Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.GIỚI THIỆU CHUNG
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1.Nội dung nghiên cứu
1.3.2.Phương pháp thực hiện
1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1.Ý nghĩa khoa học
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ TÁI CHẾ
NHỰA
2.1.TỔNG QUAN VỀ NHỰA VÀ HOẠT ĐỘNG THU GOM
2.1.1.Khái niệm về nhựa
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải nhựa
2.1.3 Giới thiệu về từng loại nhựa
2.1.4 Hoạt động thu gom, thu mua phế liệu
2.1. 5 Nguyên liệu nhựa phế thải
2.2.KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THU GOM TÁI CHẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
2.2.1 Mục đích
2.2.2. Nội dung khảo sát.
2.2.3 Khó khăn trong khảo sát
2.2.4 Kết quả khảo sát tại cơ sở tái chế
2.2.5 Kết quả khảo sát tại cơ sở thu mua phế liệu
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ ĐANG HOẠT
ĐỘNG
3.1. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ CỦA NGÀNH TÁI CHẾ NHỰA Ở TP.HCM
Trang 1
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1. Các công đoạn sơ chế nhựa phế liệu.
3.1.2. Các công đoạn hoàn thiện sản phẩm
3.1.3. Công nghệ tái chế nhựa
3.2. ƯU –KHUYẾT ĐIỂM CỦA NGÀNH NHỰA TÁI CHẾ
3.2.1. Qui mô đầu tư
3.2.2. Công nghệ tái chế và hạ tầng sản xuất
3.2.3. Lực lượng lao động
3.2.4. Năng lực quản lý
3.3. CHẤT LƯỢNG NHỰA TÁI CHẾ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
3.4. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ TÁI CHẾ NHỰA
3.5. CÁC YẾU TỐ KINH TẾ
3.6. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ NHỰA PHÙ HỢP VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
4.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG TÁI CHẾ PHẾ LIỆU NHỰA TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÁI CHẾ NHỰA
4.3. PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ LỰA CHỌN CÁC BIỆN PHÁP TÁI
CHẾ NHỰA KHẢ THI
4.3.1. Về kinh tế
4.3.2.Về kỹ thuật
4.3.3. Về môi trường
4.4. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP CHO ĐIỀU KIỆN TP.HCM
4.4.1. Phân loại chất thải tại nguồn
4.4.2. Hoạt động thu mua
4.4.3. Các công đoạn sơ chế
4.4.4. Cải tiến chất lượng
4.4.5. Qui trình tái chế nhựa tổng hợp
4.5. XÁC ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ NHỰA ĐẾN MÔI
TRƯỜNG
4.6. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ GIẢM
THIẾU CHẤT THẢI
Trang 2
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
4.6.1 Các chương trình nâng cao nhận thức
4.6.2 Ứng dụng và bảo đảm duy trì hoạt động các hiệu quả các chương trình giảm
thiểu chất thải
4.6.3 Đóng cửa hoặc di dời các cơ sở nếu thấy cần thiết
4.6.4 Chính sách hỗ trợ ngành tái chế nhựa
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
5.2. KIẾN NGHỊ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.GIỚI THIỆU CHUNG
Thành phố Hồ Chí Minh đang trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa,
công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ rất cao. Và quá trình này
Trang 3
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
được định hướng sẽ gia tăng hơn nữa trong 10 năm tới, tuy nhiên bên cạnh việc phát
triển này là vấn đề gia tăng ô nhiễm nghiêm trọng. Chính vì vậy, trong những năm gần
đây vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm hàng đầu cho toàn xã hội.
Địa bàn Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung, không có nhiều các nhà máy
xí nghiệp áp dụng các công nghệ tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải mặc dù lợi
ích của chúng đem lại là rất lớn. Thực tế cho thấy hầu hết các chất thải rắn, nhất là
nhựa đều được chôn lấp tại bãi chôn lấp chính của thành phố là bãi chôn lấp Phước
Hiệp và Đa Phước. Hoạt động này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường, gây ô nhiễm môi trường. Một trong các biện pháp góp phần giảm thiểu chất
thải là việc tái chế và tái sử dụng hợp lý chất thải. Trong đó quan trọng nhất là đối với
chất thải plastic. Công tác này giúp mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc tiết kiệm
nguyên vật liệu cho ngành sản xuất công nghiệp sản phẩm plastic. Tại Tp.HCM, thị
trường tái chế phế liệu đã được thực hiện và phát triển từ hơn 30 năm qua với nhiều
loại nguyên liệu được thu mua, tái chế như giấy, thủy tinh, nilon, kim loại,…Theo
thống kê hiện nay có khoảng hơn 400 cơ sở tái chế vừa và nhỏ, tập trung nhiều ở các
khu vực như Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, quận 11, quận 9,…với khối lượng chất
thải được tái chế hằng ngày ước tính khoảng 2000–3000 tấn tương ứng khoảng 600–
800 triệu đồng lợi nhuận mỗi ngày. Riêng ngành tái chế nhựa là ngành có nguồn phế
liệu dồi dào do đời sống ngắn của một số vật dụng làm bằng nhựa. Bên cạnh đó, các
sản phẩm nhựa mang lại sự tiện ích rất lớn cho người tiêu dùng do đó nhu cầu sử dụng
ngày càng tăng vì vậy đòi hỏi số lượng sản xuất ngày càng cao, phế phẩm nhựa thải ra
càng nhiều, gây ra những vấn đề nan giải về môi trường. Các phế phẩm nhựa khi được
chôn lấp rất khó phân hủy, mà sức chứa của các bãi chôn lấp thường bị quá tải, trong
khi đó các phế thải nhựa có khả năng thu hồi cao. Hiện nay một số cơ sở sản xuất các
sản phẩm nhựa đã có các biện pháp thu hồi và tái sử dụng các phế thải do chính mình
thải ra.
Tuy nhiên, công tác này chưa được khai thác triệt để, cá nhân tập thể, tùy thuộc
vào nhu cầu của từng doanh nghiệp và phục vụ cho các lợi ích, tính toán kinh tế của
riêng họ. Thực tế cũng cho thấy ngày nay với yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày
càng cao để đáp ứng với xu thế cạnh tranh trên thị trường thì việc sử dụng các nguyên
liệu tái chế đang đứng trước nguy cơ ngày càng hạn chế.
