Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ý nghĩa của việc cho trẻ tuổi ấu nhi thao tác với đồ vật với sự phát triển tâm lí trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.3 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
BÀI TIỂU LUẬN
TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI VÀ SƯ
PHẠM
Sinh viên thực hiện : Vũ Tè Thoa
Líp : K2- 05
Giảng viên : Trần Văn Tính
HÀ NỘI _12/09/05
Đề bài: ý nghĩa của việc cho trẻ tuổi Êu nhi thao tác với đồ vật với sự phát
triển tâm lí trẻ em.

Bài làm
A_LÝ do viết bài :
Từ xa xưa loài người đã quan tâm đến các hiện tượng tâm lí .Nhưng
trong một thời gian dài tâm lí học chỉ là một bộ phận của triết học. Đến thế
kỉ 19 điều kiện lịch sử đã thay đổi, nền kinh tế xã hội phát triển manh mẽ,
do đó các ngành khoa học cũng không ngừng phát triển, cùng với sự phát
triển đó tâm lí học cũng phát triển mạnh mẽ và trở thành một nghành khoa
học độc lập khi phòng thực nghiệm tâm lí học và Wundt cuối thế kỉ 19 ở
Leipzig . Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu tâm lí có tính
chất riêng biệt, khiến nghành tâm lí học ứng dụng được phát sinh Tâm lí
học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm _ sù ứng dụng tâm lí học vào sư phạm
lứa tuổi_là các chuyên nghành phát triển sớm nhất của tâm lí học.

Có thể nói TLHLT&TLHSP cùng nghiên cứu về tâm lí con người ở
các giai đoạn khác nhau trong điều kiện sống và hoạt động của nó.
TLHLT&TLHSP gắn bó chặt chẽ, thống nhất với nhau ,vì có chung khách
thể nghiên cứu _ là những con người bình thường ở những giai đoạn phát
triển khác nhau : trẻ nhỏ thiếu niên, thanh niên …chúng là khách thể của
TLHLT, nếu ta nghiên cứu động thái của sự phát triển theo lứa tuổi. Nếu


chúng được nghiên cứu với tư cách là người được dạy và được giáo dục
trong quá trình tác động có mục đích của nhà giáo dục thì chúng là khách
thể của TLHSP. Do vậy về mặt nội dung chóng ta tháy có những phần
thuộc về cả TLHLT&TLHSP. Nhưng nghiên cứu TLHLT chỉ có thể có kết
quả tốt nếu nó không dừng ở mức độ thực nghiệm mà được tiến hành trong
những đìêu kiện cụ thể của việc dạy học và giáo dục trong điều kiện tự
nhiên của đời sống trẻ. Như vậy cả TLHLT&TLHSP đều nghiên cứu trẻ em
trong quá trình dạy học và giáo dục và cùng phục vụ đắc lực cho sự phát
triển của trẻ.
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu môn TLHLT&TLHSP tôi
đã có cánh nhìn sâu hơn, chi tiết hơn, rõ ràng hơn về sự phát triển tâm lí
của trẻ trong trong giai đoạn. Đặc biệt khi nghiên cứu sâu về phần “đặc
điểm phát triển tâm lí của trẻ thời Êu nhi”, tôi nhận thấy đây là thời kì trẻ
có một sự phát triển tâm lí khá thó vị, nhưng cũng có vai trò rất quan trọng
trong các thời kì phát triển tâm lí tiếp theo . Chính vì vậy tôi viết bài tiểu
luận này để trình bày về những hiểu biết của mình đối với giai đoạn phát
triển tâm lí của trẻ thời kì này.
B - Mục đích
Những quan sát hàng ngày cho thấy trẻ em rung cảm va suy nghĩ
không giống với người lớn. Trẻ nhỏ không làm được rất nhiều điều. Nhưng
vấn đề không phải ở chỗ trẻ chưalàm được những gì? … Mà vấn đề cơ bản
ở chỗ phải hiểu được đứa trẻ hiện có những gì , có thể làm được những gì,
nó sẽ thay đổi như thế nào, và sẽ có được những gì trong quá trình sống và
hoạt động theo lưá tuổi . Có hiểu được những điều đó mới hiểu được
nguyên nhân của những nét, những phẩm chất mơí đặc trưng cho nhân cách
người lớn. Mặt khác, mỗi lứa tuổi có khó khăn và thuận lợi riêng. Những
khó khăn và thuận lợi đó đòi hỏi phải có phương pháp đối xử riêng biệt,
thích hợp với lứa tuổi. Có thể phương pháp này thích hợp với trẻ nhỏ nhưng
lại không áp dụng được với thiếu niên. Nếu không chú ý đến điều đó thì
giáo viên dù có am hiểu khoa học đến đâu cũng khó đạt được kết quả tốt

trong công tác của mình. Có thể khẳng định sự hiểu biết về
TLHLT&TLHSP là điều kiẹn cần thiết để tổ chức có hiệu quả và đúng đắn
quá trình học tập và giáo dục. Tất cả những thay đổi từ một đứa trẻ sơ sinh
đến chỗ biết hành động theo mục đích đã định…không mang tính chất ngẵu
nhiên mà diễn ra có quy luật, có nguyên nhân của nó.Nếu sự thay đổi ở một
đúa trẻ nào đó diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn hoăc không bình thường thì
bao giê cũng có nguyên nhân nhất định. Những kiến thức TLHLT&TLHSP
sẽ giúp ta tìm ra những nguyên nhân đó, đưa ra được những biện pháp tác
độnh hợp lý hơn và có ý thức hơn nhằm ngăn ngõa những khuyết điểm đó
hoặc những thất bại có thể xảy ra trong hoạt động của học sinh. Sự hiểu biết
về TLHLT&TLHSP là điều kiện cần thiết để tổ chức hiệu quả và đúng đắn
quá trình học tập và giáo dục. Những kiến thức về TLHLT&TLHSP giúp
các nhà giáo dục chuẩn đoán trước sự phát triển nhân cách trẻ từ đó định
hướng được sự phát triển Êy. Đó cũng chính là mục đích của tôi khi viết bài
tiểu luận này với mong muốn tìm hiểu thêm và có thêm hiểu biết , kiến thức
trong việc nắm bắt được sự thay đổi trong tâm lí trẻ , đặc biệt là giai đoạn
trẻ tuổi Êu nhi . Để từ đó có thêm một số kinh nghiệm cần thiết treong hoạt
động công tác cũng như trong cuộc sống sau này .
C - Nội dung
Để nắm rõ được ý nghĩa của việc cho trẻ tuổi Êu nhi thao tác với đồ
vật đối với sự phát triển tâm lí trẻ em , tôi muốn trình bày một số những
vấn đề về sự phát triển tâm lí trẻ em.
Một sè quan điểm về sự phát triển tâm lí trẻ em:
Dùa trên những quan điểm triết học khác nhau người ta hiểu về trẻ em
rất khác nhau có quan niệm cho rằng trẻ em là “ người lớn thu nhỏ lại” , sù
khác nhau giữa trẻ em và người lớn về mọi mặt ( cơ thể ,tư tưởng , tình
cảm…) chỉ ở tầm cỡ , kích thước , chứ không khác nhau về chất . Nhưng
ngay từ thế kỉ 18 Rutxo đã nhận xét rất tinh tế về những đặc điểm tâm lí
của trẻ nhá . Theo ông, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và người
lớn không phải lúc nào cũng hiểu được trí tuệ nguyện vọng và tình cảm

