1
Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết những đối tượng nào được gọi là cán bộ, công chức?
Đối tượng cán bộ, công chức được quy định tại Điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 26
tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành
ngày 29 tháng 4 năm 2003. Cụ thể như sau:
1. Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm:
a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là
cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc được giao giữ một công vụ
thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc được giao giữ một nhiệm vụ
thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
đ) Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân;
e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp;
g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị -xã hội xã, phường, thị
trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân
cấp xã.
2. Cán bộ, công chức quy định tại điểm a, b,c, đ, e, g và h khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân
sách nhà nước; cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách
nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Câu 2: Tại sao nói cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, câu nói đó có nguồn gốc từ đâu?
Tại Điều 2 Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 26/02/1998 quy định: "cán bộ, công chức là công
bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập
nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao".
Phân tích:
Nguyên nghĩa của từ "công bộc" là chỉ người đầy tớ chung của mọi người. Có nguồn gốc từ nghĩa của từ
"nô bộc" tức là người đầy tớ trung thành, là người đầy tớ chăm chỉ, chuyên cần, phục vụ cho các tầng lớp
địa chủ và trung nông trong xã hội cũ. Trong bài báo "Chính phủ là công bộc của nhândân" in trên báo
Cứu quốc số 46, ngày 19/9/1945, Bác viết "Chính phủ là công bộc của nhân dân. Các công việc của Chính
phủ phải nhằm vào mục đích duy nhất là mưu cầu tự do cho mọi người. Cho nên Chính phủ nhân dân bao
giờ cũng phải đặt quyền lợi của nhân dân lên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho
dân phải tránh". Câu nói ấy của Bác suy rộng là cán bôj công chức làm công ăn lương cho Nhà nước cho
nên cán bộ, công chức cũng là công bộc của nhân dân. Như vậy cán bộ công chức phải là con người
2
chuyên cần, chăm chỉ, giản dị, mẫn cán, phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân hiệu quả công
việc đem lại cho nhân dân.
Theo Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 thì "Cán bộ, công chức là người được hưởng
lương theo ngân sách" mà ngân sách lại từ tiền nộp thuế của nhân dân đóng góp. Công chức là người làm
việc trong cơ quan công quyền, được Nhà nước trả lương, tiền thưởng từ nguồn thuế do nhân dân đóng
góp, bởi vậy công chức Nhà nước phải có trách nhiệm phục vụ nhân dân và nhân dân có quyền giám sát
hoạt động của cán bộ, công chức. Vì thến người cán bộ, công chức cần tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn
trọng nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng
nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
Cán bộ, công chức phải là người vừa có tài, vừa có đức. Tài và đức phải song hành với nhau. Nhưng
không phải ngẫu nhiên mà Điều 2 của Pháp lệnh lại nhấn mạnh đến đạo đức trước "phải không ngừng rèn
luyện phẩm chất đạo đức, học tập và nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ,
công vụ được giao". Người cán bộ trước hết phải có cái tâm, có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm
liêm chính, chí công vô tư, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng. Sau đó là họ cần
trau dồi về tri thức. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, trình độ dân trí cũng được nâng cao
hơn, vì thế nếu không tự mình rèn luyện thì cán bộ sẽ nhanh chóng bị lạc hậu và đào thải.
Cán bộ Hải quan trong quá trình hoạt động công vụ luôn tiếp xúc với nhân dân và nảy sinh mối quan hệ
giữa một bên đại diện của Nhà nước, một bên là đối tượng phải làm nghĩa vụ thuế. Xử lý mối quan hệ này
phải theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Vì vậy, thực chất mối quan hệ này là mối quan hệ
giữa Nhà nước và nhân dân, trong đó cán bộ Hải quan là người đại diện cho Nhà nước để thực thi pháp
luật. Vì vậy, người cán bộ Hải quan cũng cần phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, ra sức học tập, bồi
dưỡng nâng cao trình độ và năng lực công tác, đặc biệt là rèn luyện về thái độ và tác phong lao động "Vì
nhân dân phục vụ".
Việc Pháp lệnh cán bộ, công chức quy định cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân là sự
khẳng định đấu tranh không dung thứ những biểu hiện quan liêu, hách dịch lên mặt "quan cách mạng" gây
phiền hà xách nhiễu dân. Việc quy định đó của Pháp lệnh cũng đặt sơ sở để xây dựng, ban hành các tiêu
chuẩn, tiêu chí đánh giá, quản lý cán bộ, công chức thường xuyên giáo dục cán bộ, công chức phấn đấu tu
dưỡng xứng đáng với vị trí, vai trò bổn phận được nhân nhân giao phó, để tiến bộ không ngừng.
Câu 3: Vì sao cán bộ, công chức ngoài việc thực hiện Pháp lệnh này còn phải tuân theo các văn bản
quy phạm pháp luật khác?
Theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 26/02/1998: "Cán bộ, công
chức ngoài việc phải thi hành Pháp lệnh này còn phải tuân theo các quy định có liên quan như Pháp lệnh
chống tham nhũng, pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản pháp luật khác".
- Quy định này có tính chất nhấn mạnh, tránh sự hiểu trách nhiệm và các mối quan hệ một cách máy móc.
