Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu trái Thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 123 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1-Tính cấp thiết của đề tài
Thanh long là loại trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh đứng thứ nhất
trong 11 loại trái cây ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp & PTNT đã xác định. Nó
đem lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân ở
các vùng trồng thanh long cả nước nói chung và nông dân tỉnh Bình Thuận
nói riêng.
Trong những năm qua, trái Thanh long Bình Thuận đã dần khẳng định
được thương hiệu của mình cả trong và ngoài nước, hiện nay trái thanh long
Bình Thuận là loại trái cây có vị trí xuất khẩu quan trọng bậc nhất so với các
cây ăn trái khác. Đặc biệt trái thanh long Bình Thuận đã góp phần rất lớn
trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, làm thay đổi bộ
mặt nông thôn của các huyện trồng thanh long trong tỉnh Bình Thuận, đời
sống người nông dân ngày càng đổi mới, khởi sắc.
Trái với sản lượng xuất khẩu lớn, kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng
thanh long rất thấp, phần lớn thanh long xuất khẩu mậu biên, buôn chuyến
nên đây là một ngành hàng trái cây tươi chứa đựng nhiều rủi ro, giá cả thị
trường luôn biến động bất lợi cho nhà vườn và nguy cơ đối với doanh nghiệp
xuất khẩu không nhỏ.
Trong thời gian vừa qua diện tích cây thanh long tại tỉnh Bình Thuận
phát triển rất nhanh chóng, trong khi người sản xuất và kinh doanh không chủ
động được thị trường, làm cho giá trị trái thanh long đạt thấp và rất bấp bênh.
Bình Thuận là tỉnh có diện tích thanh long lớn nhất cả nước, trái thanh
long được xem là “chìa khóa” xóa đói giảm nghèo, là “bí quyết” nông dân
làm giàu. Ấy vậy mà những năm qua, hơn 22.000 con người trồng và kinh
2
doanh trái thanh long ở Bình Thuận đang điêu đứng, đó là do nhiều thời điểm
thanh long rớt giá một cách thê thảm trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng
nhanh, nông dân chạy khắp nơi năn nỉ mà thương lái cũng như vựa kinh
doanh thu gom vẫn không chịu mua.


Từ đó, việc tìm ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả hoạt động xuất khẩu trái Thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là việc
làm rất cần thiết.
Qua nghiên cứu, học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp và được sự
hướng dẫn, chấp nhận của Tiến sĩ Lê Minh Chính tôi đã tiến hành tìm hiểu về
thực trạng sản xuất kinh doanh của người dân trồng và các doanh nghiệp xuất
khẩu thanh long tại Bình Thuận để xây dựng đề tài "Giải pháp góp phần
đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu trái Thanh long
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận".
2- Mục tiêu nghiên cứu
2.1- Mục tiêu tổng quát
- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả xuất khẩu trái thanh long tại Bình Thuận, luận văn sẽ đề xuất một
số giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu trái Thanh
long tại tỉnh Bình Thuận.
2.2- Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động kinh doanh
xuất khẩu nông sản.
- Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu trái thanh long trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận.
3
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái
thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Đề xuất được một số giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả hoạt động xuất khẩu trái Thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1- Đối tượng nghiên cứu của luận văn
- Hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Bình Thuận.
3.2- Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc

xuất khẩu trái thanh long tại tỉnh Bình Thuận từ đó đưa ra các giải pháp cho
vấn đề nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình xuất
khẩu trái thanh long tại huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình
Thuận.
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu nghiên cứu đề tài được thu thập từ năm
2005 đến hết năm 2011.
4- Nội dung nghiên cứu
4.1- Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
4.2- Thực trạng vấn đề nghiên cứu
4.3- Giải pháp đề xuất
5- Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận
văn bao gồm 3 chương:
4
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển của vấn đề xuất khẩu nông sản.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
1.1- Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản
Từ sự ra đời của hoạt động thương mại quốc tế có thể nói thương mại
quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau trên thế
giới thông qua các quan hệ mua bán quốc tế. Hoạt động thương mại quốc tế là
biểu hiện của một hình thức quan hệ xã hội ở phạm vi quốc tế và phản ánh sự
phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt.
Hoạt động xuất khẩu là một mặt quan trọng trong hoạt động thương
mại quốc tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. Nó là quá trình
bán những hàng hoá của quốc gia đó cho một hay nhiều quốc gia khác trên