độc đáo của trẻ thơ … vì “trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và
cảm nhận riêng của nó”. Sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn là sự khác
nhau về chất. Những nghiên cứu của tâm lí học duy vật biện chứng đã
khẳng định: trẻ em là trẻ em, nó vận động và phát triển theo qui luật của trẻ
em. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời đứa trẻ đã là một con người, một
thành viên của xã hội. Việc nuôi nấng dạy dỗ nó khác con vật. Việc nó tiếp
thu nền văn hoá xã hội loài người đòi hỏi phải nuôi dạy nó theo kiểu
người(trẻ phải được bú sữa mẹ, được ăn chín, ủ Êm, nhất là được yêu
thương…). Đồng thời ngay từ khi ra đời đứa trẻ phải có nhu cầu đặc trưng
của con người: nhu cầu giao tiếp vói người lớn. Người lớn cóng có hình
thức riêng, ngôn ngữ riêng để giao tiếp với trẻ.
Còn quan điểm duy tâm coi sự phát triển tâm lí trẻ em chỉ là sự tăng
lên hoặc giảm đi về số lượng của các hiện tượng đang đươc phát triển mà
khhông có sự chuyển biến vè chất lượng. Ví dụ: họ coi sự phát truển tâm lí
trẻ là sự tăng số lượng từ của trẻ, tăng tốc độ hình thành kĩ xảo, tăng thời
gian tập trung chó ý hay khối lượng tri thức được giữ lại trong trí nhớ. Sự
tăng về số lượng các hiện tượng tâm lí có ý nghĩa nhất định trong sự phát
triển của trẻ. Nhưng không thể giới hạn toàn bộ sự phát triển tâm lí của trẻ
em chỉ vào những chỉ số Êy. Từ đó những người theo quan niệm này đã
nhìn nhận không kém sai lầm về nguồn gốc của sự phát triển tâm lí. Quan
điểm sai lầm này được thể hiện rõ ràng ở một số thuyết như thuyết tiền
định, thuyết duy cảm, thuyết hội tụ hai yếu tố…
-Thuyết tiền định: những người theo thuyết này coi sự phát triển tâm
lí là do tiềm năng sinh vật gây ra và con người có tiềm năng đó ngay từ khi
mới ra đời. Mọi đặc điểm tâm lí chung và có tính chất cá thể đều là tiền
định, đều có sẵn trong cấu trúc sinh vật và sự phát triển chỉ là quá trình
trưởng thành, chín muồi của những thuộc tính đã có sẵn ngay từ đầu và
được quyết định trước bằng con đường di truyền này. Nhưng gần đây sinh
học đã phát hiện ra cơ chế gen của di truyền, người ta cũng bắt đầu nhận
thấy những thuộc tính của nhân cách, năng lực cũng đã được mã hoá,

chương trình hoá trong các trang bị gen.
Những người theo quan điểm này cũng nhắc tới yếu tố môi trường,
song đó chỉ là yếu tố có tính chất điều chỉnh và được coi như một nhân tố
bất biến nào đó ở trẻ. Nhà tâm lí học người Mỹ E.Toocđai cho rằng: Tự
nhiên ban cho mỗi người một vốn nhất định, giáo dục cần làm bộc lé vốn
đó là vốn gì và phải sử dụng nó bằng phương tiện tốt nhất và vốn tự nhiên
đó đặt ra giới hạn cho sự phát triển, cho nên một bộ phận học sinh không
đạt được kết quả nào dù có giảng dạy tốt, số khác lại tỏ ra có thành tích tốt
dù giảng dạy tồi. Như vậy vai trò của giáo dục đã bị hạ thấp. Giáo dục chỉ
là nhân tố bên ngoài có khả năng tăng nhanh hoặc kìm hãm quá trình bộc lé
những phẩm chất tự nhiên, bị chế ước bởi tính di truyền. Theo họ, mọi sự
can thiệp vào quá trình phát triển tự nhiên của trẻ đều là sự tuỳ tiện không
thể tha thứ được. Đây là một kết luận sư phạm sai lầm .
-Thuyết duy cảm: Đối lập với thuyết tiền định thuyết duy cảm giải
thích sự phát triển tâm lí trẻ bằng sự tuỵệt đối hoá môi trường xung quanh .
Họ cho rằng đây là yếu tố duy nhất quyết định sự phát triển tâm lí
của trẻ. Từ đó họ khẳng định: muốn nghiên cứu con người chỉ cần nghiên
cứu môi trường sống của họ. Môi trường xung quanh như thế nào thì nhân
cách của con người, cơ chế hành vi, những con đường phát triển của hành
vi sẽ như thế đó. Họ hiếu một cách siêu hình về môi trường, cho rằng môi
trường là bất biến quyết định trước tâm lí của con người, con người thụ
động trước môi trường. Quan điểm này bắt nguồn từ nước Anh coi trẻ em
sinh ra như tờ giấy trắng hoặc tấm bảng sạch sẽ, sự phát triển tâm lí của trẻ
hoàn toàn phụ thuộc vào tác động bên ngoài, do vậy người lớn muốn vẽ gì
thì nó nên thế. Nhưng quan niệm như vậy sẽ không giải thích được vì sao
trong một môi trường hoặc trong môi trường như nhau lại có những nhân
cách khác nhau.
-Thuyết hội tụ hai yếu tố: Những người theo thuyết này tính tới tác
động của cả hai yếu tố (môi trường và tính di truyền) khi nghiên cứu sự
phát triển tâm lí của trẻ em. Nhưng họ hiểu sự tác động của hai yếu tố đó

