Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRONG
GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ô nhiễm môi trường làm biến đổi khí hậu toàn cầu, gây thiên tai, hạn
hán, bão lụt, lốc xoáy, làm tổn hại đến đời sống cũng như sức khoẻ của con
người và làm diệt vong một số loài sinh vật…. Có 3 dạng ô nhiễm môi trường
chính là ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí.
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do con người. Do
vậy muốn bảo vệ môi trường trước hết cần phải thay đổi sự tác động của con
người đối với môi trường, mà việc đầu tiên cần làm là thay đổi những nhận
thức, suy nghĩ để con người có những hành động cụ thể có ích đối với môi
trường.
Là nền tảng của giáo dục quốc dân với số lượng học sinh, sinh viên
chiếm 20% dân số sẽ góp phần tích cực làm giảm ô nhiễm môi trường nếu độ
ngũ này có ý thức, hành vi và thói quen thường ngày về vấn đề bảo vệ môi
trường.
Hoá học là môn khoa học nghiên cứu thành phần, tính chất, ứng dụng,
sự biến đổi giữa các chất, sản xuất các chất. Do đó hoá học có vai trò rất lớn
trong việc giáo dục bảo vệ môi trường đặc biệt đối với học sinh trung học phổ
thông . Đưa các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến môi trường vào bài học
không những giúp các em học sinh say mê hứng thú học tập, tạo niềm tin
khoa học và yêu thích môn hoá mà còn giúp các em hiểu biết thêm về môi
trường từ đó ý thức bảo vệ môi trường được nâng cao và biến thành những
hành vi, những thói quen hàng ngày, những hành động cụ thể thường xuyên
liên tục ở bất cứ nơi nào như gia đình, nhà trường và xã hội để môi trường
sống luôn xanh - sạch - đẹp.
Để đạt được mục đích này thì giáo viên dạy hoá học ở trường trung học
phổ thông là nhân tố tham gia có vai trò quyết định đến việc hình thành ý thức
và hành động bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Do vậy ngoài những
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
1
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
hiểu biết về trình độ chuyên môn người giáo viên cần phải có phương pháp
vận dụng linh hoạt giữa những hiện tượng thực tiễn với bài học đặc biệt là
những vấn đề có liên quan đến môi trường.
Do vậy tôi mạnh dạn nêu sáng kiến “Giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh trong giảng dạy môn hoá học”.Với sáng kiến này là tài liệu giúp
cho giáo viên có thêm phương pháp khác để giáo dục môi trường cho học
sinh, giúp cho học sinh, cho những đối tượng khác có khả năng tự nghiên cứu
để nâng cao ý thức, hành động bảo vệ môi trường của bản thân.
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
2
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại phát triển của
con người và sinh vật” ( Điều 3 luật bảo vệ môi trường năm 2005)
Môi trường là không gian sinh sống cho con người cũng như thế giới
sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống sản
xuất của con người. Trong vài thập niên trở lại đây sự phát triển nhanh chóng
như vũ bão về khoa học kỹ thuật, về kinh tế xã hội đã mang lại cho đời sống
vật chất và tinh thần của con người được nâng lên, các dịch vụ được phục vụ
tốt hơn… thế nhưng kèm theo những mặt tích cực đó là không ít những hệ
quả nghiêm trọng mà đầu tiên phải kể đến vấn đề ô nhiễm môi trường.
Bảo vệ môi trường là việc làm của toàn thể nhân loại trong tất cả mọi
lĩnh vực khác nhau. Trong đó ngành giáo dục cũng một góp phần không nhỏ.
Việc truyền đạt kiến thức khoa học của mỗi môn học cho học sinh là điều
quan trọng, song việc vận dụng những kiến thức đó vào thực tế cuộc sống để
giải quyết những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường cũng rất cần thiết.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Ngày nay ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) đang là vấn đề
báo động của toàn thể nhân loại, dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm
ảnh hưởng đến sự sống sự sinh tồn của con người và nhiều loại động thực vật
trên trái đất.
