Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

đồ án tốt nghiệp máy chấn tôn thủy lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 44 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên SV:
Giáo viên hướng dẫn:
NỘI DUNG
Thiết kế máy: CHẤN TÔN THỦY LỰC
Với các yêu cầu sau:
A- PHẦN BẢN VẼ
1. Bản vẽ sản phẩm, dây chuyền sản xuất
2. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý
3. Bản vẽ lắp / cụm của máy
4. Bản vẽ các chi tiết gia công của máy
5. Bản vẽ sơ đồ nguyên công qui trình công nghệ gia công (nếu khối lượng công việc
ít)
B- PHẦN THUYẾT MINH
1 - Tổng quan
+ Yêu cầu xã hội
+ Phân tích sản phẩm (Cơ lý tính)
+ Yêu cầu của máy
2 - Thiết kế máy
+ Lựa chọn nguyên lý làm việc
+Tính toán động học máy
+Tính toán động lực học máy
3. kết luận
+ Nhận xét đánh giá máy
+Hướng dẫn sử dụng bảo quản
4 - Sản xuất thử mô hình, điều chỉnh, sửa chữa lại thiết kế (nếu có)


Ngày giao đề ……………, ngày hoàn thành ……………
Giám Hiệu duyệt Khoa Cơ khí GV hướng dẫn
GVHD: Page 1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
LỜI MỞ ĐẦU
- Với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp, kèm theo đó là
ngành xây dựng cũng phát triển không ngừng. Vì vậy những sản phẩm phục vụ
cho các ngành này cũng vô cùng đa dạng về hình dáng và kích thước. Đặc biệt
các ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất các loại thùng xe công tơ nơ, xe tải….
Đối với ngành xây dựng là các thanh đỡ u, v…
- Là sinh viên năm cuối của trường đại học , nắm bắt được cơ hội đó, nhóm
chúng em quyết định làm đồ án về máy chấn tôn thủy lực ( có mô hình minh
họa) nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trên.
- Vì là Đồ Án Tốt Nghiệp đầu tiên của nhóm chúng em nên sẽ không tránh khỏi
những sai xót. Mong quí thầy cô thứ lỗi và giúp em khắc phục sai xót của mình.
GVHD: Page 2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
LỜI CÁM ƠN
Trước hết chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các Thầy Cô giáo trường
đã chỉ dạy chúng em tận tình trong hơn 5 năm học qua.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong khoa Cơ Khí ngành Chế Tạo
Máy trường đã nhắc nhở, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt
quá trình học tập và làm đề tài tốt nghiệp “máy chấn tôn thủy lực”.
Đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo đã nhiệt tình chỉ dạy, hướng dẫn,
giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy cô giáo bộ môn đã bỏ thời gian quý báu
của mình để đọc, nhận xét, duyệt đồ án của chúng em.
Cuối cùng chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy là chủ tịch Hội đồng bảo vệ
và uỷ viên Hội đồng đã bỏ thời gian quý báu của mình để đọc, nhận xét và tham gia
Hội đồng chấm đề án này.

GVHD: Page 3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Thầy
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
GVHD: Page 4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 7
I. YÊU CẦU XÃ HỘI VỀ SẢN PHẨM MÀ MÁY SẼ LÀM RA. 7
II. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM 11
III. YÊU CẦU CỦA MÁY 12

1. Đặc điểm máy chấn tôn thủy lực 12
2. Thông số kỹ thuật 13
3. Phụ kiện theo máy. 13
CHƯƠNG II: LỰA CHỌN NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CHO MÁY 16
I. LỰA CHỌN NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CHO MÁY 16
1. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống truyền động bằng thủy lực 18
a. Ưu điểm 18
b. Nhược điểm 18
2. Những thành phần của hệ thống khí nén thủy lực 19
a. Chọn động cơ cho máy 19
b. Chọn xylanh piston cho máy 19
c. Bể dầu 22
d. Bộ lọc 23
e. Van 24
f. Độ nhớt dầu thủy lực 26
g. Lựa chọn vật liệu cho một số chi tiết trong máy chấn tôn thủy lực 27
II. TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC CHO MÁY 32
1. Tính toán đường kính xylanh (Ben thủy lực ) dựa theo công suất máy 32
GVHD: Page 5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
2. Quan hệ giữa lưu lượng Q, vận tốc và diện tích A 34
II. TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC CHO MÁY 36
1. Tính toán mối ghép hàn 36
2. Tính toán sức bền cho các dầm chịu tải
38
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN
46
I. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÁY
46
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢO QUẢN MÁY

