Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

đề tài giáo dục đạo đức hoc sinh ở trường trung học phổ thoog dân tộc nội trú an giang thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.02 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế
giới, mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế đã có những
bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác giáo dục
đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo hơn. Trong nhà trường, các tổ
chức đồn thể cũng có nhận thức đúng về tầm quan trọng của đạo đức và công
tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh những thành tựu của ngành Giáo dục và Đào tạo như: Số học sinh học
giỏi, khá, học sinh có hạnh kiểm tốt, khá ngày càng nâng lên,… đã góp phần tạo
nên những thành quả quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của Ngành:
"Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như: Về
phía gia đình thì có một số gia đình, do cha mẹ sống khơng gương mẫu, cha mẹ
ly hôn nhau hay buông lỏng giáo dục, phó mặc con mình cho xã hội, cho nhà
trường với quan niệm “trăm sự nhờ thầy”,… Còn về nhà trường, đơi lúc uy tín
người thầy bị sa sút, các giá trị truyền thống "Tơn sư trọng đạo" bị nhìn nhận
một cách méo mó, vật chất hóa, thực dụng; có trường hợp người thầy khơng giữ
được tư cách đáng kính trọng trong quan hệ thầy trị; tình trạng vi phạm dạy
thêm, học thêm đã tác động xấu đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ học
sinh và phụ huynh. Cịn về xã hội, thì hiện nay những hạn chế, những tác động
xấu từ môi trường của thời kỳ “mở cửa, hội nhập”, những tư tưởng văn hoá
xấu, ngoại lai, đồi trụy; mặt trái của cơ chế thị trường, … có cơ hội xâm nhập.
Đây đó, cịn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng,
thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những hành động phạm pháp
của “người lớn” đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có lúc,
có nơi đã xâm nhập vào trong trường học; tình trạng một số ít học sinh lún sâu
vào tệ nạn xã hội, thậm chí đánh thầy, gây án, giết người, cướp của, rượu chè bê
tha, cờ bạc, có lối sống tha hóa, bng thả,… số này tuy khơng phổ biến nhưng
có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách; gây nỗi đau,
1



đáng lo ngại cho các bậc cha, mẹ; đã tác động xấu tới các giá trị đạo đức truyền
thống, ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức học sinh,
đến an ninh trật tự xã hội.
Trước tình hình chung đó, ở trường Trung học phổ thơng Dân tộc nội
trú An Giang cũng không ngoại lệ, vẫn cịn một số ít học sinh vi phạm đạo đức
như: thường trốn học, tổ chức uống rượu bia, nghiện game, đánh nhau, trộm cắp,
có lối sống đua địi, sống thử trước hôn nhân dẫn đến nạo phá thai, kết hôn sớm
khi chưa đến tuổi vị thành niên,... Vì vậy, khi đứng trước thực trạng đó, bản thân
tơi nhận thấy cần phải có những giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp
cho các em có nhận thức và hành động đúng đắn hơn. Tôi nghĩ đây là vấn đề cấp
thiết cần phải được giải quyết trong giai đoạn hiện nay ở trường Trung học phổ
thông Dân tộc nội trú An Giang và đây cũng là lý do tôi chọn đề tài “Giáo dục
đạo đức học sinh ở trườngTrung học phổ thông Dân tộc nội trú An Giang Thực trạng và giải pháp” để viết tiểu luận tốt nghiệp cuối khóa lớp TCLLCTHC.

2


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Đạo đức
Trong tâm lý học, đạo đức có thể được định nghĩa theo các khía cạnh sau:
- Nghĩa hẹp: Theo Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng "Đạo đức là
một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã
hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với
lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội ".
- Nghĩa rộng: Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự
tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội,
với tự nhiên và với cả bản thân mình.

- Nghĩa rộng hơn: Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm
điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã
hội và quan hệ với tự nhiên.
Theo từ điển Tiếng việt của Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà
Nẵng 2002: “Đạo đức là những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận,
qui định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”,
“là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những chuẩn mực
đạo đức mà có”.
Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó
thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3
phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đơi lúc
cịn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hố, tơn giáo, chủ nghĩa nhân
văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.
Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui
tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với
nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai
3


chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của
dư luận xã hội.
1.1.2. Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối với
Đảng, hiếu với Dân, u q hương đất nước, có lịng vị tha, nhân ái, cần cù
liêm khiết và chính trực. Đó là đạo đức xã hội chủ nghĩa là đạo đức của cá nhân,
tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với đạo đức vị
kỷ, cá nhân. Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng- chính
trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp
luật nhà nước xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng
xử đúng đắn trước vấn đề của xã hội,…. giúp cho các em có khả năng tự kiểm

soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những
biểu hiện lệch lạc về lối sống.
1.1.3. Vai trò của giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách rất sâu sắc kinh nghiệm về giáo
dục "Tiên học lễ, hậu học văn ", "Lễ " ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và
phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, với phương châm " Dạy người,
dạy chữ, dạy nghề " cũng thể hiện rõ vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức học
sinh trong nhà trường. Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài
lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo
đức, con người sẽ khơng phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ
không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”. Ngồi ra, Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng đã từng nói " Có tài khơng có đức chỉ là người vơ dụng. Có đức
mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó ". Bởi vậy, giáo dục đạo đức học sinh
trong trường học có vai trị hết sức quan trọng. Nó góp phần đào tạo, bồi dưỡng,
rèn luyện các em, để các em trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài
đáp ứng được u cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập
quốc tế của đất nước và đó cũng chính là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học
sinh trong giai đoạn hiện nay.

