Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.23 KB, 101 trang )

Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT
ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG








Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. MAI VĂN NAM VÕ THỊ HỒNG NGỌC
ThS. PHAN ĐÌNH KHÔI MSSV: 4031073
Lớp:Kế toán 1 khóa 29


Cần Thơ – 2007
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp


GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
i
LỜI CẢM TẠ
----ZZ----

Bốn năm dưới mái trường Đại học là khoảng thời gian thật sự cần thiết và
quý báu đối với bản thân của mỗi sinh viên. Đây là thời gian để học tập và rèn
luyện trang bị cho mình những kiến thức thật sự cần thiết, làm hành trang trong
cuộc sống. Sau 4 năm học, giờ đây em đã là một sinh viên sắp ra trường và đang
thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả
chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở
Huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang”. Có được ngày hôm nay, bên cạnh sự cố
gắng và tự lực của bản thân, còn có sự hướng dẫn và quá trình truyền đạt kiến
thức và kinh nghiệm quý báu của thầy cô. Em xin chân thành cám ơn:
Quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung, quý thầy cô khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh nói riêng, đặc biệt là thầy Mai Văn Nam và thầy Phan
Đình Khôi đ
ã tận tình chỉ dẫn, truyền đạt những kiến thức chuyên môn để em có
thể vận dụng và hoàn thành bài luận văn này.
Quý bà con chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang
đã nhiệt tình cung cấp các thông tin cho chúng em trong quá trình phỏng vấn điều tra.
Các cô chú trong Phòng Nông Nghiệp và Phòng Thống Kê của Huyện
Phụng Hiệp đã cung cấp cho chúng em các số liệu thực tế để em hoàn thành bài
viết của mình.
M
ột lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
ii
LỜI CAM ĐOAN

----ZZ----


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày….tháng….năm……
Sinh viên thực hiện


Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
--- G  F ---

Sinh viên Võ Thị Hồng Ngọc (MSSV: 4031073), lớp Kế Toán 01 - Khoá 29
thực tập tại khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh và đi lấy số liệu để làm
luận văn tốt nghiệp tại huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Mai Văn Nam
ThS. Phan Đình Khôi
Thời gian thực tập từ 05/03 đến 11/06/2007

Cần Thơ, ngày........tháng.........năm 2007
Trưởng Khoa
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

--- G  F ---
....................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
--- G  F ---

....................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
vi
MỤC LỤC
--- G  F ---

Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu....................................................................................1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ...........................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2
1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu......................................2
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định...................................................................2
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3
1.4.1. Phạm vi về không gian ............................................................................3
1.4.2. Thời gian nghiên cứu...............................................................................3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................4
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến
đề tài nghiên cứu...................................4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......5
2.1. Phương pháp luận ...........................................................................................5
2.1.1. Một số khái niệm .....................................................................................5
2.1.2. Những nhân tố tác động trong quá trình chăn nuôi .................................9
2.1.3. Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu ..................................................11
2.1.4. Một số vấn đề cơ bản về chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức
chạy đồng...............................................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................19
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .....................................................19
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................19
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu...............................................................19
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
...........20
3.1. Giới thiệu về tỉnh Hậu Giang........................................................................20

3.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................20
3.2.1. Các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
vii
2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015 được xác định..................23
3.2. Tổng quan về huyện Phụng Hiệp..................................................................24
3.2.1. Điều Kiện Tự Nhiên ..............................................................................24
3.2.2. Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội..................................................................24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở
HUYỆN PHỤNG HIỆP – TỈNH HẬU GIANG ........................................................31
4.1. Tổng quan về mẫu điều tra ...........................................................................31
4.2. Thông tin khái quát về các hộ chăn nuôi vit đẻ chạy đồng ..........................31
4.2.1. Lao động tham gia chăn nuôi vịt ...........................................................31
4.2.2. Về độ tuổi và số năm trong nghề của người chăn nuôi .........................32
4.2.3. Trình độ văn hóa của người chăn nuôi ..................................................32
4.2.4. Mục đích chăn nuôi ...............................................................................33
4.2.5. Về qui mô nuôi vịt của hộ......................................................................34
4.2.6.Thời gian hộ chăn nuôi vịt để lấy trứng..................................................35
4.2.7.Về giống vịt lấy tr
ứng.............................................................................36
4.2.8. Thời gian cho trứng của vịt....................................................................39
4.2.9. Tỷ lệ cho trứng và tỷ lệ vịt bị hao hụt khi nuôi .....................................40
4.2.10. Về tình hình chạy đồng cho vịt............................................................41
4.2.11. Diện tích và thời gian thuê đồng..........................................................42
4.2.12. Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến tình hình chăn nuôi ................42
4.3. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt lấy trứng..............................................................43
4.3.1 Phân tích chi phí chăn nuôi.....................................................................43
4.4. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng – phương pháp CBA..........54
4.4.1. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng theo hình thức mua

