Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam. thực trạng và một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 98 trang )

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AIA Khu vực đầu tư ASEAN
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam á
ASEM Hội nghị thượng đỉnh Á -Âu
BTA Hiệp định thương mại Việt – Mỹ
CNH Công nghiệp hóa
CNTB Chủ nghĩa tư bản
CNXH Chủ nghĩa xã hội
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
EU Liên minh châu Âu
FDI Đầu tư nước ngoài
FTA Khu vực mậu dịch tự do
GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HĐH Hiện đại hóa
HN
KTQT
Hội nhập kinh tế quốc tế
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KTTT Kinh tế thị trường
KT-XH Kinh tế xã hội
MFN Quy chế tối huệ quốc
NAFTA Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
NGO Tổ chức phi chính phủ
TRIMs Hiệp đinh về các biện pháp đầu tư liên quan đén thương mại
TRIPs Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đén thương mại
TCH Toàn cầu hóa


USD Đô la Mỹ
VND Đồng Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
ODA Viện trợ phát triển chính thức
1
LỜI MỞ ĐẦU
HNKTQT là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của
từng nước với nền kinh tế khu vực và trên thế giới thông qua các nỗ lực tự do
hoá và mở cửa trờn cỏc cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.
Thực chất HNKTQT đối với một quốc gia là việc quốc gia đó thực hiện chính
sách kinh tế mở, tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực
hiện tự do hoá thương mại và đầu tư cũng như các yếu tố sản xuất khác như
công nghệ, lao động Những năm gần đây, tiến trình HNKTQT càng phát
triển và trở thành một xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thể
hiện ở sự xuất hiện nhiều tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu như WTO, EU,
ASEAN, APEC
Nhận thức được những đòi hỏi cấp bách của quá trình hội nhập, Đảng
và Nhà nước ta đã vạch đường lối và thực thi chính sách mở cửanền kinh tế
trong nước vơớ nước ngoài từ Đại hội Đảng VI (1986). Và cho đến nay, Việt
Nam đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập, nhiều chính sách đã được thực thi
nhất là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư nước ngoài cho quá trình phát
triển. Đến bây giờ chúng ta đang chuẩn bị phiên họp thứ XI ở Gernever (Thuỵ
Sỹ) cũng như những phiên đàm phán cuối cùng để gia nhập WTO.
Do đó, tác giả nghiên cứu đề tài " Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam. Thực trạng và một số giải pháp " để tìm hiểu và đánh giá tác động của
hội nhập kinh tế quốc tế đến nền kinh tế Việt Nam.
1. Mục tiêu của đề tài:
2
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về HNKTQT và tác động

của nó đến nền kinh tế xã hội toàn cầu. Nghiên cứu một số bài học về
HNKTQT ở một số nước: Nhật Bản, Trung Quốc
- Phân tích và đánh giá tiến trình HNKTQT của Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp và đưa ra một số những kiến nghị về phát triển
nền kinh tế Việt Nam theo huướng bền vững nhằm chủ động hội nhập.

2. Đối tượng,vi nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng HNKTQT của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay
đặc biệt là trong 5 năm gần đây và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình
hội nhập trong thời gian tới.
3.Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, căn cứ
vào các quan điểm của Đảng và Nhà nước, chuyên đề đã vận dụng các
phương pháp cụ thể là phương pháp toán học, thu thập tài liệu về các vấn đề
liên quan đến lĩnh vực nghiên.
4. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận, chuyên đề gồm 3 chương sau:
Chương I: Một số vấn đề chung về HNKTQT và tác động của
HNKTQT đối với các quốc gia
Chương II: Thực trạng HNKTQT của Việt Nam.
3
Chương III: Triển vọng và giai pháp nhằm chủ động HNKTQT của
Việt Nam từ nay đến năm 2010 tầm nhìn 2020.

4
Chương I : Một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế và tác
động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các quốc gia
1.Cơ sở lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT)
1.1.Khái niệm, đặc trưng, nội dung, hình thức của HNKTQT
1.1.1.Toàn cầu hóa và HNKTQT

1.1.1.1.Toàn cầu hóa
Trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau về toàn cầu hóa (TCH)
Theo tổ chức thương mại và phát triển của liên hiệp quốc
(UNCTAD)thỡ: “TCH liên quan đến các luồng giao lưu không ngừng tăng
lên của hàng hóa và nguồn lực vượt qua biên giới của các quốc gia cùng với
sự hình thành các cấu trúc, tổ chức trên phạm vi toàn cầu nhằm quản lý các
hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng tăng lên đú”.
Theo quỹ tiền tệ (IMF): “TCH là sự không ngừng tăng của quy mô và
hình thức giao dịch hàng hóa dịch vụ xuyên quốc gia, sự lưu thông vốn quốc
tế cùng với sự truyền bá rộng rãi, nhanh chóng của kỹ thuật làm tăng mức độ
phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế các nước trên thế giới.
Còn theo tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì quan niệm TCH là sự
tùy thuộc lẫn nhau trên nhiều mặt vỡ nó bao quát cả lĩnh vực kinh tế, chính
trị, xã hội . Như vậy có thể thấy rằng TCH là sự gia tăng một cách mạnh mẽ
vượt ra khỏi biên giới quốc gia, mỗi liên kết trên một chỉnh thể thị trường
toàn cầu của các quan hệ và các hoạt động kinh tế . Đồng thời với quá trình
đó là sự gia tăng mạnh mẽ làn sóng hình thành và hoàn thiện các quy chế,cỏc
tổ chức quốc tế tương thích nhằm quản lớvà điều hành các hoạt động kinh tế
đã và ngày càng phụ thuộc chặt chẽ vào nhau giữa các quốc gia , các khu vực.
Đặc trưng của TCH chính là thị trường hóa toàn cầu. TCH là xu thế tất
yếu, xu thế tiến bộ của sự phát triển. Trong điều kiện hiện nay với sự phát
triển mạnh mẽ của hợp tác và phân công lao động quốc tế các nền kinh tế
5
buộc phải tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế, theo quy luật chơi chung
của kinh tế thị trường (KTTT).
Ngày nay dưới sự tác động chung của xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế
thế giới đang trở thành một chỉnh thể hữu cơ cú mối quan hệ chặt chẽ với nền
kinh tế các quốc gia và khu vực.
1.1.1.2.Hội nhập kinh tế quốc tế.
Cũng như TCH, HNKTQT có nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên ở

