Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.13 KB, 78 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia về nông nghiệp, nông nghiệp là thế mạnh của
không chỉ vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn là thế mạnh của cả nước. Chính
nông nghiệp đã mang lại một sự tăng trưởng và thu nhập đáng kể cho Việt Nam.
Với thế mạnh về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng…nên đồng bằng sông Cửu Long luôn
chiếm vị trí hàng đầu về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất lương
thực và nhất là lúa, nên sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng
trên 60% lượng gạo sản xuất của cả nước, giải quyết đáng kể nhu cầu về lương
thực, thực phẩm cho quốc gia và mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho đồng bằng
sông Cửu Long.
Nhưng hiện nay hầu hết việc sản xuất lúa của người nông dân Việt Nam, trừ
một số nơi có thể dễ dàng chuyển giao khoa học kỹ thuật, còn lại thì lạc hậu, kỹ
thuật canh tác truyền thống, điều này vừa gây ảnh hưởng đến môi trường sống vừa
làm cho năng suất thấp và dẫn đến thu nhập của ngưòi trồng lúa cũng rất thấp so với
những lĩnh vực khác. Tình trạng độc canh cây lúa với 2 hoặc 3 vụ lúa một năm vẫn
còn phổ biến ở nhiều địa phương khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Độc canh cây
lúa cùng với thói quen bón phân vô cơ thay vì bón phân hữu cơ, việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật bừa bãi, tâm lý càng bón nhiều phân thì lúa càng tốt làm cho môi
trường sống bị ô nhiễm nặng, đất mất độ phì nhiêu màu mỡ, năng suất thấp…
Đứng trước thực trạng đó các nhà khoa học cũng như các cơ quan chức năng
đã đề xuất nhiều biện pháp khắc phục. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất là một trong
những nội dung trọng tâm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông
thôn ở ĐBSCL nói chung và Quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ nói riêng. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhiều mô
hình chuyển đổi cơ cấu đã góp phần làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện
tích, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo,
tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
1
Theo tổng hợp của trung tâm khuyến nông các tỉnh vùng ĐBSCL, thời gian


qua, bà con nông dân đã áp dụng rất hiệu quả 4 mô hình chuyển dịch xen canh trên
đất lúa như: lúa - màu; lúa - cá; lúa - tôm và lúa - rau, vừa góp phần phá thế độc
canh cây lúa, cắt đi nguồn sâu bệnh có hại trên đồng ruộng, vừa cho hiệu quả kinh
tế cao. Những mô hình này đang được các tỉnh, thành khuyến khích nhân rộng. Đặc
biệt, mô hình 2 lúa - 1 màu là mô hình có thế mạnh vượt trội so với các mô hình
khác.
Quận Ô Môn thuộc vùng ven của khu vực nội thành Thành phố Cần Thơ,
sản xuất nông nghiệp vẫn đang là hoạt động sản xuất chính của bà con nông dân
trong vùng. Đồng thời đây cũng là một trong những vùng cung ứng lương thực -
thực phẩm cho khu vực nội thị. Diện tích đất nông nghiệp của Quận chiếm 9.986,63
ha chiếm 75,5% diện tích tự nhiên, gần như toàn bộ là đất dành cho trồng trọt gồm:
đất trồng cây hằng năm chiếm 69,4% diện tích đất trồng trọt chủ yếu là đất canh tác
lúa và lúa màu; đất trồng cây lâu năm 3.046,26 ha phân bố chủ yếu tại khu vực thổ
canh và ven sông Hậu [1, tr 2, tr3 ]. Thực tế cho thấy sản xuất lúa vụ Xuân Hè trong
vùng gặp khá nhiều khó khăn. Thời gian này lượng mưa thấp nhất trong năm, lượng
nước bốc hơi cao nhất, mực thủy cấp sâu nhất, lượng nước đổ về hạ lưu sông
Mekong nên lượng nước không đủ để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu và phải bơm qua
nhiều giai đoạn. Trong khi các cây trồng cạn khác như: bắp, đậu nành, đậu xanh,
mè nhu cầu về nước tưới tiêu ít hơn cây lúa. Trong thời gian gần đây xuất hiện
một số mô hình sản xuất kết hợp trên đất lúa trong đó nổi bật là mô hình lúa –mè
đen - lúa, nhưng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào hoàn chỉnh về đánh giá
hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác này trên vùng đất Quận Ô Môn. Đó là lý do
tác giả chọn đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh
lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp của
mình. Nghiên cứu này nhằm áp dụng phương pháp tính toán các chỉ tiêu để đánh
giá hiệu quả kinh tế của mô hình để từ đó đưa ra các khuyến cáo giúp nông dân tăng
thu nhập bằng cách sử dụng có hiệu quả nguồn lực của gia đình.
2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất và
hiệu quả tài chính của mô hình luân canh lúa- mè đen - lúa từ đưa ra các giải pháp
phát triển và tăng tính bàn vững cho mô hình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá được thực trạng sản xuất, phân tích hiệu quả tài chính và hiệu
quả sản xuất của mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại quân Ô Môn, TP Cần
Thơ.
(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình lúa –
mè đen – lúa.
(3) Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả và tăng tính bền
vững cho mô hình được lựa chọn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Các nông hộ canh tác theo mô hình lúa – mè đen – lúa được chọn ngẫu nhiên
trên địa bàn Quận Ô Môn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+Phạm vi về nội dung
Hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói riêng được
hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra,
nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hóa
và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả
kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án
đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư [10, tr 5].
Hiệu quả kinh tế liên quan đến nhiều khía cạnh, nhưng trong đề tài này hiệu
quả kinh tế được hiểu là bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả sản xuất. Hiệu quả
tài chính trong đề tài này sẽ được xem xét, đo lường và đánh giá trên cơ sở tài chính
của kết quả sản xuất (thông qua một số chỉ tiêu tài chính) bằng sự so sánh kết quả
3
sản xuất là thu nhập với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Về hiệu quả sản xuất
được phân tích trong đề tài bao gồm hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối

