Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng container tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.98 KB, 49 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình đổi mới và mở cửa của nền kinh tế, Việt Nam đang có sự chuyển
biến tốt đẹp hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong đó hàng hải là một ngành hết sức
quan trọng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngành kinh tế Việt Nam. Nhất là
trong gia đoạn hiện nay nhà nước đang khuyến khích gia tăng sản lượng xuất nhập khẩu
và đầu tư nước ngoài. Vì vậy ngoại thương không những tạo ra một động lực để phát
triển nền sản xuất trong nước mà còn có ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh những Công ty Vận Tải Biển đồ sộ với hoạt động quy mô cao, đội ngũ
cán bộ mạnh, giàu kinh nghiệm làm việc lâu năm. Thì Công ty TNHH Marine Sky
Logistics chỉ mới thành lập chính vì thế tầm hoạt động của công ty còn bị giới hạn. Tuy
nhiên để khắc phục công ty đã tham khảo học hỏi kinh nghiệm của những bậc đàn anh
để đầu tư mở rộng và phát triển các phương thức kinh doanh vận tải biển cho công ty.
Qua đó thì việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng là khâu quan trọng trong
mối quan hệ giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển, và quá trình giao nhận
hàng hòa xuất nhập khẩu do nhiều ngành, nhiều cơ quan tham gia. Vì vậy đòi hỏi phải có
những quy định và những chứng từ dùng làm cơ sở pháp lý để phân định trách nhiệm của
mỗi ngành, mỗi cơ quan, góp phần làm giảm tổn thất hàng hóa xuất nhâp khẩu.
Để thấy được tầm quan trọng của vấn đề này và qua thực tế thực tập tại Công ty
TNHH Marine Sky Logistics, em đã thu thập được một số kiến thức cũng như kinh
nghiệm quý báu từ các anh chị ở công ty về công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
tại công ty, và kết hợp với kiến thức em đã được học ở trường, vì thế em chọn đề tài:
“Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng container tại Công ty TNHH
Marine Sky Logistics”.
Tuy nhiên, trong quá trình hàon thành báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót
do trình độ còn hạn chế, hơn nữa là kiến thức trong lĩnh vực này quá rộng ví thế em kính
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của quý thầy cô và quý anh chị tại Công ty.
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. Khái niệm và nhiệm vụ của người giao nhận
1. Khái niệm
Giao nhận vận tải (hay freight forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ gửi


hàng đến nơi nhận hàng, trong đó người giao nhận (freight forwarder) ký hợp đồng vận
chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thực hiện
dịch vụ.
Theo quan điểm chuyên ngành, Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA)
đưa khái niệm về lĩnh vực này như sau: “giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan
đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như
các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không
chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục
đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu tiền hay những chứng từ liên quan đến
hàng hóa.”
Giao nhận vận tải ngoại thương
Giao nhận vận tải phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, trong đó giao nhận xuất nhập
khẩu chiếm tỉ trọng lớn. Trong quá trình này có nhiều bên tham gia, phổ biến bao gồm:
- Người mua hàng (buyer): người mua đứng tên trong hợp đồng thương mại và trả
tiền mua hàng.
- Người bán hàng (seller): người bán hàng trong hợp đồng thương mại.
- Người gửi hàng (consignor): người gửi hàng, ký hợp đồng vận tải với Người giao
nhận vận tải.
- Người nhận hàng (consignee): người có quyền nhận hàng hóa.
- Người gửi hàng (shipper): người gửi hàng trực tiếp ký hợp đồng với bên vận tải.
- Người vận tải, hay người chuyên chở (carrier): vận chuyển hàng từ điểm giao đến
điểm nhận theo hợp đồng vận chuyển.
- Người giao nhận vận tải: Người trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển, nhưng
đứng tên người gửi hàng (shipper) trong hợp đồng với người vận tải.
Sự khác nhau giữa consignor và shipper : hai từ này đều có nghĩa là người gửi hàng, và về
cơ bản có nghĩa tương tự nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì người ta thường
dùng từ consignor chứ không phải là shipper, và ngược lại. Chẳng hạn trong mẫu vận đơn
FBL của FIATA, người gửi hàng là “consignor”, còn trên vận đơn của hãng tàu chợ,
người gửi hàng thường là “shipper.
2. Nhiệm vụ

- Phải thực hiện tất cả những điều khoản trong cam kết của mình tương ứng với khả
năng và quyền hạn của mình
- Phải tuân thủ tới mức cao nhất những hướng dẫn của người ủy thác. Trường hợp
người ủy thác không kịp hoặc không có hướng dẫn cụ thể hoặc không có tập quán
thong lệ nào khác thì người giao nhận hành động theo sự hướng dẫn của mình
miễn không vi phạm những điều kiện cam kết.
- Phải hoàn trả những khoản tiền mà người giao nhận đã nhận thay cho người ủy
thác, không được kinh doanh trên số tiền nhận.
- Phải luôn sẵn sàng với khả năng tài chính để đáp ứng với từng công việc của Hợp
Đồng đã ký và chuẩn bị những tài liệu lien quan đến chính sách chủ trương của
người ủy thác và sẵn sang giới thiệu với ngưới khác khi cần.
II. Phạm vi giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Việc kinh doannh xuất nhập khẩu nói chung và giao nhận vận tải nói riêng
là một quá trình phức tạp, đầy rủi ro, vì đặc điểm nổi bật trong buôn bán quốc tế là
nguời mua và người bán ở cách xa nhau dể hàng hóa đến tay người mua ta phải
thực hiện hàng loạt các công việc khác nhau có liên quan đến quy trình làm thủ tục
nhập hàng. Mặt khác, để có thề giải phóng hàng nhanh, tránh tình trạng lưu kho,
lưu bãi, phát sinh chi phí, chất lượng hang hóa bị giảm sút. Người giao nhận cần
nắm rõ quy trình giao nhận hang nhập khẩu, có đủ năng lực giải quyết các vướng
mắc, có quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền để có thể đua hang nhập khẩu
đến tay người nhận hang nhanh nhất.
1. Đại diện người gửi hàng
Người giao nhận với những thỏa thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình
(người xuất khẩu) những công việc sau:
- Lựa chọn tuyến đường vận tải.
- Đặt/thuê địa điểm đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải.
- Giao hàng hóa và các chứng từ liên quan (như Biên lai nhận hàng – The
Forwarder Certificate of Receipt hay Chứng từ vận tải – The Forwarder
Certificate of Transport).
- Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản của chính phủ

