Thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết
tật (Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Nhân
Đạo và Trung tâm dạy nghề từ thiện
Quỳnh Hoa)
Phạm Thị Kiều Lê
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Công tác xã hội: 60 90 01 01
Người hướng dẫn : GS.TS. Phạm Tất Dong
Năm bảo vệ: 2014
104 tr .
Abstract. Nghiên cứu, phân tích hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ trẻ em khuyết tật
tại hai trung tâm, bao gồm các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu và
tạo việc làm. Đánh giá những khó khăn trong hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em
khuyết tật tại hai trung tâm bao gồm những khó khăn chủ quan về cơ sở vật chất kỹ
thuật, đội ngũ giáo viên dạy nghề cho trẻ tại hai trung tâm và những khó khăn khách
quan như cơ chế tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp, khủng hoảng kinh tế. Đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ
khuyết tật
Keywords.Công tác xã hội; Hỗ trợ việc làm; Trẻ em khuyết tật; Trung tâm dạy nghề
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua, vấn đề tạo việc làm trong xã hội, tạo
thu nhập cho người lao động để thực hiện xóa đói giảm nghèo, giúp người có hoàn
cảnh khó khăn tiếp cận với các nguồn lực kinh tế để có điều kiện tham gia lao động
sản xuất đã trở thành một vấn đề bức thiết ở nước ta. Như vậy, vấn đề lao động, việc
làm của người khuyết tật trở thành một điểm nóng. Để giảm dần sức ép lao động của
người khuyết tật, vấn đề đặt ra là ngay từ khi còn ở độ tuổi vị thành niên, trẻ khuyết tật
phải được tạo điều kiện tiếp cận và hòa nhập vào các cơ sở xúc tiến việc làm để đến
tuổi lao động, các em đã có một việc làm cụ thể, có được mức thu nhập để có thể sống
được trong điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, việc làm bấp bênh và thu nhập rất
mong manh. Thực tế đã chứng minh, khi các em được dạy nghề, các em cũng có thể
làm tốt rất nhiều công việc, đóng góp tích cực cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy
nhiên quá trình dạy và học nghề phù hợp với yếu tố thể chất, nhu cầu cũng như cơ hội
tiếp cận việc làm của trẻ còn là vấn đề đáng bàn luận và gặp nhiều khó khăn.
Nghề công tác xã hội đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây ở
Việt Nam và phát huy vai trò to lớn trong việc hỗ trợ đối tượng yếu thế nói chung và
trẻ em khuyết tật nói riêng. Trước tình hình đó, em đã chọn nghiên cứu về thực trạng
hỗ trợ việc làm cho trẻ khuyết tật làm đề tài luận văn thạc sĩ công tác xã hội, qua đó
đóng góp một vài ý kiến để nâng cao chất lượng hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật
tại trung tâm dạy nghề.
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Một số mô hình hỗ trợ người khuyết tật trên thế giới
Phần Lan
Hệ thống an sinh xã hội ở Phần Lan hướng đến bao bọc toàn bộ dân cư, đặc biệt
là các đối tượng yếu thế trong xã hội trong đó có người tàn tật.
Thụy Điển
Hệ thống bảo hiểm xã hội của Thụy Điển đảm bảo những người tàn phế và khuyết tật
được chăm lo để trở lại lao động và làm việc[22]. Chính sách trợ cấp, hỗ trợ của Thụy
Điển chú trọng 4 trường hợp sau:
- Trợ cấp gia đình đông con
- Trợ cấp nhà ở
- Trợ cấp người khuyết tật
- Trợ cấp mất sức lao động
Cộng hòa liên bang Đức
Nước Đức có hệ thống giáo dục dành cho trẻ khuyết tật rất hiện đại, và đương
nhiên họ rất chú ý đến dạy nghề cho đối tượng này. Nếu như những trẻ khuyết tật ở
nước Đức khi lớn lên gặp cảnh thất nghiệp hay kiếm việc làm thì chính sách an
sinh xã hội với quỹ bảo hiểm thất nghiệp của họ sẽ đảm bảo cho người khuyết tật vì
các phương diện nói ở trên để họ hòa nhập với xã hội [22]
Úc
Trong các quốc gia phát triển, mô hình dịch vụ về việc làm cho người khuyết tật
ở Úc được coi là những định hướng thành công đối với cuộc sống của người khuyết tật
và định hướng về hòa nhập xã hội của họ. Định hướng này không chỉ giúp đỡ cá nhân
người khuyết tật mà còn hướng đến giúp đỡ các doanh nghiệp có lao động là người
khuyết tật.
