Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thực trạng tình hình thực hiện chính sách và cơ cấu chi tiêu công trong những năm qua của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.33 KB, 43 trang )

ĐỀ TÀI:

Thực trạng tình hình thực hiện chính sách và
cơ cấu chi tiêu công trong những năm qua của
Việt Nam
1
Mục lục
Lời mở đầu
Chi tiêu công đặc biệt là trong quá trình Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá đất
nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế cũng như đảm bảo
công bằng xã hội bởi thông qua chi tiêu công hằng năm, vốn đầu tư từ NSNN đóng
vai trò dẫn dắt, lan toả, có tác động trực tiếp và gián tiếp đến đầu tư phát triển, đến
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến hiệu quả đầu tư tạo điều kiện cho nền
kinh tế tăng trưởng và phát triển.Nhà nước tổ chức đúng đắn nhiệm vụ chi tiêu
công, cấp phát kinh phí sao cho tiết kiệm, hợp lý và đạt hiệu quả cao không những
là động lực thúc dẩy nền kinh tế phát triển mà còn là một trong những biện pháp
phòng ngừa lạm phát, chống tham nhũng một cách hiệu quả. Ngược lại nếu việc tổ
chức chi tiêu công không hợp lý, không dựa vào tình hình thực tiễn thì sẽ gây lãng
phí và kìm hãm sự phát triển nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng rất lớn
đó Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc sử dụng vai trò tích cực của chi
tiêu công quá trình phát triển kinh tế.
Nước ta hiện nay đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
việc nghiên cứu đổi mới chính sách và cơ cấu chi tiêu công có ý nghĩa rất cấp bách
cả về lý luận lẫn thực tiễn.Đối với một nước chậm phát triển như nước ta hiện nay,
muốn đạt được trình độ của một quốc gia phát triển, không bị tụt hậu xa so với các
nước trong khu vực và trên thế giới thì việc xác định cơ cấu chi tiêu công để phục
2
vụ cho sự nghiệp phát triển nước là một việc làm hết sức khó khăn và có ý nghĩa
quan trọng.
Để xác định rõ vai trò của chi tiêu công trong sự nghiệp phát triển đất nước,


chúng ta phải nắm vững được khía cạnh lý luận và phương pháp luận liên quan đến
vấn đề này, đồng thời phải đánh giá lại thực trạng tình hình thực hiện chính sách và
cơ cấu chi tiêu công trong những năm qua, từ đó chỉ ra những mặt tích cực, những
tồn tại, nguyên nhân để đề ra các giải pháp cần thiết.
Phần 1: Cơ sở lý luận về chi tiêu công
Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản
lí hành chính, các đơn vị sự nghiệp được sự kiểm soát và tài trợ của chính phủ.Như
vậy, chi tiêu công chủ yếu là các khoản chi của ngân sách nhà nước đã được quốc
hội phê chuẩn.
Chi tiêu công tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh
tế.Chính phủ đóng vai trò là trung tâm trong quá trình tái phân phối thu
nhập.Thông qua chi tiêu công, chính phủ lại cung ứng cho xã hội những khoản thu
nhập đã lấy đi của xã hội bằng việc cung cấp những hàng hóa công cần thiết mà
khu vực tư không có khả năng cung cấp hoặc cung cấp không hiệu quả.Với cơ chế
này, chính phủ thực hiện tái phân phối thu nhập của xã hội công bằng hơn, khắc
phục được khuyết tật của cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng
ổn định.
Chi tiêu công được phân loại dựa theo mục đích khác nhau của chính phủ.
Căn cứ vào chức năng của nhà nước, chi tiêu công được chia thành: chi xây
dựng cơ sở hạ tầng, chi hệ thống quản lí hành chính, chi cho quốc phòng an ninh,
chi cho tòa án và viện kiểm sát, chi hệ thống giáo dục, chi hệ thống an sinh xã hội,
chi hỗ trợ doanh nghiệp, chi các chính sách đặc biệt, chi khác.
3
Căn cứ vào tính chất kinh tế, chi tiêu công được chia thành chi thường xuyên
và chi đầu tư phát triển. Đây là cách phân loại phổ biến vì qua đây nhà nước sẽ biết
được những thông tin về sự ảnh hưởng của chính sách chi tiêu công đối với mọi
hoạt động kinh tế xã hội, qua đó giúp chính phủ thiết lập các chương trình chi tiêu
nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu công.
1. Chi đầu tư phát triển
Nhu cầu đầu tư phát triển của toàn bộ nền kinh tế là rất lớn. Có nhiều lĩnh

