Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu chất lượng và bảo quản một số thuốc tại các nhà thuốc ở tỉnh hậu giang năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 106 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt. Chất lượng thuốc ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khoẻ người dùng. Thuốc có chất lượng tốt, giúp người bệnh
chóng bình phục, hạn chế những tác dụng không mong muốn. Ngược lại
thuốc kém chất lượng có thể gây ra những hậu quả như: bệnh chậm khỏi, lờn
thuốc, thầy thuốc đánh giá sai hiệu quả điều trị, thậm chí bệnh có thể trở nên
trầm trọng hơn [89].
Hầu hết các thuốc khi xuất xưởng, đều được kiểm tra 100% lô mẻ; trong
quá trình lưu thông phân phối, nếu không được bảo quản đúng quy định,
thuốc sẽ nhanh chóng giảm chất lượng. Thuốc kém chất lượng thường xảy ra
ở các nhóm nhạy cảm với tác động bất lợi của bảo quản như: kháng sinh,
vitamin, đông dược dược liệu, hạ nhiệt giảm đau chống viêm… Các trang
thiết bị bảo quản, cơ sở vật chất và kiến thức thái độ và thực hành của người
kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn chất lượng thuốc.
Hằng năm có khoảng 80 – 90 mặt hàng thuốc được thông báo không đạt
chất lượng từ các Trung tâm quản lý chất lượng quốc gia [71]. Đây là những mặt
hàng nhập chính thức, buôn bán công khai, có sự giám sát chất lượng của các cơ
quan chuyên ngành. Bên cạnh đó còn rất nhiều mặt hàng nhập lậu qua biên giới
[25], [89]. Do đó các cơ quan quản lý chất lượng, không thể giám sát kiểm tra
được hoàn toàn đầu vào; chỉ phát hiện lúc đang lưu hành trên thị trường.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có gần 200 cơ sở mua bán dược
phẩm. Các nguồn thuốc cung cấp cho các cơ sở này rất phong phú và phức
tạp. Có khoảng 70% cơ sở mua bán thuốc tân, đông dược ở vùng nông thôn,
thị trấn thị tứ. Điều kiện cơ sở vật chất các nơi này còn nhiều thiếu thốn, nhất
là điều kiện bảo quản thuốc và dược liệu. Việc cập nhật kiến thức cho người
bán thuốc hầu như chưa được tổ chức thực hiện.
2
Để thực hiện tốt mục tiêu: “Chính sách Quốc Gia về thuốc của Việt
Nam” là “Đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến


người dân”. Trong đó có biện pháp “Tăng cường công tác quản lý về Dược”
[10]. Muốn thực hiện tốt Chính sách và biện pháp trên cần có những khảo sát
và nghiên cứu cụ thể làm cơ sở để xây dựng kế hoạch tại địa phương một
cách phù hợp và thực hiện có hiệu quả. Hiện nay nghiên cứu này rất cần thiết
để ngành y tế xây dựng lộ trình thực hiện quyết định 11/ 2007/2007-BYT về
“Thực hành tốt nhà thuốc” gọi tắt là GPP từ 2007 đến 2013 tại Hậu Giang
thành công tốt nhất.
Chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chất lượng và bảo quản một
số thuốc tại các nhà thuốc ở tỉnh Hậu Giang năm 2008”. Nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng qua tiêu chuẩn kiểm nghiệm
và giám sát.
2. Tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành của người bán thuốc về đảm
bảo chất lượng thuốc.












3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG THUỐC

1.1.1. Thuốc
Là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, hóa tổng hợp
hay sinh tổng hợp, được bào chế thành những dạng thích hợp (viên, dung dịch
tiêm, uống, mỡ, siro ) để dùng cho người nhằm mục đích [56]:
+ Phòng, chữa bệnh.
+ Làm giảm triệu chứng bệnh.
+ Phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể.
+ Phục hồi hoặc nâng cao sức khỏe.
+ Làm ảnh hưởng quá trình sinh đẻ.
+ Làm thay đổi hình dạng cơ thể.
+ Làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân.
1.1.2. Chất lượng thuốc
Chất lượng thuốc là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc thể hiện
mức độ phù hợp những yêu cầu định trước trong điều kiện xác định về kinh
tế, kỹ thuật và xã hội. Những yêu cầu định trước đó là [7], [56], [94]:
- Có hiệu quả phòng và chữa bệnh.
- An toàn, ít có tác dụng phụ có hại.
- Tiện dùng, dễ bảo quản.
- Ổn định chất lượng trong một thời gian xác định.
Trong đề tài này chúng tôi kết luận về chất lượng thuốc theo quy định
của ngành kiểm nghiệm thuốc như sau:
- Thuốc đạt chất lượng là thuốc đạt các chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký
theo tiêu chuẩn Dược điển hoặc tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
4
- Thuốc không đạt chất lượng là thuốc không đạt bất cứ một chỉ tiêu chất
lượng nào theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký [7].
- Riêng các thuốc biểu hiện không đạt chất lượng có thể phát hiện ngay
khi giám sát kiểm tra như: vón, chảy, đổi màu, bốc mùi, tủa… thì kết luận ngay
là thuốc không đạt chất lượng, không cần kiểm nghiệm qua phòng thử nghiệm.
1.1.3. Thuốc giả

Định nghĩa của Tổ chức Y Tế Thế Giới như sau:

