Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.76 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

TIỂU LUẬN MÔN MARKETING CĂN BẢN
VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU CÀ PHÊ VIỆT NAM
GV Hướng Dẫn: Nguyễn Văn Trưng
SV Thực Hiện : Phaïm Hùng Cạnh
MSSV : 107209404
LỚP TCNN5 - K.33
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 4 năm 2009
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM 1
I. Một số giai đoạn phát triển chính của cà phê Việt Nam 1
II. Thực trạng của ngành cà phê Việt Nam 2
III. Một số vấn đề đặt ra cho ngành cà phê Việt Nam 5
1. Không thương hiệu và thiếu quy hoạch 5
2. Những vấn đề đặt ra cho người trồng và các doanh nghiệp kinh
doanh cà phê 6
2.1. Người trồng cà phê 6
2.2. Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê 7
CHƯƠNG II
VẤN ĐỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO CÀ PHÊ VIỆT NAM 13
I. Thương hiệu và vai trò của thương hiệu trong kinh doanh 13
II. Xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam 15
1. Cơ sở cho thương hiệu cà phê Việt Nam 16
2. Tăng cường quản lý chất lượng cà phê xuất khẩu 18
3. Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt 22
CHƯƠNG III
TẦM NHÌN MỚI CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM 26


I. Tăng cường quảng bá, kích cầu thị trường cà phê trong nước 28
II. Tham gia và xây dựng một số sàn giao dịch cà phê quốc tế 34
CHƯƠNG IV
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 36
I. Nâng cao chất luợng cà phê xuất khẩu 36
II. Nâng cao hiệu quả sản xuất 38
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ Ở VIỆT NA M
Có một ngành công nghiệp
trong nhiều năm qua đã mang
lại hiệu quả kinh tế cao tạo ra
thế đứng và vị trí nhất định
trên thị trường quốc tế, đó là
ngành sản xuất cà phê. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội
lớn cho ngành nông nghiệp nước ta phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên
để phát triển những sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Cà phê là một trong
những nông sản điển hình đó.
I. Một số giai đoạn phát triển chính của cà phê Việt Nam
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1870, mãi đến
đầu thế kỷ XX mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người
Pháp,năm 1930, Việt Nam có 5.900 ha.
Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở
một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-
1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê
Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên
một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý.
Cho đeán năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả
nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lương 6.000 tấn.
Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh tây

nguyên nhờ có vốn đầu tư từ các hiệp định hợp tác liên chính phủ với các
nước: Liên Xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Ba Lan, đến năm
1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê
phát triển mạnh trong nhân dân.
Đến nay, cà phê ở Việt Nam được trồng nhiều tại các tỉnh Tây
Nguyên với hơn 600.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn, thuộc vào
loại năng suất cao hàng đầu thế giới.
Trải qua nhiều năm dài tồn tại và phát triển, ngánh cà phê Việt
Nam coù những bước thăng trầm gắn liền với lịch sử dân tộc. Nó chỉ thật
sự khẳng định chổ đứng của mình vào những năm gần đây khi nước ta bắt
đầu mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
II. Thực trạng của ngành cà phê Việt Nam
Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, điều kiện khí
hậu rất thích hợp với việc phát triển cây cà phê và đem lại cho cà phê Việt
Nam một hương vị rất riêng. Đặc biệt ở phía nam nước ta, khí hậu cận
xích đạo nóng ẩm mưa nhiều, biên độ giữa ngày và đêm lớn nên cà phê
vừa cho năng suất cao vừa có hương vị thơm ngon như cà phê Vôi. Ở
phía bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn nên thích hợp với cây cà phê
Arabica, nhưng giống cà phê được trồng chủ yếu ờ nước ta là cà phê
Robusta.
Hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang chuyển hướng sang trồng
giống cà phê Arabica có giá trị cao hơn. Ngoài cà phê Robusta hiện nay
đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra, Việt Nam đang thực hiện
một chương trình mở rộng diện tích cà phê Arabica, trong đó có cả một
chương trình chuyển dịch cơ cấu giống đưa một số diện tích cà phê từ
Robusta sang Arabica…
Sản phẩm cà phê chủ yếu dùng để uống, một phần dùng trong công
nghệ chế biến thực phẩm như sản xuất bánh kẹo, các chế phẩm sinh học
khác. Nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới qua các năm đều tăng trưởng
đều đặn 3-4%/năm. Thế nhưng, giá cà phê luôn lên xuống thất thường,

trong chưa đầy một thập kỷ biên độ dao động lên đến gần 10 lần, lúc cao
nhất ở thị trường Luân Đôn đạt 4.000 USD/tấn, lúc thấp nhất chỉ còn trên
400 USD/tấn. Một điều nghịch lý, mặc dù giá caø phê nguyên liệu tăng
giảm thất thường nhưng giá cà phê thành phẩm và những chế phẩm có
chứa hàm lượng cà phê cao lại không hề thay đổi, điều đó làm thay đổi tỷ
suất lợi nhuận của người chế biến cà phê, còn người trồng cà phê luôn ở
thế bị động, chịu nhiều thiệt thòi.
Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc.
Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê
cả nước tăng lên hàng trăm lần.Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới
ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào về nó. Đó cũng là một trong
những nguồn xuất khẩu chính, mang lại cơ hội công ăn việc làm và thu
nhập ngày một cao cho người sản xuất, kinh doanh cà phê.
Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, trong tháng 10/2007, nước
ta xuất khẩu đuợc 41.600 tấn cà phê với trị giá 72,86 triệu USD, tăng
9,12% về lượng và 10,5% về trị giá so với tháng 9/2007, tăng 6,55% veà
lượng và tăng 40,45% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006. Sản lượng cà
phê xuất khẩu ngày càng tăng và dẫn đầu thế giới về sản lượng cà phê
Robusta.
Và trong vài năm trở lại đây do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị
trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu
ngạch. Nhưng giá trị xuất khẩu cà phê nước ta đem lại không cao do chất
lượng thấp dẫn đến giá xuất khẩu thấp, chất lượng cà phê xuất khẩu là
một thaùch thức về khả năng cạnh tranh của chúng ta, sản phẩm hầu hết
được bán ở dạng thô.
Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành
cũng như của Nhà nước, và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng
với mức độ lớn đã có tác dụng quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành
cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục
đến mức thấp kỷ lục 30 năm trở lại đây. Người ta hô hào trữ lại cà pheâ