liên quan đến vận chuyển hàng hóa của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể cả
các quốc gia chuyển tải (transit) hàng hóa, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần
thiết.
- Đóng gói hàng hóa (trừ khi hàng hóa đã được đóng gói trước khi giao cho người
giao nhận).
- Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hóa (nếu
được yêu cầu).
- Chuẩn bị kho bảo quản hàng hóa, cân đo hàng hóa nếu cần.
- Vận chuyển hàng hóa đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực giám
sát hải quan, cảng vụ và giao hàng hóa cho người vận tải.
- Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu.
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa tới cảng đích bằng cách liên hệ với
người vận tải, hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.
- Ghi chú về những tổn thất, mất mát với hàng hóa nếu có.
- Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại với những mất mát, tổn thất, hư hỏng
của hàng hóa nếu có.
1.3.2. Đại diện người nhận hàng
Khi là đại diện cho người nhập khẩu thì người giao nhận thường làm các công việc
sau :
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa trong trường hợp người nhập khẩu chịu
trách nhiệm về chi phí vận chuyển.
- Nhận và kiểm tra các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Nhận hàng từ người vận tải.
- Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát Hải quan, cũng như các lệ phí
khác liên quan.
- Chuẩn bị kho hàng chuyển tải nếu cần thiết.
- Giao hàng cho người nhập khẩu.
- Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những mất mát, tổn thất của
hàng hóa.
1.3.3. Các dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ khác nảy sinh
trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt khác như: gom hàng có liên
quan đến hàng công trình: công trình chìa khóa trao tay (cung cấp thiết bị, xưởng sẵn
sàng vận hàng)
Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu tiêu
dùng, những thị trường mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện
giao hàng phù hợp, những điều khoản cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương và tất
cả những vấn đề có liên quan đến công việc của anh ta.
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MARINE SKY LOGISTICS
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MARINE SKY
LOGISTICS
I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH Marine Sky Logistics
1. Sự hình thành
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự
giao thương giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu về
dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng không ngừng phát triển. Đồng thời, dịch
vụ giao nhận vận tải ngày càng thể hiện và chứng minh vai trò quan trọng của mình trong
quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế ngoại thương.
Trên thực tế cho thấy bản thân các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không thể thực
hiện đầy đủ và hiệu quả nhất việc đưa hàng hóa của mình ra nước ngoài và ngược lại do
sự hạn chế trong chuyên môn và nghề nghiệp. Chính vì vậy việc ra đời của các công ty
dịch vụ giao nhận vận tải đang là nhu cầu cần thiết. Công ty TNHH Marine Sky Logistics
cũng là một trong số đó.
Tên giao dịch Tiếng Việt : Công ty TNHH Marine Sky Logistic
Tên giao dịch quốc tế : MARINE SKY LOGISTICS CO.LTD
Ngày thành lập : 08/01/2008
Mã số thuế : 0310964526
Biểu tượng của công ty :
Vốn điều lệ : 9.000.000.000 VND

Văn phòng chính : Số 812/1, đường Trường Chinh, QuậnTân
Bình,Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại : (848) 38114857
Fax : (848) 38114836
Email :
Website :
Chủ doanh nghiệp : Lê Tuấn Phương
Lĩnh vực hoạt động chính : Vận tải và giao nhận hàng hóa
2. Quá trình phát triển :
Công ty TNHH Marine Sky là một công ty tư nhân, có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, hạch toán độc lập phù hợp với pháp luật Việt Nam. Công ty luôn hoạt động
theo slogan : “hãy để chúng tôi nói lên sự uy tín của bạn”. Chính vì thế, tuy mới thành lập
nhưng công ty đã tạo dựng cho mình một vị thế khá vững trong ngành dịch vụ giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu và đã được nhiều khách hàng lớn cả trong, ngoài nước tin cậy
và chọn lựa.
Công ty không những mở rộng được mạng lưới kinh doanh mà còn đẩy mạnh các
loại hình kinh doanh như: đại lý giao nhận vận tải quốc tế, vận tải nội địa, dịch vụ khai
thuê hải quan, xuất nhập khẩu ủy thác,…Với sự tận tâm và lòng nhiệt tình, mọi thành
viên trong công ty luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình và không ngừng nâng
cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng, để hướng đến mục tiêu trở thành cầu nối hiệu
quả giữa công ty với các đại lí, các đối tác nước ngoài và khách hàng. Công ty luôn nổ
lực nâng cao chất lượng các dịch vụ để tạo được lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng.
Ngày 10/02/2010, công ty chính thức trở thành hội viên hợp tác của Liên đoàn quốc
tế các hiệp hội giao nhận - FIATA (International Federation of Freight Forwarders
Associations). Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) thành lập năm 1926 là
tổ chức giao nhận vận tải lớn nhất thế giới. FIATA là một tổ chức phi chính trị, tự
nguyện, là đại diện của 35.000 công ty giao nhận ở 130 nước trên thế giới. FIATA được
thừa nhận của các cơ quan Liên hiệp quốc như Hội đồng kinh tế xã hội liên hiệp quốc
(ECOSOC), Ủy ban Châu Âu của Liên hiệp quốc (ECE), Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực
châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP)