nước ta thuật ngữ hội nhập xuất hiện trong bối cảnh nước ta đang xúc tiến
mạnh mẽ chính sách đa phương hóa , đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Tại đại hội
IX Đảng đã nhấn mạnh: “Chủ động HNKTQT va khu vực theo tinh thần phát
huy tối đa hóa nội lực,nõng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,đảm bảo độc lập,tự
chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”
Như vậy có thể thấy rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế,HNKTQT là
quá trình tham gia chủ thể kinh tế của mỗi quốc gia và quốc gia đó vào sân
chơi chung của kinh tế thế giới.
Biểu hiện của quá trình toàn cầu hóa là quan hệ ngoại thương giữa các
quốc gia thông qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể như tổng số vốn FDI , tổng giá
trị kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ đúng gúp cúa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
vào tổng thu nhập quốc dân, …
1.1.2.Nội dung của toàn cầu hóa.
Trong giới hạn đề tài chủ yếu xem xét nội dung của HNKTQT đối với các
quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Các nội dung này bao gồm:
Thứ nhất: Hội nhập để thu hút các luồng vốn trên toàn cầu.
Một nền kinh tế nhất là nền kinh tế của các nước đang phát triển, muốn
tồn tại và phát triển không chỉ dựa vào nội lực của mình mà còn cần có nguồn
lực từ bên ngoài nhất là các nguồn vốn FDI, ODA, các nguồn vốn vay song
phương và đa phương. Muốn thu hút được những nguồn lực này các nước
6
phải hoàn thiện chính sách thu hút nguồn lực của mình cũng như phải có
phương án sử dụng vốn một cách hợp lý và hiệu quả.
Thứ hai: Hội nhập với thị trường toàn cầu
Trong xu thế hội nhập như hiện nay, thị trường các ước cũng như trong
khu vực phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển này
các nuớc cũng áp dụng nhiều hơn các biện pháp phi thuế quan (áp dụng chủ
yếu ở các nước đang phát triển). Điều này dẫn tới các vụ kiện tranh chấp
thương mại giữa các quốc gia, khu vực như việc Việt Nam bị Mỹ kiện bán

phá giá cá da trơn ở thị trường Mỹ, vụi này đã gây tổn thất rất lớn cho Việt
Nam vì Việt Nam bị coi là một nước chưa có nền kinh tế thị trường. Như vậy
có thể thây rằng các quốc gia khi gia nhập các liên kết kinh tế
Thứ tư: Là hội nhập với nền kinh tế tri thức, phát triển dựa trên khoa học
và công nghệ cao.
Thứ năm: Là hội nhập với lực lượng lao động toàn cầu
Với nội dung cơ bản của HNKTQT như trên mỗi quốc gia tùy thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế của mình mà lựa chọn, quyết định hình thức, mức
độ và lộ trình hội nhập cho phù hợp.
1.1.3.Các hình thức hội nhập
“Thứ nhất: Khu vực mậu dịch tự do hay khu vực buôn bán tự do( Free
trade area or trade zone).
Đây là hình thức và mức độ hội nhập đầu tiên, thấp nhất của quá trình liên
kết khu vực.Đõy là việc hình thành một liên minh kinh tế quốc tế giữa các
quốc gia trên cơ sở dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hàng
hóa di chuyển tự do giữa các nước. Các nước trong khu vực áp dụng một biểu
thuế quan th ống nhất. Tuy nhiên đối với các nước ngoài khu vực thỡ cỏc
nước trong khu vực vẫn áp dụng một chính sách ngoại thương độc lập.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội thương mại tự
do Mỹ Latinh (LAFTA)…Hiện nay Việt nam là thành viên của AFTA.
7
Thứ hai : Là liên minh thuế quan hay đồng minh thuế quan(Customs
Union)
Đây là hình thức liên kết cao hơn so với khu vực mậu dịch tự do. Với hình
thức liên kết này các quốc gia trong liên minh bên cạnh việc tự do hóa mậu
dịch bằng cách xóa bỏ thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, các nước
còn cùng nhau xây dựng một biểu thuế quan thống nhất áp dụng cho các nước
ngoài liên minh. Cộng đồng kinh tế châu Âu thời kỳ trước 1992 (EC) thuộc
dạng này.