Trong tình hình hiện nay đổi mới phương pháp dạy học hoá học đã và
đang thực sự mang lại kết quả cao trong mỗi giờ học. Việc đổi mới phương
pháp đồng thời giáo dục môi trường cho học sinh cũng là điều rất cần thiết.
Thực tế giảng dạy cho thấy: Môn hoá học trong trường phổ
thông là một môn có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Nếu mỗi giáo
viên có cách thức, phương pháp phù hợp, biết liên hệ thực tiễn đưa các vấn đề
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
3
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
về môi trường vào bài học sẽ góp một phần trong việc nâng cao ý thức và
hành động bảo vệ môi trường của học sinh.
Thông qua quá trình giảng dạy tôi đã vận dụng linh hoạt các phương
pháp giảng dạy đồng thời vận dụng một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến
môi trường vào trong bài học. Việc đưa các vấn đề thực tiễn trên vào bài học
một phần giúp học sinh học tập say mê, hứng thú và yêu thích môn hoá hơn
đồng thời qua đó giúp học sinh có cách nhìn nhận đúng về môi trường và có
tác động vào môi trường đúng đắn hơn để môi trường luôn xanh, sạch, đẹp.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
“ Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong giảng dạy môn hoá
học” thông qua nhiều cách thức khác nhau. Giáo viên có thể:
1. Nêu hiện tượng thực tiễn về môi trường thay cho lời mở bài để kích
thích trí tò mò khoa học, giúp học sinh tìm tòi kiến thức trong bài để giải thích
các hiện tượng trên và từ kiến thức của bài học học sinh vận dụng trở lại vào
thực tế cuộc sống để hạn chế những tác động của bản thân làm ảnh hưởng đến
môi trường
2.Nêu hiện tượng thực tiễn về môi trường thay cho lời kết bài để củng
cố khắc sâu kiến thức đồng thời hình thành ý thức tích cực, tính tự giác trong
việc bảo vệ môi trường.
2. Nêu hiện tượng thực tiễn về môi trường qua các phương trình hoá
học cụ thể, làm tăng thêm tính khoa học và thực tiễn cho học sinh, gây hứng
thú học tập tốt hơn và dễ dàng khắc sâu ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh
3. Nêu hiện tượng thực tiễn về môi trường xung quanh hằng ngày qua
các buổi thí nghiệm. Từ đó giúp các em trực tiếp biết cách xử lí chất thải như
thế nào để không ảnh hưởng đến môi trường.
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
4
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
4. Lấy ví dụ cụ thể về các hiện tượng thực tiễn trong các buổi hoạt động
ngoại khoá để giúp học sinh cũng cố lại bài đồng thời thực hành bảo vệ môi
trường ngay trong buổi ngoại khoá.
2. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Để thực hiện được mục đích này giáo viên có thể dùng nhiều phương
tiện và cách thức khác nhau như: bằng lời để giải thích,bằng tranh ảnh, hình
ảnh minh hoạ, đoạn video, bằng thực tế về môi trường sống xung quanh …
thông qua giảng dạy trực tiếp hoặc dùng phương tiện máy chiếu, máy chiếu
đa năng…Tuỳ theo từng điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nhà trường, khả năng
truyền đạt của mỗi giáo viên, khả năng tiếp thu của từng đối tượng học sinh
mà mỗi giáo viên có thể vận dụng một cách linh hoạt vấn đề này nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất về giáo dục môi trường.
Có vô vàn những hiện tượng thực tiễn liên quan đến môi trường,
nhưng với sáng kiên này tôi chỉ áp dụng một số vấn đề điển hình. Dưới đây là
bảng tích hợp một số hiện tượng trong các bài học có liên quan đến môi
trường:
Nội dung giáo dục
được tích hợp Giải thích hiện tượng
Tên bài,
đề mục
tích hợp
Học sinh
liên hệ thực
tế
Hiện tượng mưa
axit? tác hại của nó.