4


1.2. Quan điểm của Mác-Lênin về đạo đức
Đối với vấn đề giáo dục đạo đức, quan niệm của C.Mác về việc tạo ra
"hồn cảnh có tính người", tức là những điều kiện xứng đáng với bản chất con
người cũng đang được quán triệt bởi quan điểm lấy con người làm trung tâm
trong việc hoạch định các chính sách xã hội và chủ trương đưa văn hóa vào phát
triển, "làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng
người… Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và
sinh hoạt của nhân dân". Cùng với điều đó, cơng tác giáo dục đạo đức cũng

đang được tiến hành theo tinh thần kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa truyền
đạt và nêu gương với tiêu điểm là cuộc vận động"Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh". Cuộc vận động này đang được triển khai sâu
rộng trên phạm vi tồn quốc thơng qua nhiều hình thức hoạt động sinh động, đã
khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, đồng thời khẳng định
ý nghĩa trong quan niệm của C.Mác về giáo dục đạo đức. Quan niệm về đạo đức
của C.Mác đang được vận dụng sáng tạo trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện
nay. Điều đó thể hiện được ý nghĩa và giá trị trường tồn của những tư tưởng
khoa học, cách mạng của các nhà lập chủ nghĩa Mác.
1.3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người
cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách
mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hồn thành được nhiệm
vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người
viết: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn.
Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của
mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay
kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh khơng có nghĩa là tuyệt đối
hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng Có tài mà khơng có đức là người
vơ dụng nhưng có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó . Cho nên, đức
là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách
5


mạng.
Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách
mạng Việt Nam gồm những điểm sau: Trung với nước hiếu với dân; yêu thương
con người; cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư; tinh thần quốc tế trong sáng.

1.4. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục đạo đức học sinh
1.4.1.Chủ trương của Đảng
Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư
tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...”.
Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã xác định:
"Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là nhằm xây dựng con
người mới và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa
của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm
năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính
tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và cơng nghệ hiện đại, có tư
duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có tính tổ
chức kỷ luật, có sức khỏe, là những người kế thừa và xây dựng chủ nghĩa xã hội
vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ ".
Đại hội Đảng lần thứ XI đã định hướng phát triển, nâng cao chất lượng
nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố
quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào
tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo
đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp
ứng yêu cầu của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp
chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ
hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.
6


Ngồi ra, Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: Giáo

dục thế hệ trẻ yêu quê hương, tổ quốc xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô
sản, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao
động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tơn trọng và bảo vệ của cơng, đức tính
thật thà, khiêm tốn, dũng cảm,…
1.4.2.Chủ trương của Nhà nước
- Đối với Bộ giáo dục
Theo chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên
nghiệp năm học 2012-2013, đã nêu: Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của ngành, chú trọng
công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh,
sinh viên; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục; tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực",…
Ngồi ra, theo thơng tư số 13/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về
tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường trung học phổ thơng có nhiều cấp học, đưa ra tiêu chuẩn về hoạt động
giáo dục học sinh như sau: Giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ
năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng
ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và kỹ năng làm việc theo nhóm cho học
sinh; Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục ý thức
chấp hành luật giao thơng, cách tự phịng, chống tai nạn giao thơng, đuối nước
và các tai nạn thương tích khác, thơng qua việc thực hiện các quy định về cách
ứng xử có văn hóa, đồn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau; Giáo dục và tư vấn về
sức khỏe, thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình u, hơn nhân, gia
đình phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.

7



- Đối với Sở giáo dục
Theo hướng dẫn số 30/HD-SGDĐT về thực hiện nhiệm vụ Giáo dục
Trung học năm học 2012 - 2013, đã đưa ra nhiệm vụ chung cho các cơ sở giáo
dục: Tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh;
Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của
ngành gắn với việc đổi mới giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối
sống cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, tạo sự chuyển biến
tích cực và rõ nét về chất lượng giáo dục trung học,…

8


Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ AN GIANG
TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2013
2.1. Đặc điểm chung
2.1.1. Đặc điểm chung của đồng bào dân tộc Khmer An Giang
Đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang chiếm dân số khá đông, xếp hàng
thứ hai (sau người Kinh) trong cơ cấu dân số chung của tỉnh. Họ thường cư trú
quanh các dãy núi và tập hợp theo phum, sóc gắn bó với chùa chiền. Người
Khmer cư trú ở các huyện Thoại Sơn, Châu thành, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh
Biên. Tuy nhiên, mật độ dân số của người Khmer cao nhất ở hai huyện Tri Tôn
và Tịnh Biên.
Người Khmer ở An Giang là cư dân nông nghiệp, cư trú chủ yếu trong
vùng nơng thơn và miền núi. Kinh tế chính của họ là sản xuất nơng nghiệp,
ngồi sản xuất nơng nghiệp họ cịn chăn ni gia súc, gia cầm. Ngồi ra, họ cịn
làm các nghề khác như: Thủ cơng nghiệp (làm gốm), dệt vải, làm đường thốt
nốt,…Nhìn chung, những gia đình sống ở nơng thơn đa số kinh tế khó khăn chủ

yếu làm ruộng, rẫy và có trình độ học vấn thấp, chính vì điều đó họ rất ít quan
tâm đến con em mình, nhất là việc học.
Cuộc sống của người Khmer gắn liền với nông nghiệp và chùa chiền nên
trong đời sống sinh hoạt hàng ngày có rất nhiều lễ hội nông nghiệp và lễ hội tôn
giáo. Những lễ hội này đã tạo nên hệ thống lễ hội rất độc đáo, rất riêng của dân
tộc Khmer như: Lễ mừng năm mới (Chol chnam thmay), lễ hội xá tội vong nhân
(Dolta), lễ đua bò, lễ cúng trăng (Ok om bok). Lễ hội là nơi tập trung rất nhiều
người, có nhiều trị chơi, trong đó có cả bài bạc, rượu chè. Vì vậy mà vào mùa lễ
hội, học sinh thường trốn học đi chơi, đôi lúc uống rượu bia gây gỗ đánh nhau vi
phạm nội quy nhà trường.
2.1.2. Đặc điểm, tình hình của Trường
Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú An Giang được thành lập
năm 1992, có nhiệm vụ đào tạo con em dân tộc thiểu số ở các huyện có đồng
9