“Thuốc giả là những thuốc được sản xuất không đúng với nhãn về
phương diện định tính, hay nguồn gốc của thuốc với sự cố ý lừa đảo của nhà
sản xuất. Thuốc giả bao gồm cả những chế phẩm được sản xuất với đúng hoặc
sai thành phần công thức đã đăng ký, không có hay không đủ hàm lượng hoạt
chất, hoặc được đóng gói trong bao bì giả mạo” [7], [56].
Như vậy, Thuốc giả (fake drug) bao gồm 4 loại:
- Không có hoạt chất thuốc.
- Có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn [92]
- Có hoạt chất nhưng hàm lượng thấp.
- Có đủ hoạt chất nhưng mạo tên, mẫu mã sản phẩm của các hãng đã
đăng ký bảo hộ độc quyền.
1.1.4. Thuốc kém phẩm chất [88]
Thuốc kém phẩm chất là thuốc do chính nhà sản xuất đã đăng ký với cơ
quan quản lý nhà nước về mẫu mã, mác nhãn, tiêu chuẩn chất lượng, nhưng
khi sản xuất đưa hàng ra thị trường lại không đạt các chỉ tiêu chất lượng đã
đăng ký. Nhà sản xuất không có ý đồ lừa đảo, nhưng do quản lý chất lượng
yếu kém trong quá trình sản xuất và lưu thông nên để sản phẩm kém chất
lượng lọt ra thị trường [46], [47].
1.1.5. Công tác quản lý chất lượng thuốc
“Quản lý chất lượng sản phẩm là các hoạt động nhằm mục đích xác định
5
các yêu cầu chất lượng phải đạt được của sản phẩm, bảo đảm các yêu cầu đó
được thực hiện trong thực tiễn bằng cách tác động có hiệu quả vào những yếu
tố và điều kiện liên quan tới việc tạo thành và duy trì chất lượng của sản
phẩm” [75].
1.1.6. Đăng ký thuốc
Tất cả các thuốc muốn lưu hành trên thị trường Việt Nam phải đăng ký
với Bộ Y tế theo “Quy chế đăng ký thuốc”. Chính thông qua việc đăng ký mà

cơ quan quản lý nhà nước xem xét các điều kiện và tiêu chuẩn cần phải có
cho việc tiến hành sản xuất, kinh doanh dược phẩm đảm bảo chất lượng và
đồng thời buộc các nhà sản xuất kinh doanh cam kết trách nhiệm với Nhà
nước phải tuân thủ các điều kiện quy định [39].
1.1.7. Quản lý chất lượng từ nguồn [78]
Muốn đảm bảo được chất lượng thuốc đến tận tay người sử dụng thì phải
quản lý các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, đến bảo quản chứ không phải bằng
khâu kiểm nghiệm thành phẩm cuối cùng. Do đó các cơ sở chỉ được mua bán
thuốc có nguồn gốc địa chỉ rõ ràng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh hợp
pháp. Thuốc phải còn nguyên bao hộp, có đầy đủ toa nhãn, có số đăng ký, số
kiểm soát và hạn dùng. Cấm mua bán các thuốc trôi nổi không có các thông
tin trên [9], [39], [91].
Mục tiêu của quản lý chất lượng thuốc từ nguồn chỉ được coi là đạt khi
nào các quá trình đã quy định được tuân theo sẽ cho một sản phẩm đáp ứng
các tiêu chuẩn kỹ thuật và khi thành phẩm có chứa đúng các thành phần theo
tỷ lệ quy định; được sản xuất đúng theo các quy trình nhất định; có độ tinh
khiết theo yêu cầu; được đóng gói trong các bao gói thích hợp. Các bao gói đó
có nhãn đúng với quy cách; được bảo quản, phân phối và quản lý tiếp theo
sao cho chất lượng của thuốc được duy trì trong suốt tuổi thọ theo quy định
hay thiết kế [13], [74].
6
Đảm bảo chất lượng bao gồm từ việc nghiên cứu, triển khai trong quá
trình sản xuất, kiểm tra chất lượng, tồn trữ và phân phối đến các thông tin
cung cấp cho các bệnh nhân. Đảm bảo chất lượng bao gồm cả hoạt động kỹ
thuật và quản lý [13].
Trong các yếu tố đảm bảo được chất lượng quan trọng nhất là việc thực
hành tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt (GMP) và sau đó một số yếu tố thực hành
tiêu chuẩn [7], [56], [90]:
- Phòng thí nghiệm tốt (GLP).
- Thử lâm sàng tốt (GCP).

- Tồn trữ tốt (GSP).
- Phân phối tốt (GDP).
- Nhà thuốc tốt (GPP).
1.1.8. Độ ổn định của thuốc và các yếu tố ảnh hưởng
Độ ổn định của thuốc: Độ ổn định của thuốc đảm bảo thuốc qua quá
trình lưu thông phân phối tới tay người tiêu dùng còn giữ được hiệu lực điều
trị và độ an toàn cho người bệnh. Một trong những tiêu chuẩn để Cục quản lý
Dược xét cấp số đăng ký lưu hành toàn quốc là phải có hồ sơ theo dõi, đánh
giá độ ổn định của thuốc.
Độ ổn định của thuốc có thể định nghĩa là khả năng của thuốc (nguyên
liệu hay thành phẩm bào chế) được bảo quản trong đồ bao gói chuyên dụng
giữ nguyên được những đặc tính vốn có về vật lý, hóa học, vi sinh, đặc tính trị
liệu và dược động học. Trong các hồ sơ xin đăng ký lưu hành thuốc, người
dược sĩ luôn luôn quan tâm tới dữ kiện về độ ổn định của thuốc với thuật ngữ
thời hạn dùng hoặc tuổi thọ của thuốc. Số liệu tin cậy về thời hạn dùng và tuổi
thọ của thuốc phải được xem xét tính toán từ những tư liệu nghiên cứu theo
dõi về độ ổn định của thuốc [22].
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc: Là các yếu tố ảnh
7
hưởng đến tốc độ phản ứng phân hủy thuốc, các yếu tố đó là:
- Nhiệt độ.
- Độ ẩm.
- Ánh sáng.
- Các chất xúc tác Acid-base (các muối có vai trò đệm pH dùng trong
công thức dung dịch thuốc để điều chỉnh pH).
Lực ion: Nồng độ các muối điện giải dùng trong dung dịch thuốc có thể
làm tăng tốc độ phân hủy thuốc hoặc không ảnh hưởng.
Ảnh hưởng của đồ bao gói: Nguyên liệu cũng như những dạng bào chế
cần được đóng gói với những khối lượng nhất định trong đồ bao gói với loại
vật liệu thích hợp để bảo quản, phân phối. Nhiều công trình đã khảo sát ảnh

