Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Ảnh hưởng của các chương trình khuyến nông chuyển giao ứng dụng kỹ thuật đối với thu nhập của nông dân trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 222 trang )













































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM







ĐOÀN NGỌC PHẢ






ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH
KHUYẾN NÔNG CHUYỂN GIAO ỨNG DỤNG

KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN
TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG





LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ





Tp.Hồ Chí Minh-Năm 2014











































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM





ĐOÀN NGỌC PHẢ




ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH
KHUYẾN NÔNG CHUYỂN GIAO ỨNG DỤNG
KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN
TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ĐINH PHI HỔ



Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2014







i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực, và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Đoàn Ngọc Phả
























ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã nhận được nhiều giúp đỡ quí báu từ
Quí Thầy, cô ở Trường Đại học Kinh tế, các nhà khoa học trong ngoài nước; hỗ trợ
tích cực từ đồng nghiệp, bạn bè, gia đình để hoàn thành luận án. Nhân đây, tôi xin trân
trọng tỏ lòng biết ơn đến các ân nhân đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Đinh Phi Hổ, người hướng dẫn khoa
học của đề tài nghiên cứu, đã tận tình hướng dẫn để giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi
cũng xin cảm ơn Quí Thầy ở Khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế
Tp.HCM đã phê bình, góp ý cụ thể về các lĩnh vực chuyên môn để khắc phục các
khuyết điểm về nghiên cứu học thuật, đặc biệt là Quí Thầy: Nguyễn Hoàng Bảo, Phạm
Khánh Nam, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Tấn Khuyên, Trần Tiến Khai…
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, đồng nghiệp đã giúp tôi thu
thập tài liệu tham khảo quí báu; các đồng nghiệp ở An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang đã
tích cực phối hợp, giúp đỡ tôi điều tra thu thập số liệu phục vụ đề tài nghiên cứu.
Sau cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến bạn bè thân thuộc, thân nhân gia
đình đã hỗ trợ tinh thần; đồng hành, chia sẻ khó khăn với tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu./.

Đoàn Ngọc Phả












iii
MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan………………………………………………….
i
Lời cảm ơn……………………………………………………
ii
Mục lục ………………………………………………………
iii
Chữ viết tắt …………………………………………………
viii
Danh sách bảng ……………………………………………….
ix
Danh sách hình ………………………………………………
xii
Tóm tắt …………………………………………………………
xiii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU 1
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.1. Bối cảnh thực tiễn 1
1.1.2. Bối cảnh lý thuyết 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
1.2.1. Mục tiêu tổng quát 4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 4
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 5
1.3.2. Không gian 5
1.3.3. Thời gian 5
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu 6
1.4.2. Thu thập dữ liệu 7
1.4.2.1. Dữ liệu thứ cấp 7
1.4.2.2. Dữ liệu sơ cấp 7
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9
1.5.1. Ý nghĩa khoa học 9
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn 9
1.6. BỐ CỤC LUẬN ÁN 9


iv
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 11
2.1-GIỚI THIỆU 11
2.2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 11
2.2.1. Đánh giá tác động 11
2.2.2. Kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp 20
2.2.2.1. Kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp 20
2.2.2.2. Đổi mới công nghệ 22
2.2.3. Khuyến nông 28
2.2.3.1. Khuyến nông là gì? 28
2.2.3.2. Khuyến nông T&V 31
2.2.3.3. Phương pháp Phát triển kỹ thuật có sự tham gia (PTD) 32
2.2.3.4. Phương pháp trường học ngoài đồng của nông dân (FFS) 33

2.2.4. Một số khái niệm liên quan luận án 35
2.2.5. Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng 38
2.2.5.1. Chất lượng dịch vụ 38
2.2.5.2. Sự hài lòng 44
2.2.5.3. Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng 44
2.2.5.4. Một số công trình nghiên cứu chất lượng dịch vụ 45
2.2.5.5. Nghiên cứu định tính bổ sung mô hình quan hệ chất lượng dịch vụ và
hài lòng 47
2.3. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ MỚI VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG NÔNG NGHIỆP 49
2.3.1. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM-Integrated Pest Management) 49
2.3.2. Hệ thống thâm canh lúa (SRI-System of Rice Intensification) 53
2.3.3. Chương trình "Ba giảm ba tăng" trong sản xuất lúa. 62
2.3.4. Chương trình "Một phải năm giảm" 66
2.3.5. Chương trình “Khuyến nông có sự tham gia” 73
2.3.6. Khảo sát chất lượng dịch vụ công trong nông nghiệp nông thôn và hài lòng
của nông dân 75
2.4. KHUNG PHÂN TÍCH CỦA LUẬN ÁN 76
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 79


v
3.1. GIỚI THIỆU 79
3.2. CÁC GIỚI HẠN TRONG NGHIÊN CỨU 80
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 80
3.3.1. NHÓM GIẢ THUYẾT (1): THỰC HÀNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT 81
3.3.2. Nhóm giả thuyết (2): Hiệu quả kinh tế-thu nhập 82
3.3.3. Nhóm giả thuyết (3): chất lượng dịch vụ tập huấn khuyến nông 83
3.4. CƠ SỞ DỮ LIỆU 85