con giống nhỏ – phương pháp CBA ......................................................54
4.4.2. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng theo hình thức mua
con giống hậu bị – phương pháp CBA ..................................................56
4.4.3. So sánh hiệu quả kinh tế nuôi vịt lấy trứng theo hình thức con giống
nhỏ và con giống hậu bị.........................................................................58
4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nuôi vịt..............................59
4.6. Cơ cấu thu nhập của hộ chăn nuôi................................................................63
4.6.1. Thông tin về thu nhập của hộ chăn nuôi................................................63
4.6.2. Về diện tích đất canh tác của hộ chăn nuôi ...........................................64
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
viii
4.6.3. Sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng do
ảnh hưởng của cúm gia cầm ..................................................................64
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN
NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở PHỤNG HIỆP – HẬU GIANG...........................66
5.1. Về giống .......................................................................................................66
5.2. Thức ăn .........................................................................................................67
5.3. Giá cả ............................................................................................................68
5.4. Tham gia tập huấn kỹ thuật và phát triển dịch vụ thú y ...............................68
5.5. Chuyển đổi quy mô và hình thức chăn nuôi.................................................69
5.6. Đẩy mạnh công tác phòng bệnh....................................................................69
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................70
6.1. Kết luận.........................................................................................................70
6.2. Kiến nghị.......................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
ix

DANH MỤC HÌNH
--- G  F ---

Hình 1: Đồ thị phân biệt chi phí – sản lượng – lợi nhuận
Hình 2: Bản đồ tỉnh Hậu Giang




Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
x
DANH MỤC BIỂU BẢNG
--- G  F ---
Trang
Bảng 1: Tình hình chăn nuôi của huyện (2003 – 2006) ......................................25
Bảng 2: Dân số huyện qua các năm (2003 – 2006)............................................. 27
Bảng 3: Số lượng mẫu phỏng vấn ở các xã......................................................... 31
Bảng 4: Số lượng lao động của các hộ................................................................ 31
Bảng 5: Độ tuổi và số năm trong nghề của người chăn nuôi...............................32
Bảng 6: Trình độ văn hóa của người chăn nuôi...................................................32
Bảng 7: Lý do chọn nuôi vịt................................................................................ 33
Bảng 8: Cơ cấu số lượng nuôi ............................................................................34
Bảng 9: Lượ
ng nuôi trên đợt ............................................................................... 35
Bảng 10: Thời gian nuôi vịt theo hộ.................................................................... 35
Bảng 11: Lý do chọn giống ................................................................................. 36
Bảng 12: Nguồn cung cấp giống......................................................................... 37
Bảng 13: Hình thức và giá mua vịt giống............................................................38
Bảng 14: Giá con giống .......................................................................................39

Bảng 15: Thời gian cho trứng của vịt ..................................................................39
Bảng 16: Tỷ lệ cho trứng và tỷ lệ hao hụt khi nuôi .............................................40
Bảng 17: Nơi chuyển đồng cho vịt...................................................................... 41
Bảng 18: Chi phí chăn nuôi vịt nhỏ..................................................................... 45
Bảng 19: Chi phí chăn tính cho 1 trứng trường hợp vịt con................................47
Bảng 20: Tỷ trọng các loại chi phí trong tổng chi phí tính cho một trứng
trường hợp nuôi vịt con .......................................................................48
Bảng 21: Chi phí trung bình tính cho một trứng trong trường hợp nuôi
vịt con ..................................................................................................49
Bảng 22: Thu nhập trung bình tính cho mỗi trứng........................................................ 49
Bảng 23: Tổng chi phí chăn nuôi vịt hậu bị ........................................................ 50
Bảng 24: Chi phí chăn nuôi tính cho một trứng trường hợp vịt hậu bị ...............51
Bảng 25: Tỷ trọng chi phí chăn nuôi tính cho một trứng trường hợp
vịt hậu bị ..............................................................................................52
Bảng 26: Chi phí trung bình tính cho một trứng trong trường hợp nuôi
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
xi
vịt hậu bị ..............................................................................................53
Bảng 27: Thu nhập trung bình tính cho mỗi trứng ..............................................54
Bảng 28: Kết quả chăn nuôi vịt ...........................................................................54
Bảng 29: Tập hợp các tỷ số tài chính...................................................................55
Bảng 30: Kết quả chăn nuôi vịt ...........................................................................56
Bảng 31: Tập hợp các tỷ số tài chính...................................................................57
Bảng 32: So sánh hiệu quả kinh tế khi nuôi vịt theo hình thức con giống nhỏ
và giống hậu bị......................................................................................58
Bảng 33: Tóm tắt kết quả phân tích mô hình hồi quy .........................................60
Bảng 34: Kết quả
các yếu tố tác động đến lợi nhuận ròng của hộ
chăn nuôi.............................................................................................................61