Trên thực tế, cũng như bất kỳ một cá nhân, công dân nào cũng chịu điều chỉnh của nhiều đạo luật khác
nhau. Bởi vì mỗi cá nhân tham gia vào nhiều, rất nhiều mối quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
- Mặt khác, cần thấy rằng, Pháp lệnh này quy định đối với cán bộ,công chức như là lực lượng xã hội đặc
biệt gắn liền với quyền lực chính trị nói chung và quyền lực nhà nước nói riêng. Vì vậy, khi thực hiện
Pháp lệnh cán bộ, công chức phải gắn với việc thực hiện các luật, pháp lệnh có liên quan mật thiết là Pháp
lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm. Các Pháp lệnh này có phạm vi và nội dung điều
chỉnh gần sát với các tổ chức hoạt động của cán bộ, công chức. Việc ban hành đồng thời 3 Pháp lệnh này
3
có hiệu lực cùng một ngày có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu: xây dựng một đội ngũ cán bộ,
công chức có phẩm chất, có năng lực đáp ứng yêu cầu cao trong công cuộc đổi mới đất nước.
Câu 4: Công tác quản lý cán bộ, công chức được thực hiện theo nguyên tắc nào hay Tại Điều 4 Pháp
lệnh cán bộ, công chức có nêu: "Công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của
ĐCSVN, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu
tổ chức, đơn vị". Anh (chị) hãy giải thích nguyên tắc này?
* Để trả lời được câu hỏi trên trước hết phải nắm được các nội dung cơ bản sau:
- Công tác cán bộ, công chức là gì?
Công tác cán bộ, công chức là tất cả những công việc mà các cơ quan hành chính Nhà nước phải thực hiện
đối với cán bộ, công chức như: tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật…
v.v.
- Công tác cán bộ, công chức phải chịu sự tác động của 3 yếu tố:
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, được quy định tại Điều 4 Hiến pháp năm
1992:
Điều 4. "Đảng cộng sản Việt Nam , đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu
trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
+ Đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ, được quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 1992:
Điều 6: "Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là
những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm
trước nhân dân.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Đồng thời phải đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trong số những nguyên tắc trên, nguyên tắc tập thể, dân chủ và nguyên tắc phát huy trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là hai nguyên tắc luôn đi đôi kết hợp không thể tách rời.
Câu 5: Cán bộ, công chức có những nghĩa vụ gì?
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức được quy định tại các Điều 6; Điều 7 và Điều 8 Pháp lệnh cán bộ, công
chức ban hành ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán
bộ, công chức năm 1998 ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2003. Cụ thể như sau:
Điều 6: Cán bộ, công chức có những nghĩa vụ sau đây:
1. Trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích
quốc gia;
2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành
nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật;
3. Tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với công đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và
chịu sự giám sát của nhân dân;
5. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; không được quan liêu, hách
dịch, cửa quyền, tham nhũng;
6. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác, thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan,
tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
7. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành
tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;
4
8. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Câu 6: Việc quy định cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm liên đới phải hiểu như thế nào?
Điều 7 của Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 26 tháng 02 năm 1998 có quy định: "Cán bộ, công
chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công
chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật". Cũng tại Điều 4 Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành
ngày 26/02/1998 quy định: "Công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng
sản Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị".
Từ Điều 4 ta thấy công tác cán bộ, công chức phải đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị. Tức là người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những việc làm của cấp dưới mình
vì ba lý do sau:
- Thứ nhất, người đứng đầu đơn vị được hưởng lương thêm từ phụ cấp trách nhiệm. Cho nên họ phải chịu
trách nhiệm về những việc làm của cấp dưới.
- Thứ hai, thủ trưởng đơn vị là người được Đảng và Nhà nước tin cậy giao phó chức vụ. Họ là người thấm
nhuần tư tưởng, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhất.
- Thứ ba, người đứng đầu đơn vị là người gần gũi nhất với công tác cán bộ, công chức thuộc đơn vị mình.
Công tác cán bộ, công chức trên hết là công tác của người đứng đầu đơn vị. Vì thế họ phải là người chịu
trách nhiệm trước Đảng, trước Nhà nước về hoạt động của đơn vị mình.
Câu 7: Cán bộ, công chức tiếp nhận quyết định của cấp trên mà có căn cứ cho là trái pháp luật thì
thực hiện như thế nào?
Điều 8 Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 26 tháng 02 năm 1998 có ghi rõ: "Cán bộ, công chức
phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo
cáo ngay đối với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên
cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về việc thi hành quyết định đó".
- Công chức phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên là một nguyên tắc để đảm bảo sự nghiêm minh, chặt
chẽ của tổ chức hoạt động hành chính.
- Song, để phát huy tính sáng tạo,chủ động của công chức và khắc phục những hạn chế khiếm khuyết của
những công chức giữ chức vụ lãnh đạo (đôi khi vẫn xảy ra), Pháp lệnh có Điều 8(Chương II) là rất ý
nghĩa.