bào Khmer sinh sống, để tạo nguồn cán bộ người dân tộc Khmer cho Tỉnh. Trụ
sở nhà trường đặt tại ấp An Lộc, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Cơ sở vật chất của trường gồm: 15 phòng học, 4 phịng thí nghiệm (Lý,
Hóa, Sinh, Điện dân dụng), 2 phịng vi tính, 1 thư viện, 1 phịng thính thị, 1 khu
ký túc xá và 1 nhà đa năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có 77 người, trong đó:
- Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng: 04, nhân viên: 18, giáo viên: 55.
Trong đó có 35 giáo viên người kinh, 20 giáo viên người Khmer. Các thầy, cơ
giáo ở đây rất nhiệt tình, hết lịng thương u học sinh, có chun mơn, nghiệp
vụ vững vàng.
- Đảng bộ nhà trường có 37 đảng viên. Trong đó có 3 chi bộ trực thuộc:
Chi bộ Văn phịng - Nội trú, chi bộ Tự Nhiên, chi bộ Xã Hội.
Năm học 2012 – 2013: Trường có 21 lớp, với tổng số học sinh là 706 em.
Trong đó học sinh người Khmer chiếm 95%, học sinh người kinh chiếm 5%. Đa

số học sinh ở đây có hạnh kiểm tốt, chăm ngoan. Có động cơ, thái độ học tập
đúng đắn, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
2.2. Thực trạng về giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ
thông Dân tộc nội trú An Giang từ năm 2010 đến năm 2013
2.2.1. Những kết quả và nguyên nhân đạt được
2.2.1.1. Những kết quả đạt được
Trong 03 năm qua (từ 2010 - 2013) chất lượng giáo dục của nhà trường đã
được nâng lên và đạt được kết quả hết sức khả quan. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT
hàng năm tăng từ 97% đến 100%, hiệu quả đào tạo hàng năm đạt hơn 94%. Số
học sinh có hạnh kiểm khá, tốt ngày càng tăng. Đa số học sinh đều có ý thức tu
dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của mình và phấn đấu cao trong học tập.
Cụ thể kết quả này được thể hiện qua các bảng biểu học lực, hạnh kiểm sau đây:
*Học lực:
Giỏi
Học
sinh SL TL%
2010-2011 667 74
11,1
2011-2012 674 97
14,4
2012-2013 696 111 15,9
Năm học

SL
275
326
355

Khá
TL%

41,2
48,4
51,1

Trung bình
SL TL%
278 41,7
227 33,7
223 32,0

Yếu
SL TL%
39 5,7
24 3,5
07 1,0

Kém
SL TL%
1
0,3
0
0
0
0
10


*Hạnh kiểm:
Năm học
2010-2011

2011-2012
2012-2013

Học
sinh
667
674
696

Tốt
SL
579
608
659

TL%
86,9
90,2
94,7

SL
73
60
37

Khá
TL%
10,9
8,9
5,3


Trung bình
SL
TL%
15
2,2
6
0,9
0
0

Yếu
SL TL%
0
0
0
0
0
0

Ngồi ra, trong năm học 2012-2013 nhà trường cịn đạt được những thành
tích sau: Có 15 sáng kiến kinh nghiệm cấp trường (9A, 2B, 4C) và 04 sáng kiến
kinh nghiệm đạt giải cấp tỉnh (1B, 3C), 13 giáo viên dạy giỏi cấp trường. Phong
trào bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả khá cao với 20 giải cấp tỉnh ((1A, 5B,
11C, 3KK) và 8 giải cấp huyện (2A, 4B, 2C), tham dự hội thi Ca múa nhạc cấp
tỉnh đạt 3 giải (1 A, 1B, 1C).
Bên cạnh đó, Đồn - Đội cịn tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh như thực hiện cuộc vận động: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời
Bác”, tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ”. Giáo dục tinh thần rèn luyện
thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe thường xuyên, giáo dục ý thức bảo vệ của

công, tiết kiệm điện nước, ý thức an toàn khi tham gia giao thơng, phịng chống
tệ nạn ma túy và tệ nạn nghiện game online, phòng chống các tai nạn về điện,
đuối nước, giáo dục ý thức phòng chống các loại dịch bệnh như cúm A, sốt xuất
huyết,…
2.2.1.2. Nguyên nhân đạt được kết quả
Trước hết, công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường đạt kết quả khả
quan như trên là do nhà trường có sự phối hợp tốt với chính quyền địa phương
trong việc giáo dục học sinh. Bên cạnh đó, phần lớn phụ huynh học sinh và hội
cha mẹ học sinh cũng rất quan tâm đến vấn đề học tập của học sinh, thường
xuyên liên lạc với nhà trường để nắm bắt thơng tin và có biện pháp kịp thời để
giáo dục, uốn nắn học sinh.
Về phía Ban giám hiệu đầu năm có xây dựng kế hoạch hoạt động của
trường, trong đó có kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh; lựa chọn và phân công
các giáo viên có kinh nghiệm, tâm huyết, có năng lực sư phạm nắm bắt tâm lý
học sinh, hồn cảnh học sinh, có biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả để chủ
nhiệm các khối lớp cuối cấp.
11


Ngồi ra, tập thể giáo viên rất nhiệt tình, giàu lương tâm trách nhiệm ln
phối hợp với các đồn thể trong nhà trường và giáo viên chủ nhiệm rất chặt chẽ,
nhịp nhàng và có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
Bên cạnh đó, đa số học sinh chăm ngoan. Có động cơ, thái độ học tập
đúng đắn, phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế
2.2.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong cơng tác giáo dục đạo đức học
sinh vẫn cịn có hạn chế như: Vẫn cịn một số ít học sinh chấp hành chưa nghiêm
túc nội qui nhà trường, động cơ, ý thức thái độ học tập cịn yếu nhưng cơng tác
giáo dục chưa kịp thời, đồng bộ nên hiện tượng này còn kéo dài.

