MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là một trong những nhiệm vụ hàng đầu
trong chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta. Muốn thực hiện
tốt nhiệm vụ này, cần nắm vững các đặc điểm về thể lực, trí tuệ, và tâm sinh lý của
trẻ em. Vì vậy, nghiên cứu các chỉ số thể lực và trí tuệ của trẻ em luôn có ý nghĩa
quan trọng.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các chỉ số thể lực, trí tuệ của con người
có thể thay đổi và phụ thuộc vào các kỳ điều tra, điều kiện kinh tế xã hội và môi
trường tự nhiên [12], [23], [44], [58], [63], [67], [71], [74], [75]. Do đó, các chỉ số
thể lực, trí tuệ của con người nói chung, của trẻ em nói riêng cần được tiến hành
nghiên cứu thường xuyên và có sự tổng kết trong một khoảng thời gian nhất định.
Đến nay, đã có một số tác giả nghiên cứu về thể lực, chức năng sinh lý, năng
lực trí tuệ của người Việt Nam [6], [10], [20], [23], [24], [28], [34], [40], [43],…
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đối tượng trẻ em lứa tuổi mầm non còn ít và chủ
yếu là nghiên cứuvề chức năng sinh lý, tình trạng dinh dưỡng. Việc nghiên cứu các
chỉ số thể lực, sinh lý và trí tuệ ở trẻ em lứa tuổi mầm non là cần thiết. Núcung cấp
dẫn liệu cho công tác nuôi dạy trẻ em ở bậc học mầm non, cũng như tạo cơ sở khoa
học để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển thế hệ tương lai của đất
nước một cách tốt nhất.
Kiến Xương là một huyện thuần nông của tỉnh Thái Bình. Trong những năm
gần đây, mức sống của người dân đã được nâng cao, nhưng ở một số xã, đời sống
của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Đến nay, chưa có một đề tài nào nghiên
cứu về thể lực, trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non của huyện để có thể dựa vào đó đề
ra biện pháp góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho
trẻ em ở địa bàn này.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số
chỉ số thể lực và trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non tại một số xã,huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bỡnh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được một số chỉ số về thể lực, về chức năng của một số hệ cơ
quan, về trí tuệ và mối liên quan giữa một số chỉ số nghiên cứu của trẻ em lứa tuổi
mầm non.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số chỉ số về thể lực của trẻ em lứa tuổi mầm non (chiều cao
đứng, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, chỉ số pignet, BMI).
- Nghiên cứu một số chỉ số về chức năng của một số hệ cơ quan của trẻ em
lứa tuổi mầm non (tần số tim, tần số thở).
- Nghiên cứu chỉ số thông minh (IQ) và các mức trí tuệ của trẻ em lứa tuổi
mầm non.
- Nghiên cứu khả năng ghi nhớ của trẻ em lứa tuổi mầm non (trí nhớ thị
giácngắn hạn, trí nhớ thính giác ngắn hạn).
- Nghiên cứu mối liên quan giữa một số chỉ số nghiên cứu của trẻ em lứa tuổi
mầm non.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là trẻ em lứa tuổi mầm non của xã Bình Thanh và xã
Hồng Tiếnthuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.Đối tượng được nghiên cứu ở
trạng thái khoẻ mạnh, tâm sinh lý bình thường, không có dị tật về hình thể hoặc các
bệnh mạn tính.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số chỉ số về thể lực, về chức năng
của một số hệ cơ quan, về năng lực trí tuệ, khả năng ghi nhớ và mối liên quan
giữamột số chỉ số nghiên cứu của trẻ em lứa tuổi mầm non ở xã Bình Thanh và xã
Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Các chỉ số: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, tần số
tim, tần số thở được xác định theo các phương pháp hiện hành.
+ Các chỉ số pignet, BMI được tính theo công thức:
Pignet = chiều cao đứng (cm) - [cân nặng (kg) + vòng
ngực(cm)]
BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao đứng (m)]
2
+ Năng lực trí tuệ được xác định bằng test Ravent màu dùng cho
trẻ em từ 6 tuổi trở xuống.
+ Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev.
Kết quả nghiên cứu được phân tích và xử lý trên máy vi tính bằng chương
trình Microsoft Excel.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Là đề tài đầu tiên xác định được một số chỉ số về thể lực và trí tuệ của trẻ em
lứa tuổi mầm non tại xã Bình Thanh và xã Hồng Tiến của huyện Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình.
- Bước đầu nghiên cứu mối liên quan giữa một số chỉ số nghiên cứuở
trẻ em lứa tuổi mầm non.
- Kết quả trong luận văn có thể góp phần vào việc bổ sung số liệu cho hướng
nghiên cứu về thể lực, sinh lý, trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non, cung cấp dẫn
liệu cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và là dẫn liệu cho công tác nuôi
dạy trẻ em mầm non được tốt hơn.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát các giai đoạn phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non
Mỗi giai đoạn phát triển cá thể của con người có những đặc điểm riờng về mặt
cấu tạo và chức năng. Chính các đặc điểm này đã xác định sự khác nhau trong quá
trình phát triển giữa các lứa tuổi [36], [42].
Hiện nay có nhiều cách phân chia các thời kỳ phát triển cá thể của con người.
Các tác giả như Tạ Thỳy Lan, Trần Thị Loan [36], Đức Minh và một số tác giả
khác (theo [42]) chấp nhận cách phân chia của Viện Hàn Lâm sư phạm Liên Xô,vì
nhận thấy cách phân chia này phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của người Việt Nam
và có thể ứng dụng trong hệ thống giáo dục trẻ em Việt Nam. Theo các tác giả, thì
lứa tuổi mầm non gồm hai giai đoạn: giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi (giai đoạn tuổi thơ
sớm hay tuổi vườn trẻ) và giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi (giai đoạn tuổi thơ đầu hay tuổi
mẫu giáo). Ở mỗi giai đoạn, sự phát triển của trẻ em có những đặc điểm riêng.
