Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Vền Megalobrama terminalis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN







KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học)


Tên đề tài:
“Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá
Vền Megalobrama terminalis”

Người thực hiện: Lương Mạnh Hiếu
Lớp: Thủy sản
Khóa: 50
Địa điểm thực hiện: Phòng Di truyền, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I - Bắc Ninh

Người hướng dẫn: KS. Nguyễn Công Thắng
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I - Bắc Ninh
KS. Nguyễn Thị Mai
Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản – Đại học Nông Nghiệp Hà Nội





HÀ HỘI - 2009

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
“Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Vền
Megalobrama terminalis”

Người thực hiện: Lương Mạnh Hiếu
Lớp: Thủy sản
Khóa: 50
Địa điểm thực hiện: Phòng Di truyền, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I - Bắc Ninh

Người hướng dẫn: KS. Nguyễn Công Thắng
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I - Bắc Ninh
KS. Nguyễn Thị Mai
Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản – Đại học Nông Nghiệp Hà Nội












LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành bản Khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới KS. Nguyễn Công Thắng, KS. Nguyễn Thị Mai đã rất tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn KS. Nguyễn Anh Hiếu, KS. Nguyễn Văn
Đại cùng các cán bộ thuộc phòng Di truyền, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I – Bắc Ninh đã trực tiếp giúp đỡ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất
và trang thiết bị để chuyên đề được hoàn thành.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô Bộ môn Nuôi trồng Thủy
sản, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, đã tận tình dạy dỗ, đào tạo
chúng em trong tất cả những năm học đại học.
Tôi xin cảm ơn gia đình chú Thịnh-Yên Bái, gia đình chú Khắc-Phú
Thọ đã tạo điều kiện ăn ở, giúp tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, những
người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học
tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.



Hà Nội, ngày 10/08/2009
Sinh viên


Lương Mạnh Hiếu



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

• tsd: Tuyến sinh dục

• TB: Trung bình
• KDT: Kích dục tố
• CT: Công thức
• PG: Pituitary glands
• HCG: Human Chorionic Gonadotropin
• LRH-A: Luteinizing hormone-releasing hormone analogue
• Dom: Domperidone
• L: Chiều dài toàn thân
• D: Số tia vây lưng
• A: Số tia vây hậu môn
• P: Khối lượng cá
• V: Số tia vây bụng
• L1: Vẩy dọc đường bên
• L0: Chiều dài cá bỏ đuôi
• H: Chiều cao thân lớn nhất
• T: Chiều dài đầu
• O: Đường kính mắt
• OO: Khoảng cách 2 mắt
• Viện NCNTTS1: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I



i
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................iii
I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:................................................................................... 4
2.1. Nghiên cứu trong nước về hệ thống phân loại, phân bố và một số đặc điểm

sinh học của cá Vền (Megalobrama termilalis):.....................................................4
2.1.1. Vị trí phân loại:........................................................................................... 4
2.1.2. Phân bố: ......................................................................................................4
2.1.3. Đặc điểm hình thái: ....................................................................................5
2.1.4. Sinh trưởng:................................................................................................ 5
2.1.5. Dinh dưỡng:................................................................................................6
2.1.6. Sinh sản: .....................................................................................................6
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:...................................................................7
2.2.1. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học: .................................................. 7
2.2.2. Tình hình nuôi thương phẩm cá Vền (Megalobrama terminalis):............. 7
2.2.3. Tình hình sinh sản nhân tạo cá Vền (Megalobrama terminalis):............... 8
III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 9
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:....................................................................9
3.2. Vật liệu: .............................................................................................................9
3.3. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................9
3.3.1. Xác định các chỉ tiêu sinh sản: ...................................................................9
3.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo..................................................... 10
3.3.2.1. Xác định loại kích dục tố và liều lượng kích dục tố gây chín và rụng
trứng (LRH-A, HCG). ........................................................................................10
3.3.2.2. Kỹ thuật cho đẻ và ấp trứng .................................................................. 11
3.3.3. Ương cá bột lên hương.............................................................................12
3.4. Xử lý số liệu: ................................................................................................... 13
ii
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: ............................................................................. 14
4.1. Cá bố mẹ thành thục:.......................................................................................14
4.1.1. Dấu hiệu cá thành thục: ............................................................................ 14
4.1.2. Tỷ lệ thành thục:.......................................................................................14
4.1.3 Hệ số thành thục:....................................................................................... 16
4.2. Kết quả sử dụng kích dục tố kích thích sinh sản nhân tạo cá Vền:................. 17
4.2.1. Kết quả thử nghiệm kích dục tố LRH-A + Dom kích thích sinh sản nhân