nguồn lực (AE), hiệu quả sử dụng chi phí (CE) và hiệu quả theo quy mô sản xuất
(SE).
+Phạm vi về không gian
Đề tài đã tập trung nghiên cứu ở các vùng trồng lúa - màu tiêu biểu của quận
Ô Môn là phường Thới Long, phường Thới An và phường Long Hưng. Lý do chọn
các phường này là do đây là các địa bàn tập trung nhiều hộ gia đình sản xuất theo
mô hình nghiên cứu.
+Phạm vi về thời gian
Số liệu thu thập phục vụ cho nghiên cứu ở các Xuân Hè, và Hè Thu và Đông
Xuân của năm 2011-2012.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Nhóm nội dung giải quyết mục tiêu 1
1. Tình hình sản xuất lúa và mè đen trên địa bàn quận Ô Môn
2. Đặc điểm của nông hộ điều tra
- Các thông tin chung về chủ hộ: Độ tuổi, trình độ văn hóa, số năm kinh
nghiệm,
- Nguồn lực nông hộ bao gồm: Nhân lực, đất đai, phương tiện sản xuất, tài
chính của nông hộ, cơ cấu thu nhập của nông hộ.
- Tình hình tiếp cận thông tin và tập huấn kỹ thuật sản xuất của các nông hộ.
3. Phân tích chi phí, thu nhập và hiệu quả tài chính của mô hình lúa –mè đen-
lúa.
1.4.2. Nhóm nội dung giải quyết mục tiêu 2
Phân tích và so sánh hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu
hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả theo quy mô sản xuất của mô hình lúa – mè
đen –lúa.
4
1.4.3. Nhóm nội dung giải quyết mục tiêu 3
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình lúa ba vụ
và mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa.
1.4.4. Nội dung giải quyết mục tiêu 4

1. Phân tích các thuận lợi và khó khăn của các mô hình sản xuất.
2. Các giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả của mô hình sản xuất.
5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. 1. Một số lý luận về hiệu quả sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả
Trong kinh tế học tân cổ điển hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp
các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của
một xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất
định.
Hiệu quả theo nghĩa phổ thông, phổ thông trong cách nói của mọi người
“Kết quả theo yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” [13, tr 440].
Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có quan hệ
mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau. Trong đó, hiệu quả
xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra.
1.1.1.2. Hiệu quả tài chính (financial efficiency)
Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính trên gốc độ cá nhân, tất cả chi phí và
lợi ích đều tính theo giá thị trường.
1.1.1.3. Hiệu quả kinh tế (economic efficiency)
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực
tiếp tới nền kinh tế hàng hoá và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác.
Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả
kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và
chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và
phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần
của mọi thành viên trong xã hội.
6

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm
của sản xuất nông nghiệp. Trước hết, ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay
thế được, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đối tượng của
sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển, diệt vong
theo các quy luật sinh vật nhất định, và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện
ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều
kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật, chứ không thể thay
thế theo ý muốn chủ quan được.
Hiệu quả kinh tế kinh tế là hiệu quả tính trên gốc độ xã hội, tất cả chi phí và
lợi ích đều tính theo giá kinh tế hay giá mờ bao gồm cả chi phí hay lợi ích mà dự án
hay chương trình tác động vào môi trường[11, tr 224].
1.1.1.4. Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất đề cập đến hiệu quả liên quan trong khâu sản xuất sản
phẩm. Nó là mối quan hệ giữa lượng đầu vào cho quá trình sản xuất và lượng đầu ra
đạt được. Một hoạt động sản xuất hay một phương án sản xuất được coi là hiệu quả
khi dùng một lượng đầu vào cố định đã biết trước tạo ra sản lượng đầu ra lớn nhất
hoặc để tạo ra một lượng đầu ra nhất định sản xuất với mức chi phí đầu vào tối thiểu
[6 ]. Hiệu quả sản xuất thông thường bao gồm các loại hiệu quả là hiệu quả kỹ thuật
(TE), hiệu quả phân phối nguồn lực (AE), hiệu quả sử dụng chi phí (CE) và hiệu
quả theo quy mô sản xuất (SE).
Hiệu quả kỹ thuật (Technical Effciency – TE): chỉ ra khả năng của một nông
hộ đạt được sản lượng tối đa từ một tập hợp các nhập lượng được sử dụng trong quá
trình sản xuất (0
)1≤≤ TE
. Hiệu quả phân phối (Allocation Effciency – AE): chỉ ra
khả năng của nông hộ trong việc sử dụng các yếu tố nhập lượng với các tỷ lệ tối ưu
trong điều kiện giá cả và kỹ thuật hiện hành (
)10 ≤≤ AE
[6].
Hiệu quả sử dụng chi phí (Cost Effciency – CE): là chỉ tiêu hiệu quả tổng

hợp từ hai chỉ tiêu hiệu quả trên [6].
Hiệu quả theo quy mô (SE) chính là tỷ lệ giữa hiệu quả kỹ thuật theo quy mô
cố định chia cho hiệu quả kỹ thuật theo quy mô biến đổi
)1≤≤ TE
[6]
7
1.1.2. Khái niệm độc canh và luân canh
1.1.2.1 Độc canh
Là chỉ gieo trồng một loài cây trồng trên một diện tích đất đai nhằm thu càng
nhiều lợi nhuận càng tốt. Độc canh thường gặp rủi ro về dịch bệnh, thiên tai, có khi
những người nông dân phải làm chỉ vì ép buộc để tự nuôi sống mình trong lúc thiếu
vốn, thiếu tư liệu sản xuất, gia đình đông người nhưng ít lao động. Hiện nay, do đã
có thể sử dụng được các loại thuốc hoá học và phân bón có hiệu lực cao và nhanh
nên một số nông hộ tiến hành độc canh với những giống mới có năng suất cao gấp
đôi giống cũ. Tuy nhiên độc canh sẽ gây ra hậu quả chủ yếu sau:
- Dịch bệnh dễ phá hoại khi chỉ canh tác một loài cây vì mỗi loài côn trùng
có thói quen dinh dưỡng riêng.
- Giảm sút tài nguyên di truyền, do nông dân sử dụng những giống mới có
năng suất cao và giống lai để canh tác và bỏ không dùng các giống địa phương vốn
rất quan trọng để duy trì tính đa dạng di truyền trong tương lai.
- Rủi ro kinh tế lớn, vì nếu trồng một loại cây, sâu bệnh hay thiên tai phá
hoại sẽ thất bại hoàn toàn. Ngay cả khi được mùa, giá sản phẩm của loại cây trồng
đó cũng có thể mất giá do cung vượt quá cầu. Độc canh làm cho kinh tế nông hộ
bấp bênh, không ổn định [5].
1.1.2.2. Luân canh
Luân canh là việc trồng các loài cây trồng khác nhau hay nuôi thủy sản luân
phiên theo vòng tròn trên cùng một mảnh đất. Nó làm giảm sự thoái hoá độ phì
nhiêu. Để xây dựng một kế hoạch luân canh tốt cần nghiên cứu tính chất từng loại
cây, con dựa vào mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng và tính chất chịu được bệnh, dịch
hại [5]

