Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo luật của pháp và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của việt nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 89 trang )


CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƢỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2009









Tên công trình:

PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN THEO LUẬT
CỦA PHÁP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI
VỚI PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA VIỆT NAM



Nhóm ngành: XH2b













Hà Nội, tháng 8 năm 2009
i

ii

MỤC LỤC

Trang
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH ................................................................................................ 1
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 2
Chƣơng I. PHÁ SẢN, PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG
PHÁ SẢN ............................................................................................................................ 7
1. Phá sản và tác động của phá sản đến hoạt động của doanh nghiệp ......................... 7
1.1. Khái niệm và đặc điểm của phá sản ......................................................................... 7
1.2. Những tác động của phá sản đến hoạt động của doanh nghiệp ............................. 11
2. Sự cần thiết phải phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản .............................................................................................................................. 16
2.1. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích tái tạo lại doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản .................................................................................................... 17
2.2. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của phá
sản đối với xã hội ........................................................................................................... 18
2.3. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp góp phần làm thay đổi nhận thức về
phá sản ........................................................................................................................... 18
3. Pháp luật về phá sản và những quy định về phục hồi hoạt động của
doanh nghiệp .................................................................................................................... 20

3.1. Pháp luật về phá sản ............................................................................................... 20
3.2. Những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong luật phá sản ...... 22
Chƣơng II. NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT CỦA PHÁP VỀ
PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG
PHÁ SẢN .......................................................................................................................... 24
1. Giới thiệu tổng quan về pháp luật phá sản của Pháp .............................................. 24
1.1. Sự hình thành và phát triển .................................................................................... 24
1.2. Vị trí vấn đề phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong luật về doanh nghiệp lâm
vào tình trạng khó khăn của Pháp .................................................................................. 29
2. Những quy định trong luật của Pháp về thủ tục phục hồi hoạt động của doanh
nghiệp ................................................................................................................................ 32


ii

ii
2.1. Đối tượng áp dụng ................................................................................................. 32
2.2. Điều kiện để mở Thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp .......................... 33
2.3. Các bước tiến hành thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản .................................................................................................................. 37
3. Những quy định trong pháp luật phá sản của Pháp về phƣơng án phục hồi hoạt
động của doanh nghiệp .................................................................................................... 47
3.1. Vấn đề tài chính ..................................................................................................... 47
3.2. Vấn đề quản lý doanh nghiệp ................................................................................ 48
3.3. Vấn đề xã hội ......................................................................................................... 49
4. Nhận xét về các quy định trong luật phá sản của Pháp về phục hồi hoạt động của
doanh nghiệp .................................................................................................................... 50
Chƣơng III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA
VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÁO GỠ TRÊN CƠ SỞ
VẬN DỤNG KINH NGHIỆM TỪ PHÁP ..................................................................... 52

1. Dự báo về tình hình phá sản của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới ...... 52
1.1. Cơ sở để dự báo ..................................................................................................... 52
1.2. Các con số dự báo .................................................................................................. 54
2. Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt Nam ............................... 56
2.1. Những bất cập trong các quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp ....... 56
2.2. Việc thi hành các quy định về phục hồi doanh nghiệp theo quy định của Luật Phá
sản năm 2004 trong thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn ..................................................... 64
3. Đề xuất các giải pháp trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm từ Pháp .......................... 69
3.1. Khẳng định rõ mục tiêu của luật phá sản Việt Nam là phục hồi hoạt động của
doanh nghiệp .................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Các giải pháp sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật Phá sản năm 2004 về
phục hồi doanh nghiệp ................................................................................................... 69
3.3. Các giải pháp tăng cường thi hành các quy định về phục hồi doanh nghiệp trong
Luật Phá sản năm 2004 .................................................................................................. 71
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 78
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ I
Phụ lục 1 .......................................................................................................................... I


iii

iii
Phụ lục 2 ....................................................................................................................... IV

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Giải nghĩa
1. AGS Tổ chức Tổ chức quản lý chế độ bảo hiểm các khoản nợ
công nhân (Association pour la gestion du régime

d’assurance des créances des salariés)
2. FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
3. GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
4. OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Co-operation and Development)
5. WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization)
6. USD Đô la Mỹ
7. VNĐ Đồng Việt Nam
8. TNHH Trách nhiệm hữu hạn
1


TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Ngày nay, pháp luật phá sản ở hầu hết các nước phát triển đều coi việc phục hồi
và tái tạo doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng. Điều này lại không tồn tại ở Việt Nam.
Trải qua 16 năm thi hành, cho đến nay vẫn chưa có một doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản nào được phục hồi và tái tạo lại theo luật phá sản. Chính điều này đã làm giảm
sức sống của luật phá sản Việt Nam. Để làm rõ nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp cho
thực trạng này, vấn đề “Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản theo luật của Pháp và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt
Nam” đã được lựa chọn làm đề tài tham dự cuộc thi “Sinh viên Nghiên cứu Khoa học
năm 2009”.
Với tổng số 78 trang, nội dung của công trình gồm 3 chương:
Chương I trình bày những vấn đề cơ bản như khái niệm, đặc điểm của phá sản và
pháp luật phá sản; sau khi phân tích tác động tích cực và tiêu cực của phá sản đối với
doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp là chủ nợ và doanh nghiệp là con nợ, cũng như đối với
nền kinh tế, chương I đã làm rõ sự cần thiết phải phục hồi hoạt động của doanh nghiệp và
khẳng định tính ưu việt và xu thế chung của pháp luật phá sản ngày nay là cố gắng hướng
về mục tiêu tái tạo doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Chương II phân tích những nỗ lực của Cộng hòa Pháp trong việc hoàn thiện các
quy định trong luật phá sản về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Để thấy rõ điều này,
chương II tóm lược một số nét cơ bản về luật phá sản của Pháp từ thời Cổ đại mà điểm
nổi bật là trong giai đoạn này luật của pháp không coi trọng vấn đề phục hồi hoạt động
của doanh nghiệp. Qua thời gian, với nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đến nay, phục hồi doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đã trở thành mục tiêu chính của luật phá sản của Pháp
với nhiều quy định có tính ưu việt nhằm tạo cơ sở để các doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản tìm đường trở lại. Điều này đã được giới doanh nghiệp Pháp đón nhận và đây
cũng chính là những kinh nghiệm tốt để Việt Nam học tập.
Chương III, sau khi đưa ra dự báo về tình hình phá sản của doanh nghiệp Việt
Nam trong thời gian tới, đã nêu rõ những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. Đó là 7 bất cập
của Luật phá sản năm 2004 và 4 khó khăn gặp phải trong quá trình thi hành thủ tục phục
hồi doanh nghiệp. Trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm từ Pháp, Chương III đề xuất các giải
pháp cụ thể nhằm loại bỏ bất cập và tăng cường sức sống của các quy định về phục hồi
doanh nghiệp trong Luật phá sản năm 2004, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vì sao Việt Nam
cần khẳng định rằng mục tiêu quan trọng nhất của Luật phá sản sửa đổi tới đây là phục
hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
2