Trang 4
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm
nâng cao hiệu quả tái chế, tái sử dụng chất thải rắn cho Tp. HCM là một nhu cầu bức
thiết nhằm giảm bớt các sức ép đối với bãi rác cũng để nhằm góp phần ngăn chặn các
vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra. Chúng ta phải tìm hiểu, lựa chọn
công nghệ xử lý thích hợp và có hiệu quả đối với những nét đặc thù của thải rắn tại Tp.
HCM, qui mô và hình thức đầu tư nào là phù hợp, địa điểm lựa chọn là ở đâu để xây
dựng nhà máy xử lý cùng với việc xem xét đánh giá các tác động môi trường kèm
theo, điều kiện cung cấp thiết bị và hàng loạt các vấn đề khác có liên quan là những
công việc bức thiết hiện nay của Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Xuất phát
từ những lý do trên, đề tài: “Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE
của thành phố Hồ Chí Minh” là một chuyên đề rất quan trọng và cần được áp dụng
phổ biến để tăng hiệu quả bảo vệ môi trường.
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm ra được công nghệ tái chế thích hợp cho phế thải nhựa HDPE và LDPE.
- Xác định những tác động của công nghệ tái chế đến môi trường.
- Giảm thiểu khối lượng chất thải và tiết kiệm được nguồn nguyên liệu cho tự
nhiên.
1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1.Nội dung nghiên cứu
- Điều tra khảo sát các thông tin về
- Tìm hiểu hiện trạng thu mua tái chế và thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa.
- Tìm hiểu hiện trạng hoạt động tái chế phế thải nhựa.
- Tìm hiểu hiện trạng môi trường của ngành tái chế nhựa.
1.3.2.Phương pháp thực hiện
a. Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu
Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát bằng kiểu câu hỏi nhằm
tìm hiểu lượng phế thải nhựa phát sinh thông qua kết quả thống kê, xử lý số liệu,…
b. Phương pháp tổng quan tài liệu
- Tìm hiểu, kế thừa các đề tài nghiên cứu tái chế nhựa trong nước và nước ngoài.
- Tìm hiểu và nghiên cứu các công nghệ tái chế nhựa đang áp dụng ở Việt Nam.
c. Phương pháp chuyên gia
Trang 5
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
Học hỏi kiến thức, tham khảo ý kiến từ các thầy cô giáo, các chuyên gia môi trường
về quản lý và xử lý chất thải.
d. Phương pháp phân tích số liệu
- Dựa vào kết quả phân tích các tính chất cơ lý nhựa của Trung tâm kỹ thuật chất dẻo
và cao su để phân tích và xử lý các số liệu đã thu thập.
1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1.Ý nghĩa khoa học
Đề tài được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu có cơ sở khoa
học và phù hợp với mục tiêu, nội dung nghiên cứu. Được xây dựng trên nền tảng
tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu uy tín trong và ngoài nước như sách giáo khoa
chuyên ngành, các báo cáo hội thảo, sách báo, truyền hình, các công trình nghiên cứu
khoa học, tài liệu internet,…mang tính khoa học.
Một số đề tài tham khảo như:
Nghiên cứu công nghệ tái chế nhựa Pet để sản xuất một số chế phẩm xây
dựng– Th.S Bùi Thị Tuyết Vân
Nghiên cứu và đề xuất các công nghệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên
địa bàn Tp.HCM – Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Trong tình hình xử lý rác thải khó phân hủy còn bỏ ngỏ như hiện nay, hoạt động
thu gom và tái chế nhựa đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết các vấn nạn môi
trường và ngăn chặn các vấn đề về môi trường.
- Giảm lượng rác thải ra môi trường, góp phần làm sạch môi trường.
- Có thể đưa ra những qui trình công nghệ về tái chế, tái sử dụng nhựa trong luận
văn áp dụng vào những cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong khu vực Tp.HCM.
- Tái sản xuất ra một lượng sản phẩm từ phế liệu ngoài tác dụng nâng cao tổng sản
phẩm nội địa mà còn góp phần tránh lãng phí từ việc nhập nguyên liệu cho sản xuất
nhất là nguyên liệu nhựa có sẵn trong nước.
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu ban đầu là HDPE : High–density polyethylene
LDPE : Low–density polyethylene
1.6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Trang 6
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
Tìm ra được công nghệ tái chế phế thải nhựa HDPE & LDPE với cách thức tối
ưu, dễ dàng ứng dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, việc đánh giá tầm ảnh hưởng của công
nghệ này đến môi trường và sức khỏe công nhân vận hành giúp các nhà đầu tư tin
tưởng hơn khi tận dụng được nguồn phế thải và tiết kiệm chi phí cho các công ty trong
việc nhập khẩu nhựa nguyên sinh với giá thành cao từ nước ngoài.
Trang 7
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG TÁI CHẾ NHỰA
2.1.TỔNG QUAN VỀ NHỰA VÀ HOẠT ĐỘNG THU GOM
2.1.1.Khái niệm về nhựa
Nhựa là nguồn nguyên liệu nhân tạo được chế tạo dầu và khí thiên nhiên. Nhựa
bao gồm nhiều đại phân tử. Trọng lượng phân tử của nhựa có thể thay đổi từ 20.000
đến 100.000.000 (trong khi trọng lượng phân tử của nước, muối ăn, và đường lần lượt
là 18; 58,5 và 342). Nhựa gồm các chuỗi dài các đơn phân tử như Ethlene, Propylene,
Styrene và VinylChloride. Chúng liên kết với nhau thành một chuỗi, gọi là hợp chất
cao phân tử, như PE, PP, PS và PVC.
Nhựa bao gồm nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có thể làm
mềm nhiều lần bằng nhiệt và làm rắn lại bằng hơi lạnh. Khi nóng chảy, chúng giống
như sáp nến và chúng đông lại khi ở nhiệt độ phòng. Khi nóng chúng mềm và có thể
ép khuôn, sau đó chúng đông cứng lại và trở nên hình dạng mới khi nó nguội. Quá
trình này có thể thực hiện nhiều lần nhưng đặc tính hóa học của nó cũng không thay
đổi.