Những thành quả đạt được hôm nay cho thấy công ty đã có những chiến lược kinh
doanh phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa đầu tư và am hiểu thị trường….Vì vậy, công ty đã
đạt được mục tiêu đề ra:
- Đảm bảo và phát triển nguồn vốn.
- Nâng cao doanh thu nhằm đạt được lợi nhuận cao.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân viên.
- Hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước.
II. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của công ty
1. Chức năng
Phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nước để tổ chức chuyên chở, giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, hàng hội chợ triển lãm,
hàng tư nhân, tài liệu chứng từ liên quan, chứng từ phát nhanh.
Nhận ủy thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê kho bãi, mua bán cước các
phương tiện vận tải (ô tô, tàu biển, máy bay, xà lan, container…) thực hiện các dịch vụ
khác liên quan đến hàng hóa nói trên như : việc gom hàng, chia hàng lẻ, làm thủ tục xuất
khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa và giao hàng đó cho người
chuyên chở để chuyên chở đến nơi quy định.
Thực hiện các dịch vụ tư vấn về vấn đề giao nhận, vận tải kho hàng và các vấn đề
khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Tiến hành các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa
quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và ngược lại bằng các phương tiện vận chuyển khác
nhau.
Làm đại lý cho các hãng tàu, hãng hàng không trong và ngoài nước, liên doanh liên
kết với các tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, kho bãi,
thuê tàu…
2. Nhiệm vụ
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo quy chế hiện
hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng mà công ty đề ra.
Bảo đảm việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảm trang
trải về tài chính, sử dụng hợp lý theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn,

làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.
Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao nhận,
chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức tiên tiến, hợp lý, an toàn trên các luồng, các
tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở, chuyển tải, lưu kho, lưu bãi giao hàng hóa và đảm
bảo hàng hóa an toàn trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lí tài chính, tài sản các chế độ chính sách cán
bộ và quyền lợi của người lao động theo chế độ tự chủ, chăm lo đời sống, đào tạo, bồi
dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân của công ty để đáp ứng được yêu
cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao.
3. Phạm vi hoạt động
Hiện tại công ty đã ký hợp đồng liên kết với nhiều hãng tàu lớn như OOCL, APL,
MOL, EVERGREEN, MAERKS, CMA, VN AIRLINE, JETSTAR, DHL, FEDEX
Dịch vụ giao nhận quốc tế bằng đường biển của công ty được khách hàng đánh giá là
đáng tin cậy trên thị trường. Đặc biệt, công ty thường xuyên vận chuyển hàng hoá bằng
container tuyến Châu Âu, Châu Á
3.1. Dịch vụ giao nhận vận tải đường biển
Thực hiện các công việc giao nhận hàng nguyên container (FCL – Full container
loaded), hàng lẻ (LCL – Less than container loaded) bằng đường biển, làm đại lý hãng
tàu nước ngoài, làm thủ tục cho các tàu cập cảng, rời cảng và đảm nhiệm thêm một số
dịch vụ nhằm tạo quy trình công việc khép kín như dịch vụ khai thuê hải quan cho hàng
xuất nhập khẩu bằng đường biển, dịch vụ vận chuyển hàng container bằng đường bộ,
mua bảo hiểm hàng hóa, thuê giám định
3.2. Dịch vụ vận tải hàng không
Thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, khai thuê
hải quan, bảo hiểm…
3.3. Dịch vụ vận tải đường bộ
GIÁM CĐỐ
PHÓ GIÁM CĐỐ
TR LÝ GIÁM CỢ ĐỐ
TRUCKING

KINH DOANH
H I QUANẢ CH NG T K TOÁNỨ Ừ Ế
B PH N H TR : MARKETING, IT, CUSTOMER CAREỘ Ậ Ỗ Ợ
LOGISTICS
Thực hiện gom nhiều lô hàng lẻ của các chủ hàng khác nhau và xếp chung vào
container để vận chuyển đi nước ngoài, trucking nội địa, (port to port, door to door …)
đóng gói hàng hoá, khai thuê hải quan, tư vấn khách hàng
3.4. Dịch vụ khai thuê thủ tục hải quan
Một số doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu theo điều kiện Incoterms, họ
tìm đến công ty chỉ để yêu cầu khai thuê hải quan, và công ty cũng đã sẵn sàng thực hiện.
Do đó, dịch vụ này cũng được xem là một mảng hoạt động của công ty. Tuy nhiên, lượng
nhu cầu này rất ít, và doanh thu cũng không cao.
Ngoài ra công ty còn là mô phỏng của mô hình xúc tiến thương mại, tư vấn xuất
nhập khẩu…nhằm bước đầu tạo liên kết chuỗi cung ứng trong tiêu chí hình thành một
công ty logistics đúng nghĩa.
III. Tình hình tổ chức kinh doanh
1. Bộ máy quản lý của công ty
Marine Sky là một công ty chuyên về dịch vụ, với số lượng nhân sự ít nhưng tất cả
đều liên kết chặt chẽ với nhau, mỗi người được phân bổ một nhiệm vụ rõ ràng cụ thể và
kết nối công việc của từng người thành một quy trình hoạt động. Hoạt động từng thành
viên ở công ty đều được chỉ dẫn và giám sát của giám đốc với một cơ cấu tổ chức gọn
nhẹ, đơn giản mà hoạt động rất hữu ích.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Marine Sky Logistics
2. Mối quan hệ giữa các phòng ban
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Giám đốc: Quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám
đốc cùng với phó giám đốc bàn bạc, đề ra phương hướng, mục tiêu và cách thực hiện các
hoạt động của công ty trong thời gian dài hạn và ngắn hạn.
Phó giám đốc: Điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, phó giám
đốc cũng là người kiêm luôn bộ phận nhân sự, nghĩa là phó giám đốc cũng là người quản