1.1.2.3. Ưu điểm của luân canh cây trồng
- Cắt đứt nguồn lây lan của dịch rầy nâu, gia tăng năng suất cây trồng và
cải tạo đất
Năng suất lúa sẽ tăng cao nhất trong các lô đất áp dụng mô hình luân canh
cây trồng. Ngoài ra việc luân canh này còn giúp cải tạo được lý tính và hóa tính
8
của đất do chuyển từ chế độ đất ngập nước liên tục sang chế độ cây trồng cạn. Việc
này giúp cho cả hai loại cây trồng lúa và cây trồng cạn trong việc sinh trưởng và
phát triển.
- Giảm sự cạnh tranh của cỏ dại cho cả cây lúa và cây trồng cạn
Điều này rất dễ hiểu vì các loại cỏ thường phát triển trong một môi trường
nhất định. Nhiều loài cỏ thủy sinh gây hại lúa sẽ bị tiêu diệt hoặc giảm lượng lây lan
đáng kể cho vụ sau nếu chuyển sang chế độ luân canh cây trồng cạn. Đồng thời cây
trồng cạn trồng trong điều kiện luân canh lúa sẽ ít bị cỏ cạnh tranh hơn so với trồng
độc canh nhiều vụ.
- Cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất trong hệ thống luân canh
Hệ thống luân canh giúp cải tạo được một số đặc tính sinh hóa của đất. Hàm
lượng phosphate (lân) dễ hấp thu giảm từ từ trong điều kiện canh tác lúa liên tiếp,
nhưng lại gia tăng trong điều kiện luân canh cây trồng cạn, đối với Kali trao đổi
(K+), giảm một ít trong đất độc canh lúa, nhưng gia tăng trong đất luân canh với
cây trồng cạn [ 5 ].
1.1.3. Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa và cây mè
1.1.3.1. Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa
Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu bao gồm lúa mì, ngô và lúa
gạo. Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác,
ngoài ra còn có các Vitamin nhóm B và một số thành phần khác.
- Về tinh bột: Là nguồn cung cấp chủ yếu Calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là
3594 Calo/g, trong đó hàm lượng amyloza trong hạt quyết định đến độ dẻo của gạo.
Hàm lượng amyloza ở lúa gạo Việt nam thay đổi từ 18 - 45% đặc biệt có giống lên
tới 54%.

- Prôtêin: Chiếm 6 - 8% thấp hơn so với lúa mỳ và các loại cây khác. Giống
lúa có hàm lượng prôtêin cao nhất là 12,84% và thấp nhất là 5,25%. Phần lớn các
giống Việt nam nằm vào khoảng 7 -8%.
- Lipít: Ở lúa lipít thuộc loại trung bình, phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo.
Vitamin: Trong lúa gạo còn có một số vitamin nhóm B như B1, B2, B6…Vitamin
9
B1 là 0,45 mg/100hạt. Từ những đặc điểm của cây lúa và giá trị của nó, lúa gạo
được coi là nguồn thực phẩm, dược phẩm có giá trị và được tổ chức dinh dưỡng
quốc tế gọi là "Hạt gạo là hạt của sự sống".
Với giá trị dinh dưỡng của hạt kết hợp với việc chọn tạo giống có năng suất
cao, phẩm chất tốt thì lúa gạo ngoài việc sử dụng hàm lượng lương thực là chủ yếu
thì các sản phẩm phụ của lúa còn sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau.
1.1.3.2. Vị trí và tầm quan trọng của cây mè
Mè là loại cây có dầu được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trước công
nguyên). Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được di về phía tây - vào
châu Âu và phía nam vào châu Á dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số nước
nam Á Trung Quốc. Ấn Độ được xem như là trung tâm phân bố của cây mè.
Ở Nam Mỹ, mè được du nhập qua từ Châu Phi sau khi người Âu Châu khám
phá ra ở Châu Mỹ vào năm 1492 (do Chritophecoloms người Bồ Đào Nha và Tây
Ban Nha) đem mè đi bán.
Mè có giá trị dinh dưỡng rất cao. Cụ thể hạt mè được sử dụng rất phổ biến để
chế biến nhiều dạng thức ăn (kẹo mè, chè mè ). Trong dân gian, còn dùng mè để
nấu cháo (nếp với mè) cho người mẹ cho con bú rất tốt.
Không những thế dầu mè là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng và được
tiêu thụ rất mạnh. Khác với các loại dầu khác là không bị oxy hóa nên nên không
chuyển thành mùi khó chịu. Vì trong mè có chứa chất sesamol, ngăn cản quá trình
oxy-hóa.
Trong kỹ nghệ, dầu mè sử dụng để bôi trơn máy móc cao cấp: máy bay, máy
dùng trong khoa học kỹ thuật, dầu dùng để pha sơn, pha vecni rất tốt vì có màu láng
bóng.

Trong y học, dùng để làm thuốc viên con nhộng. Dầu mè còn dùng trong mỹ
phẩm, ở Ấn Độ, người ta còn dùng dầu mè để bôi vào tóc cho bóng mượt.
Cây mè có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt mè có chứa: 45 - 55% dầu, 19 - 20%
Protein, 8 - 11% đường, 5% nước, 4 - 6% chất tro. Thành phần axit hữu cơ chủ yếu
của dầu mè là 2 loại acid béo chưa no sau:
10
- Axit oleic (C18 H34 O2): 45,3 - 49,4%.
- Axit linoleic (C18 H32 O2): 37,7 - 41,2%.
Nếu so sánh hàm lượng acid amin có trong bột mè và trong thịt, ta thấy các
acid amin có trong bột mè gần tương đương với acid amin có trong thịt.
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mô hình
nghiên cứu
1.1.4.1. Các yếu tố về chi phí và cách tính
Các yếu tố về chi phí
Các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất lúa và mè đen bao gồm: chi
phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí xăng dầu tưới
tiêu, chi phí sử dụng máy, chi phí lao động, chi phí thuê đất và các chi phí khác.
Tổng chi phí này được chia làm hai phần là chi phí mua còn gọi là chi phí trung
gian IC và chi phí tự có.
Chi phí mua là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên bằng tiền mà chủ thể
bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch vụ trong thời kỳ sản xuất ra
tổng sản phẩm đó. Chi phí tự có bao gồm các khoản chi phí nông hộ tự có không
phải bỏ tiền ra mua như chi phí lao động gia đình, chi phí sử dụng đất thuộc quyền
sở hữu của nông hộ…
Cách tính các yếu tố chi phí trong tổng chi phí
Chi phí lao động:
Là tổng số tiền mà nông hộ bỏ ra thuê mướn lao động. Chi phí thuê lao động
được tính bằng cách lấy tiền lương hàng tháng hoặc tiền lương hàng ngày nhân với
tổng thời gian thuê (tháng hoặc ngày). Đối với lao động nhà thì cũng tính như lao
động thuê nghĩa là cũng xem người đó như là người làm thuê tính bằng cách lấy số

