Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.93 KB, 14 trang )

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ LĂNG
CHẤM Hemibagrus guttatus TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI

Nguyễn Đức Tuân, Khương Văn Thưởng, Lê Thiên Lý
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh

TÓM TẮT

Cá Lăng Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) là loại cá hoang dã có giá
trị kinh tế cao. Do ảnh hưởng của điều kiện môi trường bị suy thoái, nhưng chủ
yếu là do khai thác quá mức nên sản lượng Cá Lăng đã giảm sút nghiêm trọng và
được xếp vào mức nguy cấp bậc 2 trong Sách Đỏ Việt Nam, cần phải bảo vệ gấp.
Với mục đích bảo tồn và đưa loài cá mới có giá trị kinh tế cao vào tập đoàn cá
nuôi, từ năm 2002-2004 Bộ Thuỷ sản đã giao Viện nghiên cứu Thuỷ sản 1 thực
hiện đề tài “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo Cá Lăng chấm trong điều kiện nuôi”. Cá
bố mẹ được thu thập từ sông Lô Gâm-Tuyên Quang, hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình
về nuôi trong ao nước tĩnh tại Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1. Qua các kết
quả nghiên cứu từ năm 2002 đến nay cho thấy Cá Lăng thích nghi tương đối tốt
với môi trường nuôi ao, chúng sinh truởng nhanh, tốc độ tăng trưởng trung bình
đạt 58-142gr/tháng. Trong năm 2004 với việc áp dụng kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ
bằng thức ăn tươi sống, kéo dài thời gian bơm nước tạo dòng chảy và phun mưa
nhân tạo trong ao đã thu được những kết quả rất khích lệ. Tỷ lệ cá bố mẹ thành
thục và tỷ lệ cá đẻ đạt trên 90%, tỷ lệ thụ tinh trung bình 76%, tỷ lệ nở trung bình
58%, kết quả này cao hơn đáng kể so với năm 2002 và 2003. Đề tài đã bố trí các
thí nghiệm ương nuôi cá bột, cá hương và cá giống và tìm ra mật độ nuôi, loại
thức ăn phù hợp. Năm 2003 thu được 7800 cá bột, 5000 cá giống. Năm 2004 thu
được 194000 cá bột, trên 12 vạn cá hương và cá giống. Với những kết quả đã đạt
được, năm 2006 đề tài đã được nhận giải nhì Giải thưởng sáng tạo khoa học công
nghệ Việt Nam năm 2006 lĩnh vực Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống. Công
nghệ sản xuất giống cá Lăng chấm có thể được áp dụng tại hầu hết các trại sản


xuất giống thủy sản khu vực miền Bắc. Hiện nay, công nghệ này đang được
chuyển giao cho Trung tâm giống thủy đặc sản Nam Định và Trung tâm giống
thủy sản Hà Tây. Nhằm phát triển các kết quả đã đạt đựoc, Viện nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản 1 đang tiếp tục thực hiện đề tài Nghiên cứu công nghệ nuôi thương
phẩm cá Lăng chấm, kết quả đến hiện nay cho thấy cá tăng trưởng tốt trong điều
kiện nuôi ao, dùng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn là cá tạp để nuôi cá cho
kết quả tốt và đã có sản phẩm cung cấp cho thị trường. Công nghệ nuôi thương
phẩm cá Lăng chấm cũng có thể áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở nuôi cá tại Việt
Nam, đặc biệt là tại những nơi có điều kiện cấp thoát nước thuận lợi và nguồn thức
ăn phong phú.
1. LỜI MỞ ĐẦU
Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépede, 1803) là loài cá hoang dã
có giá trị kinh tế cao của hệ thống sông Hồng. Thịt Cá Lăng chấm mềm, ít xương
dăm, giá bán cao (120000-150000đ/kg), được coi là loại cá đặc sản nước ngọt
hàng đầu của miền Bắc. Trước đây, trong những năm 1960-1970 sản lượng Cá
Lăng chấm chiếm một tỉ trọng khá lớn của sản lượng cá đánh bắt tự nhiên của một
số tỉnh miền núi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của điều
kiện môi trường bị suy thoái như nạn phá rừng, đắp đập, đào đãi vàng ở lòng sông,
nhưng chủ yếu là do khai thác quá mức bằng những phương tiện huỷ diệt như
dùng xung điện, thuốc nổ, chất độc, ruốc cá và những phương tiện khai thác khác
nên sản lượng Cá Lăng chấm đã giảm sút nghiêm trọng. Bên cạnh đó, Cá Lăng
chấm là loài cá có kích thước tương đối lớn, ham ăn mồi (là loài ăn thịt), sức sinh
sản thấp nên nguy cơ suy giảm nguồn lợi tự nhiên dẫn tới tuyệt chủng là điều dễ
xảy ra. Hiện tại, Cá Lăng chấm được xếp vào mức nguy cấp bậc V (Valuable), cần
phải bảo vệ gấp.
Trước thực trạng suy giảm nguồn lợi cá Lăng tự nhiên, việc nghiên cứu
sinh sản nhân tạo tạo con giống Cá Lăng chấm để gia hoá trong điều kiện nuôi là
biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác bảo tồn loài cá này thoát khỏi nguy cơ
tuyệt chủng. Trong khi nhu cầu của người tiêu dùng đối với loài cá này ngày càng
cao, sản xuất con giống đáp ứng nhu cầu sản xuất và bảo tồn Cá Lăng chấm khỏi