lý nhân viên, tuyển dụng hay sa thải nhân viên, đề ra các chế độ lương thưởng cho nhân
viên sau khi đã thông qua ý kiến của giám đốc.
Trợ lý giám đốc: quản lý thời gian biểu công tác tại công ty, thừa hành quyết định
của ban giám đốc, quản lý kỷ luật, tâm sinh lý, yêu cầu công việc của nhân viên, là người
soạn thảo hợp đồng và phát ngôn chính của công ty.
Phng kinh doanh: Chức năng chính của phòng là liên hệ đến các khách hàng có
nhu cầu sử dụng đến các dịch vụ làm hàng xuất khẩu, hoặc làm hàng nhập khẩu của công
ty. Liên hệ đến các hãng tàu, hãng hàng không, khu vực kho bãi để tìm ra đối tác thực
hiện lô hàng, đồng thời dựa vào giá cước của hãng tàu đưa ra để tiến hành làm hàng.
Phng chứng từ và kế toán: Chức năng chính của phòng là làm các chứng từ theo
yêu cầu của đơn hàng, tiến hành thu gom chứng từ sau khi đã hoàn thành một lô hàng,
thanh toán và giải quyết công nợ, khai báo thuế, thống kê, báo cáo tài chính định kỳ.
Tham mưu cho phó giám đốc sử dụng các nguồn vốn và huy động vốn đạt hiệu quả cao,
kiểm tra và thực hiện các chế độ chính sách về tài chính, quản lý, tổ chức và sử dụng lao
động hợp lý.
Phng trucking: tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vận chuyển nội điạ, thuê kho
bãi, kết hợp với phòng sale để tiến hành làm hàng port to door hoặc door to door. Khai
thác thị trường nội địa gồm tuyến xe tải, xe lửa, xe đầu kéo, xà lan…
Phng hải quan: nhiệm vụ chính là thông quan lô hàng xuất nhập, tư vấn thuế
hàng hóa xuất nhập, lên tờ khai, lấy hàng, bố trí kiểm dịch, giám định hàng hóa, giám sát
hàng hóa, bố trí làm hàng, xếp dỡ,…
2.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban
Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ như trên nên việc giữ thông tin liên lạc giữa các
phòng ban rất kịp thời. Việc phối hợp giữa các phòng ban cũng diễn ra tương đối nhịp
nhàng và có hiệu quả vì mặc dù phân chia phòng ban rõ ràng, nhưng khi hoạt động, các
nhân viên lại có thể làm đan xen, một nhân viên sales có thể thực hiện luôn tất cả các
khâu của việc làm lô hàng mà mình đã đảm nhiệm.
2.3. Tình hình nhân sự
Ổn định tổ chức, cải tổ bộ máy hoạt động của đơn vị, coi trọng yếu tố con người
có năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất để phân công bố trí công việc

hợp lý có năng suất cao và hiệu quả tốt là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo. Từ
điểm xuất phát ban đầu, công ty Marine Sky Logistics có khoảng 22 lao động. Qua nhiều
đợt tinh giảm biên chế số lao động thiếu trình độ, kết hợp với sự tuyển chọn nhiều lao
động trẻ có năng lực, đạo đức, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ để có thể tham gia quản
lý và điều hành các hoạt động có hiệu quả hơn, đến nay đội ngũ số cán bộ, công nhân
viên của công ty là 14 người trong đó 4 người trình độ cao đẳng và 10 người trình độ đại
học với kinh nghiệm làm việc là 2 – 5 năm (lương trung bình của công ty khoảng 3,5 – 7
triệu đồng chưa tính phụ cấp).
Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, thích ứng nhanh với môi trường, có
trình độ lao động, tay nghề và tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng mọi yêu cầu của khách
hàng cùng với tinh thần đoàn kết chặt chẽ đã làm cho uy tín của công ty ngày càng được
nâng cao rộng rãi.
2.4. Guồng quay hoạt động tại công ty
Nhân viên marketing sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường hàng hóa, lên danh sách
khách hàng sơ bộ, song song đó là nhân viên IT sẽ quảng bá, truyền tin trên online
company và các diễn đàn cùng ngành…Sau đó, nhân viên kinh doanh tìm kiếm khách
hàng, tiếp nhận nhu cầu xuất hoặc nhập khẩu của đại lý, khách hàng có nhu cầu, chào giá
dịch vụ của công ty đến đại lý, khách hàng, đàm phán với các hãng tàu, hãng hàng không
để có giá cước tốt nhất cho khách hàng (nếu là hàng sea, air), nếu khách hàng chỉ có nhu
cầu trucking nội địa hoặc khai hải quan thì nhân viên kinh doanh bàn giao lại cho hai
phòng ban đó… Sau đó tiến hành xem xét và báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợp
đồng giao nhận. Trợ lý giám đốc sẽ lên lịch làm hàng, bố trí nhân viên giao nhận làm
hàng. Sau khi hoàn thành, nhân viên giao nhận thu hồi biên bản làm hàng có xác nhận
của ba bên, trả lại cho phòng chứng từ tiến hành lên debit note và thanh toán lô hàng. Sau
mỗi lô hàng, nhân viên care của công ty sẽ lên kế hoạch chăm sóc khách hàng, trình bày
cho trợ lý và phó giám đốc, nhằm tìm ra phương pháp hậu mãi tốt nhất.
III. Nghiên cứu đánh giá loại hình kinh doanh của công ty
1. Đại lý hãng tàu
Tính đến cuối năm 2011 công ty đã là đại lý hai hãng tàu nước ngoài:
- Seaways Shipping Limited là một hãng tàu lớn và có uy tín của Ấn Độ, Seaways