3.4.1. Thiết kế bảng câu hỏi 85
3.4.2. Lấy mẫu 86
3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 89
3.5.1. Thống kê mô tả 89
3.5.2. Đánh giá tác động 89
3.5.3. Phân tích chất lương tập huấn "Một phải năm giảm" 91
CHƯƠNG 4
THỰC HÀNH VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA THEO CÔNG NGHỆ MỚI 93
4.1. GIỚI THIỆU 93
4.2. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU 93
4.2.1. Độ tuổi và giới tính 93
4.2.2. Nhân khẩu và lao động 94
4.2.3. Học vấn và kinh nghiệm 96
4.2.4. Đất đai 98
4.3. NHẬN THỨC NÔNG DÂN 100
4.3.1. Lý do chọn giống 100
4.3.2. Cơ sở chọn phân bón 101
4.3.3. Nguồn thông tin để chọn thuốc bảo vệ thực vật 102
4.3.4. Nhận thức về ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật 103
4.3.5. Về đời sống 104
4.4. THỰC HÀNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT 105
4.4.1. Giống lúa 105
4.4.2- Lượng phân bón 111
4.4.3- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 112


vi
4.4.4. Sử dụng nước 117
4.4.5. Thu hoạch và sau thu hoạch 118
4.5. HIỆU QUẢ KINH TẾ-THU NHẬP 119

4.5.1. Tổng chi phí 120
4.5.2. Giá thành sản xuất 120
4.5.3. Lợi nhuận 122
4.6. TÓM TẮT CHƯƠNG 123
CHƯƠNG 5
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG 125
VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NÔNG DÂN 125
5.1. GIỚI THIỆU 125
5.2. ĐẶC ĐIỂM MẪU ĐIỀU TRA 125
5.2.1. Độ tuổi 125
5.2.2. Giới tính 126
5.2.3. Diện tích đất canh tác lúa 126
5.2.4. Trình độ học vấn 127
5.3. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ CÁC THANG ĐO 128
5.3.1. Thang đo Chất lượng dịch vụ tập huấn 128
5.3.1.1. Thống kê mô tả thang đo 128
5.3.1.2. Độ tin cậy 131
5.3.1.3. Phân tích nhân tố 133
5.3.2- Thang đo Hiệu quả của công nghệ "Một phải năm giảm" 138
5.3.2.1. Thống kê mô tả thang đo 138
5.3.2.2. Độ tin cậy 138
5.3.2.3. Phân tích nhân tố 139
5.3.3. Thang đo Hài lòng 140
5.3.3.1. Thống kê mô tả Thang đo 141
5.3.3.2. Độ tin cậy 141
5.3.3.3. Phân tích nhân tố 142
5.4. PHÂN TÍCH HỒI QUI 143
5.4.1. Mô hình nghiên cứu quan hệ chất lượng dịch vụ và sự hài lòng 143



vii
5.4.2. Tương quan giữa các biến trong mô hình 147
5.4.3. Phân tích hồi qui 149
5.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 153
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP 154
6.1. KẾT LUẬN 154
6.2. CÁC HÀM Ý VỀ GIẢI PHÁP 158
6.2.1. Tăng cường công tác khuyến nông 158
6.2.1.1. Nâng cao năng lực cán bộ và nông dân. 158
6.2.1.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng. 159
6.2.1.3. Tăng cường công tác khuyến nông quốc gia. 160
6.2.1.4. "Xã hội hóa" khuyến nông 161
6.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ tập huấn khuyến nông 162
6.2.2.1. Cải thiện tiện ích của lớp tập huấn 163
6.2.2.2. Cải thiện chất lượng giảng dạy 164
6.2.2.3. Quan tâm đến học viên 165
6.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN 165
6.4. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG CHO CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 166
BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐÃ PHÁT HÀNH 168
TÀI LIỆU THAM KHẢO 169
TIẾNG VIỆT 169
TIẾNG ANH 173
PHỤ LỤC 182











viii
CHỮ VIẾT TẮT
3G3T: "Ba giảm ba tăng"
1P5G: "Một phải năm giảm"
ACP: Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Agricultural Competitiveness Project)
AWD: Tưới ướt khô xen kẻ (Alternate Wetting and Drying)
BVTV: bảo vệ thực vật
CBKT: cán bộ kỹ thuật
DV: dịch vụ
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
FAO: Tổ chức Lương Nông thuộc Liên Hiệp quốc (Food and Agriculture Organizaton)
FFS: Phương pháp tập huấn trường học ngoài đồng của nông dân (Farmer Field
School)
GV: giảng viên
HV: học viên
KN: khuyến nông
IEG-WB: Nhóm đánh giá độc lập của Ngân hàng Thế giới
(Independent Evaluation Group-World Bank)
IPM: quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management)
IRRI: Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (International Rice Research Institute)
ND: nông dân
NN: nông nghiệp
PAEX: Chương trình khuyến nông có sự tham gia (participatory Agricultural
Extension)
PTD: Phát triển kỹ thuật có sự tham gia (Participatory Technical Development)
PTNT: Phát triển nông thôn