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trên thị trường ngày càng lớn, sự rút lui, phá sản của một bộ phận
doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, do những tác động tiêu cực
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, tình trạng khó khăn của nền kinh
tế đã và đang dẫn tới sự phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp, kể cả các doanh
nghiệp ở các nước phát triển và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Giới doanh nghiệp thế giới đã phải sửng sốt và bàng hoàng khi hay tin General

Motor - một đại gia trong ngành xe hơi Hoa Kỳ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản
vào ngày 1/6/2009, với tổng trị giá tài sản là 82,3 tỷ USD trên số nợ tồn đọng là
172,81 tỷ USD
1
. Còn ở Việt Nam, vào ngày 19/12/2008 Công ty TNHH Orion
Hanel - một công ty liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn
Quốc được thành lập năm 1993 và từng là một trong các doanh nghiệp FDI dẫn
đầu tại Hà Nội trong việc sản xuất đèn hình màu và phụ kiện tivi, đã nộp đơn lên
Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xin mở thủ tục phá sản
2
.
Doanh nghiệp bị phá sản sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho xã hội. Để
hạn chế và giảm thiểu các tác động đó, pháp luật về phá sản đã được ban hành với
nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng
phục hồi hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? Luật pháp của các nước khác
nhau quy định không hoàn toàn giống nhau về vấn đề này. Luật phá sản đầu tiên
của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có tên gọi là Luật phá sản Doanh
nghiệp, được thông qua ngày 30/12/1993 (có hiệu lực từ ngày 1/7/1994) nhằm
hình thành khung pháp lý bảo đảm sự quản lý và giám sát của Nhà nước đối với
hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Mục tiêu quan trọng nhất
của Luật này là nhắc nhở, cảnh báo các doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động
kinh doanh và hướng dẫn thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp bị phá sản.

1
Website:
2
Website:
3



Những quy định trong Luật thiên về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và hầu như
không đặt ra mục tiêu tái tạo lại doanh nghiệp. Vì vậy, Luật phá sản Doanh nghiệp
năm 1993 không có quy định nào về thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp.
Ngày 15/6/2004, Luật phá sản mới được ban hành. Luật này có tên gọi là
Luật Phá sản năm 2004 (có hiệu lực từ ngày 15/10/2004). Một trong những điểm
mới của Luật Phá sản năm 2004 so với Luật phá sản Doanh nghiệp năm 1993 là
Luật Phá sản năm 2004 đã bổ sung những quy định về phục hồi hoạt động của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Với 10 điều khoản cụ thể trong luật (xem
phụ lục 1), tưởng như Luật Phá sản năm 2004 sẽ được áp dụng tốt trong thực tế.
Nhưng thực tiễn lại không như vậy. Kể từ ngày 15/10/2004 - ngày Luật Phá sản
năm 2004 có hiệu lực cho đến ngày 1/1/2008 Tòa án đã thụ lý 195 vụ phá sản
3
,
nhưng lại không có trường hợp nào trong số đó được phục hồi hoạt động.
Vì sao lại như vậy? Phải chăng vì các quy định về phục hồi hoạt động của
doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành vẫn tỏ ra chưa phù hợp? Pháp luật của các
nước phát triển quy định như thế nào về vấn đề này? Những câu hỏi này đã thôi
thúc chúng tôi tìm hiểu sâu về vấn đề này theo quy định của pháp luật một nước
phát triển. Nhưng tìm hiểu pháp luật nước nào? Là những sinh viên chuyên ngành
Pháp ngữ, chúng tôi quyết định chọn Cộng hòa Pháp là nước để nghiên cứu. Đó là
lý do để vấn đề “Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản theo luật của Pháp và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của
Việt Nam” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học tham dự Cuộc thi “Sinh
viên nghiên cứu khoa học năm 2009”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Luật phá sản của Việt Nam đã được khá nhiều tác giả phân tích từ nhiều
góc độ khác nhau. Trong số đó có các công trình tiêu biểu như:
 Cuốn sách “Những nội dung cơ bản của Luật Phá sản” do Vụ Công tác lập
pháp của Bộ Tư pháp biên soạn (Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội năm 2005). Cuốn
sách này tổng hợp những nội dung cơ bản của Luật Phá sản năm 2004 trên cơ sở


3
Bộ Tư Pháp, Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004, ngày 29/12/2008.
4


so sánh với Luật phá sản Doanh nghiệp năm 1993. Tuy nhiên, tài liệu này không
phân tích cụ thể những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản và cũng không so sánh với luật của Pháp.
 Bài viết của tác giả Trần Minh Sơn đăng trên tạp chí Nghề Luật (số 4/2007)
có tựa đề “Luật Phá sản có nguy cơ tiếp tục phá sản”. Bài viết này chỉ nêu lên
những bất cập cơ bản nhất của Luật Phá sản năm 2004 nhưng cũng chưa phân tích
những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp.
 Bài viết của PGS.TS.Dương Đăng Huệ: “Luật Phá sản Việt Nam năm 2004
với việc cải thiện môi trường kinh doanh”, đăng trong Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, số 3 năm 2005. Bài viết này phân tích Luật Phá sản năm 2004 từ góc độ môi
trường kinh doanh của doanh nghiệp, không phân tích vấn đề phục hồi hoạt động
của doanh nghiệp.
Có thể khẳng định đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu vấn đề phục hồi hoạt
động của doanh nghiệp bị phá sản nói chung và những quy định của pháp luật Việt
Nam, pháp luật Cộng hoà Pháp về vấn đề này nói riêng.
3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về phục hồi hoạt động của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, pháp luật về phá sản và những quy định
về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành của Việt nam và
của Cộng hoà Pháp.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm cả những vấn đề khó khăn
phát sinh khi thực thi pháp luật phá sản của Việt Nam nói chung và thực thi các
quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp theo Luật Phá sản năm 2004 nói

riêng.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Làm rõ sự cần thiết phải phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản trong nền kinh tế thị trường hiện nay;
 Phân tích những quy định của luật phá sản Pháp về phục hồi hoạt động của
5


doanh nghiệp để thấy rõ những ưu điểm trong luật phá sản của Pháp về vấn đề
này;
 Nêu bật những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt Nam và đề
xuất giải pháp loại bỏ những bất cập của Luật phá sản năm 2004 trên cơ sở vận
dụng kinh nghiệm của Pháp về quy định và thi hành các quy định về phục hồi
hoạt động của doanh nghiệp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu tổng hợp dưới đây đã
được áp dụng:
 Phương pháp đọc, dịch tài liệu để hệ thống hoá, tổng hợp và phân tích
những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu;
 Phương pháp thống kê, luận giải và đưa ra những nhận xét, những bình
luận;
 Phương pháp dẫn chiếu luật để phân tích, đối chiếu và so sánh;
 Phương pháp so sánh luật học để làm rõ những điểm khác biệt, những
điểm khuyết và bất cập trong luật phá sản hiện hành của Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
 Về mặt không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong khoảng
thời gian từ khi pháp luật phá sản đầu tiên của Việt Nam được ban hành (Luật phá
sản Doanh nghiệp), tức là từ năm 1993 cho đến nay và tầm nhìn xa hơn.
 Về mặt nội dung: khi nghiên cứu những quy định của pháp luật phá sản, đề
tài không phân tích mọi nội dung của luật phá sản mà đặt trong tâm phân tích

những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản theo Luật phá sản Doanh nghiệp năm 1993, Luật Phá sản năm 2004 và những
quy định hiện hành trong luật phá sản của Pháp năm 2009. Việc phân tích tình
hình thi hành các quy định về phục hồi doanh nghiệp theo Luật phá sản năm 2004
cũng là nội dung nghiên cứu của đề tài.