ngày công lao động gia đình x giá thuê lao động tại địa phương.
Chi phí phân bón: Phân bón sử dụng trong sản xuất lúa và mè gồm các loại
khác nhau. Chi phí phân bón bình quân một công (ứng với 1000 m
2
) của từng hộ
trong từng vụ sản xuất được tính bằng cách lấy (số lượng phân sử dụng x với đơn
giá mua)/diện tích sản xuất.
11
Chi phí thuốc BVTV cách tính tương tự như chi phí phân bón.
Chi phí xăng dầu tưới tiêu bằng lượng xăng dầu sử dụng x giá xăng dầu trên
thị trường.
Chi phí thuê đất: Được tính theo giá thuê đất từng vụ sản xuất ở địa phương
tính theo đơn vị là công với một công tương ứng 1000 m
2
.
Chi phí sử dụng máy: gồm các loại máy móc chủ yếu như máy làm đất, máy
gặt đập liên hợp được tính bằng cách lấy số giờ sử dụng máy x đơn giá thuê máy
theo giờ.
1.1.4.2. Các yếu tố về giá trị sản xuất và cách tính
Các yếu tố về giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất từng vụ = sản lượng thu hoạch x giá bán trên thị trường
Giá trị sản xuất của mô hình = tổng giá trị sản xuất của các vụ sản xuất
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình
1.1.5.1. Những biến đầu vào
Phân bón: Chỉ lượng phân bón hóa học được sử dụng bao gồm Ure, NPK, và
kali, được thể hiện theo đơn vị kg.
Thuốc hóa học: Dùng để chỉ tổng hợp các loại thuốc diệt côn trùng, thuốc
diệt nấm, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ bệnh được sử dụng trong trồng lúa hoặc nuôi
cá, trồng màu, được thể hiện theo đơn vị lít hoặc kg.
Giống lúa hoặc giống mè đen: Để chỉ tổng số lúa và mè giống được sử dụng

thể hiện theo đơn vị kg.
Quy mô diện tích đất: chỉ diện tích đất dùng để trồng lúa và mè và mè đen
của các nông hộ được tính bằng đơn vị công.
Tổng lao động: Chỉ thời gian lao động cho hoạt động sản xuất lúa và mè đen,
bao gồm thời gian làm đất, thời gian gieo sạ, thời gian chăm sóc, thời gian thu
hoạch và thời gian phơi sấy. Thời gian này được tính bằng ngày.
Máy móc dùng trong sản xuất: dùng để chỉ thời gian sử dụng máy móc cho
sản xuất như máy làm đất, máy gặt và vận chuyển sản phẩm khi thu hoạch. Chỉ tiêu
này được tính theo giờ sử dụng máy.
12
Xăng dầu dùng trong tưới tiêu: Chỉ lượng xăng dầu sử dụng cho tưới tiêu
được tính theo đơn vị lít.
Tình trạng vay vốn: Chỉ có hay không vay vốn phục vụ cho sản xuất mô hình
lúa – mè đen – lúa.
Độ tuổi: chỉ tuổi của chủ hộ.
Giới tính: chỉ giới tính của chủ hộ là nam hay nữ.
Trình độ học vấn: chỉ trình độ học vấn mà chủ hộ và các thành viên trong hộ
đã hoàn thành các lớp học.
Kinh nghiệm sản xuất: chỉ số năm của chủ hộ trong lĩnh vực canh tác lúa và
mè kết hợp.
Tập huấn: Chỉ số lần chủ hộ tham gia các lớp tập huấn.
1.1.5.2. Những biến đầu ra
Đầu ra là kết quả mong muốn được tạo ra từ đầu vào để đạt được mục tiêu.
Trong nghiên cứu này, đầu ra là sản lượng và năng suất của lúa và mè, gồm có những
biến sau:
Sản lượng lúa: chỉ đầu ra của lúa trên một đơn vị trung bình trong nông hộ,
thể hiện bằng kg.
Sản lượng mè: chỉ đầu ra của mè trên một đơn vị trung bình trong nông hộ,
thể hiện bằng kg.
Năng suất lúa: chỉ sản lượng lúa trên một đơn vị trung bình diện tích trong

nông hộ, được thể hiện bằng kg/công.
Năng suất mè: Để chỉ sản lượng bắp trên một đơn vị trung bình diện tích
trong nông hộ, được thể hiện bằng kg/công.
1.1.6. Định nghĩa các thuật ngữ
Nông hộ: Dùng để chỉ chủ gia đình và những thành viên sống trong gia đình,
đây vừa là một đơn vị tiêu dùng vừa là đơn vị sản xuất, và là một tổ chức xã hội sử
dụng các nguồn lực trong nông hộ để tiến hành các hoạt động sản xuất có hiệu quả
kinh tế phù hợp với điều kiện xã hội. Là nơi thực hiện áp dụng các thành tựu khoa
học tự nhiên, kinh tế xã hội để đạt mục tiêu về sản xuất nông sản hàng hóa và dịch
13
vụ cho xã hội. Nông hộ thường do một người quản lý là chủ gia đình nhưng đôi khi
cũng hoạt động theo tập thể những thành viên trong gia đình thường sống trong
cùng một nơi.
Hệ thống: Là một tổ hợp các thành phần, có vai trò và tầm quan trọng khác
nhau, có mối quan hệ tương tác với nhau trong một giới hạn nhất định có thể tác
động hoặc bị tác động bởi môi trường bên ngoài, khi một thành phần thay đổi thì cả
hệ thống bị thay đổi theo.
Canh tác: Các hoạt động có liên kết đến nông hộ trên phần đất của gia đình
thông qua việc quản lý nhằm sản xuất có hiệu quả kinh tế đối với cây trồng và vật
nuôi. Trong nghiên cứu này từ canh tác tập trung vào ba mô hình canh tác đó là mô
hình 1 vụ Lúa - cá – cây công nghiệp, mô hình 1 vụ lúa - cá - màu – cây công
nghiệp và mô hình 2 vụ lúa- cá - màu - cây công nghiệp.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa và mè trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á. Ở
Châu Á, lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu
Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ. Thống kê của tổ chức lương thực thế
giới (FAO,2008) cho thấy, có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích
trồng lúa trên trên 1.000.000 ha tập trung ở Châu Á, , 31 nước có diện tích trồng

