Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

tư tưởng hồ chí minh về vai trò của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.49 KB, 14 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân
trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
từ 1925 đến 1945

Vũ Thị Lan

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Khoa học chính trị: 60 31 02 04
Người hướng dẫn : PGS.TS. Phạm Hồng Tung
Năm bảo vệ: 2014
102 tr
Abstract. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn nội dung và những
yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm Hồ Chí Minh về nhân dân, về vai trò của nhân dân
trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.Làm rõ những phương pháp phát huy, nâng
cao năng lực của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến
1945.Khẳng định ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân
để hình thành những quan điểm và giải pháp phát huy các nguồn lực của nhân dân
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Keywords.Tư tưởng Hồ Chí Minh; Giải phóng dân tộc; Thời kỳ 1925-1945
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Dân là gốc của nước”, “nước lấy dân làm gốc” là một truyền thống tốt đẹp của
các dân tộc phương Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng được Chủ tịch Hồ
Chí Minh kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình. Cùng với sự tổng kết từ bài học kinh nghiệm của các cuộc cách mạng
trên thế giới và cách mạng Việt Nam, khi khẳng định vai trò của nhân dân, Người nói:
“Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực
lượng đoàn kết của nhân dân… Trong xã hội, không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ
cho lợi ích của nhân dân”. Cho nên, “Chính phủ và Đảng chỉ mưu giải phóng cho
nhân dân, bất cứ việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm trước
nhân dân. Đó là một lẽ rất đơn giản, rõ ràng” [58, tr. 285]. Người nhắc nhở các cán bộ


để lãnh đạo được nhân dân, để dân tin, dân yêu, dân kính, dân ủng hộ thì từ cách làm
việc, cách tổ chức, cách nói chuyện, tuyên truyền khẩu hiệu… phải từ trong dân chúng
ra. Về sâu trong quần chúng”. “Bất cứ việc to việc nhỏ, phải xét rõ và làm cho hợp với
trình độ văn hóa, thói quen, sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng
ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng” [58, tr. 288].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, về vị trí, vai trò của
nhân dân là một đề tài lớn, hết sức phong phú, đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân
trong cuộc vận động giải phóng dân tộc trong giai đoạn từ 1925 đến 1945, về những
phương pháp phát huy vai trò và năng lực của nhân dân trong cuộc vận động giải
phóng dân tộc thì chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào. Có thể nói, đây
là giai đoạn đánh dấu sự phát triển và tiếp tục hoàn thiện trong nhận thức của Hồ Chí
Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, về vị trí, vai trò của nhân dân trong cuộc vận
động giải phóng dân tộc.
Với tính cách là một luận văn thạc sĩ, bằng phương pháp kết hợp lịch sử và
lôgic và phương pháp cơ bản của chuyên ngành, tác giả cố gắng trình bày những tìm
hiểu ban đầu có tính hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân, về vai trò của nhân
dân và những phương pháp phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc vận động giải
phóng dân tộc.
Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai
trò của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến 1945 ” làm đề
tài luận văn thạc sĩ của chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc nói chung,
về vai trò của nhân dân nói riêng trên thực tế đã thu hút được sự chú ý của các nhà
nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Căn cứ vào
nội dung có thể chia thành các nhóm sau:
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
giải phóng dân tộc trong đó đề cập tới vai trò của nhân dân trong cách mạng
giải phóng dân tộc.