Nhật Bản
Trong hơn 1/4 thế kỷ qua, Chính phủ Nhật Bản đã quan tâm nhiều đến người
khuyết tật, dành một khoản tài chính lớn để trợ cấp cho những người khuyết. Mức trợ
cấp tùy thuộc vào mức độ thương tật của người khuyết tật. Về giáo dục
Mặc dù Nhật Bản đã thực hiện giáo dục hoà nhập từ hơn 30 năm qua, nhưng cho đến
nay vẫn tồn tại hai hình thức là giáo dục chuyên biệt và giáo dục hoà nhập.
Như vậy, ở các quốc gia trên thế giới, vấn đề đào tạo, dạy nghề và hỗ trợ việc
làm cho người khuyết tật nói chung, trẻ khuyết tật nói riêng đã được quan tâm từ rất
lâu. Nhiều mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật học nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp với
khả năng tay nghề rất phù hợp với thực tế và tiên tiến. Bên cạnh hệ thống an sinh xã
hội, phúc lợi xã hội dành cho trẻ khuyết tật, công tác xã hội phát triển tại các nước như
Úc, Canada, Mỹ cũng song hành trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật. Nếu như An sinh xã
hội đưa ra những chính sách, đường lối thì công tác xã hội cụ thể hóa bằng hành động
thực tế để trẻ khuyết tật được hỗ trợ toàn diện nhất.
1.1.2. Một số nghiên cứu trên thế giới về người khuyết tật
1. World report on disability 2011 (Báo cáo về Người khuyết tật thế giới của
WHO và Ngân hàng thế giới (WB)
Báo cáo về Người khuyết tật thế giới của WHO và Ngân hàng thế giới (WB)công
bố năm 2011 cung cấp bức tranh toàn diện về người khuyết tật trên thế giới. Báo cáo
tổng kết hoạt động nghiên cứu về thực trạng của người khuyết tật dựa trên những số
liệu chính xác nhất.
The state of the world‟s children 2013 (Tình hình trẻ em thế giới năm 2013)
Trong báo cáo về tình hình trẻ em thế giới 2013 do UNICEF công bố cho thấy trẻ
em khuyết tật đang bị lấy đi nhiều thứ mà các em đáng được hưởng. Trẻ khuyết tật có
nguy cơ cao phải đối mặt với nghèo đói, thất học, bị bạo hành, ít có cơ hội được tiếp
cận những điều kiện tối thiểu như nước sạch, vệ sinh môi trường.