thế giới nhằm thu ngoại tệ. Như vậy, về bản chất hoạt động xuất khẩu và hoạt
động buôn bán trong nước đều là một quá trình trao đổi hàng hoá (bán hàng),
đó là quá trình thực hiện giá trị hàng hoá của người sản xuất hoặc người bán.
Tuy nhiên, về hình thức và phạm vi thì hoạt động xuất khẩu có nhiều điểm
khác biệt mà các nhà xuất khẩu cần nhận thấy để có sự vận dụng hợp lý.
Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu nông sản:
Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu nông sản là người
nước ngoài. Do đó, khi muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng
các biện pháp giống hoàn toàn như khi chinh phục khách hàng trong nước.
Bởi vì, giữa hai loại khách hàng này có nhiều điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối
sống, mức sống, phong tục tập quán Điều này sẽ dẫn đến những khác biệt
trong nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, nhà xuất khẩu cần phải
có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để
đưa ra những hàng hoá phù hợp.
6
Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và
khó tiếp cận hơn thị trường kinh doanh trong nước. Bởi vì thị trường xuất
khẩu vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở cách
xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều nhân tố ràng buộc hơn.
Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua
bán qua hợp đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả.
Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh
toán, vận chuyển, ký kết hợp đồng đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.
Nói tóm lại, hoạt động xuất khẩu là sự mở rộng quan hệ buôn bán
trong nước ra nước ngoài, điều này thể hiện sự phức tạp của nó. Hoạt động
xuất khẩu có thể đem lại kết quả cao hơn hoạt động kinh doanh trong nước
nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn.
Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường:
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia được thực hiện bởi
các đơn vị kinh tế của các quốc gia đó mà phần lớn là thông qua các doanh

nghiệp ngoại thương. Do vậy, thực chất của hoạt động xuất khẩu hàng hoá
của quốc gia là hoạt động xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu không chỉ có vai trò quan trọng đối với nền kinh
tế quốc dân mà còn đối với bản thân các doanh nghiệp tham gia.
Đối với nền kinh tế quốc dân là một nội dung chính của hoạt động
ngoại thương và là hoạt động đầu tiên trong hoạt động thương mại quốc tế,
xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trong trong quá trình phát triển kinh tế của
từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Nó là một trong những nhân tố cơ
bản để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia:
7
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ
công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Ở các nước kém phát triển, một trong
những vật cản chính đối với sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn.
Vì vậy, nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu cuả họ
cho quá trình phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài
và các quốc tế chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả
năng xuất khẩu của nước đó, vì đây là nguồn chính để đảm bảo nước này có
thể trả được nợ.
Thứ hai, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển. Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của
thế giới đã, đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch
vụ. Trong đó tác động rõ ràng nhất là coi thị trường là mục tiêu để tổ chức sản
xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cụ thể là:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản
xuất, tạo ra lợi thế nhờ qui mô.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Hoạt động ngoại thương

cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn
nhiều lần so với khả năng sản xuất của quốc gia đó.
Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn và thu hút kỹ thuật
công nghệ từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo
năng lực cho sản xuất mới.
8
1.2- Tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản
1.2.1- Hoạt động xuất khẩu nông sản trên thế giới
Năm 1997, thế giới phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính
Châu Á xuất phát từ Thái Lan và từ đầu năm 2008 nền kinh tế toàn cầu bắt
đầu có những dấu hiệu khủng hoảng, bắt nguồn từ sự suy thoái của thị trường
bất động sản ở Mỹ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn nước Mỹ,
cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu, từ châu Âu, Mỹ
Latinh, Trung Đông, Nga, Châu Á. Một tác động dễ thấy nhất của khủng
hoảng toàn cầu là sự suy giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế
giới, khi kinh tế suy thoái, người tiêu dùng trên thế giới sẽ thắt chặt chi tiêu và
tình hình xuất nhập khẩu trên thị trường quốc tế sẽ bị suy giảm, qua đó làm
giảm tăng trưởng của cả nền kinh tế.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giá cả nông sản ngày càng phụ
thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, sự cân
bằng ngân sách quốc gia, tỉ giá ngoại tệ, các chính sách thương mại quốc tế và
cả đầu tư nước ngoài. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ khiến cho tất cả các
quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và điều này sẽ lại
làm cho giá cả xuất nhập khẩu trở nên khó lường. Một thách thức khác của thị
trường xuất khẩu nông sản là độ nhạy cảm thấp của nhu cầu nông sản đối với
giá của nó. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng
nông sản để kích cầu, thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông
sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá.
Thị trường hàng nông sản thế giới hiện nay chứa đựng những xu hướng
phát triển mới theo nhiều phương diện khác nhau cả về sản xuất, tiêu thụ, giá

cả và những thương lượng buôn bán giữa các quốc gia, các khu vực với nhau.
9
Tất cả điều đó đang mở ra những thuận lợi và cả những khó khăn đối với mỗi
quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển nền kinh tế
nông nghiệp nói riêng.
Sự gia tăng dân số là một thách thức lớn đối với nền kinh tế thế giới và
đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu nói riêng. Theo dự báo của Liên
Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người vào năm 2020, trong đó
riêng Châu Á là 1,5 tỷ. Điều này sẽ làm tăng đáng kể khối lượng nhu cầu tiêu
dùng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm lương thực, thực
phẩm. Do đó, có thể thấy rằng, thị trường thế giới đang tạo ra cơ hội lớn cho
các mặt hàng nông sản phát huy thế mạnh trong giai đoạn hiện nay.
Mặt khác, thị trường hàng nông sản thế giới hiện nay đang có xu hướng
chuyển dần về khu vực các nước đang phát triển, nhất là các nước ở khu vực
Châu Á. Nhóm các nước này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị
thương mại quốc tế về các sản phẩm nông nghiệp, nhất là giá trị nhập khẩu.
Trên thị trường thế giới đang diễn ra hướng gia tăng nhanh chóng giá
trị xuất nhập khẩu các sản phẩm như thịt chế biến, dầu mỡ, sữa của nhóm các
nước đang phát triển. Xu hướng phát triển của thị trường nông sản thế giới sẽ
chịu tác động lớn của các cuộc thương lượng mậu dịch mang tầm quốc tế. Vì
vậy các nước sẽ phải đối mặt với sản phẩm nông nghiệp của các nước thành
viên trong tổ chức WTO cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Những
khó khăn về cạnh tranh thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sẽ lớn
hơn khi mà sản xuất nông nghiệp vẫn trong tình trạng lạc hậu, năng suất, chất
lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và nhất là sự yếu kém của ngành công
nghiệp chế biến.
10
Sự dao động về giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế
giới luôn ở mức độ cao và xảy ra thường xuyên, bởi nguyên nhân chủ yếu là
sự bất ổn định của sản xuất nông nghiệp (sự phụ thuộc vào thiên nhiên). Các