- Cần phải khẳng định rõ ràng rằng: sau khi có căn cứ trái pháp luật chứ không chỉ là cảm thấy một cách
chung chung mơ hồ gây ra sự chậm trễ trong việc thi hành công vụ.
Quy trình và cách thức báo cáo với cấp trên khi có căn cứ về sự trái pháp luật như sau:
- Sau khi có căn cứ về quyết định của cấp trên là trái pháp luật, phải báo cáo với người ra quyết định đó.
Nếu người lãnh đạo không thay đổi, vẫn giữ nguyên quyết định đó thì phải báo cáo cấp trên trực tiếp của
người ra quyết định. Cách báo cáo là đăng ký gặp trực tiếp hoặc gửi văn bản. Đối với thủ trưởng cấp trên
trực tiếp khi gặp trường hợp đó phải tiếp cán bộ, công chức để nghe và xác định rõ đúng, sai. Nếu thấy sai
phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định đó. Nếu vẫn đồng ý với quyết định đó thì phải ra văn bản làm cơ sở
pháp lý. Đối với người báo cáo cũng phải có văn bản sau này khi giải quyết hậu quả có đủ chứng lý của
các bên.
- Mục đích tối cao của Điều 8 là vì lợi ích của đất nước.
5
- Phải ngăn chặn, xử lý thích đáng thái độ lợi dụng, vin cớ một cách sai trái quy định của Điều 8 để làm
chậm trễ, sai trái các mệnh lệnh gây sự ách tắc, vô hiệu hoá các hoạt động quản lý chỉ đạo của các cơ quan
hành chính. Đồng thời phải ngăn chặn, xử lý nghiêm thái độ vô trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo và phát
huy sự "sáng suốt" của công chức.
Câu 8: Cán bộ, công chức có quyền lợi gì? Quyền lợi đó so với Luật lao động có gì khác?
Quyền lợi của cán bộ, công chức quy định tại các Điều 9,10,11,12,13,14 Pháp lệnh cán bộ, công chức ban
hành ngày 26 tháng 02 năm 1998. So với Bộ Luật lao động, Điều 9 của Pháp lệnh quy định cán bộ, công
chức có 6 quyền như sau:
1. Được nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 74, Điều 75, khoản 2, khoản 3, Điều 76 và Điều 77, nghỉ
các ngày lễ theo quy định tại điều 73 và nghỉ việc riêng theo quy định tại Điều 78 của Bộ Luật lao động.
2. Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởng lương sau khi có sự đồng ý của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức.
3. Được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, đau ốm, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản,
hưu trí, và chế độ tử tuất theo quy định tại các Điều 107, 142, 143, 144, 145 và 146 của Bộ Luật lao động.
4. Được hưởng chế độ hưu trí, thôi việc theo quy định tại Mục 5 Chương IV của Pháp lệnh này.
5. Cán bộ, công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định tại khoản 2 Điều 109, các Điều 111,
113, 114, 115, 116 và 117 của Bộ Luật lao động.
6. Được hưởng các quyền lợi khác do pháp luật quy định.
- Như vậy, cán bộ, công chức được hưởng đầy đủ các quyền lợi của người lao động bình thường được
quy định trong Bộ Luật lao động. Từ Điều 10 đến Điều 14 quy định các quyền lợi khác của cán bộ, công
chức mà Bộ Luật lao động không đề cập tới. Riêng khoản 6 của Điều 9 nói trên nêu rõ các quyền lợi khác
của cán bộ, công chức do pháp luật quy định. Theo cương vị, chức trách của mỗi cán bộ, công chức do
nhiệm vụ công tác được giao, cán bộ, công chức được pháp luật quy định các quyền lợi khác nhau. Ví dụ
như quyền bất khả xâm phạm của đại biểu Quốc hội khi không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc Ủy ban
Thường vụ Quốc hội như quy định tại Điều 99 Hiến pháp 1992; Quyền của các đại biểu Hội đồng nhân
dân; Quyền của nhà báo trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình theo Luật báo chí). Cán bộ, công chức ở
một số ngành được cung cấp trang phục, để có sắc phục riêng theo ngành… Cán bộ, công chức hoạt động
ở một số lĩnh vực ở một số ngành, ở những địa bàn khó khăn được ưu tiên, ưu đãi do Chính phủ quy định.
Tóm lại, cán bộ, công chức trước tiên họ là người lao động nên được hưởng mọi quyền lợi như người lao
động được quy định trong Bộ Luật lao động. Song, loại hình lao động của cán bộ, công chức là lao động
gắn với quản lý Nhà nước, là các hoạt động sự nghiệp, xã hội… Vì vậy cán bộ, công chức có thêm các
quyền lợi mang tính riêng biệt. Đương nhiên, những quyền lợi đó phải gắn liền với trách nhiệm cao cả của
họ, phải làm phận sự là "công bộc" của dân. Những quyền lợi đó không được hiểu là "đặc quyền", "đặc
lợi" mà chỉ là điều kiện, phương tiện để làm việc, để phụng sự nhân dân tốt hơn mà thôi.
Câu 9: Những việc cán bộ, công chức không được làm?