46
CHƯƠNG IV. SẢN XUẤT MÔ HÌNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHẦN I: TỔNG QUAN
GVHD: Page 6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
I. YÊU CẦU XÃ HỘI VỀ SẢN PHẨM MÀ MÁY SẼ LÀM RA.
- Nói về sản phẩm của máy chấn tôn thủy lực thì rất đa dạng về kích thước cũng
như hình dạng. Sau đây xin giới thiệu một số sản phẩm:
- Với tốc độ đô thị hóa rất nhanh của Việt nam hiện nay. Có nhiều thành phố lớn
mọc lên và phát triển rất nhanh. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện cộng với
đời sống nhân dân ngày càng cao, nên khi xây dựng một ngôi nhà cho mình ai
cũng muốn nó trở nên đẹp và hoàn thiện hơn. Họ sẽ để ý hơn phần bên trong
ngôi nhà đặc biệt là phần trần nhà. Vì vậy máy chúng em thiết kế ra để chuyên
làm về sản phẩm là các thanh đỡ U và V dùng để làm phần khung gắn các tấm
thạch cao lên. Quy mô sản xuất sản phẩm là hàng loạt lớn.
Hình 1: Thanh u và V

GVHD: Page 7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
Hình 2 :Phần khung sườn sau khi được người công nhân ráp lên tường.
- Cùng với đó ngành công nghiệp đóng tàu
cũng là một ngành công nghiệp cực kì phát
triển ở việt nam cũng như các nước trên thế
giới. Những tấm sườn, khung thép của
chúng được làm bằng thép và cần phải có
máy có chiều dài làm việc
lớn để gia công .
Hình 3: sườn tàu đang thi công
- Máy cũng có thể chấn ra được sản phẩm là những chiếc thùng xe tải hoặc công tơ nơ.

Nhu cầu về những sản phẩm này rất cao. Hàng hóa sản xuất ra khi vận chuyển từ nơi
này sang nơi khác sẽ cần đến những thùng công tơ nơ hoặc thùng xe tải này. vì vậy
máy cũng rất phù hợp với ngành công nghiệp sản xuất thùng xe tải hoặc công tơ nơ
này.
GVHD: Page 8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
Hình 4: một số hình ảnh về thùng xe tải
GVHD: Page 9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
II. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM
-Máy có thể chấn được những hình dạng chấn bao gồm chấn U, V, O,Z…
Hình 5: Sản phẩm chấn U và V 90 độ.
Chi tiết có độ dày 0.5 mm, dài 5 mét, có kích thước như hình vẽ.
GVHD: Page 10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
III. YÊU CẦU CỦA MÁY
1. ĐẶC ĐIỂM MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC.
- Máy ép thuỷ lực được thiết kế để ép các dạng hình V, L, Z, U, … đặc biệt là các
chi tiết trong tàu bè, xà lan…vv, tùy vào hình dạng của khuôn chấn và dao chấn.
- Cấu trúc thép liên kết hàn, chống rung khi làm việc.
- Ba xilanh đứng.
- Hệ thống cơ khí chắc chắn và đồng bộ
- Tích hợp hệ thống thuỷ lực thông minh
- Dàn đo độ rộng tôn điều khiển bằng động cơ, truyền động trục vít kiểu T, hiện
thị số
- Thiết kế cần treo PANEL điều khiển
- Bàn đạp được thiết kế thêm nút dừng khẩn cấp
- Độ chính xác thiết bị cao.
- Máy hoạt động được điều khiển bằng cơ cấu thuỷ lực , vận hành dễ dàng bằng
bảng điều khiển.