Bảng 35: Thông tin thu nhâp cơ bản của hộ chăn nuôi....................................... 63
Bảng 36: Tình hình thu thập của hộ chăn nuôi ................................................... 63
Bảng 37: Diện tích đất canh tác của hộ ...............................................................64
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
xii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
--- G  F ---

Tiếng Việt
- DHV: điểm hòa vốn
- TNR: thu nhập ròng
- LNR: lợi nhuận ròng
- CPLDN: chi phí công lao động nhà
- CLDN: chi phí chưa có công lao động nhà
- DT: doanh thu
- CPG: Chi phí giống
- CPTA: Chi phí thức ăn
- CPTHUY: Chi phí thú y
- CPCH: Chi phí chuồng trại
- CPVCH: Chi phí vận chuyển
- CPLV: Chi phí lãi vay
- CPLDT: Chi phí lao động thuê
- CPK: Chi phí khác
Tiếng Anh
- CBA: Cost Benefit Analysis (phương pháp phân tích lợi ích - chi phí)
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
xiii
TÓM TẮT

--- G  F ---


Đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện
Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” được tiến hành ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang
từ 05/03 đến 11/06/2007.
Nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng theo
hình thức con giống nhỏ và hình thức con giống hậu bị. Bằng phương pháp thống
kê mô tả và phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA – Cost Benefit Analysis)
cho phép phân tích hiệu quả chăn nuôi theo từng hình thức cụ thể trên. Ngoài ra
thông qua phương pháp hồi quy tương quan có thể thấy được các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận trong chăn nuôi của bà con nông dân. Đề tài chỉ tập trung
điều tra nhóm tác nhân chủ yếu là các hộ chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng. Các số liệu
thứ cấp khác được tổng hợp từ Phòng Nông Nghiệp, Phòng Thống Kê huyện
Phụng Hiệp…
Kế
t quả nghiên cứu chỉ ra rằng cả hai hình thức con giống nhỏ và con
giống hậu bị đều mang lại hiệu quả kinh tế với tỷ suất lợi nhuận của chăn nuôi
con giống nhỏ là 73,92%, con giống hậu bị là 68,58%. Các tỷ số tài chính ở cả
hai hình thức đều lớn hơn 0, điều đó cho thấy chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng mang
lại hiệu quả kinh t
ế.
Nếu so sánh hiệu quả kinh tế của hình thức con giống nhỏ và hình thức
giống nuôi hậu bị thì lợi nhuận tính trên mỗi trứng của hình thức con giống nhỏ
cao hơn hình thức con giống hậu bị 31,71 đồng/trứng. Nguyên nhân là do nuôi
vịt theo hình thức con giống nhỏ tiết kiệm được một phần chi phí con giống thay
vì mua con giống hậu bị cao hơn về nuôi.
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.4. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp, với gần 80% dân số là nông
dân, với hai hình thức chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao. Bên
cạnh đó, Việt Nam lại có lợi thế về đất đai, lao động ngành nghề ở nông thôn.
Sản xuất lúa hàng năm với sản lượng tươ
ng đối cao tạo điều kiện để phát triển
chăn nuôi. Song song với việc chăn nuôi bò, heo thì việc nuôi gia cầm, nhất là
nuôi vịt lấy trứng lại có ưu thế hơn. Bởi vì vịt lấy trứng là loại gia cầm dễ nuôi,
sinh trưởng nhanh, cho năng suất trứng cao, có thể tận dụng lợi thế về điều kiện
tự nhiên như kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, đồng thời phát huy nh
ững kinh
nghiệm chăn nuôi đã được tích lũy lâu đời trong nông dân. Ngoài ra, chăn nuôi
vịt lấy trứng cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động ở
các vùng nông thôn trong cả nước hiện nay.
Ngành chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng ở đồng bằng nói
chung, ở Hậu Giang nói riêng mà cụ thể là ở huyện Phụng Hiệp có được thắng
lợi là chủ yếu dự
a vào nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, tận dụng được sản
phẩm (đặc biệt là lúa…) rơi vãi sau thu hoạch, cũng như những nguồn phụ phế
phẩm của các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Chăn nuôi vịt lấy trứng
theo hình thức chạy đồng lại là ngành đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ít tốn kém,
nhưng lại đạt hiệu quả kinh t
ế cao.
Dịch cúm gia cầm bùng phát ở các tỉnh trong khu vực Tây Nam bộ thuộc
Đồng bằng sông Cửu Long đã gây ra thiệt hại khá nặng nề cho người chăn nuôi
gia cầm, sức khỏe của nhân dân với môi trường trong khu vực, đến tình hình sản

xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là các nông hộ chăn
nuôi vịt lấy trứng chạy đồng. Phần lớn lượng nuôi bị đ
em đi tiêu hủy, nhiều nông
hộ bị mất trắng và lâm vào cùng cực. Điều đó khiến nhiều gia đình đã có ý định
từ bỏ nghề truyền thống của mình.
Tóm lại, cùng với “vàng lùn, lùn xoắn lá”, dịch “lở mồm long móng” hiện
nay thì “cúm gia cầm” là một đại dịch lớn tác động tiêu cực đến hiệu quả sản
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
2
xuất nông nghiệp của bà con ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và
đặc biệt ở huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang nói riêng. Việc bức thiết là đề
xuất các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả do dịch cúm gia cầm gây ra và giúp
người dân khôi phục lại sản xuất. Vì thế đề tài: “Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt
đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang” đã
được em chọn để làm
đề tài tốt nghiệp.
1.5. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh
Hậu Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích và đánh giá tình hình chung về hộ chăn nuôi vịt đẻ chạy
đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
(2) Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng
ở Huyện Phụng Hiệp
Tỉnh Hậu Giang.
(3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy
đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
(4) Phân tích cơ cấu thu nhập và hướng chuyển dịch cơ cấu thu nhập của

nông hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng do ảnh hưởng của cúm gia cầm ở huyện Phụng
Hiệp tỉnh Hậu Giang.
Thông qua đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất
nâng cao thu nhập, đồng thời khắc phục những khó khăn cho hộ chăn nuôi vịt đẻ
chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
1.6. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Từ mục tiêu đưa ra tìm hiểu về
ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu
quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang. Từ đó
đưa ra giả thuyết:
- Hoạt động chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng hoàn toàn không chịu ảnh hưởng
của dịch cúm gia cầm.
- Có sự chuyển dịch ngành sang hướng khác của các hộ nuôi vịt lấy trứng
do ảnh hưở
ng của cúm gia cầm.
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
3
- Cúm gia cầm gây tổn thất và thiệt hại cho các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng.
Để từ đó, chúng ta thu thập thông tin để kiểm định giả thuyết này có chính
xác hay không, mức tin cậy là bao nhiêu?
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Việc chăn nuôi vịt lấy trứng của bà con đạt hiệu quả như thế nào?
- Việc tiêm phòng, kiểm dịch đã thực hiện tốt chưa?
- Bà con đã có những biện pháp ra sao để nâng cao hiệ
u quả chăn nuôi vịt
đẻ chạy đồng.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về không gian

Luận văn được thực hiện tại Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh,
trường Đại học Cần Thơ với các số liệu điều tra từ hộ chăn vịt lấy trứng theo
hình thức chạy đồng trên địa bàn Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang. Số liệu
điề
u tra chọn mẫu, không điều tra tất cả những nông hộ nuôi vịt lấy trứng theo
hình thức chạy đồng mà chủ yếu được thực hiện tại các hộ chăn nuôi tiêu biểu
trong Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
- Những thông tin về số liệu sử dụng cho luận văn từ năm 2004 đến năm 2007.
- Luận văn này được thực hiện trong thờ
i gian từ 05/03/2007 đến 11/06/2007.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Vì kiến thức tiếp thu ở nhà trường chỉ mới là các lý luận từ các thầy cô và
sách vở, thời gian thực tập không được nhiều mà tình hình chăn nuôi vịt lấy
trứng rất phức tạp nên em chỉ đề cập đến một số nội dung sau:
+ Đưa ra những lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.
+ Phân tích hiệu quả tài chính của h
ộ nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện
Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy
đồng ở Huyện Phụng Hiệp – Tỉnh Hậu Giang.
+ Phân tích cơ cấu thu nhập của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng chuyên nghiệp
và hộ nuôi với quy mô nhỏ.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qu
ả chăn nuôi vịt đẻ chạy
đồng tại Huyện Phụng Hiệp – Tỉnh Hậu Giang.
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
4
1.5. LƯƠC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