lúa trong khoảng 100.000ha - 1.000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên
5 tấn/ha đứng đầu là Ai Cập (9.7 tấn/ha), Úc (9.5 tấn/ha) El Salvador (7.9 tấn/ha).
Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO,2008) còn cho thấy, diện tích trồng
lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm đó,
diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ năm 1980,
diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ
tăng chậm với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi
diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm
14
2005 còn ở mức 155,1 triệu ha. Từ năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên
tục đạt 159,0 triệu ha cao nhất kể từ năm 1995 tới nay.
Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng tăng
khoảng 1,4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặc biệt sau cuộc cách
mạng xanh của thế giới vào những năm 1965-1970, với sự ra đời của các giống lúa
thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Đến
những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc,
Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990). Từ năm 1990 trở đi đến tại thời điểm
hiện nay năng suất lúa thế giới liên tục được cải thiện đạt 4,3 tấn/ha năm 2008, tuy
nhiên chỉ bằng phân nửa năng suất của Ai Cập (9,7 tấn/ha) nước đứng đầu thế giới.
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta qua 2 năm
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2009/2008
± %
Diện tích lúa Nghìn
ha
7400,2 7440,1 +39,9 0,5
Năng suất tạ/ha 52,3 52,2 -0,1 0,2
Sản lượng Nghìn
tấn
38729,8 38895,5 165,7 0,4
(Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2009)

Xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nông nghiệp, cây lúa là cây trồng
chính và lâu đời, Nó được phân bố khắp mọi miền của đất nước từ Bắc vào Nam, là
một trong những nước có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa.
Hơn 70 % dân số Việt nam sống bằng nghề trồng lúa, nhân dân ta rất cần cù, sáng
tạo và giàu kinh nghiệm trong nghề trồng lúa nước, được kế thừa những kinh
nghiệm của cha ông và đúc rút nhiều thành công trong công tác chăm sóc và gieo
trồng.
Qua số liệu thực tế, diện tích sản xuất lúa của nước ta qua 2 năm tăng lên .
Từ 7400,2 nghìn ha (năm 2008), tănglên 7440,1 nghìn ha (năm 2009), tức tăng 39,9
nghìn ha so với năm 2009, tương ứng giảm 0,5%.Tuy vậy năng suất cũng không
tăng lên qua 2 năm. Từ 52,3 ta/ha (năm 2008) xuống còn 52,2 tạ/ha (năm 2009), tức
giảm 0,1 tạ/ha,tương ứng 0,2%. Sản lượng lúa vẫn tăng được ổn định khi diện tích
15
tăng qua 2 năm. Sản lượng năm 2009 đạt 38895,5 nghìn tấn, tăn 165,7 tấn so với
năm 2008, tương ứng tăng 0,4%.
1.2.1.2. Tình hình sản xuất mè trên thế giới và Việt Nam
Cây mè có nguồn gốc từ Châu Phi. Có nhiều ý kiến cho rằng Êtiopi là
nguyên sản của giống mè trồng hiện nay. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vùng
Afghan - Persian mới là nguyên sản của các giống mè trồng. Mè là loại cây có dầu
được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trước công nguyên). Sau đó được đưa vào
vùng tiểu Á (Babylon) và được di về phía tây - vào châu Âu và phía nam vào châu
Á dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số nước nam Á Trung Quốc. Ấn Độ
được xem như là trung tâm phân bố của cây mè.
Ở Nam Mỹ, mè được du nhập qua từ Châu Phi sau khi người Âu Châu khám
phá ra ở Châu Mỹ vào năm 1492 (do Chritophecoloms người Bồ Đào Nha và Tây
Ban Nha) đem mè đi bán.
Về tình hình sản xuất trước thế chiến thứ hai, diện tích trồng mè từ 5 triệu ha
vào năm 1939, đạt sản lượng 1,5 tấn trong đó Ấn Độ là quốc gia trồng nhiều nhất
với diện tích 2,5 triệu ha, kế đó là Trung Quốc 1,2 triệu ha, Miến Điện 700.000 ha,
Soudan 400.000 ha, Mehico 200.000 ha. Các quốc gia có diện tích trồng < 50.000

ha gồm: Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ouganda, Megéria. Hiện nay, tuy với diện tích
không nhiều mè đã được trồng khắp các châu lục trên thế giới. Sản lượng mè hàng
năm trên thế giới khoảng 2 triệu tấn.
Các vùng trồng chính:
- Châu Á : Sản xuất 55 - 60% sản lượng trên thế giới
- Châu Mỹ: 18 - 20%
- Châu Phi: 18 - 20%
Ngoài ra, Châu Âu và Châu Đại Dương cũng có trồng rãi rác nhưng không
đáng kể.
Các nước trồng nhiều mè trên thế giới:
- Ấn Độ: Đứng đầu thế giới với sản lượng khoảng 4000.000 tấn/năm
- Trung Quốc nước sản xuất lớn thứ 2: 320.000 - 350.000 tấn.
16
- Sudan (Châu Phi): 150 - 200 ngàn tấn.
- Mexico (Châu Mỹ): 150 - 180 ngàn tấn.
Các nước có sản lượng tương đối lớn khác là: Burma, Pakistan, Thailan
(châu Á); Nigiêria, Tanazania, Uganda (Châu Phi); Colombia, Venezuela (Châu
Mỹ). Năng suất mè nói chung còn thấp. Năng suất bình quân thế giới chỉ khoảng
300 - 400 kg/ha [17 ].
Ở nước ta mè được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Miền
Đông Nam Bộ và Trung Bộ . Mè được trồng lâu đời nhất là ở Miền Bắc, nhưng diện
tích không mở rộng được vì điều kiện khí hậu và đất đai không thích hợp cho cây
trồng phát triển. Trong những năm gần đây nhiều địa phương ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long đã đưa cây mè vào trồng luân canh trên đất lúa vụ Xuân Hè như Cần
Thơ, An Giang, Long An, Sóc Trăng, Vĩnh Long
1.2.2. Mô hình độc canh và luân canh trên đất lúa
ĐBSCL là một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất của cả nước. Tuy
nhiên, những năm gần đây, năng suất lúa ở những vùng thâm canh lúa 3 vụ hoặc có
đê bao chống lũ có chiều hướng suy giảm. Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy
nguyên nhân chính là do đất bị bạc màu, suy thoái. Do đó, trong quá trình canh tác,

cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật để cải thiện độ phì nhiêu của đất, nâng
cao năng suất và chất lượng cây trồng.
Mô hình canh tác lúa 3 vụ được đưa vào sản xuất ở ĐBSCL từ đầu những
năm 80 của thế kỷ XX và diện tích lúa 3 vụ ngày càng tăng nhanh, tập trung nhiều ở
những vùng đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu. Một số vùng bị ngập lũ trước
đây nay bị nông dân và địa phương làm bao đê để tăng vụ. Chính vì thế năng suất
lúa ở một số vùng đất thâm canh có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do sử dụng đất
không hợp lý dẫn đến đất bị thoái hóa. Từ năm 1999, Bộ môn Khoa học Đất và
Quản lý đất đai, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần
Thơ đã hợp tác với các trường Đại học K.U. Leuven, Ghent của Bỉ, thực hiện đề tài
nghiên cứu “Giảm thiểu những tính chất bất lợi của đất cho sản xuất lúa bền vững
17
ở ĐBSCL”. Hiện nay, đề tài đang thực hiện ở giai đoạn cuối, nhằm khảo sát toàn
diện và quản lý đất hợp lý cho ĐBSCL để bảo đảm sự phát triển bền vững.
Các nhà khoa học đã tập trung điều tra nghiên cứu tính chất hóa, lý, sinh học
của đất ở những vùng này để làm cơ sở khoa học khuyến cáo ngành nông nghiệp và
nông dân quản lý và sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả. Một nghiên cứu về chất
hữu cơ trong đất cho thấy, việc canh tác bất hợp lý dẫn đến chất lượng chất hữu cơ
trong đất ngày càng suy giảm, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng.
Dù có bón phân hóa học, cây trồng vẫn lấy đi khoảng 50% đến 80% đạm từ đất. Do
đó, cần phải tăng cường khả năng cung cấp đạm từ đất bằng các biện pháp: luân
canh lúa với cây trồng cạn, bón phân hữu cơ cho đất, cần có thời gian để khô đất
giữa 2 vụ lúa bằng cách phơi ải đất từ 2 đến 4 tuần Việc luân canh lúa với cây
trồng cạn, phơi đất giữa 2 vụ canh tác sẽ làm chất hữu cơ trong đất chuyển đổi từ
dạng này sang dạng khác theo hướng có lợi cho cây trồng sử dụng, làm tăng lượng
đạm trong đất.
Kết quả của một thí nghiệm trên ruộng của nông dân ở huyện Cai Lậy, tỉnh
Tiền Giang trong vụ thu đông 2005, cho thấy: mô hình trồng lúa 3 vụ cho năng suất
khoảng 3,3 tấn/ha, trong khi năng suất lúa ở mô hình luân canh lúa - bắp - lúa đạt
gần 4,1 tấn/ha, mô hình lúa - đậu xanh - lúa đạt trên 4,5 tấn/ha. Thí nghiệm trong vụ

đông xuân 2006 ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh cũng cho kết quả tương tự: mô hình
thâm canh lúa chỉ đạt năng suất 2,9 tấn/ha, trong khi năng suất lúa ở mô hình luân
canh lúa - bắp - lúa đạt 4,3 tấn/ha, mô hình lúa - đậu nành - lúa đạt 3,2 tấn/ha. Luân
canh lúa màu cho thấy cải thiện rõ rệt được năng suất lúa. Do đó, nông dân cần phải
thay đổi tập quán độc canh cây lúa trước khi đất bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng”.
Hiện nay, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu hiệu quả về mặt kinh tế của
các mô hình luân canh nhằm đề xuất những giải pháp thích hợp để chuyển đổi độc
canh lúa sang luân canh lúa màu ở những vùng thâm canh lúa nói trên. Những biện
pháp kỹ thuật khác cũng đang được nghiên cứu để đưa ra kết luận hoàn chỉnh và
chính xác. Từ đó, chuyển giao và phổ biến cho ngành nông nghiệp và nông dân ứng
dụng rộng rãi.
18
1.2.3. Một số mô hình sản xuất đã nghiên cứu
Dương Văn Chính (2005), “Nghiên cứu phát triển hệ thống lúa-tôm càng
xanh tại vùng Tây sông Hậu, ĐBSCL”. Kết quả xây dựng mô hình trên diện rộng
4,5 ha với hệ thống lúa đông xuân- tôm càng xanh (hè thu-thu đông) chứng tỏ đây
là một hệ thống bền vững về môi trường và đạt hiệu quả cao về kinh tế. Trong đó,
sử dụng ốc bươu vàng nuôi tôm giúp giảm áp lực gây hại của ốc trên lúa non và thu
nhập từ tiền bán ốc góp phần cải thiện hoàn cảnh kinh tế của nông dân nghèo lúc
nông nhàn. Độ phì của đất gia tăng trong hệ thống lúa- tôm. Sau 2 năm nuôi tôm, tỷ
lệ gia tăng của carbon hữu cơ, chất dinh dưỡng N,P và K là 28,9%; 37,7%; 56,5%
và 36,3% so với hệ thống độc canh hai vụ lúa. Năng suất lúa đông xuân trong các
năm 2002, 2003, 2004 và 2005 là: 5,51; 4,90; 5,80 và 8,30 tấn/ha. Năng suất tôm
càng xanh trong vụ hè thu-thu đông của các năm tương ứng là 666 kg; 823 kg; 600
kg và 1232 kg /ha. Lãi thuần của hệ thống lúa- tôm qua từng năm là: 28,81; 37,59;
13,70 và 64,70 triệu đồng/ha và trung bình cho cả 4 năm là 36,20 triệu đồng/ha.
Vũ Linh Hoàng (2006), Efficiency of Rice Farming Households in Vietnam.
Trong nghiên cứu này thì tác giả đã tập trung đo lường hiệu quả kỹ thuật của nông
hộ sản xuất lúa tại Việt Nam bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận DEA (Data
Envelopment Analysis) và hàm giới hạn sản xuất, ngoài ra tác giả cũng sử dụng