Mưa axit là hiện
tượng trời mưa có
kèm theo axit, chủ yếu
là H
2
SO
4
và bên cạnh
đó là axit HNO
3
. Mưa
axit là nguồn ô nhiễm
chính của một số nơi
trên thế giới, nó làm
Do khí thải công
nghiệp và khí thải của các
động cơ đốt trong ( ô tô,
xe máy) có chứa các khí
SO
2
, NO, NO
2
, … các khí
này tác dụng với ôxi và
hơi nước trong không khí
nhờ xúc tác là ôxit kim
loại ( có trong khói bụi
nhà máy) hoặc ôzon tạo
Lớp 10
Bài 33:
Axit
sunfuric.
Mục I.4:
Sản xuất
axit
sunfuric
Hoặc
- Hạn chế
tham gia
giao thông
bằng các
phương
tiện cá
nhân nên đi
xe buýt
công cộng.
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
5
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
mùa màng thất thu,
cây cối không phát
triển, phá huỷ hàng
loạt các công trình xây
dựng, các tượng đài từ
đá cẩm thạch, đá vôi,
đá phiến ( có thành
phần chính là CaCO
3
),
đặc biệt là các công
trình làm bằng kim
loại.
ra axit sunfuric H
2
SO
4
(là
axit chủ yếu) và axit
nitơric HNO
3
.
2SO
2
+ O
2
+ H
2
O
2H
2
SO
4
2NO + O
2
2NO
2
4NO
2
+ O
2
+ 2H
2
O
4HNO
3
Lớp 11
Bài 9: axit
nitric và
muối
nitrat
Mục V.2:
Điều chế
trong công
nghiệp
- Nên đem
bình ắc qui
hỏng đến
nơi tái chế,
không được
vứt bừa bãi.
Sự phú dưỡng là
gì?
Phú dưỡng là
hiện tượng thường
gặp trong các hồ đô
thị, các sông và kênh
dẫn nước thải. Biểu
hiện phú dưỡng của
các hồ đô thị là nồng
độ chất dinh dưỡng N,
P cao, tỷ lệ P/N cao
do sự tích luỹ tương
đối P so với N, sự
yếm khí và môi
trường khử của lớp
nước đáy thuỷ vực, sự
phát triển mạnh mẽ
của tảo và nở hoa tảo,
Do sự thâm nhập một
lượng lớn N, P từ nước
thải sinh hoạt của các khu
dân cư, sự đóng kín và
thiếu đầu ra của môi
trường hồ. Sự phú dưỡng
nước hồ đô thị và các
sông kênh dẫn nước thải
gần các thành phố lớn đã
trở thành hiện tượng phổ
biến ở hầu hết các nước
trên thế giới.
Lớp 12
Bài 45:
Hoá học
và vấn đề
môi
trường
môi
trường
Mục I.2
Ô nhiễm
môi
trường
nước
- Không xả
nước thải
trực tiếp
xuống ao,
hồ, sông
,suối…
- Bảo vệ
nguồn nước
ở mọi nơi.
- Luôn tiết
kiệm nước
trong cuộc
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
6
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
sự kém đa dạng của
các sinh vật nước, đặc
biệt là cá, nước có
màu xanh đen hoặc
đen, có mùi khai thối
do thoát khí H
2
S v.v
sống hằng
ngày
Tại sao vào
những ngày nắng đi
gần các sông hồ bẩn
người ta thường ngửi
thấy mùi khai?
Khi nước sông, hồ bị
ô nhiễm nặng bởi các
chất thải hữu cơ giàu
chất đạm như: Nước
tiểu, phân hữu cơ, rác
thải hữu cơ,… lượng
urê trong các chất hữu
cơ sinh ra nhiều.
Dưới tác dụng của men
ureaza của các vi sinh vật,
ure bị phân huỷ thành
CO
2
và NH
3
.