một cách máy móc. Họ cho rằng di truyền quyết định trực tiếp quá trình
phát triển, còn môi trường là điều kiện để biến những đặc điểm tâm lí đã
được định sẵn thực hiện. Theo họ sự phát triển là sự chín muồi của những
năng lực những nét tính cách, những hứng thó và những sở thích… mà trẻ
sinh ra đã có. Những nét và những đặc điểm tính cách… do cha mẹ hoặc tổ
tiên truyền lại cho thế hệ sau dưới dạng có sẵn, bất biến. Trong đó nhịp độ
và giới hạn của sự phát triển là tiền định. Một số người theo thuyết này có
đề cập tới ảnh hưởng của môi trường đối với tốc độ chín muồi của năng lực
và nét tính cách được truyền lại cho trẻ, nhưng môi trường không phải là
toàn bộ những điều kiện hoàn cảnh mà đứa trẻ sống mà chỉ là gia đình của
trẻ. Môi trường đó được xem như là cái gì riêng biệt, tách rời khỏi đời sống
xã hội.”Môi trường xung quanh đó “thường xuyên ổn định, ảnh hưởng một
cách định mệnh tới sự phát triển của trẻ. Tác động của môi trường cũng
như ảnh hưởng của yếu tố sinh vật (di truyền) định trước sự phát triển của
trẻ, không phụ thuộc vào hoạt động sư phạm của nhà giáo dục và tính tích
cực ngày càng tăng của trẻ.
Từ ba quan niệm trên ta có thể rót ra một số những sai lầm mà ba
quan niệm đó mắc phải:
+ Họ đều thừa nhận đặc điểm tâm lí của con người là bất biến hoặc
tiền định hoặc là do tiềm năng sinh vật di truyền, hoặc là do ảnh hưởng của
môi trường bất biến. Với quan niệm như vậy thì trường hợp nào con em của
tầng líp có đặc quyền, đặc lợi cũng đều có trình độ phát triển tâm lí hơn hẳn
con em giai cấp bị bóc lột (do họ có tố chất di truyền tốt hơn hoặc do họ
sống trong môi trường trí tuệ có tổ chức cao). Do vậy sự bất bình đẳng
trong xã hội là tất nhiên là hợp lí.
+ Vai trò của giáo dục được đánh giá không chính xác : họ xem xét
sự phát triển trẻ em một cách tách rời và không phụ thuộc vào những điều
kiện cụ thể mà trong quá trình phát triển tâm lí đang diễn ra.
+ Không đề cập tới tính tích cực của cá nhân trong quá trình phát
triển của tâm lí : Họ đã phủ nhận tính tích cực riêng của cá nhân , coi

thường những mâu thuẫn biện chứng được hình thành trong quá trình phát
triển tâm lí. Coi đứa trẻ là một thực thể tự nhiên, thụ dông cam chịu ảnh
hưởng có tính chất quyết định của yếu tố sinh vật hoặc môi trường…không
thấy được con người là thực thể xã hội tích cực, chủ động trước tự nhiên, có
thể cái tạo tự nhiên, xã hội và bản thân để phát triển nhân cách…do đó
không hiếu được vì sao trong những điều kiện cùng một môi trường lại
hình thành những nhân cách khác nhau về nhiều chỉ số, vì sao có những
người giống nhau về thế giới nội tâm, về nội dung và hình thức hành vi lại
được hình thành trong những môi trường xã hội khác nhau.
Nhưng quan điểm duy vật biện chứng lại khác, quan điểm này lại có
cách nhìn nhận khá khách quan, đầy đủ về sự phát triển tâm lí của trẻ:
- Bản chất sự phát triển tâm lí trẻ em không phải chỉ là sự tăng
trưỏng hoặc giảm về số lượng mà là một quá trình biến đổi về chất trong
tâm lí. Sự thay đổi về lượng của các chức năng tâm lí dẫn đến sự thay đổi
về chất và đưa đến sự hình thành cái mới một cách nhảy vọt.
- Sù phát triển tâm lí gắn liền với sự xã hội hoá các cấu tạo tâm lí mới
ở từng lứa tuổi nhất định.
- Trong các giai đoạn phát triển khác nhau đó còn có sự cải biến về
chấtcủa các quá trình tâm lí và toàn bộ nhân cách .Sự phát triển tâm lí trẻ
em là một quá trình lĩnh hội nền văn hoá xã hội loài người.Xét trong toàn
cục, phát triển là một quá trình kế thừa. Sự phát triển tâm lí trẻ em là một
quá trình trẻ em lĩnh hội nền văn hoá xã hội loài người.
- Sù phát triển tâm lí là kết quả hoạt động của chính đứa trẻ với
nhữnh đối tượng do loài người tạo ra: Bằng lao động của mình, con người
ghi lại những kinh nghiệm, năng lực…trong các công cụ sản xuất,các đồ
dùng hàng ngày , các tác phẩm văn hoá nghệ thuật…, con người đã tích luỹ
kinh nghiệm thực tiễn xã hội của mình trong các đối tượng do con người
tạo ra, và các quan hệ con người với con người.Ngay từ khi ra đời đứa trẻ
đã sống trong thế giới đối tượng va quan hệ đó.Đứa trẻ không chi thích
nghi với thế giới đồ vật và hiện tượng do con người tạo ra, mà còn lĩnh hội