hàm sản xuất Cobb – Douglas dạng log để đo lường hiệu quả sản xuất. Với kết quả
nghiên cứu thì đề tài chỉ ra rằng tất cả nông hộ tại Việt Nam đạt hiệu quả kỹ thuật là
0,785 với mức cao nhất là 1, vùng đạt được hiệu quả kỹ thuật cao nhất là đồng
bằng sông Cửu Long, vùng thấp nhất là Bắc Trung Bộ, tương tự Miền Nam đạt
hiệu quả kỹ thuật cao nhất trong ba vùng Bắc, Trung và Nam của Việt Nam, nông
hộ có quy mô lớn đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn nông hộ canh tác với quy mô nhỏ,
nông hộ canh tác đa dạng đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn là những nông hộ chỉ trồng
lúa.
Đồng thời nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng ngoài những biến cơ bản ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ thì những biến về đặc điểm của nông hộ
cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của nông hộ trong trồng lúa như cỡ hộ, tỉ lệ người
19
trong độ tuổi lao động của nông hộ, độ tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ. Tác giả
cũng đề nghị là nông hộ của Việt Nam có thể tăng yếu tố đầu vào để tăng sản lượng
đầu ra.
Nguyễn Thanh Giàu (2009), nghiên cứu đề tài “ So sánh hiệu quả kinh tế
của mô hình hai vụ lúa-một vụ đậu nành và mô hình 3 vụ lúa ở hai xã Thành Lợi và
Tân Bình, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long”. Nếu xét về yếu tố chi phí thì chi phí
của mô hình hai lúa-một đậu nành cao hơn mô hình ba vụ lúa 0,08%; xét về thu
nhập thì mô hình hai lúa-một đậu nành có thu nhập cao hơn mô hình ba vụ lúa
21,72%; lợi nhuận của mô hình hai lúa-một đậu nành cao hơn mô hình ba vụ lúa
49,61%. Qua các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ số tài chính và quan trọng nhất là hiệu quả
kỹ thuật của hai mô hình, đề tài đi đến kết luận: mô hình hai lúa-một đậu nành có
hiệu quả hơn mô hình 3 vụ lúa.
Nguyễn Văn Quang, Lê Thanh Phong (2007) với đề tài nghiên cứu “So
sánh hiệu quả giữa mô hình ba lúa và hai lúa-một đậu nành tại huyện Tam Bình,
tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện từ năm 2004-2007. 03 hộ được chọn trồng ba vụ
lúa và 03 hộ được chọn trồng hai vụ lúa-một vụ đậu nành. Các chỉ tiêu về năng suất,
thu nhập, lợi nhuận, hiệu quả đồng vốn và một số đặc tính quan trọng của đất được
ghi nhận và phân tích. Kết quả, năng suất lúa đông xuân tăng nhưng không có ý

nghĩa với mô hình ba lúa; năng suất lúa hè thu ở mô hình hai lúa-một đậu nành cao
hơn đối chứng ba lúa do đóng góp dinh dưỡng sau khi trồng đậu nành xuân hè; chi
phí sản xuất hai lúa-một đậu nành giảm làm cho lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao
hơn so với ba lúa; luân canh lúa-đậu nành sau 03 năm đã làm tăng hàm lượng NH
4
+
và P
2
O
5
. Tóm lại, mô hình luân canh hai lúa-một đậu nành cần được khuyến cáo và
áp dụng ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long nhằm tăng hiệu quả kinh tế và phát
triển bền vững.
Quan Minh Nhựt (2007), đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân
phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của các doanh nghiệp chế biến thủy sản
và xay xát lúa gạo ở đồng bằng Sông Cửu Long”. Đề tài tập trung ước lượng hiệu
quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phi phí của các
20
doanh nghiệp chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo đồng thời tác giả đã so sánh hiệu
quả theo quy mô sản xuất của hai lĩnh vực sản xuất. Với dữ liệu thu thập được từ
các doanh nghiệp trong năm 2007, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA
(data Envelopment Analysis) được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu
quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí. Kết quả phân tích cho thấy
rằng các doanh nghiệp xay xát lúa gạo đạt hiệu quả cao và ổn định hơn so với các
doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Quan Minh Nhựt (2009): đề tài “ Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản
xuất của các doanh nghiệp chế biến thủy sản khu vực đồng bằng Sông Cửu Long”
bài viết xác định các nhân tố liên quan đến nguồn gốc của hiệu quả sản xuất đồng
thời ước lượng mức độ ảnh hưởng của nó hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối
nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí. Hàm Tobit được sử dụng để ước lượng mức

độ ảnh hưởng. Kết quả phân tích cho thấy rằng các doanh nghiệp chế biến thủy sản
bị ảnh hưởng đáng kể bởi độ tuổi của lãnh đạo doanh nghiệp, khả năng tiếp cận tín
dụng, trình độ văn hóa, loại hình doanh nghiệp và tổng số vốn hoạt động của doanh
nghiệp.
21
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tổng quan tình hình kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh và 01 thành phố trực thuộc Trung
ương là: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh, Bến
Tre, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Diện tích tự nhiên vùng ĐBSCL là 4.060,2 nghìn ha, chiếm khoảng 12,26%
diện tích tự nhiên của cả nước. Diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp năm 2008 là
2.560,6 nghìn ha. Năm 2009 ĐBSCL có cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp là: nông
nghiệp 32,88%, thủy sản 65,12%, lâm nghiệp 2,00% [4, tr 29].
Tổng diện tích xuống giống lúa năm 2008 là 3.858,9 nghìn ha, với sản lượng
thu hoạch là 20.681,6 nghìn tấn. Giá trị sản xuất nông nghiệp toàn vùng (tính theo
giá cố định 1994) phát triển liên tục với tốc độ cao, năm 2008 đạt 52.036,4 tỷ đồng,
chiếm 33,21% so với cả nước và tăng bình quân 5,6%/năm [4, tr 29].
Dân số ĐBSCL năm 2008 là 17,695 triệu người, mật độ dân số 436
người/km
2
. Trong đó dân số thành thị là 3,799 triệu người, chiếm tỷ lệ 21,47% và
dân số nông thôn là 13,896 triệu người, chiếm tỷ lệ 78,53%. Tỷ lệ thất nghiệp của
lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 là 2,71%, tỷ lệ thiếu việc làm 6,39%,
trong đó tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn lên đến 7,11%. ĐBSCL có 4
dân tộc chính cùng sinh sống với nhau, đó là: Kinh, Hoa, Khmer, và Chăm [12].
2.1.2. Tổng quan tình hình kinh tế-xã hội thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ được thành lập theo Nghị quyết số 22/2003/QH11

ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
khoá 11 và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng
Chính phủ trên cơ sở chia tách tỉnh Cần Thơ cũ thành thành phố Cần Thơ trực
thuộc Trung ương và thành lập mới tỉnh Hậu Giang. Thành phố Cần Thơ có vị trí
địa lý như sau:
22
- Phía Bắc giáp tỉnh An Giang.
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung, hạ lưu là trung tâm của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu. Hiện nay,
có 09 đơn vị hành chính, gồm 4 quận (Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Ô Môn)
và 5 huyện (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền, Thốt Nốt, Thới Lai) với 71
xã, phường thị trấn.
Thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 170 km về phía Đông Bắc
theo Quốc Lộ 1A là giao điểm của nhiều tuyến giao thông thủy bộ quan trọng,
thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Nam sông
Hậu với vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam; có trục sông Hậu nối từ biển Đông đến Phnom Pênh. Về cơ sở hạ
tầng có Cảng Trà Nóc, cảng Cái Cui, có nhà máy nhiệt điện Trà Nóc với công
suất 200 MW và đang xây dựng trung tâm điện lực Ô Môn có công suất 2.800
MW.
Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là: 140.161,60 ha . Trong đó đất
nông nghiệp: 115.556,28 ha chiếm 82,45%, đất phi nông nghiệp: 24.282,12 ha
chiếm 17,32%, đất chưa sử dụng: 323,20 ha chiếm 0,23% [ 2].
Tình hình kinh tế-xã hội
Năm 2010 tổng dân số của thành phố Cần Thơ là 1.199.817 người, mật độ
dân số 856 người/km
2