vực đầu tư có thể huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu
tư phát triển nhưng có một số lĩnh vực đầu tư không thể trông chờ vào các nhà đầu
tư tư nhân do nhu cầu vốn lớn, khả năng thu hồi chậm, lợi nhuận thấp buộc chính
phủ phải sử dụng nguồn tài chính công để đầu tư. Ngoài ra chính phủ cần thiết phải
chi đầu tư còn nhằm mục tiêu tạo đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền
vững và xử lý những bất ổn khi nền kinh tế gặp phải các cú sốc.
Chi đầu tư phát triển là quá trình nhà nước sử dụng một phần thu nhập từ quỹ
NSNN và các quỹ ngoài ngân sách mà chủ yếu là quỹ NSNN để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, đầu tư phát triển sản xuất và dự trữ hàng hóa có tính
chiến lược nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Chi ĐTPT của tài chính công gồm có chi từ ngân sách nhà nước, từ tín dụng nhà
nước, từ một số quỹ ngoài ngân sách. Chi ĐTPT là khoản chi lớn, tạo động lực cho
tăng trưởng kinh tế. Quy mô, kết cấu khoản chi này phụ thuộc vào mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ. Nhìn chung, chi ĐTPT tập
trung vào 1 số lĩnh vực chủ yếu sau:
* Chi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội công cộng
Đây là khoản chi lớn trong chi đầu tư phát triển, bao gồm chi đầu tư xây dựng mới,
cải tạo nâng cấp các công trình không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn
chậm như công trình giao thông, đê điều, bệnh viện, trường học, nhà văn hóa…
4
Việc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế công cộng phải tạo điều
kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản
xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tính chất
“mồi” để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho mục tiêu công cộng.
Đầu tư cho cơ sở hạ tầng xã hội thường hướng vào đầu tư phát triển nguồn nhân
lực, phát triển cơ sơ vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn
hóa, bảo vệ môi trường. Nhìn chung khoản chi đầu tư này có vai trò quyết định
trong việc tạo thế cân đối cho nền kinh tế - xã hội, hút vốn của các chủ thể đầu tư
khác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
* Chi hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư góp vốn cổ phần vào các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cần thiết cho nền kinh tế
Khoản chi hỗ trợ, góp vốn của nhà nước thường được cân nhắc rất thận trọng. Nhà
nước chỉ đầu tư với những ngành quan trọng có quy mô lớn để dẫn dắt nền kinh tế
theo mục tiêu phát triển của nhà nước. Chẳng hạn, các cơ sở sản xuất ra tư liệu sản
xuất chủ yếu đặc biệt là những mặt hang còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, các
sản phẩm liên quan đến quốc phòng, an ninh, các doanh nghiệp công ích.
Khoản chi này có xu hướng điều chỉnh giảm khi nền kinh tế hội nhập sâu hơn vào
nền kinh tế thế giới. Bên cạnh mục tiêu dẫn dắt nền kinh tế khoản chi hỗ trợ các
doanh nghiệp còn được sử dụng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái sâu
nhằm hạn chế đà suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, khoản chi này chỉ xuất hiện mang
tính nhất thời ở một khoảng thời gian nhất định.
* Chi dự trữ nhà nước
Chi dự trữ nhà nước nhằm mục đích duy trì sự phát triển cân đối và ổn định của
nền kinh tế. Khoản chi này trước hết được sử dụng để ngăn chặn, hạn chế và bù
đắp những tổn thất bất ngờ xảy ra đối với nền kinh tế do thiên tai, dịch bệnh, địch
họa… mang lại. Trong nền kinh tế thị trường, khoản chi này còn được sử dụng để
5
điều tiết nền kinh tế trước các thất bại của thị trường nhằm thực hiện ổn định kinh
tế vĩ mô đặc biệt khi nền kinh tế gặp phải các cú sốc từ bên ngoài.
Chi tiêu công cho ĐTPT thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu công. Số chi
ĐTPT trong từng năm tài chính phụ thuộc vào mức tăng thu nhập quốc dân và mục
tiêu kinh tế xã hội của nhà nước trong giai đoạn đó. Nhìn chung số chi cho ĐTPT
của nhà nước chiếm tỷ trọng khá lớn trông tổng số chi cho đầu tư phát triển của
toàn xã hội, nó đóng vai trò “dẫn dắt” hoạt động đầu tư của các chủ thể khác trong
nền kinh tế.
Chi đầu tư phát triển là khoản chi có tính tích lũy, không để tiêu dùng hiện tại mà
có tác dụng tăng trưởng kinh tế, là khoản chi không mang tính phí tổn, có khả năng
hoàn lại vốn. Vậy tại sao chi đầu tư phát triển lại có thể có tác dụng tăng trưởng
kinh tế? Có thể xét đơn giản như khi nhà nước đầu tư xây dựng các công trình giao
thông, bệnh viện, trường học, một mặt làm tăng cầu về các hàng hóa vật liệu xây

dựng, làm sản lượng của các mặt hàng này tăng lên, tạo công ăn việc làm cho
người lao động tham gia vào các công trình xây dựng và những người trong ngành
sản xuất vật liêu xây dựng, và từ đó kéo theo tăng trưởng của các ngành khác. Đơn
giản như vậy có thể thấy chi đầu tư phát triển đã góp phần đạt được một số mục
tiêu của nền kinh tế.
Khoản chi này có thể ở dưới các hình thức như cấp phát không hoàn lại, có thể chi
theo dự toán kinh phí hoặc cấp phát theo lệnh chi tiền. Chi đầu tư phát triển có mức
độ ưu tiên thấp hơn chi thường xuyên.
2. Chi thường xuyên
Chi thường xuyên là quá trình phân bổ và sử dụng thu nhập từ các quỹ tài chính
công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ
thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế – xã hội.
6
Chi thường xuyên có phạm vi rộng, gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ
thường xuyên của nhà nước. Khoản chi này mang tính chất tiêu dùng, quy mô và
cơ cấu chi thường xuyên phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức bộ máy nhà nước. Với xu
thế phát triển của xã hội, nhiệm vụ chi thường xuyên của nhà nước ngày càng gia
tăng chính vì vậy chi thường xuyên cũng có xu hướng mở rộng. Xét theo lĩnh vực
chi, chi thường xuyên bao gồm:
-Chi cho các đơn vị sự nghiệp. Đây là các khoản chi cho các đơn vị sự nghiệp công
lập nhằm cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tạo động lực để nâng cao năng suất lao
động, thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu. Cụ thể:
+ Chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế của nhà nước. Các khoản chi
này nhằm đảm bảo hoạt động cho các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ phục vụ
trực tiếp cho các hoạt động kinh tế như đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm,
ngư nghiệp; thủy lợi; khí tượng; thủy văn… mặc dù các đơn vị sự nghiệp kinh tế
có tạo ra sản phẩm và chuyển giao được nhưng không phải là đơn vị kinh doanh
nên các khoản chi tiêu được coi như chi NSNN. Xu hướng ở Việt Nam, nhà nước
chỉ giữ lại một số đơn vị sự nghiệp kinh tế cần thiết cho sự phát triển kinh tế quốc

gia, các đơn vị còn lại sẽ chuyển sang mô hình hoạt động như một doanh nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị này.
+ Chi cho hoạt động các đơn vị sự nghiệp văn hóa – xã hội. Hoạt động sự nghiệp
văn hóa – xã hội là tổng thể các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo,
văn hóa, thể dục thể thao, y tế, xã hội.
Chi cho hoạt động khoa học công nghệ là các khoản chi cho nghiên cứu, ứng dụng,
phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhằm hiện đại hóa khoa học,
công nghệ từ đó giúp nâng cao năng suất lao động, cải thiện môi trường làm việc,
tăng năng lực cạnh tranh cho mỗi quốc gia cả về kinh tế, cả về xã hội. Chi khoa
7
học công nghệ được thực hiện thong qua các hội, ngành các địa phương. Với xu
hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu, chi cho khoa học công nghệ ngày càng
được mở rộng.
Chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo là các khoản chi cho hệ thống giáo dục, đào
tạo từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thong đến đào tạo đại học và sau đại học.
Nhu cầu giáo dục, đào tạo của xã hội ngày càng đòi hỏi gia tăng về số lượng và
chất lượng, với nguồn tài chính có hạn NSNN không thể đáp ứng cho đủ các nhu
cầu này mà chỉ đáp ứng một phần nhu cầu trong khuôn khổ nhất định, cho một số
đối tượng nhất định. Khuôn khổ chi tiêu, đối tượng thụ hưởng phụ thuộc vào quan
điểm của nhà nước và nguồn lực tài chính quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay, chi tài
chính công đảm bảo toàn bộ kinh phí cho hoạt động giáo dục tiểu học công lập,
đảm bảo phần lớn kinh phí cho giáo dục phổ thong trung học và một phần kinh phí
cho giáo dục đại học. Mục tiêu của Nhà nước Việt Nam là huy động nguồn tài
chính của các thành phần kinh tế đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng
của hoạt động này. Bên cạnh đó, chi tài chính công đối với hoạt động giáo dục vẫn
phải đảm bảo cho hệ thống giáo dục phát triển toàn diện, nâng cao trình độ nhận
thức, kỹ năng sống và làm việc của con người từ đó xây dựng và phát triển lành
mạnh và văn minh. Đối với hoạt động đào tạo, chi tài chính công mặc dù có xu
hướng giảm nhưng vẫn phải đảm bảo ở một chừng mực nhất định để khuyến khích
nhân tài, tạo điều kiện để họ phát huy được năng lực của mình từ đó góp phần thúc

đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Chi cho hoạt động sự nghiệp y tế là các khoản chi cho đảm bảo sức khỏe cộng
đồng, khám chữa bệnh cho người dân. Trong khuôn khổ nhất định, chi tài chính
công phải đáp ứng kinh phí cho hoạt động khám chữa bệnh của một số đối tượng
như trẻ nhỏ, những người thuộc diện chính sách xã hội. Chi tài chính công tập
8
trung chủ yếu vào chi cho y tế dự phòng, y tế công cộng nhằm đảm bảo sức khỏe
chung của cộng đồng.
Chi cho hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao là các khoản chi cho hoạt
động văn học, nghệ thuật, bảo tàng, truyền thanh, truyền hình, thể dục, thể thao…
khoản chi này không chỉ nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sức
khỏe về tinh thần cho người dân mà còn góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, góp phần khẳng định và nâng cao hình ảnh quốc gia trên trường quốc
tế.
Chi cho hoạt động xã hội là các khoản chi cho đảm bảo xã hội và cứu tế xã hội.
Khoản chi này nhằm đảm bảo cuốc sống của người dân khi gặp khó khăn do ốm
đau, bệnh tật hoặc những người già không nơi nương tựa nhằm ổn định xã hội.
Nhìn chung các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp là mang tính tiêu dùng nhằm
mục đích nâng cao trình dộn dân trí, sức khỏe thể chất và tinh thần cho người dân.
Bên cạnh đó khoản chi này còn tạo động lực gián tiếp để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, đảm bảo trật tự xã hội.
-Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước (chi quản lý hành chính): là các khoản
chi để đảm bảo hoạt động của hề thống các cơ quan quản lý nhà nước từ trung
ương đến địa phương như chi cho hệ thống cơ quan quyền lực, cơ quan hành
chính, cơ quan chuyên môn các cấp, viện kiểm sát và tòa án. Trong xu hướng phát
triển của xã hội, các khoản chi quản lý hành chính không chỉ dừng lại ở việc duy trì
hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước để cai trị mà còn nhằm mục đich phục vụ
xã hội. Hoạt động này nhằm bảo vệ và hỗ trợ cho các chủ thể và các hoạt động
kinh tế phát triển, chẳng hạn hoạt động cấp phép, công chứng, hộ khẩu…
-Chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Khoản chi cho

an ninh nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo ra sự yên bình cho người dân. Chi
quốc phòng nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chống lại sự xâm lấn của các
9
thế lực bên ngoài. Quy mô của khoản chi này phụ thuộc vào sự biến động chính trị,
xã hội trong nước và các yếu tố bất ổn từ bên ngoài. Chi quốc phòng an ninh mang
tính bí mật của quốc gia nên toàn bộ khoản chi này do NSNN đài thọ và không có
trách nhiệm công bố công khai như các khoản chi khác.
-Chi khác: ngoài các khoản chi trên, một số khoản chi không phát sinh đều đặn và
liên tục trong các tháng của năm nhưng vẫn thuộc về chi thường xuyên như chi trợ
giá theo chính sách của nhà nước, chi trả lãi tiền vay do chính phủ vay, chi hỗ trợ
quỹ bảo hiểm xã hội…
2.1Đặc điểm của chi thường xuyên
* Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bố
tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các
năm trong kỳ kế hoạch.
* Việc sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sự việc nên
nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia.
* Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi
cho đầu tư phát triển.Hiệu quả của nó không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế
mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị-xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển
bện vững của đất nước.
* Đặc điểm trên cho thấy vai trò chi thường xuyên có thể ảnh hưởng rất quan
trọng đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia.
2.2 Nội dung chi thường xuyên
* Chi hoạt động theo chức năng, hiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
* Chi nhiệm vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí.
* Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách
nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi
tiền vay theo quy định của pháp luật).
10

* Các khoản chi thường xuyên có thể được phân chia thành các nhóm:
+ Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp
lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các
khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định.
+ các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: chi thanh tóan dịch vụ công cộng,
chi thuê mướn, chi vật tư văn phòng, chi công tác phí, chi các khoản đặc thù,
hi sửa chữa thường xuyên tài sản cố địnhphục vụ công tác chuyên môn, chi
đoàn ra đoàn vào.
+ Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện vật tư không theo các
chương trình dự án sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên.
+ Các khoản chi thường xuyên khác.
+ Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định, bao
gồm: chi cho lao động trực tiếp thu phí, lệ phí.
2.3 Vai trò của chi thường xuyên
Chi thường xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi của NSNN, chi thường xuyên đã
giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức
năng QLNN, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc
gia.
Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện
giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng.Chi thường xuyên hiệu quả và
tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển, húc đẩy kinh tế
phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của nhà
nước.
11
2.4Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của NSNN
Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Dự toán là khâu mở đầu của một chu trình
NSNN.Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và đã
được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt được coi là chi tiêu pháp lệnh.Xét trên
giác độ quản lý, số chi thường xuyên đã được ghi trong sự toán thể hiện sự cam kết