nguy cơ tuyệt chủng là hết sức cần thiết về trước mắt cũng như lâu dài.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Cá Lăng chấm được thu mua tại hai địa điểm chính là thị xã Hoà Bình và
thị xã Tuyên Quang do ngư dân khai thác. Chọn những con có trọng lượng trên
1,5kg, tuổi 3
+
trở lên có sức khoẻ tốt, không bị thương tật và xây sát.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thí nghiệm nuôi vỗ cá bố mẹ
Nuôi vỗ cá bố mẹ theo 3 phương pháp khác nhau. Sử dụng 3 ao F6
(1030m
2
), D4 (950m
2
) và B2 (1020m
2
) để nuôi vỗ cá bố mẹ. Các ao có độ sâu
nước dao động 1,2 - 1,5m, bờ ao lát bê tông có các góc lượn tròn, độ sâu bùn đáy
0,25 - 0,30m.
Công thức 1 (CT1):
Trong ao nuôi 50 cá bố mẹ, tổng khối lượng là 201kg, tỷ lệ đực/cái 1/1. Tạo
dòng chảy trong ao nuôi vỗ bằng 2 máy bơm công suất 1,5kw đặt chéo 2 góc ao,
thời gian tạo dòng chảy trong ao như sau: tháng 12 bơm nước 2 ngày/lần, mỗi lần
bơm 4h/ngày, tháng 1 bơm nước 8h/ngày, tháng 2 bơm nước 16h/ngày, từ tháng 3
–6 bơm nước 24/24h. Tạo mưa nhân tạo trong ao bằng cách lắp đặt tại ao 3 máy
bơm công suất 0,75kw và dàn phun mưa đảm bảo khi vận hành sẽ phun mưa đều
khắp mặt ao. Tháng 1 đến tháng 2 phun mưa từ 13h đến 16h, tháng 3 đến tháng 6
phun mưa từ 3h đến 6h.
Công thức 2 (CT 2):