SRI: hệ thống thâm canh lúa (System of Rice Intensification)
XN: giống xác nhận




ix
DANH SÁCH BẢNG


Trang
Bảng 2.1. Số liệu tập huấn IPM các nước

53
Bảng 2.2. Tóm tắt đánh giá ngoài đồng tác động của SRI ở 8 nước
61
Bảng 2.3. Lượng phân vô cơ được khuyến cáo trong
sản xuất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu long (kg/ha)
63
Bảng 2.4. So sánh các chỉ tiêu khảo sát giữa nhóm có tham gia
và không tham gia Chương trình "Ba giảm ba tăng"
65
Bảng 2.5. Qui định tiêu chuẩn giống lúa cấp nguyên chủng
và xác nhận
67
Bảng 2.6. Kết quả áp dụng "Một phải năm giảm"
ở các ruộng trình diễn vụ Hè Thu 2009 ở An Giang
70
Bảng 2.7. Kết quả điều tra tác động chương trình
"Một phải năm giảm"

71
Bảng 3.1. Phân bố mẫu
88
Bảng 4.1. Số nhân khẩu trong hộ gia đình nông dân
95
Bảng 4.2. Số lao động trong hộ gia đình nông dân
96
Bảng 4.3. Trình độ học vấn phổ thông của chủ hộ
97
Bảng 4.4. Kinh nghiệm trồng lúa
98
Bảng 4.5. Qui mô đất nông hộ
99
Bảng 4.6. Mức độ bằng phẳng mặt ruộng
99
Bảng 4.7. So sánh đặc điểm giữa nhóm nông dân tham gia "Ba giảm
ba tăng", "Một phải năm giảm" và nông dân không tham gia
100
Bảng 4.8. Lý do chọn giống
101
Bảng 4.9. Cơ sở chọn phân bón
102
Bảng 4.10. Nguồn thông tin chọn thuốc bảo vệ thực vật
103


x
Bảng 4.11. Ảnh hưởng thuốc BVTV đến sức khoẻ nông dân
104
Bảng 4.12. Đời sống nông dân

104
Bảng 4.13. Cơ cấu giống lúa nông dân sử dụng
105
Bảng 4.14. Cơ cấu sử dụng giống lúa hai nhóm nông dân sử dụng
106
Bảng 4.15. Nguồn giống lúa nông dân sử dụng
107
Bảng 4.16. Phẩm cấp giống các nhóm nông dân sử dụng
108
Bảng 4.17. Thống kê các chỉ tiêu kỹ thuật
109
Bảng 4.18. Thực hiện xuống giống đồng loạt
111
Bảng 4.19. Cách trừ cỏ
112
Bảng 4.20. Phun thuốc bảo vệ thực vật
113
Bảng 4.21. Tình hình phun thuốc trừ sâu rầy của 2 nhóm nông dân
trong vòng 40 ngày sau khi sạ
114
Bảng 4.22. So sánh thực hành và hiệu quả kỹ thuật giữa nông dân
tham gia và không tham gia chương trình khuyến nông
116
Bảng 4.23. Tình hình rút nước ra xuống giống đầu vụ
117
Bảng 4.24. Số lần bơm nước vô và khai nước ra trong suốt vụ
117
Bảng 4.25. Cách thu hoạch lúa
118
Bảng 4.26. Tình hình phơi, sấy lúa

118
Bảng 4.27. Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa
121
Bảng 5.1. Diện tích đất canh tác lúa của học viên
127
Bảng 5.2. Trình độ học vấn phổ thông
127
Bảng 5.3. Bảng thống kê mô tả Thang đo Chất lượng dịch vụ
129
Bảng 5.4. Phân tích độ tin cậy của Thang đo Chất lượng dịch vụ
131


xi
Bảng 5.5. Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố Thang đo Chất
lượng dịch vụ tập huấn
135
Bảng 5.6. Thống kê mô tả Thang đo Hiệu quả
138
Bảng 5.7. Phân tích độ tin cậy Thang đo Hiệu quả
139
Bảng 5.8. Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố Thang đo Hiệu quả
140
Bảng 5.9. Thống kê mô tả Thang đo Hài lòng
141
Bảng 5.10. Phân tích độ tin cậy Thang đo Hài lòng
142
Bảng 5.11. Kết quả phân tích nhân tố Thang đo Hài lòng
143
Bảng 5.12. Giải thích các biến trong mô hình

146
Bảng 5.13. Ma trận tương quan giữa các biến
148
Bảng 5.14. Tóm tắt mô hình
149
Bảng 5.15. Phân tích phương sai
150
Bảng 5.16. Thông số thống kê của các biến
152
Bảng 6.1. Kết quả kiểm định các giả thuyết
155













xii
DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 1.1. Qui trình nghiên cứu
8