sản phẩm trồng trọt và sản phẩm thô có biên độ dao động cao hơn các sản
phẩm chăn nuôi và sản phẩm chế biến. Xu hướng giảm giá diễn ra phổ biến ở
hầu hết các mặt hàng nông sản chủ yếu như lúa, gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều
và một số mặt hàng khác đã gây ra tác động tiêu cực, đó là nông sản tồn đọng
lớn, thu nhập của nông sản giảm tương đối, kéo theo giảm sức mua thị trường
nông thôn, giảm khả năng đầu tư vốn của họ vào phát triển sản xuất nông sản.
Ở tầm vĩ mô, chỉ số giá lương thực, thực phẩm giảm kéo theo xu hướng giảm
sút của chỉ số giá và làm gia tăng tình trạng giảm phát của toàn bộ nền kinh
tế.
1.2.2- Hoạt động xuất khẩu nông sản ở Việt Nam
Trong thập niên từ 1997-2007, nền kinh tế Việt Nam khởi sắc cùng với
quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sau khi gia nhập APEC cuối
năm 1998 và hiệp định thương mại song phương với Mỹ được ký kết năm
2000. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng kể từ các thời điểm
quan trọng đó. Sự tăng trưởng liên tục của thương mại quốc tế đã đưa Việt
Nam thành một quốc gia có độ mở lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Trong cơ cấu xuất khẩu Việt nam, dầu thô luôn chiếm vị trí dẫn đầu về
giá trị xuất khẩu. Khi nền kinh tế thế giới suy giảm kéo theo sự suy giảm
nhanh chóng về nhu cầu xăng dầu, giá dầu thô đã và đang giảm nhanh chóng.
Ngoài dầu thô, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những ngành
hàng thâm dụng lao động, đặc biệt là nông sản và thủy sản. Một đặc điểm
chính của thị trường nông sản và cũng là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu
Việt Nam là tính biến động cao của giá cả. Những biến động trong năm 2008
11
đã là những minh chứng cụ thể cho đặc điểm này, bắt đầu là mặt hàng gạo,
giá thế giới có khi tăng vọt lên đến 300%, sau đó lại suy giảm, tiếp theo là giá
thịt tăng rồi giảm và gần đây các mặt hàng cây công nghiệp đã giảm giá đột
ngột cũng như các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam như cá tra và tôm
sú.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã và đang tác động trực

tiếp đến thị trường vốn và bất động sản của Việt Nam là những thị trường
thâm dụng vốn tài chính, trong đó vốn tài chính từ bên ngoài cũng đóng một
vai trò quan trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính sẽ khiến cho các hoạt động
đầu tư vốn từ nước ngoài giảm nhanh trong ngắn hạn, các ngân hàng cũng gặp
nhiều khó khăn hơn trong việc mở thư bảo lãnh, cấp tín dụng, để hỗ trợ cho
các hoạt động xuất khẩu như trong các năm vừa qua. Qui mô sản xuất cho
xuất khẩu sẽ thu hẹp do vốn đầu tư bị suy giảm.
Chính sách tỷ giá neo tiền đồng Việt Nam theo USD đã tạo nhiều lợi
thế cho xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn đầu của khủng hoảng do đồng
USD mất giá nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới. Tuy nhiên, khi
đồng USD tăng giá, chính sách này cũng đã khiến cho hàng xuất khẩu Việt
Nam tăng giá và giảm sức cạnh tranh ở các thị trường ngoài Mỹ.
Thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay đặt ra rất nhiều thách thức cho
xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nắm bắt được các cơ hội
tiềm ẩn, chúng ta hoàn toàn có thể làm giảm đi tác động tiêu cực của cuộc
khủng hoảng này đối với xuất khẩu cũng như đối với cả nền kinh tế Việt
Nam.
Cơ hội đầu tiên lại chính là tỷ lệ quan trọng của nông sản và thủy sản
trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với các ngành hàng xuất khẩu
12
quan trọng khác như may mặc và giày da, nông lâm thủy sản là những ngành
hàng sử dụng nhiều nguồn lực lao động tại chỗ hơn là nguồn vốn đầu tư nước
ngoài, do đó sẽ bị tác động ít hơn so với hai lĩnh vực tài chính và bất động
sản. Nông sản xuất khẩu còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam
vì liên quan đến hơn 70% dân số, là một thị trường lớn cho các ngành hàng
sản xuất khác. Khi xuất khẩu nông sản được giữ ổn định và tăng trưởng, cả
nền kinh tế có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Vai trò của ngành nông nghiệp
trong việc ổn định kinh tế của Việt Nam đã được chứng minh trong quá khứ.
Năm 1989, công nghiệp tăng trưởng âm, nhưng sản xuất nông nghiệp phát
triển mạnh nên cứu được khủng hoảng. Đến năm 1999, một lần nữa, công