Tuy nhiên nhựa nhiệt rắn lại không thích hợp với cách xử lý bằng nhiệt nhiều
lần do cấu trúc liên kết giữa các phân tử của chúng. Cấu trúc này giống như một dạng
lưới mỏng khớp vào nhau. Nguyên liệu này không thể dùng để tái chế thành sản phẩm
mới như nhựa dẻo. Nhựa nhiệt rắn được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện và
máy móc tự động.
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải nhựa
a. Rác thải công nghiệp
- Nhiều xí nghiệp đã vứt bỏ lớp màng phủ Polyethylene của hàng hóa, nhưng
đây chính là nguồn nguyên liệu tốt để tái chế bởi vì chúng khá dày, hoàn toàn tinh
khiết và là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào.
- Ngành công nghiệp sản xuất ôtô: các thiết bị thay thế cho ôtô như là cánh quạt, vỏ
bọc ghế, bình acqui.
- Các công ty xây dựng: các ống dẫn, dụng cụ gia đình và các tấm phủ.
- Ngành điện và các ngành liên quan đến điện: hộp công tắc, vỏ bọc dây cáp, vỏ
máy cassette, màn hình ti vi…
b. Rác thải thương mại
Trang 8
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
Các phân xưởng, cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, khách sạn là những nơi có số
lượng rác thải nhựa khá ổn định.
c. Rác thải nông nghiệp
Các khu vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản cung cấp một lượng lớn rác thải
nhựa như: các tấm phủ, thùng nhựa, ống dẫn nước và các ống phun nước.
d. Rác thải đô thị
Chất thải nhựa được thu gom ở khu vực dân cư, hộ gia đình, đường phố, công
viên, các bãi rác. Sẽ rất khó cho việc thu gom, phân loại, làm sạch và xử lý nếu chúng
bị lẫn với chất thải nguy hại trừ khi chúng được thu gom trực tiếp tại nhà.
2.1.3. GIỚI THIỆU VỀ TỪNG LOẠI NHỰA
Ở những nước công nghiệp, có hàng trăm loại nguyên liệu nhựa có giá trị
thương mại. Ở những nước có nền kinh tế kém phát triển, nhựa được sử dụng ít hơn ở
những nước công nghiệp. Ở cả những nước kém phát triển và những nước công
nghiệp, có 5 loại nhựa tái chế thông thường là: polyethlene(PE), polypropylene (PP),
polystyrene (PS) và polyvinyl Chloride (PVC) và Polyethylene Terephthalate (Pet )
Chúng được phân loại theo tính chất, thành phần và phương thức sản xuất.
• Polyethylene (PE)
Có 2 loại chính của Polyethlene (PE) là: Polyethlene tỉ trọng thấp (LDPE) và
Polyethlene tỉ trọng cao (HDPE).
LDPE thì mềm, dẻo, dễ cắt giống như là sáp nến. Nó trong suốt khi ở dạng
mỏng và có màu trắng sữa khi dày, trừ khi cho thêm màu. LDPE được sử dụng làm túi
mỏng, bao tải hoặc nấm phủ, chai nhựa, hộp đựng thức ăn, các ống nhựa dẻo, vật dụng
trong nhà như: xô, chén bát, đồ chơi…
HDPE thì dai và cứng hơn và nó có màu trắng sữa, nó được dùng làm túi xách
và giấy bao công nghiệp, chai uống nước các loại chai đựng hóa mĩ phẩm đồ chơi,
thùng rác và các vật dụng trong nhà khác…
• Polypropylene (PP)
PP thì cứng hơn PE và sắc bén hơn khi bị vỡ ra. Được sử dụng làm ghế, các
dụng cụ gia đình chất lượng cao như: bình acqui, vali, thùng đựng rượu, sọt, ống nước,
máy móc, dây cáp, lưới, dụng cụ phẫu thuật, bình sữa em bé, thùng đựng thức ăn…
• Polyethylene Terephthalate (Pet )
Trang 9
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
Pet là một polymebans kết tinh (mờ) được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng.
Monomercuar nó có thể được tổng hợp bằng phản ứng ester hóa giữa terephtalicacid
và ethleneglycol (sản phẩm phụ là nước)
Bảng 3.1: Tính chất cơ lý của nhựa Pet
Tính chất Đơn vị Điều kiện đo Giá trị
Trọng lượng phân tử g/mol 192
Nhiệt độ chuyển thủy
tinh hoá T
c
K DSC 342-388
Nhiệt độ chảy T
m
K DSC 538
Ứng suất đứt (khi kéo) MPa Kéo 50
Modul Young MPa 1700
Độ dãn tối đa % Kéo 180
Độ dãn (khi chảy) % Kéo 4
Độ bền va đập J/m Khắc IZOD-ASTMD-
256-86
90
Độ cứng Rockwell R105
Độ thấm nước % Sau 24h 0.5
(Nguồn: Nguyễn Văn Dán, Công nghệ vật liệu mới - NXB ĐH Quốc Gia Tp.HCM)
• Polystyrene ( PS)
Ở dạng thô Polypropylene thường dễ gãy và trong suốt. Nó thường được trộn
với các nguyên liệu khác để đạt được những đặc tính mong muốn. Polystyrene chất
lượng cao (HIPS) được tạo ra bằng cách cho thêm cao su vào. Polystyrene ở dạng bột
thường được chế tạo bằng cách kết hợp với một chất khác được thổi vào trong suốt
quá trình sản xuất. PS được sử dụng để sản xuất những dụng cụ nhà bếp trong suốt, rẻ
tiền như đèn trang trí, chai lọ, đồ chơi, thùng đựng thức ăn…
• Polyvinyl chloride (PVC)
Polyvinyl chloride thì cứng và dễ gãy, trừ khi cho thêm vào chất làm mềm.
Thông thường PVC thường dùng làm các loại chai lọ, bao đóng gói trong suốt, tấm
phủ mỏng, ống nước máng xối, khung cửa sổ, bảng hiệu nếu cho thêm chất làm mềm
dẻo thì nó sẽ là PPVC (Plasticized Polyvinyl Chloride). PPVC mềm, dễ uốn và ít bị
gãy hơn, được dùng để làm các sản phẩm thổi phồng như: trái banh, ống phun nước,
vòi sen, giày dép, áo mưa, vỏ bọc dây cáp….
