Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

HẠCH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DA DÂY NỊT TRÂU (B) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DA TÂY ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.87 KB, 69 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



HẠCH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DA
DÂY NỊT TRÂU (B) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DA
TÂY ĐÔ














Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Th.S: VŨ THỊ HỒNG NHUNG

NGUYỄN VĂN KHA

Mã số sv : 4031064
Lớp : Kế toán khoá 29





SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
1
Cần Thơ-2007
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
diễn ra ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt. Đặc biệt là nước ta hiện nay đã gia nhập
vào WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn.
Khó khăn là ở chổ các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với hàng hoá từ
nước ngoài nhập vào với nhiều chủng loại và giá cả khác nhau. Ngoài ra các
doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong
nước. Vì thế, mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình biện pháp cạnh tranh hoàn

hảo hơn nữa và phương hướng hoạt động tốt hơn để tồn tại và phát triển. Đối với
các doanh nghiệp sản xuất thì sản phẩm là một trong những nhân tố quyết định
sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất
ra phải là một sản phẩm có chất lượng kinh tế cao và đạt được trình độ xuất khẩu.
Sản phẩm của một doanh nghiệp sản xuất ra có cạnh tranh được với các sản
phẩm khác trên thị trường hay không, ngoài yếu tố chất lượng ra còn có một yếu
tố hết sức quan trọng đó là giá thành của sản phẩm. Giá thành sản phẩm hợp lý
và được thị trường chấp nhận thì nó sẽ góp phần đem lại lợi ích kinh tế cao cho
doanh nghiệp. Cho nên các doanh nghiệp luôn quan tâm đến tình hình giá thành
sản phẩm tại đơn vị và tìm những biện pháp làm giảm giá thành để đưa doanh thu
ngày càng được tăng lên và đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể là tại “Công Ty Cổ
Phần Da Tây Đô”, là một công ty chuyên sản xuất các loại da đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu. Vì thế, Ban lãnh đạo công ty ngoài việc quan tâm đến
chất lượng sản phẩm còn quan tâm đến tình hình giá thành sản phẩm tại đơn vị.
Công ty đã lựa chọn hình thức kế toán, phương pháp tính giá thành phù hợp và
biện pháp để làm giảm giá thành sản phẩm góp phần làm tăng lợi nhuận cho công
ty, thúc đẩy hoạt động ổn định hơn. Tiến trình thực hiện giá thành sản phẩm tại
“Công Ty Cổ Phần Da Tây Đô”, được thể hiện trong những chương sau.



SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
2
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Mục tiêu chung là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm “Da
Dây Nịt Trâu” và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành để làm cơ sở
cho việc đề ra một số biện pháp nhằm làm giảm giá thành thực tế của sản phẩm
“Da Dây Nịt Trâu” tại công ty trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Tiến hành tập hợp chi phí sản xuất ở từng công đoạn trong quá trình sản xuất
của công ty.
- Tiến hành tính giá thành sản phẩm ở từng công đoạn cụ thể của công ty.
- Phân tích biến động giá thành để từ đó đưa ra biện pháp làm giảm giá thành sản
phẩm tại công ty.
- Đề xuất giải pháp nhằm làm giảm giá thành bằng cách làm giảm các chi phí sản
xuất tại công ty.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.3.1. Không gian.
Các chi phí sản xuất được dùng để tính giá thành sản phẩm và số liệu dùng
để phân tích biến động giá thành sản phẩm được thu thập tại phòng kế toán của
“Công Ty Cổ Phần Da Tây Đô” đặt tại số 02 – đường Lê Hồng Phong – Quận
Bình Thủy – TP. Cần Thơ.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu.
Phần tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì số liệu được tập
hợp trong một tháng (tháng 2 năm 2007). Còn phần phân tích tình hình biến động
giá thành thì số liệu được tập hợp cùng kỳ qua 3 năm gần nhất từ năm 2005 đến
năm 2007.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là giá thành của sản phẩm “Da Dây Nịt
Trâu”.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM.
Khi nói về “Giá Thành Sản Phẩm” thì cũng không xa lạ với chúng ta, vấn đề
này đã được nhiều người nghiên cứu qua. Tuy vấn đề về giá thành có giống nhau
SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
3
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
về lý thuyết hạch toán. Nhưng nó khác nhau là ở chổ nội dung phản ánh, cách