Năm học

Tổng số
học sinh

Số học sinh bị

Số học sinh giảm

Số học sinh bỏ

kỷ luật

ở cuối năm

học do vi phạm

SL

TL

SL

TL

SL

TL

2010-2011


667

4

0,6%

5

0,75%

2

0,3%

2011-2012

674

9

1,3%

12

1,75%

10

1,45%


2012-2013

696

6

0,9%

10

1,4%

8

1,3%

Qua bảng thống kê trên cho thấy: Hiện tượng học sinh vi phạm nội quy
nhà trường và bị kỷ luật mặc dù có giảm, nhưng những vi phạm đạo đức có tính
chất nguy hiểm, khó giáo dục, giáo dục phải lâu dài, cần phối hợp nhiều lực
lượng ngày càng gia tăng. Ngồi ra số học sinh vơ lễ, thiếu tôn trọng thầy cô,
đánh bài, nghiện game, uống rượu, bỏ tiết, có lối sống khơng lành mạnh,… cũng
chiếm tỷ lệ không nhỏ.
2.2.2.1. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế
Trong xu thế tồn cầu hố, nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển
mình trong thời kỳ mở cửa. Cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, đã làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống ngày càng bị xói
mịn. Cùng với những thành quả đạt được về xây dựng kinh tế thì chúng ta
không thể phủ nhận mặt trái của cơ chế thị trường đã làm xuất hiện ngày càng
nhiều những tệ nạn xã hội. Trước những cám dỗ của đồng tiền đã làm khơng ít

học sinh sa ngã. Ngồi ra, sự buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành
12


về các hoạt động dịch vụ văn hoá đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các tụ điểm
văn hố khơng lành mạnh ở gần các trường học, các tụ điểm này dùng đủ mọi
cách để lôi kéo học sinh vào các điểm giải trí như: Game, chat,...nhằm phục vụ
lợi ích kinh tế của riêng họ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng học sinh trốn học đi chơi, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp
luật.
Một số gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn, suốt ngày họ chỉ lo làm để
kiếm sống; có gia đình cha mẹ ly hơn, bỏ đi xa làm ăn, gởi con lại cho ông bà đã
già, không quan tâm đến việc học tập của con em mình, cứ gởi con vào ở nội trú
và khoán trắng cho nhà trường. Nhưng cũng có một số gia đình khá giả, nuông
chiều con, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần
của con cái; ngồi ra, cũng có gia đình cha hoặc mẹ sa vào rượu chè, bài bạc bê
tha và phần lớn là thiếu hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về giáo
dục và chăm sóc con cái,...
Nhà trường đôi lúc chưa nắm bắt kịp thời các hiện tượng vi phạm đạo đức
của học sinh để răn đe, ngăn chặn kịp thời; Năng lực của một số giáo viên chủ
nhiệm lớp còn hạn chế, chưa sâu sát trong việc quản lý học sinh, chưa nắm rõ
hoàn cảnh riêng của từng em, cũng chưa tìm hiểu kỹ tâm tư nguyện vọng của
học sinh. Bên cạnh đó, một số ít giáo viên bộ môn chỉ chú trọng việc "dạy chữ”
chưa chú trọng việc “dạy người”, coi việc giáo dục đạo đức học sinh chỉ là việc
của giáo viên chủ nhiệm, đoàn đội và của Ban giám hiệu nhà trường; Ngoài ra,
một số ít giáo viên cịn xem nhẹ yếu tố thuyết phục, thiếu tôn trọng nhân cách
học sinh trong việc giáo dục đạo đức học sinh, ...
Ngoài ra, do đặc điểm tâm, sinh lý tuổi dậy thì, tình cảm của các em chưa
bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân còn yếu trước những tác
động tiêu cực từ mơi trường bên ngồi, nên dễ nghe theo lời xúi giục của bạn bè

xấu ở ngoài trường rủ rê đi chơi, trộm cắp vặt, xem những phim ảnh thiếu lành
mạnh, chạy theo lối sống buông thả, lười học tập, nghiện game, thích uống rượu,
quan hệ bạn bè vượt quá giới hạn nhưng thiếu hiểu biết đã dẫn đến có thai, phải
nạo phá thai, lập gia đình sớm, …
13


Chương 3
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI
TRÚ AN GIANG ĐẾN NĂM 2015
3.1. Mục tiêu
- Hạn chế tình trạng học sinh vi phạm đạo đức trong nhà trường
- Giảm tỉ lệ học sinh bị kỷ luật hàng năm.
- Duy trì sỉ số học sinh và giảm tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm.
- Giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém, tăng tỉ lệ học sinh khá, giỏi.
- Nâng cao tay nghề cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo
đức học sinh.
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh ở
trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú An Giang đến năm 2015
Nhà giáo dục học lỗi lạc người Nga A.X.Makarenko cho rằng: "Trong
giáo dục, không có những học sinh hư hỏng hồn tồn, khơng có những học sinh
bỏ đi, mà chỉ có những giáo viên, những bậc cha mẹ chưa làm hết trách nhiệm
và chưa u thương các em hết lịng…". Qua đó cho thấy, để giáo dục một học
sinh cá biệt không phải là vấn đề nan giải, mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
gia đình - nhà trường - xã hội và cũng cần phải có những giải pháp hữu hiệu để
giáo dục đạo đức cho các em.
3.2.1. Tổ chức chỉ đạo và thực hiện tốt các kế hoạch giáo dục đạo đức
học sinh đã đề ra từ đầu năm
Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh,