6
Những việc cán bộ, công chức không được làm được quy định tại các Điều 15; 16; 17; 18; 19; 20 Pháp
lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều
của Pháp lệnh 1998 ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2003. Cụ thể như sau:
Điều 15: Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác
nhiệm vụ, công vụ; không được gây bè phái mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc.
Điều 16: Cán bộ, công chức không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu gây khó khăn, phiền hà với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
Điều 17: Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành
các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã,
bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ
chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật
công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc làm tư
vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của cán bộ, công chức.
Điều 18: Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước, thì trong
thời hạn ít nhất là 5 năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc không được làm việc cho các tổ chức, cá
nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên
quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm.
Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được
làm và chính sách ưu đãi đối với những người phải áp dụng quy định của Điều này.
Điều 19: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, vợ hoặc chồng của những người đó không được
góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc
quản lý nhà nước.
Điều 20: Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí bố, mẹ, con,
anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán, tài vụ, thủ quỹ, thủ kho
trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.
Câu 10: Pháp lệnh cán bộ, công chức (được sửa đổi, bổ sung năm 2003) tại Điều 16 quy định: "Cán
bộ, công chức không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn phiền hà đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc".
Anh (chị) hãy giải thích vì sao phải quy định như vậy?
- Cán bộ, công chức được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước, Điều 2 Pháp lệnh cán bộ, công chức quy
định cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, vì vậy cán bộ công chức phải có trách nhiệm và tận tuỵ
phục vụ nhân dân không được chây lười trốn tránh trách nhiệm.
- Cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan nhà nước được nhà nước trả lương tương xứng với nhiệm vụ
được giao, tiền lương cấp từ nguồn ngân sách nhà nước do nhân dân đóng thuế tạo thành. Vì vậy cán bộ,
công chức phải có trách nhiệm phục vụ nhân dân, không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập
nâng cao trình độ và năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ công vụ được giao.
- Cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ được sử dụng một số quyền hạn nhất định liên quan đến
những yếu tố chi phối đến quyền lợi, nghĩa vụ của người khác; sử dụng phương tiện vật chất, tiền tệ, công
7
sản trong khi thi hành công vụ. Những quan hệ đó dễ tạo cho cán bộ, công chức những ý định hoặc hành
vi nhằm mục đích vụ lợi.
- Do vụ lợi nên dễ nảy sinh bệnh quan liêu hách dịch cửa quyền, bệnh lợi dụng chức vụ quyền hạn để thu
lợi, cá nhân gây khó dễ, cản trở công việc.
- Nhà nước quy định có tính công khai nhằm giáo dục cán bộ, công chức luôn xác định ý thức đúng thái
độ phục vụ nhân dân, nếu cán bộ, công chức nào vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ để xử lý kỷ luật theo quy
định của Pháp lệnh cán bộ, công chức.
Câu 11: Giải thích nội dung các quy định về Những việc cán bộ, công chức không được làm tại các
Điều 15+16; 17+18; 19+20.
Những việc cán bộ, công chức không được làm được quy định tại các Điều 15; 16; 17; 18; 19 và Điều 20
của Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một
số điều của Pháp lệnh 1998 ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2003. Việc Pháp lệnh quy định những điều cán
bộ, công chức không được làm xuất phát từ những lý do sau:
Điều 15, Điều 16 quy định: "Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách
nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ; không được gây bè phái mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc;
Cán bộ, công chức không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu gây khó khăn, phiền hà với cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc. Là do:
+ Cán bộ, công chức là những người được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, theo đó
tại Điều 2 Pháp lệnh cán bộ, công chức quy định cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, do vậy cán
bộ, công chức phải có trách nhiệm trong công tác, tận tuỵ phục vụ nhân dân, không được chây lười, trốn
tránh trách nhiệm.
+ Cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ được giao, được nhà nước trao cho một số quyền hạn nhất
định liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người khác. Đồng thời được sử dụng các phương tiện vật chất,
tiền tệ, tài sản của Nhà nước trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ. Những quan hệ đó rất dễ tạo điều kiện
cho cán bộ, công chức có những ý định hoặc thực hiện hành vi nhằm mục đích vụ lợi.
+ Do vụ lợi nên dễ nảy sinh tư tưởng quan liêu, bệnh hách dịch cửa quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn:
sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi thi giải quyết công việc
nhằm thu lợi cá nhân, cản trở công việc.
Điều 17+Điều 18 quy định: ": Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia
quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp
danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ
chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật
công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc làm tư
vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của cán bộ, công chức.
Điều 18: Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước, thì trong
thời hạn ít nhất là 5 năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc không được làm việc cho các tổ chức, cá
nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên
quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm.
8
Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được
làm và chính sách ưu đãi đối với những người phải áp dụng quy định của Điều này. Là do:
+ Cán bộ, công chức nếu tham gia thực hiện các hoạt động đó, vì lợi nhuận của doanh nghiệp mình tham
gia, cán bộ, công chức có khuynh hướng làm lợi cho doanh nghiệp, nhiều khi làm trái các quy định của
pháp luật, gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, đặc biệt là trong ngành Hải quan, lực lượng tiếp xúc
thường xuyên với hàng, với tiền càng phải thực hiện nghiêm túc các quy định này.