Đặc điểm nổi bật của trẻ em từ 1đến 3 tuổi là sự phát triển và hoàn chỉnh hoá
các hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh. Trẻ em trong giai đoạn này
được làm quen với nhiều loại thức ăn và đồ vật khác nhau của môi trường. Kết quả
của sự tiếp xúc đa dạng đó không chỉ dẫn tới những thay đổi về mặt hình thái thể
lực mà cả sự phát triển trí tuệ cũng thay đổi [36].
Đặc điểm của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi là chiều cao và khối lượng cơ thể
phát triển chậm hơn giai đoạn trước. Tốc độ tăng vòng đầu và vòng ngực cũng
chậm hơn [36]. Về hoạt động tư duy, theo Piaget, quá trình phát triển của trẻ em ở
giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi có thể phân thành ba pha: tư duy lặp lại - hình thành các
khái niệm tư duy - hình thành các khái niệm phân lập [54].
Tóm lại, chức năng sinh học và xã hội cơ bản của trẻ em
lứa tuổi mầm non là sinh trưởng và phát triển [36].
1.2. Đặc điểm về thể lực và chức năng của một số hệ cơ quan của trẻ em lứa
tuổi mầm non
1.2.1. Các chỉ số về thể lực của trẻ em lứa tuổi mầm non
Thể lực là một chỉ tiêu dùng để đánh giá sức khoẻ, tầm vóc, sự tăng
trưởng, phát triển và khả năng học tập, lao động của con người [63]. Để đánh giá
sự phát triển thể lực, người ta thường dùng các chỉ số về hình thái như chiều cao,
cân nặng, vòng ngực, vòng đầu… Trong đó, ba chỉ số cơ bản là chiều cao đứng,
cân nặng và vòng ngực đóng vai trò quan trọng nhất. Từ các chỉ số cơ bản này,
người ta có thể suy ra các chỉ số tổng hợp khác như chỉ số pignet, BMI [36], [42],
[66].
Chiều cao của cơ thể là dấu hiệu được nhận xét sớm nhất trong hầu hết các
lĩnh vực ứng dụng của nhân trắc học. Chiều cao của mỗi người được quyết định
bởi đặc điểm di truyền, giới tính và chịu ảnh hưởng nhất định của điều kiện
sống[2], [10], [12], [36], [42], [48], [63], [74].
Ở trẻ em lứa tuổi mầm non, chiều cao phát triển rất nhanh, nhất là trong
những năm đầu. Chiều cao của các em tăng trung bình 7cm/ năm ở giai đoạn từ 1
đến 3 tuổi, và tăng trung bình 6 cm/ năm từ 3 đến 6 tuổi [4], [7], [36].
Để theo dõi sự tăng trưởng về chiều cao ở trẻ em, có thể áp dụng công thức
tính gần đúng chiều cao trung bình cho trẻ em trên một tuổi [36], [72].
X (cm) = 75 + 5. n
Trong đó: X- chiều cao đứng (cm); n- số tuổi (năm); 75-
chiều cao trẻ 1 năm; 5- chiều cao tăng trung bỡnh/năm.
Cùng với chiều cao, cân nặng cũng được coi là một chỉ số quan trọng
để đánh giá sự phát triển của cơ thể. Cân nặng biểu thị mức độ và tỷ lệ giữa hấp
thụ với tiêu hao năng lượng của con người. So với chiều cao, cân nặng của cơ thể ít
phụ thuộc vào yếu tố di truyền hơn mà có liên quan chủ yếu tới điều kiện dinh
dưỡng [2], [12], [19], [27], [48]
Thông thường ở cùng một lứa tuổi, những trẻ em cao hơn thường nặng cân
hơn. Trong vòng ba năm đầu, khối lượng cơ thể của các em tăng rất nhanh. Từ 3
đến 6 tuổi, khối lượng cơ thể của các em tăng chậm hơn, tăng trung bình 1, 5
kg/năm, nhưng tốc độ tăng tương đối đồng đều [4], [36].
Cân nặng của trẻ emtrên một tuổi có thể tính gần đúng như sau:
X (kg) = 9 + 1, 5 (n - 1)hay X = 9, 5 + 2(n -1)
Trong đó:X- cân nặng của trẻ trên một tuổi (kg); 9- cân nặng của
trẻ lúc một tuổi (kg); n - số tuổi của trẻ (năm).
Vòng ngực và vòng đầu của trẻ em cũng là những chỉ số có ý nghĩa
khi đánh giá sự phát triển cơ thể. Vòng ngực và vòng đầu của trẻ em đều tăng
nhanh ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, và tăng chậm hơn ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi.
Vòng ngực nhỏ hơn vòng đầu lúc 1 tuổi, sau đó đuổi kịp và cao hơn [3].
Từ các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực có thể tính thêm
được chỉ số pignet, BMI của cơ thể. BMI được dùng để đánh giá mức độ gầy hay
béo của một người [78], [80]. Từ chỉ số pignet, có thể đánh giá thể lực theo thang
phân loại của Nguyễn Quang Quyền và cs [56], (theo [83]).
Từ 1 đến 6 tuổi, chiều cao của trẻ em tăng nhanh, còn cân nặng và vòng
ngực tăng chậm hơn, nên chỉ số pignet của trẻ em ở giai đoạn này tăng dần. Từ
năm tháng tuổi đến 6 tuổi, BMI của trẻ em giảm dần, do ở giai đoạn này tốc độ
tăng chiều cao của trẻ em nhanh hơn so với tốc độ tăng khối lượng cơ thể [36].
1.2.2. Các chỉ số về chức năng của hệ tuần hoàn, hệ hụ hấp của trẻ em lứa tuổi
mầm non
1.2.2.1. Tần số tim của trẻ em lứa tuổi mầm non
Hệ tuần hoàn có chức năng cơ bản là cung cấp oxi và chất dinh
dưỡng cho toàn bộ hoạt động của cơ thể. Tim có chức năng vừa hút máu vừa đẩy
máu, là động cơ chính của hệ tuần hoàn. Công suất của tim phụ thuộc vào tần
số tim và thể tích co tim. Vì vậy, tần số tim là một trong các chỉ số quan trọng
để đánh giá hoạt động của hệ tuần hoàn [41], [42], [45], (theo [83]).