tạo cá Vền:..........................................................................................................17
4.2.1.1. Kết quả sinh sản nhân tạo khi sử dụng KDT LRH-A với liều lượng 6mg
Dom + 40µg LRH-A/kg cá cái:..........................................................................17
4.2.1.2. Kết quả sinh sản nhân tạo khi sử dụng KDT LRH-A với liều lượng 4mg
DOM + 30µg LHRH-A:..................................................................................... 19
4.2.2. Kết quả thăm dò sử dụng kích dục tố HCG kích thích sinh sản nhân tạo cá
Vền: ....................................................................................................................21
4.3. Kỹ thuật ấp trứng:............................................................................................23
4.4. Quá trình phát triển phôi cá Vền: ....................................................................24
4.5. Kết quả ương cá bột lên cá hương:..................................................................28
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................................31
5.1. Kết luận: ..........................................................................................................31
5.2. Đề nghị: ...........................................................................................................31
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................33
PHỤ LỤC: .................................................................................................................i






iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Khối lượng và tỷ lệ thành thục của cá Vền (cá cái):.................................15
Bảng 2: Kết quả về hệ số thành thục:..................................................................... 16
Bảng 3: Kết quả sinh sản nhân tạo khi sử dụng KDT LRH-A với liều lượng 6mg
Dom + 40µg LRH-A/kg cá cái:..............................................................................18
Bảng 4: Kết quả sinh sản nhân tạo khi sử dụng KDT LRH-A với liều lượng 4mg
Dom + 30µg LRH-A/kg cá cái:..............................................................................20
Bảng 5: Kết quả thăm dò KDT HCG với liều tiêm 1.500UI/ kg cá cái: ................22

Bảng 6: Thời gian phát triển của các giai đoạn phôi cá Vền (Ở nhiệt độ 28-30
o
C)
................................................................................................................................28
Bảng 7: Kết quả về chiều dài, khối lượng cá Vền 45 ngày tuổi:............................ 28
Bảng 8: Kết quả tỷ lệ sống của cá Vền ương trên bể xi măng: .............................. 29

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sông Lô - Nơi thu gom cá Vền bố mẹ chủ yếu......................................... 14
Hình 2: Trứng cá Vền giai đoạn IV........................................................................ 15
Hình 3: Cá Vền có buồng trứng ở giai đoạn IV .....................................................17
Hình 4: Trứng bị vỡ vỏ........................................................................................... 24
Hình 5: Cá bột đang nở...........................................................................................24
Hình 6: Giai đoạn phôi dâu ....................................................................................25
Hình 7: Đĩa phôi ..................................................................................................... 26
Hình 8: Giai đoạn phôi vị ....................................................................................... 26
Hình 9: Quá trình khép kín miệng phôi..................................................................26
Hình 10: Hình thành tấm thần kinh ........................................................................ 26
Hình 11: Giai đoạn hình thành bọc mắt và túi tai ..................................................27
Hình 12: Phôi chuyển động .................................................................................... 27
Hình 13: Cá bột mới nở..........................................................................................27
Hình 14: Bể ương cá Vền:......................................................................................29
Hình 15: Cá Vền 45 ngày tuổi................................................................................30
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều thập kỷ qua, do môi trường bị ô nhiễm, chính sách quản
lý nguồn lợi và đa dạng sinh học chưa hợp lý như khai thác quá mức, đánh
bắt bằng hình thức mang tính hủy diệt, đánh mìn, điện, hóa chất. Đồng thời,
do áp lực của sự gia tăng dân số, nhu cầu thực phẩm của con người ngày
càng tăng. Sản lượng khai thác không những không tăng mà ngược lại có xu