Trong ao nuôi 54 cá bố mẹ, tổng khối lượng 195kg, tỷ lệ đực/cái 1/1. Tạo
dòng chảy trong ao nuôi vỗ bằng 2 máy bơm công suất 1,5kw đặt chéo 2 góc ao,
thời gian tạo dòng chảy trong ao từ tháng 3 đến tháng 6 với thời gian bơm nước
24/24h. Chế độ phun mưa như đối với công thức 1.
Công thức 3 (CT 3).
Thay nước định kỳ trong ao, giữ nước luôn sạch. Không tạo dòng chảy và
phun mưa nhân tạo trong ao.
Cho cá ăn (áp dụng chung cho cả 3 phương pháp nuôi vỗ)
Từ tháng 7 đến tháng 11 cho cá ăn thức ăn tươi sống gồm cá mè và cá tạp.
Từ tháng 12 đến khi đã cho cá đẻ xong cho cá ăn thức ăn tươi sống gồm cá và tôm
theo tỷ lệ khối lượng là 3 cá/1 tôm. Cho ăn theo mức ăn hết của cá (dao động trong
khoảng 2,0-5,0%). Cho cá ăn vào các sàng để có thể kiểm soát được mức tiêu thụ
thức ăn của cá.
2.2.2. Thí nghiệm dùng kích dục tố
Dùng các loại kích dục tố phổ biến hiện nay là LRHa, Domperidon, HCG,
não thuỳ thể cá. Thực hiện phương pháp tiêm 2 lần cách nhau 23-25h. Liều lượng
tiêm cho cá đực bằng 1/3 cá cái. Liều tiêm cho lần 1 bằng 1/5 tổng liều.
Mổ cá đực để lấy tuyến sẹ, thụ tinh cho trứng bằng phương pháp thụ tinh
khô. Cá đực sau khi được khâu lại vết mổ có thể thả vào ao tiếp tục nuôi vỗ sử
dụng cho những năm sau. Tỷ lệ sống của cá đực sau khi mổ khoảng 60 đến 70%.
2.2.3. Thí nghiệm ương nuôi cá bột
2.2.3.1. Thí nghiệm xác định loại thức ăn phù hợp cho Cá Lăng bột
Ương cá bột trong bể kính có kích thước 0,6m x 0,4m x 0,25m, mật độ
1200-1600-2000 con/m
2
. Thử nghiệm một số loại thức ăn như lòng đỏ trứng gà,
thức ăn tôm càng xanh, trùng chỉ, động vật phù du, bột thức ăn tôm sú, bột cá.
2.2.3.2. Thí nghiệm ương nuôi cá bột đến cá hương 15 ngày tuổi với các mật độ
khác nhau
Bố trí thí nghiệm ương nuôi cá bột đến 15 ngày tuổi trong bể kính như thí

nghiệm năm 2003, thí nghiệm 4 mật độ ương khác nhau là 4000 con/m
2
, 6000
con/m
2
, 8000 con/m
2
và 10000 con/m
2
.
2.2.4. Thí nghiệm ương nuôi cá hương
2.2.3.1. Thí nghiệm ương cá hương 15 đến 30 ngày tuổi với mật độ khác nhau
Nuôi cá trong bể xi măng tròn có đường kính 2,00m, giữ độ sâu mực nước
thường xuyên 0,50 m. Thí nghiệm ương cá ở các mật độ 1000 con/m
2
, 1300
con/m
2
, 1600 con/m
2
và 1900 con/m
2
, mỗi mật độ lặp lại 3 lần.
2.2.3.2. Thí nghiệm ương cá hương từ 15 đến 30 ngày tuổi bằng các loại thức ăn
khác nhau
Thí nghiệm ương cá được bố trí trong các bể kính có kích thước 0,60 x 0,40
x 0,25m, mỗi bể thả 800 con. Công thức thức ăn 1: trùng chỉ; công thức 2: thịt cá
tươi xay nhuyễn; công thức 3: thịt cá + bột tổng hợp (70% bột cá + 30% đỗ tương)
ép thành sợi có đường kính 2-3mm. Tỷ lệ thịt cá/bột tổng hợp theo khối lượng là
1/1.

2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được phân tích và xử lý trên phần mềm Microsoft Excel
Một số công thức tính toán:



Tổng số cá bột thu được x 100
Tỷ lệ nở (%) = x 100
Tổng số trứng thụ tinh



Số cá bột dị hình x 100
Tỷ lệ dị hình (%) = x 100
Tổng số cá bột nở




Tổng số cá bột thực tế thu được
Năng suất ra bột thực tế = x 100
Tổng khối lượng cá cái cho đẻ (kg)