(NH
2
)
2
CO + 2H
2
O
CO
2
+ 2NH
3
Lượng NH
3
sinh ra hoà
tan trong nước dưới dạng
một cân bằng động
NH
3
+ H
2
O
NH
4
+
+ OH
-
( H<0)
Như vậy, khi trời
nắng ( nhiệt độ tăng), cân
bằng sẽ chuyển dịch theo
chiều nghịch, tức là NH
3
sinh ra do phản ứng phân
huỷ, ure không bị hoà tan
trong nước mà bị tách ra,
bay vào không khí xung
quanh sông, hồ làm
không khí có mùi khai.
Lớp 11
Bài 12:
Phân bón
hoá học
Mục I.3
Phân đạm
urê
Lớp 10
Bài 38:
Cân bằng
hoá học
Mục III.3:
ảnh hưởng
của nhiệt
độ
- Sử dụng
phân đạm
hợp lí,
không bón
quá nhiều
cho cây
trồng
- Không
thải nước
tiểu, phân
hữu cơ, rác
thải hữu cơ
… xướng
ao, hồ.
Ôzon và hiện Nguyên nhân gây suy Lớp 10 - Không sử
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
7
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
tượng suy giảm tầng
ôzon.
Ôzon là một chất
khí có trong thiên
nhiên, chúng hấp thụ
phần lớn các tia tử
ngoại từ mặt trời
chiếu xuống trái đất.
Khi tầng ôzon bị tổn
thương khí ôzon sẽ
được giải phóng ra bề
mặt trái đất nhiều hơn
gây ảnh hưởng lớn
đến sức khoẻ con
người, bên cạnh đó
không có sự bảo vệ
của lớp ôzon, ánh
sáng mặt trời chiếu
xuống trái đất với bức
xạ cực lớn sẽ gây ảnh
hưởng lớn đến sự
sống của toàn bộ sinh
vật trên trái đất, làm
tăng nhiệt độ trái đất,
băng tan, lũ lụt, hạn
hán, mất mùa và nhiều
hiểm hoạ khác cho
con người và sinh vật
trên trái đất.
giảm tầng ôzon là do một
số hoá chất dùng trong
gia đình và trong công
nghiệp bay hơi vào khí
quyển, bốc lên cao và tích
tụ lâu ngày thành một
lượng lớn làm suy thoái
tầng ôzon. Hoá chất chủ
yếu là chất CF CFC
(cloroflorocacbon),
halogen,
cacbontetraclorua,
metylbromua….Ngày nay
ta được nghe rất nhiều về
lỗ thủng tầng ôzon là vì lẽ
đó.
Bài 29:
Oxi- ozon
Mục B.II:
Ozon
trong tự
nhiên
dụng các
hợp chất
làm từ
CFC.
- Hạn chế
dùng các
bao bì bằng
nhựa xốp,
nilon nếu
dùng nên
tái sử dụng
nhiều lần.
- Trồng
nhiều cây
xanh và
luôn bảo vệ
rừng.
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
8
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Hiện tượng sương
mù quang hoá:
là một dạng ô nhiễm
không khí được tổng
hợp từ NO, NO
2
,
HNO
3
, CO, các nitrat
hữu cơ (PAN), O
3
và
các chất ôxi hoá
quang hoá. Sương mù
quang hóa làm giảm
tầm nhìn, gây hại đối
với sức khoẻ con
người, làm hao mòn
nhiều loại vật liệu
nhất là các vật liệu
hữu cơ như làm tăng
sự huỷ hoại cao su, tơ
sợi, nilon, sơn, thuốc
nhuộm, gây hại cho
cây trồng …
Nguyên nhân cơ bản cũng
là do các lọai khí thải
trong công nghiệp và
trong gia đình bay vào
không khí lâu ngày và
tích tụ lại gây nên hiện
tượng sương mù quang
hoá
Lớp 12
Bài 45:
Hoá học
và vấn đề
môi
trường
môi
trường
Mục I.1
Ô nhiễm
môi
trường
không khí
- Không
đốt các loại
chất thải
gây ô
nhiễm
không khí
mà cần thu
gom lại đưa
về nơi tái
chế.
