Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Thực trạng về tạo việc làm cho người lao động trong khu vực FDI của Việt Nam giai đoạn 2005-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.46 KB, 21 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I : Những lý luận chung về vai trò của
FDI đối với việc tạo công ăn việc làm cho nước
nhận đầu tư
I.Tổng quan về FDI
1.Khái niệm :
a)Khái niệm :
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong
đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành
hoạt động sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài
là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế.
_Theo hiệp hội luật quốc tế (1966) : Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển
vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở
đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ.
_Theo luật đầu tư 2005 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư
nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến
hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này.
b)Đặc điểm :
_Một là, các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu vào
vốn pháp định, tùy theo luật đầu tư nước ngoài (tại Việt Nam, khi liên doanh,
số vốn góp của bên nước ngoài phải lớn hơn hoặc bằng 30% vốn pháp định).
_Hai là, quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Đối với
doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì quyền quản lý
doanh nghiệp và quản lý đối tượng hợp tác tùy thuộc vào mức vốn góp của
các bên khi tham gia, còn đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì
người nước ngoài(chủ đầu tư) toàn quyền quản lý doanh nghiệp.
_Ba là, lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
động kinh doanh và đước phân chia theo tỷ lệ góp vốn.
_Bốn là, đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiên thông qua việc xây


dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang
hoạt động hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau.
_Năm là, đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ gắn liền với di chuyển
vốn mà còn gắn với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh
nghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu
tư. Nhà đầu tư cùng với việc đưa vốn còn đưa cả công nghệ, bí quyết công
nghệ, kỹ năng tiếp thị, quản lý, đào tạo nhân công và các năng lực trong sản
xuất kinh doanh cũng như trong vấn đề quản lý doanh nghiệp cho nước tiếp
nhận vốn. Vốn FDI không chit bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư
dưới hình thức vốn pháp định mà nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh
nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích từ lợi nhuận
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, đi kèm với dự án
FDI là 3 yếu tố : hoạt động của thương mại(xuất,nhập khẩu), chuyển giao
công nghệ và di cư lao động quốc tế. Di cư lao động quốc tế cũng góp phần
vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý của doanh nghiệp FDI.
_Sáu là, đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay gắn liền với các hoạt động
kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia và quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Chính sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính
sách mở cửa và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư, đây được coi là nhận tố
kéo, mặt khác, các công ty đa quốc gia, trong chiến lược phát triển của mình
sẽ mở rộng phạm vi hoạt động khi có điều kiện phù hợp.
2.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài :
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức
khác nhau.
Nếu căn cứ và tính pháp lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể chia
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
FDI thành các loại : hợp đồng hợp tác kinh doanh,doanh nghiệp liên
doanh,doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.Ngoài ra còn có thêm các hình
thức đầu tư khác đó là hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT)

,xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO),xây dựng-chuyển giao (BT). Trong
các hình thức trên thì doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài là hình thức pháp nhân mới và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gọi
chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nếu căn cứ vào tính chất đầu tư có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài
thành hai loại : đầu tư tập trung trong khu công nghiệp-khu chế xuất và đầu tư
phân tán. Mỗi loại đầu tư đều có ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu công nghiệp của từng quốc gia.
Nếu căn cứ vào quá trình tái sản xuất có thể chia đầu tư trực tiếp nước
ngoài thành đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, đầu tư vào cung ứng nguyên
liệu, đầu tư vào sản xuất, đầu tư vào tiêu thụ sản phẩm…
Nếu căn cứ vào lĩnh vực đầu tư có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài
thành các loại : đầu tư vào công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…, cách phân
loại này tương tự như phân loại đầu tư nước ngoài theo động cơ đầu tư.
Nếu căn cứ theo động cơ đầu tư, FDI có thể theo các động cơ tìm kiếm
nguồn lực, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu quả và tìm kiếm tài sản chiến
lược.
Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các hình thức đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam bao gồm bốn hình thức sau:
_Hợp đồng hợp tác kinh doanh
_Doanh nghiệp liên doanh
_Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
_BOT
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II.Việc làm và tạo việc làm
1.Vai trò của việc làm
_ Có việc làm và thất nghiệp là hai khái niệm trái ngược nhau. Do đó,
tạo việc làm có vai trò trước tiên là làm giảm thất nghiệp. Từ đó, thất nghiệp
giảm lại kéo theo nhiều tác động tích cực khác.