Thứ ba: Thị trường chung (Common Market)
Đây là hình thức liên kết cao hơn liên minh thuế quan, ở mức độ liên kết
này các thành viên ngoài việc áp dụng các biện pháp tương tự như liên kết
thuế quan trong trao đổi thương mại, các thành viên còn phải thỏa thuận và
cho phép tư bản và lực lượng lao động được tự do di chuyển giữa các nước
thành viên thông qua việc hình thành thị trường thống nhất.
Thứ tư : Là liên minh kinh tế
Đây là liên minh quốc tế với một mức độ cao hơn về sự di chuyển hàng
hóa, dịch vụ tư bản và lực lượng lao động giữa các quốc gia thành viên, đồng
thời thống nhất biểu thuế quan chung áp dụng cho cả các nước không phải là
thành viên. Ngoài ra các nước thành viên còn thực hiện thống nhất các chính
sách kinh tế, tài chính, tiền tệ…
Thứ năm: Liên minh tiền tệ
Đây là một hình thức liên kết kinh tế tiến tới phải thành lập một quốc gia
kinh tế chung có nhiều nước tham gia với những đặc trưng như xây dựng một
chính sách kinh tế chung trong đó có chính sách ngoại thương chung. Hình
thành đồng tiền chung thống nhất, thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ,
xây dựng hệ thống ngân hàng TW chung, xây dựng chính sách tài chính, tiền
tệ, tín dụng đối với các nước ngoài liên minh và các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế.” Theo giáo trình “Kinh tế quốc tế” - Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
8
1.2. Những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại đa phương và
hội nhập kinh tế quốc tế.
HNKTQ không chỉ bao gồm tự do hóa thương mại nhưng tự do hóa
thương mại và xây dựng hệ thống thương mại đa phương là nội dung chủ yếu
trong quá trình HNKTQT hiện nay nhất là đối với các nước đang phát triển.
Nội dung của phần này trình bày về những nguyên tắc cơ bản của hệ
thống thương mại đa phương trong quá trình HNKTQT. Và các nguyên tắc cơ
bản của WTO đã trở thành nền tảng áp dụng chung trong các tổ chức kinh tế
khu vực, trong các hoạt động thương mại song phương và đa phương

khỏc.WTO bao gồm có 4 nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất: Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Các điều khoản của GATT trước đây và bây giờ là của WTO đã xóa bỏ sự
phân biệt đối xử giữa các nước thành viên và giữa hàng hóa nhập khẩu và
hàng hóa xuất khẩu.
Các biện pháp không phân biệt đối xử bao gồm
+Điều khoản tối huệ quốc(MFN) theo đó mỗi nước thành viên phải dành
cho sản phẩm và dịch vụ của các nước thành viên khác sự đối xử ưu đãi tương
tự như ưu đãi dành cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bất kì thành viên nào
khỏc. Cỏc thành viên được đối xử công bằng và đều được quyền hưởng lợi từ
các cuộc đàm phàn giảm thuế quan và các biện pháp mở rộng thị trường.
+Quy chế đối xử quốc gia(NT), điều khoản này quy định rằng một số sản
phẩm hoặc dịch vụ khi được nhập khẩu vào thị trường của một quốc gia phải
được đối xử ưu đãi như sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự được sản xuất trong
nước. Quy chế này không chỉ áp dụng đối với lĩnh vực hàng hóa mà còn được
áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ.
Quy chế MFN&NT được APEC, ASEAN áp dụng và là một trong những
nội dung của hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
9
Thứ hai: tăng cường mở cửa thị trường, tạo lập môi trường thương mại ổn
định.
+Cắt giảm hàng rào phi thuế quan, làm cho hoạt động thương mại ngày
càng tự do hơn tạo điều kiện phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả.
+Xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, một trong những nguyên tắc của WTo là
các hình thức hạn chế các hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép.
+Minh bạch hóa chính sách: đú chớnh là việc bảo đảm sự ổn định công
khai, rõ ràng của các chính sách kinh tế, thương mại đầu tư
Thứ ba: Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
Nguyên tắc này một phần được thể hiện trong điều khoản MFN va NT.
Ngoài ra nó cũn được thể hiện trong các quy định về chống bán phá giá độc

quyền, bảo vệ quyền tác giả, mua sắm của chính phủ. Các tổ chức thương mại
khu vực và trên thế giới coi trọng sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các nhà
cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Thứ tư: Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế
Nguyên tắc này xuất phát từ mục tiêu là tạo điều kiện cho các quốc gia
đang phát triển và kém phát triển được hưởng lợi ích từ sự tăng trưởng kinh tế
thế giới. Theo nguyên tắc này thỡ cỏc tổ chức thương mại khu vực và thế giới
đã đưa ra một số các cam kết nhượng bộ về lịch trình và mức độ tham gia hội
nhập dành cho các nước đang phát triển
1.3/ Vai trò của HNKTQTđối với nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Bao gồm
+HNKTQT thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
phát huy lợi thế so sánh, góp phần phát ttriển kinh tế thế giới và nền kinh tế
của từng quốc gia.
Cơ cấu kinh tế bao gồm có: cơ cấu kinh tế-kĩ thuật, cơ cấu kinh tế-xã
hội( cơ cấu thành phần kinh tế) cơ cấu kinh tế vựng-lónh thổ, cơ cấu thị
trường và tính chất thị trường của nền kinh tế. Có thể thấy rằng hội nhập kinh
10
tế quốc tế có tác động thúc đẩy hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lí theo
hướng phân công lao động quốc tế dựa vào lợi thế so sánh của từng quốc gia.
Trong quá trình phát triển kinh tế các ngành hàng sản xuất, hàng xuất
khẩu phát triển cả về quy mô số lượng và chất lượng, hoạt động xuất khẩu
hàng hóa được mở rộng rất nhiều cùng với đó là hoạt động thương mại quốc
tế và hoạt động đầu tư cũng được xúc tiến làm xuất hiện các khu công nghiệp,
khu chế xuất, các vành đai kinh tế….làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Sự xuất hiện của khu vực kinh tế nước ngoài làm cho cơ cấu ngành nghề
cũng có nhiều biến động theo xu hướng chung là chuyển dịch cơ cấu sản xuất
sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao, tỷ trọng của ngành dịch vụ
trong cơ cấu kinh tế ngày càng tăng. Đầu tư nước ngoài giúp góp phần hình
thành nên những ngành kinh tế mới đòi hỏi công nghệ cao như công nghiệp