Báo cáo tổng kết dự ánPEPDEL& INCLUDE:
Dự án „Thúc đẩy việc làm bền vững cho người khuyết tật thông qua khung pháp lý
hiệu quả‟ ( Promoting the imployability and employment of people with disabilities
through effective legislation – PEPDEL) và dự án „Thúc đẩy việc làm bền vững cho
người khuyết tật thông qua dịch vụ hòa nhập‟ Promoting decent work for people with
disabilities through a disability inclusion support service (INCLUDE): Mục tiêu của dự
án là thúc đẩy hòa nhập xã hội của người khuyết tật trong các chính sách, chương trình
và dịch vụ thông qua việc thí điểm thành lập và hoạt động của
Ở Mỹ, Margeret S.Malone đã viết quyển “ Agenda for Social Security: Chalenges for
the new congress and the new administration (Social security advisory board,
February, 2001) ( Chương trình an sinh xã hội: Những thách thức cho đại hội mới và
chính quyền mới, Hội đồng cố vấn an sinh xã hội, tháng 1 năm 2011) , trong đó nói
nhiều đến sự an toàn thu nhập của người khuyết tật, lưu ý sự thiếu công bằng với
người khuyết tật, nhất là những người không còn khả năng làm việc. [56]
Nhiều nhà nghiên cứu về phúc lợi xã hội đã đặt ra vấn đề chính sách xã hội đối với gia
đình, đặc biệt là gia đình nghèo, bị tai nạn hoặc bị khuyết tật (Lundqvist 2007;
Lundvist & Roman 2008…), quan tâm đến sự công bằng trong chính sách an sinh,
những điều kiện để bình đẳng trong việc trong việc làm và thu nhập, trong đó có người
yếu thế và tàn tật (Ralph Dollgoff, Donald Feldstein, Mark J.tern )
1.2. Trong nước
Trong giai đoạn 2005 – 2010, vấn đề dạy nghề và xúc tiến việc làm cho trẻ khuyết tật
mới bắt đầu được quan tâm nghiên cứu cả về phương diện lý luận, cả về những vấn đề
thực hành.
Nguyễn Đăng Các cùng với những cán bộ nghiên cứu về tật học đã nghiên cứu chuyển
sách giáo khoa từ chữ in thường sang chữ nổi (Braille). Sau hơn 5 năm, nhóm tác giả
dưới sự chỉ đạo khoa học của Nguyễn Đăng Các đã chuyển được các sách giáo khoa từ
lớp 6 đến lớp 12 sang chữ Braille và sách chữ nổi này bắt đầu được dùng trong toàn
quốc. Đây là cơ sở để trẻ khiếm thính tiếp tục học nghề sau phổ thông.
Năm 2005, dưới sự chỉ đạo của Phạm Tất Dong, một tập thể khoa học đã nghiên cứu
mô hình dạy nghề cho trẻ khuyết tật.Năm 2007, Giáo sư Phạm Tất Dong đã thành lập
ra Tổ chức Hỗ trợ và Giáo dục trẻ thiệt thòi Việt Nam (OSEOC), trực tiếp lãnh đạo và
mở ra các trung tâm trực thuộc ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Việt Trì, Hà Nội…
Về thực trạng lao động việc làm của trẻ khuyết tật có những báo cáo khoa học của Lê
Sinh Nha, Nguyền Tiến Dũng và nhiều cộng tác viên tại các Hội thảo khoa học bàn về
việc hướng nghiệp, dạy nghề, phổ cập giáo dục cho trẻ khuyết tật tại Lào Cai (2007),
Hà Tĩnh (2008), Thái Nguyên (2009)…Cùng cộng tác nghiên cứu với những chuyên
gia còn có Đỗ Văn Ba đi sâu vào các lĩnh vực lao động và việc làm cho trẻ câm điếc
(2005), Nguyễn Văn Hường với những bài viết về học lao động của trẻ mù (2007)…
Một số báo cáo khoa khảo sát, công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến trẻ
khuyết tật và vấn đề việc làm cho trẻ khuyết tật những năm gần đây:
Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam 2010 được xây dựng trong 2 năm với
sự cộngtác chặt chẽ giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam phân tích này lấy cách tiếp
cận dựa trên quyền con người, xem xét tình hình trẻ em dựatrên quan điểm các nguyên
tắc chính về quyền con người như bình đẳng, không phânbiệt đối xử và trách nhiệm
giải trình.
Báo cáo nghiên cứu về Kiến thức, Thái độ, và Thực hành (KAP) về vấn đền hòa
nhập xã hội cho trẻ khuyết tật (TKT) được UNICEF Việt Nam hỗ trợ tài chính và kỹ
thuậtdo TS, BS Trịnh Thắng và các cộng sự thực hiện nghiên cứu định tính về trẻ
khuyết tật tại Đồng Nai, An Giang và đưa ra những kết luận chung về tình hình trẻ em
khuyết tật trong đó có đánh giá về vấn đề đào tạo nghề và việc làm cho trẻ em khuyết
tật.