thế giới đó. Đứa trẻ đã tiến hành những hoạt động căn bản tương ứng với
những hoạt động mà trước đó loài người đã thể hiện vào trong đồ vật, hiện
tượng. Nhờ cách đó lĩnh hội được những năng lực đó cho chính mình. Quá
trình đó là quá trình tâm lí trẻ phát triển.
- Đứa trẻ chỉ có thể lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội thông qua vai
trò trung gian cua người lớn. Nhưng đứa trẻ không tự lớn lên giữa môi
trường. Nó chỉ có thể lãnh hội được kinh nghiệm xã hội khi có vai trò trung
gian của người lớn. Nhờ sự tiếp xúc và hướng dẫn của người lớn mà quá
trình nhận thức, kĩ năng, kĩ xảo và cả những nhu cầu xã hội của đứa trẻ
được hình thành. Người lớn giúp trẻ nắm được ngôn ngữ, phương thức
hoạt động….
Những biến đổi về chất trong tâm lí sẽ đưa đứa trẻ từ lứa tuổi này
sang lứa tuổi khác. Bất cứ một mức độ nào của trình độ trước cũng là sự
chuẩn bị cho trình độ sau. Yếu tố tâm lí lúc đầu ở vị trí thứ yếu, sau chuyển
sang vị trí chủ yếu.
Tóm lại sự phát triển tâm lí của trẻ đầy biến động va diễn ra cực kì
nhanh chóng. Đó là một quá trình không phẳng lặng, mà có khủng hoảng và
đột biến. Chính hoạt động của đứa trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn làm
cho tâm lí của nó được hình thành và phát triển. Mặt khác, sự phát triển tâm
lí của trẻ phải xảy ra trên nên của một cơ sở vật chất nhất định (cơ thể
người với yếu tố BS-Dt), dây là điều kiện cần thiết là tiền đề cho sự phát
triển tâm lí. Trẻ phải được sống và hoạt động trong điều kiện xã hội tương
ứng thì tâm lí mới được phát triển. Do đó để trẻ có sự phát triển tâm lí tốt
nhất chúng ta phải tạo ra nhiều hoạt động phong phú và hấp đẫ để trẻ tham
gia. Trong quá trình hướng dẫn hoạt động của trẻ cần chú ý đến những đặc
điểm cơ thể của trẻ và những đặc điểm tâm lí để đưa ra những yêu cầu hợp
lí.
• Quy luật chung về sự phát triển tâm lí trẻ em :
a_ Quy luật về sự phụ thuộc vào nền văn hoá xã hội lịch sử
-Môi trường sống của xã hội loài người là nguồn gốc nảy sinh

tâm lí người. Sự phát triển là quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm loài
người trong nền văn hoá xã hội lịch sử. Các nhà tâm lí học Macxit khẳng
định rằng, sự phát triển tâm lí trẻ em không tuân theo qui luật di truyền sinh
học mà diễn ra theo quy luật di truyền xã hội. Nghĩa là, trong quá trình hoạt
động và giao lưu, đứa trẻ tiếp thu kinh nghiêm xã hội lịch sử, và biến nó
thành kinh nghiệm bản thân. Nhờ đó mà đời sống tâm lí tinh thần của đứa
trẻ được phát triển. Như vậy nền văn hoá xã hội lịch sử là nguồn gốc và nội
dung của sự phát triển tâm lí trẻ em.
- Trình độ phát triển xã hội khác nhau góp phần tạo nên sự khác
nhau trong sự phát triển tâm lí. Nếu đứa trẻ được sống trong một nền văn
hoá lành mạnh thì sự phát triển tâm lí, nhân cách sẽ diễn ra thuân lợi và
ngược lại. Tuy nhiên, để phát triển tâm lí đứa trẻ phải hoạt động, giao lưu
để tiếp thu, lĩnh hội kinh nghiệm của nền văn hoá xã hội lịch sử.
b _ Quy luật về phụ thuộc về điều kiện sinh học của sự phát triển
tâm lí trẻ em.
Điều kiện BSDT người là tiền đề vật chất của sự phát triển tâm lí
người. Điều kiện sinh học là cơ sở vật chất, cơ sở di truyền mà trẻ nhận
được từ cha mẹ mình. Đó là cấu tạo sinh lÝ giải phẫu và những đặc điểm
của cơ thể như màu da, màu mắt, hình vóc… Đặc biệt là đặc điểm hệ thần
kinh và những đặc điểm đặc trưng của loài người như mầm mèng của tư
duy, ngôn ngữ …
c _ Quy luật về phụ thuộc vào hoạt động giao lưu của trẻ.
- Tâm lí người chỉ hình thành và phát triển thông qua hoạt động
tích cực của chủ thể. Các nhà tâm lí học Macxit đã khẳng định rằng, tâm lí
con người được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao lưu.
Bởi vì, các đối tượng, phương tiện và động cơ hoạt động cũng như những
quan hệ xã hội chứa đựng trong đó, dù là những con người, những nhân
cách sống động hoặc nhưng sản phẩm vật chất hay tinh thần đều là những
vật “mang tâm lí người”, nên qua hoạt động nó thấm vào đứa trẻ hình thành
nên bộ mặt tâm lí của nó.

- Sù phát triển tâm lí của trẻ em đến mức nào đó phụ thuộc khá lớn
vào tính tích cực hoạt động của trẻ, vào sự giáo dục của người lớn.
- Hoạt động theo xu hướng nào tạo ra xu hướng Êy trong sự phát
triển tâm lí, hay mức độ sâu rộng của hoạt động tạo ra mức độ sâu rộng của
sự phát triển tâm lí.
d _ Quy luật về phụ thuộc vào giáo dục của sự phát triển tâm lí trẻ
em.
Nói đến giáo dục là nói đến sự tác động tới con người của toàn bộ
xã hội và thự tiễn xung quanh. Đó là quá trình mà thế hệ cha anh truyền lại
kinh nghiệm xã hội - lịch sử cho thế hệ mới nhằm chuẩn bị cho họ bước
vào cuộc sống và lao động để đảm bảo hơn nữa sự phát triển của xã hội và
cá nhân.
Đối với trẻ, giai đoạn đầu giáo dục nhằm phát triển cac chức năng
tâm lí, hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách con người, chuẩn bị cho giai
đoạn phát triển sau được thuận lợi. Trẻ em không thể tự một mình đối diện
với thế giới xung quanh nó. Những mối quan hệ của nó với thế giới xung
quanh bao giê cũng thông qua người lớn. Người lớn là trung tâm của mọi
tình huống mà đứa trẻ ở trong đó. Các nhà tâm lí học Macxit khẳng định
rằng, người lớn - nhà giáo dục là cầu nối giữa trẻ em và thế giới xung
quanh. Chỉ có thông qua người lớn và nhờ có người lớn trẻ mới lĩnh hội tri
thức, kinh nghiệm xã hội- lịch sử chứa đựng trong đồ dùng, đồ chơi, trong
giao tiếp ứng xử… Mối quan hệ giữa trẻ em với người lớn - nhà giáo dục
ngày càng sâu sắc và trở nên tinh tế hơn, đa dang hơn, trong tiến trình phát
triển tâm lí trẻ em.
Bàn về vai trò của giáo dục các nhà Tâm lí học Macxit khẳng định
rằng, giáo dục giữ vai trò chủ đạo, định hướng sự phát triển tâm lí của trẻ
em. Song để giáo dục mang lại hiệu quả, theo L.X.Vưgotxki, giáo dục phải
hướng vào vùng phát triển nhất của trẻ, giáo dục phải đi trước sự phát triển,
kéo theo sự phát triển, chứ không phải chạy theo( theo đuôi) sự phát triển.
Chất lượng của giáo dục tạo ra chất lượng của sự phát triển tâm lí:

Các mức độ giáo dục khác nhau tạo nên sự hình thành phát triển nhân cách
của học sinh khác nhau.
Tóm lai, giáo dục giữ vai trò chủ đạo, định hướng sự phát triển
tâm lí của trẻ em. Giáo dục có thể tác động tới mọi yếu tố bên trong cũng
như bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí trẻ em. Tuy nhiên, giáo
dục không phải là vạn năng. Sự phát triển tâm lí trẻ em còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: điều kiện sinh học, môi trường, và khả năng hoạt động của
trẻ.
e _ Quy luật về sự phát triển không đồng đều trong tâm lí trẻ em
Trong những điều kiện bất kì, thậm chí ngay trong những điều kiện
thuận lợi nhất của việc giáo dục thì những biểu hiện tâm lí, những chức
năng tâm lí khác nhau…cũng không thể phát triển ở mức độ như nhau. Co
những thời kì tối ưu đối với sự phát triển một hình thức hoạt động tâm lí
nào đó: Ví dụ: giai đoạn thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ là thời kì 1
đến 5 tuổi, cho sự hình thành nhiều kĩ xảo vận động là khoảng 6 đến 11
tuổi, cho sự hình thành tư duy toán học là giai đoạn từ 15 - 20 tuổi.
Ngay trong sự phát triển cơ thể của trẻ em thể hiện tính không
đồng đều. Ví dụ, chiều cao và trọng lượng của trẻ tăng nhanh trong khoảng
hai năm đầu và trong thời kì phát dục.
Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lí còn thể hiện ở chỗ
khác biệt về sự phát triển tâm lí giữa các cá nhân ngay trong cùng một độ
tuổi. Các chức năng tâm lí và ngay cả các nét tâm lí cá nhân của trẻ khác
nhau cũng không đạt cùng một mức độ như nhau (dù chúng có cùng một độ
tuổi).
Sù phát triển không đồng đều giữa các trẻ có nhiều nguyên nhân:
- Do điều kiện sinh học của mỗi trẻ khác nhau là khác nhau.
- Do điều kiện sống và giáo dục khác nhau (nhất là hoàn cảnh sống
của gia đình và công tác giáo dục của gia đình).
- Phô thuộc vào khả năng hoạt động, giao lưu của mỗi đứa trẻ( đặc
biệt là tính tích cực hoạt động của trẻ).

f _ Tính toàn vẹn của tâm lí
Xu thế, xu hướng đạt đén sự trọn vẹn, thống nhất và bền vững trong
sự phát triển của một chức năng hay một hiện tượng tâm lí nào đó. Sự phát
triển tâm lí chuyển từ các trạng thái tâm lí sang các đăcj điểm tâm lí,
chuyển sang các nét của nhân cách như tình cảm hình thành từ những xúc
cảm cùng loại…
Cùng với sự phát triển, tâm lí con người càng có tính trọn vẹn,
thống nhất và bền vững. Sự phát triển tâm lí là sự chuyển biến dần các
trạng thái tâm lí thành các đặc điểm tâm lí cá nhân. Tâm lí trẻ nhỏ phàn lớn
là một tổ hợp thiếu hệ thống, những tâm trạng rời rạc khác nhau. Sự phát
triển thể hiện ở chỗ những tâm trạng đó dần dần chuyển thành các nét của
nhân cách. Ví dụ, tâm trạng vui vẻ thoải mái trong quá trình lao động
chung, phù hợp với lứa tuổi nếu lập lại thường xuyên sẽ chuyển thành lòng
yêu lao động.
Tính toàn vẹn của tâm lí phụ thuộc khá nhiều vào động cơ chỉ đạo
hành vi của trẻ em. Cùng với giáo dục, cùng với sự mở rộng kinh nghiệm
sống, những động cơ hành vi của trẻ ngày càng trở nên tự giác, có ý nghĩa
xã hội và ngày càng bộc lé rõ trong nhân cách của trẻ.
g _ Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ
Hệ thần kinh trẻ em rất mềm dẻo. Dùa trên tính mềm dẻo của hệ
thần kinh mà tác động của giáo dục có thể làm thay đổi tâm lí trẻ em.
Tính mềm dẻo cũng tạo ra khả năng bù trừ. Khi một chức năng tâm
lí hoặc sinh lÝ nào đó yếu hoặc thiếu thì các cức năng tâm lí khác được
tăng cường phát triển mạnh hơn để bù đắp hoạt động không đầy đủ của
chức năng bị yếu hoặc hang đó. Ví dụ: khuyết tật thị giác được bù đắp bằng
sự phát triển mạnh mẽ hoạt động của thính giác, khứu giác.Trí nhớ kém có
thể bù đắp bằng tính tổ chức cao, tính chinh xác trong hoat động.
Đó là một số quy luật cơ bản của sự phát triển tâm lí trẻ em. Nhưng
những quy luật đó chỉ là một xu thế mà sự phát triển tâm lí của trẻ có thể
xảy ra. Những quy luật đó có sau so với ảnh hưởng của môi trường( trong

đó có giáo dục ). Sù phát triển và ngay cả tính độc đáo của những xu thế đó
cũng phụ thuộc vào điều kiện sống của trẻ em (trước hết là giáo dục).
Sù phát triển tâm lí trẻ em không tuân theo quy luật sinh học, mà
tuân theo quy luật xã hội. Dù bộ óc có tinh vi đến đâu chăng nữa, nhưng
không sống trong xã hội loài người, không được hưởng sự giáo dục và dạy
dỗ của thế hệ trước thì đứa trẻ không thể trở thành nhân cách.
• Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lí trẻ em
a _ Quan niệm về giai đoạn phát triển tâm lí
Có thể nói quan niệm bản chất của sự phát triển tâm lí của con
người như thế nào thì quan niệm về lứa tuổi tương ứng như vậy.
Quan niệm sinh vật coi sự phát triển tâm lí như một quá trình sinh
vật tự nhiên, đã khẳng định tính bất biến , tính tuyệt đối của các giai đoạn
lứa tuổi. Quan niệm đối lập lại phủ nhận khái niệm lứa tuổi. Họ coi sự phát
triển như là sự tích luỹ kiến thức, kĩ năng , kĩ xảo một cách đơn giản.
Tâm lí học Macxit đại diện là L.K.Vưgotxki, coi luă tuổi là một
thời kì phát triển nhất định đóng kín một cách tương đối, mà ý nghĩa của nó
được quýêt định bởi vị trí của quá trình đó trong cả quá trình phát triển
chung, và ở đó những quy luật phát triển chung bao giê cũng được thể hiện
một cách độc đáo về chất. Khi chuyển từ một lứa tuổi này sang một lứa tuổi
khác bao giê cũng xuất hiện những cấu tạo tâm lí mới chưa từng có trong
các thời kì trước. Những cấu tạo mới này cải tổ lại và làm biến đổi chính
tiến trình phát triển.
Mỗi giai đoạn được quyết định bởi một tổ hợp nhiều điều kiện. Đó
là đặc điểm của những điều kiện sống và hoạt động của trẻ cùng với hệ
thống các yêu cầu đề ra cho trẻ với môi trường xung quanh.
Những đặc điểm lứa tuổi là những đặc điểm chung, đặc trưng nhất,
chỉ ra hướng phát triển chung. Những lứa tuổi không phải là phạm trù tuyệt
đối, bất biến. Giai đoạn lứa tuổi chỉ có ý nghĩa tương đối.
Tuổi chỉ có ý nghỉ là yếu tố thời gian trong quá trình phát triển của
trẻ. Trẻ cần thời gian chuẩn bị về mọi mặt để chuyển sang mét giai đoạn