Shipping cung cấp dịch vụ đi các tuyến: Nhavasheva, Dubai, Calautta, Tuticorin,
Cochin, Chitagong… các tuyến này nằm ở Ấn Độ. Ngoài ra còn có một số tuyến
ở vùng trung đông.
- Federated Shipping Limited: hãng tàu của Singapore đi các tuyến Inchon (Hàn
Quốc), Qingdao (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Portklang (Malaysia)….
Các hãng tàu này sẽ cung cấp cho công ty mức giá gọi là tariff (giá thị trường) và
Marine Sky Logistics chào khách hàng với giá này, khi khách hàng đồng ý với giá mà
công ty đã chào thì nhân viên booking sẽ book trên tàu feeder của các shipping lines có
khai thác feeder operation, để vận chuyển đến các cảng trung chuyển mà các tàu mẹ sẽ
nhận hàng như: Singapore, Portklang, Hong Kong để chuyển tải sang tàu mẹ và tiếp tục
vận chuyển hàng đến cảng đích.
2. Forwarder
Ban đầu công ty thành lập lĩnh vực kinh doanh là dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch
vụ khai hải quan và dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa nên đây chính là chức năng hàng
đầu của công ty và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác nhờ vào đội ngũ nhân viên
giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, tận tâm trong công việc.
Công ty thực hiện dịch vụ hải quan đối với hàng xuất và hàng nhập với sự ủy thác
của khách hàng:
- Đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở, công ty hoạt động như cầu nối
giữa người gửi hàng và người nhận hàng, công ty nhận ủy thác từ người xuất
nhập khẩu để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập
chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho… theo hợp đồng ủy thác.
- Thực hiện việc gom hàng, trong vận tải bằng container thì việc gom hàng là
không thể thiếu, nhằm gom những lô hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên
container (FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm giá cước.
- Đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người trực tiếp ký kết hợp đồng chuyên
chở với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng từ nơi này đến nơi khác,
ngay cả dịch vụ giao door to door cũng được công ty đảm nhiệm.
- Công ty kinh doanh 2 loại hình này thực sự có mối kết hợp hoàn hảo giữa hai
bên, thay vì phải mua cước tàu chuyên chở cho lô hàng làm dịch vụ thì kết hợp

với việc làm đại lý cho hãng tàu công ty sẽ có nhiều thuận lợi hơn về giá cả khi
mua chỗ trên tàu, từ đó công ty thuận lợi hơn trong quá trình giao nhận hàng hóa
từ khâu nhận hàng, book tàu, giao nhận, hải quan…và các dịch giao door.
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
MARINE SKY LOGISTICS
I. Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty trong những năm
gần đây
1. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2009 – 2011
Bảng 1. Doanh thu và chi phí của công ty qua các năm
Đơn vị tính : triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So sánh giữa các năm
2009 và 2010 2010 và 2011
Tươn
g đối
Tuyệt
đối
(%)
Tươn
g đối
Tuyệt
đối
(%)
Tổng doanh thu 1726 2021 2321 295
117.0
9
300 114.84
Tổng chi phí 1091 1305 1400 214
119.6
2

95 107.28
Tổng lợi nhuận 635 716 921 81
112.7
6
205 128.63
Thuế (25% lợi
nhuận)
158.7
5
179 230.25
Lợi nhuận ròng
476.2
5
537 690.75
% tăng lợi nhuận
ròng
12.76
%
28.63
%
Biểu đồ 1. Tình hình kinh doanh của công ty qua các năm
Đơn vị tính : Triệu VNĐ
Dựa vào bảng thống kê trên ta có một số nhận xét vế tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty trong những năm gần đây như sau :
Có thể thấy, từ khi thành lập vào năm 2008 đến nay, công ty vẫn hoạt động hiệu
quả, dù lợi nhuận có sự biến động mạnh qua các năm, nhưng do công ty chưa đầu tư vào
kho bãi, container… nên chi phí bỏ ra ít, vì vậy công ty vẫn duy trì được số dương cho
lợi nhuận.
Tổng doanh thu vào năm 2009 chỉ đạt 1726 triệu đồng so vời năm 2010 thì tăng
không đáng kể tương ứng 17.09% (tương đương 295 triệu đồng). Do các hoạt động của

công ty đều bị ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế khó khăn
hàng hóa hiếm hoi, miếng bánh nhỏ phải chia nhiều phần, điều này làm tăng tính cạnh
tranh mạnh mẽ trên thị trường, nhà nước đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28%
năm 2008 xuống còn 25% năm 2009 và công ty đã giảm chi phí làm hàng xuống mức
thấp nhất để duy trì hoạt động kinh doanh, nhưng lợi nhuận ròng của công ty vẫn giảm
trên 22%.
Đến năm 2010 thì doanh thu đạt 2021 triệu đồng so với năm 2011 thì cũng tăng
không đáng kể tương ứng 14.84% (tương đương 300 triệu đồng). Vì nền kinh tế năm
2010 vẫn chưa phục hồi sau suy thoái, nhưng vào năm này công ty nhận làm đại lý cho
một hãng tàu có tuyến Châu Á mạnh nên doanh thu từ việc làm đại lý chiếm tỷ trọng khá
cao. Bước đầu làm đại diện cho các line nhưng đã thu được kết quả tốt trong bối cảnh
kinh tế đang khó khăn, do đó đã làm cho các hãng tàu chú ý về tiềm năng của công ty nên
doanh thu từ hoạt động vận tải biển tăng đáng kể. Tổng doanh thu năm 2010 đã bắt đầu
tăng trở lại từ quý 3 của năm, công ty đã vượt qua những khó khăn vẫn còn tồn tại sau
cuộc suy thoái, đứng vững và phát triển.
Năm 2011 là một năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả
năng tiếp cận vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn khan
hiếm. Ước tính, khoảng trên dưới 50.000 doanh nghiệp đã lâm vào cảnh phá sản. Công ty
MSL đã vượt qua cơn khủng hoảng và sinh lợi cao vào năm này từ các khách hàng lớn
của mình .