hưởng của độ kiềm thủy tinh, đồ bao gói kim loại, các loại nhựa polyme, các
nút cao su… đến sự phân hủy của thuốc. Các độc tính của vật liệu bao gói
như khả năng thấm ẩm, thấm oxy không khí, khả năng tránh ánh sáng, khả
năng đưa kiềm hoặc các tạp chất vào dung dịch chế phẩm thuốc, v.v là
những yếu tố được quan tâm tìm hiểu để đảm bảo ổn định thuốc.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu về độ ổn định dạng bào chế, sự kết tủa, biến
màu của dung dịch, sự đông vón, tập hợp các tiểu phân trong hỗn dịch, nhũ
dịch, sự tăng thời gian rã, giảm độ hòa tan của viên nén, nang thuốc [5], [17].
1.1.9. Tác hại của thuốc giả và thuốc kém chất lượng
1.1.9.1. Đối với thuốc giả [6]
- Về khía cạnh y tế: Sức khỏe của người tiêu dùng bị ảnh hưởng nghiêm
trọng nếu như họ được điều trị bằng một loại thuốc không phù hợp với bệnh
lý (sai hoạt chất) hay không đủ liều lượng (có rất ít hoặc không có hoạt chất)
hoặc sử dụng sai mục đích điều trị [31], [42], [56].
- Về khía cạnh kinh tế: Người tiêu dùng phải chi trả vượt quá giá trị thật
sự của một chế phẩm (các chế phẩm nội đóng bao bì ngoại để nâng giá).
8
1.1.9.2. Đối với thuốc kém chất lượng [56], [57], [80]

- Nếu là các kháng sinh kém chất lượng do hàm lượng hoạt chất không
đủ hàm lượng quy định gây kháng thuốc đối với vi khuẩn do điều trị không đủ
liều lượng.
- Nếu là các vitamin hoặc hỗn hợp vitamin kém chất lượng do hoạt chất
không đủ hàm lượng quy định tuy không gây tác hại lớn cho sức khỏe, nhưng
người tiêu dùng thiệt về mặt kinh tế do phải chi trả vượt quá giá trị thật sự của
một sản phẩm.
- Nếu thuốc kém chất lượng do hàm lượng, giới hạn nấm mốc, độ nhiễm
khuẩn, độ trong, chí nhiệt tố thì không những giảm tác dụng điều trị mà còn
gây tác hại rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân.
- Các chỉ tiêu như độ ẩm, độ tan rã của viên, chênh lệch khối lượng,

chênh lệch thể tích, pH [8],… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng hấp thu của thuốc trong quá trình điều trị và ảnh hưởng đến độ ổn định
của thuốc trong quá trình bảo quản. Nếu các chỉ tiêu này không đạt cần báo
cho nhà sản xuất để tìm cách khắc phục.
Nói chung thuốc kém chất lượng dù ở khía cạnh nào hay mức độ nào
cũng đều có hại đối với người tiêu dùng [25].

1.1.10. Các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng thuốc [7], [91]

* Ở Việt Nam: có 3 cơ quan tách rời độc lập với nhau, chỉ phối hợp với
nhau trong công tác, đó là:
- Cục Quản lý Dược Việt Nam và các Phòng quản lý Dược hoặc cán bộ
nghiệp vụ Dược ở các Sở Y tế.
- Viện Kiểm nghiệm và hệ thống các Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc khu
vực, Tỉnh và thành phố.
- Bộ phận Thanh tra Dược trong hệ thống tổ chức Thanh tra Y tế.

9
1.1.11. Lấy mẫu thuốc [20]
Lấy mẫu thuốc bao gồm các thao tác kỹ thuật và các thủ tục nhằm thu thập
một lượng thuốc hay nguyên liệu làm thuốc nhất định, tiêu biểu cho thực chất
tình trạng chất lượng của lô thuốc, dùng cho việc xác định chất lượng thuốc.
- Lô sản xuất: là một lượng thuốc nhất định được sản xuất ra trong một
chu kỳ sản xuất, phải đồng nhất và được nhà sản xuất ghi trên nhãn các bao
gói bằng cùng một ký hiệu của lô sản xuất.
- Lô đồng nhất: là lô thuốc của cùng nhà sản xuất, cùng ký hiệu của lô
sản xuất, cùng loại thuốc, cùng nồng độ, hàm lượng, cùng tình trạng chất
lượng và cùng kích cỡ đóng gói.
- Đơn vị lấy mẫu: là một phần của lô sản xuất như một số gói, một số
hộp hay một số thùng nguyên vẹn hoặc không nguyên vẹn được chọn ra để

lấy mẫu.
- Mẫu ban đầu: là một lượng thuốc được lấy ra từ một đơn vị lấy mẫu.
- Mẫu riêng: là một lượng thuốc được tạo thành bằng cách trộn các mẫu
ban đầu với nhau.
- Mẫu chung: là một lượng thuốc được tạo thành bằng cách trộn lẫn các
mẫu riêng với nhau.
- Mẫu cuối cùng: là một phần của mẫu chung đủ để tạo mẫu phân tích
và mẫu lưu.
- Mẫu phân tích: là một phần của mẫu cuối cùng dùng để phân tích ở
phòng kiểm nghiệm.
- Mẫu lưu: là một phần của mẫu cuối cùng, được lưu để kiểm nghiệm lại
khi cần thiết.
1.1.12. Hạn dùng thuốc [9], [73], [75]
Hạn dùng thuốc là khoảng thời gian được ấn định cho một loại thuốc mà
trong thời gian này thuốc được bảo quản trong điều kiện qui định phải đảm
10
bảo đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
Hạn dùng thuốc thường được ghi bằng số hoặc bằng chữ trên nhãn thuốc
nhằm chỉ rõ sau thời hạn này, thuốc không còn giá trị sử dụng.
1.1.13. Số đăng ký: (viết tắt: SĐK hoặc Visa)
Là số của cơ quan quản lý nhà nước về dược cấp, để xác nhận mặt hàng
thuốc này được lưu thông trên thị trường Việt Nam. Số đăng ký gồm 03 nhóm
chữ số, Thí dụ: VNB-1047-01
* Nhóm chữ số thứ nhất thể hiện cho đối tượng đăng ký thuốc:
Thuốc nước ngoài: VN,VN2,V98,V97,V01,VTT,VN98,VHC
Thuốc trong nước: VNA,VNB,VNC,VND.
* Nhóm chữ số thứ hai là số thứ tự đăng ký.
* Nhóm chữ số thứ ba là năm đăng ký.
1.1.14. Bảo quản thuốc [11], [17], [73]
Là điều kiện qui định ghi rõ trên tất cả các bao bì của thuốc, nhằm duy