để công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường học thành cơng, địi hỏi các
thành viên tham gia giáo dục đạo đức học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu cụ
thể với nhiệm vụ, chức năng của mình:
a) Đối với cán bộ quản lý
Phải làm cho toàn thể cán bộ- giáo viên - nhân viên trong trường thấy rõ
tầm quan trọng và sự cấp thiết của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong
giai đoạn hiện nay. Từ đó nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, tích cực tham
14


gia các hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học
sinh nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.
Triển khai hướng dẫn số 30/HD-SGDĐT, chỉ đạo cho giáo viên bộ môn
Giáo dục công dân đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng cách kết hợp giữa
đánh giá bằng điểm cho mức độ đạt được về kiến thức và kỹ năng với việc theo
dõi sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học
sinh. Giáo viên dạy Giáo dục công dân phải phối hợp với giáo viên chủ nhiệm
để nhận xét về hạnh kiểm của học sinh theo cách: Nhà trường hướng dẫn hình
thức phù hợp để giáo viên mơn Giáo dục công dân chuyển kết quả nhận xét sau
mỗi học kỳ, năm học cho giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm ghi nội
dung nhận xét cuối năm học ở phần dành cho nhận xét của giáo viên chủ nhiệm
trong học bạ. Ngoài ra, Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo cho giáo viên chủ
nhiệm đánh giá nghiêm túc kết quả hạnh kiểm của các em, để tránh trường hợp
một số học sinh vẫn còn vi phạm nội quy nhà trường mà vẫn được đánh giá hạnh
kiểm tốt, việc làm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục đạo đức cho học
sinh sau này.
b) Đối với giáo viên chủ nhiệm
Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà
trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, giáo viên chủ nhiệm là người giữ vai
trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục và là người trực tiếp

thay mặt nhà trường để giáo dục học sinh. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm là
người thực hiện sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với giáo viên bộ mơn, các đồn
thể trong nhà trường. Năng lực chun mơn, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm
công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều kiện quan trọng nhất cho việc tổ
chức phối hợp thành công các hoạt động giáo dục học sinh của lớp.
Giáo dục đạo đức học sinh là một công việc địi hỏi sự kiên trì, cần phải
có tâm huyết với nghề; có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch toàn
diện, hợp lý. Nhà giáo dục học Nga U.D.Usinxki cho rằng: " Muốn giáo dục con
người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt ". Nếu hiểu rõ học sinh thì
mới thực hiện được chức năng quản lý - giáo dục toàn diện học sinh lớp học,
mới lựa chọn được những biện pháp tác động phù hợp, mới biến quá trình giáo
15


dục của giáo viên thành quá trình tự giáo dục của học sinh với tư cách học sinh
là chủ thể, mới đánh giá đúng đắn, chính xác chất lượng và hiệu quả quá trình
giáo dục. Như vậy, tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục vừa là nội dung,
vừa là điều kiện để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
Đối với giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm:
- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của lớp chủ nhiệm: Số lượng,
học lực, hạnh kiểm năm trước và phải đặc biệt lưu ý học sinh cá biệt, học sinh
yếu, kém.
- Đặc điểm tình hình của lớp: Khó khăn, thuận lợi, …
- Đặc điểm tình hình và điều kiện kinh tế của địa phương,…
- Đặc điểm của từng học sinh: Sơ yếu lý lịch, hoàn cảnh sống, đặc
điểm tâm sinh lý, tính cách, năng lực, trình độ văn hóa của cha mẹ, bầu khơng
khí gia đình, các mối quan hệ xã hội, cách ứng xử của học sinh trong gia đình ở
nhà trường và ngoài xã hội; những biến đổi và sự phát triển về thể chất, tâm lý
và xã hội theo các giai đoạn phát triển của lứa tuổi,…
Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hồn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh,…

đến việc xử lý tình huống. Địi hỏi cần có sự nghiêm khắc của người thầy, đồng
thời phải có tấm lịng u thương, thể hiện trách nhiệm, lịng vị tha như một
người cha đối với con cái; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em
vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên
bảo chân tình; tạo được niềm tin, động lực cho các em phấn đấu hồn thiện.
Hình ảnh người thầy ảnh hưởng khơng nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên
chủ nhiệm khơng những cần năng lực chun mơn, mà cịn địi hỏi phải thật sự
là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục,
lời nói, cách ứng xử… như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng
lượng với học sinh.
Theo xu hướng hiện nay, do ảnh hưởng của phim ảnh, các văn hóa phẩm
đồi trụy đã tác động đến các em, nên đa số giữa các em có xuất hiện tình cảm
đầu đời mà được gọi là tình yêu từ rất sớm. Một số em đã vượt quá giới hạn
trong tình yêu nhưng thiếu hiểu biết đã dẫn đến có thai, phải nạo phá thai, việc
này đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và việc học của các em. Thậm chí các em
16


phải bỏ học giữa chừng, kết hôn sớm, trở thành những người cha, người mẹ từ
rất sớm khi tuổi còn rất nhỏ. Đây quả là một vấn đề hết sức nhức nhói cho nhà
trường, gia đình và xã hội. Hiện tượng này đang phổ biến và ngày càng gia tăng.
Là một giáo viên chủ nhiệm cần phải có một nhận thức đúng về tình u,
về cơ bản đó là một tình cảm lành mạnh. Vì vậy, bất luận trong trường hợp nào
đều không được can thiệp một cách thô bạo vào tình cảm thiêng liêng này.
Người lớn khơng được chế nhạo, tỏ thái độ bất bình đối với sự xuất hiện những
rung động mới mẻ này của các em.
- Nếu tình u của các em tốt đẹp, khơng có ảnh hưởng gì đến kết
quả học tập và rèn luyện thì giáo viên chủ nhiệm cần phải giúp các em vượt qua
khó khăn, căng thẳng để vươn lên, để giữ mãi được tình u trong sáng đó.
- Nếu tình u của các em ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và