- Điều khiển thiết bị theo vật liệu cũng như thiết bị cần ép tương thích.
- Có các hình thức điều khiển tuỳ theo việc sử dụng.
- Nhiều hình dáng ép khác nhau như hình chữ chữ U, chữ L, Chữ V và hình dáng
đa diện…(Phụ thuộc vào lựa chọn bộ khuôn).
- Chiều dài khuôn và dao chấn là 6000 mm.
- Công suất máy cần phải đủ để tạo ra lực chấn được ra chi tiết.
- Các phần khung, khuôn máy, dao chấn cần phải được tính toàn bền để chịu
được các lực khi máy hoạt động.
- Phải đảm bảo độ chính xác giữa khuôn và dao chấn, lưỡi dao chấn phải đồng
tâm với phần khuôn.
- Các phần cữ trên máy cần đặt vào các vị trí chính xác nhằm đảm bảo vị trí
tương quan giữa chi tiết và phần khuôn.
- Khuôn và dao chấn cần được gia công đảm bảo góc độ chính xác.
- Bố trí tủ điều khiển thuận lợi để công nhân có điều kiện về vị trí làm việc tốt
nhất.
- Đảm bảo các hành trình piston phải phối hợp với nhau theo đúng trình tự : cấp
phôi ,chấn xuống, rút dao lên, rút piston cấp phôi về.
GVHD: Page 11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
2. Thông số kỹ thuật.
- Áp lực danh định: 12000KN
- Chiều dài chấn tối đa: 6000mm
- Chiều dầy chấn tôn (L,V) tối đa: 25mm với chiều dài 4500mm, thép CT3
- Khoảng cách giữa hai trục thuỷ lưc: 2250mm
- Chiều sâu khoang làm việc: 402mm
- Chiều cao nâng dao chấn tối đa: 600 mm·
- Công suất động cơ chính: 35KW
- Lưu lượng dầu: 40L/min
- Kích thước: 6100mm x 3740mm x 2118mm
- Trọng lượng khoảng 40 tấn.

- Nguồn điện cung cấp: 380V/50Hz/3 Pha
- Hệ thống dao chấn và khuôn làm bằng hợp kim 42CrMo
3. Phụ kiện theo máy.
- 01 Bộ phụ tùng theo máy
- 01 Bơm tra dầu
- 01 taplo hướng dẫn sử dụng và bảo trì máy.
- Thước đo dầu
- Các loại đầu nối ống
- Bộ làm mát dầu, các kiểu bằng quạt gió hoặc bằng nước.
- Đế van.
- Giàn đỡ tôn
- Bộ hiện thị số, Hàn Quốc
GVHD: Page 12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ MÁY
5
4
3
2
1
14 13 12 11 10 9
8
7
6
15
1: Khuôn chấn, 2: dao chấn, 3 tấm gắn dao, 4: xylanh piston chấn
5: khung máy, 6: tủ điện, 7: bảng điều khiển, 8:cóc điều khiển
9: xylanh piston điều khiển cữ, 10: bộ phận cữ, 11: thùng chứa dầu
12:van điều khiển, 13:bơm thủy lực, 14 động cơ, 15 rãnh mang cá.
GVHD: Page 13

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
Hình 1: Sơ bộ kết cấu của máy chấn tôn thủy lực I.
LỰA CHỌN NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CHO MÁY.
- Nguyên lý làm việc của máy là điều khiển mạch điện khí nén thủy lực.
Hình a. Sơ đồ cấu trúc hệ thống điều khiển bằng thủy lực
GVHD: Page 14
4 2
5
1
3
Y1 Y0
A0 A1 B0 B1
35%
35%
4 2
5
1
3
U1 U0
35%
35%
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
b. Mạch động lực va mạch điều khiển thủy lực.
GVHD: Page 15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
1.Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống truyền động bằng thủy lực
a. Ưu điểm:
- Truyền động công suất cao và lớn,( nhờ các cơ cấu tương đối đơn giản, hoạt
động với độ tin cậy cao nhưng đòi hỏi ít về chăm só, bảo dưỡng)
- Điều chỉnh được vận tốc làm việc và vô cấp, (dễ thực hiện tự động hóa theo

điều kiện làm việc thay đổi theo chương trình có sẵn).
- Kết cấu gọn nhẹ, vị trí của các phần tử dẫn và bị dẫn không lệ thuộc nhau.
- Có khả năng giảm khối lượng và kích thước nhờ chọn áp suất thủy lực cao.
- Nhờ quán tính nhỏ của bơm và động cơ thủy lực, nhờ tính chịu nén của dầu nên
có thể sử dụng ở vận tốc cao mà không sợ bị va đập mạnh ( như trong cơ khí và
điện).
- Dễ biến đổi chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của cơ
cấu chấp hành.
- Dễ đề phòng quá tải nhờ van an toàn.
- Dễ theo dõi quan sát bằng áp kế, kể cả các hệ phức tạp, nhiều mạch.
- Tự động hóa đơn giản, kể cả các thiết bị phức tạp, bằng cách dùng các phần tử
tiêu chuẩn hóa.
b. Nhược điểm:
- Mất mát trong đường ống dẫn và rò rỉ bên trong các phần tử, làm giảm hiệu suất
và hạn chế phạm vi sử dụng.
- Khó giữ được vận tốc không đổi khi phụ tải thay đổi do tính nén được của chất
lỏng và tính đàn hồi của đường ống dẫn.
- Khi mới khởi động, nhiệt độ của hệ thống chưa ổn định, vận tốc làm việc thay
đổi do độ nhớt của chất lỏng thay đổi.
2. NHỮNG THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG KHÍ NÉN THỦY LỰC
a. Chọn động cơ cho máy
 Bơm thủy lực cao áp Enerpac G-8133-4
GVHD: Page 16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
Hãng sản xuất: Enerpac
Loại: Bơm piston+bánh răng
Áp suất định mức (bar): 700
Áp suất lớn nhất (bar): 1000
Áp suất bơm nạp (bar): 50
Lưu lượng riêng (cm3/vòng): 200