Hình 2.1. Sơ đồ đơn giản tác động thực của can thiệp
12
Hình 2.2. Ảnh hưởng của trình độ công nghệ (Mô hình Kaldor)
25
Hình 2.3. Đổi mới công nghệ và đường cong tổng sản phẩm
26
Hình 2.4. Các chỉ số hiệu quả của Farrell
36
Hình 2.5. Mô hình chất lượng dịch vụ
39
Hình 2.6. Các yếu tố xác định chất lượng dịch vụ
41
Hình 2.7. Sơ đồ khung phân tích của luận án
78
Hình 3.1. Đồng bằng Cửu Long
87
Hình 4.1. Phân bố độ tuổi
94
Hình 5.1. Độ tuổi học viên
126
Hình 5.2. Mô hình quan hệ chất lượng dịch vụ và hài lòng (điều
chỉnh)
144
Hình 6.1. Mô hình khuyến nông và xã hội hóa
161










xiii
TÓM TẮT

Trong lãnh vực sản xuất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long, các chương trình
khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đã và đang được triển khai
mạnh mẽ để tăng giá trị sản xuất và đời sống cho nông dân, trong đó, các chương trình
trọng điểm là "Ba giảm ba tăng", "Một phải năm giảm" đã được triển khai từ năm
2006 nhưng đến nay chưa có nghiên cứu cập nhật, đầy đủ về ảnh hưởng của các
chương trình nầy trên phạm vi cả vùng ĐBSCL sau quá trình triển khai. Do đó vấn đề
đặt ra là cần có nghiên cứu về tác động của các chương trình này để làm cơ sở cho việc
đẩy mạnh chương trình trong thời gian tới, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu
đang diễn ra. Mặt khác, kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp như "Ba giảm ba
tăng", "Một phải năm giảm" được chuyển giao đến nông dân chủ yếu qua công tác
khuyến nông, là loại hình dịch vụ trong nông nghiệp. Dịch vụ khuyến nông có chất
lượng cao sẽ giúp chuyển giao công nghệ mới cho nông dân, giúp nâng năng lực của
nông dân để sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế. Tuy nhiên, đến nay,
các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ chủ yếu được tiến hành trên các lĩnh vực thương
mại, dịch vụ mà ít có trên lĩnh vực nông nghiệp cho nên cũng cần nghiên cứu về chất
lượng dịch vụ khuyến nông qua ảnh hưởng của nó đến sự hài lòng của nông dân. Mục
tiêu nghiên cứu của luận án là xác định ảnh hưởng của chương trình khuyến nông
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp đối với thu nhập của
nông dân trồng lúa; đồng thời các yếu tố quan trọng của chất lượng dịch vụ khuyến
nông. Trên cơ sở đó, gợi ý giải pháp tăng cường công tác khuyến nông cũng như nâng
cao chất lượng dịch vụ khuyến nông nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo chiều
sâu một cách có hiệu quả, bền vững; nâng cao đời sống của nông dân trồng lúa ở
ĐBSCL.

Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thực hiện qui trình suy
diễn, từ vấn đề nghiên cứu, dựa trên lý thuyết nền về tác động của đổi mới công nghệ
trong nông nghiệp, và về chất lượng dịch vụ cùng với mô hình quan hệ chất lượng
dịch vụ và hài lòng; đưa ra giả thuyết và thu thập dữ liệu để kiểm định giả thuyết. Tuy


xiv
nhiên, tác giả có sử dụng nghiên cứu định tính để bổ sung yếu tố cảm nhận hiệu quả
vào mô hình quan hệ chất lượng dịch vụ và hài lòng. Có ba nhóm giả thuyết đặt ra,
nhóm 1 về thực hành sản xuất và hiệu quả kỹ thuật, nhóm 2 về hiệu quả kinh tế-thu
nhập của nông dân qua tác động của chương trình khuyến nông chuyển giao công
nghệ mới "Ba giảm ba tăng", "Một phải năm giảm" và nhóm giả thuyết 3 về ảnh
hưởng của chất lượng dịch vụ đến hài lòng của nông dân. Có hai bảng câu hỏi phỏng
vấn được đưa ra: Bảng 1-Kiến thức, Quan điểm, thực hành và hiệu quả sản xuất lúa;
Bảng 2- Chất lượng dịch vụ. Phạm vi nghiên cứu là ĐBSCL. Chọn 3 tỉnh tiêu biểu cho
thâm canh lúa là An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang để phỏng vấn bảng câu hỏi 1, dùng
phương pháp lấy mẫu nhiều giai đoạn (multi-stage sampling), lấy mẫu ngẫu nhiên với
cỡ mẫu là 309, đạt yêu cầu nghiên cứu, trong đó có 176 nông dân có tham gia chương
trình các Chương trình khuyến nông "Ba giảm ba tăng", "Một phải năm giảm" và 133
nông dân không tham gia (đối chứng), tiến hành phỏng vấn ngay sau kết thúc vụ Đông
Xuân 2009-2010. Đối với bảng câu hỏi 2, chọn ngẫu nhiên 7 trong số 11 lớp tập huấn
"Một phải năm giảm" ở An Giang vụ Hè Thu 2011, cỡ mẫu là 181, đạt yêu cầu nghiên
cứu. Do chọn mẫu ngẫu nhiên, hai nhóm nông dân tham gia chương trình khuyến nông
"Ba giảm ba tăng", "Một phải năm giảm" và nhóm đối chứng có những đặc điểm
tương đương nhau nên sử dụng phương pháp đánh giá tác động ngẫu nhiên hóa
(randomized evaluation) để phân tích ảnh hưởng của chương trình khuyến nông
chuyển giao công nghệ mới, kiểm định sự khác biệt bằng independent T-test giữa
nhóm nông dân có và không tham gia chương trình "Ba giảm ba tăng", "Một phải năm
giảm". Kiểm định mối quan hệ giữa hai nhóm nông dân với thực hiện các biện pháp kỹ
thuật bằng chi bình phương. Xây dựng các thang đo: Thang đo Chất lượng dịch vụ tập

