Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

nhận xét vị trí răng cửa trên phim cephalometric ở bệnh nhân khớp cắn angle loại iii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.92 KB, 19 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo nghiên cứu của Hoàng Bạch Dương về điều tra lệch lạc khớp cắn ở trẻ
em lứa tuổi 12 tại trường cấp II Amsterdam HN (2000) có tỷ lệ lạc khớp cắn là
91% [3]. Một nghiên cứu khác tại thành phố Hồ Chí Minh , thì tỷ lệ lệch lạc khớp
cắn của người Việt Nam ở lứa tuổi từ 17 - 27 là 83,2%[7]. Qua đây cho thấy tình
trạng lệch lạc khớp cắn trong cộng đồng còn ở mức độ cao.
Ngày nay khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống
được nâng cao thì mọi người ngày càng quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình,
trong đó có sức khỏe răng miệng. Mỗi chúng ta, ai cũng muốn có một hàm răng
thật đều đặn và chắc khỏe, điều này giúp tăng thêm sự tự tin trong giao tiếp và là
chìa khóa của mọi sự thành công. Vì vậy vai trò của chỉnh hình răng mặt là rất
quan trọng trong việc điều trị những vấn đề về lệch lạc khớp cắn. Mục đích của
điều trị chỉnh hình răng mặt là thiết lập được một khớp cắn hài hũa về mặt sinh lý
và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Trên lâm sàng các hình thái sai khớp cắn rất đa dạng và phong phú, một
trong những cách phân loại đơn giản và dễ sử dụng nhất đó là phân loại theo tác
giả Angle [6]. Angle đã phân loại thành 3 loại chính là : sai khớp cắn loại I, II và
III. Trong đó sai khớp cắn loại III là một hình thái phức tạp và điều trị khó khăn
nhất.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân sai khớp cắn không chỉ đơn
giản từ một thành phần duy nhất mà có thể là kết quả của sự kết hợp giữa thành
phần xương và răng. Chính sự phát triển bất thường về xương hàm đã ảnh hưởng
đến vị trí và sự sắp xếp của các răng trong cung hàm đặc biệt là nhóm răng cửa.
Ởnhững bệnh nhân có sai khớp cắn, sự sắp xếp của nhóm răng cửa đã tạo nên
nhiều hình thái khác nhau như: khớp cắn hở cửa, cắn chéo
28

vùng cửa, khấp khểnh vùng răng cửa, Kết hợp với yếu tố xương, những hình
thái này không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và tâm lý của bệnh
nhân, mà còn gây ra những biến chứng khác như: sang chấn khớp cắn, bệnh lý
khớp thái dương hàm, bệnh lý vùng nha chu, Vì những hậu quả như vậy nên việc


nghiên cứu tìm ra nguyên nhân, đánh giá vị trị nhóm răng cửa trên cung hàm đóng
một vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị.
Trong chỉnh hình răng mặt, để có một kế hoạch điều trị chính xác và hiệu quả,
ngoài thăm khám trên lâm sàng thì phân tích trên phim cephalo là yếu tố quyết
định. Dựa vào những phân tích trên phim, ta có thể xác định được nguyên nhân cụ
thể, đánh giá được tương quan giữa xương và răng. Từ đó sẽ giúp ta chẩn đoán và
đưa ra một hướng điều trị đúng đắn nhất.
Trên thế giới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vị và tương quan của răng
đối với xương hàm liên quan tới chẩn đoán và điều trị rối loạn khớp cắn loại III,
nhưng ở Việt Nam còn rất ít những công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Nhận xét vị trí răng cửa trên phim
cephalometric ở bệnh nhân khớp cắn angle loại III”, với mục tiêu của nghiên
cứu là:
1. Nhận xét nguyên nhân của khớp cắn angle loại III
trên phim cephalo của một nhóm bệnh nhân có khớp
cắn loại III với độ tuổi từ 18 trở lên ở bệnh viện Răng
Hàm Mặt trung ương từ năm 2005-2010.
2. Nhận xét vị trí của nhóm răng cửa trên phim
cephalocủa nhóm bệnh nhân khớp cắn loại III ở độ
tuổi 18 trở lên.
CHƯƠNG 1:
28