Lưu lượng riêng của bơm nạp (cm3/vòng): 200
Vận tốc lớn nhất (v/p): 4000
Vận tốc nhỏ nhất (v/p): 500
Điện áp sử dụng 380V
Trọng lượng (kg): 103
Xuất xứ: United State
b. chọn xilanh piston cho máy.
- Vì là máy chấn tôn thủy lực nên lực sinh ra là nhờ vào bộ xylanh piston khi
được được động cơ cấp dầu.
- Vì công suất máy có lực chấn lên đến 1200 tấn nên chúng ta nên chọn xylanh
tiêu chuẩn là loại xylanh ghép gu-rông: Loại xy lanh này được lắp ghép và giữ
cố định bởi 4 thanh gu-rông thép cường độ cao khóa ren xuyên suốt giữ các bộ
phận từ hai đầu nắp xy lanh (Với các xy lanh có đường kính lớn có thể có đến
20 thanh gu-rông giữ). Kết cấu xy lanh dạng này giúp cho việc tháo lắp, service
GVHD: Page 17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
các xy lanh được dễ dàng và cũng dễ chế tạo từ các bộ phận tiêu chuẩn. Xy lanh
loại này thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp.
Hình 1: Ảnh ví dụ về xylanh thủy lực ghép gu-rông.
 Cấu tạo của xylanh:
Tên gọi:- Barrel: vỏ xylanh
- Piston: Quả piston
GVHD: Page 18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
- Cylinder rod : cán xylanh
- Glan: cổ xy lanh
- Pin eye / Clevis: Tai lắp ghép
- Ports: Đường dầu cấp vào / ra xylanh
- Piston seal; Rod seal, Wearing, O-ring; Wiper…: bộ gioăng phớt làm kín
c. Bể dầu

- Nhiệm cụ của bể dầu:
+ Cung cấp dầu cho hệ thống làm việc theo chu trình kín.
+ Giải tỏa nhiệt sinh ra trong quá trình làm việc.
+ Lắng đọng các chất cặn bã trong quá trình làm việc
+ Tách nước.
GVHD: Page 19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
Hình3: Cấu tạo bể dầu
Bể dầu được ngăn thành 2 ngăn bởi một màng lọc (5). Khi động cơ (1), bơm dầu làm
việc, dầu được hút lên qua bộ lọc (3) cấp cho hệ thống điều khiển, dầu xả về được cho
vào một ngăn khác.
Dầu thường đổ vào bể qua một cửa(8) bố trí trên nắp bể lọc và ống xả (9) được đặt vào
gần sát bể chứa. Có thể kiểm tra mức dầu đạt yêu cầu nhờ mắt dầu(7).
Nhờ các màng lọc và bộ lọc, dầu cung cấp cho hệ thống điều khiển đảm bảo sạch. Sau
một thời gian làm việc định kỳ thì bộ lọc phải được tháo ra rữa sạch hoặc thay
mới.Trên đường ống cấp dầu (sau khi qua bơm) người ta gắn vào một van tràn điều
chỉnh áp suất dầu cung cấp và đảm bảo an toàn cho đường ống cấp dầu.
Chọn kích thước cho bể dầu:
- Với bể dầu cố định thì thể tích của dầu ta chọn:
V= (3÷5).Qv
Trong đó: + V là thể tích(lit)
+ Qv lưu lượng (l/phút)
Theo công thức ta chọn: V= 3.800= 2400(lit)
d. Bộ lọc dầu
- Bộ lọc dầu có tác dụng là lọc cặn bẩn, tránh mài mòn hỏng hóc, tắc nghẽn cho
thiết bị thủy lực của máy.
- Nhiệm vụ: Trong quá trình làm việc, dầu không tránh khỏi bị nhiễm bẩn do các
chất bẩn từ bên ngoài vào, hoặc do bản thân dầu tạo nên. Những chất bẩn ấy sẽ
làm kẹt các khe hở, các tiết diện chảy có kích thước nhỏ trong các cơ cấu dầu ép,
gây nên những trở ngại,hư hỏng bên trong các hoạt động của hệ thống. Do đó

