh ra nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất vẽ

mỹ quan đô thị.
CTRĐT có chứa rất nhiều mầm bệnh từ người và gia súc, các chất thải hữu cơ,
xác súc vật chết,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đặc biệt trong CTRĐT
có chứa nhiều vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng,… gây nên các bệnh như: sốt
rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao,…
Ngoài ra việc thu gom và xử lý CTRĐT không đúng quy định là nguy cơ gây
bệnh cho công nhân vệ sinh, người bới rác, hoặc là khi gặp các chất thải nguy hại
của y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, vật liệu sắt, nhọn,….
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 18
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
Tại các bãi lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm
trọng cho cộng đồng dân cư trong khu vực như: gây ô nhiễm không khí, nguồn
nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho
người.
1.4. Kỹ thuật và thiết bị xử lý CTRĐT [5]
1.4.1. Xử lý cơ học
a. Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học
Giảm thể tích cũng là một công đoạn quan trọng trong quá trình quản lý
CTRĐT. Chính vì vậy ở hầu hết thành phố hiện nay trên Thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng người ta sử dụng các xe vận chuyển CTRĐT có thiết bị nén và để
tăng thời gian hoạt động của các bãi trôn lấp người ta cũng thường nén chất thải
rắn sinh hoạt trước khi chôn lấp.
Thiết bị nén CTRĐT chia làm 2 loại: cố định và di động. Người ta thường sử
dụng phương pháp nén CTRĐT với áp lực thấp (nhỏ hơn 7kg/cm
2
) và áp lực cao
(lơn hơn 7kg/cm
2
). Máy nén áp lực cao có thể đạt tới 35kg/cm
2

. CTRĐT sau khi
được nén có mật độ khối vào khoảng 950 - 1100kg/cm
2
. Với phương pháp nén áp
lực cao, CTRĐT có thể giảm thể tích dao động ở tỷ lệ từ 3 còn 1 đến từ 8 còn 1.
b. Giảm kích thước bằng phương pháp cơ học
Giảm kích thước CTRĐT là một khái niệm dùng để chuyển đổi chất thải rắn
thu gom thành những mảnh nhỏ hơn. Mục đích của công việc này là làm chất thải
rắn sinh hoạt tương đối đồng nhất và giảm về kích thước. Việc giảm kích thước của
CTRĐT là một công đoạn quan trọng trong thiết kế và vận hành hệ thống quản lý
CTRĐT.
c. Phân loại CTRĐT bằng phương pháp cơ học
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 19
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
Phân loại CTRĐT là một công việc vô cùng quan trọng để thu hồi các nguyên
liệu trong CTRĐT, giúp cho việc tiến hành tái chế rác thải được thuận lợi hơn.
Sau đây là một số phương pháp phân loại CTRĐT:
Phân loại bằng tay: đây là phương pháp thường được sử dụng ở các hộ gia
đình và các cụm dân cư. Việc phân loại này giúp cho việc thu hồi các nguyên liệu
có thể tái chế, tái sử dụng trong CTRĐT. Tuy nhiên vì thành phần CTRĐT rất đa
dạng nên người ta thường có thể phân loại tại nhà đối với một số thành phần như
thủy tinh, giấy, kim loại, nhựa,…
Hình 1.7. Phân loại rác bằng tay
Phân loại bằng khí: đối với các thiết bị bằng khí, việc thiết kế phải tính toán
đến rất nhiều yếu tố như: đặc điểm CTRĐT (kích thước, độ ẩm, thành phần,…),
đặc điểm của các thành phần chất thải rắn sinh hoạt nhẹ, cách thức đưa CTRĐT vào
máy phân loại, tỷ lệ chất rắn - khí, các đòi hỏi về kinh tế như: năng lượng, bảo trì
và các điều kiện về môi trường như tiếng ồn, ô nhiễm nước và không khí,… Thiết
bị phân loại khí thông dụng nhất là loại có tốc độ dòng khí dao động từ 460m/phút
– 1500m/phút.

Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 20
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
Phân loại bằng từ: đây là phương pháp thông dụng nhất để tách các kim loại
và hợp kim sắt ra khỏi CTRĐT bằng cách sử hệ thống hút và giữ bằng từ trường.
Các thiết bị phân loại bằng từ thường có một băng tải đưa CTRĐT qua một trống từ
để cho các vật liệu bằng sắt được trống từ giữ lại rồi bằng cần gạt tách ra theo
đường khác. Thiết bị từ tính có hai dạng chính đó là trống từ quay và trống từ cố
định. Tuy nhiên khi sử dụng các thiết bị phân loại bằng từ cần phải lưu ý tính chất
của CTRĐT như kích thước vật liệu sắt, cách thức và tốc độ đưa chất thải rắn vào
băng từ, hệ thống làm mát từ, các đòi hỏi về kinh tế như: năng lượng, bảo trì và các
điều kiện về môi trường như tiếng ồn, ô nhiễm nước và không khí.
Sàng: phương pháp sàng dùng để tách vật liệu hỗn hợp có kích thước khác
nhau thành hai hay nhiều loại qua bề mặt sàng. Phương pháp sàng thường được áp
dụng cho CTRĐT thô, hiện nay thiết bị sàng gồm có hai dạng: sàng rung và sàng có
trống quay. Việc lựa chọn thiết bị sàng phải chú ý yếu tố như: địa điểm lắp đặt, kích
thước và dạng lỗ sàng, tổng diện tích mặt sàng, tốc độ quay, tần số rung và hiệu
suất sàng, các đòi hỏi về kinh tế vận hành như: năng lượng, bảo trì và các điều kiện
về môi trường như tiếng ồn, khống chế ô nhiễm nước và không khí.
1.4.2. Xử lý hóa học
a. Thiêu đốt CTRĐT
Thiêu đốt CTRĐT là một trong những phương án xử lý hấp dẫn nhất vì quá
trình này có thể giảm thể tích ban đầu của CTRĐT đến 80-90%. Đối với một số
thiết bị thiêu đốt hiện đại vận hành đến độ nóng chảy của tro.
Việc sử dụng các lò thiêu đốt chất thải rắn hiện nay không chỉ dừng lại ở mục
đích giảm thể tích ban đầu ban đầu của CTRĐT, mà còn với mục đích thu hồi nhiệt
lượng phục vụ dân sinh và các hoạt động công nghiệp cần nhiệt. Thông thường
nhiệt từ khí đốt chuyển về dạng hơi nước. Dẫn đi theo các đường ống dẫn tới khu
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 21
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
vực cần nhiệt hoặc được truyền đi theo các đường ống dẫn nước được lắp đặt theo

ống tỏa nhiệt của lò thiêu.
Với các lò thiêu hiện đại ngày nay, có thể lắp đặt nồi hơi để thu hồi khí cháy
mà không cần phải cung cấp thêm không khí hoặc độ ẩm. Thông thường khí từ lò
thiêu đốt được làm nguội khoảng từ 1800 - 2000
o
F tới khoảng 600 - 1000
o
F trước
khi được xả vào môi trường. Bên cạnh đó việc tạo ra hơi nước, việc sử dụng hệ
thống nồi hơi còn có lợi trong việc giảm thể tích khí thải cần xử lý. Mặc dù vậy
thiêu đốt được coi là phương pháp xử lý tốn kém nhất. Vì bên cạnh chi phí cao cho
việc xây dựng và vận hành, nó đòi hỏi hệ thống trang bị xử lý khí thải hết sức tốn
kém. Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu khi xây dựng các lò đốt rác đó là
vấn đề ô nhiễm không khí, chủ yếu là bụi nhuyễn, để xử lý bụi các thiết bị lọc túi
vải hoặc lắng tĩnh thường được sử dụng cho hiệu quả cao nhất.
Việc thiết kế và vận hành lò thiêu đốt CTRĐT cũng hết sức phức tạp liên quan
đến chế độ nhiệt của lò. Nhiệt độ đốt thiết kế thường dao động từ 1400 - 1600
o
F.
Người ta đã chứng minh được rằng ở nhiệt độ đốt dưới 1200
o
C khí thải từ plastic sẽ
giải phóng ra dioxin như là một sản phẩm phụ của quá trình thiêu đốt, và là yếu tố
hết sức nguy hiểm với môi trường cũng như sức khỏe con người.
Hình 1.8.Lò đốt rác
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 22
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
b. Nhiệt phân
Nhiệt phân là quá trình đốt không có oxy hoặc đốt kết hợp với oxy. Với
phương pháp này có khả năng nâng cao nhiệt lượng của CTRĐT hoặc chuyển chất