- Mai Văn Nam (2003), “Economic inefficiency and its determinants in
the pig industry in south Vietnam”, sử dụng phương pháp hàm lợi nhuận chuẩn
hóa (normalized profit function), và hàm probit trong nghiên cứu; kết quả nghiên
cứu cho thấy yếu tố thể chế và chính sách có tác động đến hiệu sản xuất và tiêu
thụ ngành hàng heo thịt ở Việt Nam (Đông và Tây Nam Bộ).
- Mai Văn Nam (2004), “Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển
sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở đồng b
ằng Sông Cửu Long: Trường hợp
sản phẩm heo ở Cần Thơ”, sử dụng phương pháp phân tích SCP và mô hình
Probit trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở quy mô
nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn quy mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào
như con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu th
ụ sản phẩm.
- Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ, Nghiêm Thuý
Ngọc, “Hiệu quả kinh tế của vịt C.V. Super M nuôi thịt theo phương thức chăn
thả cổ truyền và phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp”; kết quả
nghiên cứu cho thấy nuôi vịt theo phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn
hợp có hiệ
u quả hơn phương thức chăn thả cổ truyền.
Còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về chăn nuôi vịt, các công trình
này đã tạo ra bước phát triển mới về giống, kỹ thuật chăn nuôi vịt ở nước ta.

Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
5
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm hộ
Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ, hộ
là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm
những người cùng chung huyết tộc và những người làm công. Về phương diện
thống kê, Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới
một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.
Qua các điểm khác nhau về khái niệm hộ có thể nêu lên một số điểm cần
lưu ý khi phân định hộ:
- Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc.
- Họ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà.
- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.
- Cùng tiến hành sản xuất chung.
Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về
khái niệm h
ộ và các phương pháp nghiên cứu hộ. Hầu như từ trước tới nay người
ta mặc nhiên thừa nhận “hộ” là “gia đình”, “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”.
2.1.1.2. Về hộ sản xuất
Hộ sản xuất là những hộ làm những nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp… Việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của hộ chủ yếu dựa
vào các thành viên trong gia đ
ình thực hiện, công lao động của các thành viên
được xem là khoản thu nhập cho nông hộ.
Quá trình sản xuất của hộ liên quan đến việc chuyển đổi các loại hàng hóa
trung gian (vd: gạo, bột,…) thành hàng hóa hoàn hảo (vd: bánh tráng, rổ,…). Họ
thường sử dụng vốn và các dụng cụ của gia đình để sản xuất cũng như lao động.
Vì vậy, tổng giá trị hàng hóa tăng thêm của hộ được gọi là tổng sản phẩm của h
ộ.
2.1.1.3. Vấn đề sử dụng vốn và lao động trong quá trình sản xuất kinh tế hộ
Theo thuật ngữ kinh tế, vốn và lao động là 2 nguồn lực sản xuất. Lao động

được tính bằng thời gian hoặc số người tham gia lao động, vốn được xem như
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
6
khoản tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ, mua nguyên vật liệu trang trải
chi phí trong quá trình sản xuất.
Quá trình sản xuất là một quá trình được xem như việc sử dụng các nguồn
lực để chuyển đổi vật liệu hoặc những sản phẩm dở dang thành những sản phẩm,
dịch vụ hoàn chỉnh để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Quá trình chăn nuôi

ng diễn ra như vậy từ những yếu tố đầu vào như giống, thức ăn… Tạo ra
những giá trị tăng thêm về trọng lượng hàng hóa, đó chính là những vật nuôi
cung cấp sản phẩm cho toàn xã hội.
2.1.1.4. Vai trò của kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển
Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có vai
trò hết sức quan trọng. Ở Mỹ - nước có nền nông nghiệp phát triển cao - phần l
ớn
nông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủ nông
trại và các thành viên trong gia đình. Động lực lớn nhất thúc đẩy sản xuất ở nông
trại gia đình là lợi ích kinh tế của các thành viên trong gia đình. Ở Việt Nam,
kinh tế nông hộ mặc dù còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, nhưng có vai trò
hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho
xã hộ
i khoảng 90% sản lượng thịt và cá, khoảng 90% sản lượng trứng, 90% sản
lượng rau quả, góp phần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công
nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng
thêm việc làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của n
ền
kinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập và cải thiện