phát triển mới (để lớn lên về cơ thể, mở rộng quan hệ xã hội, tích luỹ tri
thức phương thức hoạt động…). Nhưng tuổi không quyết định trực tiếp sự
phát triển nhân cách. Tuổi có thể phù hợp vói trình độ phát triển tâm lí của
trẻ hoặc có thể đi nhanh hoặc chậm hơn… là do ta có biết vận dụng thời
gian và điều kiện giáo dục để tổ chức cuộc sống của trẻ, tổ chức sự tiếp xúc
của trẻ với thế giới xung quanh có tốt hay không.
b _ Phân chia giai đoạnh phát triển tâm lí trẻ em
- Giai đoạn trước tuổi đi học:
+ Tuổi sơ sinh: Thời kì 2 tháng đầu sau khi sinh.
+ Tuổi hài nhi: Thời kì 2 tháng đến 12 tháng.
+Tuổi vườn trẻ: Từ 1 đến hết 3 năm.
+ Tuôỉ mẫu giáo: Từ 3 đến hết 5 năm.
- Giai đoạn tuổi học sinh :
+ Thời kì đầu tuổi học hay nhi đồng: Từ 6 đến 11, 12 tuổi.
+ Thời kì giũă tuổi học hay thiếu niên: Từ 11, 12 đến 14,15 tuổi.
+ Thời kì cuối tuổi đi học hay đầu tuổi thanh niên: Từ 14, 15 đến
17, 18 tuổi.
Từ mét số vấn đề tìm hiểu các quan điểm về sự phát triển tâm lí trẻ,
về việc tìm hiểu các quy luật chung về sự phát triển tâm lí của trẻ tôi nhận
thấy mỗi một lứa tuổi đều có sự phát triển, thay đổi khác nhau đặc trưng về
tâm lí. Chẳng hạn như trẻ ở tuổi Êu nhi sẽ có sự phát triển vè tâm lí rất đặc
trưng đặc biệt khi cho trẻ thao tác với đồ vật, vì đó là hoạt động chủ yếu ở
lứa tuổi này. Hoạt động này giúp trẻ khám phá chức năng vf phương thức
sử dụng đồ vật. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động với đồ vật trẻ lĩnh hội cả
những qui tắc hành vi trong xa hội như nâng niu bảo vệ đồ dùng, đồ vật.
Các loại hành động với đồ vật:
* Hành động thiết lập mối tương quan: Đó là đưa hai hay nhiều đối
tượng (hoặc bộ phận của chúng) vào những mối tương quan nhất định trong
không gian. Thí dụ: lắp ráp hình…
Muốn thiết lập được mối tương quan trẻ phải tính đến thuộc tính của

đối tượng và ý nghĩa của những thuộc tính Êy trong một trật tự nhất định
nào đó. Nhờ hành động thiết lập mối tương quan mà các chức năng tâm lí
như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy được phát triển mạnh đặc biệt là
tư duy trực quan hành động. Ngoài ra hoạt động với các đồ vật sẽ giúp trẻ
rèn luyện được nghị lực.
Nghị lực là đức tính quyết định thành công của con người. Nó phải được
rèn luyện ngay từ nhỏ, không phải tự nhiên mà có được. Các cuộc nghiên
cứu cho thấy nghị lực cũng như các đức tính đi kèm với nó là lòng tin và
kiên nhẫn là yếu tố phân biệt một đứa trẻ vững vàng với một đứa trẻ yếu
đuối. Nghị Lực gắn liền với khả năng giải quyết sự cố, trẻ em phát triển khả
năng này chủ yếu thông qua thực hành. Vì vậy cho trẻ thực hành , thao tác
với các đồ vật cũng là một cách để rèn luyện nhữngkhả năng của tretrong
sự phát triển tâm lí.
Khi cho trẻ thao tác với đồ vật thì ta đã kích thích khả năng tư duy tưởng
tượng của trẻ. Chẳng hạn cho trẻ chơi đồ chơi với việc lắp ráp các khối
hình. Trong quá trình chơi trẻ sẽ cố hình dung ra mô hình của sản phẩm , từ
đơn giản như hình tròn hình vuông trẻ sẽ hình dung ra nhiều hình dạng
phức tạp hơn và sử dụng những công cụ của trò trơi để tạo ra những sản
phẩm của mình.
* Hành động công cụ: Là hành đọng trong đó một đồ vật nào đó
được sử dụng như một công cụ để tác động lên đồ vật khác. Bất kì một
công cụ nào cũng có một cấu tạo và cách dùng nhất định: Cách thức dùng
là do xã hội quy định và cấu tạo công cụ là do chức năng của nó quy định.
Việc nắm bắt phương thức sử dụng công cụ đã làm thay đổi toàn bộ thao
tác của đôi bàn tay cho phù hợp với công cụ và đối tượng tác động mà hành
động nhằm tới. Trong quá trình thao tác với công cụ( đồ vật) sẽ giúp trẻ
phát triển khả năng xử lí, vận dụng công cụ phù hợp từ đó tư duy của trẻ
được nâng cao dần.
* Cùng với sự phát triẻn của hoạt động với đồ vật thì sự phát triển
tư duy trực quan hành động cũng được phát triển theo. Việc hình thành