Tần số tim là số lần tim co bóp trong một phút. Tần số tim có thể thay đổi
và phụ thuộc vào các trạng thái tâm sinh lý khác nhau [36], [46], [62].Tần số tim
của trẻ em cao hơn nhiều so với của người trưởng thành. Trong quá trình phát triển
cá thể của trẻ em, tần số tim giảm dần theo tuổi. Tốc độ giảm tần số tim của trẻ em
không đều. Ở cùng một độ tuổi, tần số tim của nam và của nữ khác nhau. Tần
sốtim của trẻ em dễ thay đổi khi khóc, sốt, sợ hãi, gắng sức [3], [36], [52].
1.2.2.2. Tần số thở của trẻ em lứa tuổi mầm non
Cơ thể luôn cần trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Việc đổi mới
không khí trong phổi được thực hiện qua động tác thở nhờ cử động của các cơ hụ
hấp với sự luân phiên nhịp nhàng giữa động tác hít vào và thở ra. Mỗi lần thở ra và
hít vào được gọi là một nhịp thở [36], [83].
Số lần thở trong một phút gọi là tần số thở. Tần số thở phụ thuộc vào
kích thước của cơ thể, lứa tuổi, trạng thái tâm sinh lý và khí hậu [36], [62]. Tần số
thở của trẻ em giảm dần theo tuổi. Một số tài liệu cho thấy, lúc 1 tuổi tần số thở
của trẻ là 30 - 35 nhịp/phỳt, giảm xuống còn 25 - 30 nhịp/ phút lúc 3 tuổi và 20 -25
nhịp/ phút lúc 6 tuổi [3], [4], [18], [36], [52]. Tần số thở của trẻ em vào mùa hè cao
hơn vào mùa đông khoảng 2 - 6 nhịp/phút. Do trung khu hụ hấp chưa phát triển
hoàn chỉnh nên tần số thở của trẻ em hay bị rối loạn, có lúc thở nhanh, có lúc thở
chậm, lúc thở nông, lúc thở sâu. Tần số thở của trẻ em cao hơn của người lớn.
Dưới 2 tuổi, trẻ em nam thở nhanh hơn trẻ em nữ [36], [52].
1.3. Đặc điểm về trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non
Trí tuệ là khả năng hoạt động trí óc đặc trưng của con người. Theo
tiếng Latinh, trí tuệ (Intellectus) có nghĩa là hiểu biết, thông tuệ [51]. Theo từ điển
tiếng Việt [73], trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất
định. Tựu chung lại có ba khuynh hướng chính quan niệm về trí tuệ [51].
Khuynh hướng thứ nhất coi trí tuệ là năng lực nhận thức, năng lực
học tập của cá nhân. B.G. Ananhev cho rằng, trí tuệ là một đặc điểm tâm lý phức
tạp của con người mà kết quả của công việc và học tập phụ thuộc vào nú. Theo J.
Huarte, thì trí tuệ là tập hợp các khả năng lĩnh hội tri thức, phán xét, đánh giá và
sáng tạo (theo [60]). Khuynh hướng thứ hai coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu
tượng. Terman cho rằng, chức năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu quả các khái
niệm. Menchins kaia lại coi đặc trưng của trí tuệ là sự tích luỹ các tri thức và các
thao tác trí tuệ [31], (theo [60]). Khuynh hướng thứ ba coi trí tuệ là năng lực thích
ứng. Đại diện cho khuynh hướng này là R. Stern (theo [60]). Ông coi trí tuệ là
năng lực thích ứng chung của con người với điều kiện và nhiệm vụ mới trong đời
sống. Theo ông, trí tuệ là năng lực suy luận và khả năng sáng tạo trên cơ sở kết hợp
những kinh nghiệm khác nhau để giải quyết vấn đề mới.
Ngoài ra, còn có nhiều thuật ngữ khác dùng để mô tả năng lực trí tuệ như:
trí khôn, trí lực, trí thông minh, trí năng… nhưng chúng đều xuất phát từ chữ tiếng
Anh là intelligence [11], [26]. Rõ ràng là không có một khái niệm nào chứa đựng
hết bản chất của các hiện tượng phức tạp như trí tuệ.
Theo J. Piaget [54] thì sự phát sinh, phát triển của trí tuệ cá nhân chịu ảnh
hưởng của bốn yếu tố. Thứ nhất là sự tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt là sự chín
muồi của hệ thần kinh và nội tiết. Thứ hai là vai trò của sự tập luyện và kinh
nghiệm thu được thông qua hoạt động của đối tượng. Thứ ba là sự tương tác và
chuyển giao xã hội. Thứ tư là tính chủ thể và phối hợp chung các hành động cá
nhân.
Để đánh giá trí tuệ của con người, có nhiều phương pháp như: quan
sát, điều tra, trắc nghiệm, tìm hiểu biến đổi điện - hoá trong hệ thần kinh và cơ
thể [30], [61]. Phương pháp phổ biến hiện nay là dựa vào trắc nghiệm tâm
lý. Trong đó trắc nghiệm khả năng trí tuệ được dùng phổ biến hơn cả. Mục đích
của các trắc nghiệm trí tuệ là xác định chỉ số thông minh, mức trí tuệ
Năm 1912, W.Stern đã đưa ra cách tính chỉ số thông minh (Intelligence
Quotient) viết tắt là IQ, bằng thương số giữa tuổi trí tuệ (MA - Mental Age) và tuổi
thực (CA - Chrorological Age) (theo [60]).
Trong đó: MA- tuổi trí khôn được tính theo kết quả bài trắc
nghiệm; CA - tuổi thời gian tính theo ngày tháng năm sinh.