nghiệp – dịch vụ đều chựng lại, chỉ có nông nghiệp tăng trưởng tốt nên đã cứu
được nền kinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng.
Theo mô hình cơ bản trong lý thuyết thương mại quốc tế của
Hechscher-Ohlin, một quốc gia sẽ có lợi thế xuất khẩu những mặt hàng thâm
dụng những nguồn lực dư thừa của nó. Việt Nam vẫn là một quốc gia nông
nghiệp không có nguồn vốn tài chính dồi dào, thế mạnh của Việt Nam trong
cạnh tranh quốc tế là nguồn lực lao động sẵn có và rẻ tiền. Với lý thuyết lợi
thế so sánh của Ricardo, các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam vẫn còn
sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Việt Nam cũng có thể tận dụng lợi
thế thương mại địa lý của mình (theo lý thuyết của Paul Krugman) để nhập
khẩu nông sản thô với giá rẻ hơn từ các nước láng giềng để chế biến và xuất
khẩu đến các thị trường quốc tế đã có. Việc khai thác lúa gạo từ Campuchia
hiện nay và nhập khẩu nguyên liệu cá tra, basa của các doanh nghiệp thủy sản
Việt Nam đã đi theo hướng tận dụng lợi thế này.
Các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam cũng có thể tìm kiếm các cơ hội
trong giai đoạn ngắn hạn hiện nay khi đa dạng hóa thị trường và ngay tại thị
13
trường nội địa. Khi thị trường thế giới đang bị suy giảm, một thị trường sẵn
có với hơn 80 triệu người là cần thiết để có thể giúp các nhà xuất khẩu nông
sản giải tỏa lượng hàng tồn dư trong ngắn hạn, duy trì sản xuất và đảm bảo
việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, việc quay trở về thị trường nội địa
cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực marketing từ các doanh nghiệp, ví dụ, đối với các
mặt hàng thực phẩm, các nhà xuất khẩu có thể chuyển sang sản xuất thực
phẩm ăn liền, tiện dụng phục vụ cho nhu cầu ăn nhanh ở các đô thị lớn. Tuy
nhiên, việc thuyết phục thị trường nội địa tiêu thụ mặt hàng cá tra, đông lạnh
sẽ phải đòi hỏi một quá trình marketing dài hơi và khó khăn. Trong thời điểm
hiện nay, các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam, với các kinh nghiệm đã có
của mình khi gặp khó khăn với thuế chống phá giá của Mỹ, cũng có cơ hội đa
dạng hóa thị trường của mình với lợi thế thương hiệu và giá rẻ hiện có. Một
số nghiên cứu kinh tế đã cho thấy sau khi đạo luật ghi nhãn catfish của Mỹ

được ban hành, cá tra, cá basa Việt Nam đã tạo ra một thị trường mới và làm
giảm thị trường của cá tại Mỹ. Hiện nay, sản phẩm cá tra Việt Nam đã có mặt
tại 119 quốc gia, xác nhận một vị thế riêng cho sản phẩm này trên thế giới.
Năm 2011, xuất khẩu nông sản đạt tốc độ tăng trưởng lẫn kim ngạch kỷ
lục, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng kim
ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12/2011 ước đạt 2,2 tỷ USD, đưa
giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng này cả năm 2011 lên xấp xỉ 25 tỷ USD, tăng
27,9% so cùng kỳ năm trước. Trong nhóm này, các mặt hàng nông sản có tốc
độ tăng trưởng cao nhất, ước đạt 13,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng
33,2%; thuỷ sản ước đạt 6,1 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ; lâm sản ước
đạt 4,1 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ.
14
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1- Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
2.1.1- Giới thiệu chung về tỉnh Bình Thuận
Tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, có
mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh
hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm cách thành phố Hồ Chí
Minh 200 km, cách Thành phố Nha Trang 250 km. Có quốc lộ IA, đường sắt
Bắc - Nam chạy qua, quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh Nam Tây
Nguyên, quốc lộ 55 nối liền với Trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng
Tàu.
Diện tích tự nhiên: 7.830 km
2
; dân số: 1.171.675 người, với trên 650
ngàn lao động (tính đến cuối năm 2009). Gồm 10 đơn vị hành chính: Thành
phố Phan Thiết (Trung tâm tỉnh lỵ), thị xã Lagi và 8 huyện; trong đó có 1
huyện đảo Phú Quý. Những năm qua, kinh tế Bình Thuận tăng trưởng đạt
mức bình quân 12%/năm. Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên hết sức phong
phú và đa dạng.