không bán, chủ trương hủy bỏ hàng loạt cà phê chất lượng kém…
Thời đại hoàng kim của ngành cà phê đã qua đi, ngành cà phê bước
vào thời kỳ ảm đạm và có phần hoảng loạn, đài phát thanh và báo chí
thường xuyên đưa tin nông dân chặt phá cà phê ở nơi này, nơi khác… Có
thể nói đây là tình hình chung của ngành cà phê toàn cầu và nó tác động
lớn đến ngành cà phê nước ta, một ngành cà phê đứng thứ hai thế giới với
qui mô sản xuất không ngừng được mở rộng. Tình hình thị trường thế
giới tập trung vào những thay đổi then chốt của nền kinh tế cà phê thế
giới, cán cân cung cầu và vận động của giá cả thị trường.
III. Một số vấn đề đặt ra cho ngành cà phê Việt Nam
1. Không thương hiệu và thiếu quy hoạch
Cà phê Việt Nam từ lâu đã được khẳng định là có chất lượng tự
nhiên cao và có hương vị đậm đà do được trồng ở độ cao nhất định so với
mặt biển. Việt Nam được đánh giá cao và gây ảnh hưởng không nhỏ đến
giá cà phê trên thị trường thế giới. Thế nhưng cà phê Việt Nam và nông
dân Việt Nam lại quá thua thiệt trên thị trường thế giới.
Nguyên nhân là do Việt Nam từ trước tới nay vẫn chỉ xuất khẩu
sản phẩm ở dạng thô, tức là cà phê nguyên liệu xuất qua trung gian, chưa
xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê thành phẩm xuất khẩu và
chưa có chiến lược phát triển dài hạn cho cây cà phê. Chính vì vậy, mỗi
ngày hàng triệu người uống cà phê nhưng không xuất xứ sản phẩm là từ
Việt Nam.
Và do khâu thu hái, phơi sấy, chế biến không tốt đã ảnh hưởng đến
chất luợng nên cà phê Việt Nam bị đánh giá thấp. Mặt khác, kế hoạch
xuất khẩu không ổn định dẫn đến bị ép giá càng làm giảm giá trị xuất
khẩu.
2. Những vấn đề đặt ra cho người trồng và các doanh nghiệp kinh
doanh cà phê
2.1. Người trồng cà phê
Vấn đề đặt ra cho người trồng cà phê là chất lượng sản phẩm sau

khi thu hoạch hay tính đồng đều của sản phẩm (kích cỡ hạt, màu sắc hạt,
độ khô của hạt…), nhưng khi họ giải quyết được vấn đề này thì một vấn
đề quan trọng mà người trồng cà phê luôn quan tâm là đầu ra cho sản
phẩm. Trước giờ người trồng cà phê chủ yếu bán sản phẩm thô qua trung
gian nước ngoài, sau đó họ chế biến lại rồi gắn một thương hiệu rồi xuất
khẩu trở về Việt Nam dưới dạng cà phê tinh chế. Đieàu đáng nói ở đây là
phần giá trị chênh lệch khi sản phẩm có thương hiệu và khi chưa có
thương hiệu là rất cao.

2.2. Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê
Doanh nghiệp kinh doanh cà phê là các doanh nghiệp trồng, chế
biến, xuất khẩu cà phê. Đối với những doanh nghiệp này, để tồn tại họ
bán hàng qua trung gian, tất nhiên lợi nhuận sẽ không còn cao. Như vậy,
vấn đề xây dựng thương hiệu là rất cần thiết.
Không phải ngẫu nhiên mà Trung Nguyên trở thành gương mặt nổi
trội trong ngành cà phê Việt Nam. Từ giữa những năm 1990, trong những
lần đạp xe đi bỏ mối từng gói cà phê bột và tự mình đóng phim quảng cáo
sản phẩm, ông chủ trẻ Đặng Lê Nguyên Vũ đã nung naáu ý tưởng xây
dựng Trung Nguyên thành một thương hiệu hàng đầu của cà phê Việt.
Trung Nguyên từng bước lớn mạnh với một tư duy, khác các nhà kinh
doanh cà phê trong nước lúc đó. Phương thức nhượng quyền thương hiệu
đã đưa Trung Nguyên mau chóng xác lập vị trí vững vàng ở thị trường
trong nước và xâm nhập vào thị trường 40 nước, với tham vọng là cạnh
tranh với những thương hiệu có tầm vốc toàn cầu như Nestle, Starbuck…
Ông Nguyễn Ngọc Bình, Trơï lý Ban giám đốc Công ty cà phê
Trung Nguyên, cho rằng: để thành công trên thương trường, một doanh
nghiệp cà phê phải hội đủ 3 yếu tố: chất lượng sản phẩm, thương hiệu
mạnh và hệ thống phân phối hoàn hảo. Trung Nuyên đang hội đủ 3 yếu tố
này, trong đó thương hiệu là yếu tố được xác định là quan trong nhất.
Cách làm của Trung Nguyên cũng được các nhà sản xuất và xuất