D.Wechsler (theo [60]) lại cho rằng, sự phát triển trí tuệ diễn
ra trong suốt đời người một cách không đồng đều nên một đại lượng như cách tính
của Stern. V không thể đánh giá được sự phát triển của trí tuệ. Ông đưa ra khái
niệm IQ bằng công thức sau:
IQ =
Trong đó: X-điểm trắc nghiệm cá nhân; - điểm trắc nghiệm trung bình
trong cùng một độ tuổi; SD- độ lệch chuẩn.
Dựa trên chỉ số IQ, D. Wechsler phõn thành 7 mức trí tuệ khác nhau [77].
Để tính được chỉ số IQ, người ta thường sử dụng các loại test khác nhau như
test “trớ tuệ đa dạng”, test “hỡnh phức hợp Rey”, …(theo [42]). Một trong số đó là
test Raven. Test Raven được xây dựng trên cơ sở thuyết tri giác hình thể của Tâm
lý học Gestal và thuyết tân phát sinh của Spearman [21]. Sau hai lần chuẩn húa vào
những năm 1954 và 1956, test Raven đã được UNESCO công nhận và chính thức
đưa vào sử dụng để chẩn đoán trí tuệ con người từ những năm 1960 [76].
Trí tuệ của mỗi người đều là sự kết hợp hữu cơ của trí tuệ ngôn ngữ, tư duy
vận động thân thể, tư duy logic toán học, trí tuệ không gian, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ
giao tiếp Trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non cũng không nằm ngoài quy luật đó
[79].
Đặc điểm chủ yếu về tư duy của trẻ em từ 12 - 18 tháng tuổi là tư duy được
thực hiện qua các thao tác. Bằng cách tác động trực tiếp với đồ vật, trẻ dần tìm ra
được các thuộc tính đơn giản của đồ vật. Từ 2 - 3 tuổi, song song với sự phát triển
về thể chất, sự tập trung của trẻ cũng phát triển nhanh. Ba tuổi, trẻ đã có khả năng
tổng hợp các tính chất của vật thể mà trẻ nắm được, đồng thời có thể sử dụng các
vật thể đó để thực hiện các trò chơi theo trí tưởng tượng [79].
Từ 4 - 5 tuổi, trẻ đã có thể tìm ra đặc điểm, thuộc tính của đồ vật bằng những
phép thử, phép so sánh trong óc. Trẻ còn biết sử dụng các hệ thống kí hiệu khác
nhau, như kí hiệu về đồ vật, hành động, kí hiệu về con người. Trẻ cũng có thể xếp
các đồ vật từ nhỏ nhất đến to nhất, ngắn nhất đến dài nhất…Sỏu tuổi, ở trẻ đã hình
thành tư duy sơ đồ và tư duy logic. Từ việc học thông qua quan sát và kinh
nghiệm, trẻ đã có thể chuyển sang học bằng ngôn ngữ và logic. Trẻ có khái niệm
về thời gian và các ngày trong tuần, khái niệm về con số, không gian, hình dáng,
mầu sắc. Tuy nhiên, khả năng chú ý của trẻ 6 tuổi vẫn là chú ý ngắn hạn, trong
khoảng 15 phút là nhiều nhất [79].
Một trong các điều kiện cần thiết để phát huy trí tuệ là khả năng ghi nhớ.
Có nhiều cách hiểu về trí nhớ. Theo nhiều tác giả, nhớ là sự tiếp nhận,gìn giữ và tái
hiện những sự vật, hiện tượng mà con người đã cảm giác,đã suy nghĩ, tưởng tượng
ra. Trí nhớ phản ánh những sự vật, những hiện tượng trước đây đó tác động vào cơ
thể mà hiện tại không cần sự tác động đó nữa [32], [33], [36]. Trí nhớ được xem
như là một bước chuyển tiếp từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lí tính vì trong
quá trình nhớ, não đã thực hiện việc
khái quát hoá các hình ảnh đã cảm giác, tri giác trước đây thành các biểu tượng
[13].
Căn cứ vào thời gian tồn tại của trí nhớ, người ta phân biệt hai loại trí nhớ
là trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là sự lưu thông hưng phấn
trong các vùng nơron, chỉ tồn tại trong vòng vài giây hoặc một phút sau khi tiếp
nhận một sự kiện hay hiện tượng nào đó. Trí nhớ dài hạn tồn tại trên cơ sở sự hình
thành các prụtờin hoạt hoá vùng xinap, có khả năng lưu giữ hình ảnh trong vòng
nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm [33].
Về cơ chế nhớ, có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Anụkhin, trí nhớ là
một hệ thống chức năng phức tạp. Cùng quan điểm với Anụkhin, Luria cho rằng,
trí nhớ được thực hiện bằng sự phối hợp hoạt động của cả một loạt các vùng trên
vỏ não,mỗi vùng giữ một nhiệm vụ chuyên biệt [15]. Theo Pavlov,cơ sở sinh lý của
trí nhớ là sự hình thành, lưu giữ và tái hiện lại những đường liên hệ thần kinh tạm
thời. Hyden lại cho rằng, cơ sở của trí nhớ là sự thay đổi trong cấu trúc phân tử của
axit ribonucleic. Còn theo Conell và Jacobson, thì trí nhớ có liên quan đếnlượng
axit deoxyribonucleic [33]. Cơ chế của sự lưu giữ thông tin ngày càng được nghiên
cứu sâu hơn. Tuy nhiên, chưa có một cơ chế lý thuyết thống nhất về cơ chế của trí
nhớ.
Trẻ sơ sinh chưa có trí nhớ, đến cuối tháng thứ sáu, trẻ mới bắt đầu tái nhận
lại. Trẻ một tuổi có thể tái nhận lại sự vật hiện tượng sau vài ngày. Đến hai tuổi, trẻ
không những tái nhận lại sự vật, hiện tượng diễn ra sau vài tuần mà còn nhớ được
những gì mới xảy ra trong vài ngày. Ở lứa tuổi này trẻ mới chỉ có trí nhớ không
chủ định, nghĩa là trẻ chưa đặt ra cho mình mục đích, chưa có kế hoạch nhớ những
điều cần ghi nhớ mà thường chỉ nhớ những ấn tượng riêng biệt, những ấn tượng
đượm màu sắc xúc cảm (theo [14], [59]).