trì và ổn định chất lượng thuốc trong một thời gian nhất định. Theo nguyên
tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” 2701/2001/QĐ-BYT ban hành ngày
29/6/2001, đối với các thuốc thì các kháng sinh phải bảo quản ở nhiệt độ mát
từ 15- 25
0
C, các vắcxin và huyết thanh dạng nước phải bảo quản ở nhiệt độ 4-
10
0
C, phải chống ẩm và tránh ánh sáng đối với các chất dễ bị phân huỷ như
các vitamin A, C, E, D, …

1.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ & KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
THUỐC
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2008, có 20.066 mặt hàng thuốc đã
đăng ký lưu hành, trong đó thuốc nội có 9.727 mặt hàng với 491 hoạt chất,
chiếm 50,18% giá trị tiêu dùng. Thuốc ngoại có 10.339 mặt hàng với hơn 909
hoạt chất lưu hành trên thị trường. Hiện nay cả nước đã có khả năng kiểm
nghiệm được trên 500 hoạt chất [6].
11
1.2.1. Sơ lược về màng lưới tổ chức Dược trên thế giới [61]
Hoạt động sản xuất, lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc hiện nay
trên thế giới có những phát triển đáng kể. Nhiều công nghệ hiện đại, kỹ thuật
tiên tiến được áp dụng vào việc sản xuất thuốc, việc lưu thông thuốc và phân
phối thuốc trên thị trường thế giới đã có những thay đổi đáng kể, tạo điều kiện
cho các cơ sở y tế cũng như đối với người bệnh tiếp nhận thuốc nhanh chóng
hơn, giải quyết kịp thời nhiều tình trạng bệnh hiểm nghèo.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới, việc cung ứng thuốc cho phòng bệnh,
chữa bệnh đều do các hãng sản xuất, hãng phân phối tư nhân đảm nhận. Các
cơ quan quản lý dược phẩm và y tế thực hiện vai trò điều hành quản lý thông
qua việc ban hành các chính sách, các qui chế để đảm bảo việc sử dụng thuốc

an toàn hợp lý như: Người bán thuốc phải có trình độ chuyên môn nhất định
về Dược theo qui định của từng quốc gia; Nguồn thuốc lưu thông trên thị
trường phải được giám sát, kiểm nghiệm chất lượng [1][16]…
Tổ chức y tế thế giới đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá mạng lưới cung ứng
thuốc tốt gồm các chỉ tiêu sau đây: [28]
- Điểm bán thuốc phải thuận tiện:
+ Địa điểm cung ứng thuốc phải thuận tiện về khoảng cách đối với nơi ở
của người dân.
+ Tại địa điểm bán thuốc cần có hệ thống giao thông thuận lợi để nhân
dân đi lại thuận tiện và nhanh chóng. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo khoảng
thời gian lâu nhất là 30 phút bằng phương tiện giao thông mà người dân có
thể đến được điểm bán thuốc.
+ Diện tích khu vực phục vụ phải là trung tâm của vùng dân cư. Dân số
trên một điểm bán thuốc: Phải lựa chọn bố trí sao cho có khoảng 3.000 dân có
một điểm bán thuốc.
- Thời gian phục vụ: Phải phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân
12
theo từng vùng. Có điểm bán thuốc phục vụ 24/24, hoặc có điểm bán thuốc
theo ca kíp ở một số khu công nghiệp.
- Cơ cấu chủng loại và số lượng mặt hàng thuốc: Phải đầy đủ, đa dạng và
phong phú. Có đủ các thuốc thông thường, thuốc thiết yếu và các chủng loại
tương đương để thay thế.
- Chất lượng thuốc: Phải đảm bảo hiệu quả phòng, chữa bệnh. Có đủ cơ sở
bảo quản thuốc. Không có thuốc kém chất lượng, quá hạn dùng, thuốc giả [77].
- Nguồn thuốc: Phải đảm bảo cung ứng ổn định, có tính pháp lý về sản
xuất và lưu hành trong phạm vi phục vụ.
- Người bán thuốc: Phải có trình độ chuyên môn về Dược, có hiểu biết
về hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn [2], [79]
- Thủ tục mua bán thuốc: cần thuận tiện với các loại thuốc thông thường
(OTC: thuốc bán không cần đơn).

- Cơ sở bán thuốc: Phải là nơi chấp hành đầy đủ các quy chế chuyên môn
và những quy định, luật về Dược.
- Giá cả thuốc: Hợp lý với đa số cộng đồng nơi phục vụ, có bảng giá theo
quy định.
Theo WHO thì cần 01 USD thuốc thiết yếu có thể đảm bảo chữa khỏi
80% đối với các chứng bệnh thông thường của người dân tại cộng đồng, điều
đó góp phần thực hiện tốt hơn cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đề cập đến vai trò của Dược sĩ trong công
tác điều trị tại bệnh viện và cũng như đối với việc hướng dẫn cho nhân dân sử
dụng hợp lý an toàn thuốc tại cộng đồng. Thể hiện quan điểm trên, năm 1993
tổ chức Hiệp hội Dược thế giới họp tại Tokyo (Nhật Bản) đã thống nhất ra
bản tuyên ngôn về “Thực hành tốt Nhà thuốc” (Viết tắt là GPP: Good
Pharmacy Practice) làm cơ sở cho mọi tổ chức Dược quốc gia trên thế giới.
Tiêu chuẩn nhà thuốc tốt là tiêu chí, là thước đo chất lượng của dược sĩ chăm
sóc cho người bệnh ở bệnh viện cũng như ở cộng đồng.
13
Nội dung của GPP là [12], [76]