3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ trong ao
3.1.1. Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục và sức sinh sản của cá
Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ cá thành thục cao nhất tại công thức nuôi

vỗ với thời gian bơm nước tạo dòng chảy kéo dài và có phun mưa nhân tạo trong
giai đoạn nuôi vỗ thành thục (CT 1) đạt 91,67% đối với cá cái và 84,00% đối với
cá đực. Tỷ lệ cá thành thục thấp nhất tại công thức nuôi vỗ cá bố mẹ có sử dụng
quạt nước và không phun mưa nhân tạo (CT 3). Tuy nhiên sự sai khác về tỷ lệ
thành thục giữa các công thức nuôi vỗ cá bố mẹ năm 2004 không đạt mức ý nghĩa
thống kê (kiểm tra bằng phương pháp χ
2
).
Bảng 3.1: Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục tại các công thức nuôi vỗ
Ao Tỷ lệ cá cái
thành thục
(%)
Tỷ lệ cá đực
thành thục
(%)
Tỷ lệ cá có
trứng giai đoạn
III
(%)
Tỷ lệ cá
không phát
triển trứng
(%)
CT
1
91,6784,008,33 0

CT 2 88,89 82,14 0 11,11
CT 3
82,14 80,00 7,14 10,71

Kết quả tại bảng 3.2 cho thấy Cá Lăng chấm nuôi trong ao có hệ số thành
thục và sức sinh sản tương đối trung bình cao hơn hệ số thành thục và sức sinh sản
trung bình của cá tự nhiên (* Số liệu cá tự nhiên theo kết quả điều tra trên 29 mẫu
Cá Lăng từ 3 đến 11 tuổi có trọng lượng 1,6-12,8kg của Phạm Báu năm 1998).
Kết quả tại bảng 3.1 và 3.2 cho thấy Cá Lăng chấm đã thích nghi và thành thục rất
tốt khi chuyển từ điều kiện sống trong tự nhiên sang điều kiện nuôi trong ao.
Bảng 3.2. Sức sinh sản của cá cái nuôi vỗ trong ao
Số
TT
Ao Ng
ày
kiể
m
tra
Kh
ối
lư-
ợn
g

(kg
)
Kh
ối
l-
ượ
ng
trứ
ng
(kg

)
Sứ
c
sin
h
sản
tuy
ệt
đối
(hạ
t)
Sứ
c ss
t-
ươ
ng
đối
(hạ
t/k
g)
Hệ
số
thà
nh
thụ
c
(%)

1 D4 24/
4/0

3
4,4
00
0,4
93
364
19
827
7
11,
20

2 B2 29/
4/0
3
5,7
00
0,7
68
318
27
558
3
13,
47

3 D4 09/
5/0
3
2,2

00
0,1
15
102
38
465
3
5,2
2

4 F6 18/
5/0
4
4,5
00
0,4
12
276
59
614
6
9,1
5

5 F6 28/
5/0
4
6,3
00
0,6

77
424
59
673
9
10,
75

6 B2 04/
6/0
4
3,8
00
0,3
25
224
54
590
8
8,5
5

Tru
ng
bìn
h
4,4
83
0,4
65

285
09
621
7
9,7
2

*

tựn
hiê
n
247
17
375
4
7,9
0

3.1.2. Kết quả tổng hợp sinh sản nhân tạo tại các công thức nuôi vỗ khác
nhau
Bảng 3.3 thể hiện kết quả cho cá đẻ nhân tạo tại các công thức nuôi vỗ
thành thục cá bố mẹ thành thục. Nhìn chung, chất lượng sản phẩm sinh dục của cá
tại các công thức nuôi vỗ năm 2004 đã khá tốt, thể hiện ở các chỉ tiêu như tỷ lệ cá
đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và năng suất ra bột đều cao.
Bảng 3.3. Kết quả cho cá đẻ nhân tạo của các công thức nuôi vỗ cá bố mẹ
thành thục
Ao Số

cái

tha
m
gia
sin
h
sản
(co
n)
Tỷ
lệ

rụn
g
trứ
ng
(%)
Sứ
c
sin
h
sản
thự
c tế
(hạ
t/k
g)
Tỷ
lệ
thụ
tin

h
(%)
Tỷ
lệ
nở
(%)

ng
suấ
t ra
bột
*

(cá
bột
/kg

cái)