TỔNG QUAN
1.1 Phân loại khớp cắn:
1.1.1 Khái niệm khớp cắn lý tưởng: [4] [6]
Khớp cắn lý tưởng là khớp cắn có tương quan lý tưởng ở cả tư thế tĩnh và tư thế
động, trong đó sự hài hũa về giải phẫu và sinh lý không gây tổn thương cho các
thành phần của hệ thống nhai. Đây là khớp cắn hầu như không gặp trên lâm sàng.
Khớp cắn lý tưởng là một khái niệm lý thuyết và là tiêu trí để điều trị.

Ở khớp cắn lý tưởng, vị trí tương quan tâm trùng với vị trí khớp cắn lồng múi tối
đa, tức lồi cầu của vị trí cao nhất, trung tâm nhất trong hừm khớp thái dương hàm
và hàm dưới cân xứng trên đường giữa.
Khi hai cung răng ở khớp cắn lồng múi tối đa có những quan hệ giữa các răng
theo 3 chiều ko gian:
 Trước- sau:
- Đỉnh múi ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm
trên khớp ở rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất
hàm dưới
- Đỉnh răng nanh hàm trên nằm ở đường giữa răng nanh
và răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới (hay sườn gần
răng nanh trên tiếp xúc với sườn xa răng nanh dưới)
- Rỡa cắn răng cửa trên chùm ra ngoài răng cửa dưới 1 -
2mm
 Chiều ngang:
- Cung răng trên chùm ra ngoài cung răng dưới, sao cho
múm ngoài của răng trên chùm ra ngoài núm ngoài
răng dưới
28

- Đỉnh múi ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới
tiếp xúc với rãnh giữa hai núm của răng hàm nhỏ thứ
hai và răng hàm lớn thứ nhất hàm trên
- Hai phanh môi trên và dưới tạo nên một đường thẳng
và trùng với hai đường giữa mặt
 Chiều đứng:
- Răng hàm trên tiếp xúc vừa khít với răng hàm dưới ở
vùng răng hàm nhỏ và răng hàm lớn
- Rỡa cắn răng cửa trên chúm rỡa cắn răng cửa dưới
trung bình 1 - 2mm

Trong những điều kiện này, mỗi răng của một cung răng sẽ tiếp xúc với mặt nhai
của hai răng ở cung đối diện, trừ răng cửa hàm dưới và răng 8 hàm trên. Đây là yếu
tố ổn định của hai hàm.
1.1.1 Phân loại khớp cắn theo Angle: [6] [13]
Trên lâm sàng có nhiều cách phân loại về lệch lạc khớp cắn, trong nghiên cứu này
chúng tôi đã lựa chọn phân loại của Angel do cách phân loại đơn giản, phổ biến và
được nhiều bác sĩ sử dụng.
Theo giả thiết của Angle, răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên là “ chìa khóa
khớp cắn”. Đây là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất trên cung hàm trên, có vị trí tương
đối cố định so với nền sọ, khi mọc không bị cản trở bởi răng sữa và còn được
hướng dẫn mọc đúng vị trí nhờ vào hệ răng sữa
 Khớp cắn bình thường: khớp cắn có múi ngoài gần
của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp
với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm dưới, và các răng trên cung hàm sắp xếp
theo một đường cắn khớp đều đặn.
28

 Sai khớp cắn hạng I: răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm trên và răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất
hàm dưới vẫn có mối tương quan cắn khớp
bình thường, nhưng đường khớp cắn không đúng do
các răng trước mọc sai chỗ, răng xoay, hoặc do
những nguyên nhân khác
 Sai khớp cắn hạng II: múi ngoài gần của răng hàm
lớn vĩnh viễn hàm trên khớp về phía gần so với rãnh
ngoài gần của răng lớn vĩnh viễn hàm dưới
 Sai khớp cắn hạng III: múi ngoài gần của răng lớn
vĩnh viễn hàm trên khớp về phía xa so rãnh ngoài
gần răng hàm lớn vĩnh viễn hàm dưới