thải thành dạng khí đốt. Đặc trưng của ba phân đoạn sản phẩm nhiệt phân là:
 Dòng hơi khí có chứa hydro, methane, oxide cacbon, dioxin cacbon, và nhiều
loại khí khác phụ thuộc vào thành phần hữu cơ của hỗn hợp được đốt.
 Phân đoạn chứa hắc ín và dầu, có dạng lỏng ở nhiệt độ trong phòng và chứa
nhiều loại hóa chất như acid axetic, axetone và methanone.
 Than chứa chủ yếu cacbon tinh khiết và các vật liệu trơ.
1.4.3. Xử lý sinh học
Xử lý sinh học là một phương pháp xử lý rẻ tiền nhất, hiệu quả nhất và ít gây
ô nhiễm môi trường. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy CTRĐT bao
gồm cả đơn bào và đa bào. Vi khuẩn, nấm, men và atimomycetes là các vi sinh vật
quan trọng và cần thiết cho quá trình phân hủy CTRĐT.
• Vi khuẩn: thường là đơn bào bao gồm các dạng như: hình que, hình cầu và
hình xoắn. Cầu khuẩn có đường kính dao động từ 0,5 - 4 µm; vi khuẩn que
có chiều rộng trung bình từ 0,5 - 4µm, chiều dài từ 0,5 - 20µm; vi khuẩn
xoắn có chiều rộng trung bình từ 0,5µm, chiều dài có thể lớn hơn 10µm.
• Nấm: là các cơ thể đa bào, không quang hợp, có kích thước tương đối lớn và
dễ dàng phân biệt chúng với vi sinh vật khác. Hầu hết các loại nấm có khả
năng phát triển ở môi trường có nồng độ nitơ, pH và độ ẩm thấp, pH = 5,6 rất
thích hợp cho nấm phát triển.Cơ thể trao đổi chất của nấm thường là hiếu
khí.
• Men: Là những tế bào nấm không thể hình thành trong sợi dài, và vì vậy
chúng là đơn bào. Một số men tạo tế bào có hình dạng elip, kích thước chiều
dài từ 8 - 15µm và chiều rông từ 3 - 12µm.
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 23
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
• Atimomycetes: là các sinh vật mang tính trung gian giữa vi khuẩn và nấm. Về
hình dạng chúng giống với nấm, chỉ khác về bề rộng dao động từ 0,5 -
1,4µm.
Cả hai quá trình kỵ khí và hiếu khí đều được sử dụng để xử lý CTRĐT. Trong
quá trình xử lý, để duy trì sự tăng trưởng của vi sinh vật cần đảm bảo các yếu tố

như: nguồn cacbon, oxy, nitơ, phopho, các muối vô cơ, lưu huỳnh và các nguyên tố
vi lượng; các điều kiên về môi trường như: độ ẩm, nhiệt độ, pH,…
1.5. Phương pháp tái chế chất thải rắn [4]
1.5.1. Khái niệm về tái chế
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để
chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản
xuất.
Để chế biến thành các sản phẩm mới, các vật liệu chất thải phải trải qua các
quá trình xử lý, hoá hoặc sinh học tuỳ thuộc vào nhu cầu sản phẩm tái chế. Sau đây
là một số cách chế biến sản phẩm tái chế thông dụng hiện nay.
Tái sinh sản phẩm chuyển hóa hóa học: chủ yếu dùng phương pháp đốt để
thành các sản phẩm khí đốt, hơi nóng và các hợp chất hữu cơ.
Tái sinh sản phẩm chuyển hóa sinh học: chủ yếu thông qua quá trình lên
men, phân hủy chuyển hóa sinh học để thu hồi các sản phẩm như phân bón, khí
methane, các loại cồn và nhiều hợp chất hữu cơ khác.
Tái sinh năng lượng từ các sản phẩm chuyển hóa: từ các sản phẩm chuyển
hóa bằng quá trình hóa học, sinh học có thể tái sinh năng lượng bằng quá trình đốt
tạo thành hơi nước và phát điện.
Khi lựa chọn công nghệ xử lý CTR cần xem xét các yếu tố sau đây:
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 24
Đồ Án Công Nghệ GVHD.Th.s Lê Thị Bích Ngọc
- Thành phần, tính chất giá trị kinh tế hay giá trị sử dụng các loại vật liệu.
- Tổng lượng vật liệu có thể tái sử dụng, tái chế từ chất thải rắn.
- Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng cũng như thiết bị công nghệ.
- Yêu cần bảo vệ môi trường.
Sản xuất
Tái chế
Tiêu hủy
Tiêu dùng
Rác

Nguồi tài nguyên thiên nhiên
Hình 1.9.“ Vòng lặp kín” tái chế làm giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm
rác thải
1.5.2. Mục đích và ý nghĩa của việc thu hồi, tái chế chất thải rắn
Hoạt động thu hồi và tái chế CTR có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội
và môi trường, bởi nó mang lại những lợi ích thiết thực:
Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế CTRĐT cho Thành Phố Vũng Tàu Trang 25

×