. Trong đó nam: 595.838 người, tỷ lệ 49,66%, nữ: 603.979
người tỷ lệ 50,34%, dân số thành thị: 791.055 người, tỷ lệ 65,93%, dân số nông
thôn: 408.762 người, tỷ lệ 34,07%.
Số người tham gia lao động 808.156 người, trong đó số lao động nông, lâm
nghiệp và thủy sản là 247.521 người.
Tổng sản phẩm năm 2010 đạt 111.291.988 triệu đồng, trong đó: lĩnh vực
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9.721.072 triệu đồng, công nghiệp xây dựng
23
68.834.787 triệu đồng và các ngành dịch vụ 32.736.139 triệu đồng; Cơ cấu kinh tế:
nông lâm thuỷ sản đạt 8,74%, công nghiệp và xây dựng đạt 61.85% và các ngành
dịch vụ đạt 29.,41% [2].
2.1.3. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội quận Ô Môn
2.1.3.1. Vài nét về lịch sử hình thành Quận Ô Môn
Ô Môn, vùng đất Trấn Giang vào cuối thế kỷ XVI, người dân Việt Nam từ
miền Bắc, miền Trung không thể sống trong cảnh loạn lạc, bất công gây cho người
dân lầm than, cực khổ của cuộc chiến tranh kéo dài 175 năm thời của hai triều đại
phong kiến Trịnh-Nguyễn, nên người dân phải vượt qua dòng sông Tiền, rồi sông
Hậu về vùng đất Ô Môn-Trấn Giang xưa để khai hoang đất đai sinh sống nhằm tạo
lập cuộc sống tự do. Cuộc sống ban đầu tại đây rất khó khăn và thử thách trong quá
trình chinh phục thiên nhiên, chống lại thú dữ,… và dần dần những làng xóm hình
thành từ đây như xóm Vàm Thới An, Vàm Kinh Ba Rích, Tắc Ông Thục,…
Đến thế kỷ XVII và XVIII, Chúa Nguyễn tổ chức cuộc di dân lớn tiến qua
hữu ngạn sông Tiền tiến đến vùng đất bờ Nam sông Hậu và đến vùng đất Ô Môn
ngày càng đông để khai hoang trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công, Thời Gia
Long đến Minh Mạng, vùng đất này được người dân khai hoang ngày càng trở nên
trù phú và phồn thịnh. Người Kinh, Khmer, Hoa kéo đến đây định cư, lập nghiệp
ngày càng đông. Vùng đất Ô Môn đã nổi tiếng có chợ Thới An Đông là một trong
ba chợ lớn thời bấy giờ gồm chợ Sưu gần bến sông Cần Thơ, chợ Tân An gần bến
sông Bình Thủy và Thới An Đông gần sông Ô Môn [14].
Ô Môn là vùng đất không những sớm phát triển kinh tế, trao đổi thương mại

mà còn phát triển về văn hóa giáo dục, nhân dân xây dựng đình làng, chùa Phật
(Phái Đại Thừa) của người Khmer; chùa Quan Thánh Đế của người Hoa,… Hơn
nữa, đây là vùng đất sinh ra những người con ưu tú hào kiệt, tài hoa cho đất nước
như Thủ Khoa Nghĩa ngự trị vùng Bình Thủy, Châu Văn Liêm - một nhà giáo yêu
nước, một người cộng sản chân chính, nhạc sỹ Lưu Hữu Phước, Trần Kiết Tường,
Đắc Nhẫn, Triều Dâng,… làm rạng danh quê hương Ô Môn.
Ô Môn trải qua nhiều thay đổi về địa lý hành chính qua các thời kỳ :
24
- Năm 1739: Ô Môn thuộc vùng đất của huyện Trấn Giang xưa.
- Năm 1813: được đổi thành huyện Vĩnh Định, có 04 tổng, 30 thôn.
- Năm 1839: đổi thành huyện Phong Phú, Phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang
- Ngày 23/02/1876: Soái phủ Pháp ở Sài Gòn ký Nghị định lấy huyện Phong
Phú thành lập tỉnh Cần Thơ. Ô Môn trở thành một trong năm quận của tỉnh lúc bấy
giờ (Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè).
- Năm 1950: huyện Ô Môn chia thành Ô Môn A và Ô Môn B và đến cuối
năm 1951 hai huyện nhập lại như trước.
- Ô Môn ngày nay, đầu năm 2004 Quận Ô Môn được thành lập trên cơ sở
chia tách ra từ huyện Ô Môn thành quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ theo Nghị Định
05/2004 của Chính Phủ. Ngày nay, Quận Ô Môn bao gồm bảy phường và trung của
Quận là phường Châu Văn Liêm.
2.1.3.2. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của quận Ô Môn
* Vị trí địa lý
Quận Ô Môn có vị trí địa lý giáp Quận Thốt Nốt ở phía Bắc, phía Đông giáp
huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) và huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long), phía Tây-
Nam giáp huyện Cờ Đỏ, và phía Đông-Nam giáp quận Bình Thủy. Ô Môn cách
trung tâm Thành phố Cần Thơ khoảng 21 km có hệ thống giao thông thủy, bộ
(Quốc lộ 91) nối liền Thành phố Cần Thơ với các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên
Giang và sang nước bạn Campuchia.
* Đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của quận Ô Môn năm 2009 là 13.221,6 ha, trong đó:

diện tích đất nông nghiệp chiếm 9.986,63 ha (75,5% diện tích tự nhiên), gần như
toàn bộ là đất dành cho trồng trọt gồm: đất trồng cây hằng năm là 6.940,37 ha
(69,4% diện tích đất trồng trọt) chủ yếu là đất canh tác lúa và lúa màu; đất trồng cây
lâu năm 3.046,26 ha phân bố chủ yếu tại khu vực thổ canh và ven sông Hậu; đất có
mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 154,1 ha. Đất chuyên dùng chiếm 985,5 ha (7,5%
diện tích tự nhiên) với 1.152 ha đất xây dựng. Đất giao thông chiếm 161 ha, bình
quân/người rất thấp (15m
2
) so với chuẩn đô thị [2].
25

×