hành động công cụ và hành động thiết lập mối tương quan cũng chính là
hình thành hành động tư duy cho trẻ. Khi trẻ đã học được những mẫu hành
động, trẻ có thể chuyển sang giải quyết những tình huống mới. Trong khi
thiết lập những mối tương quan giữa các sự vật hiện tượng ở trẻ bắt đầu có
những khái quát ban đầu. Tuy là những khái quát ban đầu theo những dấu
hiệu bên ngoài nhưng nó lại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí
tuệ của trẻ.
Trong giai đoạn này, trong quá trình cho trẻ thao tác với đồ vật thì ta
đã giúp trẻ hình thành hành động tư duy. Vì khi cho trẻ chơi trò chơi thì
chính quá trình này sẽ giúp trẻ phát huy sự sáng tạo. Ví dụ cho trẻ chơi trò
chơi xếp chữ hoạt động này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy lôgic.
- Hoạt động với đồ vậtcũng chính là cách giúp trẻ nhanh nhẹn hơn,
thông minh hơn trong giai đoạn phát triển tâm lí này của trẻ.
Ngày nay không riêng gì trẻ em thành phố, đô thị mà ngay cả trẻ em
nông thôn cũng chịu thiệt thòi là không còn khoảng không gian rộng rãi
thoáng mát để vui chơi giải trí. Không được vận động đều đặn cơ thể các
em sẽ bị ứ đọng, chậm chạp và mắc nhiều bệnh tật như dư cân, béo phì, cận
thị mắt mờ, rối loạntiêu hoá, rối loạn thần kinh… Theo các chuyên gia Tổ
chức sức khoẻ nhi đồng Thế giới thi trẻ ở độ này nếu năng tham gia các
hoạt động thể thao, vui chơi hoạt động sẽ có khuynh hướng luôn nhanh
nhẹn và linh hoạt suốt cuộc đời. Hoạt động vui chơi còn chống được nhiều
bệnh nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ và nhất là giúp trẻ trở lên linh hoạt
thông minh, giải quyết nhiều khó khăn trong cuộc sống, trong học tập…
Nhà nghiên cứu trí tuệ J.Plaget từng chứng minh rằng: “Những trẻ không
biết đi giật lùi, sau này sẽ gặp khó khăn trong việc học tính trừ”. Như một
nhu cầu tư nhiên, mọi đứa trẻ đều thích vận động. Trẻ sơ sinh vừa lọt lòng
mẹ đã ngọ nguậy chân tay. Nhiều trẻ vài ba tháng tuổi thích mẹ làm động
tác kéo chân tay, rướn người cho bé… Khi trẻ tập đi, nếu được dắt đi trong
sân vườn rộng rãi trẻ sẽ biết đi nhanh hơn là tập trong phòng quá chật hẹp.
Lớn lên một chút, trẻ có nhu cầu chơi theo sở thích như đuổi bắt trèn tìm,

nhào lộn với bơi lội, đá bóng… Mỗi trò chơi vận động đều giúp trẻ phát
triển trí tuệ và năng khiếu riêng. Được tham gia vào các trò chơi vận động
đều đặn mỗi ngày, trẻ sẽ cảm thấy khoẻ khoắn và tự tin. Sù nhanh nhẹn
giúp trẻ có lòng tôn trọng từ phía các bạn cùng chơi và tự đánh giá về khả
năng của mình
- Nắm bắt được vai trò quan trọng của việc cho trẻ Êu nhi thao tác
với đồ chơi đối với sự phát triển tâm lí hiện nay giáo dục mầm non đang có
nhiều đổi mới đặc biệt là đối với lứa tuổi từ 2 đến 3 tuổi. Phụ huynh cùng
cô giáo cần tích cực giúp trẻ phát huy khả năng tư duy cũng như sự nhanh
nhẹn của mình thông qua việc chơi trò chơi.
Hiện nay, giáo dục mầm non có nhiều đổi mới. Trước đây, chỉ giáo
dục theo phương pháp bị động, buộc trẻ công nhận một kiên thức nào đó
mà cô giáo đưa ra. Ví dụ cô giáo nói: “một hũ nước nhiều hơn một cốc
nước” và đứa trẻ biết thế. Nhưng hiện nay, muốn so sánh thì cô giáo phải
cho trẻ tự đong đếm lấy và rót ra kết luận và sau đó tự rót ra kết luận và
hiểu sâu sắc hơn điều mình vừa rót ra. Đó là cách cung cấp kiến thức cho
trẻ thông qua hoạt động một cách chủ động và tích cực.
Ngày xưa, chỉ một mình cô giáo trang trí líp học, còn nay trẻ cùng
cô giáo tạo ra sản phẩm như vẽ tranh, kết hạt, dán hoa…để trang trí từng
góc học tập, phong phú màu sắc và hàng tháng luôn thay đổi cách trình bày
mới lạ để tạo mỗi líp học là hoàn toàn của thế giới trẻ thơ chư không do
người lớn sắp đặt sẵn.
Chỉ vài nét nghệch ngoạc hoặc bằng chất liệu rẻ tiền như báo cũ,
bìa, bao các sản phẩm sữa, cà phê… (gọi là nguyên liệu mở) nhưng với bàn
tay và óc giàu trí tưởng tượng của trẻ thi những đồ vật đơn sơ rẻ tiền sẽ trở
thành bức tranh sinh động, lộng lẫy, và hồn nhiên. Xưa kia, đồ chơi đã hoàn
thiện, để sẵn trong tủ rồi lôi ra cho trẻ chơi, còn nay một vỏ hộp sữa, cô
giáo dán giấy để trẻ tự tô màu theo trí tưởng tượng và óc sáng tạo của mình.
Nhờ thế, mỗi đứa trẻ luôn được phát huy óc sáng tạo, độc đáo rất riêng …
Trước đây, trẻ thường rụt rè, ở líp cô giáo bảo A thì biết A, bảo B thì biết