2.1.4. Hoạt động thu gom, thu mua phế liệu
a. Hoạt động thu gom nhựa phế liệu
Trang 10
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
Phế liệu nhựa từ nguồn rác đô thị được những người nhặt rác và những người
thu mua thu gom tuyển chọn bằng tay. Đây là giai đoạn được thực hiện chủ yếu bằng
sức người và có thể không cần hoặc cần một ít vốn đầu tư. Có thể thu gom phế liệu
bằng nhiều cách từ hệ thống chất thải rắn đô thị như: thu gom tại nguồn (thu trực tiếp
tại hộ gia đình); từ các thùng rác; các xe thu gom rác và tại các bãi rác của thành phố.
- Có 4 hình thức thu gom như sau:
+ Người ta bán (hoặc cho) các loại phế liệu như: các vật dụng gia đình bị hỏng
bằng nhựa và vỏ hộp sữa cho những người thu mua phế liệu lưu động. Các túi nhựa
hỏng bị vứt chung với rác thải đô thị, và chúng được những người nhặt rác thu gom
lại.
+ Vào lúc sáng sớm hoặc tối khuya, những người nhặt rác đến những thùng rác
nhặt những món còn giá trị. Và họ bán cho những vựa thu gom phế liệu.
+ Trong thời gian vận chuyển, phế liệu được phân loại ngay trên các xe thu gom
và được bán cho các vựa thu mua ve chai dọc đường.
+ Phế liệu được thu nhặt tại các bãi rác chiếm tỷ lệ lớn, tuy chúng thường bị lẫn
nhiều tạp chất. Nhựa thô là phế liệu được ưa chuộng nhất đối với những người nhặt
rác.
b.Hoạt động thu mua phế liệu
Hiện nay, nguyên liệu đầu vào của các cơ sở tái chế nhựa có nhiều loại: loại nhựa
và nylon phế liệu chưa qua sơ chế được các cơ sở mua trực tiếp và loại đã qua sơ chế
mua lại từ các cơ sở thu mua phế liệu.
Tại các cơ sở thu mua phế liệu
- Thu mua phế liệu nhựa từ các người thu mua, lượm ve chai dạo hoặc từ những cá
thể ở gần vựa đem lại bán. Đặc biệt thu mua hàng thanh lý, phế liệu từ các cơ quan xí
nghiệp.
- Giá thu mua phế liệu nhựa khoảng 2.500 – 8.000 đồng/kg tùy loại nhựa phế liệu
và giá nylon phế liệu khoảng 300 – 6.000 đồng/kg. Các loại phế liệu sau khi mua sẽ
được các cơ sở phân loại và bán lại cho các cơ sở tái chế. Sự chêch lệch giữa giá mua
và giá bán thường không lớn chỉ trong khoảng 50 – 500 đồng/kg.
- Tại đây, các loại phế liệu được phân thành các thành phần riêng biệt, làm sạch sẽ
và bán cho các đầu mối tiêu thụ, trong đó có bán trực tiếp cho các cơ sở tái chế nhựa.
Đa số các loại nguyên liệu này đều có chất lượng không đồng bộ do có nhiều cơ sở thu
Trang 11
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
mua và phân loại khác nhau, giá cả mua vào và bán ra cũng khác nhau, qui trình phân
loại cũng khác nhau… nên không được đóng gói theo qui cách.
- Một số đối tượng thường xuyên thu mua phế liệu nhựa.
Các cơ sở đi thu mua: tiêu thụ khoảng 75% lượng hàng của các cơ sở thu mua
phế liệu nhựa. Các cơ sở này mua các loại nguyên liệu thô về để trực tiếp sản xuất ra
sản phẩm hoàn chỉnh hoặc bán lại cho các cơ sở tái chế nhựa khác. Thế mạnh của các
cơ sở thu mua này là có vốn lớn, quan hệ cả với cơ sở thu mua và cơ sở tái chế nhựa.
Các cơ sở tái chế: tiêu thụ khoảng 10% lượng hàng trực tiếp từ các cơ sở có thu
mua phế liệu nhựa. Phần lớn nguyên liệu còn lại được thu mua từ các cơ sở mua bán
trung gian và các cơ sở đem đến bán trực tiếp.
Các đơn vị đặt hàng: khoảng 10% lượng nguyên liệu nhựa thô được tiêu thụ bởi
các cơ sở sản xuất đặt hàng vì họ đòi hỏi chất lượng nguyên liệu tương đối cao và đa
số các cơ sở thu mua khó có thể đáp ứng.
Khách hàng ngoài chợ: số lượng nguyên liệu nhựa thô được bán ngoài chợ là
rất ít (khoảng 5%) do chất lượng không ổn định và khách hàng cũng ít chọn loại
nguyên liệu này.
Tại các cơ sở tái chế nhựa
Ngoài các cơ sở thu mua phế liệu cung cấp cho các cơ sở tái chế nhựa thì các cơ sở
tái chế nhựa cũng tự mình thu mua phế liệu. Nguồn cung cấp phế liệu cho các cơ sở tái
chế nhựa, ngoài những nguồn từ các cơ sở thu mua lớn, họ còn lấy từ những người thu
mua phế liệu bán lẻ. Mặc dù không hình thành hệ thống chân rết thu gom phế liệu như
các cơ sở thu mua nhưng các cơ sở tái chế nhựa cũng có một thế mạnh riêng là giá thu
mua lại cao hơn và do hiểu rõ được bản chất của chất thải (nguyên liệu đầu vào) nên
việc mua phế liệu dễ dàng hơn. Do vậy, lượng phế liệu nhựa được bán cho các cơ sở
tái chế nhựa có thu mua đều phát huy thế mạnh riêng của mình để có được nguồn phế
liệu cần thiết.
2.1. 5 Nguyên liệu nhựa phế thải và hệ thống thu mua phế liệu
− Thuận lợi
Nguồn nguyên liệu đa dạng và số lượng lớn. Giá nguyên liệu phế thải thấp.
Theo kết quả khảo sát các cơ sở thu mua và tái chế nhựa, giá nylon phế liệu dao động
trong khoảng 300 − 6000 đ/kg. So với các loại nguyên liệu chính phẩm thì nguyên liệu
Trang 12
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
thứ phẩm nhất là những nguyên liệu có nguồn gốc từ chất thải có giá rẻ hơn rất nhiều
và đây chính là một trong những lợi thế nhất định của nguyên liệu tái chế.