rèn luyện thì giáo viên chủ nhiệm cần phải giúp các em nhận thức đúng, hướng
nghị lực của các em vào những hứng thú, say mê khác có lợi.
- Nếu thấy tình u mang tính bản năng, có khuynh hướng thõa
mãn tính dục, thì giáo viên chủ nhiệm cần phải có biện pháp nghiêm khắc, cứng
rắn đối với những trường hợp này, tránh gây ảnh hưởng xấu đến tập thể học
sinh.
Tóm lại, giáo dục tình cảm cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng khơng chỉ
của gia đình, nhà trường mà là của tồn xã hội. Giáo dục tình cảm là một trong
những nội dung quan trọng của việc giáo dục nhân cách, đạo đức chuẩn bị cho
học sinh bước vào cuộc sống lao động xã hội.
c) Đối với giáo viên bộ môn
Mỗi một giáo viên bộ môn, hãy cố gắng dạy tốt mơn học của mình, hãy
chú ý đến mọi đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt, học sinh yếu,
kém, học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn để tận tình giúp đỡ các em, giúp
cho các em tiếp thu tốt nhất kiến thức mà mình đã truyền đạt. Tích cực nâng cao
chất lượng tiết dạy, chú ý ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả để
kích thích sự ham học, hứng thú của học sinh đối với tiết học, chú trọng việc
lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn học như: Văn
học, Lịch sử, Địa lý, Sinh học và đặc biệt là môn Giáo dục cơng dân có vị trí
17


quan trọng đối với việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về phẩm
chất, đạo đức, về quyền và nghĩa vụ công dân, sẽ giúp học sinh có thái độ tích
cực và thực hiện những hành vi đúng đắn phù hợp với những chuẩn mực đạo
đức xã hội.
d) Đối với Đoàn - Đội
Bộ phận Đoàn - Đội trong nhà trường có vai trị hết sức quan trọng trong
cơng tác giáo dục đạo đức học sinh. Do đó, nhà trường cần tăng cường vai
trị của tổ chức Đồn - Đội trong việc tuyên truyền các nghị quyết của ĐoànĐội, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua trong học tập, các hoạt động ngoại

khoá; các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn ”, những hoạt
động văn hóa lành mạnh khác,… nhằm thu hút, lơi cuốn học sinh đến với tập
thể, đến những hoạt động bổ ích, nhằm để giáo dục về lịng nhân ái, tình đồn
kết, thương u, giúp đỡ lẫn nhau; giáo dục cho các em những kỹ năng sống;
giáo dục truyền thống và đạo lý con người Việt Nam, để từ đó giáo dục đạo đức
học sinh. Ngoài ra, Đoàn thanh niên - Đội thiếu niên cũng là lực lượng hỗ trợ
đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
e) Đối với bộ phận Quản lý nội trú
Các giáo viên, nhân viên ở nội trú là người gần gũi và tiếp xúc với các em
nhiều hơn các giáo viên bộ môn nên dễ dàng nắm bắt được tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng của các em. Vì vậy, các thầy cơ hãy chịu khó lắng nghe, chia sẽ và
giúp đỡ cho các em khi các em gặp khó khăn. Đồng thời cần phải giáo dục cho
các em cách sinh hoạt hàng ngày, tính tập thể, tính kỷ luật, rèn luyện ý thức tự
giác, tiết kiệm điện nước. Bên cạnh đó, các nhân viên ở đây cần sống và làm
việc gương mẫu cho các em noi theo. Đồng thời cần phối hợp chặt chẽ, thông tin
kịp thời với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục đạo đức cho các em.
f) Đối với gia đình
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ, ông bà cần phải sống mẫu mực, làm
gương tốt cho con, cháu noi theo; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp
cha mẹ học sinh; thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm
bắt các thông tin về việc học tập và sự rèn luyện đạo đức của con em mình, để
kịp thời uốn nắn, dạy dỗ. Mỗi cha mẹ học sinh cần quan tâm xây dựng tổ chức
18


hội cha mẹ học sinh vững mạnh, có mối quan hệ thường xuyên với nhà trường;
phát huy vai trò, chức năng Hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục đạo đức
học sinh, động viên, răn dạy các em chấp hành tốt nội qui của nhà trường, các
chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
g) Đối với Hội cha mẹ học sinh

Đây là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong các hoạt động giáo
dục nói chung và giáo dục đạo đức của học sinh nói riêng. Điểm chung của
người dân Khmer là hứa hôn với nhau khi con cịn rất nhỏ, ngồi ra phần lớn cha
mẹ học sinh ở vùng nơng thơn rất ít quan tâm đến mọi họat động của con cái
nhất là việc học. Điều này một phần cũng ảnh hưởng đến vấn đề bỏ học của học
sinh, để lao động sớm hay lập gia đình sớm. Vì vậy, ngay từ đầu năm học trong
lần họp mặt cha mẹ học sinh đầu năm, ban đại diện cha mẹ học sinh cần hỗ trợ
cho nhà trường làm công tác tư tưởng cho các phụ huynh để họ có ý thức trong
việc lập gia đình cho con em mình và quan tâm nhiều hơn đến việc học của con.
Đồng thời, hội cha mẹ học sinh cần giúp cho nhà trường trong việc vận động
gây quỹ hội hỗ trợ cho các hoạt động trong nhà trường.
h) Đối với chính quyền địa phương
Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh
và chính quyền địa phương nơi trường đóng. Hằng năm, thông qua các văn bản,
công văn, báo cáo định kỳ, nhà trường trao đổi thông tin đồng thời triển khai kế
hoạch với chính quyền địa phương; tham mưu đưa cơng tác giáo dục đạo đức
học sinh vào tiêu chí xây dựng, bình chọn “Gia đình văn hóa”; có đánh giá
nhận xét của chính quyền địa phương về “sinh hoạt hè” của học sinh;… tạo
được sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng ngồi nhà trường thành q trình khép
kín trong cơng tác giáo dục học sinh.
3.2.2. Thành lập hội đồng giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường
Đầu năm học, Hiệu trưởng thành lập Hội đồng giáo dục đạo đức học sinh
trong trường gồm: Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ mơn, Đồn - Đội, Quản lý nội
trú, Ban đại diện Cha mẹ học sinh và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.
Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện công
tác giáo dục học sinh nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng; quán
19


triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Ngành về công tác giáo

dục đạo đức học sinh. Thông qua giáo viên chủ nhiệm truyền đạt đến từng học
sinh tất cả những quy định của nhà trường về tiêu chuẩn đánh giá, những điều
cấm, những điều nên làm và những tác hại khi vi phạm kỷ luật. Thiết lập các kế
hoạch phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội ngồi nhà trường. Hằng
năm, cần triển khai thực hiện tốt Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11-012005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Xây dựng, nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010" ,
cuộc vận động "Dân chủ - kỷ cương - tình thương- trách nhiệm " nhằm nâng cao
nhận thức của các thành viên trong Hội đồng giáo dục về công tác giáo dục đạo
đức học sinh. Để mỗi thầy, cơ giáo tự hồn thiện mình, xứng đáng là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo; để học sinh nhìn nhận, đánh giá người thầy với thái
độ: “Trọng thầy vì đạo đức của thầy; Phục thầy vì kiến thức của thầy; Q mến
thầy vì lịng độ lượng của thầy”.
Cần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, đặc
biệt chú trọng thực hiện chỉ thị số 23-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng về việc
đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai
đoạn mới cho học sinh. Để các em nhận thức đúng, từ đó mà chủ động tích cực
rèn luyện đạo đức học sinh.
3.2.3. Thành lập Ban tư vấn học đường
Thành lập ban tư vấn học đường là điều cần thiết trong nhà trường. Thành
phần tham gia ban này gồm những giáo viên có kinh nghiệm, tâm huyết, gần
gũi, dễ chia sẽ và hết lịng vì học sinh, ngồi ra cần có chun mơn, nghiệp vụ
và uy tín trong hội đồng sư phạm, được học sinh quí mến. Nhiệm vụ của ban
này là giáo dục và tư vấn về sức khỏe, thể chất và tinh thần, giáo dục về giới
tính, tình u, hơn nhân phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.
3.2.4. Xây dựng tập thể lớp tự quản tốt
Xây dựng tập thể lớp có ý thức tự quản tốt, đây là một biện pháp rất quan
trọng trong việc công tác giáo dục đạo đức học sinh. Một tập thể lớp tự quản tốt
là tập thể vững mạnh, có nhiều nhân tố tích cực, nó sẽ tác động rất lớn đến các
nhân tố còn lại, sẽ tiếp nhận một cách chủ động, sáng tạo những ảnh hưởng bên
20



ngoài tập thể, biết gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, làm cho bầu khơng khí của lớp
trong sáng, lành mạnh, vui vẻ. Ngược lại một tập thể lớp yếu kém, vô tổ chức,
vô kỷ luật, ý thức tự quản yếu thì những cái xấu ở bên ngồi dễ dàng xâm nhập
và sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách học sinh.
Để có tập thể lớp tự quản tốt thì ban cán sự lớp và ban chấp hành chi
Đồn lớp phải là những học sinh năng động, tích cực, sáng tạo và có trách
nhiệm; có khả năng phát động các phong trào học tập và vui chơi phong phú,
lành mạnh, hữu ích cho tập thể; có khả năng liên kết các học sinh trong lớp
thành một tập thể phát triển hoàn thiện, vững mạnh; biết chủ động, tự quyết,
sáng tạo, giải quyết các tình huống nảy sinh, tự điều chỉnh hoạt động của tập thể
lớp, tự biết điều chỉnh hoạt động phù hợp với mục đích chung đề ra, để đạt hiệu
quả cao nhất.
Do đó, việc xây dựng được những tập thể lớp có ý thức tự quản tốt, sẽ
giúp các em tự giác thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực học tập rèn luyện,
biết đồn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống.
Các em biết tự phê phán những thói hư tật xấu, những lối sống tiêu cực, khơng
lành mạnh để phòng tránh những tệ nạn xã hội, biết sống có trách nhiệm với tập
thể, với bản thân, gia đình và xã hội và đặc biệt hạn chế được những nhân tố vi
phạm nội qui nhà trường.
3.2.5. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, xử lý, kỷ luật và khen
thưởng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh
a) Đối với quá trình kiểm tra
Phải thực hiện kiểm tra thường xuyên theo định kỳ hay đột xuất, thông
qua nhiều kênh thơng tin: Đồn - Đội, Quản lý nội trú, giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn,... nhằm mục đích đánh giá đúng và kịp thời để khích lệ, biểu
dương, khen thưởng học sinh phấn đấu vươn lên; đồng thời cũng ngăn chặn, phê
bình những hành động sai trái, vi phạm đạo đức; thúc đẩy sự tự giác thực hiện
nhiệm vụ .