Hình 1.1: Phân loại khớp cắn theo Angle
1.1.1 Nguyên nhân của khớp cắn loại III: [5]
 Do quá phát xương hàm dưới: biểu hiện bằng sự phát
triển trội theo hướng trước- sau của thân xương hàm dưới
và khớp cắn ngược vùng răng trước
28

• Di truyền
• Nội tiết:
- To cực thiếu niên
- To cực người lớn
• Chức năng: một số ít vẩu trượt hàm dưới cùng với
thời gian không điều trị, chuyển thật sự hàm dưới,
kết hợp thêm lưỡi to hoặc thói quen xấu đưa hàm
dưới ra trước
 Do kém phát triển xương hàm trên: biểu hiện bằng sự
kém phát triển theo chiều trước- sau của xương hàm trên,
xương hàm dưới bình thường
• Dị tật bẩm sinh: khe hở môi vòm miệng do thiếu
đường khớp giữa xương cửa ( xương tiền hàm) và
xương hàm
• Nội tiết: bệnh ngắn xương chi, rối loạn sự lớn lên
theo kiểu sụn đáy sọ kết hợp với rối loạn phát triển
trước- sau xương hàm trên.
• Sau tổn thương vùng hàm- môi trên:
- Cam tẩu mó vùng hàm trên
- Dải sẹo môi trên co sau phẫu thuật

• Chức năng:
- Thói quen cắn môi trên
- Thở miệng
- Vẩu trượt hàm dưới không được điều trị, lâu ngày
hàm dưới hạn chế sự phát triển của hàm trên
 Kết hợp cả hai yếu tố kém phát triển xương hàm trên,
quá phát xương hàm dưới
 Do vẩu xương ổ răng hàm dưới
1.1.1 Các phân loại khớp cắn loại III:
 Phân loại theo nguyên nhân: [5]
28

• Quá phát xương hàm dưới, xương hàm trên phát triển
bình thường
• Xương hàm trên kém phát triển, xương hàm dưới phát
triển bình thường
• Kết hợp của 2 yếu tố: quá phát xương hàm dưới, kém
phát triển xương hàm trên
• Vẩu xương ổ răng hàm dưới
 Cải tiến phân loại khớp cắn Angle loại III theo tác giả
Dewey: [8]
• Loại I: khi nhìn riêng rẽ, các răng trong cung răng
hàm dưới và hàm trên ở vị trí thông thường. Nhưng
khi cắn, khớp cắn ở vị tríđối dầuở nhóm răng cửa. Đó
có thể là do sự nhô ra phía trước của xương hàm dưới
• Loại II: các răng cửa dưới khấp khểnh, răng cửa dưới
nằm ở phía ngoài so với răng cửa trên
• Loại III: các răng cửa trên khấp khểnh, có cắn chéo
vùng cửa
 Phân loại sai khớp cắn loại III trên cephalometric: [12]

• Sai khớp cắn loại III do nguyên nhân bất thường
về tương quan xương ổ răng:
- Sự bất thường về tương quan này làm răng cửa trên
nghiêng nhiều về phía lưỡi, răng cửa dưới nghiêng
nhiều về phía môi gây cắn ngược vùng cửa.
- Góc SNB, SNA, ANB ở giá trị bình thường, tức là
tương quan về xương hàm trên và hàm dưới là bình
thường
28