Hệ thống thu mua phế liệu hoạt động hiệu quả với mạng lưới đa cấp, địa bàn
thu mua rộng khắp, tính đa dạng, linh hoạt cao và thu mua triệt để các chất thải có thể
tái chế.
− Khó khăn
Hệ thống thu mua nhựa phế liệu gồm nhiều cơ sở nhỏ lẻ. Đây là một thế mạnh
nhưng cũng là một nhược điểm gây khó khăn cho hoạt động tái chế chất thải nói chung
và tái chế nhựa nói riêng. Nhựa phế thải được thu mua từ rất nhiều nguồn, thành phần
và chất lượng rất khác nhau do không có sự quản lý đồng bộ, các cơ sở thu mua chất
thải chỉ làm công đoạn phân loại mà không theo một qui định nào nên chất lượng
nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở tái chế không đồng nhất. Điều này gây rất nhiều
khó khăn cho công đoạn tái chế vì phải điều chỉnh các điều kiện tái chế cho phù hợp
với từng loại nguyên liệu đầu vào. Quan trọng hơn, chính điều này ảnh hưởng lớn đến
chất lượng sản phẩm tái chế.
Mặt khác sản phẩm tái chế vẫn còn lẫn nhiều tạp chất, nhựa và nylon phế thải,
đặc biệt là từ rác sinh hoạt không được phân loại ngay từ nguồn nên thường lẫn nhiều
tạp chất, thường là lẫn rác thực phẩm, đất cát. Điều này gây khó khăn cho công việc tái
chế vì phải trải qua nhiều công đoạn làm sạch và tách các thành phần. Nếu không được
làm sạch cẩn thận, các tạp chất này ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm nhựa tái
chế.
Nhìn chung, cũng như các loại phế thải khác nguồn cung cấp nhựa phế thải
không ổn định về số lượng và chất lượng do phụ thuộc vào quá trình phát sinh chất
thải của quá trình sản xuất và sinh hoạt. Chính sự phụ thuộc này làm cho ngành tái chế
chất thải nói chung và ngành tái chế nhựa nói riêng khó có thể lên được kế hoạch sản
xuất cụ thể và không dám mở rộng qui mô tái chế, đây là một trong những nguyên
nhân kìm hãm sự phát triển của ngành tái chế.
2.2.KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THU GOM TÁI CHẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
2.2.1 Mục đích
Khảo sát thực tế để tìm hiểu thực trạng của hoạt động tái chế nhựa phế liệu và
nghiên cứu những công nghệ mới và hiện đại phù hợp với điều kiện kinh tế Tp. HCM.
Trang 13
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2. Nội dung khảo sát.
• Tên cơ sở, loại hình sản xuất, vốn đầu tư
• Quy trình công nghệ tái chế
• Nhân công, nguyên liệu, sản phẩm và chất thải
• Nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm sau khi tái chế
• An toàn lao động và môi trường
• Các vấn đề khác
Biểu mẫu và kết quả khảo sát được đính kèm ở phụ lục
2.2.3 Khó khăn trong khảo sát
Khó khăn lớn nhất là thái độ không hợp tác của các cơ sở sản xuất vì các cơ sở
trên đều gây ô nhiễm môi trường hoặc hợp tác nhưng chỉ là lời chiếu lệ, số liệu không
chính xác, đầy đủ.
Ngoài ra, thường rất ít cơ sở cho biết chính xác nguồn lấy nguyên liệu, vốn đầu
tư, khối lượng chất thải, nguồn tiêu thụ.
2.2.6 Kết quả khảo sát
Qui mô đầu tư
Hầu hết các cơ sở tái chế nhựa đều là những cơ sở vừa và nhỏ (căn cứ vào vốn
đầu tư, diện tích đất sử dụng, số công nhân). Mặc dù chiếm một tỉ lệ rất lớn (khoảng
80%) trong số các cơ sở thu mua, tái chế nhựa nhưng tất cả các cơ sở thu mua phế liệu
nhựa đều là các cơ sở có qui mô vừa và nhỏ. Sở dĩ các cơ sở thu mua có qui mô nhỏ là
do chúng đều là vệ tinh thu gom phế liệu nhựa (nguyên liệu đầu vào) cho các cơ sở tái
chế nhựa, có số vốn hoạt động nhỏ, khoảng vài triệu đồng/cơ sở.
Số lượng lao động
Số lao động tại các cơ sở thu mua tái chế nhựa phụ thuộc vào qui mô hoạt động
cũng như công nghệ tái chế nhựa của từng cơ sở.
Đối với cơ sở thu mua phế liệu nhựa: số lao động tại mỗi cơ sở chiếm đa số là từ 1–2
người do qui mô các cơ sở thu mua phế liệu nhỏ và hầu hết nguồn nhân lực chủ yếu là
người nhà. Mức thu nhập bình quân của người lao động tại các cơ sở thu mua phế liệu
nhựa từ 500.000 – 800.000 đồng/tháng.
Đối với các cơ sở tái chế nhựa: số lao động tại mỗi cơ sở tái chế nhựa lớn hơn
tại các cơ sở thu mua phế liệu nhựa là do các cơ sở tái chế này thực hiện nhiều công
đoạn hơn so với các cơ sở thu mua.