+ Nếu cán bộ, công chức tư vấn cho các doanh nghiệp trong phạm vi thẩm quyền giải quyết của mình sẽ
ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp khác, sự bình đẳng trong kinh doanh, sự cạnh tranh
lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường.
Điều 19+20 quy định: "Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, vợ hoặc chồng của những người đó
không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực
hiện việc quản lý nhà nước.
Điều 20: Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí bố, mẹ, con,
anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán, tài vụ, thủ quỹ, thủ kho
trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó. Là do:
+ Theo quy định hiện hành, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được Đảng và Nhà nước giao toàn quyền
quyết định việc điều hành, tổ chức thực hiện các công việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan mình vì vậy, để tránh việc cán bộ, công chức móc ngoặc với người thân trong cơ quan đơn vị tham ô,
tham nhũng và thực hiện các hành vi tư lợi khác, gây thất thoát tài sản nhà nước giao cho họ quản lý.
Câu 12: Phân tích nội dung quy định tại Điều 17 Pháp lệnh cán bộ, công chức.
Anh (chị) hiểu như thế nào với thực tế công tác hải quan?
Trả lời như phần nội dung trong câu 11.
Câu 13: Những chức vụ gì cán bộ, công chức không được tham gia ở các doanh nghiệp và các tổ
chức tư nhân?
Điều 17 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức 2001 ban hành ngày
29/4/ 2003 quy định: "Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý,
điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp
tác xã, bệnh viện tư, trường hợp tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ
chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật
công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó
có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của cán bộ, công chức".
Qua những quy định trên của Pháp lệnh, mặc dù không quy định cụ thể đối với từng chức vụ nhưng có thể
thấy một số nhóm chức vụ cụ thể sau đây:
- Không được tham gia vào Hội đồng quản trị của doanh nghiệp (trong quy định không được tham gia
quản lý điều hành).
9
- Không được làm giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó phòng, quản đốc, phó quản đốc của doanh nghiệp
(trong quy định không được tham gia quản lý điều hành).
- Tuy nhiên, trong Điều 17 và 18 của Pháp lệnh có quy định Chính phủ có trách nhiệm xây dựng hệ thống
các nội dung công việc cụ thể, công khai để cụ thể hoá những quy định trên.
Câu 14: Cán bộ, công chức có được góp cổ phần làm ngoài giờ cho các doanh nghiệp và tổ chức tư
nhân không?
Đây là vấn để quan hệ tài chính, kinh tế và lao động của cán bộ, công chức đối với tổ chức và doanh
nghiệp tư. Điều 17 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức 2001 ban
hành ngày 29/4/ 2003: "Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản
lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh,
hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư…". Như vậy điều cấm đối với
cán bộ, công chức là không được tham gia với tư cách là người sáng lập, người quản lý, lãnh đạo các
doanh nghiệp, công ty và bệnh viện, trường học và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
Điều 17 còn quy định: "Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh
doanh, dịch vụ và các tổ chức cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến
bí mật Nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công
việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của cán bộ, công chức".
- Như vậy, hoạt động tư vấn không liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác và thuộc thẩm quyền
của bản thân cán bộ, công chức và các công việc khác mà hoạt động tư vấn đó không gây phương hại đến
lợi ích quốc gia thì cán bộ, công chức không bị ngăn cấm.
- Chính phủ sẽ có quy định về việc làm tư vấn của cán bộ, công chức. Theo đó, từng loại công việc và các
bộ, công chức được phép hoạt động tư vấn sẽ được quy định cụ thể.
- Điều 4 Bộ Luật lao động quy định: "Chế độ lao động đố với công chức- viên chức Nhà nước, người giữ
các chức vụ được bầu cử hoặc bổ nhiệm, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,
người thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội khác và xã viên hợp tác xã do văn bản
pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà áp dụng một số quy định trong Bộ luật này".
- Từ các điều luật trên đây, có thể khẳng định pháp luật không cấm hoàn toàn việc cán bộ, công chức góp
vốn cổ phần và làm ngoài giờ cho các doanh nghiệp, các tổ chức tư nhân.
+ Đương nhiên việc góp cổ phần phải tuân theo các quy định của pháp luật về cổ phần, cổ phiếu
và làm ngoài giờ phải được hiểu là làm thêm, với tư cách cá nhân, nhận thuê khoán 1 công việc cụ thể
+ Không liên quan tới công tác quản lý cũng như các điều cấm khác của Pháp lệnh nói trong Điều
17 của Pháp lệnh 1998 và Pháp lệnh sửa đổi năm 2000 và 2003.
+ Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải theo dõi và xác định để cho phép hoặc không cho phép làm
ngoài giờ của cán bộ, công chức do kết quả hoàn thành nhiệm vụ của họ.
+ Việc góp cổ phần đương nhiên phải là phần tài chính hoàn toàn cá nhân của cán bộ, công chức
đó. Không thể bằng động tác "kỹ thuật" để "chuyển đổi" từ tiền công thành cổ phần riêng của mình.
Câu 15: Cán bô, công chức không được làm tư vấn cho các tổ chức nào, các loại công việc nào?