đời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân. Đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao thu
nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân, trong đó đề tài “Thị trường nông sản và
các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá ở Đồng
bằng sông Cửu Long: trường hợp s
ản phẩm heo ở tỉnh Cần Thơ” (tháng 9/2002)
do tiến sĩ Mai Văn Nam - trưởng Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh trường
Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm là một điển hình.
2.1.1.5. Chi phí là gì?
Chi phí sản xuất nuôi vịt lấy trứng là tất cả những chi phí bỏ ra để thu
được sản phẩm là trứng vịt. Đối với vịt lấy trứng nuôi theo hình thức chạy đồng
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
7
bao gồm các chi phí sau: Chi phí con giống chia làm hai loại là chi phí con giống
nhỏ hay chi phí con giống gần đến ngày đẻ trứng (con giống hậu bị), chi phí thức
ăn (chi phí thức ăn nhà, chi phí đổ lúa, chi phí thức ăn chế biến sẵn,chi phí thuê
đồng, …), chi phí thú y cho quá trình chăn nuôi (bao gồm tiêm phòng và chi phí
điều trị), chi phí chuyển đồng, chi phí chuồng trại, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí
thuê mướn lao động và chi phí lao động nhà quy ra tiền và các khoản chi phí khác.
Trong đó chi phí lao động được tính như sau:
Chi phí lao động nhà được quy đổi tương đương vớ
i lao động có thuê
mướn trên thị trường.

Chi phí lao động nhà
(đồng/trứng/năm)

Nhân công sẽ được thuê mướn khi thả vịt đi ăn đồng, chi phí thuê mướn
nhân công được tính như sau:



Chi phí thuê nhân công =
(đồng/trứng/năm)

2.1.1.6. Biến phí là gì?
Biến phí là những mục chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của
đơn vị. Mức độ họat động có thể
là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản
phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành, tỷ lệ có thể là tỷ lệ thuận trong một phạm vi
hoạt động. Chúng ta lưu ý rằng xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận,
ngược lại nếu xem xét trên một mức độ hoạt động (một sản phẩm, một giờ máy
chạy), bi
ến phí là một hằng số.
Đối với chăn nuôi vịt lấy trứng, biến phí giống với chi phí nuôi vịt lấy
trứng bao gồm: Chi phí mua vịt giống (con giống nhỏ hoặc con giống gần đến
ngày cho trứng), chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí thuê mướn lao động và chi
X
Số lượng trứng thu hoach trong 1 năm

Số lượng Giá thuê Số tháng
thuê

nhân công/tháng thuê
x x
=
Số lao động nhà
tham gia nuôi vịt
Tiền thuê mướn
lao động/tháng

X
12 tháng

Số trứng thu hoạch trong một năm
X
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
8
phí lao động nhà quy ra tiền, chi phí vay ngân hàng, chi phí vận chuyển và các
khoản chi phí khác.
2.1.1.7. Định phí là gì?
Định phí là những mục chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức hoạt
động của một đơn vị. Nếu xét trên tổng chi phí, định phí không thay đổi, ngược lại
nếu quan sát chúng trên một mức độ hoạt động thì định phí tỷ lệ nghịch với mức độ
hoạt động. Định phí trong chăn nuôi vịt lấy trứng bao gồm: chi phí chuồ
ng trại, chi
phí mua công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc chăn nuôi như máng đựng thức ăn, bình
đựng nước uống, dụng cụ thu hoạch trứng… và các định phí khác.



Hình 1: ĐỒ THỊ PHÂN BIỆT CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN
2.1.1.8. Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội có thể định nghĩa là nguồn thu nhập tiềm tàng bị mất đi hoặc
phải hy sinh để lựa chọn, thực hi
ện hành động này thay thế một hành động khác.
2.1.1.9. Doanh thu là gì?
Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, tất cả lợi
nhuận chăn nuôi nhận đựợc khi bán sản phẩm trứng vịt và số tiền thu được khi
bán vịt đã qua khai thác.