huấn khuyến nông dựa trên cơ sở Thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL, Thang
đo Hiệu quả để bổ sung cho mô hình, Thang đo Hài lòng với thang điểm Likert từ 1
đến 7; kiểm tra độ tin cậy các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, kiểm tra giá trị
thang đo và nhóm lại các nhân tố bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA); và dùng mô
hình hồi qui hài lòng theo các thành phần của Thang đo Chất lượng DV tập huấn và


xv
thang đo hiệu quả để xác định các yếu tố quan trọng của chất lượng tập huấn khuyến
nông thông qua kiểm định ý nghĩa các biến độc lập trong mô hình.
Về đánh giá tác động, kiểm định giả thuyết bằng T-test cho thấy Chương trình
khuyến nông "Ba giảm ba tăng", "Một phải năm giảm" có tác động tích cực đến hiệu
quả kỹ thuật của nông dân: nhóm nông dân có tham gia chương trình khuyến nông sử
dụng lượng giống, lượng phân đạm, thuốc bảo vệ thực vật ít hơn nhóm nông dân
không tham gia trong khi vẫn giữ vững năng suất. Qua kiểm định chi bình phương, xác
nhận có mối quan hệ giữa nhóm nông dân có tham gia chương trình khuyến nông và
không tham gia đối với việc sử dụng giống lúa đạt cấp xác nhận, không phun thuốc trừ
sâu rầy trong vòng 40 ngày sau sạ. Do đó, cũng có sự khác biệt về hiệu quả kinh tế: chi
phí, giá thành sản xuất và lợi nhuận giữa hai nhóm nông dân. Như vậy, Chương trình
khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới "Ba giảm ba tăng", "Một
phải năm giảm" có tác động giảm nhập lượng nhưng vẫn cho cùng kết quả đầu ra, do
đó làm tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập của nông dân.
Về chất lượng dịch vụ, qua phân tích nhân tố EFA với phép quay Varimax, năm
thành phần Thang đo Chất lượng DV tập huấn được sắp xếp lại thành bốn thành phần
Tiện ích, Tổ chức lớp, Giảng dạy, Quan tâm; Thang đo Hiệu quả chia thành hai thành
phần: Hiệu quả kinh tế và Hiệu quả môi trường; Thang đo Hài lòng là đơn hướng; các
thang đo đều đạt độ tin cây và giá trị. Mô hình hồi qui hài lòng theo các thành phần
của thang đo chất lượng dịch vụ và thang đo hiệu quả có hệ số xác định điều chỉnh
Adj. R
2

= 0,48, giải thích được 48% biến thiên của biến phụ thuộc hài lòng. Việc đưa
thêm yếu tố hiệu quả vào mô hình hồi qui làm tăng hệ số xác định với R
2
change
khác
không, kiểm định F
change
có ý nghĩa thống kê. Mô hình hồi qui được kiểm định là phù
hợp và sử dụng được, không có hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan giữa các
phần dư và phương sai thay đổi. Các biến Tiện ích, Giảng dạy, Quan tâm của chất
lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường có ý nghĩa thống kê.
Kết quả phân tích về tác động của các chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp cũng phù hợp với lý thuyết nền về ảnh hưởng


xvi
của đổi mới công nghệ trong nông nghiệp và các nghiên cứu trước đây về "Ba giảm ba
tăng" ở ĐBSCL, "Một phải năm giảm" ở An Giang. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cho
thấy Thang đo Chất lượng DV tập huấn khuyến nông được xây dựng trên cơ sở Thang
đo SERVQUAL cũng phù hợp để đánh giá chất lượng dịch vụ tập huấn khuyến nông.
Ngoài ra, đưa thêm Thang đo Hiệu quả vào mô hình hồi qui cũng làm tăng khả năng
giải thích của mô hình và cho thấy nông dân cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế và
hiệu quả môi trường của công nghệ mới trong nông nghiệp. Trên cơ sở đó, luận án đã
gợi ý các giải pháp cụ thể để tăng cường công tác khuyến nông, đồng thời nâng cao
chất lượng dịch vụ tập huấn khuyến nông trong thời gian tới
Đóng góp chính của luận án là khẳng định ảnh hưởng của các chương trình
khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất, thu nhập của nông
dân trồng lúa ở ĐBSCL và xây dựng mô hình định lượng đánh giá chất lượng dịch vụ
tập huấn khuyến nông trong nông nghiệp. Luận án cũng đưa ra hạn chế và đề nghị
nghiên cứu tiếp theo./.