của cơ quan chức năng quản lý tài chính nhà nước với các đơn vị thụ hưởng
NSNN, từ đó nảy sinh nguyên tắc quản lý chi thường xuyên theo dự toán.
Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả: tiết kiệm hiệu quả là một trong những nguyên tắc
quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính, bới lẽ nguồn lực thì luôn có giới
hạn nhưng nhu cầu thì không có giới hạn.Do vậy, trong quá trình phân bổ và sử
dụng nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho với chi phí thấp nhất
nhưng phải đạt được kết quả cao nhất.Mặt khác do đặc thù hoạt động NSNN diễn
ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp, nhu cầu chi từ NSNN luôn gia tăng với
tốc độ nhanh trong khi klhả năng huy động nguồn thu có hạn, nên càng phải tôn
trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên của NSNN.
Nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước: Một trong những chức năng quan
trọng của kho bạc nhà nước là quản lý quỹ NSNN.Vì vậy, kho bạc nhà nước vừa có
quyền, vừa có trách nhiệm phải kiếm soát chặt chẽ mọi khoản chi ngân sách nhà
nước, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên.Để tăng cường vai trò của KBNN
trong kiểm soát chi thường xuyên của NSNN, hiện nay nước ta đang thực hiện việc
chi trực tiếp qua KBNN như là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này.
Bảng so sánh chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên
Tiêu chí Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên
Nội dung
chi
Đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
không có khả năng thu hồi vốn;
Các hoạt động sự nghiệp (kinhtế, giáo
dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá
thông tin, thể dục-thểthao, khoa học và
12
Đầu tư và hỗ trợ cho các DN,
các TCKT, các tổ chức tài
chính của Nhà nước; góp vốn

cổ phần, liên doanh vào các
DN thuộc lĩnh vực cần thiết có
sự tham gia của Nhà nước; Chi
bổ sung dự trữ nhà nước; Các
khoản chi khác theo quy định
của pháp luật.
công nghệ, môi trường, các hoạt động sự
nghiệp khác; Quốc phòng, an ninh và trật
tự, an toàn xã hội; Hoạt động của các cơ
quan Nhà nước, ĐCS và các TCCTXH;
Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
Các chương trình quốc gia; Hỗ trợ quỹ
bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính
phủ; Trợ cấp cho các đối tượng chính
sách xã hội; Hỗ trợ cho các TCXH nghề
nghiệp theo quy định của pháp luật; Các
khoản chi khác theo quy định của pháp
luật.
Tính chất
của khoản
chi
Là khoản chi có tính tích luỹ
không để tiêu dùng hiện tại có
tác dụng tăng trưởng kinh tế,
khoản chi không mang tính phí
tổn – có khả năng hoàn vốn.
Là khoản chi có tính chất tiêu dùng hiện
tại bảo đảm duy trì hoạt động bình
thường của cơ quan nhà nước, bảo đảm
sự ổn định xã hội, là khoản chi có tính phí

tổn. Không có khả năng hoàn trả hay thu
hồi.
Hìnhthức
chi
Cấp phát không hoàn lại; Chi
cho vay. Có thể chi theo dự
toán kinh phí hoặc cấp phát
theo lệnh chi tiền.
Cấp phát không hoàn lại, chủ yếu chi theo
dự toán.
Nguồn vốn
chi
Bao gồm nguồn thu ngân sách
từ thuế, phí, lệ phí (thu trong
cân đối NS) và cả từ nguồn
vốn vay của Nhà nước.
Chỉ chi từ thu ngân sách từ thuế, phí, lệ
phí (thu trong cân đối NS)
Dự toán
chi
Bao gồm tổng dự toán và dự
toán bố trí hàng năm. Chi
thường vào thời điểm cụ thể
nên có kế hoạch chi để bảo
đảm nguồn
Chỉ gồm dự toán chi ngân sách trong dự
toán chi hàng năm. Chi thường xuyên
được thực hiện tương đối đều trong các
tháng, quý của năm
Mức độ ưu Mức độ ưu tiên thấp hơn Cao hơn

13
tiên
Phần 2: Liên hệ với Việt Nam
I.THỰC TRẠNG CHI TIÊU CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.Chi đầu tư phát triển
1.1 Nội dung
Chi đầu tư phát triển của nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi đầu tư
phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chi đầu tư phát triển của nhà nước bao
gồm: đầu tư xây dựng cơ bản, hỗ trợ phát triển kinh tế, đầu tư các chương trình
không mang tính chất đầu tư xây dựng cơ bản(chi cấp vốn ban đầu, vốn bổ sung
pháp định hoặc vốn điều lệ cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá,
chi trợ cấp, trợ giá cho các doanh nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ công ích). Trong
đó, đại bộ phận là đầu tư xây dựng cơ bản (gần 90%)
Đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản giữ vị trí quan trọng
trong đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội nói riêng, và trong phát triển kinh tế xã
hội nói chung. Tầm quan trọng đó không chỉ vì nguồn đầu tư của nhà nước chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư xây dựng cơ bản, mà cũng vỡ nguồn đầu tư này đã
hình thành nên những công trình làm chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy phát triển kinh
tế và cải thiện đời sống dân cư một cách căn bản. Loại công trình này không thu
hút được vốn đầu tư của các chủ thể kinh tế vì nhiều lý do, hoặc là do vốn đầu tư
quá lớn so với khả năng đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân, hoặc do thời hạn thu
hồi vốn quá dài, thậm chí không thể thu hồi vốn một cách trực tiếp, hoặc vì lý do
chính trị - an ninh - quốc phòng mà các nhà đầu tư tư nhân không được phép đầu
tư. Do vậy, trong lĩnh vực này đẩu tư của nhà nước được xem là nguồn vốn đầu tư
duy nhất.
* Quyết toán ngân sách nhà nước về chi đầu tư phát triển:
Năm 2006 2007 2008 2009
Chi ĐTPT(tỷ đồng) 88.341 104.302 119.462 181.363
14
(số liệu theo Bộ tài chính)

* Năm 2010, chi NSNN đạt 669.630 tỷ đồng, tăng 15% (87.430 tỷ đồng) so
với dự toán, tăng 27.430 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội.
Trong đó: Chi đầu tư phát triển 170.970 tỷ đồng, tăng 36, % (45.470 tỷ đồng) so
với dự toán, tăng 20.970 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội. Riêng chi đầu tư xây
dựng cơ bản là 165.013 tỷ đồng. Vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho các công
trình giao thông, thuỷ lợi, giáo dục và y tế đạt 55.235 tỷ đồng, bằng 98, % kế
hoạch. Kết quả, hiều dự án quan trọng từ nguồn vốn đầu tư của NN năm 2010 đã
hoàn thành và đưa và sử dụng, phát huy hiệu quả, tạo thêm năng lực mới cho nền
kinh tế.
* Năm 2012, Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/11/2012
ướctính đạt 747, nghìn tỷ đồng, bằng 82, % dự toán năm, trong đó chi đầu
tư phát triển 144, nghìn tỷ đồng, bằng 80, % (riêng chi đầu tư xây dựng cơ
bản 138, nghìn tỷ đồng, bằng 79, %); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã
hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi
thực hiện cải cách tiền lương) ước tính đạt 517, nghìn tỷ đồng, bằng 86, %;
chi trả nợ và viện trợ 85, nghìn tỷ đồng, bằng 85, %.
Quy mô chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước được cải thiện đáng kể qua
các năm góp phần tăng tính chủ động và ổn định của ngân sách nhà nước tạo đòn
bẩy để thúc đẩu tăng trưởng kinh tế bền vững và xử lý những bất ổn khi nền kinh
tế gặp phỉa các cú sốc.
Một số dự án chi đầu tư phát triển của Việt Nam trong những năm qua
* Chi NSNN cho xây dựng cơ bản
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2011
Chi đầu tư phát triển 117800 179961 95400
Chi đầu tư xây dựng cơ bản 110050 171631 89510
Nguồn: Trang web của Bộ Tài Chính
15
Nhận xét: Từ bảng trên ta nhận thấy rằng NSNN chi cho xây dựng cơ bản luôn
chiếm tỷ trọng lớn trong chi đầu tư phát triển. Xu hướng chi NSNN cho xây dựng