điện tử, viễn thụng…ở Việt Nam trong thời gian qua.
Cơ cấu kinh tế -xã hội cũng có sự thay đổi . Xuất hiện nhiều loại hình
doanh nghiệp mới như doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, các công
ty cổ phần với cỏc mụ khác nhau thuộc sở hữu của các công ty đa quốc gia.
Cơ cấu kinh tế cùng lãnh thổ cũng có những chuyển biến tích cực.
+HNKTQT góp phần phát huy vai trò của các chủ thể, sử dụng có hiệu
quả nguồn lực của nền kinh tế. HNKTQT góp phần mở rộng quan hệ đối
ngoại, giúp tạo thế và lực cho các quốc gia trên trường quốc tế.
Hội nhập là việc tham gia vào một thị trường toàn cầu với môi trường
kinh doanh quốc tế ngày càng tự do. Các doanh nghiệp tự phát huy khả năng
của mình trong một sân chơi rộng lớn. Hội nhập cũng giúp cho quốc gia từng
bước chuyên môn và phát huy được lợi thế của mỡnh trờn quy mô toàn cầu.
+HNKTQT thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền KTTT. Để hội nhập
các nước phải mở cửa kinh tế, tăng cường quan hệ với các nước trong khu
vực và trên thế giới thông qua quan hệ thương mại, đầu tư quốc tế….
2.Tác động của HNKTQT đến nền kinh tế thế giới
11
+Quá trình HNKTQT đã thúc đẩy mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa nền
kinh tế thế giới.
+Toàn cầu hóa thúc đẩy phân công lao động quốc tế và phân bổ hợp lí
hơn các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu. Cuộc cách mạng khoa học công
nghệ đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực và thế giới.
Các ngành sản xuất nhất là ngành công nghệ cao phát triển nhanh chúngvà
làm thay đổi cơ cấu sản xuất trên thế giới.
3. Tác động của HNKTQT đến nền kinh tế - xã hội của một số quốc gia
3.1.Tác động của HNKTQT đến nền kinh tế - xã hội của một số quốc gia
3.1.1. Ở một số nước phát triển
+HNKTQT thúc đẩy phân công lao động quốc tế và sự phát triển mạnh
mẽ của các công ty xuyên quốc gia tại các nước phát triển.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã thay đổi những yếu tố vật chất

truyền thống thay thế những công nghệ hiện đại, xuất hiện nhiều ngành công
nghiệp mới. Tuy nhiên không có nước nào có lợi thế trên mọi lĩnh vực do đó
phân công lao động quốc tế giúp cho các quốc gia phát huy hết được lợi thế
so sánh của mình và sự phân công chuyên môn hóa sâu sắc này là do sự tác
động mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia. Các công ty lớn trên thế giới
hiện nay đều thuộc các nước phát triển, các công ty này có sức mạnh kinh tế,
chi phối nền kinh tế thông qua các hoạt động kinh doanh. Nó cú chi nhánh ở
rất nhiều nơi trên thế giới thông qua lao động và hợp tác quốc tế (VD: một ô
tô con của hãng Volkswagen(Đức) được lắp ráp các chi tiết do các chi nhánh
ở một quốc gia trên thế giới). Với phương thức hoạt động này nó đó thúc đẩy
nhanh tốc độ TCH&HNKTQT.
Theo như số liệu của tổ chức thương mại thế giới(WTO) thỡ trờn thế
giới có khoảng 67.000 công ty mẹ và trên 750.000 công ty con. Các công ty
này kiểm soát 80% công nghệ, 40% NH, 80% XK và 90% đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Trong 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới có 435 của
12
các nước G7. 500 công ty này có giá trị tài sản khoảng 31 tỷ USD và sử dụng
34,5 triệu lao động trên thế giới.
+HNKTQT làm chuyển biến sâu sắc cơ cấu kinh tế của các nước phát
triển.
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cùng với sự phát triển của các công ty
xuyên quốc gia góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách sâu sắc từ
những ngành sử dụng nhiều lao động sang những ngành sử dụng nhiều vốn và
công nghệ.Cơ cấu các ngành cũng có sự thay đổi sâu sắc, có sự chuyển đổi từ
ngành công nghiệp – nông nghiệp sang các ngành dịch vụ. Trong đó các
ngành dịch vụ đặc biệt phát triển thu hút khoảng 70% lực lượng lao động.
Hiện nay ở Mỹ có đến 80% lực lượng lao động làm trong ngành dịch vụ.
Như vậy tác động của TCH & HNKTQT đã làm thay đổi cơ cấu kinh
tếcủa các quốc gia, các ngành có hàm lượng chất xám cao đang dần giành vị
trí chủ chốt trong thương mại quốc tế. Đặc biệt là ngành công nghệ thông tin,