Trong lứa tuổi mẫu giáo các quá trình ghi nhớ của trẻ em tiếp tục phát triển và
hoàn thiện. Trẻ tham gia vào các hoạt động phức tạp hơn, đòi hỏiphải
nhớ được luật chơi, nội dung chơi hoặc kể lại được câu chuyện, thuộc thơ…
nờnở trẻ đã bắt đầu xuất hiện trí nhớ có chủ định (theo [14], [59]).
1.4. Những nghiên cứu về các chỉ số thể lực và trí tuệ
1.4.1. Những nghiên cứu về các chỉ số thể lực
Năm 1919, nhà nhân trắc học người Đức, Rudoll Martin đã đề xuất một
hệ thống các dụng cụ và phương pháp đo để xác định kích thước của cơ thể. Từ đó
đến nay, phương pháp Martin tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện về cả lý thuyết và
thực tiễn (theo [20]).
Năm 1964, trong cuốn “Nhân trắc học”, F.Vaneler Rael đã đưa ra những nhận
xét toàn diện về các quy luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp
và xây dựng thang phân loại thể lực của con người theo các chỉ số đánh giá thể lực
(theo [28]).
Tại hội nghị lần thứ bảy toàn Liên Xô về vấn đề sinh thái, sinh lý và hình thái
lứa tuổi, B.A.Nhikitic và V.P.Tresov đã công bố sơ đồ phát triển cá thể sau khi sinh
của con người. Sơ đồ cho biết khá chi tiết về sự tăng trưởng phát triển của con
người ở mỗi giai đoạn và đã được áp dụng rộng rói trong nhân trắc học, giáo dục
học, nhi khoa (theo [28]).
Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu đầu tiên về thể lực con
người là của một số tác giả Mondiere (1875), Huard, Bogot(1938) và Đỗ Xuân
Hợp (1943) (theo [42]). Sau năm 1954, đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu
các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý của người Việt Nam. Năm 1975, cuốn
“Hằng số sinh học của người Việt Nam” do giáo sư Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên
được xuất bản. Đây là một công trìnhkhá hoàn chỉnh về các chỉ số sinh học, sinh
lý, sinh húa của người Việt Nam [68]. Năm 1976 - 1980, Vũ Thị Chín nghiên cứu
về các chỉ số phát triển sinh lý, tâm lý của trẻ em từ 0 đến 3 tuổi và đã xây dựng
được biểu đồ phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ [5].
Năm 1980, 1982, 1987, Đoàn Yên và cộng sự (cs) [74] nghiên cứu một số chỉ
số sinh học của người Việt Nam từ 3 đến 110 tuổi. Phân tích kết quả nghiên cứu,
các tác giả nhận thấy chiều cao và cân nặng trung bình của người Việt Nam thấp
hơn của người Âu, Mỹ ở mọi lứa tuổi.
Năm 1989, Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [10] đã nghiên cứu chiều
cao, vòng đầu, vòng ngực, chỉ số dài chi dưới trên 8000 người Việt Nam từ 1 đến
55 tuổi ở ba miền Bắc - Trung - Nam. Các tác giả nhận thấy có quy luật gia tăng về
chiều cao của người Việt Nam, tăng 4 cm/ 20 năm.
Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng [58] đã tiến hành nghiên cứu 17 chỉ số hình
thái của người Việt Nam từ 1 - 25 tuổi ở Nghệ Tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
các chỉ số về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu… của cư dân Nghệ Tĩnh
phần lớn thấp hơn so với các chỉ số này của dân cư vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tác
giả còn nhận thấy, có sự khác biệt về các chỉ số hình thái thể lực theo giới tính.
Theo tác giả, điều kiện sống đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển các chỉ
số hình thái của con người.
Trong hai năm 1995 - 1996, Hàn Nguyệt Kim Chi và cs nghiên cứu trên
10339 trẻ em từ 1 - 36 tháng tuổi và 11985 trẻ em từ 37 - 72 tháng tuổi tại Hà Nội,
Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình, Nam Hà. Kết quả cho thấy từ 5 đến 72 tháng tuổi,
mức tăng chiều cao nhanh hơn so với mức tăng cân nặng [4].
Từ năm 1998 - 2002, Trần Thị Loan [39], [42] nghiên cứu trên trẻ em Hà
Nội từ 6 - 17 tuổi cho thấy, các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ em lớn hơn so
với các kết quả nghiên cứu của các tác giả từ những thập kỷ 80 trở về trước và so
với trẻ em Thái Bình, Hà Tây cùng thời điểm nghiên cứu. Điều này chứng tỏ, điều
kiện sống đã có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển các chỉ số hình thái của
trẻ em.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về Nhìn chung, các công trình
nghiên cứu về các chỉ số thể lực trên người Việt Nam khá phong phú. Các
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là trẻ em lứa tuổi mầm non của xã Bình Thanh và xã
Hồng Tiến thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình; gồm 6 nhóm với 6 độ tuổi
khác nhau, từ 1 đến 6 tuổi.
Bình Thanh và Hồng Tiến là hai xã thuần nông nên đời sống kinh tế của người
dân còn khó khăn. Sự đầu tư cho chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em còn hạn chế.
Phần lớn trẻ em ở diện nghiên cứu đi học ở trường mầm non. Điều kiện phục vụ
cho học tập, sinh hoạt, vui chơi của trẻ chưa tốt như ở thành phố, thị trấn. Nhưng
nhà trường thực hiện đúng chế độ sinh hoạt quy định trong một ngày của trẻ, kiến
thức chăm sóc bà mẹ và trẻ em của người dân cũng dần được nâng cao, nên đã có
tác động tốt đến sự phát triển của trẻ.