Lê Duẩn (1960): Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà
Nội.
Võ Nguyên Giáp (1970): Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà chiến lược thiên tài;
Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
Võ Nguyên Giáp (1975): Chiến tranh giải phóng và chiến tranh dựng nước,
Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Trần Văn Trà (1994): Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
Lê Mậu Hãn, Đinh Xuân Lâm (1994): Góp phần tìm hiểu tư tưởng độc lập tự
do của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Mậu Hãn (2000): Tư tưởng Hồ Chí Minh rọi sáng con đường độc lập tự do
của dân tộc Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Mậu Hãn (2001): Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh
sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Quang Hưng, Phùng Hữu Phú, Bùi Đình Phong (2003): Bác Hồ với giai
cấp công nhân và công đoàn Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội.
Nguyễn Đức Bình, Đặng Xuân Kỳ, Lê Mậu Hãn (2003): Tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Hồng Chương (2003): Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Văn Đồng (2009): Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Văn Thị Thanh Mai (2009): Hồ Chí Minh những chặng đường cách mạng,
Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.
Trần Văn Giàu (2010): Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
Vũ Khiêu (2010): Hồ Chí Minh - Ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Hồng Chương: Hồ Chí Minh và sự lựa chọn con đường Cách mạng

Tháng Mười - từ góc nhìn văn hóa, , ngày 14-5-2010.
Nguyễn An Ninh: Hồ Chí Minh với cuộc đổi mới tư duy đầu tiên của cách
mạng Việt Nam để tìm đường cứu nước, , ngày 06-06-2011.
Bùi Đình Phong: Người tìm đường, mở đường, dẫn đường và thiết kế tương
lai, Báo điện tử, số ra 25/6/2011.
Bùi Đình Phong: "Dân là gốc, dân là chủ", , ngày 02-
12-2011
Vũ Đình Hòe: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc và chấn
hưng đất nước, , ngày 13-07-201.
Các công trình nghiên cứu trên đã trình bày một cách có hệ thống những nội
dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: con đường
cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, tính chất cách mạng, phương pháp cách mạng, động
lực cách mạng… Hoặc nhìn nhận tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí
Minh từ một khía cạnh cụ thể chứ chưa có sự phân tích, khái quát hoá một cách có hệ
thống quan điểm Hồ Chí Minh về nhân dân, về vai trò của nhân dân trong cuộc vận
động giải phóng dân tộc.
2.2. Nhóm các công trình, bài viết tạp chí nghiên cứu về phương pháp, phong
cách Hồ Chí Minh.
Phùng Hữu Phú (1995): Chiến lược đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phùng Hữu Phú (2010): Bí quyết thành công Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
Đặng Xuân Kỳ (2004): Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Lý
luận Chính trị, Hà Nội.
Bùi Đình Phong (2005): Đỉnh cao tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Nxb.
Lao Động, Hà Nội.
Nguyễn Văn Huyên (2010): Con người chính trị Việt Nam truyền thống và
hiện đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Hồng Tung (2010): Văn hoá chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa
chính trị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Song Thành (2010): Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá kiệt xuất, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
Phạm Ngọc Anh (2012): Phát huy các nguồn lực của dân làm lợi cho dân theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Hồng Tung, Đinh Xuân Lâm (2010): Từ Pác Pó đến Ba Đình: những
chặng đường thắng lợi của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Tạp chí
Hội thảo Khoa học Quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội phát triển bền
vững Thủ đô Hà Nội Văn Hiến, anh hùng, vì hòa bình.
Đinh Xuân Lâm, Phạm Hồng Tung (2010): Từ Pác Pó đến Ba Đình: những
chặng đường thắng lợi của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Hội thảo
Khoa học Quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội phát triển bền vững Thủ đô
Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình.
Phạm Xanh: Sự nối tiếp tư tưởng trên đất Nghệ Tĩnh từ Phan Đình Phùng qua
Phan Bội Châu đến Hồ Chí Minh, , ngày 14-12-2010.
Phạm Hồng Chương: Suy nghĩ về hình thức và nội dung truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin trong tác phẩm Đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc,
, ngày 26-04-2012
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu một cách khá
toàn diện về phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh từ khái niệm phương pháp đến
hệ thống cách phương pháp cụ thể, từ khái niệm phong cách đến hệ phong cách Hồ
Chí Minh, cũng như đã đưa ra hệ quan điểm văn hoá chính trị Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên, nghiên cứu những phương pháp phát huy vai trò và năng lực của nhân dân trong
cuộc vân động giải phóng dân tộc thì chưa có công trình nào nghiên cứu.
2.3. Nhóm một số đề tài khoa học bàn về vai trò của nhân dân trong cuộc vận
động giải phóng dân tộc.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng: “Sự nghiệp cách mạng là của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân theo tinh thần đổi mới của Đảng” (1995) của
Nguyễn Sanh Châu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
giải phóng dân tộc” (1995), của Nguyễn Chính, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân vận và vận dụng vào công tác dân vận ở tỉnh Hải Dương”, (2008), của Lê Văn
Thuỷ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng lực lượng cách mạng trong tiến trình vận động khởi nghĩa giành chính quyền
năm 1945”, (2012), của Nguyễn Thị Nam, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành chính trị học: “Nâng cao văn hoá chính trị của
cán bộ lãnh đạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” (2000) của Lâm Quốc Tuấn, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề dân
tộc và giai cấp trong cách mạng Việt Nam” (2001) của Trần Văn Hải, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Trên đây là những luận văn, luận án đã bảo vệ và có những nội dung liên quan
đến đề tài của tác giả. Hai luận văn của tác giả Nguyễn Sanh Châu, Nguyễn Chính đã
phân tích nguồn gốc hình thành quan điểm Hồ Chí Minh “cách mạng là sự nghiệp của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” cũng như những quan điểm và giải pháp thực
hiện tư tưởng: sự nghiệp cách mạng là của dân, do nhân dân và vì nhân dân của Đảng
ta. Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Nam đã trình bày được một số phương pháp xây
dựng lực lượng cách mạng, nhưng chủ yếu phân tích và làm rõ quá trình xây dựng lực
lượng cách mạng và sự vận dụng của Đảng trong xây dựng khối đại đoàn kết hiện nay.
Luận văn của tác giả Lê Văn Thuỷ thì chú trọng đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân vận đối với công tác dân vận ở tỉnh Hải Dương. Còn luận án của tác giả
Lâm Quốc Tuấn và Trần Văn Hải thì chủ yếu đưa ra cơ sở khoa học về vấn đề dân tộc
và giai cấp trong cách mạng Việt Nam, về vai trò của Đảng và Mặt trận dân tộc thống
nhất trong các thời kỳ cách mạng Việt Nam, về những yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo
hiện nay ở nước ta.
Tóm lại, tất cả các công trình và bài viết nói trên đều đã đề cập đến tư tưởng Hồ
Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, về vai trò của nhân dân trong cuộc vận
động giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của