2.1.1.10. Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động
chăn nuôi vịt lấy trứng nên có r
ất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nó bao gồm cả
nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
Chi phí
Doanh thu
Tổng chi phí
Biến phí
Sản lượng
Định phí
DHV
O
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
9
Thu nhập ròng (TNR) = tổng doanh thu – tổng chi phí chưa có công lao động nhà
Lợi nhuận ròng (LNR) = tổng doanh thu – tổng chi phí có công lao động nhà
2.1.2. Những nhân tố tác động trong quá trình chăn nuôi
2.1.2.1. Nhân tố trực tiếp
a. Chuồng trại
Chuồng trại phải được dựng ở những nơi gần ao, mương hay gần nguồn
nước để tiện cho việc tắm rửa của vịt cũng như vệ sinh chuồng trại….Chuồng trại củ
a
vịt chỉ cần xây dựng đơn giản bằng các vật liệu địa phương, dễ kiếm và rẻ tiền như tre,
lá, rơm, rạ…. Nếu ta nuôi vịt chăn thả vào những mùa vụ có thời tiết thuận lợi, thì
việc xây dựng chuồng trại cho vịt còn dễ dàng hơn nữa, thậm chí đơn giản đan bằng
tre hoặc lưới nylon để nhốt vịt vào ban đêm sau khi vịt
được cho ăn ở ngoài đồng về.
b. Chọn giống

Công tác chọn giống là việc rất quan trọng và cần thiết trong chăn nuôi nói
chung, chăn nuôi vịt lấy trứng nói riêng. Công tác chọn giống để nhằm mục đích biết
được nguồn gốc của con giống, các đặc tính về sức sản xuất vượt trội, ngoại hình và
thể chất có ưu thế hơn những con giống hiện tại
ở địa phương. Con giống cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến năng suất cho trứng, có rất nhiều loại: giống vịt lai, giống địa
phương, giống vịt ngoại. Người chăn nuôi phải biết nhiều loại giống để có thể lựa
chọn con giống tốt, phù hợp với đặc điển chăn nuôi của mình, bên cạnh đó là điều
kiện khí hậ
u nơi chăn nuôi, nhu cầu của người tiêu dùng… nhằm nâng cao năng suất
vịt nuôi cũng như thỏa mãn yêu cầu về mặt kinh tế.
c. Thuốc thú y
Bao gồm các loại thuốc phòng, trị bệnh và thuốc bổ dưỡng. Nó có vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ đàn gia cầm khi xảy ra dịch bệnh, kích thích vật
nuôi mau lớn để rút ngắn hơn chu kỳ chăn nuôi so với việc không sử dụng thuốc.
Sử
dụng thuốc thú y đúng cách là yêu cầu cần thiết cho chăn nuôi, do đó người
nuôi trước khi dùng thuốc phải tham khảo qua những người có kinh nghiệm, tốt
nhất là tham khảo qua ý kiến của cán bộ thú y địa phương để được chỉ dẫn thêm.
d. Cách chăm sóc
Việc chăm sóc, chăn thả cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ nuôi, cũng
như năng suất thu hoạch trứng. Trong điều ki
ện chăn nuôi kinh tế hộ với quy mô
nhỏ, người chăn nuôi sử dụng lao động chân tay để chăm sóc: chăn thả, cho ăn…chủ
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
10
yếu là từ kinh nghiệm của họ có được, đôi khi đàn vịt nhiễm bệnh nhẹ thì người nuôi
cũng tự mua thuốc về điều trị, ít khi thuê mướn cán bộ thú y chăm sóc. Trường hợp
tiêm phòng cúm gia cầm thì cán bộ thú y xuống tận nơi để tiêm phòng.