2.1.2- Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận nằm ở khu vực Nam Trung Bộ là một Tỉnh duyên hải, có
tọa độ địa lý: 10
o
33’ đến 11
o
33’ độ vĩ Bắc và từ 107
o
24’ đến 108
o
23’ độ Kinh
Đông.
15
Tỉnh Bình Thuận có diện tích tự nhiên là 7.830 km
2,
vị trí địa lý được
xác định như sau: phía Đông Bắc và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận; phía Bắc và
Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai; Tây Nam giáp
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận
Đơn vị hành chính của Tỉnh gồm 10 huyện – thị bao gồm: Thành phố
Phan Thiết, Thị xã La Gi, huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình, huyện Hàm
Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Tánh Linh, huyện Đức Linh,
huyện Hàm Tân và huyện đảo Phú Quý) với 127 xã – phường.
16

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 26,8°C. Lượng mưa trung bình năm là

1.231 mm. Độ ẩm tương đối trung bình là 80%. Tổng số giờ nắng trung bình
nhiều năm là 2.782 giờ. Bình Thuận là Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa điển hình nhiều nắng, nhiều gió và là một trong những vùng khô hạn
nhất cả nước.

Bình Thuận trải dài dọc bờ biển Đông theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam khoảng 192 km, chiều rộng 95 km, chỗ hẹp nhất là 32 km. Phía Bắc giáp
các sườn núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, phía Nam là các dải đồi cát
(động cát) chạy dài; phần lớn lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển.
 !"#$%&&'()*+
Sông La Ngà chảy ngoằn ngoèo theo hướng Bắc Tây Bắc - Đông Đông
Nam trên chiều dài khoảng 30 km tới hồ chứa nước cho Nhà máy Thủy điện
Hàm Thuận công suất 300 MW của cụm Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận -
Đa Mi nằm trên địa phận hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Từ hồ chứa
nước này sông La Ngà tách làm hai nhánh, một nhánh chảy theo hướng Đông
Bắc -Tây Nam để dẫn nước tới hồ chứa nước cho Nhà máy Thủy điện Đa Mi
công suất 175 MW (ở phía Tây Tây Nam hồ chứa nước của Nhà máy Thủy
điện Hàm Thuận). Nhánh phía Đông chảy vòng thúng rồi hợp lưu với nhánh
thoát nước của Nhà máy Thủy điện Đa Mi trong địa phận huyện Tánh Linh
tỉnh Bình Thuận. Sau đó sông La Ngà đổi hướng thành Đông Nam - Tây Bắc
tới ranh giới với tỉnh Đồng Nai.
17
Ngoài ra còn có các sông khác như: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông
Cái (Quao), sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh.
, &/0)111
Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh năm 2008 là 781.043 ha, so với năm
2005 giảm 2.004 ha do điều chỉnh lại ranh giới hành chính giữa tỉnh Bình
Thuận và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong cơ cấu sử dụng đất, đất nông nghiệp
có diện tích lớn nhất với 677.948 ha chiếm 86,8 % tổng diện tích đất tự nhiên,

còn lại đất phi nông nghiệp chiếm 6,65 % và đất chưa sử dụng chiếm 6,55 %.
Bảng 2.1. 2"31456%789:;2
</=>5*!?)6%&@3$!48A2BBC
Tài nguyên nước
Về nguồn nước mặt:Toàn Tỉnh có 7 lưu vực sông chính, tổng diện tích
lưu vực 9.980 km
2
(trong Tỉnh 4.714 km
2
). Tổng lượng nước đến bình quân
Loại đất
Toàn Tỉnh
(Ha)
Cơ cấu
(%)
1. Nhóm đất cồn cát, đất cát biển 117.078 14,99
2. Nhóm đất mặn 859 0,11
3. Nhóm đất phù sa 87.086 11,15
4. Nhóm đất xám bạc màu 136.136 17,43
5. Nhóm đất xám bạc màu bán khô hạn 10.856 1,39
6. Nhóm đất đen 21.166 2,71
7. Nhóm đất đỏ vàng 365.138 46,75
8. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi 10.310 1,32
9. Nhóm đất thung lũng 5.077 0,65
10. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 9.919 1,27
11. Đất khác (ao, hồ, sông suối) 17.417 2,23
Tổng diện tích 781.043 100
18
hàng năm 5,4 tỷ m
3