CT
1
15 93,
33

443

132
7
76,
01

±1
8,3
4
59,
19
±1
6,4
5
178
4,4
2

CT
2
22 72,
72

374

120
5
45,
66
±1
9,3
9
36,
61
±2
5,3

3
463
,56

CT
3
21 61,
90

344

718
39,
62
±1
1,6
16,
46
±1
1,5
97,
91
2 1

Ghi chú: Giá trị trung bình
±
độ lệch chuẩn
Chi chú *: Năng suất ra bột thực tế thu được từ các lần sinh sản nhân tạo
Kết quả sinh sản nhân tạo thu được cho thấy các chỉ tiêu kỹ thuật như tỷ lệ
cá rụng trứng, sức sinh sản thực tế, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và năng suất ra bột cao

nhất tại công thức nuôi vỗ với thời gian bơm nước kéo dài, có phun mưa trong giai
đoạn nuôi vỗ thành thục (CT1), thấp nhất tại công thức nuôi vỗ không có dòng
chảy và không phun mưa trong ao (CT3). Các chỉ tiêu sinh sản thu được tại công
thức 1 như: tỷ lệ cá đẻ 93,33%, sức sinh sản thực tế trung bình 4432 hạt/kg, tỷ lệ
thụ tinh đạt trung bình 76,01%, tỷ lệ nở đạt 59,19% và năng suất ra bột đạt 1784
cá bột/kg cá cái.
3.2. Kết quả thử nghiệm một số công thức kích dục tố
Trong năm 2003, 4 công thức chất kích thích đã được sử dụng là
Công thức 1: 25μg LRHa + 9mg DOM/kg cá cái
Công thức 2: 15μg LRHa + 6mg DOM/kg cá cái
Công thức 3: 3000 IU HCG + 5mg PG/kg cá cái
Công thức 4: 10 μg LRHa + 5mg DOM/kg cá cái.
Kết quả thí nghiệm năm 2003 cho thấy tỷ lệ cá cái rụng trứng, tỷ lệ nở, tỷ lệ
cá đẻ ở công thức 3 thấp mặc dù liều lượng tiêm khá cao. Mặt khác, cá cái được
tiêm hỗn hợp HCG+não thuỳ trứng rụng rải rác làm 2-3 lần gây khó khăn cho
công việc thụ tinh nhân tạo. Tuy công thức 1 có tỷ lệ cá cái rụng trứng và sức sinh
sản thực tế cao nhưng tỷ lệ nở thấp hơn nhiều so với công thức 2. Điều này xảy ra
có khả năng do liều lượng kích dục tố tại công thức 1 cao làm ảnh hưởng tới chất
lượng của sản phẩm sinh dục dẫn tới tỷ lệ nở và tỷ lệ ra bột thấp hơn tại công thức
2. Như vậy, đối với Cá Lăng chấm việc sử dụng hỗn hợp HCG + não thuỳ cho
hiệu qủa không cao bằng dùng hỗn hợp LRHa + DOM. Liều lượng cho hiệu quả
tốt nhất là 15 μgLRHa + 6mg DOM/kg cá cái. Khi dùng công thức 4 thì tất cả cá
cái đều không rụng trứng, điều này xảy ra do khả năng liều lượng kích dục tố chưa
đủ để gây rụng trứng.
Bảng 3.4. Kết quả thử nghiệm kích dục tố năm 2004


ng
thứ
c

Số
lượ
ng

cái
(co
n)
Kh
ối
lượ
ng

cái
(kg
Tỷ
lệ

cái
rụn
g
trứ
Sứ
c
sin
h
sản
thự
c tế
Tỷ
lệ

thụ
tin
h
(%)
Tỷ
lệ
nở
(%)

ng
suấ
t ra
bột
*
(co
) ng
(%)
(trứ
ng/
kg

cái)
n/k
g

cái)