nhân dân cũng như hệ thống các phương pháp để phát huy vai trò và năng lực của nhân
dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến 1945 là một vấn đề mới,
đang rất cần được đi sâu nghiên cứu hơn nữa.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Làm rõ những phương pháp phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc vận động
giải phóng dân tộc.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm Hồ Chí Minh về
vai trò của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.
+ Làm rõ những phương pháp phát huy, nâng cao năng lực của nhân dân trong
cuộc vận động giải phóng dân tộc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân và việc phát huy vai
trò của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là một hệ thống những
luận điểm mới mẻ và sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương
pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Trong phạm vi nghiên cứu
của luận văn tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của
nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến năm 1945.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng những lý luận cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, các quan
điểm về vai trò của văn hoá chính trị đối với hoạt động của nhà chính trị, và các quan
điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về vai trò nhân dân trị đối với sự
phát triển đất nước hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và những
phương pháp truyền thống như phân tích, lôgic - lịch sử, so sánh, tổng hợp, thống kê,
tổng kết thực tiễn… Đặc biệt luận văn sử dụng cách tiếp cận liên ngành của môn
nghiên cứu văn hóa chính trị để triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đi sâu phân tích đánh giá quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân dân và
vai trò của nhân dân trong cách mạng giải phóng dân tộc, những phương pháp vận
động, tập hợp, lãnh đạo nhân dân của Hồ Chí Minh từ những năm 1925 đến 1945 từ đó
làm căn cứ thực tiễn để hình thành những quan điểm và giải pháp phát huy các nguồn
lực của dân làm lợi cho dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên
cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu; nội dung; kết luận; danh mục tài liệu tham
khảo. Phần nội dung của luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Ngọc Anh (2012), Phát huy các nguồn lực của dân làm lợi cho dân theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ban nghiên cứu lịch sử (1977), Các tổ chức tiền thân của Đảng, Nxb. Sự thật, Hà
Nội.
3. Ban nghiên cứu lịch sử (1977), Văn kiện Đảng 1930 - 1945, Nxb. Sự thật, Hà
Nội.
4. Ban nghiên cứu lịch sử (1987), Hồ Chí Minh - tiểu sử và sự nghiệp, Nxb. Sự thật,
Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Bình, Đặng Xuân Kỳ, Lê Mậu Hãn (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh
về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Phan Bội Châu (1990), toàn tập, tập 2, Nxb. Thuận Hóa - Huế
8. Phan Bội Châu (1990), toàn tập, tập 3, Nxb. Thuận Hóa - Huế