GVHD: Page 20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
trong các hệ thống dầu ép đều dùng bộ lọc để ngăn ngừa chất bẩn thâm nhập vào
bên trong các cơ cấu, phần tử dầu ép.
+ Bộ lọc dầu thường đặt ở ống hút của bơm. Trường hợp dầu cần sạch hơn, đặt
thêm một bộ nữa ở cửa ra của bơm và một bộ ở ống xả của hệ thống dầu ép.
e. Van
- Nhiệm vụ: đóng mở các ống dẫn để khởi động các cơ cấu biến đổi năng lượng,
dùng để chuyển động và đảo chiều chuyển động các cơ cấu chấp hành.
- Máy được lắp đặt bao gồm các van: van áp suất, van tiết lưu có điều chỉnh, van
phân phối, van cản, van an toàn.
- Van áp suất là van để điều chỉnh áp suất,tức là cố định hoặc tăng giảm áp suất
trong hệ thống điều khiển thủy lực.Ở đây ta sẽ dùng van cản và van an toàn.
- Van cản: tạo nên một sức cản trong hệ thống nên hệ thống luôn có dầu để bôi
trơn, bảo quản thiết bị, thiết bị làm việc êm, giảm va đập.
GVHD: Page 21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
- Van an toàn: hạn chế việc tăng áp suất của chất dầu vượt quá chỉ số quy
định.Van phân phối: dùng để đóng mở các ống dẫn để khởi động các cơ cấu
biến đổi năng lượng, dùng để đảo chiều các chuyển động của cơ cấu chấp hành.
Ta dùng van điều khiển điện(soiloi)
- Van tiết lưu điều chỉnh: để điềuchỉnh lưu lượng dầu trong các cơ cấu chấp hành
qua đó sẽ điều chỉnh được tốc độ của xylanh, piston.
f. Độ nhớt dầu thủy lực
 .Độ nhớt
Độ nhớt là một trong những tính chất quan trọng nhất của chất lỏng. Độ nhớt
xác định ma sát trong bản thân chất lỏng và thể hiện khả năng chống biến dạng trượt
hoặc biến dạng cắt của chất lỏng. Có hai loại độ nhớt:
a. Độ nhớt động lực
Độ nhớt động lực ɳ là lực ma sát tính bằng 1N tác động trên một đơn vị diện tích

bề mặt 1m
2
của hai lớp phẳng song song với dòng chảy của chất lỏng, cách nhau 1m và
có vận tốc 1m/s.
Độ nhớt động lực ɳ được tính bằng [Pa.s]. ngoài ra, người ta còn dùng đơn vị
poazơ (Poiseulle), viết tắt là P.
1P = 0,1N.s/m
2
= 0,010193kG.s/m
2
1P = 100cP ( centipoiseuilles)
Trong tính toán kỹ thuật thường số quy tròn:
1P = 0,0102kG.s/m
2
b. Độ nhớt động
GVHD: Page 22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
Độ nhớt động là tỷ số giữa hệ số nhớt động lực ɳ với khối lượng riêng ρ của chất
lỏng
 Yêu cầu đối với dầu thủy lực
Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng chất lỏng làm việc là độ nhớt, khả
năng chịu nhiệt, độ ổn định tính chất hóa học và tính chất vật lý, tính chống rỉ, tính ăn
mòn các chi tiết cao su, khả tăng bôi trơn, tính sủi bọt, nhiệt độ bắt lửa, nhiệt độ đông
đặc.
Chất lỏng làm việc phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có khả năng bôi trơn tốt trong khoảng thay đổi lớn nhiệt độ và áp suất;
- Độ nhớt ít phụ thuộc vào nhiệt độ;
- Có tính trung hòa (Tính trơ ) với các bề mặt kim loại, hạn chế được khả năng
xâm nhập của khí, nhưng dễ dàng tách khí ra;
- Phải có độ nhớt thích ứng với điều kiện chắn khít và khe hở của các chi tiết di