nó thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư ở các nước phát
triển.
+HNKTQT thúc đẩy mạnh thương mại đầu tư và đầu tư quốc tế
Thương mại quốc tế có một vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế của
một nước. HNKTQT các nước sẽ phải xóa bỏ dần các rào cản thương mại
điển hình là khi gia nhập WTO các nước thành viên phải giảm mức thuế bình
quân là 3% đối với với các nước phát triển và 15% đối với các nước đang
phát triển, điều này đã thúc đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại, lưu
chuyển hàng hóa tăng nhanh. Tuy nhiên nước có lợi nhiều nhất là các nước
đang phát triển. Thông qua thương mại hàng hóa, những hàng hóa và thiết bị
máy móc lạc hậu sẽ được chuyển qua các nước đang phát triển thông qua
chuyển giao công nghệ, đầu tư hoặc liên doanh với các nước đang phát triển.
Đồng thời những nước này sử dụng nhiều các biện pháp phi thuế quan để bảo
hộ nền sản xuất trong nước. Theo thống kê thì 24 nước phát triển của OECD
chỉ chiếm 14,5% dân số nhưng sản xuất ra 71,4% tổng sản phẩm thế giới,
13
nắm trên 60% tổng xuất khẩu thế giới và đây cũng chính là các nước có mức
độ tự do hóa thương mại cao.
HNKT cũng đẩy nhanh tốc độ đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các công ty xuyên quốc gia. Sự
sáp nhập của các công ty xuyên quốc gia đã thúc đẩy hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Các nước phát triển là chủ thể thực hiện đầu tư trực tiếp và họ cũng là
nước chủ yếu thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Điể hình là Mỹ, chỉ tớnh riờng
năm 2005 FDI của Mỹ trên 210 tỷ USD. Còn Anh thu hút nhiều vốn FDI
khoảng trên 30% tổng lượng vốn FDI vào EU
Như vậy HNKTQT mang lại cho các nước phát triển nhiều lợi ích song
nó cũng để lại nhiều vấn đề không nhỏ.
+TCH & HNKTQT làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong từng
nước và giữa các nước.

+TCH & HNKTQT làm gia tăng và gay gắt hơn cạnh tranh giữa các
nước trong sản xuất, thương mại và đầu tư.
+TCH & HNKTQT làm nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh và xã hội
trở nên không ổn định và kém an toàn.
3.1.2. Ở một số nước đang phát triển
+HNKTQT làm cho thị trường hàng hóa và dịch vụ của các nước đang
phát triển được mở rộng. Thông qua việc tham gia vào các liên kết kinh tế các
nước đang phát triển có cơ hội chuyển giao các lợi thế, những hàng hóa có thế
mạnh cho các nước phát triển. Nhờ có ưu đãi thuế quan, chế độ tối huệ quốc,
bảo vệ quyền lợi nhờ các biện pháp giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế,
các nước đang phát triển đang có cơ hội tham gia vào thị truờng thế giới nhiều
hơn và góp phần kích thích phát triển thương mại quốc tế. Nhờ vậy mà tỷ
trọng công nghệ trong hàng hóa của những nước này đang ngày càng tăng lên.
+HNKTQT làm chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, tập trung
vào phát triển công nghiệp và dịch vụ, khai thác những lợi thế để phát triển
14
nâng cao sức cạnh tranh, thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế thường xuyên
bị rình rập, đe dọa.
Các nước đang phát triển nếu biết vận dụng, khai thác được những mặt
tích cực của toàn cầu hóa thì kinh tế phát triển nhanh, mạnh, bền vững liên
tục, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Điển hình là trung Quốc, một quốc
gia có trình độ kinh tế thấp thì nhờ một chính sách hướng ngoại hợp lí đã đạt
được tốc độ tăng truởng cao và ổn định trong 20 năm qua.Với tốc độ tăng
truởng bình quân là 12% trong giai đoạn 1991-1999. Và cho đến nay trung
bình là 7,5%/năm . Trung Quốc đựơc coi là nước có mức tăng trưởng cao
nhất hiện nay.
+HNKTQT tác động tới sự chu chuyển vốn, tạo nên dòng vốn đầu tư từ
các nước phát triển sang các nước đang phát triển hoặc từ nội bộ các nước
đang phát triển với nhau.
Khối lượng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển ngày càng tăng,

nguồn vốn thì đa dạng gồm nguồn viện trợ, nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián
tiếp nước ngoài củ tư nhân, của các tổ chức chính phủ trong đó nguồn vốn
đầu tư của tư nhân đóng vai trò quan trọng.
Đầu tư nước ngoài giúp cho các nước đang phát triển mở rộng sản xuất,
phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí.
+HNKTQT giúp cho các nước đang phát triển tiếp nhận khoa học kỹ thuật và
nền công nghệ cao của các nước phát triển.
Đây là một tất yếu vỡ cỏc nước phát triển thì muốn mở rộng sản xuất,
mở rộng thị trường cũn cỏc nước đang phát triển thỡ cú nhu cầu tiếp nhận
những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để đẩy nhanh quá trình phát triển
nền kinh tế. Các nước đang phát triển có cơ hội lựa chọn cho mình những
công nghệ tiên tiến để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ đi tắt, đón
đầu những thành tựu công nghệ hiện đại và tiên tiến. Do ưu thế lao động rẻ và
tài nguyên thiên nhiên phong phú, các nước đang phát triển có sức hấp đẫn
lớn đối với các nhà đầu tư.Vỡ vậy, họ có thể thu được nhiều thành tựu khoa
15
học kỹ thuật có trình độ cao đẻ phát triển sản xuất, tạo lập những trung tâm
kinh tế đủ sức hội nhập.Cựng với việc tiếp nhận khoa hoc kỹ thuật là sức ép
về việc tiếp thu và sử dụng các công nghệ buộc các nước này phải tiến hành
đổi mới để thích ứng và phát triển sản xuất kéo theo là sự lớn mạnh của lực
lượng lao động cả về chất và lựơng từ đó đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
của một nước theo hướng tiên tiến, hiện đại.
+Dưới tác động của HNKTQT các nước đang phát triển không chỉ có thị
truờng, vốn, khoa học công nghệ tiên tiến mà còn thúc đẩy xu hướng liên kết,
hợp tác theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa tạo thế và lực trong quan hệ
kinh tế quốc tế và sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên nếu như “nội lực” còn yếu kém và chưa phù hợp với xu
hướng phát triển trên thế giới thì có thể dẫn đến sự rối loạn, tụt hậu không chỉ
về mặt kinh tế mà còn cả về luật pháp, giáo dục, y tế, xã hội…
3.2.Kinh nghiệm quốc tế về chủ động HNKTQT