e. Nguồn nước
Nước rất cần thiết cho đàn vịt hàng ngày, nước có tác dụng vừa để uống,
vừa để vịt t
ắm và rỉa lông. Vì vậy, cung cấp đủ nước uống cho vịt, nhất là trong
khi cho vịt ăn và khi trời nắng nóng là điều cần được quan tâm chú ý. Ở nông
thôn việc tiêu xài nước không tốn chi phí như ở thành thị. Nguồn nước cho nuôi
vịt chủ yếu là từ ao hồ, kênh rạch…Tuy nhiên, việc chăn nuôi cũng ảnh hưởng
lớn đến môi trường xung quanh, đặc biệt là làm đục và bẩn nguồn nước…
f. Thức ă
n
Với phương thức chăn nuôi cổ truyền thì vịt lấy trứng được nuôi dưới
hình thức chạy đồng có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú từ kênh, rạch như cua,
ốc, hến… và các loại rong rêu. Bên cạnh đó thì người chăn nuôi còn bổ sung
thêm nguồn thức ăn chế biến sẵn từ mua chợ, thức ăn tăng trọng… Vào mùa
chạy đồng thì người chăn nuôi thuê đồng, khi đó nguồn th
ức ăn của vịt chủ yếu
là thức ăn rơi vãi sau vụ thu hoạch. Việc cho vịt chạy đồng, vịt ăn ngoài đồng là
một trong những phương thức nuôi tiết kiệm được rất nhiều chi phí về thức ăn và
tận dụng được nguồn lực dư thừa trong nông nghiệp. Do vậy cần phát huy tối đa
nguồn lực này.
g. Vệ sinh phòng bệnh
Đi
ều kiện chăn nuôi ở nông thôn hiện nay còn kém phát triển, các cơ sở
bán thuốc cũng như bác sĩ thú y chưa nhiều đã làm cho người chăn nuôi gặp khá
nhiều khó khăn trong việc phòng bệnh cho vịt. Hơn nữa, việc chạy đồng ngày
đây mai đó, phải thường xuyên thay đổi chỗ ở. Việc tiếp xúc với môi trường mới,
với những đàn gia cầm lạ là một trong những nguyên nhân lây lan của nhiều th

bệnh, nhất là cúm gia cầm. Đây là một trở ngại lớn cho các hộ chăn nuôi nói
chung. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan thú y cấp xã cần phải nắm rõ số lượng gia cầm

của từng hộ dân ở địa phương và những hộ chăn nuôi từ những địa phương khác
chuyển đồng đến, từ đó cử cán bộ thú y xuống tiêm phòng cũng như hướng dẫn
cách phòng bệnh cho v
ịt nhất là những bệnh có khả năng lây lan trên diện rộng
như cúm gia cầm…
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
11
2.1.2.2. Nhân tố gián tiếp
a. Các mầm bệnh ảnh hưởng
Bệnh dịch cúm gia cầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của vịt.
Bên cạnh đó, vịt còn gặp một số bệnh truyền nhiễm như: Bệnh tụ huyết trùng,
bệnh Phó thương hàn, bệnh bạch lỵ đậu, viêm gân truyền nhiễm,… Các tác nhân
gây bệnh ít nhiều thường có trong không khí khi chúng lây lan bùng phát thì gây
thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi không chỉ
riêng cho địa phương nào. Biện pháp
tốt nhất là phải phòng ngừa chúng theo chiều sâu như tổ chức các đợt tiêm
phòng, phun thuốc khử trùng tiêu độc định kỳ, thông báo cho cơ quan thú y để
kịp thời khống chế dịch bệnh lây lan.
b. Chính sách ưu đãi của địa phương
Trong bối cảnh dịch gia cầm thường xuyên tái bùng phát, ngành chăn
nuôi gia cầm bị thiệt hại lớn, giá cả của các sản phẩm từ gia c
ầm giảm sút
nghiêm trọng, tiêu thụ khó khăn, lượng ứ đọng rất lớn… Các phương hướng phát
triển của địa phương đối với ngành chăn nuôi là rất quan trọng. Bởi vì, nó được
tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân về mọi mặt như: vốn sản xuất, con giống sạch,
kỹ thuật trong chăn nuôi và thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm.

c. Thói quen chăn nuôi của người dân trong vùng
Thói quen chăn nuôi của người dân trong vùng có thể xem nó là văn hóa

riêng về quan niệm chăn nuôi của nông hộ. Tuy có sự khác biệt của từng hộ, từng
vùng, từng địa phương khác nhau. Có người cho rằng nuôi vịt chạy đồng là công
việc rất cực nhọc, phải thường xuyên di chuyển, không có chỗ ở ổn định; có
người lại cho rằng đây là công việc nhẹ nhàng, có thể tận dụng lúc nông nhàn,
t
ận dụng nguồn lực dư thừa trong nông ngiệp góp phần tiêu diệt sâu bọ, gầy. Đặc
biệt là chống lại sự phá hại của ốc bưu vàng trên đồng ruộng. Tuy nhiên, cũng có
người cho rằng việc nuôi vịt chạy đồng sẽ làm bẩn nguồn nước, lở bờ, ao….
2.1.3. Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu
2.1.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo l
ường, mô tả và trình bày số
liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết
luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn.

×