cơ bản hiện nay đang có xu hướng giảm so với những năm 2008- 2010.Điều này
được lý giải, trong những năm 2008-2010, nền kinh tế nước ta đang phải chịu sự
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.Chính vì vậy mà việc chi cho
đầu tư xây dựng cơ bản được chú trọng nhằm phục hồi nền kinh tế, tránh sự ảnh
hưởng nặng nề của khủng hoảng.Sau những sự nổ lực của Chính phủ và nhân dân,
nền kinh tế đã có những khởi sắc nhất định. Điều này khiến cho Chính phủ chuyển
hướng chi tiêu, cụ thể là : giảm chi cho XDCB và tăng các khoản chi thường
xuyên.
* Chi NSNN cho xây dựng hệ thống giao thông
NSNN có vai trò rất lớn đối với việc xây dựng hệ thống giao thông hiện nay. Nhờ
có sự chỉ đạo của Chính phủ mà hệ thống giao thông hiện nay đã được cải thiện:
các đường quốc lộ liện tỉnh được xây dựng và đi vào hoạt động hiệu quả như dự án
Cầu Giẽ - Ninh Bình - đường cao tốc đầu tiên của khu vực phía Bắc sau nhiều năm
triển khai với không ít khó khăn về vốn cũng được đưa vào khai thác; nhiều tuyến
cao tốc lớn sắp được hoàn thành và đưa vào khai thác như: Nội Bài - Lào Cai, Hà
Nội - Thái Nguyên, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tăng cường qui hoạch các
trục đường chính ở các thành phố lớn nhằm giảm sự ùn tắt giao thông trong các giờ
cao điểm Những tuyến đường này có ý nghĩa kinh tế rất lớn, đó là cầu nối giúp
việc giao thương giữa các tỉnh thuận tiện hơn, giúp cho các doanh nghiệp có xu
hướng mở rộng địa bàn đầu tư, sản xuất. Đồng thời cũng không thể không nhắc
đến ý nghĩa xã hội của nó: việc đi lại, tham gia giao thông được thuận tiện hơn rất
nhiều, vấn đề quản lý giao thông của nhà nước cũng dễ dàng hơn.
Ngoài ra, NSNN còn chú trọng đến công tác xây dựng hệ thống giao thông liên xã,
liên huyện ở các cùng nông thôn. Thực hiện chính sách bê tông hóa đường xá ở
nông thôn giúp cho việc đi lại, sản xuất, buôn bán của bà con thuận tiện hơn rất
nhiều. Cho đến ngày 01/7/2011 cả nước đã có 8940 xã, chiếm 98, % tổng số xã cả
nước đã có đường ô tô đến trung tâm xã (tăng 2, % so với năm 2006), trong đó đi
lại được 4 mùa là 8803 xã, chiếm 97, % (tăng 3, % so với năm 2006); xã có đường
ô tô đến trung tâm xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa là 7917 xã chiếm 87, % (tăng
17, % so với năm 2006). Một điều đáng chú ý là không chỉ đường đến trung tâm

huyện, xã ở các vùng đồng bằng được chú trọng mà đường đến các thôn, bản miền
16
núi cũng được các cấp chính quyền hết sức quan tâm đầu tư với số liệu rất ấn
tượng đó là có tới 89, % số thôn, bản có đường ô tô đến được. Điều đó góp phần
thay đổi cuộc sống của người dân nơi vùng cao vốn chịu nhiều thiệt thòi về điều
kiện thời tiết, thổ nhưỡng cũng như văn hóa xã hội.
* Chi NSNN cho xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục, đào tạo
Số trường học trong cả nước từ 2007-2011
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Số trường học trong cả nước 11696 12071 12265 12678 13174
Hiện nay, NSNN chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục, đào tạo chủ yếu được
tập trung cho cải thiện lại hệ thống trường học không còn khả năng sử dụng và xây
dựng hệ thống trường học mới đặc biệt là các trường bán trú ở khu vực miền núi,
các vùng đặc biệt khó khăn. Cụ thể: Xây dựng mới, sửa chữa phòng học; phòng bộ
môn; nhà hiệu bộ; nhà đa năng; nhà công vụ giáo viên; nhà ở bán trú học sinh;
công trình phụ trợ khác; chi mua sắm thiết bị.
* Trong việc ngăn chặn và bù đắp tổn thất do thiên tai gây ra:
Trận lụt lịch sử diễn ra vào cuối năm 2008 gây thiệt hại nặng nề cho cả nước cả về
người và tài sản. Riêng Hà Nội, tổng thiệt hại về tài sản ước khoảng 3000 tỉ, đã có
20 người bị thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Tuy nhiên, tổng sản phẩm
nội địa (GDP) của HN trong sáu tháng đầu năm 2009 ước tăng 4%, trong đó giá trị
tăng thêm công nghiệp mở rộng tăng 4 %, dịch vụ tăng 5%, nông-lâm-thủy sản
giảm 5%. Không chỉ vậy, theo số liệu của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo
phòng chống lụt bão Trung ương, mưa to trên diện rộng tại các tỉnh miền Trung
năm 2010 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Đã có tới 76 người
thiệt mạng.Tổng thiệt hại kinh tế ước tính trên 2.500 tỷ đồng. Nhưng ngay sau đó,
người dân đã ổn định cho cuộc sống, các hoạt động khắc phục hậu quả xấu do lụt
mang lại diễn ra nhanh, kinh tế miền Trung dần hồi phục… Vậy nguyên nhân là ở
đâu?
17