3.2.1.Kinh nghiệm HNKTQT ở một số nước
3.2.1.1.Kinh nghiệm của Nhật Bản
Để có sự lựa chọn đúng đắn và hiệu quả, các hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế để hội nhập, chính phủ Nhật Bản đã xây dựng mộ lộ trình hội nhập cụ
thể như sau
+Thâm nhập thị trường quốc tế bằng việc tích cực kí kết các hiệp định cấp
chính phủ tích cực viện trợ ODA cho các nước, các thị trường có tiềm năng,
tăng cường cung cấp các thông tin thị trường, giảm dần sự kiểm soát, can
thiệp trực tiếp của chính phủ.
+Lựa chọn phát triển các ngành sản phẩm chủ lực theo hướng thúc đẩy xuất
khẩu, thích hợp với nhu cầu thị trường thế giới và phát huy được lợi thế so
sánh của nước mình như chế tạo ô tô, máy móc, thiết bị diện tử sinh hoạt, rô
bốt…
+Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu
là ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản. Nhằm mục tiêu này chính phủ tích cực chỉ
16
đạo cho các ngân hàng ưu đãi cấp thuế, tín dụng cho các doanh nghiệp Nhật
Bản. Tuy nhiên xu hướng này giảm dần để các doanh nghiệp Nhật Bản có thể
tự đứng vững trên thị trường. Chính phủ Nhật Bản cũng khuyến khích doanh
nghiệp nhập khẩu và “nội địa húa” công nghệ nước ngoài. Mặt khác chính
phủ cũng khuyến khích sát nhập các công ty nhỏ thành nhũng công ty lớn,
những tập đoàn doanh nghiệp để có thể đủ sức cạnh tranh với các công ty đa
quốc gia ở thị trường trong nước va nước ngoài.
+Chú trọng xúc tiến thương mại đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu. Đây là một
trọng tâm và là một chìa khóa quan trọng cho sự thành công của Nhật Bản
tróng suốt quá trình HNKTQT ở cả cấp chính phủ và cấp tập đoàn.
+Thành lập các hiệp hội và tổ chực hỗ trợ toàn diện cho các doang nghiệp vừa
và nhỏ để tăng cường sức cạnh tranh HNKTQT.
+Mở cửa toàn diện mọi lĩnh vực hàng hóa, lao động, tài chính, xây dựng, đầu
tư.

+Tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để lập cơ sơ sản xuất cung cấp
cho thị trường tại chỗ, xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào Nhật
Bản.
+Tham gia sâu rộng hơn vào các vấn đề quốc tế. Thực tế đã chứng minh Nhật
Bản là một trong những nước phát triển trên thế giới với tốc độ tăng GDP trên
2%/ năm,theo thống kê kim ngạch xuất khẩu tăng 14,7% với thặng dư thương
mại là trên 550 tỷ USD vào năm 2005. Dự báo nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng
ổn định trong những năm sau.
17
3.2.1.2.Kinh nghiệm ở một số nước đang phát triển ở châu Á
Học tập mô hình chủa Nhật Bản các nước phát triển của Đông Nam Á đã
sử dụng phương thức đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực với hàm
lượng công nghệ tăng dần.
Về nhập khẩu các nước đều gia tăng nhập khẩu các thiết bị máy móc và
công nghệ cao.
Để hỗ trợ xuất khẩu các nước trong khu vực đều tạo điều kiện cho khu
vực tư nhân phát triển bằng cách sử dụng ưu đãi thuế quan, trợ giúp xuất khẩu
và thực thi một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt theo hướng duy trì đồng
nội tệ thấp.
Tuy nhiên các nước đốu sử dụng chiến lược “ sản xuất hướng vào xuất
khẩu” và “ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu”. Một trong những nước áp dụng
thành công chiến lược này la` Singapore ở giai đoạn đầu năm 1990, tổng kim
ngạch xuất khẩu chiếm 70-75% GDP thì cho đến nay kim ngạch này là 75-
80% GDP. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu có sự tăn trưởng nhanh của các sản
phẩm công nghiệp chế biến và công nghiệp chế tạo. Còn về cách thức lựa
chọn thị trường các nước châu Á hướng về thị trường có sức mua lớn chủ yếu
là các nước phát triển nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mình như thị
trường EU,Mỹ…
18
Các nước ASEAN đặc biệt coi trọng hoạt động xúc tiến thương mại, tự