10
Điều 17 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức 2001 ban hành ngày
29/4/ 2003 quy định: "Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý,
điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp
tác xã, bệnh viện tư, trường hợp tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ
chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật
công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó
có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của cán bộ, công chức".
Cụ thể về các tổ chức, cán bộ, công chức không được làm tư vấn là:
- Các doanh nghiệp tư nhân ở trong nước và ngoài nước.
- Các tổ chức kinh doanh dịch vụ trong nước và ngoài nước.
- Các cá nhân trong nước và ngoài nước (đương nhiên nói về các cá nhân giữ vai trò trong các loại tổ chức
nói trên).
Các công việc, cán bộ, công chức không được làm tư vấn là:
- Công việc liên quan đến bí mật Nhà nước.
- Công việc liên quan đến bí mật công tác của cơ quan.
- Công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cán bộ, công chức.
- Các công việc khác mà việc làm tư vấn có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia do Chính phủ
quyết định cụ thể.
Tuy nhiên không nên hiểu đây là những quan hệ tách rời. Vì toàn bộ quy định trên được viết trong một
câu phức hợp. Vì nếu tách rời thì nội dung có thể bị hiểu sai.
Câu 16: Vì sao cán bộ, công chức lại quy định cán bộ, công chức làm việc ở các ngành, nghề có liên
quan đến bí mật Nhà nước, khi nghỉ hưu, thôi việc trong thời hạn 5 năm không được làm cho các tổ
chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và liên doanh?.
Điều 18 của Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 26/02/1998 quy định: "Cán bộ, công chức làm
việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước, thì trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ
khi có quyết định hưu trí, thôi việc, không được làm việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên quan đến ngành, nghề
mà trước đây mình đã đảm nhiệm…".
Có thể làm rõ nội dung liên quan đến các đối tượng, các quan hệ liên quan đến quy định trong Pháp lệnh.
a. Đối tượng điều chỉnh các quy định trên bao gồm:
- Cán bộ, công chức làm việc trong một số ngành nghề có liên quan đến bí mật Nhà nước. Danh mục
ngành, nghề do Chính phủ quy định.
b. Thời hạn có hiệu lực theo quy định của Pháp lệnh:
- Những cán bộ, công chức nêu trên chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh trong phạm vi tối thiểu là 5 năm
(bằng 60 tháng chẵn), kể từ ngày quyết định hưu trí hoặc thôi việc có giá trị thi hành. Thời hạn để có thể
dài hơn và mức độ cụ thể do Chính phủ quy định căn cứ vào từng trường hợp cụ thể (thời hạn bí mật Nhà
nước còn hoặc hết hiệu lực).
c. Những tổ chức, cơ quan chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh:
- Cá nhân trong nước nước ngoài (doanh nghiệp tư nhân).
11
- Tổ chức liên doanh với nước ngoài (có yếu tố trong nước và nước ngoài).
Những cá nhân, tổ chức, liên doanh trên không được liên hệ, hợp tác, thuê khoán, hợp đồng… đối với cán
bộ, công chức, chỉ những công việc có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi ngành nghề không cho phép
đối với cán bộ, công chức mà thôi.
Những quy định trên đây chủ yếu nhằm mục đích chung nhất là bảo vệ, giữ gìn những bí mật nhà
nước, không để lộ, thất thoát những thông tin, tài liệu thuộc lĩnh vực trên ra ngoài.
Cơ sở của vấn đề dẫn đến những quy định trong Điều 18 của Pháp lệnh có một số nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất:
+ Bí mật quốc gia thuộc lĩnh vực phải được giữ gìn tuyệt đối, không thể bị tiết lộ, bị đánh cắp, bị mua bán
hoặc do sơ xuất trong công việc mà bị lộ.
+ Bí mật quốc gia không những Nhà nước phải giữ gìn mà các công dân cũng phải có trách nhiệm và
nghĩa vụ giữ gìn.
+ Yêu cầu này được quy định trong Điều 19 của Hiến pháp năm 1992 về nghĩa vụ "giữ gìn bí mật quốc
gia". Và giữ gìn bí mật quốc gia cũng là một trong những tiêu chí liên quan đến bổn phận: "trung thành
với Tổ quốc" - quy định trong Điều 76 của Hiến pháp năm 1992.
Như vậy, những quy định nêu trên trong Pháp lệnh liên quan đến lĩnh vực Nhà nước chỉ là một trong
những giải pháp về mặt Nhà nước để đảm bảo Hiến pháp được tôn trọng.
- Thứ hai:
+ Yếu tố "bí mật nhà nước" chứa đựng trong các công việc cụ thể, những thông tin, tài liệu cụ thể mà bên
ngoài rất muốn tìm kiếm, khai thác. Họ có thể lợi dụng mọi cách thức, thủ đoạn để thu nhập được chúng.
+ Đối với Nhà nước nguyên tắc tuyệt đối bí mật khi thi hành công vụ trở thành một yêu cầu cao nhất về
phẩm chất, trình độ và năng lực của cán bộ, công chức.