Hình 1.5: khớp cắn loại III do kém phát triển xương hàm trên và quá
phát xương hàm dưới
1.1 Phim sọ nghiêng ( Cephalometric): [2]
1.1.1 Mục đích của sử dụng phim cephalo:
- Quan sát, nghiên cứu sự tăng trưởng của sọ mặt
- Phân tích, chẩn đoán
- Lập kế hoạch điều trị và tiên lượng kết quả điều trị
- Phân tích và đánh giá kết quả điều trị
- Phân tích sự tái phát và những thay đổi sau điều trị
1.1.2 Các kỹ thuật phân tích trên phim cephalom:
 Phân tích phim cephalo kỹ thuật số:
 Quy trình kỹ thuật:
- Phim sau khi chụp , hình ảnh sẽ được chuyển tải về
máy tính
- Bằng phần mềm phân tích cefalometric, người ta có
thể xác định được các điểm mốc, vẽ các mặt phẳng
tham chiếu.
- Máy tính sẽ giúp đo góc và tính toán các chỉ số trên
phim
- Các phần mềm hay sử dụng: cephX, CADO-JDO,

 Ưu điểm:
- Đạt được độ chính xác cao
28

- Phim và thông tin giữ liệu của bệnh nhân được lưu giữ
hiệu quả hơn, khi kiểm tra lại rất dễ dàng
- Có nhiều công cụ hỗ trợ, thao tác đơn giản, giúp bác sĩ
giảm thời gian làm việc
 Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư tốn kém
- Đòi hỏi bác sĩ có hiểu biết rõ về phần mềm tin học
- Là phương pháp mới nên chưa phổ biến
 Phân tích phim cephalo theo phương pháp vẽ phim cổ
điển:
 Quy trình kỹ thuật:
- Chụp phim cephalo thông thường
- Sử dụng giấy can phim và đèn đọc phim, hình ảnh
phim sẽ được vẽ lại trên giấy bằng bút chì và thước kẻ
chuyên dụng
- Xác định các điểm mốc, kẻ các mặt phẳng tham chiếu,
đo đạc các góc bằng thước đo chuyên dụng
 Ưu điểm:
- Dụng cụ đơn giản, ít tốn kém
- Vẫn đảm bảo độ chính xác cao
- Được sử dụng phổ biến, không đòi hỏi kỹ thuật cao
 Nhược điểm:
- Đòi hỏi bác sĩ có nhiều kinh nghiệm
- Bảo quản phim và giữ liệu thông tin cho bệnh nhân
không tối ưu bằng phương pháp kỹ thuật số
1.1.1 Các điểm chuẩn trên phim cephalo:[2] [11]

• Trên mô xương:
- Naison ( Na): điểm trước nhất trên đường khớp trán -
mũi theo mặt phẳng dọc giữa.
28

- Các giá trị đo được có khuynh hướng nằm bên phải đa
giác sẽ có khuynh hướng sai khớp cắn loại II, và
ngược lại thì có khuynh hướng loại III
 Các góc nghiên cứu:
• Góc mặt:Là góc tạo bởi FH và đường đi qua Na và
Pog (Dùng để đánh giá độ nhô hay lùi của HD)
- Giá trị trung bình của góc: 87, 8 ± 3, 6
0
- Góc mặt lớn có nghĩa cằm nhô ra trước
- Góc nhỏ là cằm lùi sau
• Góc lồi mặt: Tạo bởi N - A và A - Pog (Đánh giá
nền XHT so với mặt nhìn chung)
- Giá trị có thể (-) hay (+) , giá trị trung bình là 0
0
,
biến thiên từ -8, 5 ữ 10
0
- Đường A - Pog kéo dài nằm trước đường N - A thì
góc (+), nghĩa là nền hàm trên nhô so với HD và
ngược lại góc (–) gợi ý là nhô hàm dưới
- Giá trị (+) lớn gợi ý tương quan loại II
- Giá trị góc ko xác định vị trí bất hài hũa của mặt
• Góc trục Y: góc được tạo bởi đường S - Gn và FH
( đánh giá hướng phát triển của xương hàm dưới)
- Giá trị trung bình 59, 4