9. Phan Bội Châu (1990), toàn tập, tập 4, Nxb. Thuận Hóa - Huế.
10. Trường Chinh (1991): Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cách mạng Việt Nam, Nxb.
Thông tin lý luận.
11. Lê Duẩn, (1960), Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, (Xuất bản lần thứ
hai), Nxb. Sự thật, Hà Nội.
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
17. Đại Việt sử ký toàn thư (2011), tập 1, Nxb Khoa học xã hội.
18. Đại việt sử ký toàn thư (2011), tập 2, Nxb. Khoa học xã hội.
19. Võ Nguyên Giáp (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng giải
phóng dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Võ Nguyên Giáp, Kinh nghiệm Việt Minh ở Việt Bắc, Việt Minh xuất bản, tháng
2-1944
21. Trần Văn Giàu (1975), Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách
mạng Tháng Tám, tập 2 - Hệ ý thức tư sản và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch
sử, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Trần Văn Giàu (1997), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến
Cách mạng Tháng Tám, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Trần Văn Giàu (2010), Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội
24. Trần Hải (1997), “Đồng chí Nguyễn Văn Cừ và quyết định chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược cách mạng Việt Nam những năm 1938 -1939”, Nguyễn Văn Cừ - Một tổng bí

thư tài năng của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Lê Mậu Hãn (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh rọi sáng con đường độc lập tự do
của dân tộc Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Lê Mậu Hãn (2001), Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng
tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Lê Mậu Hãn (2009), Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007): Lich sử Đảng Cộng sản Việt
Nam (tập bài giảng), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền -
Khoa Chính trị học (2001), Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
30. Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong (2003): Tứ thư,
Đại hoc, Nxb, Quân đội nhân dân.
31. Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong (2003): Tứ thư,
Luận ngữ, Nxb, Quân đội nhân dân.
32. Hội đồng Trung ương (2003),Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
33. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 , Nxb. Văn học nghê thuật, 1987.
34. Hợp tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (1900-1930) (1972),
Nxb. Văn học, Hà Nội.
35. Lê Thị Thu Huyền (2013): Bàn thêm về vấn đề dự đoán thời cơ, chớp thời cơ tiến
lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng Tháng Tam năm 1945.
36. Nguyễn Văn Huyên (2010), Con người Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nôi
37. Đỗ Quang Hưng (1999), Bác Hồ với giai cấp công nhân và công đoàn Việt
Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội.
38. Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Văn Khánh (1991), “Nhận thức và thực tiễn của vấn
đề xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất”, Nghiên cứu lịch sử, số 2, tr. 13-17&28
39. Khoa Khoa học chính trị, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (1999),Chính trị
học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