hướng giảm sút. Nhiều loại cá kinh tế là đối tượng khai thác truyền thống là
nguồn thực phẩm đã bị tổn thương nghiêm trọng, trở nên dần khan hiếm và
khó đánh bắt được. Vì vậy, việc nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học, thuần
dưỡng và phát triển các loài cá có giá trị kinh tế, các loài cá quý hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng đang trở nên rất cần thiết đối với toàn cầu.
Để giải quyết tình trạng đó, nhiều nước đã cố gắng nghiên cứu thực
nghiệm nhằm tìm ra các biện pháp khôi phục, tái tạo và phát triển nguồn lợi
và bảo vệ tính đa dạng sinh học. Nhiều dự án khôi phục quần đàn tự nhiên
bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó có hai hướng chính là: (i) quy
hoạch bảo vệ nguồn lợi tự nhiên (quy hoạch bảo vệ bãi cá đẻ, bãi giống, xây
dựng các khu bảo tồn. Khuyến khích và tạo cơ chế thuận lợi cho sự tham gia
của cộng đồng vào quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản…) đồng thời (ii) áp
dụng các biện pháp tiến bộ công nghệ sinh sản nhân tạo để phát triển nuôi
trồng thủy sản và thả giống trở lại thủy vực tự nhiên khôi phục quần đàn đã
suy kiệt góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển nguồn lợi đã đạt kết
quả cao.
Cá Vền là loài cá quý hiếm, phân bố trên một số hệ thống sông lớn ở
miền Bắc Việt Nam, thịt thơm ngon. Cá Vền có giá trị kinh tế cao, giá thị
trường của cá dao động từ 40.000 – 80.000 đồng/kg. Cá Vền được ghi trong
sách đỏ Việt Nam có nguy cơ diệt chủng ở mức độ V (Vulnerable - cần được
bảo vệ và tái tạo) (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2007) [4]. Nước
2
ta, cá Vền có hai loài Megalobrama terminalis (Richardson 1845) và
Megalobama skolkovii (Dybowski 1872) (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân,
2000). Trong đó điển hình và có giá trị kinh tế hơn đó là loài cá Vền
Megalobrama terminalis Richardson 1845 [6]. Theo Ngô Sỹ Vân, đây là
đối tượng có thể thuần hoá thành đối tượng cá nuôi kinh tế và có thể nuôi
được trong ao [7].
Các công trình nghiên cứu về cá Vền ở nước ta còn rất hạn chế, chủ
yếu mới ở các khâu mô tả đặc điểm hình thái, phân loại và một số đặc điểm

sinh học. Chưa có tài liệu nào về sinh sản nhân tạo cá Vền được công bố. Do
đó, việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Vền góp phần vào việc bảo vệ phục
hồi nguồn lợi là một yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Vền Megalobrama
terminalis”.
Mục tiêu của đề tài:
+ Sinh sản thành công cá Vền Megalobrama terminalis bằng phương
pháp sinh sản nhân tạo.
+ Ương nuôi thành công cá Vền từ giai đoạn cá bột lên cá hương
+ Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
Nội dung của đề tài:
+ Xác định mùa vụ thành thục của cá Vền trong tự nhiên
+ Thử nghiệm để xác định loại và liều lượng kích dục tố sẽ sử dụng là
LRH-A + Dom và HCG.
+ Thử nghiệm phương pháp ấp nở trứng cá Vền bằng bình Weis 300
lít.
+ Thử nghiệm ương nuôi cá Vền giai đoạn từ cá bột lên cá hương trên
bể xi măng.
+ Xác định một số chỉ tiêu sinh sản:
3
• Tỷ lệ cá đẻ
• Sức sinh sản hữu hiệu
• Tỷ lệ thụ tinh
• Tỷ lệ nở
• Năng xuất cá bột
+ Nghiên cứu kỹ thuật ương cá bột lên cá hương, xác định chỉ tiêu:
• Tỷ lệ sống
• Khối lượng và chiều dài



