0
, biến thiên 53 ữ 66
0
- Giá trị lớn ở dạng mặt loại II và nhỏ ở dạng mặt có
khuynh hướng III
- Góc này cho thấy cằm có vị trí ra trước hoặc ra sau so
với tầng mặt trên
• Góc răng cửa dưới_ mặt phẳng HD: Tạo bởi mặt
phẳng HD ( Downs) và đường thẳng đi qua rỡa cắn
và cuống răng cửa HD
- Trên lâm sàng, giá trị góc bằng giá trị đo được – 90
0
.
- Giá trị trung bình là 1, 4
0
, biến thiên -8, 5 ữ 7
0
28

 Phân tích xương:
• Góc SNA: ( đánh giá vị trí của xương hàm trên so với
nền sọ)
- Giá trị trung bình là 82
0 ;
biến thiên 80~84
0
- Nếu SNA> 82
0
: HT nhô ra trước
- Nếu SNA< 82

0
: HT lùi ra sau
• Góc SNB : ( đánh giá vị trí của xương hàm dưới so
với nền sọ)
- Giá trị trung bình là 80 ; biến thiên 78~82
0

- Góc SNB > 80
0
: HD nhô ra trước
- Góc SNB < 80
0
: HD lùi sau
• Góc SN- GoGN ( đánh giá hướng phát triển của
xương hàm dưới so với sự phát triển chung của khối
sọ mặt)
- Giá trị trung bình là 32
0
- Góc này càng lớn thì hướng phát triển của HD càng
theo hướng mở
• Góc ANB = SNA- SNB ( đánh giá tương quan theo
chiều trước sau giữa xương hàm trên và xương hàm
dưới
- Giá trị TB là 2
0
- Góc ANB > 4
0
: khuynh hướng xương hạng II
- Góc ANB < 0
0

: khuynh hướng xương hạng III
 Phân tích răng :
• Vị trí của răng cửa trên : Được xác định bởi tương
quan giữa trục răng cửa trên với đường NA
- Khoảng cách từ điểm lồi nhất của thân răng cửa giữa
hàm trên đến đường NA ( cho thấy được vị trí nhô ra
trước hay lùi ra sau của răng cửa trên so với xương
hàm trên)
Giá trị trung bình: 4mm
- Góc giữa trục răng cửa giữa hàm trên so với đường
NA (cho thấy được tương quan tương đối về góc giữa
răng cửa trên và NA) (Ib)
28

công đạt được là không cao, lại tăng thêm mức độ
phức tạp của quá trình điều trị, thời gian điều trị kéo dài và
nguy cơ tái phát cao hơn.
1.1 Tình hình nghiên cứu thế giới: [10]
Năm 2007, Baratali Ramezanzadeh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu “ đánh
giá về tính năng phân tích phim cephalo trên bệnh nhân khớp cắn loại III ở độ tuổi
trưởng thành”. Mục đích của nghiên cứu là mô tả đặc điểm xương và răng trên
phim cephalo của nhóm khớp cắn loại III trên cơ sở so sánh với một nhóm có khớp
cắn bình thường. Tác giả nghiên cứu trên 114 phim, được chia làm 2 nhóm, trong
đó có 57 phim của bệnh nhân khớp cắn loại III, còn lại là nhóm chứng để so sánh.
Nghiên cứu được thực hiện theo phân tích của Steiner, Down và McNamara. Sử
dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên nhóm bệnh, tác giả đã nhận xét :
- Phần lớn trong nhóm khớp cắn loại III có sự kết hợp
nguyên nhân giữa xương hàm và xương ổ răng
- Tác giả sử dụng các thông số để đánh giá tương quan
giữa xương hàm trên và xương hàm dưới ( SNA,

khoảng cách từ A đến đường vuông góc qua N, SNB,
khoảng cách từ Pog đến đường vuông góc qua N,
ANB). Tác giả thấy rằng, trong đa số trường hợp , độ
dài xương hàm dưới là nguyên nhân chính làm giảm
độ lớn góc ANB
- Hai thông số đánh giá vị trí nhóm răng cửa trên và
dưới ( trục của răng so với NA và NB), trong phần lớn
trường hợp, trục của răng cửa dưới lùi nhiều ra sau,
trục răng cửa trên nghiêng nhiều ra phía trước. Điều
này cho thấy được sự bù trừ của răng làm giảm độ
trầm trọng về bất thường của xương.
CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU
28