- Thực hành dược tốt đòi hỏi nhiệm vụ chủ yếu của công tác dược là phải
cung ứng thuốc và sản phẩm nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Phải thông
tin thuốc, phải hướng dẫn giúp đỡ bệnh nhân trong cộng đồng dùng thuốc an
toàn hợp lý, tránh tác dụng phụ, theo dõi hiệu quả thuốc [86].
- Thực hành dược tốt đòi hỏi những chuẩn mực quốc gia về: Xác định
nhu cầu, chọn lựa thuốc, kế hoạch cung ứng, nguồn cung ứng; phải tồn trữ
thuốc, phải xác định thời gian, phương tiện cung ứng thuốc; phải bào chế, sản
xuất thuốc; phải đảm bảo chất lượng thuốc và quản lý chất lượng thuốc.
- Thực hành dược tốt đòi hỏi người dược sĩ coi trọng công tác thông tin
thuốc, gồm: thu thập, cung cấp cho thầy thuốc, người bán thuốc, bệnh nhân,
người tiêu dùng và thu thập thông tin phản hồi từ họ về hiệu quả của thuốc
[77], [85].

- Người dược sĩ trước hết phải nghĩ đến vì sức khỏe người bệnh ở mọi
nơi, mọi lúc. Do đó yếu tố nghề nghiệp phải chiếm vị trí chủ đạo, còn yếu tố
kinh tế được công nhận là quan trọng.
- Khi cần điều trị, mỗi người bệnh được bảo đảm bởi một quá trình xem xét,
kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong việc dùng thuốc để điều trị có hiệu quả nhất, tránh
được những phản ứng phụ không mong muốn, với chi phí ít nhất [85].
- Thực hành dược tốt đòi hỏi sự tham gia của dược sĩ trong việc thực
hiện kê đơn và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế. Vai trò của dược sĩ là
cần phải có trong việc quyết định dùng thuốc cùng với sự cộng tác của các
đồng nghiệp khác nhất là thầy thuốc với tư cách là một thành viên thực sự và
tin tưởng của Hội đồng thuốc [76], [86].
- Thực hành dược tốt đòi hỏi mỗi hoạt động dược đều có nội dung thích
hợp với từng người dược sĩ ở mọi vị trí, có thông báo hiệu quả đến mọi người
liên quan. Dược sĩ công tác ở mỗi lĩnh vực phải có trách nhiệm cá nhân trong
việc duy trì, đánh giá các hoạt động nghề nghiệp của mình.
14
- Thực hành dược tốt đòi hỏi người dược sĩ tham gia các hoạt động trong
cộng đồng, công tác với cán bộ y tế khác, nhằm đảm bảo cung ứng thuốc và
giảm thiểu sự lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý.
- Thực hành dược tốt đòi hỏi tiến hành những hoạt động lượng giá kinh
tế và nghiệp vụ về cung ứng thuốc và sử dụng thuốc trong chăm sóc sức khỏe.
- Thực hành dược tốt đòi hỏi người dược sĩ cần phối hợp công tác với các
cán bộ Y – Dược và cán bộ liên quan khác, nhằm đảm bảo sức khỏe, phòng và
chữa bệnh để thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho mọi người [76].
Từ lúc áp dụng tiêu chuẩn về “GPP: Thực hành tốt Nhà thuốc” công tác
cung ứng thuốc tại một số nước trên thế giới nhất là các nước phát triển đã có
những tiến bộ hơn. Dược sĩ ngày càng đóng một vai trò quan trọng tại các
bệnh viện, nhất là trong việc quản lý, cung ứng, tư vấn cho thầy thuốc cũng
như đối với bệnh nhân việc sử dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn.
1.2.2. Mạng lưới tổ chức dược tại Việt Nam [61]

1.2.2.1. Tình hình chung
Tại Việt Nam trong những giai đoạn trước năm 1985, thời kỳ mà nền
kinh tế còn hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thuốc phòng và
chữa bệnh được cung cấp theo kế hoạch với giá bao cấp của Nhà nước. Điều
này cũng đã tạo được một thuận lợi quan trọng cho hệ thống quản lý Nhà
nước trong việc kiểm tra, quản lý chất lượng thuốc, quản lý lưu thông phân
phối thuốc, bảo đảm thuốc tới tay người tiêu dùng, bên cạnh đó giá thuốc
tương đối phù hợp với thu nhập của người dân hơn. Ngoài ra, một vấn đề
đáng chú ý là có một bộ phận không nhỏ trong nhân dân được Nhà nước bao
cấp hoàn toàn về thuốc chữa bệnh. Mặt dù trong thời kỳ bao cấp, mức hưởng
thụ thuốc bình quân trên đầu người chỉ khoảng 0,5 USD/năm, nhưng đã đảm
bảo được những nhu cầu tối cần thiết trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh
và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy vậy, những nổ lực trong việc sản
15
xuất, phân phối, tiêu dùng thuốc ở giai đoạn này không khỏi tránh được một
sự khan hiếm thuốc xảy ra ngày càng gay gắt.
Khi nền kinh tế nước ta chuyển dịch sang cơ chế mới. Nhà nước đã xóa
bỏ việc bao cấp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cung ứng thuốc và xóa
bỏ chế độ bù lỗ trong việc sản xuất cũng như cung ứng thuốc. Giá cả của từng
loại thuốc đã phản ánh đúng giá trị của thuốc. Thuộc tính hàng hóa của thuốc
đã được công nhận, mặc dù tính chất đặc biệt của nó vẫn phải được nhấn
mạnh là thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, cần sử dụng an toàn, hợp lý, có hiệu
quả và luôn phải bảo đảm chất lượng [16], [43].