- Luôn giữ
cho không
khí trong
nhà trong
lành,
thoáng mát.
- Không
hút thuốc
lá.
Vì sao phải trông
cây xanh? Vì sao
phải bảo vệ rừng?
Rừng là nơi sinh sống
của nhiều loài động
vật, là lá phổi xanh
của trái đất có tác
dụng làm sạch không
khí, rừng còn làm
Khi đi qua những cánh
rừng ta thấy không khí
nơi đây thật dễ chịu là đó
là do cây xanh trong quá
trình quang hợp đã hấp
thụ khí CO
2
và nhả ra khí
oxi
6n CO
2
+ 5nH
2
O
(C
6
H
10
O
5
)
n
+ nO
2
Lớp 12
Bài 6:
Saccarozơ,
tinh bột và
xenlulozơ.
Mục II.2:
Cấu trúc
phân tử
(quá trình
quang
- Tích cực
trồng cây
xanh ở gia
đình, nhà
trường và
nơi công
cộng.
- Không
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
9
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
nhiệm vụ bảo vệ và
cải tạo đất, làm tăng
độ phì nhiêu của đất,
rừng giúp điều hoà
dòng chảy trong sông
ngòi và có giá trị lớn
về du lịch
không khí giàu ôxi là
không khí trong lành có
lợi cho sức khoẻ của con
người. Càng nhiều cây
xanh thì nồng độ ôxi càng
tăng đồng thời lượng CO
2
càng giảm điều đó cũng
góp phần làm giảm tác
nhân gây hiệu ứng nhà
kính.
hợp) đốt rừng,
phá rừng
bừa bãi
Đất bị ô nhiễm do
phân hoá học và chất
bảo vệ thực vật:
Để tăng năng suất cây
trồng, ở trên thế giới
cũng như ở nước ta có
xu hướng tăng cường
sử dụng các chất hoá
học, vì vậy nó gây ô
nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Phân bón hoá học
được bón vào đất, một
phần được thực vật hấp
thụ, một phần được đất
giữ lại, nhưng một phần
tương đối lớn bị rửa trôi.
Thuốc bảo vệ thực
vật cũng gây ảnh hưởng
xấu cho môi trường và
gây hại cho sức khoẻ của
con người và làm giảm số
lượng của nhiều loài sinh
vật có ích như ong mắt
đỏ, nấm có ích, làm giảm
tính đa dạng sinh học
đồng thời lại làm xuất
hiện nhiều sâu bệnh
kháng thuốc và là nguyên
Lớp 11
Bài 12:
Phân bón
hóa học
( GV mở
bài hoặc
kết bài)
Lớp 12
Bài 45:
Hoá học
và vấn đề
môi
trường
môi
trường
Mục I.3
Ô nhiễm
môi
- Sử dụng
phân bón
hoá học và
thuốc bảo
vệ thực vật
hợp lí.
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
10
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
nhân bùng nổ nạn rầy
nâu, bệnh đạo ôn ở một
số vùng.
trường
đất.
Ô nhiễm đất do
chất thải công
nghiệp và sinh hoạt:
Khoa học kỹ thuật
càng phát triển thì các
nghành công nghiệp
được mở ra càng
nhiều và đời sống sinh
hoạt của con người
được nâng cao. Chính
vì thế môi trương nói
chung, môi trường đất
nói riêng cũng bị ô
nhiễm trầm trọng.
Các chất thải rắn
công nghiệp gây ô nhiễm
lớn cho đất. Đặc biệt
nghiêm trọng là các chất
thải công nghiệp làm ô
nhiễm đất bởi các hoá
chất và các kim loại nặng
như Cu, Zn, Pb, As, Hg,
Cr, Cd. Các nhà máy còn
xả vào khí quyển nhiều
khí độc như H
2
S, CO,
CO
2
, SO
2
…cuối cùng
chúng cũng sa lắng xuống
môi trường đất.