khẩu cà phê nhân trong nước nhận ra. Những năm gần đây, hầu hết
nhưõng nhà sản xuất cà phê nhân ở Đắc Lắc đều tìm cách tiếp cận thị
trường với các sản phẩm cà phê bột. Người tiêu dùng bắt đầu quen với
các nhãn hiệu mới như Victoria, Inexim, Simexco, Rossi, Vica…
Để hình thành nhãn hiệu cà phê bột Victoria, Công ty cà phê Thắng
Lợi đã cố gắng đi tìm sự khác biệt với những mặt hàng cà phê bột khác ở
Đắc Lắc, đó là việc chế biến pha trộn từ nguyên liệu cà phê Arabica được
thu mua từ vùng núi cao Đắc Glây (Kon Tum). Nhưng cà phê bột
Victoria chỉ là một phần trong chiến lược kinh doanh của công ty Thắng
Lợi. Công ty này vẫn dồn sức cho mặt hàng cà phê nhân, với việc nâng
cao chất lượng cà phê nhân theo tiêu chuẩn Utz Kapeh. Sản phẩm cà phê
nhân của thắng lợi được hãng Mitsubishi (Nhật Bản) bao tiêu gần như
trọn gói với giá cao hơn giá xuất khẩu trên thị trường từ 150-200
USD/tấn.
Ông Nguyễn Ngọc Bình nhận xét: làm thương hiệu trước hết phải
đặt vấn đề quảng bá sản phẩm lên hàng đầu, nhưng không phải doanh
nghiệp nào cũng có điều kiện chi phí cho hoạt động này. Kinh phí càng
lớn khi quảng cáo sản phẩm ra nước ngoài, ví dụ như một góc quảng cáo
trên nhật báo phố Wall (Mỹ) phải mất từ 30-50 ngàn USD, Starbuck mỗi
năm bỏ ra 30 triệu USD để quảng bá sản phẩm trên toàn cầu. Hiếm có
doanh nghiệp cà phê nào của Việt Nam chịu được chi phí lớn như vậy.
Những trở ngại khác mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong quá
trình xây dựng thương hiệu như thiếu đội ngũ marketing, thông thạo
ngoại ngữ, đặc biệt là thiếu am hiểu thị hiếu tiêu dùng của người nước
ngoài. Những cơ chế quản lý trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp quốc doanh, chưa cho phép chú trọng hoạt động quảng bá , xúc
tiến thương mại, doanh nghiệp cũng còn thiếu hiểu biết về pháp luật sở
hữu trí tuệ. Cách đây hai năm, một doanh nghiệp ở Đắc Lắc hoàn nhiên
đặt tên sản phẩm của mình trùng với thương hiệu mạnh của nước ngoài là
Nestcafe đã phải trả giá cho sự thua thiệt trong tranh chấp thương hiệu.

Ông Vân Thành Huy, Chủ tịch Hiệp hội Càø phê – Ca cao Việt
Nam (Vicofa) nhận xét để xây dựng thương hiệu cà phê nổi tiếng hiện
nay không phải dễ dàng, việc ra đời hàng loạt sản phẩm cà phê bột trên
thị trường thực chất mới chỉ là nhãn hiệu sản phẩm. Từ nhãn hiệu để phát
triển thành thương hiệu là một vấn đề lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải có
tiềm lực tài chính, con người và chiến lược kinh doanh, tiếp thị hiệu quả.
Việc xây dựng thương hiệu mạnh của doanh nghiệp cà phê Việt
Nam ra bên ngoài có ý nghĩa quan trọng nhưng không phải là tất cả. Hiện
thị trường trong nước còn rất lớn khoảng 86 triệu dân nhưng tiêu thụ chỉ
được 10% sản lượng cà phê (khoảng 1 triệu bao tương đương 60.000 tấn).
Vicofa đang đề ra mục tiêu đến năm 2010, nâng mức tiêu thụ nội địa lên
2 triệu bao.
Việc xây dựng thương hiệu của ngành cà phê là hết sức cần thiết
nhưng mục đích cuối cùng phải hướng đến kích cầu tiêu thụ cà phê, xây
dựng đầu ra ổn định cho ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững.
Có thể nói Trung Nguyên là một thành công kỳ diệu của xây dựng
thương hiệu tại Việt Nam trong thời gian qua. Chỉ trong vòng 5 năm, từ
một xưởng sản xuất nhỏ tại Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên đã coù mặt
tại mọi miền đất nước.
Chiến lược nhượng quyền thương hiệu đã chứng tỏ uy lực khủng
khiếp của nó: hàng loạt quán cà phê với biển hiệu “Trung Nguyên” mọc
lên ở khắp nơi. Chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay đã có hàng
trăm quán. Và slogan “Khơi nguồn sáng tại” đã trở nên quen thuộc không
chỉ với những người làm trong các lĩnh vực liên quan đến sang tạo.
Trong thành công của thương hiệu Trung Nguyên công tác quan hệ
công chúng đóng vai trò quyết định. Có thể nói, chính công tác quan hệ
công chúng đã tạo nên cơn sốt Trung Nguyên. Trung Nguyên đã thực
hiện một cuộc thâm nhập thị trường ngoạn mục nhất trong lịch sử xây
dựng thương hiệu Việt Nam.
Những năm đó thị trường cà phê Việt Nam (đặc biệt là các tỉnh,