Các nghiên cứu trong nước về trẻ khuyết tật nói chung là khá nhiều tuy nhiên
nghiên cứu về dạy nghề cho trẻ em khuyết tật thì chưa nhiều và chưa có nhiều phát
hiện mới đồng thời cách tiếp cận vấn đề còn chưa đa dạng do đó những giải pháp đưa
ra để hỗ trợ cho trẻ khuyết tật một phần chưa hiệu quả và chưa đáp ứng được nhu cầu
của trẻ. Đặc biệt nước ta đang thiếu những nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ việc làm cho
người khuyết tật được nghiên cứu tại những trung tâm dạy nghề cụ thể.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp vào những nghiên cứu khoa học trong nước về trẻ khuyết tật nói
chung và vấn đề việc làm cho trẻ khuyết tật nói riêng, góp phần nhỏ bé vào việc xây
dựng chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và đề xuất một vài ý kiến vào hướng giải quyết vấn đề này trong những
năm tới 2013 – 2020.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động hỗ trợviệc làm của trẻ khuyết tật,
những khó khăn gặp phải trong hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ khuyết tật từ đó đưa
ra những giải pháp hỗ trợ trẻ khuyết tật trong học nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp
với nhu cầu
Kết quả này cũng góp phần vào việc hoàn thiện hơn mô hình trợ giúp trẻ khuyết
tật học nghề trong các trung tâm hỗ trợ trẻ khuyết tật
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát các hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật tại hai cơ sở dạy
nghề dành cho các trẻ có các loại tật khác nhau, đánh giáhiệu quả của hoạt độnghỗ trợ việc
làm cho trẻ khuyết tật, đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật được hướng
nghiệp và học nghề để có được việc làm khi đến tuổi lao động
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Những hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật
- Hiệu quả của hoạt động hỗ trợ mang lại
4.2. Khách thể nghiên cứu:
- Người đang thực hiện các hình thức, hoạt động hỗ trợ đó: Cán bộ quản lý trung
tâm dạy nghề, thầy cô giáo và sinh viên tình nguyện
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu sử dụng ba cách tiếp cận chính đó là tiếp cận hướng nghiệp và giám định
lao động, tiếp cận thị trường lao động để tìm hiểu thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ
khuyết tật, nhu cầu của trẻ khuyết tật về việc làm trong tương lai dựa trên những biến
đổi của thị trường lao động, qua đó đưa ra những giải pháp phù hợp
5.1.1. Tiếp cận hướng nghiệp và giám định lao động
5.1.2. Tiếp cận thị trường lao động
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.2.1. Quan sát
5.2.2. Phỏng vấn sâu
5.2.3. Nghiên cứu tài liệu
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Mẫu nghiên cứu:
Chỉ giới hạn ở ba loại trẻ khuyết tật: khiếm thị, khiếm thính và tật vận động,
khuyết tật trí tuệ
6.2. Địa bàn nghiên cứu:
Hai cơ sở dạy nghề từ thiện cho trẻ khuyết tật trên địa bàn Hà Nội: Trung tâm
dạy nghề nhân đạo, Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa
7. Câu hỏi nghiên cứu:
- Những hình thức và hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ khuyết tật hiện nay như
thế nào?
- Hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ đã đáp ứng được nhu cầu của trẻ khuyết tật
hay chưa?
- Làm thế nào để các hoạt động hỗ trợ hiệu quả hơn?
-
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật việt nam (nccd), Báo cáo
thường niên năm 2012 về hoạt động trợ giúp người khuyết tật Việt Nam , Nhà
xuất bản lao động xã hội, tháng 5 năm 2013
2. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, Báo cáo tổng
kết công tác năm 2012
3. Ban công tác xã hội Trung ương hội chữ thập đỏ, ngày 4/2/2010, Báo cáo tổng
kết dự án kế hoạch việc làm cho người khuyết tật và nhóm người dễ bị tổn
thương khác tại Quảng Ninh, Hòa Bình và Lâm Đồng,
4. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
5. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Dự thảo Chiến lược An sinh xã hội giai
đoạn 2011-2020, năm 2010.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Kỷ yếu mười năm thực hiện giáo dục hòa nhập
trẻ khuyết tật việt nam, Hà Nội 5 - 2005.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Đề án trợ giúp người tàn tật giai
đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Unicef (2000), Khảo sát khuyết tật trẻ
em Việt Nam năm 1998, báo cáo cuối cùng, Hà Nội, tháng 1 năm 2000.