Tất cả, đều nhờ một phần không nhỏ của các chính sách chi ngân sách Nhà nước,
mà cụ thể ở đây là chi dự trữ Nhà nước. Năm 2008, Thủ tướng đã quyết định trích
310 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương giúp các địa phương khắc
phục hậu quả đợt mưa lũ đầu tháng 11. 18 địa phương được hỗ trợ về dân sinh,
mua giống khôi phục sản xuất và cơ sở hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm y tế,
thủy lợi, giao thông nông thôn, vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh.
Vào năm 2010, cũng trong việc giúp đỡ các địa phương và nhân dân khẩn trương
khắc phục hậu quả mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết
định số 1917/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh phí, gạo cho một số tỉnh miền Trung.
Theo đó, trích 660 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2010;
xuất cấp không thu tiền 11.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để khắc phục hậu
quả mưa lũ: Cứu đói cho dân, hỗ trợ dân sinh, khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu
(trường học, trạm y tế, bệnh viện, các công trình giao thông, thủy lợi)
Xét trên khía cạnh khác, về thực tế, nhiều hiện trạng đáng được quan tâm.Đó là
việc nhiều địa phương đã kê khống, nâng khống thiệt hại vật chất để xin hỗ trợ từ
ngân sách nhà nước, các tổ chức từ thiện rồi bằng các thủ đoạn như lập khống giấy
tờ, hóa đơn để chiếm đoạt tiền, tài sản. Hiện trạng trên là rất phổ biến, gây thất
thoát một khoản không nhỏ ngân sách nhà nước, tuy nhiên, đến nay, nó vẫn chưa
được giải quyết triệt để.Lúc này đây, hồi chuông báo động trong công tác quản lí
chi ngân sách đã thực sự vang lên.
 Tích cực
Nguồn vốn đầu tư phát triển phong phú, dồi dào, tin cậy: các nguồn như: ngân sách
nhà nước (trên 100 nghìn tỷ đồng), trái phiếu chính phủ(trên 1600 tỷ đồng), nguồn
vốn ODA(trên 3 triệu USD), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (13 tỷ USD)… (theo
số liệu báo cáo năm 2007).Theo nhận xét chung của các doanh nghiệp, về mặt kiến
thức chuyên môn sinh viên hiện nay được trang bị khá tốt, tốt hơn trước nhiều.
 Hạn chế
a, Thưc trạng chuẩn bị nguồn vốn đầu tư:
Việc giải ngân vốn NSNH và vốn trái phiếu chính phủ còn chậm trễ, công tác chỉ
đạo, điều hành và quản lý thực hiện dự án của các Bộ, ngành, địa phương còn

nhiều hạn chế. Công tác khảo sát ban đầu thiếu chính xác, không xác định đầy đủ
18
các yếu tố liên quan. Các quy định hướng dẫn tính toán điều chỉnh chi phí, định
mức đầu tư thường chậm được xử lý của các cấp thẩm quyền và không đồng bộ với
các biến động thị trường. Thủ tục phê duyệt tổng dự toán, kế hoạch đấu thầu, kết
quả trúng thầu…của một số Bộ, ngành và địa phương còn rất rườm rà và phức
tạp.Năng lực tư vấn và năng lực nhà thầu thi công cũng còn yếu kém. Mặc dù trong
thời gian gần đây, năng lực của các đơn vị tư vấn, nhất là tư vấn lập dự án và tư
vấn thiết kế tuy có được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tình trạng dự án phải điều chỉnh nhiều lần vẫn chưa được khắc phục. Sự yếu kém
về tài chính và năng lực thi công của nhiều nhà thầu cũng là nguyên nhân chậm
tiến độ đầu tư xây dựng công trình.
Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng còn nhiều bất cập. Một số văn bản hướng dẫn
thực hiện các Luật, Nghị định của Chính phủ về đầu tư, xây dựng, đấu thầu thanh
toán vốn chưa được thống nhất và thiếu cụ thể, gây khó khăn cho việc thực hiện ở
các đơn vị cơ sở. Việc thông báo giá của các địa phương thường không đầy đủ, và
không cập nhật thường xuyên, nên khi lập dự toán các chủ đầu tư phải triển khai
thêm nhiệm vụ thoả thuận với địa phương để bổ sung vào thông báo giả, gây lãng
phí và chậm trễ trong công tác đấu thầu. Việc tính trượt giá chưa được quy định
thống nhất, cũng là nguyên nhân kéo dài thời gian lập, thẩm định và phê duyệt dự
án
Chuẩn bị nguồn lao động:
Theo các nhà tuyển dụng, những khuyết điểm của nhiều sinh viên khiến cho doanh
nghiệp ngại khi tuyển dụng. Đó là tâm lý hay thay đổi công việc theo ý thích,
không có tầm nhìn dài hạn, chỉ nghĩ đến việc làm để kiếm sống hôm nay, dễ nản
lòng khi kết quả không như ý muốn và chưa biết cách tự thể hiện. Ngoài các điểm
yếu có liên quan đến tâm lý nêu trên, phần lớn sinh viên ra trường còn yếu kém về
kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tế mà một trong các nguyên nhân chính là
do chương trình đào tạo ở trường thường nặng về lý thuyết, ít thực hành; không
quen làm việc theo nhóm hoặc chưa biết cách diễn đạt, trình bày ý tưởng của mình

trước tập thể…
Vấn đề đào tạo nghề: Tính đến nay, nguồn nhân lực được đào tạo khoảng 8 triệu
người chiếm 21%. Đó là một tỷ lệ còn rất thấp so với yêu cầu. Cũng có nghĩa là, số
người chưa qua đào tạo, làm lao động thủ công cũng quỏ lớn, xấp xỉ 80%. Số
19
người chưa qua đào tạo tập trung ở nông thôn nhiều (gần 88% nguồn nhân lực ở
nông thôn)
Chuẩn bị kế hoạch vốn đầu tư cho thời kỳ đầu tư kéo dài
Các công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư rất dài, nhiều công trình có vốn
nằm khê đọng trong quá trình thực hiện đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí
vốn và các nguồn lưc tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình,
khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn. Và quan trọng là chuẩn bị tốt một kế
hoạch vốn đầu tư, phải quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư như:
1. Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây
dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự
án đã được phê duyệt.
2. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến
độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm.
3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng
chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù
hợp với tổng tiến độ của dự án.
4. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan
có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều
chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo
dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.
Chú ý: Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải
báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự
án.
5. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở đảm bảo chất lượng
công trình.