1
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.1. Bối cảnh thực tiễn
Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lúa, góp phần to lớn
vào bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu. Sản lượng cả vùng năm 2011 đạt
23,186 triệu tấn lúa, góp phần chủ yếu vào lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam là 7,1
triệu tấn gạo (Tổng cục Thống kê, 2013). Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, Bộ
Nông nghiệp và PTNT và các tỉnh đã triển khai mạnh mẽ các chương trình khuyến
nông chuyển giao ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới đến nông dân, giúp họ nâng cao
kiến thức nông nghiệp, thực hành và đối phó tốt hơn với các tình huống xảy ra trong
sản xuất. Ở ĐBSCL; hoạt động khuyến nông tập trung cho cây lúa; các mô hình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng lúa sang màu, phát triển chăn nuôi, thủy sản với kinh phí
đáng kể. Riêng năm 2012, kinh phí khuyến nông cho vùng là 56,3 tỉ đồng, trong đó từ
nguồn Trung tâm Khuyến nông quốc gia 22,3%, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh
77,7%, chưa kể các dự án khuyến nông của các đơn vị khác ở cấp bộ và tỉnh (Trung
tâm Khuyến nông quốc gia, 2012). Trong sản xuất lúa, Cục Bảo vệ thực vật đã triển
khai Chương trình “Ba giảm ba tăng” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phát động từ năm 2002 và đã đạt kết quả đáng kể (Ba giảm là: giảm lượng giống, giảm
phân đạm, giảm thuốc trừ sâu; ba tăng là: tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng lợi
nhuận). "Ba giảm ba tăng" được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là “Tiến bộ kỹ
thuật” để tăng hiệu quả sản xuất lúa cao sản bởi Quyết định số 1579/QĐ/BNN-KHCN
ngày 30.7.2005. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Chỉ thị số
24/2006/CT-BNN ngày 7.4.2006 chỉ đạo đẩy mạnh triển khai chương trình "Ba giảm
ba tăng" trên toàn quốc. Bắt đầu từ các mô hình điểm ở Tiền Giang, các tỉnh xây dựng

các cánh đồng mẫu kết hợp tập huấn khuyến nông "Ba giảm ba tăng" để nhân rộng mô
hình. Đến năm 2006, có 25% diện tích trồng lúa ở ĐBSCL áp dụng "Ba giảm ba tăng"
(Nguyễn Hữu Huân và cộng sự, 2010). Nhờ vậy, đã hạn chế được dịch bệnh rầy nâu-



2
vàng lùn, lùn xoắn lá; bảo vệ sản lượng và tăng hiệu quả sản xuất lúa cho nông dân
trong vùng.
Từ kết quả Chương trình “Ba giảm ba tăng”, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục
đưa vào áp dụng các kỹ thuật mới, đó là: tiết kiệm nước (water savings), giảm thất
thoát trong và sau thu hoạch chủ yếu là dùng máy gặt đập liên hợp và phơi sấy đúng
kỹ thuật; và phải dùng giống xác nhận (certified seed); gọi tắt là “Một phải năm giảm”.
"Một phải năm giảm" đã được Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là
“Tiến bộ kỹ thuật” trong sản xuất lúa tại Quyết định số 532/QĐ-TT-CLT ngày
07/11/2012. Trên lĩnh vực khoa học công nghệ, có thể coi các “Tiến bộ kỹ thuật” nầy
là công nghệ mới trong nông nghiệp
1
. Tại Hội thảo ngày 22/8/2011 tại An Giang, Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã chính thức đưa công nghệ "Ba giảm ba tăng" và "Một phải
năm giảm" vào nội dung xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” để làm cơ sở mở rộng thành
vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu ở ĐBSCL. Chương trình "Một phải năm giảm" đã
được Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) hỗ trợ kỹ thuật để tập huấn và thực
hiện các mô hình điểm ở Tỉnh An Giang trong vụ Hè Thu 2009 và Đông Xuân 2009-
2010 để làm cơ sở nhân rộng ra toàn vùng ĐBSCL từ năm 2011-2015. Để đẩy mạnh
Chương trình "Một phải năm giảm", Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số
2531/QĐ-BNN-HTQT ngày 17/10/2013 về việc phê duyệt Hiệp định điều chỉnh, bổ
sung Dự án đầu tư Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ, nội
dung điều chỉnh mở rộng phạm vi vùng dự án đến 8 tỉnh ĐBSCL, triển khai Hợp phần
Tăng cường công nghệ nông nghiệp, chuyển giao các công nghệ nông nghiệp hỗ trợ

tính cạnh tranh nông nghiệp, chủ yếu là tập huấn "Một phải năm giảm" và đầu tư kho,
lò sấy, thiết bị trang mặt bằng đồng ruộng điều khiển bằng tia laser, tập trung cho các
“Cánh đồng mẫu lớn”. Thời gian thực hiện dự án đến tháng 6 năm 2013.
1.1.2. Bối cảnh lý thuyết
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu xác nhận tác động tích cực của khuyến nông
đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp (Owens et al., 2003). Tuy nhiên, đối với các