2.
Theo lĩnh vực kinh doanh
Bảng 2 : Doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh
Đơn vị tính : Triệu đồng
Biểu đồ 2. Doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh
Các dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng là toàn bộ quy trình giao nhận
hàng hóa, hoặc các dịch vụ vệ tinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ người gửi đến
người nhận, chẳng hạn như làm các thủ tục cần thiết cho hàng hóa, lưu kho, lưu bãi, bốc

xếp, chuyển tải, vận tải hàng hóa bằng đường bộ hoặc đường thủy. Trong đó, phần lớn
các dịch vụ mà công ty thực hiện đều dành cho hàng xuất nhập khẩu, tỷ trọng đóng góp
Dịch vụ
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Vận tải biển 865 50.12 973 48.14 1073 46.23
Vận tải đường hàng
không
422 24.45 441 21.82 521 22.45
Vận tải đường bộ 409 23.70 574 28.40 674 29.04
Thủ tục hải quan 30 1.74 33 1.63 53 2.28
Tổng

1726 100 2021 100 2321 100
của dịch vụ vận tải hàng không rất thấp trong tổng doanh thu, trong đó, dịch vụ chính là
vận tải biển.

Nếu xét về mảng giao nhận, vận tải nội địa, công ty thực sự là một nhà giao nhận
chuyên nghiệp và uy tín, với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động. Tuy nhiên, với các dịch
vụ như lưu kho hàng hóa, các dịch vụ như bốc xếp hàng hóa, vận tải đường biển, mua
bảo hiểm cho hàng hóa… công ty phải sử dụng dịch vụ thuê ngoài. Các đối tác thường
xuyên của công ty bao gồm các hãng tàu như Hub line, MOL Vietnam, OOCL, K line
Logistics… các công ty bảo hiểm như Bảo Minh, Prodential, AIA , các công ty bốc xếp
như công ty TNHH Hải Thành…Vì là một công ty giao nhận uy tín, thường xuyên có
những lô hàng lớn, nên khi làm việc với những đối tác này, công ty cũng gặp được nhiều
thuận lợi hơn, trong việc thương lượng giá cả, hoặc được nhiều ưu đãi hơn, nhất là với
những hàng hóa mang tính mùa vụ như sơ dừa ,bắp ủ chua khi mà nhu cầu vận chuyển
sẽ tập trung vào một số thời điểm, do đó, việc book tàu, mượn container sẽ gặp nhiều khó
khăn.
Chủng loại mặt hàng cũng khá đa dạng, ở Công ty TNHH Marine Sky Logistics
những hàng hóa vận chuyển theo container vẫn là chủ yếu, như hàng sắt phế liệu, bột
nhang
Còn cơ cấu chi phí của công ty chủ yếu bao gồm chi phí khấu hao, nhiên liệu, vật
liệu, lương và các khoản theo lương, các loại chi phí sửa chữa thay thế, các dịch vụ thuê
ngoài. Trong đó, các chi phí thuê ngoài chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng chi phí,
mà đây là những yếu tố công ty khó kiểm soát được, phụ thuộc nhiều vào tình hình thị
trường, đây cũng là một trong những khó khăn của công ty.
1.5.2 Cơ cấu thị trường
Bảng số liệu về cơ cầu thị trường qua ba năm 2009, 2010 và 2011
Thị trường
2009 2010 2011
Doanh
thu
Tỷ
trọng
(%)
Doanh

thu
Tỷ
trọng
(%)
Doanh
thu
Tỷ
trọng
(%)
Trung Quốc 742 42.99 886 43.84 1012 43.60
Hàn Quốc 210 12.17 321 15.88 401 17.28
Hoa Kỳ 342 19.81 384 19.00 442 19.04
Ấn Độ 101 5.85 153 7.57 201 8.66
Châu Âu
(EU)
331 19.18 277 13.71 26 11.42
Tổng 1726 100 2021 100 2321 100
Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu thị trường của MSL qua ba năm
Nhìn vào cơ cấu các nước có hàng xuất nhập đến năm 2011, ta thấy Trung Quốc,
Hàn Quốc và Hoa Kỳ là những nước mà công ty làm dịch vụ xuất nhập hàng nhiều nhất.
Đây một phần là do quan hệ làm ăn buôn bán, nhưng phần khác là vì nhu cầu tiêu dùng
của người dân như mặt hàng bột nhang xuất nhiều sang Trung Quốc, hộp nhựa xuất khẩu
chủ yếu sang Hoa Kỳ, cải bắp ủ chua xuất nhiều sang Hàn Quốc , hàng xuất sang các
nước khác ở Châu Âu (như Anh, Đức) thì đa số là mặt hàng sơ dừa.
Trong khi đó, đối với các loại hàng nhập do công ty làm dịch vụ, thì chúng được
nhập chủ yếu từ các nước Châu Á như thức ăn cho tôm và keo dán kính được nhập chủ
yếu từ Hàn Quốc, giày dép được nhập từ Ấn Độ,… nhưng đối với mặt hàng rượu thường
được nhập chủ yếu từ Nga và Pháp.
CHƯƠNG III - PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
I. Đặc điểm – tính chất thị trường