, nhưng hiện nay dung tích chứa của các hồ chỉ đạt 200
triệu m
3
, bằng 3,7% tổng lượng nước đến.
Mật độ sông suối thấp, nguồn nước phân bố không đều giữa các vùng,
các mùa. Mùa mưa lũ (tháng 5 – tháng 10). Mùa khô từ tháng 11 – tháng 4
năm sau, sông suối gần như khô kiệt, thời gian khô kiệt nhất là từ tháng 2 đến
tháng 4 gây nên hạn hán, thiếu nước sản xuất, thiếu nước sinh hoạt.
Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất rừng năm 2008 là 390.745 ha chiếm 50,03% tổng
diện tích tự nhiên của Tỉnh, giảm 3.095 ha so với năm 2005 (393.840 ha).
Trong đó rừng phòng hộ 217.474 ha, rừng đặc dụng 35.895 ha, rừng sản xuất
137.376 ha. Rừng tự nhiên bao gồm chủ yếu là rừng gỗ lá rộng, rừng lá kim,
rừng hỗn giao, rừng tre nứa và rừng đặc sản. Trữ lượng rừng tự nhiên tập
trung nhiều nhất ở Tánh Linh (32,1%) tiếp đến là Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc,
Hàm Thuận Nam. Nhìn chung, tổng diện tích rừng còn khá lớn nhưng phần
lớn ở trạng thái rừng nghèo kiệt, rừng non với các loại cây đường kính nhỏ và
chất lượng không cao.
Tài nguyên biển
Bình Thuận được xem là vùng biển giàu nguồn lợi về các loại hải sản;
sườn bờ ngầm và đáy biển thoải rộng, bằng phẳng rất thuận lợi cho các nghề
đánh bắt cá đáy và cá nổi. Với diện tích vùng lãnh hải 52.000 km
2
, là một
trong những ngư trường lớn của cả nước. Trữ lượng hải sản vùng 50m trở vào
bờ khoảng 220 - 240 ngàn tấn, tổng khả năng cho phép khai thác hải sản các
loại trên 120 ngàn tấn/năm. Nguồn lợi thủy sản không những lớn về trữ lượng
mà còn phong phú về chủng loại: các loại cá có trên 500 loài, trong đó có 60
19
loài có giá trị kinh tế cao (cá thu, hồng, mú, ngừ,…) và nhiều hải đặc sản có

giá trị cao như: tôm, điệp, sò lông, dòm, bàn mai,…
Tiềm năng du lịch
Bình Thuận là một Tỉnh ven biển có bờ biển dài 192 km, khí hậu quanh
năm nắng ấm, nhiều bãi biển thoai thoải, cát trắng mịn và thơ mộng, giao
thông thuận lợi. Điều đó, đã đem lại lợi thế phát triển du lịch của Tỉnh trong
những năm qua nhất là du lich biển như thủ đô Resost tại Mũi Né, Đồi
Dương, Hàm Tiến, Phú Hải, Tiến Thành (Phan Thiết); Vĩnh Hảo (Tuy
Phong); Đồi Sứ (Hàm Thuận Nam); Dinh Thầy Thím (La Gi). Trong những
năm gần đây, du lịch được xem là thuộc nhóm ngành kinh tế mũi nhọn của
Tỉnh Bình Thuận.
Tài nguyên Khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản có nhiều loại, trữ lượng lớn, đáng chú ý là nước
khoáng thiên niên Bicarbonat, với 10 mỏ trữ lượng cao và chất lượng tốt
(trong đó có cả mỏ nước khoáng nóng 70
0
C) có thể khai thác trên 300 triệu
lít/năm; Hiện có 2 mỏ đang được khai thác và kinh doanh (Vĩnh Hảo và Đa
Kai). Cát thủy tinh có 4 mỏ lớn ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và La Gi trữ
lượng trên 500 triệu m
3
; chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, phù hợp để sản
xuất thủy tinh cao cấp, kính xây dựng, gạch thủy tinh. Đá Granít có trữ lượng
rất lớn, phân bố khắp nơi. Sét Bentonit trữ lượng khoảng 20 triệu tấn, quặng
Sa khoáng nặng để sản xuất Titan, Zircon, trữ lượng khoảng một triệu tấn.
Giao thông vận tải
20
- Đường bộ: Nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam, Bình
Thuận có 03 tuyến quốc lộ chạy qua đều đã được nâng cấp, mở rộng: Quốc lộ
1A, quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên;
quốc lộ 55 nối liền với trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu.