1
Quyết định 532/QĐ-TT-CLT xác định "Một phải năm giảm" là "gói công nghệ mở"



3
chương trình khuyến nông cụ thể cho cây lúa gần đây ở vùng trọng điểm sản xuất lúa
ở ĐBSCL, đến nay mới chỉ có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của chương trình "Ba
giảm ba tăng" vào năm 2005 của Võ Thị Lang và cộng sự (2008) và vào hai năm
2006-2007 của Huegas và Templeton (2010) mà chưa có nghiên cứu cập nhật và đầy
đủ về ảnh hưởng của công nghệ "Ba giảm ba tăng" và "Một phải năm giảm" trên phạm
vi cả vùng ĐBSCL sau quá trình triển khai. Do đó cần có nghiên cứu về tác động của
Chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ mới "Ba giảm ba tăng" và "Một
phải năm giảm" ở ĐBSCL đến thu nhập của nông dân trồng lúa để làm cơ sở cho việc
đẩy mạnh chương trình trong thời gian tới, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu
đang diễn ra.
Mặt khác, kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp như "Ba giảm ba tăng"
"Một phải năm giảm" được chuyển giao đến nông dân chủ yếu qua công tác khuyến
nông, là loại là loại hình dịch vụ trong nông nghiệp. Dịch vụ khuyến nông có chất
lượng tốt sẽ giúp chuyển giao hiệu quả công nghệ mới cho nông dân, giúp nâng năng
lực của nông dân để sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người
trồng lúa. Tuy nhiên, đến nay, các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ chủ yếu được tiến

hành trên các lĩnh vực thương mại, dịch vụ mà ít có trên lĩnh vực nông nghiệp. Chất
lượng và hài lòng có liên quan nhau, dịch vụ có chất lượng dẫn tới hài lòng của khách
hàng, không nên đo lường chất lượng dịch vụ mà không đánh giá hài lòng của khách
hàng (Cronin&Taylor, 1992; Kotler và Keller, 2009; Olajide, 2011). Do đó, nghiên
cứu chất lượng dịch vụ khuyến nông qua ảnh hưởng của nó đối với hài lòng của nông
dân rất cần thiết để nâng cao chất lượng các chương trình khuyến nông chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long, là
vùng trọng điểm sản xuất lúa trong thời gian tới.
Các câu hỏi nghiên cứu là:
(1) Ảnh hưởng của Chương trình khuyến nông chuyển giao kỹ thuật "Ba giảm
ba tăng", "Một phải năm giảm" đến thực hành canh tác, hiệu quả kỹ thuật của nông
dân trồng lúa ở ĐBSCL như thế nào?



4
(2) Ảnh hưởng của công nghệ mới trong nông nghiêp "Ba giảm ba tăng", "Một
phải năm giảm" đến hiệu quả kinh tế-thu nhập của nông dân trồng lúa ở ĐBSCL như
thế nào ?
(3) Các yếu tố nào của chất lượng dịch vụ khuyến nông là quan trọng, có ảnh
hưởng của nó đến hài lòng của nông dân?
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định ảnh hưởng của chương trình khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp đối với thu nhập của nông dân trồng lúa; mặt
khác, xác định các yếu tố quan trọng của chất lượng dịch vụ khuyến nông. Trên cơ sở
đó, gợi ý giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác khuyến nông nhằm thúc
đẩy phát triển nông nghiệp theo chiều sâu hiệu quả, bền vững; nâng cao đời sống của
nông dân trồng lúa ở ĐBSCL.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các câu hỏi nghiên cứu, luận án đưa ra các
mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
(1) Xác định tác động của Chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ
mới "Ba giảm ba tăng" và “Một phải năm giảm" đối với thực hành canh tác và hiệu
quả kỹ thuật của nông dân trong sản xuất lúa ở ĐBSCL.
(2) Xác định tác động của Chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ
mới "Ba giảm ba tăng", “Một phải năm giảm" đối với hiệu quả kinh tế và thu nhập của
nông dân trong sản xuất lúa ở ĐBSCL.
(3) Xác định các yếu tố quan trọng của chất lượng dịch vụ tập huấn khuyến
nông, có ảnh hưởng đến sự hài lòng của nông dân.
(4) Gợi ý các giải pháp thúc đẩy công tác khuyến nông và nâng cao chất lượng
dịch vụ khuyến nông.



5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của chương trình khuyến nông chuyển giao
công nghệ mới đối với thu nhập của nông dân trồng lúa ở ĐBSCL và chất lượng dịch
vụ khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân.
1.3.2. Không gian
- Nghiên cứu thực hành sản xuất, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của
nông dân trồng với phương pháp canh tác theo tập quán và "Ba giảm ba tăng", "Một
phải năm giảm" ở ĐBSCL với ba tỉnh tiêu biểu cho thâm canh lúa là: An Giang, Cần
Thơ và Tiền Giang.
- Nghiên cứu chất lượng dịch vụ khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
công nghệ mới "Một phải năm giảm" ở Tỉnh An Giang.
1.3.3. Thời gian
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thực tiễn các chương trình khuyến nông chuyển

giao công nghệ mới và đánh giá dịch vụ trong nông nghiệp từ tháng 6/2010 đến tháng
6/2013.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp:
+ Điều tra kiến thức, quan điểm, thực hành và hiệu quả sản xuất lúa của
nông dân trong vụ Đông Xuân 2009-2010. Thời gian điều tra vào tháng 5/2010.
+ Điều tra chất lượng tập huấn "Một phải năm giảm" vụ Hè Thu 2011.
Thời gian điều tra vào tháng 9/2011.
+ Phỏng vấn sâu nhóm nông dân đã qua lớp tập huấn “Một phải năm
giảm” vụ Đông Xuân 2010-2011 vào cuối vụ để tìm hiểu đánh giá, cảm nhận của họ
về hiệu quả của công nghệ mới trong nông nghiệp được chuyển giao qua tập huấn
khuyến nông.