trình bày. Nguyên nhân là mỗi đề tài nghiên cứu được thực hiện ở nhiều đơn vị
khác nhau và có nhiều sản phẩm khác nhau nên giá thành cũng được hạch toán
một cách khác nhau. Ví dụ: Luận Văn Tốt Nghiệp của 2 sinh viên khoa KT –
QTKD trường ĐHCT về giá thành sản phẩm: “Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và
Tính Giá Thành Xi Măng PC30” của Lương Gia Lệ và đề tài “Kế Toán Chi Phí
Và Tính Giá Thành Thùng Carton” của Hà Thị Huyền.
+ Đối với đề tài của sinh viên Lương Gia Lệ.
Nội dung chính trong đề tài này là chủ yếu đi sâu vào tập hợp chi phí và hạch
toán giá thành cho sản phẩm “Xi Măng PC 30” tại Xí Nghiệp Xi Măng 406. Trụ
sở đặt tại: Tổ 5, Khóm 6, Thị Trấn Cái Vồn, Huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long.
+ Đối với đề tài của sinh viên Hà Thị Huyền.
Nội dung chính trong đề tài này là tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ và tiến
hành tính giá thành sản phẩm “Thùng Carton”. Ngoài ra còn đánh giá tình hình
giá thành tại đơn vị và phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm để đề ra
biện pháp làm giảm giá thành tại Doanh Nghiệp Bao Bì Thanh Long. Trụ sở đặt
tại: 21/5B Phan Huy Ích, P.12, Q. Gò Vấp, TP. HCM.
















SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
4
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
2.1.1. Những vấn đề chung.
2.1.1.1. Chi phí.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì vấn đề chi phí được coi là vấn đề
nhạy cảm nhất. Vì vậy, trong quá trình sản xuất sản phẩm các doanh nghiệp luôn
quan tâm đến tình hình tập hợp và phân loại chi phí một cách cẩn thận góp phần
làm cho giá thành sản phẩm được chính xác hơn.
a) Khái niệm.
Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra
để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm và đạt được mục đích là tạo ra được sản
phẩm với nhiều chủng loại khác nhau.
2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất là một nội dung quan trọng hàng đầu cần phải
thực hiện để phục vụ cho việc hạch toán, theo dõi, quản lý chặt chẽ các loại chi
phí phát sinh cũng như việc tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.
Có nhiều tiêu thức để phân loại chi phí mỗi cách phân loại sẽ đáp ứng một
hoặc một số yêu cầu quản lý nhất định. Tuy nhiên, có ba cách phân loại quan
trọng được sử dụng để phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý và tính giá thành
sản phẩm.
a) Phân loại theo yếu tố chi phí ( nội dung kinh tế).
Chi phí sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp được qui định bao
gồm các yếu tố:
+ Chi phí nguyên, vật liệu.
+ Chi phí nhân công.

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí khác bằng tiền.
b) Phân loại theo khoản mục chi phí( công dụng và địa điểm phát sinh).
Chi phí sản xuất sản phẩm được quy định gồm 3 khoản mục:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
5
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
c) Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận.
Theo cách phân loại này thì chi phí được chia làm hai loại:
+ Chi phí sản phẩm: Là những chi phí trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm
hoặc mua hàng hóa bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp và chi phí sản xuất chung (đối với các sản phẩm công nghiệp) riêng đối
với sản phẩm xây lắp thì có thêm chi phí sử dụng máy thi công…. Chi phí sản
phẩm được coi là gắn liền với từng đơn vị sản phẩm, hàng hóa khi chúng được
sản xuất ra hoặc mua vào, chúng gắn liền với sản phẩm hàng hóa tồn kho chờ
bán và khi sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ mới trở thành phí tổn để xác định
kết quả kinh doanh .
+ Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh trong một thời kì và được tính
vào hết phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh: Bao gồm chi phí bán
hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Đối với các nhu cầu sản xuất dài và trong
kỳ không có hoặc ít có doanh thu thì chúng được tính thành phí tổn của kỳ sau để
xác định kết quả kinh doanh.
d) Ngoài hai cách phân loại trên để phục vụ cho việc phân tích, đánh
giá tình hình sử dụng chi phí, chi phí sản xuất còn được phân loại thành.
+ Chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi.
+ Chi phí cơ bản và chi phí chung.

+ Chi phí bất biến và khả biến.
+ Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước.
+ Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
+ Chi phí tổng hợp và chi phí đơn nhất.
+ Chi phí năm trước và chi phí năm nay.
2.1.1.3. Khái niệm, phân loại giá thành.
a) Khái niệm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa được tính trên một đại lượng kết quả sản phẩm
hoàn thành nhất định.
SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
6
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa
mang tính chất chủ quan và khách quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh
doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã
thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận.
b) Phân loại.
> Phân loại giá thành theo thời điểm xác định giá thành.
Theo cách phân loại này thì giá thành được chia làm 3 loại:
+ Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu
sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá
thành kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắn thực hiện hoàn
thành nhằm để thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
+ Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trên cơ sở định mức
chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định
mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao
các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất. Giá thành định
mức cũng được xây dựng trước khi bắt đầu sản xuất.

+ Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản
hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực
tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ. Giá thành
thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá
thành và xác định kết quả kinh doanh.
> Phân loại theo nội dung phát sinh chi phí.
Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại:
+ Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh
liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản
xuất.
+ Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên
quan đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được tình hình kết quả kinh
doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.

SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
7
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
> Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành.
Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại:
+ Giá thành sản xuất: Là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối
lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Đối với doanh nghiệp sản xuất gồm 3
khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và
chi phí sản xuất chung.
+ Giá thành toàn bộ: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến một khối lượng
sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ sản phẩm.
Giá thành toàn bộ còn gọi là giá thành đầy đủ và được tính như sau:
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Giá thành ngoài sản xuất
(giá thành tiêu thụ)
> Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai
mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm đều giống nhau ở chổ là cả hai đều thể hiện bằng tiền những chi phí về lao
động sống và lao động vật hóa bỏ ra. Mặt khác, giữa chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm đều khác nhau ở chổ là về lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới
hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho sản phẩm nào, đã
hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng
chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả nhất định.
Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống
các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan
hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được
chủ doanh nghiệp rất quan tâm.
Tổ chức kế toán chi phí, giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý
và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản
phẩm. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí quản lý phát sinh
ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng góp phần tăng cường quản lý tài
sản, vật tư lao động tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác, tạo điều
kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Đó là một trong
những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế cạnh tranh.


SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
8
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
2.1.2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.1.2.1. Chi phí sản xuất thực tế.
a) Khái niệm.
Chi phí sản xuất thực tế chính là những chi phí đã phát sinh có những
chứng cứ, chứng từ nhất định.
Chi phí sản xuất thực tế thường được thu thập sau khi quá trình sản xuất

đã xảy ra ở một thời kỳ sản xuất nhất định. Đây cũng là cơ sở để phân biệt chi
phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất định mức, chi phí sản xuất dự toán.
b) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập
hợp chi phí sản xuất thực tế.
c) Tập hợp chi phí sản xuất.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu
liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu
chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu….
Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng, các chứng từ khác
> Quá trình sản xuất tại công ty thì nguyên vật liệu đầu vào được mua
như sau:
Chủ yếu da trâu nguyên liệu được mua trong nước không có nhập khẩu
được khách hàng quen biết và có quan hệ làm ăn lâu dài cung cấp. Và họ đem
đến tận công ty để bán, về giá thì được hai bên mua bán theo giá thị trường.
> Quá trình xuất kho nguyên vật liệu (NVL):
Đối với nguyên vật liệu (NVL) chính thì công ty xuất kho theo phương
pháp bình quân gia quyền. Còn nguyên vật liệu (NVL) phụ (hóa chất) thì xuất
kho theo phương pháp bình quân theo từng loại nguyên liệu xuất.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản
trích theo lương tính vào chi phí như: KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân sản
xuất sản phẩm. Các chứng từ như: bảng chấm công, bảng thanh toán lương,…
Tiền lương công nhân sản xuất tại công ty được tính như sau:
Tổng quỹ lương được tính theo % Doanh thu sản phẩm bán ra trong kỳ.


SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
9
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung


Lương từng nhân viên =



( Hệ số lương x số nhân viên)

Tổng quỹ lương
+ Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm
không thuộc 2 khoản mục chi phí trên như: tiền lương, kinh phí công đoàn của
nhân viên phân xưởng, chi phí quản lý …và gồm các chứng từ sau: phiếu thanh
toán, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ nguyên, vật liệu, bảng phân bổ
khấu hao TSCĐ.
+ Phân bổ chi phí:

CPPSTK
Hệ số phân bổ chi phí =


T
iêu thức phân bổ

Mức phân bổ = Hệ số phân bổ x Tiêu thức phân bổ cho
Cho từng đối tượng chi phí từng đối tượng

2.1.2.2. Gía thành thực tế.

a) Khái niệm.
Giá thành thực tế sản phẩm là những chi phí sản xuất tính cho một khối
lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định.
b) Đối tượng tính giá thành.

Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn
thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản
phẩm.
c) Kỳ tính giá thành.
Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoản thời gian cần thiết phải tiến hành
tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tuỳ thuộc
vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin về giá thành. Kỳ
tính gía thành có thể được xác định khác nhau.
+ Hàng tháng ở những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
+ Quý hoặc năm ở những doanh nghiệp xây lắp.
+ Khoảng thời gian theo từng thời vụ, quý, năm ở những doanh nghiệp
sản xuất nông nghiệp.
SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
10
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
+ Khoảng thời gian thực hiện, kết thúc và báo cáo chi phí sản xuất, giá
thành sản phẩm tính kết quả ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất theo đơn đặt
hàng.
Xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời gian
chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu
thập, cung cấp thông tin cho việc định giá, đánh giá hoạt động sản xuất theo yêu
cầu của nhà quản lý trong từng thời kỳ.
Đối với đề tài nghiên cứu này do nhu cầu của quản lý nên kỳ tính giá thành được
chọn là tháng.
d) Kết cấu giá thành sản phẩm.
Kết cấu giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu biểu hiện thành phần, nội dung
từng khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế
kỹ thuật sản xuất, kết cấu giá thành sản phẩm sẽ khác nhau.
Đối với công ty thì kết cấu sản phẩm gồm 3 khoản mục: chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

e) Mối quan hệ giữa đối tượng tính giá thành và đối tượng tập chi phí
sản xuất.
+ Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng
tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất giản đơn,
đơn đặt hàng.
+ Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng
tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều
loại sản phẩm.
+ Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng
tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp
gồm nhiều công đoạn.
f) Tính giá thành sản phẩm.
Để tính được giá thành thì chúng ta cần phải xác định được sản phẩm dở
dang cuối kỳ và chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp với quy trình sản
xuất sản phẩm của công ty.
+ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
11
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
Sản phẩm dở dang là sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn
thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình
công nghệ chế biến sản phẩm. Sản phẩm dở dang có thể là những sản phẩm đang
còn trên quy trình công nghệ chế biến hoặc có thể chưa hoàn tất thủ tục kiểm tra
chất lượng. Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định chi phí sản xuất của sản
phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty “Cổ Phần Da Tây Đô”
được xác định trực tiếp tại phân xưởng sản xuất theo 100% giá trị nguyên liệu
xuất ra trong kỳ.
+ Phương pháp tính giá thành.
Phương pháp tính giá thành là một hoặc hệ thống các phương pháp được
sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm theo từng khoản

mục chi phí sản xuất đã xác định cho từng đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào
đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý về giá thành, kế toán có
thể lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.
Do “Công Ty Cổ Phần Da Tây Đô” sản xuất sản phẩm với quy trình
công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau nên công
ty đã chọn “phương pháp tính giá thành phân bước”. Sản phẩm của giai đoạn
trước bán thành phẩm ( BTP) là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau. Đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản
xuất. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm (BTP) hoặc thành phẩm (TP).
Do đó đối tượng tính giá thành có 2 trường hợp khác nhau: Phương án không
tính giá thành bán thành phẩm ( kết chuyển chi phí song song) và phương án có
tính giá thành bán thành phẩm ( kết chuyển chi phí tuần tự). Ở đây công ty chọn
theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm (BTP).
Khi tính giá thành theo phương án này, thì giá thành sản phẩm được
tính cho cả (BTP) và thành phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất. Quá
trình tính giá thành được thực hiện như sau:
* Tính giá thành thực tế bán thành phẩm (BTP) ở giai đoạn 1:
- Đánh giá bán thành phẩm (BTP) dở dang cuối kỳ ở giai đoạn 1: Sử dụng một
trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
- Tính giá thành thực tế bán thành phẩm (BTP) ở giai đoạn 1: Sử dụng một trong
các phương pháp tính giá thành. Ở đây công ty chọn phương pháp giản đơn.
SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
12
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung

Z

tt
BTP(giai đoạn1) = CPSXDD đầu kỳ (giai đoạn1) + CPPSTK(giai đoạn
1) – CPSXDDCK(giai đoạn 1)

* Tính giá thành thực tế bán thành phẩm (BTP) ở giai đoạn 2 : Tương tự như ở
giai đoạn 1.
* Tính giá thành thành phẩm (TP) ở giai đoạn cuối.
* Ghi chú:
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ bao gồm chi phí giai đoạn 1 chuyển sang và
chi phí phát sinh ở giai đoạn 2.
- CPSXDD: Chi phí sản xuất dở dang.
- CPPSTK: Chi phí phát sinh trong kỳ.
- CPSXDDCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.