Đối tượng được nghiên cứu ở trạng thái khoẻ mạnh, không có dị tật về hình
thể hoặc các bệnh mạn tính. Tuổi của các đối tượng nghiên cứu được tính theo quy
ước chung của tổ chức Y tế thế giới (theo [9]).
Tổng số đối tượng được nghiên cứu là 781 trẻ em, trong đó có 394 trẻ em
nam và 387 trẻ em nữ. Phân bố các đối tượng được nghiên cứu theo tuổi
và theogiới tính được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu
Tuổi
Đối tượng nghiên cứu
Tổng số Hồng Tiến Bình Thanh
Chung Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
1 126 63 63 31 32 32 31
2 134 67 67 34 34 33 33
chấp nhận dù sai. Nếu trẻ chọn hình khác, trắc nghiệm viên hỏi trẻ hình mới chọn
cũng đúng à? Nếu trẻ nói là đúng thì trắc nghiệm viên chấp nhận. Nếu trẻ vẫn còn
do dự, trắc nghiệm viên hỏi trẻ hình nào mới đúng, và ghi lại kết quả trẻ đã
chọn.Với các bài khác, trắc nghiệm viên không hỏi đúng sai, chỉ nhắc trẻ mỗi
bàichỉ có đúng một hình phù hợp, trẻ cần chọn kỹ.
Trắc nghiệm viên ghi lại kết quả ở mỗi bài của trẻ, rồi chấm điểm theo
khoá điểm của test Ravenmàu. Căn cứ vào điểm test Raven, chỉ số IQ được tính
theo công thức của D. Wechsler. Trên cơ sở chỉ số IQ, đối chiếu với tiêu chuẩn
phân loại trí tuệ của D. Wechsler để phân loại các mức trí tuệ [77].
Bảng 2.6. Phân loại chỉ số IQ và mức trí tuệ
STT IQ Mức trí tuệ Loại trí tuệ
1 ≥ 130 I Xuất sắc
2 120 - 129 II Giỏi
3 110 - 119 III Khá
4 90 - 109 IV Trung bình
5 80 - 89 V Tầm thường
6 70 - 79 VI Kém
7 <70 VII Ngu độn
2.2.2.5.Phương pháp nghiên cứu trí nhớ
Trí nhớ được xác định dựa theo phương pháp Nechaiev. Chúng tôi tiến hành
nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác của trẻ
em từ 4- 6 tuổi.
- Trí nhớ thị giác: Dùng giấy A
3
in 10 hình con vật mà trẻ đã biết. Ví dụ: vịt,
chó, mèo, gà, thỏ, gấu, hổ, bướm, voi, cá. Nói trẻ chú ý quan sát, cố gắng
lứa tuổi tăng chậm. Cụ thể là cân nặng của trẻ em nữ tăng nhanh nhất ở giai
đoạn từ 1 đến 2 tuổi (tăng 2, 05 kg/năm) và tăng chậm nhất ở giai đoạn từ 3 đến 4
tuổi (tăng 1, 38 kg/năm).
Mức độ khác nhau về cân nặng giữa trẻ emnữ nặng nhất với trẻ emnữ
nhẹnhất trong cùng một độ tuổi không nhiều, thay đổi từ 2, 3 kg lúc 1 và 5 tuổi đến
3 kg lúc 4 tuổi. Tỉ lệ trẻ emnữ có cân nặng nằm trong khoảng giá trị trung bình ở
các lứa tuổi tương đối cao, thấp nhất là 76, 76% lúc 4 tuổi và cao nhất là 85,
07 % lúc2 tuổi. Điều này chứng tỏ, trong cùng một độ tuổi, cân nặngcủatrẻ
emnữ khác nhau không nhiều.
Hình 3.6. Cân nặng của trẻ em nữ
3.1.2.3. So sánh cân nặng của trẻ em theo tuổi vàgiới tính
Kết quả so sánh cân nặng của trẻ em lứa tuổi mầm non từ 1 - 6 tuổi theo
tuổi và giới tính được thể hiện qua bảng 3. 6 và hình 3. 7, 3.8.
Bảng 3.6. Cân nặng của trẻ em theo tuổi và giới tính
Tuổi
Chỉ số pignet
1
-
2
p (1-2)
Nam (1) Nữ (2)
n
± SD
Tăng n
± SD
Tăng
1 63 20, 14 ± 0, 82 - 63 20, 41 ± 0, 83 - - 0, 27 >0, 05
2 67 24, 94 ± 1, 14 4, 80 67 24, 99 ± 1, 50 4, 58 - 0, 05 >0, 05
3 67 29, 00 ± 1, 57 4, 06 70 29, 36 ± 1, 05 4, 37 - 0, 36 >0, 05
4 68 32, 84 ± 1, 09 3, 84 60 32, 89 ± 1, 10 3, 53 - 0, 05 >0, 05
5 68 36, 51 ± 1, 18 3, 67 66 36, 92 ± 1, 40 4, 03 - 0, 41 >0, 05
6 61 39, 57 ± 1, 42 3, 06 61 39, 81 ± 1, 36 2, 89 - 0, 24 >0, 05
Tăng trung bình 3, 89 3, 88
Số liệu ở bảng 3. 13 cho thấy, từ 1 đến 6 tuổi, chỉ số pignet của trẻ em
tăng dần. Cụ thể là chỉ số pignet của trẻ em nam tăng từ 20, 14 ± 0, 82lúc 1 tuổi
lên 39, 57 ± 1, 42 lúc 6 tuổi, tăng thêm 19,43. Chỉ số pignet
của trẻ em nữ tăng từ20, 41 ± 0, 83lúc 1 tuổi lên 39, 81 ± 1, 36 lúc 6 tuổi, tăng
thêm 19, 40.
Mỗi năm, chỉ số pignet của trẻ em nam tăng trung bình 3, 89. Chỉ số
pignetcủa em trẻ nữ tăng trung bình 3, 88. Điều này cho thấy, từ 1 - 6 tuổi, tốc độ
tăng chỉ số pignet của trẻ em nam và của trẻ em nữ xấp xỉ bằng nhau.