Thị trường dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam là một thị trường quy mô nhỏ,
nhưng đang phát triển mạnh, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu tăng nhanh, kéo theo sự gia tăng các dịch vụ hàng hóa, tốc độ phát triển
20-25%/năm, có thể đạt giá trị 1 tỉ USD vào cuối năm 2011. Các công ty xuất nhập khẩu
chuyên môn hóa vào sản xuất nên xu hướng thuê ngoài các dịch vụ Logistics ngày càng
phổ biến, tỉ lệ ngày càng cao. Theo dự báo, trong tương lai không xa, dịch vụ Logistics sẽ
trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nước.
Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mức
200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lại càng lớn. Dự báo đến năm
2012, hàng container qua cảng biển Việt Nam sẽ đạt từ 3,6-4,2 triệu TEU, đến năm 2020
sẽ lên đến 7,7 triệu TEU.
Mặc dù Logistics đã và đang phát triển mạnh trên thế giới, nhưng ở Việt Nam còn khá
mới mẻ, phần lớn các dịch vụ Logistics được thực hiện ở các công ty giao nhận.
Theo Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), đến nay nước ta có khoảng
1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Logistics, dịch vụ giao
nhận. Xét về mức độ phát triển có thể chia các công ty giao nhận thành 4 cấp độ sau:
• Cấp độ 1: Các đại lý giao nhận truyền thống - chỉ thuần tuý cung cấp các dịch
vụ do khách hàng yêu cầu, thông thường là: vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ,
thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan, lưu kho bãi, giao nhận. Ở cấp độ này có
gần 80% các công ty, và họ phải thuê lại kho và dịch vụ vận tải.
• Cấp độ 2: Các đại lý giao nhận đóng vai trò người gom hàng và cấp vận đơn
nhà (House Bill of Lading) và sử dụng vận đơn này như của hãng tàu. Yêu cầu của
loại hình này là phải có đại lý độc quyền tại các cảng lớn để thực hiện việc đóng/rút
hàng. Hiện nay, khoảng 10% các tổ chức giao nhận có khả năng cung cấp dịch vụ
gom hàng tại CFS của chính họ hoặc do họ thuê của nhà thầu.
• Cấp độ 3: Đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa phương thức
(Multimodal Transport Organizations - MTO). Trong vai trò này, các công ty phối
hợp với các công ty vận tải, giao nhận nước ngoài, kí hợp đồng đứng ra nhận hàng
và chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển đến tận địa điểm yêu cầu.
• Cấp độ 4: Đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ Logistics. Một số

tập đoàn Logistics lớn trên thế giới đã hiện diện tại Việt Nam và đã hoạt động rất
hiệu quả trong lĩnh vực Logistics như: Kuehne & Nagel, Schenker, Ikea, APL,
TNT, NYK, Maersk Logistics Các doanh nghiệp này cung cấp tất cả dịch vụ về
hàng hóa, là nhà thầu chính trong các hợp đồng khoán trọn gói.
Chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động
Logistics ngày càng tăng, hàng loạt các công ty giao nhận đã đổi tên thành công ty dịch
vụ Logistics. Nhưng thực tế phần lớn các doanh nghiệp này chỉ thực hiện được dịch vụ
giao nhận và kèm theo một số dịch vụ giá trị gia tăng đơn giản khác,… tỉ lệ các doanh
nghiệp cung ứng được dịch vụ giao nhận tổng hợp chỉ khoảng 7-10%.
Qua nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp dịch vụ Logistics của Việt Nam phần lớn
là các công ty TNHH nhỏ và vừa, khoảng 40% có vốn dưới 1 tỉ đồng, cơ sở hạ tầng
không có, chủ yếu đứng ra kí hợp đồng và thuê các nhà thầu thực hiện các dịch vụ, nhân
lực chỉ từ 5-7 người, trình độ thấp, hoạt động chia cắt, manh mún. Chỉ có một vài công ty
tương đối lớn, có hạ tầng, kho bãi, phương tiện như: Vietrans, Viconship, Vinatrans,
Sotrans, Transimex,… nhưng cũng chưa có năng lực đủ mạnh để có thể cung ứng được
dịch vụ Logistics hiện đại, tích hợp, phong phú, và có khả năng cạnh tranh để tham gia
vào hoạt động Logistics toàn cầu.
Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), các doanh nghiệp Logistics Việt Nam
chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu thị trường Logistics trong nước, 75% còn lại là do các
tập đoàn đa quốc gia đảm nhận. Các doanh nghiệp giao nhận nước ngoài chỉ chiếm 2%
về số lượng, nhưng thị phần lên tới 35%, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm
65% thị phần, lý do là hàng hóa chủ yếu do các công ty FDI sản xuất, kinh doanh, và họ
thường sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp lớn tại nước họ, với các hợp đồng đối tác
dài hạn từ trước.
Theo đánh giá của VIFFAS trình độ công nghệ Logistics của VN so với thế giới còn
yếu kém, cụ thể: trong vận tải đa phương thức vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả
các phương tiện, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải; trình độ cơ giới hoá trong khâu
bốc dỡ còn yếu kém; trình độ lao động thấp, chưa đáp ứng yêu cầu; cơ sở hạ tầng thiếu và
yếu; công tác lưu kho còn quá lạc hậu so với thế giới; công nghệ thông tin còn có khoảng
cách quá xa so với yêu cầu phát triển Logistics toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam đã

nhỏ, yếu, cần liên kết tập trung sức mạnh để tăng sức cạnh tranh, nhưng thời gian qua sự
liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành rất yếu.
2) Xu hướng phát triển của thị trường
Theo xu hướng của sự phát triển, các dịch vụ logistics sẽ tiếp tục được thuê ngoài,
tăng về lượng và yêu cầu, các dịch vụ phức tạp hơn cũng dần phổ biến, như lưu kho,
logistics thu hồi, cross- docking, tư vấn logistics,… xu hướng giao khoán trong 1 hợp
đồng duy nhất, tích hợp các dịch vụ ngày càng được nhiều công ty áp dụng.
Thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu tiếp tục gia tăng và mở rộng, dịch vụ logistics
cũng phát triển theo, đáp ứng nhu cầu thị trường, số lượng các công ty giao nhận,
logistics ra đời ngày càng nhiều, quy mô và chuyên nghiệp hơn. Khi thị trường dịch vụ
logistics Việt Nam được mở cửa, số lượng doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào càng
nhiều, áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ rất lớn.
Yêu cầu ngày càng cao của khách hàng đòi hỏi chất lượng phục vụ tốt hơn, các công
ty logistics sẽ phân hóa, các doanh nghiệp uy tín, quy mô, có giá cước cạnh tranh sẽ được
tín nhiệm, thu hút được khách hàng, các doanh nghiệp nhỏ, thực lực yếu, không cạnh
tranh được sẽ thu hẹp dần và bị phá sản.
PHẦN III: TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MARINE SKY
LOGISTICS
I - Khái quát chung về giao nhận hàng hóa đường biển bằng container
Việc tăng tốc độ kỹ thuật của công cụ vận tải sẽ không đạt hiệu quả kinhtế cao nếu
không giảm được thời gian công cụ vận tải dừng ở các điểm vận tải.Yếu tố cơ bản nhất
để giảm thời gian dừng lại ở các điểm vận tải là tăng cường cơ giới hóa khâu xếp dỡ ở
các điểm vận tải. Một biện pháp quan trọng để giải quyết cơ giới hóa toàn bộ khâu xếp dỡ
hàng hóa là tạo ra những kiện hàng lớn thích hợp. Và đó cũng chính là lý do container ra
đời. Việc sử dụng container trong hoạt động xuất nhập khẩu đã mang đến rất nhiều thuận
lợi như: bảo vệ hàng hóa tối đa hơn, tiết kiệm được chi phí bao bì, giảm được thời gian
xếp dỡ và chờ đợi ở cảng, bền và có thể sử dụng nhiều lần và một yếu tố nửa là giúp
người vận tải vận dụng được dung tích tàu, giảm trách nhiệm về khiếu nại và tổn thất
hàng hóa.