4 28,
50
100

,00
431
7
76,
20
52,
61
107
4,7
3

II 5 19,
00
80,
00
297
8

67,
00
50,
83
131
7,8
9

8 34,70 75,00 3304 48,17 26,67 329,11
12 52,1050,00330443,0013,3069,29

5 32,

20
100
,00
571
1
84,
70
72,
47
269
0,0
6

V 6 25,40 66,67 4552 64,00 54,44 989,37
8 40,2075,00359930,9122,46132,09

11 48,
50
63,
73
357
0
36,
71
20,
02
128
,66

* Năng suất ra bột tính theo thực tế số cá bột thu được

Năm 2004, công thức II đã được lặp lại và thử nghiệm thêm công thức V
(20μg LRHa + 6mg DOM/kg cá cái). Với việc sử dụng công thức II và V để kích
thích cá bố mẹ sinh sản trong năm 2004, đã 2 lần thu được tỷ lệ cá đẻ là 100%, tỷ
lệ thụ tinh trung bình cao đạt tới 84,70%, tỷ lệ nở 72,47% và tỷ lệ dị hình chỉ có
9,38%. Năng suất ra bột cao nhất trong các lần cho đẻ năm 2004 đạt 2690,06 cá
bột/kg cá cái, thấp nhất cũng đạt 69,29 cá bột/kg cá cái. Kết quả được trình bày tại
bảng 3.4.
3.3. Kết quả thí nghiệm ương nuôi cá bột
3.3.1. Kết quả thí nghiệm ương nuôi cá bột với một số loại thức ăn khác nhau
Trong năm 2003, do số lượng cá bột mỗi lần thu được (tổng số thu được
năm 2003 là 7800 con) không đủ để bố trí thí nghiệm với nhiều mật độ khác nhau
và đủ số lần lặp lại của các công thức nên chúng tôi đã thí nghiệm ương cá bột với
mật độ 1200 đến 2000 con/m
2
với số lần lặp lại của mỗi công thức là 2 - 3 lần tại
nhiều thời điểm khác nhau.
Một số loại thức ăn đã được thử nghiệm ương cá bột năm 2003 như lòng
đỏ trứng gà, thức ăn của tôm càng xanh giai đoạn post, bột thức ăn của tôm sú, bột
cá, động vật phù du, trùng chỉ. Cá bột Cá Lăng chấm ăn rất ít hoặc hầu như không
ăn lòng đỏ trứng gà, thức ăn của tôm càng xanh giai đoạn post, bột cá và bột thức
ăn tôm sú. Từ ngày tuổi thứ 6 -11 cá chỉ ăn động vật phù du, sang ngày tuổi thứ 12
cá có thể ăn được trùng chỉ, sau 17 ngày cá ngừng ăn động vật phù du và chỉ ăn
trùng chỉ. Với kết quả ương đạt tỷ lệ sống tương đối cao, kích cỡ cá hương thu
được tương đối đồng đều cho thấy sử dụng động vật phù du và trùng chỉ để ương
cá bột Cá Lăng chấm là hợp lý.
3.3.2. Kết quả thí nghiệm ương nuôi cá bột với các mật độ khác nhau

Trong năm 2004, tổng số lượng cá bột thu được khá nhiều là 194.000 con
nên chúng tôi có thể bố trí thí nghiệm nhằm tìm mật độ ương nuôi thích hợp cho
cá bột từ khi mới nở đến 15 ngày tuổi trong bể kính. Đây là giai đoạn Cá Lăng

chấm có sự thay đổi thức ăn từ động vật phù du sang trùng chỉ. Kết quả được trình
bày tại bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kết quả ương nuôi cá bột với mật độ 4000-10000 con/m
2
Mật độ -
ương
(con/m
2
)
Kích cỡ thu hoạch (20/6/2004) Tỷ lệ sống
(%)
Ch
iều
dài
(c
m)
Khối l-
ượng
(gr)


40
00
2,0
30
±0,
09
5
a
0,0

62
±0,
00
8
a
87,
30
a

60
00
1,9
90
±0,
0,0
58
±0,
84,
91
a
09
4
a
00
6
a

8000
1,917±0,087
b

0,052±0,007
b
80,37
b
10
00
0
1,8
77
±0,
09
1
b
0,047±
0,006
b
76,
47
b

Ghi chú: Giá trị trung bình
±
độ lệch chuẩn
Trong cùng 1 cột, nếu giá trị trung bình có số mũ khác nhau thì khác nhau với mức ý nghĩa P <
0,01, nếu số mũ giống nhau thì không khác nhau.
Chiều dài, trọng lượng cá và tỷ lệ sống của công thức ương với mật độ
4000 và 6000 con/m
2
lớn hơn so với chiều dài và trọng lượng cá của công thức
ương với mật độ 8000 và 10000 con/m