6


6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng I: Phá sản, pháp luật về phá sản và sự cần thiết phải phục hồi hoạt động
của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Chƣơng II: Những quy định trong luật phá sản của Pháp về phục hồi hoạt động
của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Chƣơng III: Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt Nam và đề
xuất các giải pháp trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm từ Pháp
7


Chƣơng I
PHÁ SẢN, PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO
TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN

1. Phá sản và tác động của phá sản đến hoạt động của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm và đặc điểm của phá sản
1.1.1. Khái niệm về phá sản
Phá sản là một khái niệm được sử dụng để chỉ tình trạng làm ăn thua lỗ,

kém hiệu quả của một thương gia, một nhà buôn (theo cách quan niệm truyền
thống) và của công ty, của doanh nghiệp (theo quan niệm hiện nay).
Về mặt ngôn ngữ, phá sản hay bị phá sản là thuật ngữ được dùng để chỉ sự
chấm dứt hoạt động kinh doanh do làm ăn thua lỗ đi kèm với thanh lý tài sản và
nghĩa vụ trả nợ của một chủ thể cụ thể trong nền kinh tế. Nó được đánh dấu bởi
việc chủ thể đó không có khả năng thanh toán cho các chủ nợ những khoản nợ mà
người này đã và đang vay.
Về mặt kinh tế, phá sản là khái niệm được dùng để chỉ tình trạng mất cân
đối giữa thu và chi (giữa tài sản có và tài sản nợ) của một doanh nghiệp mà điều
nhận thấy rõ nhất là doanh nghiệp này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán
những khoản nợ đến hạn. Tình trạng mất khả năng thanh toán này không phải là
tình trạng nhất thời, không phải chỉ mất khả năng thanh toán đối với một chủ nợ
mà ngược lại, mất khả năng thanh toán đồng loạt đối với tất cả các chủ nợ.
Về mặt pháp luật, phá sản là một chế định vừa liên quan đến nghĩa vụ, vừa
liên quan đến quyền của doanh nghiệp, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh của
doanh nghiệp và được luật pháp bảo vệ. Nghĩa là doanh nghiệp có quyền tự do
kinh doanh thì cũng có nghĩa vụ thực hiện các quy định liên quan đến mở thủ tục
phá sản. Không chỉ có nghĩa vụ, doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh toán có quyền được pháp luật bảo vệ bằng cách đưa ra các biện pháp để
phục hồi hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, muốn được pháp luật bảo vệ
thì doanh nghiệp gặp thua lỗ trong kinh doanh, phải tuân theo những quy định liên
8


quan đến phá sản. Vì vậy, dưới góc độ pháp luật, phá sản không chỉ là một khái
niệm, một thuật ngữ mà là một thủ tục pháp lý gồm nhiều bước, nhiều quy trình,
liên quan đến chủ nợ, con nợ, đến Tòa án, đến tổ quản lý, thanh lý tài sản…và
trong nhiều trường hợp, liên quan đến cả chính sách của Nhà nước với hàng hoạt
quy định, quy tắc hết sức phức tạp.
Về mặt xã hội, phá sản là một hiện tượng kinh tế - xã hội có nhiều đặc

điểm, chi phối nhiều mối quan hệ xã hội, liên quan đến lợi ích của nhiều người. Vì
vậy, cần phải tìm hiểu đặc điểm của phá sản để xem xét mọi góc độ của nó.
1.1.2. Đặc điểm của phá sản
Phá sản có ba đặc điểm cơ bản: Phá sản mang tính lịch sử, phá sản mang
tính khách quan và phá sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
 Tính chất lịch sử của phá sản
Phá sản là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với nền kinh tế thị
trường, bởi vậy nó mang tính chất lịch sử rất rõ rệt. Trong những giai đoạn phát
triển của lịch sử xã hội loài người, khi xã hội không tồn tại nền kinh tế thị trường
thì phá sản cũng không có cơ sở để tồn tại. Ngay cả khi có nền kinh tế hàng hóa là
mức độ thấp của kinh tế thị trường thì phá sản cũng không tồn tại. Chẳng hạn phá
sản không phát sinh ở nền kinh tế tiểu thủ công nghiệp của các nước phương Tây
thời kỳ tiền Tư bản. Với nền sản xuất thấp kém, năng suất lao động thấp dẫn tới
cầu luôn cao hơn cung, các nhà sản xuất hầu như không gặp bất cứ khó khăn nào
trong quá trình tiêu thụ hàng hóa và vì vậy, việc họ bị phá sản là không thể xảy ra.
Hoặc như trong thời kỳ đầu sau giải phóng, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, bao cấp. Về bản chất, đây vẫn là nền kinh tế hàng hóa tuy
nhiên do sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào quá trình sản xuất cũng như phân
phối dẫn đến tình trạng các khoản nợ đối với doanh nghiệp gần như “biến mất”. Lỗ
đâu nhà nước bù đó, doanh nghiệp tồn tại dựa vào ý muốn và sự chỉ đạo từ phía
nhà nước. Không có thị trường với đúng nghĩa của nó và không có cạnh tranh. Phá
sản cũng không tồn tại trong nền kinh tế như vậy.
 Tính chất khách quan của phá sản
Đặc điểm này muốn nói rằng phá sản không phụ thuộc vào ý chí chủ quan
9


của bất cứ ai trong xã hội. Ngược lại, nó là kết quả của quá trình kinh doanh không
hiệu quả kéo dài của doanh nghiệp. Quá trình kinh doanh không hiệu quả đó lại
được lý giải bởi hai nguyên nhân cũng mang tính khách quan sau đây:

Nguyên nhân đầu tiên dựa trên cơ sở lý thuyết về vòng đời của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng có một vòng đời trải qua 3 giai đoạn: khởi nghiệp
(lancement), chín muồi (maturité) và khủng hoảng (crise). Ba giai đoạn này được
hình tượng hóa trong sơ đồ 1 (xem thêm sơ đồ 1).