4
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
2.1. Nghiên cứu trong nước về hệ thống phân loại, phân bố và một số
đặc điểm sinh học của cá Vền (Megalobrama termilalis):
2.1.1. Vị trí phân loại:
Theo hệ thống phân loại của Mai Đình Yên (1978), vị trí phân loại
của cá Vền như sau:
Bộ cá Chép Cypriniformes
Phân bộ cá Chép Cyprinoidei
Họ cá Chép Cyprinidae
Phân họ cá Mương Cultrinae
Giống cá Vền Megalobrama Dybowsky, 1872
Loài cá Vền Megalobrama terminalis (Richardson, 1846)
Tên tiếng Anh: Black Amur Bream

Tên tiếng Việt: Cá Vền [7]
2.1.2. Phân bố:
Ở Việt Nam, cá Vền phân bố ở một số tỉnh miền Bắc [2], ở trung và
hạ lưu trong các sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, ngoài ra
còn thấy xuất hiện ở sông Lam (Nguyễn Thái Tự, 1983), sông Thu Bồn
(Nguyễn Hữu Dực, 1995) và ở một số ao hồ sử dụng nguồn giống từ tự
nhiên (Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, 1996) [6]. Ngoài ra, cá Vền còn phân
bố ở một số hồ tự nhiên.
Theo Bộ Tài nguyên Môi trường (2003), trước đây, trên hệ thống sông
Đà vùng Tây Bắc, cá Vền là một trong những loài có giá trị thương mại cao
nhưng hiện việc đánh bắt trở nên rất khó khăn mà nguyên nhân là việc di cư
của các loài cá bị cản trở, con người sử dụng các phương pháp đánh bắt có
tính hủy diệt, đánh bắt quá mức và đánh bắt vào mùa sinh sản ngay cả ở
những bãi đẻ [13].
5
2.1.3. Đặc điểm hình thái:


Cá Vền Megalobrama terminalis

Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2000) đã nghiên cứu về đặc điểm
hình thái cá Vền và thu được các kết quả như sau:
Thân dài và dẹp hai bên. Đầu bé, mõm tù, ngắn; miệng hướng về phía
trước, không có râu. Mắt lớn, ở 2 bên đầu, khoảng cách 2 mắt rộng.
Vây lưng có khởi điểm sau khởi điểm vây bụng, ở giữa vây bụng và
vây hậu môn, cách mút mõm bằng tới gốc vây đuôi. Vây ngực mút sau chạm
gốc vây bụng. Vây bụng ngắn, chưa tới vây hậu môn. Vây hậu môn dài. Hậu
môn gần gốc vây hậu môn. Vây đuôi phân thùy sâu, mút cuối nhọn, thùy
dưới dài hơn.
Lườn bụng không hoàn toàn. Đường bên hoàn toàn, hơi cong về phía