_ Đối với cá nhân người lao động, tạo việc làm góp phần tăng thu nhập
nuôi sống bản thân và gia đình. Có việc làm, có thu nhập, người lao động mới
có khả năng trang trải cuộc sông, chăm sóc con cái và nâng cao đời sống vật
chất cũng như tinh thần.
_ Đối với xã hội, tạo việc làm góp phần ổn định đời sống của mọi người
dân, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, thúc đẩy sự ổn định của xã hội, đẩy lùi
các tện nạn xã hội do giảm thất nghiệp.
_ Tạo việc làm có tác động lớn đến sự phát triển bền vững, mục tiêu mà
Việt Nam cũng như các nước đang theo đuổi. Tạo việc làm tăng thu nhập cho
người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nhờ đó góp phần làm tăng thu nhập
bình quân đầu người, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm người
trong xã hội. Mặt khác, người lao động có thu nhập, có điều kiện chăm sóc y
tế, dinh dưỡng tốt hơn, đầu tư cho con cái nhiều hơn về giáo dục, các nhu cầu
tinh thần. Góp phần nâng cao sức khỏe, tuổi thọ, học vấn cho bản thân và gia
đình, tăng vị thế của người lao động trong xã hội.
2.Các yếu tố tác động đến tạo việc làm cho người lao động
_ Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ.
_ Hệ thống chính sách điều tiết của Nhà nước: Chính sách phát triển
kinh tế-xã hội, chính sách kích thích thu hút lao động, hệ thống chính sách về
tiền lương, tiền công, điều chỉnh mức lương giữa các loại hình doanh nghiệp,
quy định mức lương tối thiểu…
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
_ Số lượng và chất lượng cung lao động.
+ Số lượng cung lao động lớn, giá cả lao động thấp, nhà đầu tư sẽ có
điều kiện thuê nhiều lao động hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn.
+ Chất lượng cung lao động cao, đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư,
họ mông muốn thuê lao động hơn. Đồng thời, chất lượng cung lao động tốt sẽ
làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, các nhà đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam có thể sử dụng ngay lao động của nước ta vào các vị trí

quản lý mà không cần đưa chuyên gia nước ngoài sang. Chất lượng lao động
cao sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho chính người lao động.
III.Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề
tạo việc làm cho người lao động
1.FDI giải quyết việc làm cho người lao động
Thu hút được nguồn vốn FDI lớn, các nước nhận vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài có điều kiện phát triển kinh tế thuộc mọi lĩnh vực công nghiệp,
nông nghiệp và dịch vụ. Ngày càng có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất
mới ra đời cần nhiều lao động, kể cả lao động phổ thông và lao động có trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao. Nhiều ngành nghề, nhiều loại hình dịch vụ mới
ra đời, tạo nhiều cơ hội cho những người đang đi tìm việc.
2.FDI cũng giải quyết việc làm cho người lao động thông qua tác
động gián tiếp
Cùng với sự phát triển của khu vực FDI, một số khu vực sản xuất và
cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các khu vực này thuộc các thành phần kinh
tế khác nhau cũng phát triển theo.Từ đó nâng cao khả năng tạo việc làm cho
người lao động.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động trong nước
_ Thông qua FDI, người lao động đã được đào tạo, nâng cao năng lực
quản lý, trình độ khoa học công nghệ và có khả năng thay thế chuyên gia
nước ngoài; được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng công nghệ tiên
tiến; được làm việc trong môi trường lao động an toàn, vệ sinh; được rèn
luyện tác phong lao động công nghiệp, kỷ luật lao động và thích ứng dần với
cơ chế lao động mới.
_ Yêu cầu về trình độ lao động trong các doanh nghiệp sử dụng vốn FDI
cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác. Yêu cầu này đã gián tiếp nâng
cao chất lượng lao động Việt Nam nói chung.
_ Các doanh nghiệp khác muốn cạnh tranh được với doanh nghiệp FDI,