thành phố phía nam) hầu như là bỏ ngỏ, trong khi uống cà phê đã không
chỉ đơn thuần là nhu cầu giải khát, thậm chí không đơn thuần là thưởng
thức. Uống cà phê có thể coi là một nét văn hóa mang đậm đà bản sắc của
người Nam bộ. Các quán cà phê là điểm hẹn thường xuyên của nhiều
tầng lớp: từ sinh viên, học sinh đến cán bộ công chức, từ công nhân lao
động tới giới văn nghệ sĩ…
Điều đáng nói là trong giai đoạn đó, các quán cà phê chủ yếu mang
tính chất gia đình, nguồn cung cấp không rõ ràng, không mang tính hệ
thống và hầu như không có chiến lược phát triển dài hạn, và đó chính là
nguy cơ đối với Trung Nguyên.
Trung Nguyên là thương hiệu Việt Nam đầu tiên được xây dựng và
quản lý một cách bài bản trên thị trường cà phê Việt Nam. Trung Nguyên
là thương hiệu Việt Nam đầu tiên thực hiện chiến lược nhượng quyền
thương hiệu tại Việt Nam và vươn ra thế giới. Nhưng trong quá trình
nhượng quyền thương hiệu, Trung Nguyên đã sử dụng chiến lược phân
biệt lớn về giá. Trung Nguyên đang trở nên không đồng nhất về nhiều
mặt.
Có thể thấy rõ sự khác nhau về giá caû, chất lượng cà phê và phong
cách phục vụ tại các quán Trung Nguyên, mức độ đầu tư cho bài trí
không gian cũng có sự chênh lệch khá lớn. Với 14.000 đồng bạn có thể
tới một quán rộng rãi, mát mẻ, trang trí theo phong cách núi rừng, nhac
nhẹ nhàng và người phục vụ trong trang phục Tây Nguyên sẽ mang tới
cho bạn một ly cà phê “số 4” thơm lừng. Với 10.000 đồng bạn vẫn có
được ly “số 4” đó tại một quán nhỏ hơn, chật hơn và nhiều khói thuốc
hơn, hình ảnh Tây Nguyên ở đây được thu gọn trong một vài bài hát hoặc
ảnh treo tường. Thậm chí chỉ với 7.000 đồng, bạn vẫn thưởng thức được
một ly cà phê yêu thích tại một quán Trung Nguyên bình dân, chỉ có điều
người phục vụ hình như không vui vẻ lắm, ly cà phê như hơi nhạt hơn, và
thường thì những cố gắng để tìm thấy nét văn hóa Tây Nguyên của bạn ở
đây sẽ không mang lại kết quả. Cả ba quán trên đều nằm taïi Sài Gòn.

Nguyên nhân của sự chênh lệch trên
Trung Nguyên đang sử dụng chiến lược khác biệt hóa về giá, nói
nôm na là “khách nào giá ấy”. Mục tiêu của chiến lược này là tối đa hóa
lợi nhuận. Song điều này có vẻ như không ổn lắm trong nhượng quyền
thương hiệu. Hơn nữa, chiến lược này khá nguy hiểm đối với một thị
trường quá bé như Sài Gòn.
Đây là hậu quả của chiến lược nhượng quyền thương hiệu ồ ạt, khi
chất lượng nằm ngoài tầm kiểm soát, đơn giản là Trung Nguyên không
thể kiểm soát được hết các đối tác thuê thương hiệu và điều tất yếu là các
quán Trung Nguyên này mạnh ai nấy làm.
Vấn đề này gây tác hại rất to lớn cho quá trình định vị hình ảnh
Trung Nguyên trong tâm lý khách hàng. Nếu không có biện pháp tích
cực, hai vấn đề trên sẽ đánh gục một thương hiệu, cho dù đó là thương
hiệu khỏe mạnh như Trung Nguyên, vấn đề chỉ là thời gian. Rõ ràng cánh
buồm thương hiệu Trung Nguyên đang rất cần luồng gió marketing mới.
CHƯƠNG II
VẤN ĐỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO CÀ PHÊ VIỆT
NAM
I. Thương hiệu và vai trò của thương hiệu trong kinh doanh
Khái niệm về thương hiệu
Trong Marketing, thương hiệu được xem là trung tâm của các
công cụ marketing vì thương hiệu chính là những gì mà marketing xây
dựng và nuôi dưỡng để cung cấp lợi ích cho khách hàng mục tiêu. Khái
niệm thương hiệu ra đời từ lâu, có thể nói là trước khi marketing trở thành
một ngành riêng biệt trong kinh doanh.
Từ khi ra đời và phát triển, khái niệm về thương hiệu cũng được
thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của ngành marketing. Chính vì
vậy, có nhiều quan điểm về thương hiệu. Chúng ta có thể chia thành hai
quan đaiểm chính:
Quan điểm truyền thống: quan điểm này dựa theo Hiệp hội