bụng.
Màu sắc: Cá có màu xám, lưng đen. Các vây xám, bụng trắng bạc. [2]
2.1.4. Sinh trưởng:
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo (1993) về ngư loại học, cá
Vền là loài cá có kích cỡ trung bình, cỡ cá tối đa có thể đạt 4-5kg, dài
khoảng 60cm.
6
Cá có tuổi thọ thấp, cấu trúc tuổi thọ đàn đơn giản. Ở hạ lưu sông nơi
có nhiều dinh dưỡng, thức ăn nên cá có kích thước lớn hơn. Cá 1 tuổi có
chiều dài khoảng 20cm, những năm sau tốc độ sinh trưởng giảm [3].
2.1.5. Dinh dưỡng:
Điều tra của Bộ Thủy sản về dinh dưỡng của cá Vền cho thấy:
Thức ăn chủ yếu của cá Vền là thực vật, mùn bã hữu cơ, tảo và một số
động vật không xương sống. Thức ăn là thực vật như cỏ, rễ cây và các loại
rong đa bào. Thức ăn là động vật như copepoda, amphipoda, và côn trùng
trưởng thành.
Cá sống tập trung, đôi khi di chuyển thành đàn lớn trong điều kiện đầy
đủ thức ăn.
Tính ăn của cá con và cá trưởng thành khác nhau. Cá con ăn thức ăn
là động vật phù du, ấu trùng côn trùng, nhuyễn thể và thực vật ở nước. Cá
trưởng thành ăn rong, nhuyễn thể, mảnh vụn ở đáy thuỷ vực, tỷ lệ thức ăn
động vật cao ở cá con và giảm dần ở cá trưởng thành. Phân tích thức ăn
trong ruột cho thấy: tảo chiếm 10-20%, thực vật thượng đẳng 60%, mùn bã
hữu cơ và ấu trùng côn trùng 20-30%, chiều dài ruột gấp 2-2,5 lần chiều dài
thân.
Cá kiếm ăn ven bờ, nơi nước chảy yếu và nhiều thực vật. Độ béo của
cá thay đổi từ 1,37 đến 1,88. Trong thời kỳ đầu mùa đông cá có độ mỡ cao
nhất, sau đó giảm dần liên quan đến cường độ bắt mồi và giảm nhiệt độ
nước trong mùa đông [6].
2.1.6. Sinh sản:

Cá Vền thành thục và bắt đầu tham gia sinh sản từ năm thứ 2 (tuổi 1
+
)
có chiều dài 17cm khối lượng 400g, sức sinh sản tuyệt đối tăng theo tuổi cá
dao động từ 34.125-139.990 trứng. Sức sinh sản tương đối 5700 trứng
7
(Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2000). Trứng có kích thước nhỏ và trôi
nổi, dễ bị dòng nước cuốn trôi [2].
Cá Vền đẻ trứng mạnh vào những ngày mưa to, nước sông dâng lên
và có lưu tốc nước tương đối lớn. Vùng cá đẻ có đáy cát sỏi, nước chảy
mạnh đều. Cá đẻ trứng sáng sớm.
Mùa vụ sinh sản ở sông Hồng từ tháng 5-7. Bãi đẻ thường tập trung ở
trung lưu và hoặc tiếp giáp giữa trung lưu và hạ lưu. Cuối tháng 5-6 cá con
theo nước về hạ lưu và thấy xuất hiện trong tập đoàn cá nuôi được vớt từ
sông Hồng [6].

2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
2.2.1. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học:
Cá Vền (Megalobrama terminalis) sống trong môi trường nước ngọt,
ở tầng đáy và tầng giữa, là loài cá ăn tạp nhưng thiên về thực vật và mùn bã
hữu cơ, cá nhỏ ăn động vật nổi, cỡ cá trung bình. Con lớn nhất đạt 4-5kg,
chiều dài 60cm; cỡ thường gặp là 0,5-1,0kg. Cá có tốc độ lớn khá nhanh ở
năm đầu. Bộ nhiễm sắc thể n=24 (2n=48). Độ pH thích hợp từ 6,8-7,8 [11].
Mùa vụ sinh sản của cá Vền (Megalobrama terminalis) từ tháng 5-7.
Đến mùa sinh sản, cá Vền thường di cư về tập trung ở các bãi đẻ vùng trung
lưu sông, nơi nước chảy có nhiều thực vật thuỷ sinh. Trứng hơi dính, khi
mới đẻ thường bám vào các giá thể, nhưng không chặt, dễ rơi. Mùa đông, cá
Vền thường di cư từ sông nhánh ra sông chính, tìm đến các vực nước sâu để
tránh rét [18].
2.2.2. Tình hình nuôi thương phẩm cá Vền (Megalobrama terminalis):