Tốc độ tăng chỉ số pignet của trẻ em diễn ra không đồng đều. Mức tăng
chỉ số pignet giữa các lứa tuổi của trẻ em nam thay đổi từ 3, 06 - 4,80, của trẻ em
nữ thay đổi từ 2, 89 - 4,58. Ở giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi, mức tăng chỉ số pignet của
trẻ em cao nhất (tăng 4, 80/ năm ở trẻ em namvà 4, 58/ năm ở trẻ em nữ). Ở giai
đoạn từ 5 đến 6 tuổi, mức tăng chỉ số pignet của trẻ em thấp nhất (tăng 3, 06/ nămở
trẻ em nam và 2, 89/ năm ở trẻ em nữ).
Hìn
h 3.28. Sự phân bố trẻ em theo mức trí tuệ và giới tính
3. 3. 2. Trí nhớ của trẻ em
3.3.2.1. Trí nhớ thị giác của trẻ em
Chúng tôi nghiên cứu trí nhớ thị giác ngắn hạn của trẻ em lứa tuổi mầm
non từ 4 - 6 tuổi. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.20, 3. 21 vàhình 3.29,
3.30.
a. Trí nhớ thị giác của trẻ em theo tuổi
Bảng 3.20.Trí nhớ thị giác của trẻ em theo tuổi
STT Tuổi n
Trí nhớ (điểm)
So sánh p (1-2)
± SD
1 4 128
4, 13 ± 1, 11
2 - 1
1, 12
<0, 05
2 5 134
5, 25 ± 1, 24
3 - 2
0, 55
<0, 05
3 6 122
5, 80 ± 1, 35
3 - 1 1, 67 <0, 05
Chung 384 5, 05 ± 1, 42
Tăng trung bình/ năm 0, 84
Hìn
h 3.37. Mối tương quan giữa chỉ số IQ với chỉ số pignet của trẻ em
Giữa chỉ số IQ và BMIcủa trẻ em có hệ số tương quan là r = 0,0981, thể
hiện mối tương quan thuận (r > 0), rất lỏng lẻo (0 <| r | ≤ 0,2) và không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). Như vậy, những trẻ em có chỉ số IQ cao hơn thì có BMI thấp
hơn nghĩa là những trẻ em có dinh dưỡng tốt hơn thì trí tuệ cũng phát triển tốt
hơn,nhưng điều này chỉ đúng với một số trường hợp.
Hìn
h 3.38. Mối tương quan giữa chỉ số IQ với BMI của trẻ em
So sánh với số liệu trong cuốn “Cỏc giá trị sinh học người Việt Nam bình
thường thập kỷ 90, thế kỷ XX” [69], với kết quả của Vương Thị Hũa [20], của
Nguyễn Thị Mậu [48], của Hàn Nguyệt Kim Chi và cs [4], thì vòng đầu của trẻ em
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn ở một số độ tuổi, còn ở một số độ tuổi
khác thì không khác đáng kể. So với số liệu trong cuốn “Hằng số sinh học của
người Việt Nam” [68], kết quả nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [10],
thì vòng đầu của trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn ở nhiều độ tuổi
(phụ lục 4). Sự khác nhau này có thể giải thích bởi sự khác nhau về đối tượng
nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu…
Từ các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực có thể tính thêm được
chỉ số pinet và BMI đều có ý nghĩa khi đánh giá thể lực. Trong đó, chỉ số pignet là
chỉ số tổng hợp thể hiện mối tương quan của ba chỉ số chiều cao, cân nặng và vòng
ngực. BMI là chỉ số tổng hợp, thể hiện mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng
của cơ thể (theo [66]).
Chỉ số pignet của trẻ em trong diện nghiên cứu của chúng tôi tăng dần theo
tuổi, độ phân tán rộng, tăng từ 20, 14 lúc 1 tuổi lên 39, 57 lúc 6 tuổi ở trẻ em nam,
và tăng từ 20, 41 lúc 1 tuổi lên 39, 81 lúc 6 tuổi ở trẻ em nữ. Điều này cho thấy,các
chỉ số chiều cao, cân nặngvà vòng ngực của trẻ em phát triển không đều. Từ 1 đến
6 tuổi, mức tăng chiều cao của trẻ em lớn hơn so với mức tăng cân nặng vàvòng
ngực, nên chỉ số pignet của trẻ em tăng dần.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, BMI của trẻ em giảm dần theo
tuổi. Điều này chứng tỏ, từ 1 đến 6 tuổi, chiều cao của trẻ em tăng nhanh hơn mức
tăng cân nặng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đócông
nhận chỉ số khối cơ thể (BMI) được dùngđểđánh giá mứcđộ gầy hay
béo củamột người [78].Trẻ em namtrong nghiên cứu của chúng tôi có BMI trung
bình là 16, 11 kg/ m
2
ở giai đoạn 2 tuổi, 15, 42 kg/ m
2
ở giai đoạn 3
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, trí nhớ thị giác của trẻ em tốt
hơn trí nhớ thính giác. Chúng ta biết rằng, mọi loại trí nhớ đều được
Nói cách khác, ảnh hưởng của thể lực đến năng lực trí tuệ của trẻ em tuy có, nhưng
không rõ. Một số tác giả khác cũng có nhận xét tương tự trên đối tương học sinh,
sinh viên [23],[42].
số tim của trẻ em nữ đều lớn hơn của trẻ em nam, nhưng mức chênh lệch không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05).
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến sau.