Sơ đồ 1: Sơ đồ vòng đời của doanh nghiệp


Nhìn từ sơ đồ 1 ta có thể thấy rõ vòng đời của doanh nghiệp. Trong nền
kinh tế, doanh nghiệp cũng như một thực thể sống, sinh ra, phát triển rồi chết đi.
Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồn cũng như quy luật biến đổi và
tồn tại của sự vật, hiện tượng. Là một phần của giai đoạn khủng hoảng, phá sản vì
thế, mang tính khách quan, độc lập với ý chí của con người.
Trong thực tế, nguyên nhân dẫn đến phá sản, tức là nguyên nhân khiến một
thương gia, một doanh nghiệp lâm vào tình trạng không đủ khả năng thanh toán
các khoản nợ thường rất khác nhau. Có trường hợp là do chính sách của Nhà nước
thay đổi khiến doanh nghiệp trở tay không kịp: giới ngân hàng thương mại thế giới
đã từng chứng kiến hệ thống ngân hàng của Argentina bị phá sản hàng loạt vào
năm 2001 mà nguyên nhân là do Chính phủ Argentina đã ban hành Luật Corralito,
Thời gian
Giai đoạn 1:
Khởi nghiệp
Giai đoạn 2:
Chín muồi
Giai đoạn 3:
Khủng hoảng
Phục hồi
hoạt động
Thanh lý
tài sản

Tốc
độ
phát
triển
Nguồn:
10


theo đó mọi tài khoản ngân hàng trên toàn quốc bị đóng băng trong 12 tháng nhằm
giải quyết tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài muốn tháo chạy khỏi Argentina
4
.
Cũng có khi do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở trong nước hoặc ở
phạm vi quốc tế; và cũng không loại trừ do doanh nghiệp quản lý kém hiệu quả
hoặc xây dựng chiến lược kinh doanh không phù hợp mà điển hình nhất là trường
hợp của hãng sản xuất xe hơi General Motor. Các nhà phân tích kinh tế cho rằng
một trong những nguyên nhân làm cho General Motor phá sản là do sự chậm chạp,
kém năng động và sự rối rắm về quản trị với những thủ tục phức tạp trong phong
cách lãnh đạo của giới lãnh đạo Hãng này
5
.
Nguyên nhân thứ hai dựa trên đặc điểm của nền kinh tế thị trường. Kinh tế
thị trường là mức phát triển cao của kinh tế hàng hóa, nơi mà sự phân công lao
động, chuyên môn hóa trong sản xuất đã đạt trình độ cao. Cùng với sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, năng suất lao động tăng lên làm cho của cải sản xuất ra ngày
một nhiều hơn và vì thế cạnh tranh giữa các nhà cung ứng sản phẩm và dịch vụ
cũng ngày càng trở nên khốc liệt. Đã có thời gian “thương trường là chiến trường”
trở thành câu nói cửa miệng, bài học nhắc nhở cho mọi nhà quản lý doanh nghiệp.
Trong cuộc chiến sống còn như vậy, việc có những doanh nghiệp yếu thế hơn, làm
ăn kém hiệu quả hơn dẫn tới thua lỗ và phá sản là điều tất yếu. Ngoài ra, ngày nay,

chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy một thực tế là chính nền kinh tế thị trường với
mục tiêu hướng mạnh về lợi nhuận đã làm cho nhiều doanh nghiệp chỉ chạy theo
lợi ích trước mắt mà đem vốn đầu tư vào các hoạt động thương mại ẩn chứa nhiều
rủi ro nhưng lại không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Khi thị trường đổ vỡ,
những khoản vốn đầu tư ồ ạt đã không thể thu về được, đẩy doanh nghiệp đến tình
trạng mất khả năng chi trả và lâm vào tình trạng phá sản. Điều này cũng có nghĩa
là kinh tế thị trường khuyến khích doanh nghiệp làm giàu nhưng cũng chính kinh
tế thị trường đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phá sản.
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà kinh tế ở các nước phương Tây cho
rằng trong nền kinh tế thị trường, phá sản cũng cũng gắn liền với hoạt động kinh

4
Website:
5
Website:
11


doanh như lợi nhuận. Phá sản cùng với lợi nhuận tạo thành “cái gậy” và “củ cà rốt”
theo đuổi các thương gia, các doanh nghiệp trong suốt cuộc đời kinh doanh của họ.
Điều này cho thấy tính chất khách quan của phá sản.
 Phá sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật
Là hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với nền kinh tế thị trường, phá sản
chịu sự điều chỉnh của pháp luật - pháp luật về phá sản. Lúc đầu những quy định
về phá sản chỉ là những nguyên tắc pháp lý, những chế định được quy định trong
các văn bản pháp luật về thương mại, trong các quy định điều chỉnh hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Sau này, do những tác động và ảnh hưởng mang
tính xã hội của phá sản, nhiều nước đã ban hành đạo luật riêng về phá sản. Tuy
nhiên, có một thực tế là những nước Xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, do pháp luật
phá sản ra đời muộn nên thường gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và thi

hành luật phá sản. Trong khi đó, các nước có nền kinh tế thị trường sớm phát triển
như Hoa Kỳ, Úc, Pháp … là những nước có nhiều kinh nghiệm trong việc xây
dựng và thực thi luật phá sản, đặc biệt là trong việc phục hồi hoạt động của doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Trong tình hình khủng hoảng tài chính tiền tệ
đang diễn ra hiện nay, nhiều doanh nghiệp, ngân hàng của Hoa Kỳ đã và đang bị
phá sản và việc xử lý doanh nghiệp bị phá sản theo chương 7 và chương 11 của
Luật Phá sản Hoa Kỳ năm 2005 đang thu hút sự chú ý của giới doanh nghiệp trên
thế giới
6
. Điều này có nghĩa là, từ thời cổ đại cho đến nay, phá sản luôn luôn chịu
sự điều chỉnh của pháp luật. Điều này cũng đòi hỏi mọi doanh nghiệp, ngay khi có
ý tưởng thành lập, đã phải tìm hiểu những quy định của pháp luật về phá sản song
song với việc tìm hiểu những quy định của pháp luật về tự do kinh doanh, tự do
thương mại trong cả quá trình tồn tại, phát triển, hưng thịnh và tiêu vong của mình.
1.2. Những tác động của phá sản đến hoạt động của doanh nghiệp
Phá sản, như đã phân tích, là hiện tượng gắn liền với sự làm ăn kém hiệu
quả của doanh nghiệp.Vì vậy, phá sản có những tác động nhất định đến hoạt động
của doanh nghiệp. Những tác động này vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu

6
Chương 7 là chương quy định về đóng cửa doanh nghiệp và chương 11 điều chỉnh việc phục hồi hoạt
động của doanh nghiệp
12


cực. Những tác động đó là:
1.2.1. Tác động tích cực
Trên khía cạnh kinh tế - xã hội, phá sản là quá trình thanh lọc các công ty
làm ăn thua lỗ. Bởi vậy nó cho phép xã hội tổ chức lại nguồn lực kinh tế theo
hướng ngày càng hiệu quả hơn. Có thể nói các doanh nghiệp bị phá sản là những

doanh nghiệp yếu kém không đủ sức đứng vững trên thị trường. Nếu các doanh
nghiệp này tiếp tục lay lắt tồn tại, một mặt sẽ chiếm dụng một phần thị trường của
các doanh nghiệp khác, mặt khác, người lao động mà đáng ra phải được đào tạo và
sử dụng đúng cách thì lại không được giải phóng dẫn tới nghèo đói, thất nghiệp,
tay nghề giảm. Cơ hội về mặt bằng, máy móc, các phương tiện sản xuất và cung
ứng dịch vụ cũng như cơ hội về các yếu tố đầu vào khác không được các công ty
làm ăn tốt tận dụng. Nếu cứ để tình trạng trì trệ như vậy tiếp tục diễn ra thì nền
kinh tế sẽ như một cơ thể đau ốm; các nguồn lực không được phát huy tối đa và
dần trở nên tụt hậu. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội mà ảnh
hưởng tiêu cực đến ngay cả doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp chủ nợ hay bản thân
doanh nghiệp bị phá sản. Có thể lấy ví dụ như một số doanh nghiệp nhà nước của
Việt Nam ở thời kỳ bao cấp. Nền kinh tế chỉ đạo tập trung, bao cấp là một nền
kinh tế mà ở đó, các doanh nghiệp tồn tại dựa vào ý muốn chủ quan của nhà nước.
Phá sản và các quy định của pháp luật về phá sản không có ý nghĩa gì trong một
nền kinh tế như vậy bởi nếu các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhà nước sẽ có các
biện pháp hỗ trợ, bù lỗ. Kết quả là chính sự thiếu vắng những công cụ mạnh tay để
gạt bỏ những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả lại chính là một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự ỷ lại, thiếu động cơ sáng tạo để đổi mới và vươn lên của
chính các doanh nghiệp này, từ đó, dẫn đến sự trì trệ và tụt hậu của cả nền kinh tế
trong những năm đầu sau giải phóng. Phá sản và những quy định về phá sản do
vậy, đóng vai trò như phương thuốc giúp cho toàn bộ cơ thể là nền kinh tế khỏe
mạnh và vận hành trơn tru bằng cách loại bỏ tất cả các tế bào đã chết, tức là các
doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, hoặc tìm cách tái tạo chúng.
Nếu đứng từ góc độ của chủ nợ để nhìn nhận về tác động tích cực của phá
sản và pháp luật phá sản thì bên cạnh những yếu tố xã hội như đã đề cập ở phần
13


trên, chúng ta còn thấy nhiều lợi ích thiết thực khác. Phá sản cũng đồng nghĩa với
việc con nợ phải thanh lý tài sản để trả nợ. Vì vậy, đứng ở góc độ của người cho

vay, phá sản giúp họ có thể thu hồi lượng vốn tồn đọng từ quá lâu ở chỗ con nợ.
Qua đó, có thể chọn một khu vực đầu tư được đánh giá là hiệu quả để đầu tư mới.
Như vậy, phá sản không những góp phần đẩy nhanh quá trình lưu chuyển vốn của
các doanh nghiệp có vốn - các doanh nghiệp chủ nợ - đang tồn đọng ở các doanh
nghiệp bị phá sản mà còn giúp cho lượng vốn này có thể được sử dụng hiệu quả
hơn nhờ những kinh nghiệm đánh giá hiệu quả đầu tư cũng như kinh nghiệm dự
báo, dự đoán tích lũy được. Như vậy có thể thấy phá sản và những quy định về phá
sản sẽ trở thành một công cụ hữu ích và hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của các nhà
đầu tư.
Từ góc độ của con nợ để nhìn nhận về tác động tích cực của phá sản, có thể
thấy rằng mặc dù không một doanh nghiệp nào thích phá sản nhưng phá sản thực
sự là một lối thoát cho các doanh nghiệp này. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì
việc kéo dài sự tồn tại lay lắt của doanh nghiệp là không hiệu quả bởi vì kết cục
của việc kéo dài là những nguồn chi phí bị đội lên, những khoản nợ không thể
thanh toán, những khoản tiền không thể chi trả, sự quẫn bách không lối thoát và
đặc biệt là lòng tự hào nghề nghiệp có thể đẩy các nhà lãnh đạo của các doanh
nghiệp này tới các hành vi tiêu cực như lừa đảo, gian lận hoặc thậm chí có thể tự
vẫn. Phá sản sẽ là một cánh cửa mở, là cứu cánh cho doanh nghiệp trong tình thế
như vậy. Thông qua việc mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể thoát hoàn toàn
khỏi tình trạng nợ nần chồng chất. Phá sản và các quy định về phá sản trong
trường hợp này đóng vai trò là một công cụ bảo vệ hoàn hảo cho con nợ bởi sau
khi thủ tục thanh lý kết thúc, mọi khoản nợ sẽ biến mất và con nợ thật sự được tự
do. Tất nhiên, đứng ở vị trí của nhà quản lý doanh nghiệp bị phá sản, cái giá phải
trả là bị tước quyền làm giám đốc hoặc quyền quản lý một doanh nghiệp khác
trong một khoảng thời gian nào đó. Nhưng lợi ích đem lại còn lớn hơn nhiều: Bên
cạnh sự giải phóng về tinh thần cho chủ doanh nghiệp, phá sản còn cho các doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ cơ hội bắt đầu lại từ đầu thay vì tiếp tục lún sâu vào sai lầm
và nợ nần ngày một tăng thêm.
14



1.2.2. Tác động tiêu cực
Phá sản có thể đem lại nhiều lợi ích cho xã hội cũng như bản thân doanh
nghiệp bị phá sản. Song trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn thường trốn tránh mở
thủ tục phá sản. Điều này được giải thích một phần bởi những tác động tiêu cực cả
về kinh tế - xã hội mà phá sản gây ra.
Về mặt xã hội, phá sản một doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc sẽ có
một bộ phận người lao động của doanh nghiệp đó không có việc làm, nghĩa là tỷ lệ
thất nghiệp gia tăng. Mặc dù phá sản không phải là nguyên nhân giải thích toàn bộ
tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế nhưng nó vẫn là một trong những nguyên nhân
trực tiếp và có ảnh hưởng nhanh nhất tới người lao động. Có thể lấy ví dụ về vụ
phá sản trong năm 2008 vừa qua của Ngân hàng Lehman Brothers của Hoa Kỳ
(thành lập năm 1850 bởi ba anh em Henry, Emanuel và Mayer Lehman - người Do
Thái từ Đức di cư sang). Đây là ngân hàng lớn thứ 4 và là ngân hàng tư nhân lâu
đời nhất của Hoa Kỳ với 158 năm tồn tại cho đến khi bị phá sản. Lĩnh vực chính
của Lehman Brothers là tín dụng tư nhân, buôn bán cổ phiếu, trái phiếu, nghiên
cứu thị trường, quản lý đầu tư … Ngày 15 tháng 9 năm 2008, Lehman Brothers bị
tuyên bố phá sản với khoản nợ 613 tỷ USD sau khi không có công ty nào chấp
nhận mua lại. Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Lehman
Brothers phá sản đã tác động tiêu cực đến xã hội Hoa Kỳ vì có đến 26.200 nhân
viên bị mất việc chưa kể hàng loạt chủ nợ và các dự án đầu tư khác cũng bị đổ bể
7
.
Doanh nghiệp dừng hoạt động thì điều tất yếu là lao động của doanh nghiệp
mất việc làm và nền kinh tế luôn đòi hỏi phải có thời gian mới có thể hấp thụ và
giải quyết được tình trạng này. Nghĩa là tình trạng thất nghiệp nảy sinh và trong
một khoảng thời gian tìm việc nhất định, cuộc sống của người lao động cũng như
gia đình của họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đối với bất kỳ nền kinh tế nào, thất
nghiệp là một mối lo lắng thường trực không chỉ của các nhà quản trị doanh
nghiệp mà còn của nhà nước, của toàn xã hội. Thất nghiệp là bạn đường của nghèo