Marketing Hoa Kỳ, theo quan điểm này thì: “Thương hiệu là một cái tên,
biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng hay một sự phối hợp cùa của các yếu tố
trên nhằm mục đích để nhận dạng sản phẩm hay dịch vụ của một nhà sản
xuất và phân biệt với thương hiệu của đối thủ cạnh tranh”.
Với quan điểm truyền thống này, thương hiệu được hiểu như là
một thành phần của sản phẩm và chức năng chính của thương hiệu là
dùng để phân biệt với sản phẩm cạnh tranh cùng loại. Quan điểm truyền
thống về thương hiệu tồn tại trong thời gian khá dài cùng với sự ra đời và
phát triển của ngành marketing. Nhưng đến thế kỷ XX, quan diểm về
thương hiệu đã có nhiều thay đổi. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng quan
điểm này không thể giải thích được vai trò của thương hiệu trong nền
kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắt.
Quan điểm tổng hợp về thương hiệu:
Theo quan điểm này thì thương hiệu không chỉ là một cái tên hay
một biểu tượng mà nó phức tạp hơn nhiều. Theo định nghĩa của Ambler
và Styles thì: “Thương hiệu là một tập các thuộc tính cung cấp cho khách
hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi. Thương hiệu theo quan điểm này
cho rằng, sản phẩm chỉ là một phần của thương hiệu, chủ yếu cung cấp
lợi ích chức năng cho khách hàng và nó chỉ là một thành phần của sản
phẩm. Như vậy, các thành phần marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả,
phân phối và chiêu thị) cũng chỉ là các thành phần của thương hiệu”.
Cũng cần chú ý là một thương hiệu bao giờ cũng là sự kết hợp hữu
hình và vô hình. Quan điểm sản phẩm là một phần của thương hiệu ngày
càng được nhiều nhà nghiên cứu và thực tiễn chấp nhận. Lý do là khách
hàng có hai nhu cầu: nhu cầu về chức năng (functional needs) và nhu cầu
về tâm lý (psychological needs). Sản phẩm chỉ cung cấp cho khách hàng
lợi ích chức năng và thương hiệu cung cấp cho khách hàng cả hai.
II. Xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam
Các doanh nghiệp cà phê từ lâu đã tiến hành xây dựng thương hiệu
cho riêng mình. Hiện tại, chè Việt Nam đã có thương hiệu, cá tra cũng

đang chọn nhà tư vấn để xây dựng thương hiệu. Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đang nghiên cứu chiến lược xây dựng thương hiệu cho cà
phê Việt Nam. Hiện nay, cà phê Việt Nam vẫn đang phải bán ra thế giới
dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu nước ngoài.
Bộ đã xác định đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tổ chức các sưï kiện
quảng bá cho cà phê Việt Nam với các thị trường lớn, để các nhà tiêu thụ
lớn hiểu sâu và đánh giá đúng chất lượng cà phê Việt Nam. Trong khi đó,
chúng ta sẽ đầu tư mạnh mẽ hơn để nâng cao chất lượng thực sự về giống
và công nghệ chế biến cà phê.
Để cà phê Việt Nam có thương hiệu quen thuộc với người tiêu
dùng quốc tế, những nhà hoạch định chính sách cũng như người trồng cà
phê vẫn còn nhiều việc phải làm.
Sự phát triển của cây cà phê nước ta là thành tựu lớn trong thế kỷ
XX. Từ chỗ không được ghi vào bản đồ các nước trồng cà phê, đến nay,
diện tích cà phê của Việt Nam đã đứng vị trí thứ hai sau Brazil về cà phê
xuất khẩu trên thị trường thế giới và là nước duy nhất có năng suất cà phê
Vôi cao kỷ lục. Tuy nhiên, để cà phê Việt Nam có một thương hiệu quen
thuộc với người tiêu dùng quốc tế, vẫn còn rất nhiều việc phải làm…
1. Cơ sở cho thương hiệu cà phê Việt Nam
Tại hội thảo “Triển vọng thị trường, chất lượng và cơ cấu ngành
hàng cà phê 2008” do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông
nghiệp nông thôn tổ chức tại Hà Nội thì trong 15 năm qua, cà phê
Robusta trên thế giới đạt tốc độ tăng trưởng nhanh gấp đôi cà phê
Arabica, lượng tiêu thụ cà phê tăng tập trung ở những nước đang phát
triển và các thị trường cà phê mới nổi. Theo Trưởng nhóm phân tích
chiến lược của IOC “Việt Nam là quốc gia được công nhận có chi phí sản
xuất thấp nhất nhưng cho sản lượng cao nhất trong số các nước xuất khẩu
cà phê Robusta”.
Như vậy, cà phê Việt Nam đang đứng trước cơ hội thuận lợi để mở
rộng thị trường và nâng cao sản lượng xuất khẩu. Vì vậy, những việc cần

phải làm ngay đối với những nhà kinh doanh xuất khẩu cà phê đó là phải
tuân thủ những quy định của Nghị quyết 420 của IOC vế chất lượng cà
phê. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có quy định bổ sung mặt hàng cà phê
nằm trong danh mục bắt buộc phải kiểm tra chất lượng sản phẩm trước
khi thông quan.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu nông sản cho rằng, cơ
sở của thương hiệu là vùng nguyên lieäu đồng nhất, chất lượng cao và an
toàn. Thực tế, hiện nay trừ vùng nguyên liệu cà phê Đắc Lắc là tương đối
lớn còn những vùng nguyên liệu cà phê ở Đông Nam Bộ hay Bắc Trung
Bộ còn manh mún, nhỏ lẻ và chưa thực sự xây dựng được thương hiệu
của mình.
Do vậy, giải pháp quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu hiện nay
của ngành cà phê là rất cần thiết. Đây là những yếu tố làm tăng chất
lượng của cà phê Việt Nam. Trong thời kỳ hội nhập, với tư cách là thành
viên của WTO, nông sản xuất khẩu nói chung và cà phê xuất khẩu nói
riêng sẽ có những thời cơ nhưng cũng nhiều nguy cơ trước các hạn định,
nguyên tắc của tổ chức.
Vì vậy, cần trang bị kiến thức, naâng cao năng lực hội nhập WTO
cho cán bộ và nhân dân các vùng chuyên canh cà phê để họ hiểu rõ vận
hội, nắm bắt thời cơ, hạn chế nguy cơ, đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành.
Nhà nước cần có những chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro trước những
biến động của thị trường tạo điều liện cho ngành cà phê xuất khẩu.
Mặt khác, tăng cường vai trò của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt
Nam để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các hộ
nụng dõn sn xut kinh doanh c phờ trong nc nhm xõy dng thng
hiu c phờ made in Vit Nam uy tớnh trờn th trng th gii.
2. Taờng cng qun lý cht lng c phờ xut khu
C phờ Vit Nam t lõu ùc khng nh, cú cht lng t nhiờn
cao v cú hng v m do c trng cao nht nh so vi mt
bin. Nhng do khõu thu hỏi, phi sy, ch bin khụng tt ó nh hng