- Các chỉ số thể lực và trí tuệ của con người nói chung, của trẻ em nói
riêng có thể thay đổi, phụ thuộc vào điều kiện sống, địa bàn nghiên cứu, thời gian
nghiên cứu Do đó các chỉ số này cần được tiến hành nghiên cứu thường xuyên
với thời gian định kỳ nhất định, góp phần xây dựng các chỉ số sinh học người Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, cũng như bổ sung số liệu cho hướng nghiên cứu về
hình thái thể lực, trí tuệ của trẻ em, đồng thời là dẫn liệu cho quá trình giảng dạy,
nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học sư phạm mầm
non và là dẫn liệu cho công tác nuôi dạy trẻ em mầm non được tốt hơn.
- Trong quá trình giáo dục trẻ em cần sử dụng các biểu tượng trực quan để
làm tăng khả năng ghi nhớ của trẻ.
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đỗ Hồng Anh (1990), Bản hướng dẫnsử dụng test Raven,
Lược dịch, Trung tâm nghiên cứu trẻ em, Hà Nội.
2. Trịnh Văn Bảo (1997), “Vấn đề di truyền với sự tăng
trưởng”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Đề
tài KX - 07 - 07, Hà Nội.
3. Bộ môn Nhi khoa, Trường Đại học Y khoa Hà Nội
(2006), Bài giảng nhi khoa,Nxb Y học, Hà Nội.
4. Hàn Nguyệt Kim Chi và cs (1996), Một số chỉ tiêu hình thái
trẻ em dưới 6 tuổi,Kết quả bước đầu nghiên cứu chỉ tiêu sinh
học người Việt Nam.
5. Vũ Thị Chín (1989), Chỉ số phát triển sinh lý - tâm lý trẻ em
từ0 - 3 tuổi, Nxb Khoa học xã hội, tr. 17 - 19.
6. Đỗ Hồng Cường (2009), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học
của trẻ em trung học cơ sở các dân tộc ở tỉnh
HũaBình, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội.
7. Đỗ Văn Dũng (2000), “Tốc độ tăng trưởng trẻ em tuổi nhà
trẻ”, Báo cáo hội thảo dinh dưỡng trẻ em, Hà Nội, tr.
25 - 28.
8. Trịnh Bỉnh Dy (1996), “Nghiờn cứu chức năng phổi từ sau
hội nghị hằng số năm 1972”, Kết quả bước đầu nghiên cứu
một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
9. Trịnh Bỉnh Dy, Lê Thành Uyên (1978), “Bàn về mốc phân
chia các lứa tuổi người Việt Nam”, Sinh lý học, Tổng hội Y
Dược học Việt Nam, (1), Hà Nội, tr. 66 - 68.
1. Gardner. H (1998), Cơ cấu trí khôn- Lý thuyết về nhiều dạng
trí khôn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Từ Giấy và cộng sự (1986), “Tỡnh trạng dinh dưỡng và phát
triển thể lực trẻ em ở một số vùng sinh thái khác nhau”, Mấy
vấn đề nghiên cứu về phân bổ, sử dụng đào tạo và điều kiện
lao động nữ, Trung tâm Nghiên cứu khoa học Phụ nữ - Uỷ
ban Khoa học xã hội Việt Nam.
3. Lê Thị Minh Hà (2000), “Một số quan điểm về trí nhớ”, Tạp
chí Nghiên cứu giáo dục, (11), tr. 15 - 16.
4. Lê Minh Hà (2003), Nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ và
thể lực của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, Luận án Tiến sĩ Tâm lý
học, tr. 10 - 39.
5. Phạm Minh Hạc (2003), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Giáo
dục, tr. 21 - 31, 621 -626.
6. Nguyễn Kế Hào (1991), “Khả năng phát triển trí tuệ của trẻ
em Việt Nam”,Nghiên cứu giáo dục, (10), tr. 2-3, 10.
7. Nguyễn Thị Thỳy Hằng (1995), “Nghiờn cứu các chỉ số sinh
học lứa tuổi mẫu giáo thành phố Huế”, Thông báo khoa
học Đại học Y khoa Huế.
8. Nguyễn Thị Thỳy Hằng (2006), “Khảo sát sự biến đổi huyết
áp, tần số tim, điện tim qua nghiệm pháp gắng sức trên các vận
động viên trình độ cao", Tạp chíSinh lý học.
9. Châu Hữu Hầu, Huỳnh Văn Nên (1995), “Cỏc yếu tố ảnh
hưởng đến suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi”, Kỷ yếu công
trình nghiên cứu khoa học, Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em.
1. Nguyễn Đoàn Hồng (1995), Một số số liệu về thể tích hụ
hấp, Thông báo khoa học Đại học Y khoa Hà Nội, (3).
2. Mai Văn Hưng (2003), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học
và năng lực trí tuệ của sinh viên ở một số trường học phía
Bắc, Luận án Tiến sĩ Sinh học,Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Mai Văn Hưng (2001), “Một số chỉ tiêu về hình thái thể lực
của học sinh trường Trung học Sư phạm Thanh Húa”, Tạp
chí Khoa học Sư phạm, (6), tr. 127 -131.
4. Nguyễn Đình Hường (1996), “Giỏ trị bình thường của
chín chỉ tiêu thông khí phổi người vùng Hà Nội từ 11 đến 80
tuổi”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học
người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
5. Nguyễn Công Khanh (2004), “Tỡm hiểu khái niệm trí thông
minh”, Tạp chí Tâm lý học số 2, (59), tr.51-57.
6. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn, Từ Giấy (2000), “Bàn về
những thách thức và triển vọng hạ thấp tỉ lệ suy dinh dưỡng
ở trẻ em Việt Nam thời gian tới”,Báo cáo tại Hội nghị quốc
tế về chương trình mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng
cho trẻ em Việt Nam.
7. Đào Huy Khuê (1991), Đặc điểm về kích thước hình thái, về
sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của học sinh phổ thông 6
- 17 tuổi (thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình), Luận án phó
Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội.
1. Tạ Thuý Lan (1992), Sinh lí thần kinh trẻ em, Trường Đại
học Sư Phạm Hà Nội 1.
2. Tạ Thuý Lan (2007), Sinh lí học thần kinh, Tập 2, Nxb Đại
học Sư Phạm, Hà Nội, tr. 174-256.