Trang 14
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.7: Số lượng lao động và mức thu nhập bình quân
Số lượng lao động Số cơ sở
Thu nhập bìnhquân
(VNĐ/tháng)
1 – 2 người 3 300.000 – 800.000
3 – 5 người 12 500.000 – 1.000.000
6 – 8 người 5 500.000 – 1.500.000
2.2.7 Kết quả khảo sát việc thu mua phế liệu
Bảng 2.12: Số lượng lao động và mức thu nhập bình quân
Số lượng lao động Số cơ sở
Thu nhập bìnhquân
(VNĐ/tháng)
1 – 2 người 7 700.000 – 1.000.000
3 – 5 người 11 500.000 – 1.500.000
6 – 8 người 2 1.000.000 – 1.500.000
Bảng 2.13: Giá cả và số lượng một số loại phế liệu
Loại phế liệu Giá (kg/vnđ) Số lượng (kg/ngày)
Nhựa Nilon 3.000 – 4.000 50 – 100
Chai nhựa 11.000 –13.000 300 – 500
Nhựa tấm, thau 7.000 – 9.000 50 – 150
Nhựa cứng, ống nhựa 4.000 – 6.000 20 – 70
Mủ tun 4.000 – 6.000 20 – 70
Thủy tinh 400/chai 50 – 150/chai
Giấy báo Tập học sinh 4.000 – 5.000 500 – 700
Giấy báo 3.000 – 5.000 300 – 700
Bìa Caron 2.000 – 4.000 500 – 1000
Nhôm
kẽm
Dây điện 80.000–100.000 500 – 1.000
Dây kẽm 3.000 – 5.000 200 – 400
Lon bia, nước ngọt 300 – 400/lon 1.000 – 2.000/lon
Sắt Cây sắt 7.000 – 9.000 50 – 70
Sắt miếng 6.000 – 8.000 50 – 100
Trang 15
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
Trang 16
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ ĐANG
HOẠT ĐỘNG
3.1. Hiện trạng công nghệ của ngành tái chế nhựa ở Tp.HCM
Ngành tái chế nhựa ở Tp.HCM đang trở thành ngành công nghiệp phát triển, tạo
được những bước tiến vượt bậc với tốc độ tăng trưởng liên tục khoảng 15% − 20%.
3.1.1.Các công đoạn sơ chế nhựa phế liệu
- Chất lượng sản phẩm cuối cùng có nguồn gốc từ nhựa sẽ được cải thiện đáng kể
nếu tất cả các chất ô nhiễm được loại bỏ và độ ẩm được giảm đến mức tối đa trước khi
đem đi tái chế.
- Gồm các công đoạn:
+ Rửa
+ Ngâm NaOH
+ Sấy khô
+ Cắt nhỏ
a. Cách phân biệt các loại nhựa
Trong hoạt động tái chế nhựa, điều quan trọng là phải phân biệt chính xác từng loại
nhựa. Nếu không có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như sản phẩm tạo ra xấu,
kém chất lượng và những thuộc tính cơ học yếu kém. Nhiều loại nhựa trông có vẻ
giống hệt nhau, hoặc một loại nhựa thể hiện nhiều đặc tính vật lý và hóa học khác
nhau tùy thuộc vào chất phụ gia thêm vào.
Bảng 2.1: Đặc tính của các loại nhựa có khả năng tái chế
Loại nhựa Tỷ trọng (g/cm
3
)
Nhiệt độ làm mềm
hoặc nấu chảy (
0
C)
Low-density polyethylene (LDPE) 0,920 – 0,95 102 – 112
High-density polyethylene (HDPE) 0,95 – 0,97
0,95 (có màu )
0,96 (không màu)
125 – 135
Polypropylene (PP) 0,90 160 – 165
Polystyrene (PS) 1,04 – 1,10 70 – 115
Polyvinyl chloride (PVC) 1,30 – 1,35 150 – 200
Nguồn: B.A.Hegberg et al., Mixed Plastics Recycling Technology
(Noyes Datacorpration, Park Ridge, NJ, USA, 1992, [4])
Trang 17
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
Vài thí nghiệm đơn giản có thể đưa ra những thông tin đầy đủ để xác định chính xác
từng loại nhựa:
• Để phân biệt giữa nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn, ta lấy một mảnh dây đồng
nung nóng đỏ rồi nhấn vào vật liệu. Nếu mảnh dây xuyên qua vật liệu thì là nhựa nhiệt
dẻo, nếu không xuyên qua được thì là nhựa nhiệt rắn. Cũng có thể xác định bằng cách
dùng móng tay cào. Tuy nhiên, cách này không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Ví dụ
như: nhựa PE thì không thể cào được vì nhựa giòn và dễ gãy. Ngoài ra, bất kỳ một hợp
chất polymer nào khi mỏng cũng dẻo và khi dày thì cứng.
• Thử nghiệm bằng tính nổi giúp phân loại được các mảnh vụn polymer bị trộn
lẫn với nhau cũng như tách riêng những chất không phải là nhựa. Thí nghiệm này giúp
phân biệt giữa PP và HDPE, giữa HDPE và LDPE.
Khi đặt chúng vào một chậu nước với một ít cồn (dùng tỷ trọng kế đo trong
khoảng 0.9 – 1.0 g/cm
3
), chúng sẽ thể hiện tính nổi theo đúng tỷ trọng của chúng. Ví
dụ: hỗn hợp nước và cồn ở đúng tỷ trọng là 0,925, PP sẽ nổi và HDPE sẽ chìm; và tỷ
trọng 0,93, LDPE sẽ nổi và HDPE sẽ chìm. Tuy nhiên, thí nghiệm bằng cách này
không đáng tin cậy khi phân biệt giữa PP và LDPE. Trong trường hợp này thì các thử
nghiệm bằng móng tay và quan sát bằng mắt sẽ cho kết quả chính xác.
• Một thử nghiệm bằng tính nổi khác nữa là sử dụng nước tinh khiết và muối để
phân biệt PS và PVC. Cả hai loại này đều chìm trong nước tinh khiết, nhưng khi cho
một lượng muối xác định vào nước, PS sẽ nổi lên bề mặt, trong khi PVC và các chất
bẩn sẽ bị giữ lại dưới đáy. Lượng muối cho vào không cần phải đo chính xác, chủ yếu
là bằng kinh nghiệm.
• Thử nghiệm bằng cách đốt.
Cắt một mảnh nhựa dài 5cm, rộng 1cm và bóp nhọn một đầu. Hơ đầu nhọn trên
một ngọn lửa, phía dưới đặt một cái chậu hoặc một hòn đá. Màu và mùi từ ngọn lửa sẽ
thể hiện loại chất dẻo. Riêng đối với nhựa PVC, ta có thể xác định bằng cách: chạm
mẫu nhựa vào một sợi dây đồng được nung nóng đỏ. Sau đó, giữ sợi dây đồng trên
một ngọn lửa. Ngọn lửa có màu xanh lá do sự có mặt của Clo.
Bảng 2.2: Cách phân biệt các loại nhựa
Cách thử
nghiệm
PE PP PS PVC
Nước Nổi Nổi Chìm Chìm
Đốt Lửa màu xanh, Lửa màu vàng Lửa màu Có khói màu
Trang 18
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
trên đỉnh ngọn
lửa có màu
vàng. Chảy
nhỏ giọt.
xanh. vàng, có muội
đen, chảy nhỏ
giọt.
vàng đen.