Hằng ngày con người và
động vật thải ra một khối
lượng rất lớn các chất phế
thải vào môi trường. Đó
là rác, phân, xác động vật
và các phế thải khác.
Lớp 12
Bài 45:
Hoá học
và vấn đề
môi
trường
môi
trường
Mục I.3
Ô nhiễm
môi
trường
đất.
- Không đổ
nước thải ra
đường,
phố, các
nơi công
cộng.
- Mỗi gia
đình phải
thu gom
nước thải
vào hệ
thống bể tự
hoại, hầm
chứa hoặc
cho nước
thải vào hệ
thống thoát
nước công
cộng.
Sa mạc hóa hay
hoang mạc hóa là gì?
Sa mạc hóa hay
hoang mạc hóa là hiện
tượng suy thoái đất
đai ở những vùng khô
Trong các nguyên nhân
gây ra nạn sa mạc hóa,
phần lớn là do tác động
của con người. Việc lạm
dụng đất đai trong các
ngành chăn nuôi gia súc,
Lớp 12
Bài 45:
Hoá học
và vấn đề
môi
trường
- Tích cực
trồng cây
xanh để
chống xói
mòn.
- Không
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
11
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
cằn, gây ra bởi sinh
hoạt con người và
biến đổi khí hậu.
canh tác ruộng đất, phá
rừng, đốt đồng, trữ nước,
khai giếng, tăng lượng thổ
diêm (soil salinity) và
biến đổi khí hậu toàn cầu
đã góp sức làm sa mạc
hóa nhiều vùng trên trái
đất.
môi
trường
Mục I.3
Ô nhiễm
môi
trường
đất.
sinh sống
theo hình
thức du
canh, du
cư.
2. Dưới đây là một số vấn đề tích hợp khác
Vấn đề 1: Hiện tượng loang dầu
Hiện tượng loang dầu là hiện tượng mà dầu mỏ và các sản phẩm của
chúng tạo lớp màng mỏng phủ đều trên mặt biển ngăn cản sự trao đổi nhiệt,
làm giảm tính chất hoá lí của nước dẫn đến thiệt hại vô cùng lớn đối với thực
vật và động vật sống trong nước bị nhiễm dầu đó
Trên thế giới hàng năm lượng dầu thải vào biển và đại dương là
4.897.000 tấn, trong đó các phương tiện giao thông trên biển thải ra là
2.407.000 tấn và các phương tiện giao thông đường bộ, công nghiệp, công
nghệ lọc dầu thải ra là 2.490.000.Mà 1 tấn dầu hoả có thể bao trùm một diện
tích bề mặt nước là 12 km
2
với bề dày từ vài micromet đến vài centimet
Vấn đề 2: Tại sao cá và các loại thuỷ sinh vật không sống được ở sông,
suối gần khu vực khai thác khoáng sản?
Kim loại nặng như Hg, Pb, As, Sb,Cr, Cu, Zn, Mn… thường
không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá của cơ thể sinh vật và
thường tích luỹ trong cơ thể chúng. Vì vậy chúng là những nguyên tố độc đối
với sinh vật. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường ở lưu vực gần
các khu công nghiệp, các thành phố lớn và các khu khai thác khoáng sản.
Nước bị ô nhiễm kim loại nặng làm cho cá và các loại sinh vật khác không
sống được.
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
12
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là do quá trình đổ vào
môi trường nước là nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không qua sử
lí hoặc sử lí không đạt yêu cầu.
Vấn đề 3: Sự phú dưỡng là gì?
Phú dưỡng là hiện tượng thường gặp trong các hồ đô thị, các sông và
kênh dẫn nước thải. Biểu hiện phú dưỡng của các hồ đô thị là nồng độ chất
dinh dưỡng N, P cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với N, sự
yếm khí và môi trường khử của lớp nước đáy thuỷ vực, sự phát triển mạnh mẽ
của tảo và nở hoa tảo, sự kém đa dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá,
nước có màu xanh đen hoặc đen, có mùi khai thối do thoát khí H
2
S v.v
Nguyên nhân gây phú dưỡng là sự thâm nhập một lượng lớn N, P từ
nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, sự đóng kín và thiếu đầu ra của môi
trường hồ. Sự phú dưỡng nước hồ đô thị và các sông kênh dẫn nước thải gần
các thành phố lớn đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước trên
thế giới.