40. Vũ Khiêu (1995), Cách mạng Tháng Tám vặ nghiệp đổi mới hôm nay, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
41. Vũ Khiêu (2012), Hồ Chí Minh - Ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đặng Xuân Kỳ (2004), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận
Chính trị, Hà Nội.
43. Đinh Xuân Lâm (2002): Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb. Giáo dục.
44. Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (1994), Góp phần tìm hiểu tư tưởng độc lập tự do
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
45. Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt Nam (1991), Nxb. Sự
thật, Hà Nội
46. Nguyễn HiếnLê (1998), Lão Tử - Đạo đức kinh, chương 2, Nxb. Văn hóa, Hà
Nội.
47. Nguyễn Hiến Lê (1998), Lão Tử - Đạo đức kinh, Nxb. Văn hóa, Hà Nội
48. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 24, Nxb, Mactxcơva
49. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 6, Nxb, Mactxcơva.
50. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 2, Nxb, Mactxcơva.
51. C. Mác - Ăngghen (1981) , Tuyển tập, tập 2, Nxb. Matxcơva.
52. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Hồ Chí Minh (1985), Lênin và Cách mạng Tháng Mười, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
54. 26. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
55. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
56. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
57. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
58. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
59. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
60. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
61. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
62. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội
63. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục.

64. Vũ Dương Ninh (2007), Việt Nam - Thế giới và hội nhập (Một số công trình
tuyển chọn), Nxb. Giáo dục Việt Nam.
65. Vũ Dương Ninh (2011), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb. Giáo dục Việt Nam.
66. Phùng Hữu Phú (1995), Chiến lược đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Phùng Hữu Phú (1997), Hồ Chí Minh với phật giáo Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
68. Phùng Hữu Phú (2010), Bí quyết thành công Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
69. Dương Trung Quốc (2002), Việt Nam - Những sự kiện lịch sử (1919 - 1945),
Nxb. Giáo dục.
70. Nguyễn Ái Quốc (1987), Những bài đăng trên báo Le Paria (Người cùng khổ),
Nxb. Sự thật, Hà Nội.
71. Dương Kinh Quốc (1978), Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi
thành lập Đảng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
72. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 103, số 03, tr. 103 –
110
73. Nguyễn Thành (1986), Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, Nxb.
Thông tin lý luận, 1986.
74. Nguyễn Thành (2006), Góp phần tìm hiểu Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Nxb.
Công an nhân dân.
75. Song Thành (2010), Hồ Chí Minh, tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
76. Mạch Quang Thắng (2010), Hồ Chí Minh - con người của sự sống, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội
77. Thích Huệ Tông (2005), Những đặc điểm của Đức Phật, Nxb. Tôn giáo
78. Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần (1981), Nxb Khoa học xã hội.
79. Trần Dân Tiên (1994), Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,
Nxb. Trẻ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
80. Phạm Hồng Tung (2010), Văn hoá chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa
chính trị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

81. Phạm Hồng Tung (2013), Lịch sử cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt
Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
82. Phạm Hồng Tung (2010), Tìm hiểu vai trò của Mặt trận Việt Minh trong Cách
mạng Tháng Tám, Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 26, tr. 203 –
212
83. Phạm Hồng Tung, Đinh Xuân Lâm (2010): Từ Pác Pó đến Ba Đình: những
chặng đường thắng lợi của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Tạp chí Hội
thảo Khoa học Quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội phát triển bền vững Thủ
đô Hà Nội Văn Hiến, anh hùng, vì hòa bình, tr. 204-216
84. Tuyển tâp Mác - Ăngghen (1978), tập 2, Nxb. Mactxcơva.
85. Tuyển tập thơ văn Việt Nam đầu thế kỷ XX (1995), Nxb. văn học, Hà Nội
86. Trần Văn Trà (2004), Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, (In lần thứ hai), Nxb.
Quân đội nhân dân.
87. Phan Chu Trinh, Thư gửi Nguyễn Ái Quốc, Báo nhân dân số 10553, ngày 19-5-
1983.
88. Phạm Xanh (2001), Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam (1921-1930), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
89. Viện Hồ Chí Minh, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Hồ Chí
Minh biên niên tiểu sử, Tập 1, 1890 - 1957, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
90. Việt sử lược (1959), Nxb, Sử học

×