9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam
VNAH (2007), Tài liệu hướng dẫn xây dựng và triển khai đề án trợ giúp người
tàn tật giai đoạn 2006-2010, Hà Nội 4 - 2007.
10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Báo cáo điều tra đánh giá sơ bộ
5 năm thực hiện pháp lệnh về người tàn tật, Hà Nội.
Nxb Chính trị Quốc gia (2001), Thập kỷ người khuyết tật khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương 1993 - 2002, Hà Nội.
11. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), Tài liệu hội thảo “ An sinh xã
hội 2005”,
12. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2010), Dự thảo Chiến lược An sinh xã
hội giai đoạn 2011-2020, năm 2010
13. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012), Đề án trợ giúp người khuyết tật
giai đoạn 2012 – 2020
14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải;
Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Tổng cục Dạy nghề và một số Bộ, ngành khác (2012), Báo
cáo kết quả hoạt động trợ giúp người khuyết tật năm 2012 của các Bộ, ngành
15. Bùi Thị Xuân Mai, Giáo trình Nhập mon công tác xã hội, Nhà xuất bản Lao
động xã hội, Hà Nội
16. Degener, T. và G. Quinn (2002), Khảo sát về Cải cách Luật pháp Quốc tế So
sánh và Khu vực liên quan đến Người khuyết tật, 2002
17. Dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật: Thực trạng và những vấn
đề đặt ra, 04/12/2012, Ths. Nguyễn Ngọc Toản,
/>giai-quyet-viec-lam-cho-nguoi-khuyet-tat-Thuc-trang-va-nhung-van-de-dat-
ra/language/vi-VN/Default.aspx
18. Eric Rosenthal (2009), Đưa Luật pháp của Việt Nam phù hợp với Công ước
Liên Hiệp quốc về Quyền của Người khuyết tật Tháng 12, 2009
19. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên hiệp Hội Người khuyết tật Việt Nam và
một số tổ chức khác (2012), Báo cáo kết quả hoạt động trợ giúp người khuyết
tật năm 2012
20. Nguyễn Hữu Hải, Giáo trình Nhập môn An sinh xã hội, Nhà xuất bản Lao động
xã hội, Hà Nội
21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc , chủ nhiệm khoa Sư phạm (ĐHQG Hà Nội ), tại hội
thảo "Đối thoại về các vấn đề và hướng đi của khoa học và giáo dục hướng
nghiệp", tổ chức tại Hà Nội />gia-tu-van-huong-nghiep/40063139/202/
22. Mạc Văn Tiến (2005), “An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực”, Nhà xuất
bản lao động- xã hội
23. Mạc Văn Tiến (2010), “ An sinh xã hội và Phúc lợi xã hội- các cách tiếp cận lý
thuyết và thực tiễn”, Tạp chí BHXH, 2010.
24. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, Xã hội học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia
Hà Nội
25. Trần Văn Kham, Bài viết “Việc làm cho người khuyết tật: Một số cách tiếp
cận” ,
20/09/2011
26. Trần Văn Kham, Bài viết “Mô hình công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở Úc:
Định hướng về hòa nhập xã hội”, />tre-khuyet-tat-o-uc/ 20/09/2011
27. Trần Xuân Kỳ, Giáo trình trợ giúp xã hội, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội
28. Nhà nước phúc lợi Thụy Điển, Viện khoa học xã hội Việt Nam, 2006
29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, Luật Người
khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010
30. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, Bộ luật Lao
động số 35-L/CTN ngày 23 tháng 6 năm 1994 chương 2, chương 3
31. Quốc hội khóa XI,Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 Ngày 29 tháng 11 năm
2006
32. Quốc hội khóa XI, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11
ngày 15 tháng 6 năm 2004
33. Thúc đẩy dịch vụ xã hội cho nhóm yếu thế ,
/>ứ Tư, 12/09/2012
34. Tổ chức Lao động quốc tế (2008), Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề cho người
khuyết tật tại Vn, tháng 8 năm 2008
35. Tổ chức lao động quốc tế (2009), Hòa nhập người khuyết tật tại việt nam - việc
làm bền vững cho người khuyết tật, tháng 7 năm 2009
36. Tổ chức lao động quốc tế (2004), Tài liệu hướng dẫn hướng tới cơ hội việc làm
bình đẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật
37. Tổ chức lao động quốc tế (2002), Quản lý cơ sở vì hòa nhập của người khuyết
tật
38. Tổ chức lao động quốc tế ( 2012), Báo cáo về việc làm thế giới năm 2011,
2012
39. Trung tâm dạy nghề Nhân đạo (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động của Trung
tâm dạy nghề Nhân đạo 2012
40. Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động
của Trung tâm năm 2012
41. Trung tâm Thông tin - Thống kê lao động và xã hội (2000), Số liệu thống kê
lao động - thương binh và xã hội ở Việt Nam 1996 - 2000, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội
42. Trịnh Thắng, Nghiên cứu định tính về trẻ khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai
2011
43. Nguyễn Ngọc Toản, Dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật:
Thực trạng và những vấn đề đặt ra, ,
/>giai-quyet-viec-lam-cho-nguoi-khuyet-tat-Thuc-trang-va-nhung-van-de-dat-
ra/language/vi-VN/Default.aspx, Ngày 4/12/2012
44. Sử dụng lao động người khuyết tật trong một số doanh nghiệp Nhật Bản, Tống
Thùy Linh, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, ,
Ngày 27-07-2013
45. Unicef (2009), Báo cáo về Trẻ khuyết tật và Gia đình Trẻ khuyết tật tại Đà
Nẵng Kiến Thức - Thái Độ - Hành Vi
46. Unicef, Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam năm 2010
47. UNFPA, Người khuyết tật Việt Nam – Một số kết quả chủ yếu từ tổng điều tra
dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009
48. Vài nét về chính sách An sinh xã hội ở Phần Lan, Trịnh Cường,
www.tapchicongsan.org.vn/Home/, 24/04/2012
49. Vài nét về thực trạng tư vấn hướng nghiệp Việt Nam, Đỗ Thị Lệ Hằng, Tạp chí
tâm lý học, số 5 (122), 5-2009
50. Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề (2011), Báo cáo Dạy nghề Việt Nam 2011
51. Viện nghiên cứu phát triển xã hội (2006), Báo cáo về người khuyết tật Việt Nam
Tài liệu tiếng nước ngoài ( Tiếng Anh):
52. Australian Institute of Health and Welfare (2004), Children with disabilities in
Australia
53. Emily S. Andrews, July 2011 Ilo, Evaluation summaries Promoting the
employability and employment of people with disabilities through effective
legislation (PEPDEL) & Promoting decent work for people with disabilities
through a disability inclusion support service (INCLUDE)
54. Employment, Social Affairs & Inclusion Filand (2012), Your social security
rights in Finland 7/2012
55. Heikki niemela and Kari Salminen (2007), Social security in filand
56. Margeret S.Malone, Agenda for Social Security: Chalenges for the new
congress and the new administration, 2011
57. Malcolm Payne, Modern social work Theory
58. Ministry of Health and Social Affairs Swenden (May 2013), A strategy for the
implementation of disability policy 2011–2016
59. The United States Agency for International Development (MAY 2005),
VIETNAM DISABILITY SITUATION ASSESSMENT AND PROGRAM
REVIEW
60. Unicef in nocenti research centre (2007), Promoting the Rights of Children with
Disabilities
61. Unicef 2013 The state of the world‟s children 2013 – Children with disabilities
62. WHO & WB (2011), World report on disability 2011