Chi phí nguyên,
vật liệu trực tiếp
Chi phí chế biến
giai đoạn 2
Z BTP 1
Giá thành bán
thành phẩm 1
Z BTP 2
Giá thành bán
thành phẩm giai
đoạn n - 1
Chi phí chế biến
giai đoạn n
Giá thành Thành
Phẩm giai đoạn n
+ +
+

Chi phí chế biến
giai đoạn 1








Hình 1: TÍNH GIÁ THÀNH THEO PHƯƠNG ÁN KẾT CHUYỂN TỪNG
TỰ TỪNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ.

2.1.2.3. Tài khoản sử dụng.
Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì có
một công cụ giúp chúng ta hạch toán được dễ dàng hơn đó là hệ thống tài khoản
kế toán. Có rất nhiều tài khoản được sử dụng trong việc tính giá thành sản phẩm
như: TK 111- tiền mặt, TK 331- phải trả cho người bán, TK 133- thuế giá trị gia
SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
13
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
tăng được khấu trừ…. Nhưng chỉ giới thiệu một số tài khoản quan trọng dưới
đây.
a) Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động
tăng, giảm của các nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp.
Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua
ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh. Tài khoản 152 có
nhiều loại như: nguyên, vật liệu chính; nguyên, vật liệu phụ; phụ tùng thay thế…
> Kết cấu và nội dung phản ánh.

+ Bên nợ:
- Trị giá thực tế của nguyên, vật liệu nhập kho.
- Trị giá nguyên, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.
+ Bên có:
- Trị giá thực tế nguyên, vật liệu xuất kho.
- Trị giá nguyên, vật liệu trả lại cho người bán hoặc được giảm giá.
- Trị giá nguyên, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê; trị giá vật tư mất
mát phát hiện được.
+ Số dư bên nợ: Trị giá thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
b) Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (cpsxkddd).
Tài khoản 154 dùng để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho
việc tính giá thành sản phẩm.
> Kết cấu và nội dung phản ánh.
+ Bên nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh.
+ Bên có:
- Các khoản làm giảm chi phí.
- Giá thành sản phẩm hoàn thành.
+ Số dư nợ: Chi phí sản xuất dở dang.
c) Tài khoản 155 – Thành phẩm.
Tài khoản này dùng để khoản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động
các loại thành phẩm của doanh nghiệp.
> Kết cấu và nội dung phản ánh.
+ Bên nợ:
SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
14
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
- Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho.
- Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê.
+ Bên có:
- Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho.

- Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê.
+ Số dư nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho.
d) Tài khoản 621 – Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp
cho hoạt động sản xuất sản phẩm.
> Kết cấu và nội dung phản ánh.
+ Bên nợ: Trị giá nguyên, vật liệu trực tiếp sử dụng cho hoạt động sản xuất sản
phẩm.
+ Bên có:
- Trị giá nguyên, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.
- Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên, vật liệu thực sử dụng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh trong kỳ vào tài khoản 154.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
e) Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào
quá trình hoạt động sản xuất sản phẩm.
> Kết cấu và nội dung phản ánh.
+ Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm
bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo
quy định phát sinh trong kỳ.
+ Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ tài khoản 154.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
f) Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh
chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận….
> Kết cấu và nội dung phản ánh.
+ Bên nợ: Các chi phí sản xuất chung trong kỳ.

SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
15

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
+ Bên có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ tài khoản 154.
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
Theo quyết định 15 thì Tài khoản 627 có các tài khoản cấp 2 như sau:
TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 – Chi phí vật liệu
TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác
g) Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên.
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh
toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền
công, tiền thưởng….
> Kết cấu và nội dung phản ánh.
+ Bên nợ:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản đã trả, đã
chi, đã ứng trước cho công nhân viên.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên.
+ Bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản
khác phải trả, phải chi cho công nhân viên và lao động thuê ngoài.
+ Số dư: Tài khoản 334 vừa có số dư bên nợ và số dư bên có.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.
Quá trình tính giá thành sản phẩm thì chi phí được theo dõi tại các phân
xưởng sản xuất của công ty. Đồng thời còn theo dõi những nơi thường xuyên
phát sinh chi phí và thông qua phòng kế toán của công ty “Cổ Phần Da Tây Đô”
để lấy số liệu về các chi phí phát sinh trong tháng 2 năm 2007.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.
Tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn đầu của quá trình tính giá thành. Theo
đó, những chi phí sản xuất nào phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối
SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
16
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
tượng tập hợp chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi
phí sản xuất. Còn chi phí sản xuất nào liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất thì tập hợp thành từng nhóm và chọn tiêu thức để phân bổ.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.
Phần tính giá thành thì số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê.
Còn phần phân tích biến động giá thành thì dùng phương pháp phân tích chênh
lệch để so sánh theo số tuyệt đối và số tương đối. Đồng thời còn hạch toán theo
đúng qui định của bộ tài chính ( theo QĐ 15).
























SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
17
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
CHƯƠNG 3
HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM
3.1. KHÁI QUÁT CÔNG TY.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Cần Thơ là trung tâm của các tỉnh miền Tây, điểm quan trọng của Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL). Là vùng đất màu mỡ, trù phú, nơi nối liền với những
vùng kinh tế phát triển mạnh như: Tp. HCM, Đồng Nai….vì vậy, ngành công
nghiệp của Cần Thơ cần phải phát huy vị thế của mình để góp phần thúc đẩy sự
phát triển để phù hợp với vị thế của tỉnh. Trong xu hướng phát triển chung đó,
ngày 19/08/1999 Xí Nghiệp Liên Doanh Thuộc Da Meko chính thức được thành
lập theo QĐ số 315/QĐ – UBT – 88. Do hợp tác giữa 2 đơn vị: Liên Hiệp Công
Ty Xuất Nhập Khẩu Hậu Giang và Công Ty Vietsing Trading Company Hongko.
+ Tên giao dịch tiếng Anh của xí nghiệp: Meko Leather Factory ( MLF ).
+ Trụ sở : Đặt tại số 02- đường Lê Hồng Phong- Quận Bình Thủy – Tp. Cần Thơ
+ Vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh: 535.720 USD trong đó:
> Liên hiệp công ty Xuất Nhập Khẩu Hậu Giang góp 241.074 USD ( 45%
vốn pháp định) bao gồm: nhà làm việc, nhà xưởng, kho bải, hệ thống cấp
thoát nước, điện….
> Công ty Vietsing Trading Company Hongko góp 294.646 USD ( 55% vốn

pháp định) bao gồm: thiết bị máy móc…
Năm 1989 theo quyết định (QĐ) của Hội Đồng Quản Trị ( HĐQT), số tiền lãi
sau khi nộp thuế đất, thuế lợi tức, trích quỹ nộp dự phòng, số còn lại là
2.044.922.961 đồng, tương ứng với 475.580 USD. Số tiền này được tái đầu tư trở
lại theo tỷ lệ vốn pháp định giữa 2 bên đã đóng góp.
Đến ngày 12/09/1992 hai bên đã tăng vốn pháp định để mở rộng qui mô hoạt
động sản xuất kinh doanh.
+ Bên Việt Nam góp: 184.464 USD ( 45% vốn pháp định).
Đến ngày 31/03/1994 công ty Vietsing đã chuyển nhượng vốn đầu tư ở “Xí
Nghiệp Liên Doanh Meko” cho “ Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu”.
Căn cứ vào công văn số 5886/km của chính phủ ngày 17/11/1993 về các đơn
vị trực thuộc các doanh nghiệp nhà nước, giám đốc sở thương mại và trưởng ban
SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
18
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
tổ chức chính quyền tỉnh Cần Thơ, quyết định cho phép “Công Ty Nông Sản
Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ” thành lập đơn vị trực thuộc là “Xí Nghiệp
Thuộc Da Tây Đô”. Trên cơ sở Xí Nghiệp Liên Doanh Thuộc Da Meko. QĐ
thành lập số 267/QĐ . UBT- 95 ngày 13/02/1995. Vốn pháp định lúc mới thành
lập là: 1.432.520 USD .
Lúc đó “ Xí Nghiệp Thuộc Da Meko” đã đổi tên thành “ Xí Nghiệp Thuộc Da
Tây Đô”, trực thuộc “ Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ”.
Ngày 01/04/2001 Xí Nghiệp Thuộc Da Tây Đô là một trong những doanh
nghiệp đầu tiên của tỉnh Cần Thơ tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp và đổi tên
thành “ Công Ty Cổ Phần Da Tây Đô”.
3.1.2. Lĩnh vực, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Mặt hàng sản xuất của công ty rất đa dạng, công ty chuyên sản xuất và cung
cấp: da màu, da ruột màu các loại để xuất khẩu và cung cấp cho các nhà sản xuất
giày, dép, túi xách, áo khoát, bọc ghế nệm…..