n cht lng vn cú. C phờ Vit Nam aừ cú mt trờn ton th gii,
nhng dng nh ngi tiờu dựng th gii vn cha bit, h hng ngy
vn dựng c phờ hiu Nestle, Maxell, Folger
Theo tiờu chun Hi ng c phờ Quc t (ICO) quy nh t nm
2004 (tiờu chun ISO 10470/2004) thỡ ht c phờ xut khu c la
chn bng cỏch cõn cỏc ht li (ht en, ht nõu v ht v) v cht lng
c xỏc nh bi s lng ht li cú trong c phờ. Vớ d nh c phờ
Arabica khụng c quỏ 86 li trong mt mu 300g, c phờ Robusta
khụng c quỏ 150 li trong mt mu 300g. Ln lt hai loi c phờ ny
phi cú hm lng m khụng quỏ 8% v 12,5%. Tuy nhiờn, õy ch l
tiờu chun cú tớnh cht t nguyn nờn dn n tỡnh trng c phờ chỳng ta
vn ỏp dng theo tiờu chun c xut khu.
Trc tỡnh hỡnh cht lng c phờ Vit Nam b ỏnh giỏ thp, cht
lng xut khu khụng n nh lm gim giỏ tr xut khu, b nụng
nghip vaứ phỏt trin nụng thụn ó a ra tiờu chun mi ỏnh giỏ
cht lng xut khu cho c phờ Vit Nam (mang tờn TCVN: 4193/2005)
t nm 2005 v yờu cu ỏp dng cho cỏc doanh nghip t niờn v c phờ
2006-2007 phự hp vi cỏch phõn loi ca Hi ng C phờ th gii,
ỏnh du bc chuyờn nghip húa trong vic qun lý cht lng c phờ
xut khu nc ta.
Cà phê hiện là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong
nhóm hàng nông, lâm sản, riêng tỉnh Đắc Lắc chiếm 50% tổng sản lượng
xuất khẩu cà phê của cả nước, trong đó có những thương hiêu nổi tiếng
như Trung Nguyên, Thắng Lợi, Thu Hà… và lớn hơn là cà phê Buôn Ma
Thuột. Nhưng trên 90% lượng caø phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn là cà
phê nhân thô và con đường xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam
còn nhiều gian nan.
Xuất phát từ mong muốn nâng cao giá trị cà phê Việt Nam trên thị
trường thế giới, tỉnh Đắc Lắc đã xây dựng và đăng ký bảo hộ tên gọi xuất
xứ hàng hóa đối với cà phê Buôn Ma Thuột và được Bộ Khoa học và

Công nghệ công bố Quyết định số 806/QĐ-SHTT ngày 14/10/2005 về
việc bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa đối với
cà phê Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, sau khi
công bố, tên gọi xuất xứ hàng hóa cà phê
Buôn Ma Thuột cũng chưa được quảng bá
rộng rãi, mà nguyên nhân chính vẫn là khó
khăn trong việc quản lý và khai thác thương hiệu này.
Bởi khi tên gọi xuất xứ hàng hóa cà phê Buôn Ma Thuột được sử
dụng sẽ nảy sinh một số khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng cà phê
Buôn Ma Thuột trong trường hợp được đưa đi chế biến ở nơi khác, hoặc
tình trạng caø phê nơi khác đưa đến Buôn Ma Thuột để lợi dụng tên gọi
xuất xứ hàng hóa caø phê Buôn Ma Thuột. Đến nay, quy chế quản lý và
đăng ký sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa cà phê Buôn Ma Thuột vẫn
chưa được ban hành.
Ngoài ra, số liệu thống kê cho thấy, tổng diện tích cà phê nằm
trong vùng địa lý của thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột là trên 100.000
ha, để xác định và chứng nhận diện tích này không phải là đơn giản. Bên
cạnh đó, việc xác định các loại sản phẩm cà phê nằm trong vùng địa lý
nhưng phải đạt tiêu chuẩn trong tiêu chí đăng ký cũng là một việc khá
phức tạp. Hiện tại, Sở Khoa học và Công nghệ Đắc Lắc mới đang xây
dựng dự án “Quản lý khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn
Ma Thuột” để trình Cục Sở hữu trí tuệ.
Trên thế giới, Colombia cũng đã xây dựng thương hiệu cà phê dưới
dạng chỉ dẫn địa lý từ những năm 1960 với hình ảnh nhân vật Juan
Valdez và con la nổi tiếng, nhưng đến nay Colombia vẫn xuất khẩu cà
phê nhân thô giống như Việt Nam và Brazil. Trong khi đó, các nhà rang
say và sở hữu những thương hiệu mạnh như Starbucks, Procter &
Gamble, Kraft, Sara Lee… có thể mua nguyeân liệu ở bất cứ đâu một
cách dễ dàng với giá thấp nhất khiến các nước trồng cà phê chỉ kiếm
được lợi nhuận ít ỏi và bấp bênh. Do đó lợi nhuận từ cà phê không chảy