1.2.2.2. Mạng lưới cung ứng thuốc
Trong định hướng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đến
năm 2000 và 2020, Bộ Y tế đã nêu những giải pháp là cần phải đảm bảo thuốc
chữa bệnh, phát triển công nghiệp Dược và trang thiết bị y tế. Trong đó có
việc triển khai thực hiện chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam với các
mục tiêu cơ bản là: Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất

lượng đến người dân, thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả [40]

Mục tiêu của Chính sách quốc gia trong việc củng cố và phát triển
mạng lưới cung ứng thuốc là:
- Tận dụng các nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp Dược phẩm
Việt Nam đáp ứng phần lớn nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
- Phát triển và hoàn thiện mạng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng, chú
trọng những vùng khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Tổ chức ngành Dược phù hợp với cơ chế mới.
- Nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về Dược trên cơ sở hoàn
chỉnh hệ thống pháp luật và qui chế.
Quán triệt quan điểm và mục tiêu nêu trên, Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh,
thành phố từng bước củng cố và hoàn thiện màng lưới cung ứng thuốc trong
phạm vi cả nước và tại từng địa phương, giải pháp nêu ra là:
16
- Cung ứng thuốc đến tận tay người cần có thuốc, ưu tiên những thuốc
thiết yếu cần thiết cho nhu cầu thực sự của đa số nhân dân.
- Củng cố màng lưới phân phối thuốc ở tuyến cộng đồng, bảo đảm vai trò
của y tế công (Trạm Y tế xã) và cán bộ dược ở tuyến xã đã làm tốt việc cung ứng
thuốc ở cộng đồng và hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
- Công nghệ dược cần phát triển sản xuất các dược phẩm phù hợp với
mô hình bệnh tật của đại đa số nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội
của đất nước.
Những nỗ lực hoạt động của ngành Dược trong những năm qua đã được
Bộ Y tế đánh giá “Ngành Dược đã có thành tích nổi bật là đảm bảo tốt hơn
nhu cầu về thuốc như những năm trước đây”. Theo thống kê của Cục Quản lý
dược, bình quân mức hưởng thụ thuốc trên đầu người dân năm 2008 là 16,45
USD/người/năm, tăng gấp 10 lần so thời kỳ bao cấp, nhưng vẫn còn rất thấp
so với mức bình quân chung của thế giới là 50 USD/người/năm [6]


Màng lưới cung ứng thuốc tại Hậu Giang
Theo thống kê của Phòng Quản lý Dược Sở y tế Hậu Giang [52], năm 2008
tổng số cơ sở hành nghề dược tư nhân trên địa bàn quản lý là 213, trong đó:
+ Nhà thuốc Tân dược: 24
+ Đại lý thuốc Tân dược: 156
+ Nhà thuốc Y học cổ truyền: 33
Phân bố theo địa bàn quản lý:
- Thị xã Vị Thanh: 30
- Huyện Vị Thủy 24
- Huyện Long Mỹ 37
- Huyện Phụng Hiệp 52
- Thị xã Ngã Bảy 17
- Huyện Châu Thành 21
- Huyện Châu Thành A 32
Ngoài ra còn có 71 quầy bán lẻ của các Trạm Y tế xã, phường.
17
1.2.2.3. Tình hình thuốc giả và thuốc kém phẩm chất ở nước ta hiện nay
Thực hiện chức năng kiểm tra chất lượng thuốc, Viện Kiểm nghiệm
thuốc Trung Ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh, các Trung
tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm ở các tỉnh, thành phố đã liên tục
lấy mẫu kiểm tra ở tất cả các khâu sản xuất và kinh doanh dược phẩm nhằm
phát hiện thuốc giả thuốc kém phẩm chất để giúp Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh,
thành phố xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
Năm 2008, Viện kiểm nghiệm, 63 Trung tâm và Trạm Kiểm nghiệm đã
kiểm nghiệm 46.742 mẫu thuốc, trong đó có 29.490 mẫu lấy để kiểm tra chất
lượng (bao gồm 4.170 mẫu thuốc nhập khẩu và 25.320 mẫu thuốc sản xuất
trong nước). Đã phát hiện 840 mẫu thuốc lấy kiểm tra không đạt tiêu chuẩn
chất lượng(chiếm tỷ lệ 2,9%, thấp hơn năm 2007 là 0,4%), gồm 96 mẫu thuốc
nhập khẩu và 744 mẫu thuốc trong nước sản xuất. Số mẫu thuốc trong nước
không đạt tiêu chuẩn chất lượng tập trung chủ yếu là thuốc đông dược – dược

liệu. Về Đông dược – dược liệu đã lấy 4.016 mẫu để kiểm nghiệm và phát
hiện 321 mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, chiếm tỷ lệ 8% [6], [71].

Trong năm 2008, Cục Quản lý Dược Việt Nam đã thông báo đình chỉ lưu
hành 118 lô thuốc vi phạm chất lượng, trong đó có 51 lô thuốc nhập khẩu, 67 lô
thuốc sản xuất trong nước, bao gồm 30 lô kháng sinh và, 33 lô thuốc đông dược.
Tại khóa tập huấn về điều tra, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng
do WHO và Cục Quản lý dược tổ chức và tháng 10/2004 tại Hà Nội, đại diện
WHO cho biết: thuốc kém chất lượng chiếm 8% trong 35.000 mẫu thuốc
được kiểm nghiệm tại Việt Nam; 8,5% ở Thái Lan và 18% tại Myanmar [45].
Theo điều tra của WHO tại Myanmar và Việt Nam cho thấy thị trường thuốc
vẫn còn có sự lưu hành của một số thuốc giả và nhiều loại kém chất lượng,
vấn đề kiểm tra đăng ký thuốc chưa được quản lý một cách chặt chẽ. Đáng
lưu ý là thuốc Kháng sinh khi lưu thông trên thị trường bị giảm chất lượng
18
khá nhiều, chiếm 45% số mẫu bị thu hồi. Số mẫu thuốc không đạt hàm lượng
khi lấy mẫu kiểm tra trong lưu thông chiếm tỷ lệ trên 60% số mẫu lấy kiểm
tra. Điều này cho thấy thuốc đem vào lưu thông hoặc để lọt các lô kém phẩm
chất, hoặc chưa nghiên cứu kỹ độ ổn định trong điều kiện nhiệt đới, hoặc
chưa bảo quản tốt, hoặc cho xuất xưởng các lô chỉ đạt hàm lượng ở sát giới
hạn dưới cho phép. Đặc biệt nữa là nhiều cơ sở đăng ký sản xuất thuốc y học
dân tộc lại trộn tân dược một cách tuỳ tiện không đăng ký trong công thức sẽ
gây tác hại cho người bệnh vì không đảm bảo liều lượng và đề phòng được
các chống chỉ định và tác dụng phụ của thuốc tân dược đã trộn một cách giấu
diếm như vậy [56], [57]. Những trường hợp này phải được coi là thuốc giả và
xử lý như thuốc giả.
Theo báo cáo Tổng kết công tác kiểm nghiệm năm 2006, Cục Quản lý
Dược Việt Nam đã thường xuyên phối hợp với ban chỉ đạo 127 TW, với Cục
quản lý Thị trường Bộ Thương mại, đồng thời đã phối hợp với Tổ chức Y tế
thế giới, tổ chức Hội nghị phòng chống thuốc giả các nước Tiểu vùng sông