- Thứ ba: là những thông tin, tài liệu bí mật Nhà nước thường là những sản phẩm vật chất (như tài liệu,
bản đồ, ký hiệu, mã số…) mà cán bộ, công chức liên quan sử dụng chúng. Vì vậy, chúng chẳng những
được bảo quản theo đúng nghĩa đen của từ mà còn được "lưu giữ" trong đầu người cán bộ, công chức.
- Thứ tư, thời hạn 5 năm là tối thiểu nghĩa là có thể những việc cán bộ, công chức phụ trách do tính chất,
mức độ bí mật, có thể phải kéo dài hơn. Tuy nhiên xuất phát từ nguyên tắc chung cho nguyên tắc bảo mật
mà từng quốc gia quy định cụ thể.
Tóm lại việc quy định thời hiệu bằng từng thời gian cụ thể đối với cán bộ, công chức làm việc liên quan
đến "những công việc thuộc bí mật Nhà nước" để bảo đảm, không những các bí mật quốc gia được giữ gìn
mà còn mở ra những điều kiện xác định để công chức tham gia lao động xã hội sau khi họ ra khỏi công
vụ.
Câu 17: Thời gian tập sự và chế độ, chính sách đối với người tập sự theo quy định tại Pháp lệnh cán
bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn?
- Thời gian tập sự đối với người tập sự được quy định tại khoản 3 Điều 23 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2003; khoản 2
Điều 16 Nghị định 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ; cụ thể như sau:
+ khoản 3 Điều 23 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ban
hành năm 2003: "Người được tuyển dụng làm cán bộ, công chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1
Điều 1 của Pháp lệnh này phải qua thực hiện chế độ công chức dự bị".
12
+ khoản 2 Điều 16 Nghị định 117/2003/NĐ-CP quy định: Thời gian tập sự đối với các ngạch công
chức được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với ngạch chuyên viên và tương đương;
b) 06 tháng đối với ngạch cán sự và tương đương;
c) 03 tháng đối với ngạch nhân viên và tương đương.
- Chế độ, chính sách đối với người tập sự được quy định tại khoản 1; khoản 2 Điều 18 Nghị định số
117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm
2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Điều 18
1. Trong thời gian tập sự, người tập sự ở các ngạch thuộc công chức loại C được hưởng 85% bậc
lương khởi điểm (bậc 1) của ngạch tuyển dụng. Các trường hợp còn lại khi được tuyển dụng vào công
chức thì không phải tập sự và cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức căn cứ vào diễn biến tiền lương
và mức lương đang hưởng ở cơ quan cũ để xếp lương theo quy định và hướng dẫn của Nhà nước.
2. Những người sau đây trong thời gian tập sự được hưởng 100% lương và phụ cấp (nếu có) của
ngạch tuyển dụng:
a) Người được tuyển dụng vào làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Người được tuyển dụng làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;
c) Người được tuyển dụng là người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung
phong, đội viên tri thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành
nhiệm vụ.
Câu 18: Mục đích và nội dung tập sự?
Mục đích và nội dung tập sự của cán bộ, công chức được quy định tại khoản 6, Mục II, thông tư 09 ngày
19 tháng 02 năm 2004 của Bộ Nội vụ, cụ thể như sau:
- Mục đích tập sự được quy định tại điểm 6.1:
Tập sự là để người mới được tuyển dụng làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của
ngạch công chức sẽ được bổ nhiệm.
- Nội dung tập sự quy định tại điểm 6.2 gồm:
1. Nắm vững và thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
2. Hiểu biết về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đơn vị đang công tác;
3. Nắm vững nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ
nhiệm;
4. Trau dồi kiến thức và các kỹ năng hành chính theo yêu cầu về trình độ, hiểu biết của ngạch sẽ được bổ
nhiệm;
5. Nắm vững các chế đô, chính sách và các quy định có liên quan đến công việc của vị trí đang công tác;
6. Giải quyết và thực hiện các công việc của ngạch công chức sẽ được bổ nhiệm;
7. Soạn thảo văn bản hành chính và sử dụng máy tính thành thạo.
Câu 19: Công tác quản lý cán bộ, công chức gồm những nội dung gì?
Nội dung công tác quản lý cán bộ, công chức quy định tại Điều 33 Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành
ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức
1998 ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2003, cụ thể như sau:
13
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức;
2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức;
3. Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức;
4. Quyết định biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ở trung ương; quy định định mức
biên chế hành chính, sử nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân, hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự
nghiệp của Nhà nước ở trung ương;
5. Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
6. Ban hành quy chế tuyển dụng, nâng ngạch; chế độ tập sự, thử việc;
7. Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức;
8. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật
đối với cán bộ, công chức;
9. Thực hiện việc thống kê về cán bộ, công chức;
10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
11. Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại đối với cán bộ, công chức.
Câu 24: Vị trí, ý nghĩa của Pháp lệnh cán bộ, công chức?
- Pháp lệnh cán bộ, công chức ra đời ngày 26/02/1998 sửa đổi và ban hành lần 1 vào ngày 28/4/2000, sửa
đổi và ban hành lần 2 vào ngày 29/4/2003.
Pháp lệnh công chức có ý nghĩa sau:
- Là công cụ quan trọng để thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá VII, Nghị quyết Trung ương 3 khoá
VIII đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính.