vào túi của nông dân trồng cà phê mà rơi vào caùc công ty này. Điển hình
tại Việt Nam, hiện nay Nestlé thu mua đến 25% tổng sản lượng cà phê
xuất khẩu của Việt Nam nhưng người tiêu dùng chỉ biết đến thương hiệu
của Nestlé mà thôi.
Để quảng bá cho sản phẩm cà phê Việt Nam thì bên cạnh việc hỗ
trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tích cực quảng bá hình ảnh, chất
lượng sản phẩm cà phê của mình, Nhà nước cần phải có một chiến lược
mang tầm quốc gia để xây dựng một thương hiệu cũng mang tầm cỡ quốc
gia. Bên cạnh việc đăng ký bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa cho cà phê
nhân Buôn Ma Thuột còn rất nhiều việc phải làm để xây dựng thương
hiệu cho cây cà phê Việt Nam nói chung.
Xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam nói riêng và nông sản
Việt Nam nói chung là yêu cầu rất cấp thiết, để dành được nhiều hơn nữa
trong chuỗi giá trị nông sản, có điều kiện để thực hiện thương hiệu công
bằng, giúp người nông dân thoát nghèo, góp phần xây dựng một nền nông
nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, cần khuyến khích nông dân áp dụng các
tiêu chuẩn quốc tế như Eurep gap, Utz Kapeh, 4C để nâng cao chất lượng
cà phê nhân.
Đầu tư cho việc áp dụng những quy trình, công nghệ chế biến hiện
đại để nâng cao giá trị cà phê. Xu hướng của người tiêu dùng hiện nay là
nghiêng về những thực phẩm đã chế biến hơn là nguyên liệu thô, vì thế
cần xây dựng những thương hiệu mạnh cho cà phê rang say ở trong nước
và xuất khẩu ra nước ngoài. Cà phê Việt Nam sẽ có vị trí cao hơn trên thị
trường thế giới.
3. Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt
Cà phê đăng chiếm một vị trí khá quan trọng trong cơ cấu xuất
khẩu hàng nông sản của nước ta. Hiện nay, Việt Nam là nước sản xuất,
xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới. Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên
dưới 900.000 tấn cà phê với kim ngạch xấp xỉ 1,5 tỷ USD, trong đó riêng
tỉnh Đắc Lắc đã chiếm 50% tổng số lượng cà phê xuất khẩu của cả nước,

chiếm tới trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đắc Lắc. Cà phê
cũng là nguồn thu nhập chính của đa số đồng bào các dân tộc Tây nguyên
Tuy nhiên, việc sản xuất, cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua
tranh bán đã dẫn đến thị trường có những biến động giả tạo, chất lượng
sản phẩm không kiểm soát được, gây ra nhiều khó khăn cho ngành cà
phê.
Với tầm quan trọng như trên, những năm gần đây Chính phủ, các
Bộ ngành và lãnh đạo tỉnh Đắc Lắc đặc biệt quan tâm đến đẩy mạnh
quảng bá từng bước xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nói
riêng và cà phê Việt Nam nói chung.
Kết hợp quảng bá sản phẩm và thương hiệu qua các hoạt động văn
hóa là một hướng đi đúng đắn trong kế hoạch nâng cao nhận thức về cây
cà phê và thúc đẩy tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Đó chính là phải
xây dựng ờ Việt Nam một ngành saûn xuất cà phê phát triển bền vững.
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc đã tổ chức “Tuần lễ văn
hóa cà phê 2007” tại Hà Nội từ ngày 29/11 – 2/12/2007 và tại thành phố
Hồ Chí Minh từ ngày 13 – 16/12/2007, có sự tham gia của 30 thương
hiệu và quán cà phê nổi tiếng nhất Việt Nam với nhiều phong cách thể
hiện khác nhau, và chọn năm 2008 là “Năm cà phê”. Mặc dù thương hiệu
cà phê Buôn Ma Thuột đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy
chứng nhận xuất xứ địa lý sản phẩm quốc gia nhưng thông qua sự kiện
này đánh động ý thức các doanh nghiệp phải cải thiện hơn nữa chất lượng
cà phê khi đã gia nhập WTO.
Qua đó, các doanh
nghiệp đã mang đến Tuần
lễ nhiều bí quyết chế biến
và thưởng thức cà phê, từ
truyền thống cho đến hiện
đại, thậm chí có nhiều sản
phẩm chế biến với thành

phần pha chế rất sáng tạo.
Ngoài ra, trong khuôn khổ “Tuần lễ văn hóa cà phê 2007” đã có 4
cuộc tọa đàm với các chủ đề về kinh tế cà phê, cà phê và sức khỏe, cà phê
và sáng tạo, những huyền thoại và thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Với sản lượng sản xuất và xuất khẩu hiện nay cùng với sự ủng hộ
của Chính phủ, ngành cà phê Việt Nam đã hội tụ những điều kiện cần và
đủ để có những bước phát triển mạnh mẽ hơn cả về chất lượng và thương
hiệu.
Tuy nhiên, để làm được việc này ngoài việc chờ hỗ trợ của các ban
ngành thì bản thân các doanh nghiệp cũng cần dẩy mạnh đầu tư, nhất là
tập trung vào việc xây dựng, quảng bá thương hiệu cho sản phẩm.
Chính vì vậy, “Tuần lễ văn hóa cà phê” là cơ hội tốt cho các doanh
nghiệp trong ngành có thể quảng bá thương hiệu, gặp gỡ đối tác đưa
hương vị cà phê đặc trưng của mình đến với người tiêu dùng trong và
ngoài nước.
Ban tổ chức đã trưng bày các loại giống cà phê, các sản phẩm từ cà
phê. Ngoài ra, du khách đã được tiếp cận quy trình sản xuất cà phê từ
trồng, thu hái, rang say, đóng gói… thậm chí trực tiếp tham gia “tour cà
phê” để trải nghiệm đầy đủ quy trình sản xuất, pha chế rồi thưởng thức
thứ nước uống quyến rũ này.
Trong chủ đề không gian cà phê có khoảng 20 mô hình quán cà
phê, được lấy hình mẫu từ các quán nổi tiếng ở phong cách và triết lý
riêng như cà phê Trung Nguyên, Highland, cà phê nhạc Trịnh, cà phê
Wifi…
Như vậy, khi nhắc đến Tây Nguyên, bây giờ người ta không chỉ
liên tưởng đến nhà Rông, Không gian văn hóa Cồng Chiêng, hay những
thác nước hùng vĩ… mà còn về ngành cà phê, tạo ra một cơ chế để những
người đam mê cà phê cùng chia sẻ và hành động vì cà phê Việt Nam.
“Tuần lễ văn hóa cà phê” là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh cà phê trong và ngoài nước xúc tiến thương mại, quảng