Mê Kông. Tuy nhiên, tình trạng nhập lậu thuốc qua biên giới, kinh doanh
thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc vẫn còn.
Theo số liệu của WHO công bố năm 1997 thì trên Thế giới thuốc giả
chiếm khoảng 5 - 10% giá tiền thuốc đang lưu hành. Thuốc giả không những
gây thiệt hại cho người bệnh mà còn gây thiệt hại lớn cho những công ty sản
xuất thuốc dựa trên kết quả nghiên cứu cẩn thận và trong các nhà máy đầu tư
công nghệ cao đảm bảo thuốc đưa ra thị trường đạt chất lượng, hiệu quả và an
toàn [31], [93].
Theo số liệu mới nhất của cơ quan Y tế Mỹ (N.T.ĐA-AFP) dược phẩm giả
chiếm 10% thị trường thuốc trên thế giới. Trên tạp chí The Lancet ở Anh, thuốc
giả chiếm tới 13-30% lượng thuốc trên thị trường Ấn Độ. Thuốc giả mang lại lợi
nhuận 32 tỉ USD cho con buôn, và tại các nước nghèo thuốc giả chiếm tới 25%
thị trường [80]
19
Bảng 1.1. Tỷ lệ thuốc kém chất lượng được phát hiện qua các năm
2001-2008
Năm
Số mẫu lấy để
KTCL
Số mẫu thuốc không
đạt TCCL
Tỷ lệ % thuốc
KĐCL
2001
35.751
1.167
3,26
2002
32.573
1.054

3,23
2003
31.966
986
3,08
2004
29.315
895
3,05
2005
29.336
895
3,00
2006
29.819
947
3,18
2007
25.460
839
3,30
2008
29.490
840
2,90
(Số liệu từ Cục Quản lý Dược Việt Nam) [6]
Bảng 1.2. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước kém chất lượng được phát
hiện qua các năm từ 2001- 2008
Năm
Số mẫu lấy để

KTCL
Số mẫu thuốc không
đạt TCCL
Tỷ lệ % thuốc
KĐCL
2001
31.632
1.080
3,41
2002
28.680
863
3,00
2003
27.028
860
3,18
2004
23.450
817
3,50
2005
22.000
769
3,50
2006
24.470
862
3,52
2007

23.150
706
3,04
2008
25.320
744
2,94
(Số liệu từ Cục Quản lý Dược Việt Nam) [6]
20
Bảng 1.3. Tỷ lệ thuốc nhập khẩu kém chất lượng được phát hiệnqua
các năm từ 2001- 2008
Năm
Số mẫu lấy để
KTCL
Số mẫu thuốc
không đạt TCCL
Tỷ lệ % thuốc
KĐCL
2001
4.119
87
2,11
2002
3.893
191
4,90
2003
4.938
126
2,55

2004
5.865
78
1,33
2005
7.336
98
1,34
2006
5.349
85
1,59
2007
2.310
133
5,75
2008
4.170
96
2,30
(Nguồn số liệu từ Cục Quản lý Dược Việt Nam) [6]
Bảng 1.4. Tỷ lệ thuốc kém chất lượng được phát hiện tại vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa qua các năm từ 2001-2008
Năm
Số mẫu lấy để
KTCL
Số mẫu thuốc
không đạt TCCL
Tỷ lệ % thuốc
KĐCL

2001
13.660
554
4,00
2002
14.631
407
2,78
2003
15.096
499
3,31
2004
14.216
330
2,32
2005
12.836
307
2,40
2006
13.528
343
2,54
2007
14.136
311
2,20
2008
2.611

76
2,90
(Nguồn số liệu từ Cục Quản lý Dược Việt Nam) [6]
21
Bảng 1.5. Tỷ lệ thuốc giả được phát hiện qua các năm từ 2001 – 2008
Năm
Số mẫu lấy để
KTCL
Số mẫu
thuốc giả
Tỷ lệ %
thuốc giả
2001
35.751
09
0,03
2002
32.573
10
0,03
2003
31.966
19
0,06
2004
29.315
16
0,06
2005
29.336

26
0,09
2006
29.819
38
0,13
2007
25.460
43
0,17
2008
29.490
28
0,095
(Nguồn số liệu từ Cục Quản lý Dược Việt Nam) [6]
Theo số liệu trên có thể nhận định thuốc giả và thuốc kém chất lượng
đang có nguy cơ xuất hiện trở lại nhiều hơn và tỷ lệ thuốc không đạt TCCL
cũng đang có xu hướng tăng lên.
Bảng 1.6. Tỷ lệ thuốc đông dược kém chất lượng được phát hiện qua
các năm từ 2003 – 2008
Năm
Số mẫu lấy để
KTCL
Số mẫu thuốc
không đạt TCCL
Tỷ lệ % thuốc
KĐCL
2003
3.613
417