Theo nghiên cứu của FAO (2007), cá Vền không được nuôi rộng rãi
trên thế giới mà mới chỉ nuôi ở Trung Quốc theo hình thức nuôi đăng và
lồng, năng suất bình quân 33,2kg/m
2
, tỷ lệ sống khi nuôi 83%, cỡ cá thu
8
hoạch từ 0,5-0,7kg/con. Dùng nguyên liệu bột đậu tương là chính để sản
xuất thức ăn viên cho nuôi cá Vền với mật độ thả giống 7,5con/m
2
, tỷ lệ
sống khi thu hoạch là 78,6%, hệ số chuyển đổi thức ăn là 1,24 [17].
2.2.3. Tình hình sinh sản nhân tạo cá Vền (Megalobrama terminalis):
Trên thế giới chỉ có Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm và hoàn
thiện quy trình sản xuất giống cá Vền (Megalobrama terminalis).
Lin, Chen (2004) đã tiến hành kích thích sinh sản nhân tạo 30 cặp cá
Vền, sử dụng LHRH-A kết hợp với Dom với liều lượng 20µg LRH-A + 2mg
Dom cho 1kg cá cái, sử dụng dung dịch khử dính theo tỷ lệ nước/thạch
cao/muối = 100kg/15kg/7kg. Kết quả cho thấy tỷ lệ cá đẻ là 83,33%, trứng
nở ra cá bột trong ao đất ở nhiệt độ nước 26-28oC sau 30-26 giờ. Ương cá
bột lên cá hương, trong khoảng tháng 5 thì có thể có con giống phổ biến cỡ
4,5cm/con, tỷ lệ sống khi ương đạt 80-90% [10].















9
III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Thời gian: Từ tháng 3/2009 đến tháng 7/2009.
Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I, Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh.
3.2. Vật liệu:
Cá Vền (Megalobrama terminalis) thu gom từ một số sông, hồ chứa
ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là thu ở sông Lô, thuộc xã Phú Mỹ - huyện
Phù Ninh - Phú Thọ do ngư dân khai thác. Chọn những con có sức khỏe tốt,
không bị dị tật và xây sát.
Các trang thiết bị thường dùng trong sinh sản nhân tạo các loài cá
nước ngọt truyền thống tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I:
• Kích dục tố LRH-A+Dom, HCG
• Bình Weis, bát nhựa
• Giai, lưới…
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Xác định các chỉ tiêu sinh sản:
Cá đánh bắt được từ tự nhiên, tiến hành xác định các chỉ tiêu sinh sản:
+ Xác định mùa vụ thành thục
+ Xác định tỷ lệ thành thục: kiểm tra sự thành thục của cá bố mẹ sau
mỗi đợt thu gom bằng quan sát ngoại hình và sử dụng que thăm trứng.
Số cá thành thục
Tỷ lệ thành thục(%) =

Số cá kiểm tra
x 100%

10
+ Xác định hệ số thành thục: mỗi tháng tiến hành mổ mẫu 5 cá cái,
xác định khối lượng thân, khối lượng cá bỏ nội quan và khối lượng buồng
trứng.
Khối lượng buồng trứng
Hệ số thành thục(%) =
Khối lượng cá cái bỏ nội quan
x 100%

3.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo
Qua việc thu gom, vận chuyển cá Vền, chúng tôi nhận thấy cá Vền là
cá yếu, dễ bị xây xát, tuột vảy, đồng thời, có nhiều cá thể mang sản phẩm
sinh dục nên rất khó vận chuyển về Viện NCNTTS1 để có thể tiến hành các
thí nghiệm sinh sản nhân tạo nên chúng tôi đã tiến hành chọn lọc những cá
thể khỏe mạnh, thành thục tốt và cho đẻ tại chỗ.
3.3.2.1. Xác định loại kích dục tố và liều lượng kích dục tố gây chín và rụng
trứng (LRH-A, HCG).
Tiến hành tiêm kích dục tố LRH-A, thử nghiệm hai liều lượng là:
• Liều A: tiêm 6mg Dom + 40µg LRH-A/kg cá cái
• Liều B: tiêm 4mg Dom + 30µg LRH-A/kg cá cái
Thăm dò tác dụng của HCG trong kích thích sinh sản nhân tạo cá Vền
với liều lượng:
• 1.500UI/kg cá cái.
Tiêm kích dục tố làm 2 lần, liều sơ bộ và liều quyết định. Liều sơ bộ
bằng ⅓ tổng liều, thời gian tiêm liều sơ bộ và liều quyết định cách nhau 6
giờ và tiêm vào buổi tối. Cá đực tiêm 1 liều duy nhất, tiêm với liều bằng ⅓
liều tiêm cá cái và tiêm cùng thời điểm với tiêm liều quyết định của cá cái.