Không tiếp tục
cháy khi dời
ngọn lửa đi.
Mùi sau khi
đốt
Giống mùi sáp
nến
Giống mùi sáp
nến nhưng nhẹ
hơn PE
Có mùi thơm Mùi axit HCl
Cào Được Không Không Không
(Nguồn: Vogler – 1984)
Bảng 2.3 : Phân loại, kí hiệu và nguồn sử dụng nhựa
Vật liệu Ký hiệu Nguồn sử dụng
Polyethylene
Terephthalate
1-PET Chai nước giải khát, bao bì thực phẩm
High-density Polyethylene 2-HDPE Chai sữa, bình đựng xà phòng, túi
xách, đồ chơi, thùng rác
Polyvinyl chloride 3- PVC
Low-densitypolyethylene 4- LDPE Hộp đựng thức ăn trong gia đình, ống
dẫn, áo mưa, giày dép
Polypropylene 5- PP Bao bì nilon, tấm trải bằng nhựa
Polystyrene 6- PS Thùng, sọt, hộp, rổ
Ly, dĩa, đồ chơi, chai lọ…
Các loại nhựa khác 7- loại khác Tất cả các sản phẩm nhựa khác
(Nguồn: Vogler – 1984)
Hình 2.1: Phân loại nhựa ở vựa thu mua phế liệu
Trang 19
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
b. Rửa
Công đoạn này rất quan trọng, bởi vì phế liệu nhựa sạch sẽ có giá cao hơn và
chất lượng sản phẩm tạo ra sẽ tốt và đẹp hơn. Nhựa có thể được làm sạch ở nhiều giai
đoạn khác nhau trong quá trình tái chế như: trước, sau hoặc ngay khi phân loại. Nhựa
cứng thường được rửa sạch lần nữa sau khi chúng được cắt nhỏ. Phế liệu nhựa có thể
được rửa bằng tay hoặc bằng máy. Máy rửa gồm một bể nước có gắn bộ cánh khuấy
chạy với tốc độ chậm. Nhựa được ngâm trong bể nước nhiều giờ, trong khi các cánh
khuấy hoạt động liên tục. Chất bẩn (chủ yếu là đất cát) sẽ lắng xuống và nhựa sạch
được vớt lên. Nếu phế liệu bị dính dầu mỡ thì có thể rửa sạch bằng nước nóng với xà
bông, thuốc tẩy hoặc với NaOH.
c. Phơi
Hầu hết các cơ sở tái chế nhựa đều có qui mô vừa và nhỏ, do đó diện tích sân
phơi thường không lớn. Phế liệu nhựa có thể được phơi khô bằng tay hoặc sấy khô
bằng máy. Nếu phơi bằng tay thì nhựa được trải ra sân phơi dưới nắng và được trở mặt
đều đặn. Loại nhựa tấm có thể treo thành từng hàng. Như vậy sẽ có thể giảm được diện
tích sân phơi so với việc trải ra.
Đối với nhựa phế liệu (PE) đã được cắt nhỏ thì có thể dùng máy sấy. Thời gian sấy
khô sẽ nhanh hơn và phế liệu không bị nhiễm bẩn trở lại so với việc phơi ngoài trời.
Phần nhựa cứng thì không thể sấy bằng máy mà phải trải ra phơi cho ráo nước. Thời
gian phơi tùy thuộc vào gió và nhiệt độ của khu vực phơi.
Trang 20
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.2: Phơi túi nilon ở quận Tư
d. Bằm nhỏ
Kỹ thuật bằm nhỏ là kỹ thuật chia nhỏ vật liệu bằng nhiều cách nhằm làm tăng
thêm số lượng nguyên liệu tái chế và thuận lợi cho việc vận chuyển và dễ dàng đưa
vào các thiết bị máy móc.
Nhựa thô sau khi phân loại sẽ được cho vào máy bằm để bằm nhỏ ra. Nguyên
liệu được đổ vào một cái phễu ở phía trên máy bằm, lưỡi cắt xoay đều và cắt ra thành
từng mảnh nhỏ. Sau đó, chúng sẽ được qua một vỉ lọc và rớt xuống thùng chứa đặt
phía dưới.
Trang 21
Công tắc
Dây curoa
d
d
Phễu
Nắp đậy
Khung sắt
Tường bao
quan máy cắt
Lưới
Thùng chứa
Bánh xe
Ba lưới cắt
quay đều
Hai lưỡi cắt
cố định
Công tắc
Motor quay
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.3: Máy bằm
Các lưỡi cắt quay đều nhờ được gắn motor điện phía sau, motor quay sẽ làm
cho dây curoa quay. Phía trên phễu có nắp dậy để tránh những mẩu nhựa văng ra
ngoài.
Nhựa sau khi được nghiền nhỏ sẽ được xúc vào bao để bảo quản hoặc cho vào máy
đùn. Nếu sau khi bằm, những mảnh nhỏ nhựa vẫn chưa sạch, chúng sẽ được đặt vào
một cái rây và rửa để loại bỏ chất bẩn và bụi
Tùy theo loại và chất lượng nguyên liệu thô (HDPE dạng tấm, sợi LDPE) mà
chúng được trộn lẫn và bằm nhỏ. Hai loại PE này được trộn lẫn để tạo ra một đặc tính
khác cho sản phẩm. Sau quá trình đẩy và tạo hạt, tính dẻo và những đặc tính khác của
nguyên liệu thể hiện ở những hạt nhựa dẻo và dai. Ở những nơi không có điện hoặc
giá
điện quá mắc, motor điện của máy bằm được thay bằng một bánh đà nặng và một dụng
cụ quay tay.
Các loại nhựa mềm (túi xách, drap trải giường…) không thích hợp để đưa vào
các thiết bị máy móc như máy bằm, máy đùn. Vì vậy phải kết tụ chúng trước khi cắt,
bằng cách làm cho nó nóng lên bằng nhiệt sau đó cho nó đông lại. Quá trình này sẽ cải
thiện chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
3.1.2. Các công đoạn hoàn thiện sản phẩm
a. Tạo hạt
Nhựa cứng sau khi nghiền nhỏ và nhựa xốp là nguyên liệu của quá trình đùn và tạo
hạt để sản xuất hạt nhựa. Hạt nhựa này sẽ trở thành nguyên liệu đầu vào của các quá
trình ép thành sản phẩm.