đói, của bất bình đẳng và của các tệ nạn xã hội - những vấn đề nóng bỏng của tất
cả các nền kinh tế - dù là nền kinh tế phát triển hay kém phát triển.

7
Website:
15



Về mặt kinh tế, phá sản gây ra nhiều tác động xấu đến sự phát triển ổn định
của nền kinh tế. Khi một doanh nghiệp bị phá sản thì doanh nghiệp khác là bạn
hàng của doanh nghiệp cũng phải chịu ảnh hưởng theo kiểu dây chuyền - không
bán được hàng, không cung cấp được sản phẩm (nếu doanh nghiệp bị phá sản
trước đây mua sản phẩm của mình) hoặc không có nguyên vật liệu cho sản xuất
(nếu doanh nghiệp bị phá sản là doanh nghiệp bán nguyên vật liệu cho họ) … Một
doanh nghiệp phá sản còn là tác nhân gây ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu
dùng, nhà đầu tư, từ đó làm toàn bộ thị trường trở nên bất ổn. Tác động đó sẽ càng
trầm trọng nếu doanh nghiệp bị phá sản là một doanh nghiệp lớn. Ví dụ, vụ phá
sản của ngân hàng Lehman Brothers không chỉ khiến hàng ngàn người lao động
mất việc mà nghiêm trọng hơn là tác động của nó tới thị trường chứng khoán toàn
cầu. Ngay sau khi có tin Lehman Brothers phá sản, các thị thường chứng khoán
đều đồng loạt giảm giá: chỉ số Down Jones Mỹ sụt giảm 2,6%; chỉ số FTSE tại thị
trường chứng khoán London giảm 3%; các thị trường chứng khoán Pháp và Đức
cũng giảm hơn 3%; chỉ số Nikkei của Nhật đã giảm tới 4,7%; đặc biệt là thị trường
Nga đã phải tạm ngừng giao dịch sau khi chỉ số giảm tới 16%
8
. Chỉ số chứng
khoán giảm mạnh đe doạ đến sự sụp đổ của hàng loạt các công ty khác và tiếp tục
đẩy hàng nghìn người trên toàn thế giới vào tình trạng thất nghiệp.
Từ góc độ của chủ nợ để quan sát, sự phá sản của con nợ mặc dù đồng

nghĩa với việc chủ nợ có thể thu hồi được khoản nợ đó nhưng lại là một khoản tiền
dưới giá trị. Việc giảm giá trị của khoản nợ bị tồn đọng tại doanh nghiệp bị phá sản
có thể được giải thích bởi hai nguyên nhân sau:
Thứ nhất, con nợ khi phá sản không chỉ mắc nợ với một chủ nợ. Có nghĩa là
khi tình trạng không thể thanh toán nợ xảy ra, con nợ đã mắc nợ với rất nhiều chủ
nợ và buộc lòng phải thanh lý tài sản để trả nợ. Khi đó, giá trị thu được từ tài sản
bị chia cho nhiều chủ nợ dẫn đến một hiện trạng là khoản nợ phải thu lớn hơn các
khoản nợ nhận về của các chủ nợ. Hơn nữa, sau khi phá sản, việc phát mại thanh lý
tài sản của doanh nghiệp bị phá sản là không dễ dàng. Thường thì trong các phiên

8
Website:
16


phát mại như vậy, tài sản được định giá rất rẻ so với giá trị thực và làm cho số tiền
thu về dùng để trả nợ là rất thấp. Ví dụ như trường hợp phá sản Công ty thủy sản
khu vực II Đà Nẵng: Số nợ phải thu là 10.479.775.313 VNĐ; số nợ phải trả
50.498.514.864 VNĐ; số nợ đã thu là 100.000.000đ đạt tỉ lệ 0,95%
9
. Nếu số nợ
thu về chỉ đạt tỉ lệ chưa đầy 1% so với số phải thu thì khoản tiền mà các doanh
nghiệp chủ nợ phải chia nhau sẽ ít ỏi đến thế nào.
Thứ hai, nguồn vốn đọng tại doanh nghiệp của con nợ không những không
sinh lời mà còn bị trượt giá. Với tình hình biến đổi giá tiêu dùng như hiện nay, mặc
dù chính phủ đã có những biện pháp để kiềm chế lạm phát và ổn định môi trường
đầu tư nhưng độ trượt giá qua thời gian làm cho đồng tiền mất giá là điều không
thể tránh khỏi. Hơn nữa, vốn cho vay còn tồn đọng tại doanh nghiệp phá sản không
phải chỉ trong một khoảng thời gian ngắn là có thể lấy lại được. Bao giờ cũng vậy,
khi mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, điều đầu tiên mà con nợ nghĩ tới không

phải là tuyên bố phá sản mà là làm sao đó để kéo dài “sự sống” cho mình. Có
nghĩa là dù có trả được nợ hay không, con nợ vẫn sẽ bằng mọi giá trì hoãn thời
gian, khất lần để tìm phương án trả hoặc trốn nợ. Chưa kể, quá trình phá sản kéo
dài cũng khiến cho chủ nợ càng bị thiệt hại về kinh tế nhiều hơn. Theo kết quả
công bố trong Doing Business Ranking 2008, Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số
178 nước trên thế giới do có thời gian giải quyết phá sản rất dài với mức trung
bình là 5 năm
10
. Thời gian giải quyết một vụ phá sản lâu như vậy, chưa kể khoảng
thời gian trước khi mở thủ tục phá sản, thực sự là một khoản “thất thu” rất lớn đối
với bất cứ một doanh nghiệp chủ nợ nào.
2. Sự cần thiết phải phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản
Những tác động tích cực và tiêu cực của phá sản đối với doanh nghiệp cũng
như đối với nền kinh tế cho thấy sự cần thiết phải phục hồi hoạt động của các
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Sự cần thiết này được giải thích bởi các
lý do dưới đây:

9
Bộ Tư Pháp, “Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004”, ngày 29/12/2008
10
Website:
17


2.1. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích tái tạo lại doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp bị phá sản nghĩa là trợ giúp doanh
nghiệp đó, có thể bằng tài chính hoặc cố vấn về phương án hoạt động kinh doanh,
để doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể tự mình đứng dậy. Một cách so

sánh hình tượng, phục hồi doanh nghiệp giống như một trong những phương thuốc
của phá sản nhưng không nhằm loại bỏ tế bào chết mà nhằm giúp cho các tế bào
ốm yếu khỏe lại và phục hồi được chức năng vốn có. Bằng cách đó nó giúp cho
“cơ thể” là nền kinh tế mạnh khỏe trở lại.
Thông thường, khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh toán, để không bị tuyên bố phá sản mà thay vào đó, để được phục hồi, doanh
nghiệp này phải thực hiện nhiều thủ tục. Thủ tục phục hồi doanh nghiệp là một
bước trước khi tiến hành thủ tục thanh lý. Có nghĩa là sau khi quá trình phục hồi
doanh nghiệp thành công, doanh nghiệp sẽ trả được nợ cho chủ nợ. Điều khác biệt
là doanh nghiệp khi đó sẽ có đủ tiền trả nợ và việc trả nợ không còn khó khăn đến
mức không thể như trước khi phục hồi. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
sẽ không cần phải thanh lý tất cả tài sản để trả nợ nữa. Đồng thời, sau khi trả xong
nợ, doanh nghiệp này có thể sẽ hồi sinh, sẽ được tái tạo và do đó sẽ tiếp tục phát
triển mạnh lên với những phương án hoạt động hiệu quả hơn.
Đứng từ góc độ của chủ nợ, sau khi con nợ lâm vào tình trạng phá sản được
phục hồi, chủ nợ có cơ hội thu hồi lại được 100% khoản nợ còn tồn đọng. Trong
các tác động tiêu cực của phá sản có tác động về giảm giá trị của các khoản mà chủ
nợ cho doanh nghiệp vay. Phục hồi doanh nghiệp bị phá sản cho phép “chữa lành”
một trong hai nguyên nhân gây ra sự thiệt hại về kinh tế đó cho chủ nợ. Mặc dù
không thể ngăn chặn một cách tuyệt đối quá trình suy giảm giá trị của số vốn qua
thời gian nhưng ít nhất, số tiền mà chủ nợ thu được cũng tương ứng với số tiền mà
họ phải thu. Điều này chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp được tái tạo, được
phục hồi, được sống lại nhờ những biện pháp hỗ trợ tích cực của pháp luật, của
Nhà nước, của các doanh nghiệp chủ nợ và của cả Tòa án.

18


2.2. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu
cực của phá sản đối với xã hội

Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tiếp tục kinh
doanh một cách bình thường nhưng với phương án hoạt động mới, được nghiên
cứu và tính toán một cách tỉ mỉ dựa trên tình hình và thực trạng kinh doanh hiện tại
của doanh nghiệp nhằm tìm kiếm giải pháp tối ưu (như cắt giảm các bộ phận dôi
dư, đổi mới công nghệ, cải cách bộ máy quản lý, phát động tinh thần thi đua…) để
nhanh chóng phục hồi thành công và đưa doanh nghiệp trở lại hoạt động. Điều này
cho phép giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của phá sản. Thay vì dừng hoạt
động và sa thải hàng loạt người lao động, quá trình phục hồi doanh nghiệp chỉ phải
cân nhắc tính toán chi phí dành cho người lao động sao cho phù hợp với tình hình
của doanh nghiệp. Nói vậy có nghĩa là vẫn có thể xảy ra việc cắt giảm biên chế, sa
thải lao động nhưng không phải là sa thải 100% lao động mà chỉ loại bỏ những bộ
phận thừa hoặc những bộ phận làm việc không hiệu quả. Số lao động được giữ lại
sẽ là số lao động tối ưu đối với doanh nghiệp. Dựa vào số lao động này, doanh
nghiệp sẽ tiếp tục vòng đời của mình. Số người lao động được giữ lại đương nhiên
sẽ tiếp tục cuộc sống bình thường của họ và của gia đình họ. Bên cạnh đó, số
người lao động bị sa thải lại được thủ tục phục hồi hỗ trợ một phần, gián tiếp qua
doanh nghiệp. Doanh nghiệp được phục hồi sẽ có chính sách đảm bảo cho người
lao động hưởng lương cần thiết trong giai đoạn chưa có việc cũng như hỗ trợ tìm
việc làm mới cho họ.
Có thể nói, mặc dù phục hồi doanh nghiệp không triệt tiêu hoàn toàn nguy
cơ tỷ lệ thất nghiệp đột ngột tăng lên do phá sản nhưng nó lại giải quyết được bài
toán kinh tế cho người lao động. Qua đó nó hạn chế gia tăng tỉ lệ đói nghèo, bất
bình đẳng cũng như tệ nạn xã hội.

2.3. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp góp phần làm thay đổi nhận
thức về phá sản
Trước đây, khi chưa có thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp, phá
sản chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ chính của nó: Loại bỏ các doanh nghiệp làm ăn
19



thua lỗ. Bởi vậy, nhắc đến hai chữ phá sản là nhắc đến sự kết thúc vòng đời của
một doanh nghiệp. Điều này làm cho các thương nhân cũng như các doanh nghiệp,
các nhà sản xuất cũng như các nhà cung ứng dịch vụ đều rất sợ hai chữ này. Phá
sản trở thành một hình phạt quá nặng đối với mọi chủ thể của nền kinh tế. Đã có
những giai đoạn trong lịch sử, việc gây ra phá sản cấu thành tội phạm trong pháp
luật hình sự của các nước
11
. Có nghĩa là không những phá sản làm cho người chủ
doanh nghiệp phải xấu hổ, không thể tiếp tục kinh doanh mà còn làm cho họ bị kết
tội. Trong những giai đoạn ít căng thẳng hơn thì người gây ra phá sản không bị coi
là tội phạm nữa, nhưng người ta vẫn thường thấy chủ doanh nghiệp nhảy lầu tự
vẫn hoặc bằng cách nào đó khác, kết thúc cuộc đời mình vì phá sản. Phá sản đồng
nghĩa với biến mất, chết chóc hay hủy diệt. Ở Liên bang Đức, phá sản bị coi còn tệ
hơn một sự sỉ nhục, vì vậy các doanh nghiệp Đức thường ghép mình bên trong các
công ty lớn như Siemens, hơn là rời bỏ để thiết lập các doanh nghiệp thuộc sở hữu
riêng của mình.