6
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và thực hiện theo qui
trình suy diễn (deduction), tức là dựa trên lý thuyết khoa học đã có (còn gọi là lý
thuyết nền) để xây dựng các giả thuyết trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và dùng quan sát
(thu thập dữ liệu) để kiểm định các giả thuyết nầy (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tuy
nhiên, luận án cũng có sử dụng nghiên cứu định tính (qualitative research) để bổ sung
cho mô hình quan hệ chất lượng dịch vụ và hài lòng trong lĩnh vực tập huấn khuyến
nông (xem 2.2.5.5).
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án có hai nội dung nghiên cứu
chính là ảnh hưởng của các chương trình khuyến nông đến hiệu quả sản xuất, thu nhập
của nông dân và chất lượng dịch vụ khuyến nông.
- Về nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình khuyến nông chuyển giao công
nghệ mới đối với hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân, luận án đã hệ thống các

lý thuyết khoa học về đổi mới công nghệ trong nông nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn;
từ đó đưa ra giả thuyết để đánh giá tác động của chương trình khuyến nông chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đối với thực hành, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
kinh tế giữa nhóm nông dân tham gia và không tham gia chương trình khuyến nông
(đối chứng); lấy mẫu ngẫu nhiên và dùng phương pháp đánh giá tác động ngẫu nhiên
hóa (Randomized evaluation), là phương pháp thông dụng để đánh giá tác động của
các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; thu thập dữ liệu và kiểm
định giả thuyết bằng T- Test và Chi bình phương.
- Về nghiên cứu chất lượng dịch vụ khuyến nông, luận án áp dụng lý thuyết về
chất lượng dịch vụ và quan hệ chất lượng dịch vụ và hài lòng để xây dựng thang chất
lượng dịch vụ tập huấn khuyến nông trên cơ sở Thang đo SERVQUAL và mô hình
quan hệ chất lượng dịch vụ và hài lòng, có bổ sung yếu tố cảm nhận, đánh giá hiệu quả
của công nghệ mới được chuyển giao qua tập huấn khuyến nông. Lấy mẫu ngẫu nhiên,
thu thập dữ liệu, kiểm định độ tin cậy, giá trị thang đo và phân tích hồi qui hài lòng



7
theo các nhân tố của các thang đo rút ra qua phân tích nhân tố. Các biến có ý nghĩa
thống kê là các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng của chất lượng dịch vụ khuyến nông.
- Trên cơ sở kết quả kiểm định các giả thuyết, gợi ý các chính sách thúc đẩy
công tác khuyến nông và nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông.
1.4.2. Thu thập dữ liệu
1.4.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Tham khảo báo cáo của ngành nông nghiệp, Niên giám Thống kê và các tài
liệu về các chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ mới trong nông nghiệp
tại các hội thảo quốc gia, quốc tế, tài liệu khoa học trên mạng internet.
1.4.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Có hai bảng câu hỏi để phục vụ đề tài nghiên cứu.
Bảng 1: Kiến thức, quan điểm, thực hành và hiệu quả sản xuất của nông dân

trồng lúa trong vụ Đông Xuân 2009-2010.
Bảng 2: Chất lượng lớp tập huấn "Một phải năm giảm" vụ Hè Thu 2011.
Các bước thực hiện là:
- Thực hiện nghiên cứu định tính theo phương pháp GT(Grounded Theory)
phỏng vấn nhóm nông dân đã qua tập huấn “Một phải năm giảm” trong vụ Đông
Xuân 2010-2011 để bổ sung yếu tố cảm nhận, đánh giá về hiệu quả của tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ mới được chuyển giao qua tập huấn khuyến nông vào mô hình quan
hệ chất lượng dịch vụ-hài lòng (xem kết quả ở 2.2.5.5)
- Phỏng vấn chuyên gia để đặt câu hỏi chất lượng dịch vụ trên cơ sở thang đo
SERVQUAL (Phụ lục 3), phỏng vấn thử 10 nông dân, điều chỉnh bảng câu hỏi, tập
huấn cán bộ phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn chính thức.
Chọn hộ nông dân từ đầu vụ và phát sổ tay đồng ruộng từ đầu vụ và hướng dẫn
nông dân ghi chép để cuối vụ điều tra thu thập số liệu đối với bảng câu hỏi 1. Đối với
bảng câu hỏi 2, phát bảng câu hỏi vào buổi tập huấn cuối cùng cho tất cả học viên

×