B… Từ cách dạy dỗ như thế nên lúc trẻ còn nhỏ rồi khi trưởng thành ra
trường sẽ trở nên thụ động, không có cá tính riêng, không giám nghĩ, không
giám làm. Từ đó phải giúp trẻ học hành thông minh chủ động ngay từ khi
còn học mẫu giáo.
- Thông qua việc thao tác với đồ vật và có sự giúp đỡ của người lớn
ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển trong giai đoạn này. Hoàn thiện sự
thông hiểu ngôn ngữ của người lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực của
đứa trẻ. Lúc đầu, tình huống cụ thể cộng với lời nói tạo nên tín hiệu hành
động. Sau dần trẻ hiểu được lời nói không phụ thuộc vào tình huống nữa.
Giai đoạn này bắt đầu thời kì “phát cảm ngôn ngữ” và xuất hiện “ngôn ngữ
tự trị”
Trẻ nhận ra mình theo những dấu hiệu bên ngoài. Trẻ hiểu được mình
có thể làm được việc này hay việc khác, trẻ có nhận xét về mình (thông qua
nhận xét của người lớn). Trẻ tự nhận thức hành động của mình theo thời
gian: quá khứ, hiện tại và tương lai.Đây cũng là nguyên nhân làm cho đứa
trẻ có nguyện vọng được độc lập, được làm như người lớn những năng lực
có hạn và người lớn thường cấm đoán nên trẻ không được thỏa mãn nhu
cầu va khủng hoảng lứa tuổi lên ba nảy sinh.
Trẻ lĩnh hội nghĩa của từ sẽ sâu sắc hơn khi trẻ lĩnh hội phương thức
sử dụng đồ vật. Trẻ nắm được từ chỉ đồ vật mang ý nghĩa khái quát theo
chức năng hoặc từ chỉ hành động mang ý nghĩa khái quát theo mục đích
chủ yếu là thông qua hoạt động với đồ vật. Chẳng hạn cho trẻ chơi trò chơi
xếp hình hoặc xếp chữ, ta đưa cho trẻ chữ A và cho trẻ biết đó là chữ gì và
cho trẻ nhắc lại… cứ như vậy thông qua các hoạt động vừa chơi vừa nói
ngôn ngữ của trẻ sẽ được nâng cao hơn. trẻ lĩnh hội nghĩa của từ sẽ sâu sắc
hơn khi trẻ lĩnh hội phương thức sử dụng đồ vật. Ơ giai đoạn này trẻ năm
được những từ chỉ đồ vật mang ý nghĩa khái quát theo chức năng hoặc từ
chỉ hành động mang ý nghĩa khái quát theo mục đích chủ yếu là thông qua
hoạt động với đồ vật.
- Ngay từ tuổi lên 2-3 tuổi trình độ nhận thức của trẻ đã phát

triển khá hoàn hảo, trí nhớ óc tưởng tượng và đặc biệt là khả năng nhận xét
của trẻ trở nên tinh tế. Vì vậy, trẻ nhận ra mình theo những dấu hiệu bên
ngoài. Trẻ hiểu được mình có thể làm được việc này hay việc khác, trẻ có
thể nhận xét về mình (thông qua nhận xét của người lớn).tẻ tự nhận thức
hành động của mình theo thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. đây cũng
là nguyên nhân làm cho đứa trẻ có nguyện vọng được độc lập, được làm
như người lớn. Trong quá trình trẻ thao tác với đồ vật thì trẻ bắt đầu xuất
hiện tự ý thức và nguỵên vọng độc lập.
- Lên 2-3 tuổi trẻ bắt đầu nhận biết thế giới xung quanh một cách
khá rõ ràng. Đây cũng là lúc trẻ rất hiếu động vì muốn khám phá thế giới
xung quanh và bản thân mình. Từng trò chơi sẽ giúp trẻ phát triển khả năng
của mình trong quá trình phát triển tâm lí thời kì này. Chẳng hạn với trò
chơi nhận diện mặt chữ cái sẽ giúp trẻ phát triển khả năng phát hiện sự vật.
Hay khi chơi bán đồ hàng, chơi với các con rối, búp bê bé sẽ muốn tự mình
bày tỏ ý nghĩ thông qua lời thoại trong quá trình chơi. Đây là cơ hội rất tốt
để bé rèn kĩ năng nói. Thông qua việc chơi với những loại đồ chơi như xếp
hình, nhận mặt chữ, tìm đồ vật cũng sẽ giúp trẻ rèn luyện trí nhớ.
- Quá trình thao tác với đồ vật cũng giúp ta có thể phát hiện ra được
trẻ có phát triển bình thường hay không,giúp phát hiện ra những trẻ có
khiếm khuyết trong sự phát triển tâm lí để có được những biện pháp khắc
phục kịp thời. Chẳng hạn trong quá trình cho trẻ thao tác với trò chơi lắp
ráp nếu ta phát hiện ra trong đó có một em không có khả năng lắp một đồ
vật như các trẻ khác thì đứa trẻ đó sẽ có một số vấn đề trong tư duy. Đối
với những trường hợp như vậy ta sẽ phải có phương pháp khác như cho trẻ
đó lắp hình đơn giản hơn Thông qua những phát hiện đó ta cũng có thể
có những chương trình nghiên cứu nhằm tìm ra phương thức thích hợp giúp
những đứa trẻ bị khiếm khuyết đó có được sự phát triển bình thường như
bao đứa trẻ khác
D_Kết luận
Thao tác với đồ vật là hoạt động chủ yếu của trẻ trong giai đoạn

tuổi Êu nhi. Hoạt động này không đơn thuần chỉ là những hoạt động bình
thường của trẻ Êu nhi như nhiều người vẫn nghĩ mà chính thông qua những
hoạt động thao tác, tiếp xúc với đồ vật đã giúp trẻ bắt đầu có những thay
đổi phát triển tâm lí. Đồng thời chính những cách thức cho trẻ thao tác với
đồ vật, chính việc cho trẻ thao tác như thế nào cũng có vai trò rất quan
trọng trong sự phát triển tâm lí của trẻ sau này. Nếu ta cho trẻ thao tác
không đúng cách thì rát có thể dẫn đến việc kìm hãm sự phát triển của trẻ,
khien trẻ trở nên thụ động, kém nhanh nhẹn. Ngược lại nếu phương pháp
đúng thì trẻ sẽ có được sự phát triển theo hướng tích cực. Chính vì vậy ta
không nên coi thường những hoạt động đó của trẻ, đừng sai lầm khi nghĩ
rằng đó chỉ là những hành động vô nghĩa, không có liên quan gì đến sự phát
triển tâm lí của trẻ bởi vì trong giai đoạn nay, ỏ trẻđã bắt đầu xuất hiện
những chức năng tâm lí, những mong muốn tìm tòi khám phá. Với vai trò
quan trọng đó của hoạt động thao tác với đồ vật (tất nhiên là có sự chọn lọc
kĩ càng, phù hợp ) để giúp các em dần có được những điều kiện cần thiết
trong sự phát triển tâm lí bình thường theo hướng tích cực.

×