Hình 2.1: Giấy can phim Hình 2.2: Thước kẻ
• Kỹ thuật đo:
- Cố định giấy can phim trên phim cefa ( tránh di lệch
giấy trong quá trình vẽ phim) bằng băng dính
- Vẽ phim
- Xác định các điểm chuẩn trên xương và mô mềm trên
giấy
- Xác định các mặt phẳng tham chiếu trên giấy
- Xác định các góc cần nghiên cứu
- Đo các góc và khoảng cách cần nghiên cứu bằng thước
đo chuyên dụng
- Mỗi một phim đều được vẽ hai lần
- Ghi kết quả và lập bảng thống kê số liệu của từng đối
tượng nghiên cứu
• Các chỉ số cần thu thập:

- Nguyên nhân của khớp cắn loại III:
Góc SNA
Góc SNB
Góc ANB
Góc trục Y
Góc lồi mặt
- Vị trí răng cửa trên so với xương hàm trên:
Khoảng cách từ thân răng đến NA
Góc trục răng cửa với NA
28

Khoảng cách từ rỡa cắn đến A - Pog
- Vị trí răng cửa dưới so với xương hàm dưới:
Khoảng cách từ thân răng đến NB
Góc trục răng cửa với NB
Góc giữa trục răng và mặt phẳng hàm dưới
Góc giữa trục răng và mặt phẳng khớp cắn
Khoảng cách từ Pog đến NB
- Tương quan giữa răng cửa trên và dưới
Góc giữa trục răng cửa dưới và răng cửa trên theo
Downs và Steiner
1.1 Xử lý số liệu:
Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học
có sử dụng phần mềm SPSS
1.2 Dự kiến sai số có thể gặp:
- Sai số ngẫu nhiên: do chọn đối tượng nghiên cứu
- Sai số hệ thống : do kỹ thuật vẽ, dụng cụ đo, người đo
- Cách hạn chế:
Thực hành tốt kỹ thuật vẽ phim
Mỗi một phim được vẽ 2 lần

Thống nhất cách xác định điểm mốc, cách đo góc




CHƯƠNG 2:
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIấN CỨU
28


1.1 Phân bố tỷ lệ nam nữ
1.2 Phân bố tỷ lệ các dạng sai khớp cắn loại III theo phân
loại trên phim cephalo.
1.3 Phân bố tỷ lệ các nguyên nhân khớp cắn loại III ở cả
hai giới
1.4 Tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới
ở cả hai giới
1.5 Phân bố tỷ lệ về vị trí răng cửa dưới so với xương ở cả
hai giới
1.6 Phân bố tỷ lệ về vị trí răng cửa trên so với xương ở cả
hai giới
1.7 Tương quan giữa răng cửa trên và răng cửa dưới ở cả
hai giới















28

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:

[1] Hồ Thị Thựy Trang (2004), “ Phân tích Steiner”, chỉnh
hình răng mặt, nhà xuất bản y học, tr 106 - 111
[2] Hồ Thị Thựy Trang, Phan Thị Xuân Lan (2004), “ Phim
sọ nghiêng dùng trong chỉnh hình răng mặt”, chỉnh hình
răng mặt, nhà xuất bản y học, tr 84 - 96
[3] Hoàng Thị Bạch Dương (2000), điều tra lệch lạc răng
hàm ở trẻ em lứa tuổi 12 trường cấp II Amsterdam Hà Nội,
Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội, tr 55 -
58
[4] Hoàng Tử Hùng (2005), “ Một số quan niệm về khớp
cắn”, Cắn khớp học, nhà xuất bản Y học, tr 55 - 65
[5] Lê Thị Nhàn (1977), “ Lệch lạc răng –hàm trước-sau”, bộ
môn răng hàm mặt- trường đại học y khoa tập 1, nhà
xuất bản y học, tr 450 - 455
[6] Mai Thu Thảo, Đoàn Quốc Huy, Phan Thị Xuân
Lan (2004), “ phân loại khớp cắn theo Edward H.Angle”,
chỉnh hình răng mặt, nhà xuất bản Y học, tr 67 - 75
[7] Phan Thị Xuân Lan ( 2004), “ Các bước khám và chuẩn