Chú ý: Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự
án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến
độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi
phạm hợp đồng.
20
Và các nhà đầu tư cần có chiến lược đầu tư dài hạn về nguồn nhân lực, về đối tác
chiến lược, về công nghệ và phải có nguồn tài chính dài hạn có tính ổn định.
b.Tình hình quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển vào thực hiện dự án
đầu tư ở VN
* Hoàn tất thủ tục triển khai đầu tư:
Thực tế quá trình thực hiện DA DTPT ở nước ta thời gian qua diễn ra đã có rất
nhiều sai sót, ở cả phía chủ quan và khách quan đã gây ra hậu quả lớn ảnh hưởng
tới chất lượng của công trình.
Thứ nhất, các công trình xây dựng xin giao đất, cấp đất để được đúng tiến độ thời
gian đề ra là rất khó khăn. Nguyên nhân có thể do các bên. Hiện nay trong môi
trường đầu tư ở Việt Nam các nhà đầu tư đang phải đối mặt với một “khái niệm”
rất mới, đó là “đất sạch”. “Đất sạch” là đất đã bồi hoàn, giải tỏa và tiến hành xây
dựng hạ tầng hoàn chỉnh, hiện nay đó là vấn đề nóng phải giải quyết. Các nhà đầu
tư thực hiện nghiêm túc chức năng nhiệm vụ của mình trong đầu tư nhưng lại
không nhận được sự thiện chí giúp đỡ từ các cơ quan chức năng, chính quyền địa
phương. Nguyên nhân khác, các nhà đầu tư VN còn thiếu kỹ năng và tính chuyên
nghiệp trong quá trình chuẩn bị dự án đầu tư. Đối với các DA DT vốn Ngân sách
nhà nước rót về cho các tỉnh còn khó khăn thì điều này càng được thể hiện rõ. Chủ
đầu tư là các UBND Tỉnh, xã có thể trong suốt nhiệm kỳ thời gian hoạt động của
họ chưa từng nhận được một dự án nào hoặc rơi rớt, sự thiếu chuyên nghiệp trong
các khâu là điều không thể tránh khỏi. Thực tế cho thấy nhiều dự án được cấp đất
nhưng vẫn bỏ không do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như chậm giải
phóng mặt bằng, thiếu vốn, cũng đã thất thoát lãng phí hàng chục tỷ đồng của NN
trong khi đó giá thuê đất ở VN được đánh giá là cao trong khu vực và trên thế
giới.Chính sự thiếu chuyên nghiệp đó làm kéo dài thời gian chuẩn bị gây ra sự kém

hiệu quả trong thực hiện dự án đầu tư. Nhưng sự thiếu hiệu quả trong khâu chuẩn
bị thực hiện dự án không chỉ xuất phát từ nguyên nhân chủ quan.
Thứ hai, khó khăn trong khâu xin giấy phép XD và các giấy tờ liên quan. Hiện nay
các quy định đầu tư xây dựng của Nhà nước nhiều nhưng vẫn còn sơ hở, không
phải là một hệ thống ban hành đồng bộ, thường xuyên bị thay đổi, chủ quan duy ý
21
chí và tạo kẽ hở cho người thi hành vi phạm định chế vì lợi ích cá nhân. NN đã ban
hành bộ luật Xây dựng nhưng cũng chưa quy định rõ nguyên tắc đầu tư dẫn đến
tình trạng phổ biến là tất cả các khâu tham gia trong một công trình đều do một cơ
quan quản lý và theo dõi. Việc tổ chức thực hiện đều theo một chu trình khép kín
từ khâu thiết kế thi công, đến giám sát đấu thầu, nghiệm thu đều do một bộ một cơ
quan quản lý, trọng tài là người cùng đơn vị, hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi
còi” thế làm sao đảm bảo khách quan, trung thực được.Cơ chế quản lý phân công
công việc chồng chéo, không quy rõ trách nhiệm, thủ tục phiền hà đã tạo nên môi
trường cho sự phát sinh tình trạng cục bộ, bản vị, khép kín, hạch sách NĐT.
Thứ ba, công tác đền bù giải phóng mặt bằng là khâu chủ đạo nhưng cũng không
tránh khỏi tình trạng không hiệu quả. Cơ chế chính sách của NN còn nhiều bất cập
đã gây trở ngại không nhỏ cho quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng. Giải phóng
mặt bằng là vấn đề khó khăn nhất đối với các dự án, chứ không phải là thiếu vốn, 2
nhân tố đảm bảo cho công tác này có hiệu quả là nâng cao nhận thức của người
dân trong việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế; tiếp đó là hoạt động của
chính quyền địa phương khi thực thi phải đúng luật, nghiêm chỉnh. Nếu làm tốt
những việc này thì mới có thể giải quyết được những vấn đề rất nan giải, vướng
mắc hiện nay liên quan đến đất đai.
Nhưng từ phía NĐT cũng góp phần làm chậm quá trình nảy bởi sự non nớt về kinh
nghiệm thực hiện. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng rất cần sự phối hợp nhịp
nhàng của nhà ĐT và chính quyền, UBND sở tạị. Sự chủ động phối hợp của chính
quyền địa phương là chìa khóa mở cánh cửa thúc đẩy tiến độ đền bù giải phóng
mặt bằng. Đây cũng là kinh nghiệm quý báu cho các nhà đầu tư khi bắt tay chuẩn
bị thực hiện dự án.

* Thiết kế lập dự toán thi công
Hiện nay công tác tuyển chọn nhà thầu tư vấn và khảo sát đưa ra dự toán của công
trình là 2 bước thực hiện còn nhiều bất cập.
Thứ nhất, công tác tuyển chọn nhà thầu tư vấn hiệu quả còn nhiều khó khăn. Đối
với các nhà thầu trong nước có một số nhà thầu có chất lượng nhưng đa số còn rất
yếu trong kinh nghiệm hoạt động. Do đó sự giúp đỡ của nhà thầu tư vấn đến chủ
đầu tư còn thấp. Công tác quan trọng của nhà thầu tư vấn là khảo sát thiết kế, đưa
ra tổng mức dự toán hiện nay còn thực hiện cũng kém hiệu quả. Điều đó là rất
22
nguy hiểm cho công tác đấu thầu sau này. Tình trạng chú yếu vẫn diễn ra thường
xuyên hiện nay tại các cuộc đấu thầu tại VN là các nhà thầu đưa giá thấp, thắng
thầu bằng mọi giá rồi trong khi thi công công trình sẽ đưa ra đủ lý do để tăng vốn
cho dự án. Điều đó diễn ra tại hầu hết các tỉnh thành, ngành làm hiệu quả đầu tư
xuống rất thấp. Để khắc phục điều đó, việc đưa ra mức tổng dự toán công trình
chính xác là rất quan trọng.
* Thi công xây lắp công trình
- Trình độ chuyên môn và năng lực các nhà thầu xây lắp của Việt Nam ngày càng
được cải thiện, tiến độ thi công còn chậm
- Tồn tại trong công tác đấu thầu.
- Nguyên vật liệu sử dụng hiệu quả chưa cao thể hiện trong thất thúat, lóng phớ,
- Đội ngũ giám sát và thực hiện thi công công trình còn chưa đáp ứng nhu cầu
trong kỹ năng quản lý và trình độ chuyên môn.
- Vai trò của chủ đầu tư còn mờ nhạt.
- Sự quản lý của các cơ quan chức năng đối các công trình còn buông lỏng.
- Lãng phí thất thoát trong đầu tư, nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản.
* Vận hành khai thác kết quả đầu tư
Đầu tư phát triển là một hoạt đông lâu dài mà kết quả của nó là những công trình
có tuổi đời kinh tế lâu dài. Vận hành các kết quả đầu tư của giai đoạn thực hiện đầu
tư nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. Như phần lý luận dã trình bày những kết
quả này và mục tiêu của dự án sẽ phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý

hoạt động các kết quả đầu tư.
Thực tế có rất nhiều công trình xây dựng cơ bản, từ một vài tỷ đồng đến hàng
nghìn tỷ đồng, sau khi hoàn thiện thi công thì không thể đưa vào khai thác ngay chỉ
vì thiếu đồng bộ của quy trình đầu tư. Đó là một thực tế yếu kém của về năng lực
quản lý ở Việt Nam. Ta có thể đưa ra một vài ví dụ về những trường hợp cụ thể:
+ Dự án cầu Thanh Trì hiện nay được ghi nhận là dự án cầu lớn nhất Đông Dương,
với chiều dài 3084m, rộng 33, m và 6 làn xe chạy (trong đó có 4 làn xe cao tốc với
23
tốc độ cho phép 100km/h). Tổng mức dự toán đầu tư ban đầu 410 triệu USD được
khởi công vào năm 2002, theo kế hoạch đến tháng 11 năm 2006 là hoàn tất và
thông xe. Nhưng phải đến tận 02/02/2007 bộ Giao Thông vận tải mới chính thức
làm lễ “thông xe phần chính của cầu”. Còn các phần khác vẫn nằm trong tình trạng
dở dang do còn vướng nhiều nút cỏ trai chưa được giải tỏa không bàn giao mặt
bằng đúng tiến độ.Theo đánh giá sơ bộ, với kinh phí đầu tư 410 triệu USD xấp xỉ
6600 tỷVNĐ. Mặc dù nguồn vốn vay chính là ODA của Nhật với lãi suất ưu đãi
nhưng cái giá phải trả cho nó là không nhỏ. Nếu lấy lãi suất huy động trái phiếu
chính phủ 8%, ước tính con số 6600 tỷ VNĐ sẽ cho số tiền lãi phát sinh là 525 tỷ
VNĐ mỗi năm hay tương đương 1 tỷ VNĐ mỗi ngày vốn đã giải ngân. Cầu đã xây
xong, chưa đưa vào sử dụng có nghĩa là chưa sinh ra một đồng lợi nhuận nào
nhưng sau mỗi ngày lại lãng phí mất 1 tỷ VNĐ. Đó là riêng lẻ một công trình trong
khi thực tế thỡ cú hàng trăm công trình khác với tổng số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ
VNĐ khi hoàn thành không được đưa vào sử dụng ngay.Có thể nói cho dù các
công trình với quy mô khác nhau, thời gian đắp chiếu dài ngắn khác nhau nhưng
tất cả đều có chung một nguyên nhân là: Sự không đồng bộ trong quá trình triển
khai dự án, sự ách tắc trong quá trình giải tỏa bàn giao mặt bằng và sự bất cập của
quản lý hành chính. Sự lãng phí thể hiện rõ nhất khi hàng loạt công trình xây dựng
đưa vào sử dụng không đạt hiệu quả kinh tế xã hội do không khai thác hết công
suất, thiếu nguyên liệu mà chủ yếu là do quy hoạch kém, không đồng bộ, không
gắn kết với quy hoạch phát triển ngành, vùng.Như thực trạng nhà máy xay xát lúa
gạo cầu Nguyễn, nhà máy chế biếnthủy sản đông lạnh Diêm Điền sau khi đầu tư

xong mới thấy chưa tính hết quy hoạch vùng nguyên liệu cung cấp, yếu tố đầu vào,
đầu ra không đảm bảo nên nhà máy không hoạt động được.Hàng loạt cảng biển
nhà máy đường với hàng nghìn tỷ đồng hiện nay không phát huy tác dụng, sắp
tới là hàng loạt các khu công nghiệp, sân bay, bến cảng mới và nhiều công trình, dự
án nhóm B, ở các địa phương đang được dư luận quan tâm nếu chủ đầu tư không
cẩn trọng thì cũng dễ dẫn đến thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản.
2. Chi thường xuyên
Số liệu hàng năm
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng 252375 326666 403151 546081 649428
24
2.1 Chi cho các đơn vị sự nghiệp
* Chi cho sự nghiệp kinh tế
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Quyết toán 21193 27208 37632 55212 60870
Đây là khoản chi tiêu dùng phục vụ sản xuất, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế
hoạt động thuận lợi. Xuất phát từ mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
kinh tế không phải là hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận, do đó áp dụng chế độ
cấp phát như một đơn vị dự toán
Quy mô chi sự nghiệp kinh tế tăng mạnh đã góp phần tích cực trong việc tăng
cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật,
nghiên cứu và áp dụng nhiều giống mới phục vụ cho nông nghiệp. Ngoài ra, một
số chương trình được nghiên cứu triển khai như: đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
thương mại, tìm kiếm thị trường đầu ra cho nông sản…Đặc biệt là trong thời gian
vừa qua, do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã tập trung
mọi nỗ lực ngăn chặn, hạn chế suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất kinh doanh. Trong
đó, giải pháp lớn nhất là về tiền tệ, chính sách miễn, giảm, hoàn các loại thuế. Đặc
biệt phải kể tới sự gia tăng mạnh của các khoản chi để nâng cấp cơ sở hạ tầng,
phục hồi các công trình đê, kè, giao thông thủy lợi và hầu như năm nào cũng nảy
sinh khoản chi khắc phục hậu quả thiên tai.

Tuy nhiên do quá trình quản lý và kiểm soát chi không được chặt chẽ nên tình
trạng làm thất thoát lãng phí nguồn vốn của Nhà nước hiện vẫn còn tồn tại phổ
biến đáng kể là các khoản chi để tu sửa cơ sở hạ tầng trong thời gian vừa qua.
* Chi cho hoạt động an sinh xã hội
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Chi dân số và kế hoạch hóa gia đình 615 710 770 900 970
Chi lương hưu và bảo đảm xã hội 32683 50266 64218 82660 95664
25

×