3.1.2.2. Đặc điểm của công ty.
Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng, cho nên chỉ khi nào nhận được đơn đặt
hàng thì công ty mới sản xuất. Nhưng nhờ có chất lượng sản phẩm khá tốt và khả
năng giao hàng nhanh, nên công ty có thị trường khá rộng là các tỉnh trong nước
và thị trường ngoài nước. Do vậy, công ty hầu như sản xuất như hàng loạt và giữ
được nhịp độ sản xuất đồng đều quanh năm. Không bị đình truệ việc sản xuất do
không có đơn đặt hàng.
3.1.3. Nhiệm vụ và quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.1.3.1. Nhiệm vụ của công ty.
+ Không ngừng nâng cao và áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong
sản xuất, tiến hành quản lý, phân công lao động một cách hợp lý để nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, đảm bảo uy tín ngày càng cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ sản phẩm cho khách hàng theo yêu cầu, nghiêm
chỉnh thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng trong và ngoài
nước.
SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
19
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
+ Thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà
nước có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của công ty. Tuân thủ các chính sách
chế độ kinh tế của nhà nước quy định. Đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả các tổ
chức Đảng, Công Đoàn, Đoàn Thanh Niên trong công ty.
3.1.3.2. Quyền hạn của công ty.
+ Ban lãnh đạo tự chủ trong kinh doanh.
+ Có quyền tuyển chọn lao động khi công ty cần. Có chế độ khen thưởng
đối với cán bộ, công nhân có thành tích tốt trong lao động sản xuất, cũng như kỹ
luật hoặc buộc thôi hợp đồng đối với các công nhân viên vi phạm nội qui.
+ Công ty được mở tài khoản riêng tại ngân hàng, chủ động trong việc vay
vốn để sản xuất kinh doanh và mở rộng.

3.1.3.3. Cơ sở vật chất và qui mô hoạt động.
+ Dây chuyền sản xuất của công ty là qui mô hoàn chỉnh nhập từ nước
ngoài, phần xây dựng các nhà xưởng, các công trình hạ tầng cơ sở là do các đơn
vị trong nước đảm nhận.
+ Tài sản cố định của công ty gồm:
> Nhà cửa và kiến trúc: 6.339.281.700 đồng
> Máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị quản lý là: 24.009.006.821 đồng.
+ Thiết bị động lực: Công ty trang bị một máy phát điện công suất 380
KVA và một máy phát điện dự phòng với công suất 300 KVA đảm bảo tiến độ
sản xuất liên tục khi lưới điện mất.
+ Tổng số nhân viên gần 200 người.










SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
20
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
3.1.3.4. Quy trình sản xuất.
























Nguyên vật liệu
chính
Sơn
Bào, chẻ
Thùng quay
Thùng quay
Chà sấy
Nhuộm
In
Thành
phẩm
Thành

phẩm
Cán
(1)
(2)
(3)
(5)
(4)
(6)
(7)
(8)

Hình 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY

(1): Nguyên liệu chính đưa vào thùng quay, ngâm với hóa chất cho da ngậm
nước trở lại, cho vôi và Na
2
S vào thùng quay để tẩy bỏ biểu bì làm cho da trương
trở lên.
(2): Đem da ra bào, chẻ, nạo bỏ mỡ.
SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
21
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
(3): Cho da đã nạo, chẻ vào thùng quay dùng hóa chất bỏ hết Vôi và Na
2
S còn
trong da, tiếp đó cho acid vào thùng quay làm cho da trương trở lại, cho muối
crôm vào để luộc da.
(4): Đem da ra ngoài để ráo, sau đó đưa vào máy cán với nhiệt độ cao.
(5): Sau khi cán xong đem ra phân xưởng nhuộm tạo màu cho da.
(6): Nhuộm xong chuyển qua phân xưởng chà sấy làm cho da khô bóng.

(7): Sau khi nhuộm xong chuyển qua phân xưởng sơn rồi cho ra thành phẩm.
(8): Tùy theo yêu cầu của khách hàng, có thể sơn rồi in mới cho ra thành phẩm.
3.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán.
3.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý.
a) Sơ đồ tổ chức của công ty.



