Trang 22
Phễu
Nhựa vụn
Vỉ lưới lọc
Ống
nước
Sợi nhựa
Trục lăn
Khuôn cắt
Cân
Bao đựng hạt
Bể nước lạnh
Đầu khuôn
đẩy
Trục vít
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.4: Qui trình tạo hạt
Nguyên tắc hoạt động:
Nguyên liệu cho vào phễu và rơi xuống khuôn đẩy, trục vít quay sẽ đẩy nguyên
liệu lên phía trước. Hơi nóng do ma sát và các pin nóng được lắp quanh thùng để làm
mềm dẻo nguyên liệu. Pin nóng, nước và máy thổi khí được lắp quanh thùng để kiểm
soát nhiệt độ. Trước khi nguyên liệu ra khỏi khuôn, chúng được đưa qua vỉ lọc lưới để
loại bỏ những mảnh cứng.
Khi các sợi nhựa ra khỏi khuôn, chúng đi qua một bể nước lạnh để rắn lại. Trục
lăn sẽ đưa vật liệu vào khuôn cắt thành những hạt đều nhau làm nguyên liệu sản xuất.
Hạt nhựa sẽ tự động được trút vào bao đặt trên một cái cân.
Chất thải phát sinh trong quá trình này cũng có thể cho vào máy đùn lần nữa.
Năng suất của quá trình tạo hạt phụ thuộc vào qui mô của máy đùn. Một cơ sở tạo hạt
nhỏ cần 2 – 3 công nhân đứng máy.
b. Chế tạo sản phẩm
Một số phương pháp sản xuất sử dụng cho các qui trình nhỏ để sản xuất ra
những sản phẩm cuối cùng, bao gồm:
• Ép đùn (các loại ống dẫn)
• Ép phun (các sản phẩm thông dụng)
• Công nghệ thổi (các loại chai)
• Cán tấm (các loại túi xách bằng nhựa)
Tất cả những phương pháp trên đều phụ thuộc vào nguồn điện. Chỉ có phương
pháp ép đùn là có chi phí thấp, khá đơn giản, có thể làm thủ công khi gặp sự cố về
điện.
a. Ép đùn
Trang 23
Phểu
Bin nóng
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
Quá trình ép đùn cũng giống như quá trình tạo hạt nhưng sản phẩm có dạng
ống. Quá trình này có thêm một khuôn thép có khoét lỗ để định hình sản phẩm.
Nguyên liệu được làm nguội và hóa rắn trong không khí, trong nước sinh hoạt hoặc
thùng lạnh trước khi qua ống cuốn và được cắt thành những đoạn thẳng.
Nguyên liệu là các mảnh PVC được sử dụng để chế tạo các dạng sản phẩm ống.
Đầu tiên, nguyên liệu cần được sấy khô, sau đó sẽ được lọc và pha trộn với các chất
phụ gia. Chúng được đưa vào phễu để đi vào khuôn. Trục vít quay tạo ra hơi nóng do
ma sát. Do đó, hơi ẩm của nguyên liệu lại tiếp tục được hạ xuống và được lọc một lần
nữa. Sau đó, chúng sẽ được đẩy qua khuôn tạo ống để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Hình 2.5: Quá trình ép đùn
b. Ép phun
Nguyên tắc hoạt động:
Nguyên liệu được đưa vào phễu và đi xuống máy đùn. Trục vít quay sẽ đẩy
nhựa lên phía trước và các pin nóng sẽ làm nóng chảy chúng. Sau đó, trục vít ngừng
quay để nhựa chảy dồn về phía trước khuôn. Khi đủ lượng nguyên liệu, trục đẩy sẽ
đẩy lượng nhựa nóng chảy qua vòi phun vào một khuôn khép kín. Khuôn này được giữ
lạnh để nguyên liệu nhanh chóng cứng lại. Sau đó, người ta mở khuôn và tháo sản
phẩm ra, và chuẩn bị cho mẻ tiếp theo. Các loại máy kiểu cũ thường sử dụng piston
hoặc ống bơm thay cho trục vít. Hình dạng của khuôn ép tùy theo loại sản phẩm sản
xuất.
Trang 24
Trục đỡ
Khuôn
Sản phẩm dạng
ống nở ra khí
ra khỏi khuôn
Trục vít
Phễu chứa nhựa
dạng hạt hay bột
Pin nóng và lạnh
Khuôn hai ngăn
Bàn
kẹp
giữ
khuôn
ép
Vòi phun
Trục vít
Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE & LDPE của thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.6: Quá trình ép phun
c. Công nghệ thổi
Những đoạn ống nhựa sau khi được đẩy qua máy đùn sẽ đi vào máy thổi chai.
Lúc này, khuôn khít lại để cắt thành từng đoạn ống bằng với chiều cao của chai. Khí
nén thổi vào để làm giãn nở đoạn ống theo hình dạng của khuôn. Sản phẩm được làm
lạnh cho tới khi chúng cứng lại và được tháo ra khỏi khuôn.
Công suất của máy thổi khoảng 100 – 200 kg sản phẩm/ngày, tùy thuộc vào độ
mạnh của motor (10 – 15 mã lực). Mỗi máy cần một motor để vận hành và một motor
để làm lạnh.
Hình 2.7: Quy trình thổi
d. Cán tấm
Nguyên liệu sau khi ra khỏi máy đùn sẽ có dạng ống mỏng và được đưa lên một
cái tháp gồm một hệ thống bơm hơi và một trục kéo bằng motor. Khí nén sẽ thổi
phồng ống nhựa mỏng. Bên ngoài được làm nguội bằng những ống thổi khí lạnh. Khi
ống nhựa qua trục kéo, nó sẽ được cán thành tấm. Để thực hiện quá trình này, chỉ có
những hạt chất lượng cao như nhựa thô mới có thể sử dụng được.
3.1.3. Công nghệ tái chế nhựa
Trang 25
Pin nóng và lạnh
Trục rỗng mặt
trong cố chai
Nhựa phế liệu Phân loại Xay
Hạt nhựa Máy ó kéo Rửa và phơi
Xào và trộn màu Ép hay kéo
thành sản phẩm