bá chất lượng và thương hiệu của mình nhằm kích cầu trong nước và đẩy
mạnh tiêu thụ ở nước ngoài; cùng hành động để nâng cao giá trị và tầm
quan trọng của cà phê Việt Nam hướng đến phát triển một ngành cà phê
bền vững và từng bước xây dựng thương hiệu quốc gia. Đây là một trong
các hoạt động quảng bá và quy tụ, kết hợp các nguồn lực nhằm từng bước
thực hiện kế hoạch xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nói
riêng và cà phê Việt Nam nói chung.
CHƯƠNG III
TẦM NHÌN MỚI CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM
Nhìn trong dài hạn, sự lên xuống thất thường với biên độ lớn của
cung cầu và giá cả cà phê trên thị trường thế giới, cùng với những tác
dụng của nó đến hoạt động kinh doanh cà phê Việt Nam sẽ dẫn tới những
đánh giá khác nhau, kỳ vọng khác nhau, mức độ lòng tin khác nhau đối
với triển vọng của ngành cà phê Việt Nam.
Sau 20 năm phát triển mang tính bùng nổ, tuy đã dược thế giới thừa
nhận là “cường quốc cà phê” nhưng cần phải dũng cảm nhìn nhận, Việt
Nam mới chỉ là “cường quốc sản xuất và bán hạt cà phê”, thậm chí là một
“cường quốc cà phê nông dân”, chỉ được chia phần giá trị gia tăng ít ỏi và
bị động. Vấn đề đặt ra là liệu hạt cà phê Việt Nam có đủ điều kiện, năng
lực để thay đổi vị thế thực sự hay không? Để làm giàu thực sự từ cây cà
phê và trở thành cường quốc cà phê theo đúng nghĩa chỉ có một cách:
chuyển nhanh phương thức tồn tại từ “trọng nông” sang “trọng thương”.
Nói cách khác, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động tham gia
vào lĩnh vực phân phối, tiêu thụ cà phê thế giới chứ không phải tiếp tục
chỉ là người cung cấp hàng thô. Mục tiêu phụ trợ, cũng là định hươùng
thực hiện nhiệm vụ này là: giảm dần khối kượng cà phê thô cung cấp cho
các nhà độc quyền, mở rộng dần thị phần cà phê chế biến của Việt Nam
và do người Việt Nam cung cấp, doanh nghiệp cà phê cần tăng mức tiếp
cận đến người trực tiếp tiêu thụ cà phê trên thế giới.
Muốn vậy, ngoài việc tăng thị phần và nâng cao chất lượng cà phê

chế biến, Việt Nam nên xây dựng và phát triển mạng lưới bán hàng toàn
cầu. Cà phê Việt Nam không đủ uy tín để chinh phục thị trường thế giới
một khi chưa chinh phục được chính người dân Việt Nam. Do đó, các
doanh nghiệp trong nước cần mở mạng lưới tiêu thụ cà phê chính tại Việt
Nam. Tạo ra hệ thống lieân kết trong kinh doanh cà phê trên thị trường
nội địa có thể là một trong những định hướng chiến lược kinh doanh chủ
yếu của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới.
Theo Vụ Thị trường trong nước-Bộ Công Thương, trong việc xây
dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam tại thị trường nội địa
cần chú trọng nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng
thương hiệu, mở rộng kênh tiếp thị và tiêu thụ bằng cách phục vụ nhu cầu
thưởng thức cà phê hòa tan hay pha sẵn đang là cách mà một số công ty
cà phê đang lựa chọn.
Hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh, hệ thống
phân phối, giá cả mặt hàng hiện hành, chủ động áp dụng thương mại điện
tử trong giao dịch mua bán, ký gửi cà phê trong nước và quốc tế. Trên cơ
sở học tập kinh nghiệm các sàn giao dịch lớn trên thế giới tiến hành xây
dựng Đề án phát triển hệ thống phân phối cà phê trong nước, phấn đấu
đeán năm 2015 đưa vào hoạt động 1-2 sàn giao dịch cà phê tại Tây
Nguyên hoặc TP. Hồ Chí Minh, áp dụng các phương thức mua bán hiện
đại như giao dịch kỳ hạn… phòng ngừa rủi ro khi có biến động giá trên
thị trường.
Ngoài việc noã lực của bản thân doanh nghiệp, Chính phủ cần hổ
trợ một Chương trình quốc gia phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam,
khuyến khích thực thi dự án xây dựng “Thánh địa cà phê Tây Nguyên”…
Đây là những biện pháp cần làm ngay được đông đảo các chuyên gia, các
doanh nghiệp rất đồng tình và ủng hộ.

×