đoán bệnh nhân chỉnh hình răng mặt”, Chỉnh hình răng
mặt, Nhà xuất bản Y học, tr 113 - 124

Tiếng Anh:

[8] Dewey “ dewey’s modification of Angle’s classification of
malocclusion class III”, The online dental consultant, Dr
Muna. com

[1] Rainer – Reginald meithke, “ Possibilities and limitations
of various cephalometric variablies and
Analyses”,orthodontic cephalometry, Mosby-Wolfe, pp 63
- 99
[2] Ramezanzadeh (2007), “ cephalometric evaluation of
Dentofacial features of class III malocclusion in aduls
of Mashhad, Iran”, Journal of Dental Research, Dental
Prospects, Vol 1, No 3
[3] Smorntree Viteporn and Athanasios E Athanasious “
Anatomy, radiographic anatomy and cephalometric
Landmarks of Craniofacial skeleton, Soft Tissue Profile,
Dentition, pharynx and Cervical”, orthodontic
cephalometry, Mosby-Wolfe, pp 46 - 51
[4] Thomas Rakosi (1997) , “ Treatment of class III
malocclusions”, Dentofacial orthopedics with funtional
appliance, Mosby- year book, Inc, pp 467 - 470
[5] William R. proffit (2007), “ Malocclusion and dentofacial
Deformity in Contemporary society”; Contemporary
orthodontics, Fourth edition; Mosby.Inc…, affiliate of
Elservier Inc; pp 1 - 5


















Mục lục

CHƯƠNG 1: 2
TỔNG QUAN 3
1.1 Phân loại khớp cắn: 3
1.1.1 Khái niệm khớp cắn lý tưởng: [4] [6] 3
1.1.2 Phân loại khớp cắn theo Angle: [6] [13] 4
1.1.3 Nguyên nhân của khớp cắn loại III: [5] 5
1.1.4 Các phân loại khớp cắn loại III: 6
1.2 Phim sọ nghiêng ( Cephalometric): [2] 11
1.2.1 Mục đích của sử dụng phim cephalo: 11
1.2.2 Các kỹ thuật phân tích trên phim cephalom: 11
1.2.3 Các điểm chuẩn trên phim cephalo:[2] [11] 12
1.2.4 Các phân tích trên cephalometric: [2] 16

1.2.4.1 Phân tích Downs: 16
1.2.4.2 Phân tích Steiner: [1] 18
1.2.4.3 Phân tích Wits: 20
1.2.4.4 Phân tích Mc Narama: 21
1.3 Những hậu quả mang lại bởi sai khớp cắn loại III: 22
1.4 Tình hình nghiên cứu thế giới: [10] 23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu: 24
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn: 24
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: 24
2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 24
2.2 Phương pháp nghiên cứu: 24
2.2.1 Chọn đối tượng nghiên cứu: 24
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu: 25
2.2.3 Thu thập số liệu: 25
2.3 Xử lý số liệu: 27
2.4 Dự kiến sai số có thể gặp: 27
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIấN CỨU 27
3.1 Phân bố tỷ lệ nam nữ 28
3.2 Phân bố tỷ lệ các dạng sai khớp cắn loại III theo phân loại trên
phim cephalo. 28
3.3 Phân bố tỷ lệ các nguyên nhân khớp cắn loại III ở cả hai
giới 28
3.4 Tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới ở cả hai
giới 28
3.5 Phân bố tỷ lệ về vị trí răng cửa dưới so với xương ở cả hai
giới 28
3.6 Phân bố tỷ lệ về vị trí răng cửa trên so với xương ở cả hai
giới 28
3.7 Tương quan giữa răng cửa trên và răng cửa dưới ở cả hai

giới 28



×