do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư, khuyến khích thu hút FDI đặc biệt là các
công ty đa quốc gia.
Quản lí chất lượng hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu cũng được các
nước ASEAN coi trọng. Các nước xây dựng cho mình hệ thống các tiêu
chuẩn kỹ thuật quốc gia và quốc tế như ISO9000, ISO14000,HACCP
Các nước cũng tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế như
WTO,APEC…Nhờ đú cỏc nước ngày một hoàn thiện cơ chế thị trường, cải
thiện môi trường kinh doanh, theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
3.2.1.3.Kinh nghiệm của Trung Quốc
Có thể thấy rằng Trung Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển
nhanh nhất hiện nay với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm trên
9% được duy trì trong 25 năm qua. Năm 2005 mức tăng trưởng là 9,8% - mức
tăng trưởng cao nhất trên thế giới và
19
Dự báo tốc độ tăng trưởng năm 2006:
Ngoại thương của Trung Quốc năm 2005 đạt trên 1,4 tỷ USD với đặc
trưng là xuất khẩu cao và nhập khẩu thấp. Theo tổ chức hợp tác kinh tế và
phát triển OECD đã nêu rõ “nhiều ngành công nghiệp của Trung Quốc đã hội
nhập toàn diện vào hệ thống cung cấp của thế giới và với xu thế này Trung
Quốc có thể trở thành nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới vào đầu thập kỷ
tới”.
Sở dĩ Trung Quốc đạt được một kết quả như ngày hôm nay là do Trung
Quốc có một chính sách hợp lí để hội nhập vào nền kinh tế th ế giới từ ngay
cuối những năm 1970. Cho đến năm 1990 Trung Quốc đã chuyển mạnh sang
mở cửa toàn diện và xúc tiến điều chỉnh môi trường đầu tư và nâng cao năng
lực thể chế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Trung Quốc tạo lập một hệ thống thuế quan thống nhất giữa doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, từng bước hạ thấp thuế quan
theo yêu cầu hội nhập và duy trì mức độ bảo hộ đối với ngành, sản phẩm có
triển vọng.

Ngoài ra Trung Quốc phát triển cơ sở hạ tầng, áp dụng mức giá dịch vụ
thống nhất. Các thủ tục phê duyệt dự án đơn giản hóa, tạo ra những điều kiện
20
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp được cải cách một
cách toàn diện. Cùng với đó là những biện pháp xúc tiến thương mại, xây
dựng những tập đoàn lớn, hiện đại để cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.
Trung Quốc cũng không ngừng mở rộng các hoạt động thương mại.
Hợp tác với các nước không ngừng đi sâu, phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn
như Mỹ, EU và đặc biệt là ASEAN.
3.3.Một số bài học kinh nghiệm quốc tế về chủ động HNKTQT
Từ những kinh nghiệm HNKTQT của một số nước trên có thể khái
quát rõ hơn về kinh nghiệm hội nhập như sau:
+Khẳng định quá trình HNKTQT là một yêu cầu khách quan không thể
đảo ngược đối với nền kinh tế quốc gia.
+Kiểm tra, kiểm soát quá trình hội nhập và nhấn mạnh vai trò của nhà
nước trong quá trình hội nhập là nguyên tắc cơ bản.
+Đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô là điều cơ bản để hội nhập thành
công.
+Hoàn thiện thể chế, chính sách kinh tế mở
+Phải khai thác, sử dụng lợi thế so sánh của quốc gia mình để hội nhập.
+Phải biết tận dụng thời cơ và đẩy lùi các nguy cơ.
21
Chương 2: Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
1.Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về hội nhập kinh tế quốc
tế
Những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về hội nhập kinh tế
quốc tế xuất phát từ những nhận thức đúng đắn về xu thế toàn cầu hoá, khu
vực hoá và phát triển một nền kinh tế thị trường theo hướng mở hiện đại trong
bối cảnh quốc tếhoỏ và khu vực hoá như hiện nay đồng thời xuất phát từ đòi
hỏi thực tiễn của nền kinh tế nước ta. Đảng và nhà nước chủ trương xây dựng

nền kinh tế nước ta theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Có thể nói ngay từ hội nghị Đảng VI (1986). Đảng đã đặt nền móng cho
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ta. Trước hết là trên phương diện
đường lối
phát triển kinh tế đó là việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh
tế thị trường. Từ đó cho đến nay hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành chủ
trương nhất quán của Đảng và nhà nướcnhư chủ chương đàm phán gia nhập
APEC, WTO, ASEAN,…
Bước sang thế kỉ XXI, tình hình kinh tế và chính trị có nhiều biến động,
thế và lực của nước ta cũng đã thay đổi. Vì thế nghị quyết đại hội Đảng lần IX
đó xỏc điịnh “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy nội
lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập, tự chủ theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”. Tiếp đó là đại hội lần 9 (khoá IX) ban chấp hành
trung ương Đảng (NQ34-NQ/TW ngày 3/2/04) khẳng định: “ Chủ động và
khẩn trương hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết
đa phương, song phương nước ta đó kớ kết và chuẩn bị tốt các điều kiện để
sớm gia nhập thương mại thế giới (WTO)”.
Nghị quyết 07 – TQ /TW cũng đó xỏc điịnh năm quan điểm chỉ đạo trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm:
22
1) Chủ động hội nhập, tranh thủ được ngoại lực phát huy được nội lực,
giữ gìn bản sắc dân tộc, đảm bảo độc lập, tự chủ tronh điều kiện hội
nhập sâu, rộng kinh tế thế giới và khu vực
2) Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp toàn dân, phát huy nguồn lực
của các thành phần kinh tế, là nỗ lực của các cấp, các nghành.
3) Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và
cạnh tranh có nhiều cơ hội và không ít thách thức.
4) Để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thành công phải xây dựng lộ
trình hội nhập và có kế hoạch hội nhập hợp lý, vừa phù hợp với lộ
trình hội nhập và có kế hoạch hội nhập hợp lý, vừa phải phù hợp với