11,54
2004
3.867
389
10,05
2005
3.950
402
10,20
2006
3.583
414
11,55
2007
3.287
355
10,08
2008
4.016
321
8,00
(Nguồn số liệu từ Cục Quản lý Dược Việt Nam) [6]
22
Bảng 1.7. Tỷ lệ thuốc đông dược kém chất lượng được phát hiện tại
tỉnh Hậu Giang
Năm
Số mẫu lấy để
KTCL
Số mẫu thuốc
không đạt TCCL

Tỷ lệ % thuốc
KĐCL
2004
22
07
31,81
2005
23
08
34,78
2006
25
09
36,00
2007
32
10
31,25
2008
48
11
22,92
(Nguồn số liệu từ Cục Quản lý Dược Việt Nam) [6]
+ Trong những năm qua, công tác giám sát kiểm tra chất lượng thuốc
trong nước cũng như trên thế giới có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận. Mặc dù
trang thiết bị được đầu tư ngày càng hiện đại trong ngành kiểm nghiệm, tuy
nhiên thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn còn dai dẳng trong nước cũng như
trên thế giới, lại có xu hướng gia tăng và tinh vi hơn.
+ Tổng kết công tác giám sát kiểm tra chất lượng thuốc trong những năm
qua khẳng định: thuốc kém chất lượng phần lớn do tác động của điều kiện bất

lợi trong quá trình lưu thông phân phối và bảo quản. Trong khi đó điều kiện
bảo quản chất lượng thuốc ở tỉnh Hậu Giang hầu như chưa có. Bên cạnh đó,
lực lượng bán thuốc chưa qua đào tạo, chưa được cập nhật kiến thức còn khá
phổ biến. Xuất phát từ đặc điểm trên, nghiên cứu này giúp ngành Y tế Hậu
Giang có kế hoạch cụ thể trong công tác quản lý ngành Dược tỉnh nhà một
cách thiết thực và có hiệu quả hơn.
1.3. ĐỐ TƯỢNG BÁN THUỐC TẠI CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ
Theo quy định về hành nghề Dược tư nhân của Bộ y tế Việt Nam, tất cả
người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ phải được đào tạo nghiệp vụ chuyên
môn. Tuỳ theo yêu cầu của từng cửa hàng mà trình độ của người bán thuốc có
23
thể là: mậu dịch viên, Dược tá, Dược sĩ trung học hay Dược sĩ đại học.
Người bán thuốc phải có trình độ nhất định như:[79]
+ Kiến thức:
- Biết cách sắp xếp các nhóm thuốc trên quày kệ theo quy định trong bảo
quản như: tránh ánh sáng, tránh nóng ẩm, bảo quản đặc biệt hoặc hạn dùng
gần để phía trước, hạn dùng xa để sau.
- Nhận biết được thuốc hợp pháp được lưu hành.
- Cập nhật các thông tin mới về thuốc: thuốc không dùng ngoại trú, thuốc
hạn chế dùng cho phụ nữ có thai, cho trẻ em, thuốc bị đình chỉ lưu hành
- Ghi nhận thông tin phản hồi từ người sử dụng thuốc.
+ Thái độ:
- Quan tâm đến nguồn gốc thuốc.
- Quan tâm khi người sử dụng thuốc phản ảnh về tác dụng phụ của thuốc.
- Xử lý khi thuốc có biểu hiện kém chất lượng.
- Xử lý khi có thông báo thu hồi.
- Hợp tác với cơ quan quản lý và kiểm tra chất lượng thuốc.
+ Thực hành:
- Theo các kiến thức tối thiểu của người bán thuốc phải có.
- Theo dõi thường xuyên nhiệt độ phòng, độ ẩm, chống bụi, nấm mốc,

côn trùng.
- Không có hiện tượng thuốc mất bao bì, nhãn mác [72] cận hạn dùng [73].
Kiến thức, thái độ và thực hành tốt của người bán thuốc sẽ góp phần
quyết định quan trọng trong bảo vệ chất lượng thuốc tại cơ sở.
Theo tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc [26][81], người bán thuốc phải
được cập nhật kiến thức thường xuyên. Theo khảo sát sơ bộ của trung tâm
Kiểm nghiệm Hậu Giang trong 2 năm 2005-2007, kiến thức thái độ và thực
hành của người bán thuốc đã có nhiều tiêu chí không đạt:
24
- Kiến thức không đạt về: quan tâm đến hạn dùng là 43,14%; cách xử lý
nghi ngờ về chất lượng 30,07%; cách thực hiện thông báo thu hồi thuốc
28,76%.
- Thái độ không đạt về: đảm bảo thuốc chất lượng tốt 25,5%; trang bị
phương tiện bảo quản 23,53%; quan tâm khi mua thuốc 22,88%.
- Thực hành không đạt về: cách sắp xếp thuốc trên kệ 47,72%; xử lý
thuốc khi mất bao bì 32,68%.
+ Chất lượng thuốc luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế
và của người sử dụng thuốc. Thuốc giả, thuốc kém chất lượng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khoẻ người dùng, kinh tế của Nhà nước, cũng như của
nhân dân trong một quốc gia.

















25
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dàn ý nghiên cứu

















Tỉnh Hậu Giang tính đến tháng 12-2008 có 213 cơ sở có kinh doanh, tồn
trữ dược phẩm. Tuy nhiên một số cơ sở không đủ cơ số thuốc cho một lần lấy

mẫu; do đó chỉ có khoảng 160 cơ sở đủ điều kiện lấy mẫu thuốc tân dược.
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Tất cả các nhà thuốc (bao gồm các cơ sở tồn trữ, kinh doanh) trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang.
CƠ SỞ
VẬT CHẤT
TRÌNH ĐỘ
NGHIỆP VỤ
KHẢ NĂNG
QUẢN LÝ
NGUỒN THUỐC
KIẾN THỨC
THÁI ĐỘ
THỰC HÀNH
GIÁM SÁT
KIỂM TRA
CHẤT
LƯỢNG
THUỐC
LẤY MẪU
THUỐC KN
THUỐC ĐANG LƯU HÀNH
TRÊN THỊ TRƯỜNG

×