2
và sai khác này có ý nghĩa thống kê
(P<0,01).
Khi ương cá bột trong bể kính với mật độ cao tới trên 8000 con/m
2
thì khả
năng bị nhiễm bệnh rất cao. Có thể nói đây là nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ sống
của hai công thức ương với mật độ 8000 và 10000 con/m
2
thấp hơn so với hai
công thức ương 4000 và 6000 con/m
2
và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê
(P<0,01). Do vậy để tiết kiệm diện tích và vẫn đảm bảo tỷ lệ sống cao nên ương cá
bột với mật độ 4000 đến 6000 con/m
2
.
3.4. Kết quả ương nuôi cá hương lên cá giống
3.4.1. Kết quả thí nghiệm ương cá hương lên cá giống với mật độ khác nhau
Sau khi ương cá bột được 15 ngày chuyển cá ra ương trong bể xi măng tròn
có diện tích 3m
2
, giai đoạn này bắt đầu luyện cho cá ăn thức ăn chế biến. Thời
gian ương là 15 ngày.
Kết quả thu được cho thấy mật độ ương càng cao thì chiều dài và trọng
lượng của cá càng giảm. Hai công thức mật độ ương 1600 và 1900 con/m
2

chiều dài và trọng lượng nhỏ hơn và có sai khác có ý nghĩa thống kê so với hai
công thức 1000 và 1300 con/m

2
(P<0,05).
Tỷ lệ sống của cá giai đoạn ương này khá cao từ 84,50-91,87%, có thể
khẳng định rằng có thể luyện cho Cá Lăng chấm ăn thức ăn chế biến ngay từ giai
đoạn sớm. Tỷ lệ sống của cá giảm dần khi mật độ ương tăng. Hai công thức ương
với mật độ 1000 và 1300 con/m
2
có tỷ lệ sống cao hơn công thức 1600 và 1900
con/m
2
, công thức ương 1600 con/m
2
có tỷ lệ sống cao hơn công thức 1900
con/m
2
, các sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Như vậy với giai đoạn ương cá hương từ 15 đến 30 ngày tuổi nên ương với
mật độ 1000 đến 1300 con/m
2
sẽ có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao.
3.4 2. Kết quả thí nghiệm ương cá giai đoạn 15-30 ngày tuổi bằng các loại
thức ăn khác nhau
Bảng 3.6. Kết quả ương cá hương 15-30 ngày tuổi bằng các loại thức ăn khác
nhau
Loại thức ăn Cỡ giống thả
(ngày 01/6/2004)
Kích
cỡ thu
hoạch
(15/6/

2004)
Tỷ lệ sống
(%)
Chiều
dài
(cm)
Trọng
lượng
(gr)
Chiều
dài
(cm)
Trọng
lượng
(gr)


Trùng chỉ
1,94±0,09 0,06±0,01 2,95±0,25
a
0,25±0,06
a
91,60
a

Chế biến
1,94±0,09 0,06±0,01 2,70±0,23
b
0,20±0,05
b

87,90
b

Thịt cá
1,94±0,09 0,06±0,01 2,52±0,19
c
0,15±0,04
c
84,30
c
Ghi chú: Giá trị trung bình
±
độ lệch chuẩn
Trong cùng 1 cột, nếu giá trị trung bình có số mũ khác nhau thì khác nhau với mức ý nghĩa P <
0,01, nếu số mũ giống nhau thì không khác nhau.
Để xác định được loại thức ăn phù hợp cho ương nuôi Cá Lăng chấm trên
quy mô lớn chúng tôi đã thử nghiệm một số công thức thức ăn khác nhau là trùng
chỉ, thịt cá và thức ăn chế biến để ương cá từ 15 đến 30 ngày tuổi. Trong quá trình
ương nuôi cho thấy Cá Lăng chấm có thể ăn được cả 3 loại thức ăn trên mặc dù
phải luyện cho cá quen với thức ăn chế biến và thịt cá 2-3 ngày.
Kết quả tại bảng 3.6 cho thấy chiều dài và trọng lượng cá khi kết thúc thí
nghiệm cao nhất ở công thức cho ăn trùng chỉ và thấp nhất ở công thức cho ăn thịt
cá, sự sai khác giữa 3 công thức có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Tỷ lệ sống của cá khi kết thúc thí nghiệm khá cao, đạt 91,60% tại công thức
ương bằng trùng chỉ, thấp nhất tại công thức ương bằng thịt cá (84,30%), sự sai
giữa 3 công thức có ý nghĩa thống kê (P<0,01).
Trùng chỉ là loại thức ăn phù hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của Cá
Lăng chấm giai đoạn 15-30 ngày tuổi. Tuy nhiên khi sản xuất trên quy mô lớn thì
chi phí mua trùng chỉ sẽ rất lớn và nguồn cung cấp trùng chỉ thường hay bị gián
đoạn. Thức ăn chế biến gồm bột tổng hợp và thịt cá tươi xay nhuyễn cho tốc độ

tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn so với công thức ương bằng thịt cá và có sai
khác có ý nghĩa thống kê. Với tỷ lệ sống trung bình đạt tới 87,87% thì có thể sử
dụng thức ăn chế biến để ương nuôi Cá Lăng chấm giai đoạn 15-30 ngày tuổi; vừa
tiết kiệm chi phí mà vẫn thu được kết quả cao.
4. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Cá Lăng chấm bố mẹ có khả năng thành thục tốt trong điều kiện nuôi ao, hệ
số thành thục và sức sinh sản cao hơn so với cá thành thục trong điều kiện tự
nhiên.
Công thức nuôi vỗ cá bố mẹ đạt hiệu quả cao nhất là trong điều kiện ao có
phun mưa nhân tạo, tạo dòng chảy trong ao từ tháng 12 đến khi kết thúc vụ đẻ và
sử dụng thức ăn tươi sống trong giai đoạn nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ, tỷ lệ cá cái
thành thục đạt 91,67%, tỷ lệ cá đực thành thục đạt 84,00%. Tỷ lệ cá cái rụng trứng
đạt 93,33%, tỷ lệ thụ tinh trung bình 76,01%, tỷ lệ nở trung bình 59,19%, sức sinh
sản tương đối thực tế đạt 4432 trứng/kg cái cái.
Hỗn hợp kích dục tố phù hợp nhất để kích thích cá bố mẹ cá Lăng chấm
rụng trứng và tiết tinh là LRHa + DOM với liều lượng 15 - 20 μg LRHa + 6mg
DOM/kg.
Động vật phù du và trùng chỉ là loại thức ăn thích hợp nhất để ương nuôi cá
bột đến 15 ngày tuổi với mật độ ương phù hợp là 4000-6000 con/m
2
. Sau 15 ngày
ương cá đạt chiều dài trung bình 1,99-2,03cm, trọng lượng trung bình 0,058 -
0,062gr, tỷ lệ sống 84,92 -87,32%.
Có thể ương cá hương từ 15 đến 30 ngày tuổi bằng trùng chỉ, thịt cá và thức ăn
tổng hợp với mật độ ương thích hợp là 1000-1300 con/m
2
, tỷ lệ sống đạt trên 90%.

4.2. Đề xuất

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nuôi thương phẩm cá Lăng chấm
nhằm phát triển rộng rãi đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao này.
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và cho phép
chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo Cá Lăng chấm tới các địa phương
nhằm bảo tồn và phát triển nuôi rộng rãi đối tượng có giá trị kinh tế cao này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Nguyễn Công Thắng, Bùi Đình Đặng (2000),
Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá
hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: Cá Anh
vũ Semilabeo notabilis (Peters, 1880); Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus
(Oshima,1926); Cá Lăng Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803); Cá Chiên
Bagarius yarrelli (Sykes, 1841), Báo cáo tổng kết đề tài, Viện nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản 1.
2. Bộ Khoa học và công nghệ (1995), Sách đỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học
và kỹ thuật Hà Nội.
3. Nguyễn Dương Dũng, Nguyễn Đức Tuân và ctv (2001), Lưu giữ nguồn gen và
giống thuỷ sản nước ngọt, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài năm 2001, Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
4. Ngũ Hiến Văn (1963), Các loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế của Trung quốc
(Bản dịch của Nguyễn Bá Mão), Nhà xuất bản khoa học.
5. Mai Đình Yên (1983), Các loài cá kinh tế miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học
và Kỹ thuật Hà Nội.

×