Vấn đề 4: Vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì?
Xăng dùng cho các loại động cơ đốt trong như ôtô, xe máy là hỗn hợp
của các hiđrocacbon no ở thể lỏng ( từ C
5
H
12
đến C
12
H
26
). Để tăng khả năng
chịu nén của nhiên liệu người ta thường pha thêm tetraetyl chì Pb(C
2
H
5
)
4
và
nó sẽ tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng. Tuy nhiên việc pha thêm chì
vào xăng sẽ gây ô nhiễm đến môi trường không khí và sức khoẻ của con
người.
Đó là do khi cháy trong động cơ thì chì (II) oxit - PbO sinh ra sẽ bám
vào các ống xả, thành xilanh, nên thực tế còn trộn vào xăng chất 1,2 –
đibrômmetan CH
2
Br-CH
2
Br để chì (II) oxit - PbO chuyển thành muối PbBr
2
dễ bay hơi thoát ra khỏi xilanh, ống xả và thải vào không khí gây ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người
Vấn đề 5: Vì sao không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm.
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
13
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Hiện nay nhiều gia đình ở nước ta vẫn dùng than làm chất đốt.
Bếp than thải ra một lượng khí cacbonic khá lớn, nhưng dù dùng bếp ga hoặc
bếp dầu trong nhà cũng không tránh được việc thải ra khí cacbonic. Ngoài ra,
trong quá trình xào nấu thức ăn sẽ bốc ra các hạt chất dầu mỡ làm ô nhiễm
không khí trong bếp. Mặt khác, điều kiện sống hiện nay ở các thành phố còn
chật chội, cơ thể con người luôn toả ra khí cacbonic và mồ hôi, chưa kể
những người hút thuốc lá thải ra một lượng lớn khói thuốc làm ô nhiễm không
khí trong nhà ở. Những nơi ồn ào hoặc giá rét, người ta lại thường đóng kín
cửa sổ (để chống ồn và chống rét) khiến các loại khí độc hại không thoát ra
ngoài được.
Những đồ dùng mới sử dụng trong các gia đình như thảm nilon, giấy
dán tường, đồ nhựa, v.v cũng đem theo vào phòng ở các chất ô nhiễm như
toluen, metylbenzen, formalđehyt, Những hoá chất này đều rất có hại đối
với sức khỏe con người.
Nếu trong nhà có nuôi chó, mèo và trồng nhiều hoa, cây cảnh sẽ làm
tăng thêm lượng khí cacbonic và mùi hôi trong phòng ở. Bụi và các tạp chất
khí kể trên luôn bay lơ lửng trong không khí kèm theo các loại vi trùng, dĩ
nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người.
Vấn đề 6: Đất bị ô nhiễm do chiến tranh
Trong các cuộc chiến tranh Mỹ đã dùng hàng vạn tấn chất độc hoá học
( gọi là vũ khí hoá học ) để rải xuống Việt Nam. Trong đó điển hình là các
chất hoá học sau:
- Chất đioxin (chất độc da cam): chất này tồn tại dạng sánh như dầu,
không tan trong nước…làm ức chế quá trình quang hợp của cây, làm ngưng
trệ quá trình hình thành chất diệp lục ở lá,quả làm cây ngừng lớn và chết.
Đioxin là nguyên nhân gây bệnh ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chức năng
ở người.
- Chất trắng: Một chất diệt cỏ có tác dụng làm khô kiệt đất đai, diệt cỏ
và có khả năng tồn tại lâu dài trong đất.
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
14
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
- Chất xanh: Chất này tác dụng lên thực vật làm rút nước của lá cây,
gây héo úa cây cho đến chết trong vòng từ 2 đến 4 ngày.