b) Đối với quá trình đánh giá
Đây là một quá trình nghiêm túc và khoa học. Hãy đánh giá đúng khả
năng học tập và sự rèn luyện của học sinh; đừng bao giờ chạy theo bệnh thành
21


tích mà làm qua loa, sơ sài trong việc đánh giá xếp loại học sinh. Phải thực hiện
đúng theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT, thông tư ban hành Quy chế đánh
giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
Đối với học sinh cá biệt cần phải đặc biệt quan tâm, phải thường xuyên
theo dõi và liên lạc chặt chẽ với cha mẹ học sinh, để từ đó có biện pháp giáo dục
phù hợp, kịp thời. Đối với đối tượng này, cần phải có sự phối hợp cả hai biện
pháp cứng rắn, kiên quyết đồng thời cũng phải mềm dẻo, gần gũi, tìm hiểu hồn
cảnh sống để giúp các em tránh những suy nghĩ lệch lạc về bản thân, tạo niềm
tin và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em, để các em phấn đấu sửa chữa,
vươn lên thành người tốt.
c) Đối với quá trình xử lý, kỷ luật
Cần thực hiện đúng nội dung Thông tư số: 08/TT ngày 21/03/1988 của Bộ
giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh; đảm bảo
nguyên tắc cơ bản: Phải tiến hành kịp thời, chính xác, cơng bằng, đúng qui trình;
phải chú ý trong quá trình xử lý lấy giáo dục làm chính, tránh trường hợp xử
lý những sai phạm và kỷ luật mà không tạo cơ hội, không uốn nắn, giúp các em
tự giác thực hiện và vươn lên; nhưng đồng thời cũng phải giữ nghiêm kỷ luật,
phát huy ưu điểm, bồi dưỡng những nhân tố tích cực để khắc phục những thiếu
sót của những nhân tố tiêu cực. Ngồi ra, cần phải tạo dư luận đúng đắn trong
nhà trường và ngoài xã hội, để phát huy mặt tốt, phê phán mặt xấu.
d) Đối với việc khen thưởng
Sau khi xử lý học sinh vi phạm, nhà trường cần có kế hoạch theo dõi, phối
hợp với phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho học sinh
phấn đấu, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm để tiến bộ. Khi đã thấy học sinh

có chiều hướng phát triển tốt, cần phải động viên, khích lệ và thậm chí nên khen
thưởng các em nếu thấy các em có biểu hiện tốt và có nổ lực trong học tập.
Việc khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh được thực hiện một cách
đúng đắn sẽ góp phần rất lớn vào việc củng cố và phát triển phong trào thi đua
" Dạy tốt – Học tốt" và thực hiện hiệu quả cuộc vận động 2 khơng: “ Nói khơng
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” trong nhà trường.
22


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng
thể nên phải đảm bảo chặt chẽ của quy trình quản lý giáo dục. Quy trình giáo
dục đạo đức học sinh là một quy trình mang tính tồn vẹn và thống nhất từ: Lập
kế hoạch đến tổ chức thực hiện; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá kết quả. Tuy rằng
mỗi chức năng có vai trị khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen và
bổ sung cho nhau; thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo cơ sở, điều kiện cho các
chức năng tiếp theo.
Để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh thì bên cạnh
việc xây dựng những nội quy kỷ luật học sinh, cần phải xây dựng nội quy kỷ
luật lao động của giáo viên, cần tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong nhà
trường, giáo viên có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ, đoàn kết lẫn
nhau, có mơi trường sống lành mạnh, sự mẫu mực trong sinh hoạt, lối sống của
giáo viên sẽ là tấm gương soi sáng và có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học
sinh.
Công tác giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu
cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, tồn dân ta đang tích cực
tham gia cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh ". Nó sẽ là nguồn lực tinh thần to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó giáo dục
ở nhà trường có vai trị định hướng. Đó là sứ mệnh lịch sử, là vinh dự và trách
nhiệm mà xã hội giao cho nhà trường và mỗi chúng ta nói riêng, ngành giáo dục
và đào tạo nói chung.
2. Kiến nghị
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Cần tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn về công tác chủ nhiệm cho giáo
viên.
23


* Đối với Chính quyền địa phương
- Cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường và gia đình trong việc giáo dục
học sinh.
- Phối hợp với nhà trường trong việc vận động học sinh bỏ học và cần
quan tâm giúp đỡ học sinh có hồn cảnh khó khăn để các em yên tâm học tập.
- Tổ chức biểu dương gia đình hiếu học để làm gương cho gia đình khác.
- Đưa công tác giáo dục đạo đức học sinh vào tiêu chí xây dựng, bình
chọn “Gia đình văn hóa” hàng năm.
* Nhà trường
- Xây dựng chuyên đề về giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường.
- Tổ chức đa dạng các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện hết chức năng và nhiệm vụ của mình.
Phải có lịng vị tha và hết lịng yêu thương học sinh như người cha đối với con
cái. Cố gắng xây dựng tập thể lớp tự quản tốt.
- Đoàn thanh niên cần phát động nhiều phong trào để thu hút học sinh
tham gia và phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo
đức học sinh.
* Gia đình
- Cha mẹ, ơng bà nên sống mẫu mực để làm gương cho con cháu.

- Cần phải quan tâm đến con cháu nhiều hơn từ tâm tư, nguyện vọng đến
việc học và hãy bỏ tư tưởng phó mặc con mình cho nhà trường.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình TCLLCT-HC.
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc các
khóa VIII, XI.
3. Tài liệu bồi dưỡng cơng tác chủ nhiệm trường trung học, tác giả TS.
Phan Thị Tố Oanh, trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh,
năm 2012.
4. Hướng dẫn số 30/HD-SGDĐT của Sở giáo dục và đào tạo An Giang.
5. Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm
học 2012-2013.
6. Thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn
đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung
học phổ thơng có nhiều cấp học.
7. Thơng tư số: 08/TT ngày 21/03/1988 của Bộ giáo dục hướng dẫn về
việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh.
8. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11-01-2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010"
9. Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT, thông tư ban hành Quy chế đánh
giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
10. Báo cáo tổng kết của trường THPT Dân tộc nội trú các năm
2010-2011, 2011-2012, 2012-2013.


25


×