Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.58 KB, 7 trang )

Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở
Việt Nam


Nguyễn Đức Thưởng


Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 50
Người hướng dẫn : PGS.TS. Ngô Huy Cương
Năm bảo vệ: 2013
83 tr .

Abstract. Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về thủ tục phục hồi thương nhân
vỡ nợ trong pháp luật phá sản; Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện
nay về thủ tục phục hồi đối với thương nhân vỡ nợ; Nghiên cứu so sánh pháp luật phá
sản của một số quốc gia trên thế giới về thủ tục phục hồi; Đề xuất các phương hướng,
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật phá sản ở nước ta hiện nay
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Luật phá sản
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tự do cạnh tranh và phá sản là những thuộc tính vốn có của kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào không đáp ứng được những đòi hỏi
nghiệt ngã của thương trường, của sức ép cạnh tranh sẽ bị đào thải. Để loại bỏ những
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn,
đồng thời phòng ngừa, khắc phục những hậu quả, rủi ro mà những doanh nghiệp này
có thể gây ra cho nền kinh tế, mỗi quốc gia đều phải xây dựng và thực thi một cơ chế
phá sản có hiệu quả. Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm và mức độ ảnh hưởng rộng tới
nhiều đối tượng khác nhau trong đời sống kinh tế nên cơ chế phá sản luôn đòi hỏi sự
can thiệp mềm dẻo, linh hoạt của Nhà nước, phù hợp với những yêu cầu thực tiễn mà
hoạt động kinh doanh đặt ra. Tuyên bố phá sản một con nợ chỉ là giải pháp cuối cùng


nếu việc tái cấu trúc lại con nợ không đạt được kết quả thông qua thủ tục phá sản.
Trong hệ thống pháp luật về phá sản hiện đại, thủ tục phục hồi doanh nghiệp,
hợp tác xã mắc nợ là một nội dung quan trọng. Sự ra đời của thủ tục phục hồi nhằm
đem lại cho con nợ đang lâm vào tình trạng phá sản những điều kiện và cơ hội tiếp tục
kinh doanh. Điều này không chỉ cứu vãn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
thoát khỏi tình trạng bị thanh lý tài sản, phục hồi lại được hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình mà còn có thể đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân các chủ nợ cũng
như duy trì trật tự, ổn định xã hội, duy trì công ăn việc làm cho người lao động trong
doanh nghiệp mắc nợ.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế.
Pháp luật phá sản Việt Nam cũng đang từng bước được hoàn thiện để phù hợp với công
cuộc hội nhập này. Lần đầu tiên được ban hành vào năm 1993, Luật phá sản doanh
nghiệp cũng đã có những quy định khá chi tiết, thể hiện đầy đủ nội dung của thủ tục
phục hồi nhằm cứu vãn doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính trong hoạt động kinh
doanh lâm vào tình trạng phá sản. Sự thay thế của Luật phá sản 2004 cho Luật phá sản
doanh nghiệp năm 1993 với việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của đạo luật này đã
làm cho pháp luật phá sản ngày càng phát triển hoàn thiện hơn và thủ tục phục hồi doanh
nghiệp, hợp tác xã mắc nợ tiến thêm một bước mới đã khuyến khích nhiều hơn nữa việc
tham gia áp dụng thủ tục này. Có thể nói sự ra đời của Luật phá sản 2004 còn nhằm mục
đích đưa đạo luật này phát triển theo chiều hướng phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã
mắc nợ. Tuy nhiên, thực tế thi hành Luật phá sản trong thời gian qua đã cho chúng ta
thấy nhiều điểm bất cập, nhiều quy định không phù hợp với thực tiễn, việc phục hồi
doanh nghiệp đạt hiệu quả thấp.
Từ những lý do kể trên, tác giả luận văn mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thủ tục
phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của
mình với mục đích góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của thủ tục phục hồi doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Đây là một chủ đề nghiên cứu vừa có ý
nghĩa sâu sắc về mặt lý luận vừa có tính thực tiễn cao ở Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã từ lâu, việc nghiên cứu về phá sản và pháp luật phá sản không còn là một