- Chất hồng: Diệt cây loại lá rộng.
Vấn đề 7: Ô nhiễm đất do thảm hoạ địa hình
Miền núi, cao nguyên nước ta chiếm khoảng 67% diện tích cả nước, có
địa hình cao và dốc, có các yếu tố chia cắt ngang, chia cắt sâu, với chiều dài
sườn dốc lớn gây ra các trung tâm mưa lớn nhất nước, gây xói mòn đất là
nguyên nhân suy thoái môi trường đất.
Hiện tượng sạt lở đất không những làm mất đất dang sản xuất mà còn
làm cho một số khu sản xuất ở miền núi không ổn định. Ngoài ra do hiện
tượng phá rừng, đốt rừng, đời sống du canh, du cư cũng làm cho đất đồi núi
tăng thêm hiện tượng sạt lở, xói mòn đất.
Vấn đề 8: Phải làm gì để bảo vệ môi trường ở gia đình, nhà trường và
nơi công cộng.
- Không vứt rác bừa bãi, phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định.
- Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình
phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải
vào hệ thống thoát nước công cộng.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi.
- Trồng cây xanh góp phần giảm ô nhiễm và tạo cảnh quan cho môi
trường .
- Không hút thuốc là nơi công cộng.
- Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương
về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Để bài học có hiệu quả cao là điều mà mỗi giáo viên luôn trăn trở, việc
thay đổi phương pháp dạy học là rất cần thiết. Việc kết hợp các phương pháp
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
15
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
dạy học và đưa các hiện tượng thực tiễn về môi trường vào bài học sẽ vừa
nâng cao hiệu quả của bài dạy đồng thời giáo dục học sinh bảo vệ môi trường
là phương pháp tôi đã và đang tiến hành.
Riêng bản thân tôi bằng cách vận dụng các hiện tượng thực tiễn có liên
quan đến môi trường vào bài học tôi đã đạt được một số hiệu quả mong muốn
như sau:
- Giúp học sinh có cách nhìn nhận đúng thế nào là môi trường xanh,
sạch, đẹp.
- Nâng cao ý thức và có hành động tích cực để bảo vệ môi trường ở gia
đình, nhà trường và nơi công cộng.
- Biết vận động mọi người xung quanh cùng tham gia bảo vệ môi
trường.
II.KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không thể giải quyết trong
một khoảng thời gian nhất định nó cần phải có thời gian. Để giáo dục học sinh
trung học phổ thông có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn tôi đề nghị một số
vấn đề sau:
- Đối với Sở GD và ĐT: Cần trang bị thêm cho giáo viên nhiều tài liệu
tham khảo có liên quan đến môi trường, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và bảo
vệ môi trường…
-Đối với nhà trường: Tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp có
nội dung về vấn đề môi trường, tổ chức định kì các hoạt động dọn dẹp vệ sinh
trường lớp nhiều hơn …
- Đối với giáo viên: Phải có tâm huyết, nhiệt tình, kiên trì và luôn tìm
kiếm các thông tin, tư liêụ có liên quan đến môi trường để làm bài giảng thêm
phong phú đông thời luôn đổi mới phương pháp dạy học luôn lấy học sinh là
trung tâm
Trên đây là toàn bộ những quan điểm của tôi trong việc giáo dục học
sinh về vấn đề môi trường, có thể coi đây là một phần đóng góp ý kiến trong
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
16
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
việc nâng cao chất lượng dạy và học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không
thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh
đạo, của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Ngọc Lặc ngày tháng 5 năm 2012
Tác giả
Lê Thị Hương
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
17
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên) Hoá học 10, NXB Giáo dục 2006.
2. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên) Hoá học 11, NXB Giáo dục 2007.
3. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên) Hoá học 12, NXB Giáo dục 2008.
4. NXB Giáo dục Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hoá học THPT.
5. Tài liệu trên iternet
Trường THPT Bắc Sơn Giáo viên: Lê Thị Hương
18