Từ khi thủ tục phục hồi doanh nghiệp ra đời, nó đã làm thay đổi hoàn toàn
quan niệm về phá sản. Phá sản đúng là nơi kết thúc, là nơi biến mất nhưng đó là
đối với sự phi hiệu quả hoặc phi kinh tế. Một mặt khác, nó trở thành nơi bắt đầu
của một doanh nghiệp khỏe mạnh trên nền tảng doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản đã được phục hồi. Ngày nay, chúng ta chứng kiến rất nhiều vụ phá sản mà
sự chủ động hoàn toàn thuộc về doanh nghiệp. Doanh nghiệp nộp đơn xin mở thủ
tục phá sản, nộp bản phương án phục hồi kinh doanh, nhận sự trợ giúp hoặc những
chính sách ưu đãi của Nhà nước và sau đó “sống dậy”. Có thể kể đến vụ phá sản
của Kmart năm 2002 hay hai lần phá sản của hãng hàng không Continental
Airlines (Hoa Kỳ) năm 1983 và năm 1990 như những ví dụ điển hình. Kể từ ngày
Kmart tự đứng dậy, sau khi lâm vào tình trạng phá sản năm 2002, từ tháng 5/2003,
giá cổ phiếu của Kmart đã tăng đến 700% tính đến mùa xuân năm 2005

12
còn với
Continental Airlines, hai năm rưỡi sau khi phá sản, công ty này trở thành một hãng

11
Luật Phá sản đầu tiên của Anh (do Vua Henry VIII phê chuẩn năm 1542) là đạo luật có mục tiêu chống
lại các cá nhân gây ra phá sản, theo đó, nước Anh đã bỏ tù các con nợ. (Nguồn: Viên Nghiên cứu Khoa học
thị trường và giá cả. Luật Phá sản của Trung Quốc và một số nước Tây Âu, Hà Nội năm 1990, tr. 97)
12
Website:
20


hàng không độc lập và hiện là hãng hàng không lớn thứ 9 trên thế giới
13
. Phá sản
không còn là tội ác hay hình phạt nữa, trái lại, phá sản đang dần trở thành một
phương án chiến lược của những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ muốn tìm đường
quay lại để hoạt động một cách hiệu quả và thành công hơn.
3. Pháp luật về phá sản và những quy định về phục hồi hoạt động của
doanh nghiệp
3.1. Pháp luật về phá sản
3.1.1. Khái niệm về pháp luật phá sản
Pháp luật về phá sản là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những
mối quan hệ xã hội phát sinh từ hoặc liên quan đến tình trạng phá sản của doanh
nghiệp.
Một doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, như đã phân
tích ở trên, thường trải qua nhiều giai đoạn từ hình thành, phát triển, hưng thịnh và
tiêu vong. Khi gặp khó khăn, doanh nghiệp nào cũng phải tìm kiếm giải pháp tháo
gỡ để vượt qua. Để hạn chế những tác động tiêu cực cho xã hội, cho chủ nợ, cho

người lao động …, pháp luật phải đưa ra những quy định, những nguyên tắc hướng
dẫn doanh nghiệp sao cho tình trạng phá sản được giải quyết theo một trật tự đã
được luật hóa. Như vậy, pháp luật về phá sản là hệ thống các quy định, các nguyên
tắc, các thủ tục pháp lý đã được luật hóa nhằm điều chỉnh những mối quan hệ xã
hội phát sinh liên quan đến toàn bộ quy trình phá sản của một doanh nghiệp.
Với cách hiểu này, pháp luật về phá sản thường có nội dung là đưa ra những
quy định xác định rõ khái niệm về phá sản, về đối tượng áp dụng luật phá sản, về
điều kiện để bị tuyên bố phá sản, về mở thủ tục phá sản, về giải quyết hậu quả
pháp lý liên quan đến phá sản, về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chủ nợ, của Tòa
án, của tổ quản lý, thanh lý tài sản và về thủ tục, điều kiện phục hồi doanh nghiệp
lâm vào tình trạng phá sản …
Từ cách tiếp cận đó, giờ đây khái niệm về phá sản được xác định rõ trong
luật phá sản với nội dung đầy đủ hơn. Tuy nhiên, cũng như pháp luật nói chung,
pháp luật phá sản các nước thường có nội dung không hoàn toàn giống nhau. Do

13
Website:
21


đó, cách hiểu về phá sản theo luật các nước cũng khác nhau. Một cách bao quát
nhất, phá sản được hiểu là một quy trình, một thủ tục pháp lý, một trường hợp mà,
khi có một doanh nghiệp lâm vào tình trạng quẫn bách về mặt kinh doanh, theo
yêu cầu của chủ nợ (hoặc có khi là theo yêu cầu của bản thân con nợ hoặc của các
chủ thể khác), Tòa án tuyên bố doanh nghiệp đó bị phá sản. Sau khi tuyên bố như
vậy, Tòa án sẽ cử ra một Thẩm phán hoặc một số cán bộ chuyên trách thay mặt
cho Tòa án quản lý toàn bộ tài sản của doanh nghiệp này và tập hợp các chủ nợ để
yêu cầu họ xem xét và có biện pháp, có phương án để “xử lý” doanh nghiệp và tài
sản của doanh nghiệp đó để đem chia cho các chủ nợ.
Với cách hiểu như trên về phá sản, rõ ràng pháp luật về phá sản sẽ phải giải

quyết hàng loạt vấn đề, từ khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, nộp đơn
đề nghị Tòa án mở thủ tục phá sản … cho đến khi thanh lý xong tài sản của doanh
nghiệp đó. Nói cách khác, một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nếu chưa được Tòa án
mở thủ tục phá sản thì những quy định của pháp luật phá sản chưa ảnh hưởng đến
doanh nghiệp này. Điều này có nghĩa là khi chưa mở thủ tục phá sản thì doanh
nghiệp này vẫn có thể bị chủ nợ bắt giữ, truy đòi tài sản và thậm chí có thể bị chủ
nợ áp dụng cả “luật rừng” để trừng trị. Chỉ khi được Tòa án mở thủ tục phá sản,
doanh nghiệp con nợ mới chính thức được pháp luật bảo vệ.
3.1.2. Vai trò của pháp luật phá sản
Như vậy, pháp luật phá sản ra đời là một tất yếu khách quan. Bằng việc ban
hành pháp luật về phá sản, tất cả những vấn đề liên quan đến tình trạng phá sản của
doanh nghiệp sẽ được pháp luật điều chỉnh. Pháp luật phá sản là công cụ, là vũ khí
sắc bén của Nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế thị trường nói chung và quản
lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng.
Cùng với sự phát triển của pháp luật nói chung, pháp luật về phá sản qua
các giai đoạn phát triển của nền kinh tế - xã hội cũng có sự thay đổi, hoàn thiện về
mặt nội dung. Do đó, pháp luật về phá sản của một nước cũng có những thay đổi
về nội dung qua năm tháng. Pháp luật về phá sản của các nước khác nhau cũng có
sự khác nhau về mục tiêu, về nội dung cũng như về thủ tục. Ví dụ, Luật phá sản
đầu tiên của Anh năm 1542 có mục tiêu là trừng phạt con nợ và vào thời kỳ này,

×