lộ trình phát triển và đáp ứng đòi hỏi của đất nứơc trong từng giai
đoạn, vừa đáp ứng các quy định của tổ chức kinh tế quốc tế mà nước
ta tham gia.
5) Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ
vững quốc phòng, an ninh.
Như vậy có thể thấy rằng chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việtn
Namhoà nhập mà không hoà tan, hội nhập nhưng vẫn giữ được bản sắc dân
tộc.
2.Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ khi thực hiện công
cuộc đổi mới đặc biệt trong 5 năm gần đây.
2.1 Tình hình hội nhập của Việt Nam.
Cho đến nay nước ta đã thiết lập ngoại giao với 167 quốc gia, có quan hệ
thương mại trên 160 nước và 31 vùng lãnh thổ, thu hút đầu tư trực tiếp của
trên 800 công ty và tập đoàn của trên 70 nước và vùng lành thổ tranh thủ sự
viện trợ phát triển của 45 nước cùng các tổ chức tài chính quốc tế và của 350
tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên trong giới hạn đề tài này chỉ giới thiệu một
cách tổng quan nhất về quá trình tham gia vào càc tổ chức kinh tế quốc tế
toàn cầu và khu vực.
23
- Năm 1992: Việt Nam nối lại quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế
như IMF, WB, ADB.
- Năm 1993: Việt Nam nối lại quan hệ với các nhà tài trợ quốc tế.
Ngoài ra Việt Nam còn gia nhập các tổ chức khu vực như ASEAN, ASEM,
APEC, WTO…
Cụ thể như sau:
2.1.1.ASEAN
- Tháng 10/1994, Việt Nam làm đơn xin gia nhập hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN).
- Tháng 7/1995, Việt Nam chính thức là thành viên của ASEAN. Từ đó
Việt Nam đó kớ kết các hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại cùng

một số văn bản ghi nhớ sau:
+ Hiệp định về khu vực ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) dành cho
khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Hiệp định này có hiệu lực từ ngày
1/1/1993, tuy nhiên theo nguyên tắc X +2 Việt Nam thực hiện từ ngày
1/1/1996. Việt Nam phải hạ mức thuế xuống còn 0-5% đối với hàng hóa nhập
khẩừt các nước thành viên. Lộ trình giảm thuế của Việt Nam, Việt Nam phải
cắt giảm tổng số 6523 dòng thuế xuốn 0-5% trước tháng 1 năm 2006. Từ năm
1997 đến T12 năm 2002 Việt Nam đã cắt giảm 5500/6532 dòng thuế, trong 2
năm 2003-3004 cắt giảm thêm 755 dòng thuế và hạ mức thuế xuống còn nhỏ
hơn 20% và đến năm 2015 thuế nhập khẩu từ các nước sẽ là 0%.
+ Hiệp định khung về đầu tư ASEAN (AIA) theo mục tiêu là thiết lập một
môi trường đầu tư tự do và thông thoáng hơn giữa các quốc gia thành viên
vào tháng 1/2010.
+ Hiệp ước BALI II kí vào 7/10/2003 các nguyên thủ quốc gia ASEAN tham
gia hội nghị cao cấp tại BALI (Indonexia). Đây là văn kiện đánh dấu bước
ngoạt trong tiến trình làm sâu hơn liên kết kinh tế khu vực, xây dựng một
cộng đồng ASEAN.
2.1.2. APEC, diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.
24
- T11/1998 Việt Nam được kết nạp vào thành viên của APEC, APEC là
một tổ chức liên chính phủ với các thành viên là chính phủ các nước.
APEC được hình thành với tư cách là diễn đàn đầu tư vốn nhằm thúc
đẩy hợp tác thương mại và đầu tư. Việt Nam tham gia vào APEC tạo ra
tiền đề quan trọng để tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO.
2.1.3.WTO.
WTO thành lập vào T1 /1995 để thay thế cho hệp định thế quan và thương
mại GATT.
Khi thành lập WTO có 130 thành viên, đến nay tổng số cú trờn 140 thành
viên trong đó hai phần ba thành viên là các nước đang và kém phát triển.
Ngoài ra WTO cũn cú một số quan sát viên. Đây là một tổ chức thương mại

lớn nhất trên toàn cầu trên 90% thương mại thế giới.
Việt Nam là quan sát viên của GATT từ năm 1994. Ngày 4/1/1994 Việt
Nam làm đơn xin gia nhập WTO.
28/8/1996 Việt Nam đã gửi Bị vong lục về chế độ ngoại thương của Việt
Nam tới WTO.
T7/1999, Việt Nam đã tiến hành phiên họp đa phương với ban công tác về
minh bạch hóa chính sách thương mại. Đến nay, Việt Nam đã tiến hành 11
phiên họp đa phương và kết thúc đàm phán với nhiều nước. Hiện nay Việt
Nam còn đang đàm phán với Mĩ, Mờxicụ, Honduras và Domica,
*Tóm lược lộ trình đàm phán gia nhập tổ chức WTO của Việt Nam như sau:
-Tháng 06/1995: Việt Nam được công nhận là quan sát viên của GATT
- Ngày 4/1/1995: WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam
-31/1/1995: Ban công tác Việt Nam gia nhập WTO được thành lập
-1995-8/1996: Cán bộ, ngành với Bộ Thưong mại làm đầu mối đã xúc tiến
chuẩn bị bản ghi nhớ về chế độ kinh tế và ngoại thương của Việt Nam (gọi là
Bản vong lục), thực hiện minh bạch hóa chính sách và đàm phán song phương
mở cửa thị trường.
25

×