Vị trí tiêm là gốc vây ngực. Các thí nghiệm được tiến hành 3 lần, mỗi lần sử
dụng 5 cặp cá Vền bố mẹ.
11
3.3.2.2. Kỹ thuật cho đẻ và ấp trứng
Do điều kiện cho đẻ tại chỗ không đủ các trang thiết bị, chúng tôi sử
dụng phương pháp cho đẻ nhân tạo, tỷ lệ ghép đực/cái là 1/1. Cá sau khi
tiêm được thả vào giai. Theo dõi thời gian hiệu ứng thuốc. Kiểm tra sự rụng
trứng làm tương tự như đối với cá Chép, khi vuốt nhẹ vào bụng cá về phía lỗ
sinh dục thấy trứng chảy ra thì tiến hành vuốt trứng và thụ tinh nhân tạo.
Trứng được vuốt vào bát men khô sau đó vuốt sẹ vào bát trứng, dùng lông
gà trộn đều trứng với sẹ, sau 1-2 phút cho thêm một ít nước sạch (50-100ml)
khuấy đều trong 2 phút, sau đó khuấy đều trong dung dịch khử dính (nước
dứa nồng độ 1,5%) đến khi trứng hết dính.
Trứng được chuyển về Viện NCNTTS1 trong túi nilon có bơm ôxy và
ấp trong bình Weis 300 lít.
Xác định một số chỉ tiêu:
Số cá đẻ
Tỷ lệ cá đẻ(%) =
Số cá thành thục
x 100%

Số trứng
Sức sinh sản hữu hiệu =
Kg cá cái

Tổng số trứng thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh (%) =
Tổng số trứng quan sát
x 100%


Tổng số trứng nở
Tỷ lệ nở (%) =
Tổng số trứng thụ tinh
x 100%


12
Tổng số trứng dị hình
Tỷ lệ dị hình (%) =
Tổng số trứng nở
x 100%

Tổng số cá bột
Năng xuất cá bột (trứng/kg cá cái) =
Tổng khối lượng cá cái

3.3.3. Ương cá bột lên hương
+ Ương trên 3 bể xi măng, bể có mái che, diện tích mỗi bể 25m
2
, mực
nước được duy trì ở 70-80cm và chạy sục khí trên cả 3 bể liên tục trong suốt
quá trình ương, đáy bể có rải một lớp cát mịn, dày khoảng 5cm.
+ Mật độ ương 100 con/m
2
.
+ Thức ăn được sử dụng cho cá trong 1 tuần đầu tiên là lòng đỏ trứng
gà. Cho cá ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát, cho cá ăn 1 quả
trứng/vạn cá/ngày.
+ Cá sau 1 tuần tuổi cho ăn thức ăn là cám công nghiệp nghiền nhỏ,
cho ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát, lượng thức ăn là 25-30g

cám công nghiệp/bể/ngày.
+ Theo dõi các biến động về nhiệt độ, ôxy hòa tan trên mỗi bể, 3 ngày
theo dõi 1 lần.
+ Tổng thời gian ương 45 ngày.
+ Cân khối lượng (g), đo chiều dài (mm) 15 mẫu ở mỗi bể, xác định
khối lượng và chiều dài trung bình.
+ Xác định tỷ lệ sống:
Số cá thu được sau khi ương
Tỷ lệ sống (%) =
Tổng số cá thả
x 100%

×