hướng nghiên cứu xa lạ ở Việt Nam. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu
công phu về chùm chủ đề này được công bố, trong đó có những công trình tiêu biểu
như: “Giáo trình Luật Kinh tế”, “Giáo trình Luật thương mại” của Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Mở
Hà Nội, Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh,… và các sách tham khảo
như: “Pháp luật phá sản của Việt Nam 2005” của PGS.TS Dương Đăng Huệ; “Báo
cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật phá sản năm 2004” do Bộ Tư pháp
xây dựng; hoặc các bài viết như: “Đi tìm triết lý của Luật phá sản” của PGS.TS
Phạm Duy Nghĩa; “Luật phá sản năm 2004 với việc cải thiện môi trường kinh
doanh tại Việt Nam” của PGS.TS Dương Đăng Huệ; “Một số ý kiến về dự thảo
Luật phá sản (sửa đổi)” của PGS.TS Dương Đăng Huệ - Cao Đăng Vinh…; cho tới
các khóa luận tốt nghiệp bậc cử nhân, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ đã bảo vệ
thành công.
Tuy nhiên, các công trình và bài viết này chỉ đề cập đến những nội dung cơ
bản của thủ tục phá sản nói chung mà chưa nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn
diện và hệ thống về các khía cạnh pháp lý của thủ tục phục hồi doanh nghiệp, hợp
tác xã mắc nợ với tư cách là một thủ tục độc lập cũng như đánh giá toàn diện thực
trạng của các quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh để từ đó đưa ra
những kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thủ tục phục hồi.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện các
vấn đề lý luận về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thực trạng quy định và áp
dụng pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh để trên cơ sở đó đưa ra một
số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của thủ tục phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã
mắc nợ.
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau:
 Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về thủ tục phục hồi thương nhân vỡ nợ
trong pháp luật phá sản;
 Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về thủ tục phục hồi đối

với thương nhân vỡ nợ;
 Nghiên cứu so sánh pháp luật phá sản của một số quốc gia trên thế giới về thủ tục
phục hồi;
 Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật phá
sản ở nước ta hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một Luật văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học, tác giả Luận văn
chỉ tập trung khai thác và nghiên cứu đề tài ở phạm vi những vấn đề pháp lý liên quan
đến thủ tục phục hồi thương nhân vỡ nợ ở Việt Nam với tính chất là một phần của thủ
tục phá sản sau khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác
Lênin. Bên cạnh đó, Luận văn cũng tiếp thu những tinh thần và nguyên tắc cơ bản của
hệ thống pháp luật Việt Nam. Cùng với việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông
tin khác nhau, những bài học rút ra từ thực tiễn và so sánh đối chiếu với các quan điểm
lý luận đã có để giải quyết các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã đặt ra.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận
văn bao gồm 3 chương.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Thương Mại - Thần chung xuất bản, Sài Gòn, 1973.
2. Bộ tư pháp, Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật phá sản năm 2004,
số 207 ngày 29 tháng 12 năm 2008.
3. Bộ Tư pháp - TANDTC - VKSNDTC (2004), Kỉ yếu các tọa đàm tổ chức tại Việt
Nam trong khuôn khổ dự án Jica 2000-2003, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp (2002), Báo cáo phúc trình đề tài: “Đánh giá thực trạng, thực hiện
nghiên cứu, phân tích để khuyến nghị hoàn thiện Luật phá sản doanh nghiệp và các
qui định pháp luật khác có liên quan”, Hà Nội.
5. Ngô Huy Cương (2003), Tổng quan về luật Tài sản, Journals of Ecônmic-Law(3),
.

6. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trí Hoà (1994) - Hỏi đáp về luật phá sản doanh
nghiệp, Nxb TP, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006) Nghị định số 67/2006/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 11/7/2006 về hướng dẫn việc áp dụng Luật phá sản đối với doanh
nghiệp đặc biệt và tổ cức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
8. Chính phủ nước CHXHCN (1994), Nghị định số 189/CP ngày 23/12/1994 hướng
dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp 1993.
9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày
18/01/2005 về bán đấu giá tài sản.
10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1996), Nghị định số 86/CP ngày 19/12/196
ban hành Qui chế Bán đấu tài sản.
11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định số 94/CP ngày 15/7/2005
về giải quyết quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá
sản.
12. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1995), Nghị định số 92/CP ngày 9/12/1995
về giải quyết quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
13. Nguyễn Thị Chinh (2005), Một số qui định của Luật phá sản cần được làm rõ
thông qua Nghị định hướng dẫn thi hành, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11.
14. Lê Đăng Doanh (1994), Luật phá sản doanh nghiệp, một tiến bộ quan trọng tạo lập
khuôn khổ pháp lí cho cơ chế thị trường, Tạp chí thông tin lí luận, số 6.
15. Nguyễn Văn Dũng (1999) Luật phá sản doanh nghiệp - Những nội dung chủ yếu và
một số đề xuất kiến nghị, báo cáo Hội thảo Luật phá sản doanh nghiệp, Hà Nội.
16. Francis Lemunir (1993), Những nguyên lí thực hành Luật thương mại, Luật kinh
doanh, Nxb Chính trị quốc gia.
17. Frid rich Kubler, Jurgen Simon (1992), Mấy vấn đề pháp luật kinh tế CHLB Đức,
Nxb Pháp lý, Hà Nội.
18. Dương Đăng Huệ (2005), Pháp luật phá sản Việt Nam năm 2005, Nxb Tư Pháp,
Hà Nội.
19. PGS. TS Dương Đăng Huệ, Về thực trạng pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay,
Tạp chí nhà nước và Pháp luật, số 1/2003.

20. PGS. TS Dương Đăng Huệ, Luật phá sản năm 2004 với việc cải thiện môi trường
kinh doanh tại Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 3/2005.
21. Dương Đăng Huệ, Cao Đăng Vinh (2004), Về dự thảo Luật phá sản, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, số 4/2004.
22. Đào Thanh Hai, Trần Văn Sơn (2002), Tìm hiểu Luật phá sản doanh nghiệp và
hướng dẫn thi hành, Nxb Lao động, Hà Nội.
23. Trương Hồng Hải - Luật phá sản Việt Nam dưới góc độ luật so sánh và phương
hướng hoàn thiện - Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2004.
24. Trần Khắc Hoàng, Một số vấn đề thực tiễn phá sản doanh nghiệp, Tạp chí Toà án
nhân dân số 6/2002.
25. Học viện chính trị quốc gia, Viện quản lý kinh tế, Giáo trình khoa học quản lý,
Nxb Lý luận Chính trị, 2006.
26. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Nghị quyết số 03/2005/NQ - HĐTP
ngày 27/4/2005 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phá sản 2004.
27. Nguyễn Tấn Hơn, Phá sản doanh nghiệp - một số vấn đề, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1995;
28. Tạ Văn Giang, Điều hòa lợi ích giữa chủ nợ và con nợ thông qua thủ tục phá sản,
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Khoa Luật – ĐHQGHN, năm 2012;
29. Bùi Nguyên Khánh, Pháp luật về phá sản doanh nghiệp trong luật kinh tế Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.
30. Nguyễn Quý Khuyến, Khái niệm phá sản, Tập chí thương mại 2005.
31. Khoa Luật – ĐHQGHN (2002), Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc gia HN.
32. Khoa Luật – ĐHQGHN (2006), Giáo trình Luật doanh nghiệp: tình huống – bình
luận – phân tích, Nxb Đại học Quốc gia HN.
33. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
34. Phạm Duy Nghĩa (2003), Đi tìm triết lí của Luật phá sản, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, số 11 (34)1
35. Tòa án Nhân dân tối cao, Tờ trình Quốc hội về dự án Luật phá sản (sửa đổi) số 123

ngày 10 tháng 10 năm 2003.
36. Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đồng Nai, 1997.
37. Trần Anh Tú (2003), Luật phá sản doanh nghiệp: một số ý kiến đóng góp bổ sung,
sửa đổi, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia HN, Chuyên san kinh tế - Luật, số
1/2003.
38. Viện Đại học mở Hà Nội (2008), Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam, Nxb Công an
Nhân dân.
39. Viện khoa học pháp lí - Bộ tư pháp, Đề tài khoa học cấp bộ “Các giải pháp pháp lí
nhằm giải quyết tốt hơn việc phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam”, 2009.
40. Viện Nhà nước và Pháp luật, Bước đầu tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ, NXB Khoa học
Xã hội, 2002.



×