trượt, nhằm đảm bảo độ rò dầu bé nhất, cũng như tổn thất ma sát ít nhất;
- Dầu phải ít sủi bọt, ít bốc hơi khi làm việc, ít hòa tan trong nước và không khí,
dẫn nhiệt tốt, có môđun đàn hồi, hệ số nở nhiệt và khối lượng riêng nhỏ.
Trong những yêu cầu trên, dầu khoáng chất thỏa mãn được đầy đủ nhất.
g. Lựa chọn vật liệu cho một số chi tiết trong máy chấn tôn thủy lực
 Chọn vật liệu cho khung máy:
- Vật liệu thép cacbon chất lượng bình thường CT3(theo tiêu chuẩn chất lượng
của Nga):Hàm lượng cacbon vào khoảng 0.14 - 0,22 %.Ngoài ra trong thành
phần của CT3 có: Si = 0.05 - 0.17% ; Mn = 0.4-0.65%; Ni <= 0.3 %; S <= 0.05
%; P<= 0.04 %;Cr <= 0.3 %; Cu <= 0.3 %; As <= 0.08 % (tính theo phần trăm
khối lượng).Ac1=735, Ac3(Acm)=850, Ar3(Arcm)=835, Ar1=680
- Những tính chất kĩ thuật của loại thép CT3 :
+ Tính hàn được của CT3 không giới hạn nếu tiến hành hàn với sự vắng mặt
của việc nung nóng sơ bộ và không nhiệt luyện ở bước tiếp theo.
GVHD: Page 23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
+ Không nhạy cảm với độ nhạy điểm trắng (khuyết tật thép);
+ Không có khuynh hướng giòn.
- Tinh chất cơ học của CT3 xét ở nhiệt độ 20°C :
+ Cán nóng với kich thước <20mm.
+ Giới hạn độbền tức thời SB = 370 - 480 (MPa) sT = 245 MPa;
+ Độ kéo dài tương đối khi đứt d5 = 26% .
+ Cán nóng với kích thước 20- 40 mm sT = 235 MPa; d5= 25% .
- Ta chọn vật liệu CT3 vì vật liệu này có cơ tính tốt, giá cả hợp lý( vì phần khung
rất nặng) và đặc biệt là CT3 có tính hàn rất tốt.(toàn bộ khung máy được gắn kết
bằng mối ghép hàn.)
 Vật liệu làm dao và cối chấn:
- Dung thép hợp kim thấp để làm các khuôn dập có kích thước trung bình thường
dùng các mác 100Cr, 100CrMn,100CrWSiMn (có độ thấm tôi tương đối cao).
Ta chọn mác 100CrWMn

- Mác 100CrWMn được dùng phổ biến để làm khuôn rập chịu tải trung bình
nhưng có hình dạng phức tạp hoặc kích thước trung bình. Do có Mn, sau khi tôi
thép có chứa một lượng ôstenit dư nhất định làm khuôn rập có độ biến dạng
nhỏ.
- Thường sử dụng cách tôi phân cấp hoặc tôi trong hai môi trường để luyện thép
này.
- Khuôn và dao chấn: tùy vào hình dạng và kích thước chi tiêt mà hình dạng
khuôn và dao sẽ phù hợp theo.
 Các loại hình dạng dao và cối chấn:
- Tùy vào từng hình dạng và kích thước của chi tiết mà cối và dao chấn có những
hình dạng khác nhau.
- Các chấn inox làm thùng xe đông lạnh hình thang, bán nguyệt, chấn tôn làm
thùng cotainer có độ nét cao và hạn chế tối đa độ trầy xước của sản phẩm
GVHD: Page 24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: MÁY CHẤN TÔN THỦY LỰC
 Sau đây là một số hình ảnh ví dụ về dao và khuôn chấn:
Hình 7: một số khuôn chấn và dao chấn
- Do dao và khuôn chấn là 2 chi tiết làm việc với cường độ cao. Vì vậy 2 chi tiết
này sẽ phải chịu mài mòn, và có độ cứng lớn (56-62HRC),có độ bền và độ dai
đảm bảo để chịu được tải

trọng và va đập lớn.
- Đối với khuôn chấn: cần lớp bề mặt tôi cứng, phải tương đối dày để tránh lún
dẹt trong quá trình làm việc. Để đạt được độ thấm tôi cao hơn bình thường, nên
GVHD: Page 25

×