ngoài các chiến lược kinh doanh cũng cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại,
khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp mình không ngừng học hỏi,
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý…
IV.Tác động của FDI đối với vấn đề tạo công ăn việc làm
1.Lý thuyết về lợi ích của đầu tư nước ngoài
Hợp tác đầu tư nước ngoài chỉ có thể thành công khi có sự gặp gỡ về lợi
ích của cả hai bên. Sử dụng sản phẩm cận biên của vốn đầu tư nước ngoài làm
công cụ chỉnh, ngay từ năm 1960 Mac Dougall đã chỉ ra rằng sự tăng vốn đầu
tư nước ngoài vừa làm tăng sản phẩm đầu ra vừa phân phối lại thu nhập giữa
nhà đầu tư trong nước và người lao động.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mô hình Mac Dougall về FDI
Trong mô hình trên vốn cổ phần đầu tư là AC, trong đó AB là vốn cổ
phần của nhà đầu tư trong nước và BC là của nhà đầu tư nước ngoài. Giá trị
đầu ra là GDCA; thu nhập của chủ đầu tư trong nước là FEBA, của chủ đầu tư
nước ngoài là EDCB, của người lao động là GDF. Khi vốn FDI tăng từ BC
đến BL sẽ có những tác dụng sau: thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài bây giờ
là IKLB (phần đầu tư mới nhận JKLC và đầu tư cũ giảm đi EDJI do tỷ suất
lợi nhuận giảm dần được biểu hiện qua sản phẩm cận biên của vốn Ay). Nhà
đầu tư trong nước giảm thu nhpaaj FEHI và người lao động hưởng phần
FDKH. Như vậy, tổng cộng nước chủ nhà thu nhập EDKI. Phần thu nhập của
người lao động tăng thêm nhiều hơn ngoài DKJ là do phân phối lại từ nguốn
vốn đầu tư cũ. Do vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vừa tạo ra thu nhập
cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, vừa tạo ra công ăn việc
làm và tăng thu nhập cho người lao động.
2.Tác động của FDI trong vấn đề tạo công ăn việc làm
Trong thời gian gần đây, vai trò của FDI đối với vấn đề tạo công ăn việc
làm cho người lao động được nhiều người quan tâm và nghiên cứu.
Từ xưa, các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith hay Ricardo,

Keynes… cũng đã đề cập đến vấn đề này. Đối với Smith thì ông cho rằng có
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
một mối quan hệ trực tiếp giữa đầu tư và việc làm. Trong những nguyên lý
của mình thì Ricardo đã có những ý kiến về vấn đề này và ông chỉ ra rằng “Sự
phát hiện và sử dụng máy móc có thể đi kèm với sự gia tăng của tổng sản
phẩm sản xuất ra và bất kỳ trong trường hợp nào việc này cũng ảnh hưởng
đến lực lượng lao động bởi vì một số người trong số họ sẽ mất việc làm”. Đối
với Keynes ông đã phát triển học thuyết của Adam Smith và trong “lý thuyết
chung về tiền tệ, lãi suất và việc làm”. Ông đã nhận thức rõ mối quan hệ trực
tiếp giữa đầu tư và việc làm và đưa ra kết luận “Việc làm chỉ có thể tăng
tương ứng với sự tăng lên của đầu tư nếu không có sự thay đổi trong khuynh
hướng tiêu dùng”. Nghĩa là việc làm là biến phụ thuộc, đầu tư và tiêu dùng là
hai biến giải thích. Việc làm chỉ tăng lên khi đầu tư tăng lên hoặc khi người
dân có sự thay đổi trong tiêu dùng.
Những kết luận như “kim chỉ nam” cho các thế hệ sau này có những
đường đi đúng hướng khi nhận thấy vai trò của đầu tư (đặc biệt là đầu tư trực
tiếp nước ngoài) trong vấn đề tạo và giải quyết việc làm cho người lao động.
Tóm lại, qua những nghiên cứu của các nhà học thuyết kinh tế từ trước
tới nay ta đã thấy được tầm quan trọng của FDI đối với vấn đề tạo công ăn
việc làm, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Chương II: Thực trạng về tạo việc làm cho người
8

×