Nước ta có nhiều hệ thông cảng biển gồm 114 cảng lớn nhỏ, phân bố dọc theo bờ
biển từ Bắc xuống Nam như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, VICT,Tân Thuận, Cát
Lái…. Hiện nay, theo thống kê thì có khoảng 95% tổng khối lượng hàng hoá buôn bán
quốc tế được vận chuyển bằng đường biển. Do vậy,việc vận chuyển hàng hóa bằng
container đối với việc giao nhận hàng hóa bằng đường biển là rất quan trọng.
Là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá, Công ty TNHH đã
tổ chức thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường
biển rất chặt chẽ, chuyên nghiệp để tiết kiệm chi phí và thời gian.
II. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu container bằng đường biển tại Công ty
TNHH Marine Sky Logistics
1. Quy trình giao nhận hang nhập khẩu container tại Công ty Marine Sky Logistics
Công ty TNHH Marine Sky Logistics là một công ty giao nhận hoạt động chủ yếu
với hình thức đại lý và ủy thác có uy tín. Với lô hàng “COCOA BUTTER SUBSTTUTE
– MELANO STS(Dầu thực vật đã tinh tế đã hydro hóa) nhập khẩu của Công ty TNHH
Chế biến Thực phẩm và Bành kẹo Phạm Nguyên(gọi tắt là Công ty Phạm Nguyên). Công
ty MSL được Công ty Phạm Nguyên ủy thác để tiến hành nhập khẩu lô hàng. Công ty
Phạm Nguyên là khách hàng quen của MSL, do tác phong làm việc của MSL tốt được thể
hiện trong việc thực hiện giao nhận thành công nhiều lô hàng xuất nhập khẩu của công
try Phạm Nguyên. Chính vì vậy Công ty Phạm Nguyên đã giao trách nhiệm nhập khẩu lô
hàng này cho MSL. Theo đó, Công ty Phạm Nguyên là công ty đi thuê dịch vụ, công ty
MSL đảm nhận thực hiện dịch vụ này để được hưởng phí dịch vụ. Sự hợp tác này được
thể hiện trên cơ sở hợp đồng ngoại thương giữa PHAM NGUYEN CONFECTIONNERY
CORPORATION và FULL OIL (SINGOPORE) PTE.LTD
Người nhập khẩu: PHAM NGUYEN CONFECTIONNERY CORPORATION
613 TRAN DAI NGHIASTR, TAN TAO A WARD
BINH TAN DIST. HO CHI MINH, VIET NAM
Người xuất khẩu: FULL OIL (SINGOPORE) PTE.LTD
45 SENOKO ROAD,SINGAPORE 758114
Hợp đồng nhập khẩu: VS-ZJ/01/11 ngày 15/12/2011.
 Lô hàng có nội dung như sau:

• Tên hàng: COCOA BUTTER SUBSTTUTE – MELANO STS(Dầu thực
vật đã tinh tế đã hydro hóa)
• Số lượng: 800 kiện
• Trọng lượng: 20.560 MT (GW), (1x20’GP(FCL))
• Hóa đơn thương mại số: NO : 12/0936. ngày 30/12/2011
• Vận tải đơn : Số: BR04120325779 ngày 07/04/2012
• Cảng xếp hàng: SINGAPORE
• Cảng dỡ hàng: C048. CÁT LÁI PORT,TP.HỒ CHÍ MINH CITY.
Lô hàng được nhập khẩu theo giá CIF cảng TP.Hồ Chí Minh. Do vậy, trách
nhiệm thuê tàu và trả cước phí cho lô hàng này là công ty : FULL OIL
(SINGOPORE) PTE.LTD. Người đứng tên trên chứng từ nhận hàng là PHAM
NGUYEN CONFECTIONNERY CORPORATION đã ủy thác cho MSL nên
nhân viên giao nhận của MSL có trách nhiệm lên tờ khai và lấy các chứng từ cần
thiết để nhập khẩu lô hàng. Sau đó các chứng từ này sẽ được Giám Đốc Công ty
Phạm Nguyên xem xét ký tên và đóng dấu.
Trình tự giao nhận lô hàng nhập khẩu Container được thực hiện như
sau:
Nhận yêu cầu của khách hàng
Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Đi lấy lệnh giao hàng
Làm thủ tục Hải quan ở cảng
Hàng nhập kiểm hóaHàng nhập miễn kiểm
Mở tờ khaiMở tờ khai
Tính giá thuếTính giá thuế
Kiểm hóa
Trả tờ khai
Trả tờ khai
Quyết toán và lưu hồ sơ
Giao cho khách hàng
Thanh lý hải quan

In phiếu xuất EIR

×