Ban giám đốc

Tổ nguyên liệu
Phòng quản lý
sản xuất
P. Kinh doanh
Tổ máy
cán
Tổ máy Tổ sơn
Tổ thùng
quay
Tổ điện

Tổ
nhuộm
Tổ thành
phẩm
Tổ
sơn
Tổ kỹ
thuậ
t
Tổ
buffing
P. Kế toán tài
chính
P. Tổ chức
hành chính
Hình 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY


SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
22
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
b) Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc: Có chức năng định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị, chỉ đạo các bộ phận chức năng, xây dựng các kế hoạch hoạt động phù
hợp với khả năng của đơn vị, đề ra các nội quy về an toàn lao động ở công ty. Tổ
chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế đối với các đơn vị khách hàng. Thông
qua các hoạt động kinh tế đề ra các biện pháp để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch
nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mặt khác, Giám
Đốc có quyền điều hành và quản lý toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của
công ty theo chế độ thủ trưởng, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập
thể cán bộ công nhân viên của công ty.
+ Phó Giám Đốc: Chịu sự lãnh đạo của Giám Đốc trong phạm vi được
giao phó. Mặt khác, Phó Giám Đốc có thể thay mặt Giám Đốc giải quyết công
việc của đơn vị khi Giám Đốc vắng mặt. Phó Giám Đốc có các nhiệm vụ sau:
> Tổ chức các hoạt động mua bán sản phẩm, xem xét giá cả của nguyên liệu mua
vào và giá cả hàng hóa bán ra có hợp lý không, thông qua các thông tin từ thị
trường. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức trực thuộc thực hiện mua bán trao đổi với
các đơn vị khác.
> Luôn theo dõi tình hình chất lượng sản phẩm, mẫu mã ,…để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng ngày càng tốt hơn.
- Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ giúp cho Giám Đốc quản lý toàn
bộ vốn và quản lý toàn bộ tài sản của công ty. Đồng thời có nhiệm vụ thanh toán
nguồn hàng mua của đơn vị khác. Giám sát thực hành chế độ kế toán theo đúng
quy định của nhà nước, báo cáo lên cấp trên tình hình thực hiện về thu, chi bên
cạnh đó còn thu thập tài liệu báo cáo quyết toán và phân tích hoạt động tài chính
theo đúng quy định. Đồng thời giúp công ty hạch toán thuế theo đúng chế độ và

đầy đủ.
- Phòng tổ chức hành chánh: Có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức phân
công lao động một cách hợp lý, theo dõi thực hiện các chính sách kịp thời đối
với cán bộ công nhân viên. Nhằm động viên và thúc đẩy tinh thần của cán bộ
công nhân viên, từng bước cải thiện dần cuộc sống của cán bộ công nhân viên.
SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
23
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
- Phòng kinh doanh: Theo dõi và đảm bảo sản lượng, mức tiêu thụ sản
phẩm của khách hàng, kiểm tra sâu sát các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách
hàng. Báo cáo lên cấp trên tình hình thực hiện các kế hoạch kinh doanh đúng thời
hạn, đồng thời vạch ra kế hoạch kinh doanh trong tương lai nhằm thúc đẩy công
ty hoạt động có hiệu quả hơn.
- Phòng quản lý sản xuất: Có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất,
theo dõi, kiểm tra và báo cáo đầy đủ với Giám Đốc tình hình sản xuất của công
ty, kịp thời giải quyết vấn đề trong bộ phận sản xuất.
3.1.4.2.Tổ chức công tác kế toán.
a) Sơ đồ tổ chức phòng kế toán.










Kế toán trưởng
Kế toán tổng

h
ợp
Kế toán kho
NVL
, TP
Kế toán NH
kiêm TSCĐ
Kế toán
giá thành
Kế toán
thanh toán
Thủ
quỹ
Kế toán
t
rạm

Hình 4: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN

b) Hình thức kế toán.
Xuất phát từ nhu cầu quản lý tổ chức, công ty sử dụng hình thức kế toán
“chứng từ ghi sổ”. Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản
ảnh trên chứng từ gốc và được phân loại vào chứng từ ghi sổ. Các chứng từ ghi
sổ được sắp xếp theo thời gian thay cho nhật ký. Phòng kế toán có nhiệm vụ
hướng dẫn các phân xưởng, phòng ban, các nhân viên cung ứng kho và những
người có liên quan về việc lập chứng từ, chấp hành tốt việc ghi chép ban đầu.
Đối với chứng từ phát sinh từ phân xưởng, bộ phận phòng ban khác, thì
quy định rõ trách nhiệm cá nhân về nội dung, thời hạn hình thành cho đến khi
SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
24

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung
chuyển giao cho phòng kế toán và luôn được kiểm tra về nội dung kinh tế như: số
hiệu tính toán, phương pháp ghi chép và những thủ tục cần thiết.




























Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế
toán chi tiế
t
Bảng tổng
h
ợp chi tiết
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
số
phát sinh
Báo cáo tài
chính


Ghi chú: ghi hàng ngày

ghi cuối tháng

đối chiếu, kiểm tra

Hình 5: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ
GHI SỔ



SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang
25

×