- Pháp lệnh cán bộ, công chức đã thể chế hoá đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và
công tác cán bộ trong thời kỳ đổi mới.
- Pháp lệnh cán bộ, công chức là căn cứ để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, tài
năng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.
- Pháp lệnh cán bộ, công chức là công cụ để nhân dân giám sát cán bộ công chức góp phàn xây dựng đội
ngũ cán bộ công chức vừa có đức vừa có tài để phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.
Câu 25: Nguyên tắc tuyển dụng cán bộ, công chức như thế nào cho công bằng, dân chủ công khai?
Nguyên tắc tuyển dụng cán bộ, công chức được quy định tại Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày
10/10/2003 và Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ sửa đổi,bổ sung một số điều
của Nghị định 117. Cụ thể như sau:
Để công bằng, tại Điều 5 của Nghị định nêu về điều kiện đăng ký dự tuyên công chức: "là công dân Việt
Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; Tuổi đời từ 18 đến 45 tuổi; Có đơn dự tuyển; Có lý lịch rõ ràng;
có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển; Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ,
công vụ…" Tính công bằng cũng được thể hiện ở cách tính điểm ở Điều 13, như người trúng tuyển phải
thi đủ các môn thi, có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 50 điểm trở lên và tính từ người có tổng số điểm
cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển. Nếu trong trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở
chỉ tiêu cuối cùng được tuyển thì Hội đồng thi tuyển quyết định tổ chức thi tiếp để chọn người có điểm
cao nhất trúng tuyển.
14
Để đảm bảo tíh công khai, tại Điều 6 quy định về tuyển dụng công chức là việc tuyển dụng công chức
phải thông qua thi tuyển. Không còn cơ chế xin - cho như trước đây. Thông tin tuyển dụng được đăng trên
các báo, và mọi người đều có quyền thi tuyển khi đạt đủ điều kiện dự thi.
Để đảm bảo tính dân chủ, việc tuyển dụng công chức là do Hội đồng thi tuyển và Hội đồng xét tuyển thực
hiện (Căn cứ vào Điều 11 của Nghị định). Hội đồng này bao gồm từ 5-7 thành viên do người đứng đầu cơ
quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định thành lập.
Câu 26: Việc tuyển dụng cán bộ, công chức được quy định như thế nào tại Pháp lệnh cán bộ, công
chức sửa đổi, bổ sung năm 2003?
Việc tuyển dụng cán bộ, công chức được quy định tại Điều 23, Điều 24 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số
điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003, cụ thể như sau:
Điều 23:
1. Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại điểm b, c, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh cán
bộ, công chức, cơ quan tổ chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của chức danh cán bộ,
công chức và chỉ tiêu biên chế được giao.
2. Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công
chức, đơn vị sự nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế và nguồn tài chính của đơn
vị, việc tuyển dụng được thực hiện theo hình thức hợp đồng làm việc.
3. Người được tuyển dụng làm cán bộ, công chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp
lệnh cán bộ, công chức phải qua thực hiện chế độ công chức dự bị.
4. Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thi tuyển, đối với việc
tuyển dụng ở các đơn vị sự nghiệp, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu
cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người thì có thể thực hiện thông qua xét tuyển.
Điều 24:
Việc tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán TAND, Kiểm sát viên VKSND được thực hiện theo quy định
của Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, Luật tổ chức
Viện Kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân.
Câu 27: nếu trở thành cán bộ, công chức Nhà nước anh chị có hướng phấn đấu như thế nào?
Định hướng rèn luyện nếu trở thành công chức Nhà nước:
- Định hướng tu dưỡng phẩm chất đạo đức:
+ Luôn có ý thức trách nhiệm, tận tuỵ với công việc;
+ Bảo đảm thực hiện tác phong làm việc có kỷ luật, khách quan trong giải quyết công việc;
+ Sẵn sàng chia xẻ khó khăn với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công việc của mình;
- Định hướng rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ:
+ Tìm hiểu nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các quy định
của pháp luật có liên quan đến ngành, lĩnh vực mình công tác;
+ Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện
đại nhằm đáp ứng nhu cầu công việc,bảo đảm thực hiện đúng quy định của ngành và nhà nước trong lĩnh
vực công tác được giao.
Câu 28: Thế nào là tập sự, nội dung tập sự, thời gian tập sự, trường hợp không phải tập sự?
15
Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước quy đinh: "tập sự" là việc người được
tuyển dụng tập làm việc theo chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm".
Tại điểm 6.2 khoản 6 Chương II Thông tư số 09/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước có nêu về nội dung tập sự:
"6.2. Nội dung tập sự gồm:
1. Nắm vững và thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
2. Hiểu biết về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đơn vị đang công tác;
3. Nắm vững nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ
nhiệm;
4. Trau dồi kiến thức và các kỹ năng hành chính theo yêu cầu về trình độ, hiểu biết của ngạch sẽ được bổ
nhiệm;
5. Nắm vững các chế đô, chính sách và các quy định có liên quan đến công việc của vị trí đang công tác;
6. Giải quyết và thực hiện các công việc của ngạch công chức sẽ được bổ nhiệm;
7. Soạn thảo văn bản hành chính và sử dụng máy tính thành thạo.