- Đường sắt: Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 180 km.
- Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài
192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại cảng biển
Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào, Cảng Phan Thiết
đã được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn.
- Đường hàng không: Nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du lịch, nhà
đầu tư ngày càng nhiều, tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi đầu tư để xây dựng sân
bay Phan Thiết.
Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc đã được hiện đại, được nối mạng với hệ
thống thông tin quốc gia và quốc tế. Các dịch vụ điện thoại di động, internet
được sử dụng rộng rãi, đảm bảo các yêu cầu của khách hàng.
Điện năng
Với 03 nguồn điện chính có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về điện: Từ
nhà máy thủy điện Đa Nhim qua lưới truyền tải 110 KV, từ nhà máy thủy
điện Hàm Thuận - Đa Mi qua lưới truyền tải 110 KV và trạm phát điện diesel
3.800 KWh.
21
2.1.3- Đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Thuận
2DE>&(:;2
Theo Niên giám CTK tỉnh Bình Thuận, 2009, 2005. Tổng GDP năm
2009 đạt 19.791 tỷ đồng tăng gấp 4,2 lần so với năm 2003, riêng nhóm ngành
công nghiệp và xây dựng tăng gấp 5,7 lần, nhóm ngành dịch vụ tăng 4,9 lần
và nhóm ngành nông – lâm – thủy sản chỉ tăng 2,6 lần. Tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2003-2009 đạt 29,12%/năm, trong đó: Khu vực 1 (nông,
lâm, ngư) tăng 18,84 %/năm; Khu vực 2 (công nghiệp, xây dựng) tăng
36,85%/năm và Khu vực 3 (các ngành dịch vụ) tăng 32,40%/năm.
Hình 2.2. Biểu đồ Cơ cấu GDP tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2003 – 2009
Cơ cấu GDP của Tỉnh năm 2009 là dịch vụ - công nghiệp và xây dựng
– nông – lâm – thủy sản. Trong giai đoạn từ 2003 – 2009 có xu hướng

chuyển trọng tâm từ nhóm ngành nông – lâm – thủy sản sang dịch vụ và công
nghiệp. Riêng tốc độ dịch chuyển sang nhóm ngành công nghiệp – xây dựng
cả giai đoạn đạt 9% cao hơn so với ngành dịch vụ (6%). Sự chuyển dịch cơ
22
cấu này không chỉ thể hiện qua con số giá trị GDP năm 2009 tăng gấp 4,2 lần
so với năm 2003, mà thể hiện hướng chuyển dịch, nhóm ngành dịch vụ và
công nghiệp – xây dựng tăng từ 4,9 – 5,7 lần, trong khi nhóm các ngành nông
– lâm – thủy sản chỉ tăng 2,6 lần.
E5#"6'*0.6FG&
Dân số: Trong giai đoạn 2003 – 2008, tốc độ tăng dân số hàng năm của
Tỉnh chậm dần. Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số tỉnh Bình Thuận giảm dần từ
15,57‰ (năm 2003) xuống còn 14,06 ‰ (năm 2008) tuy nhiên tỷ lệ giảm rất
ít. Tỷ lệ tăng dân số của Tỉnh chủ yếu do tỷ lệ tăng tự nhiên bởi tỷ lệ sinh vẫn
còn cao, trong khi tỷ lệ tăng cơ học của Tỉnh có xu hướng giảm dần, nhất là
các năm 2006 – 2008 do lao động di cư lên các thành phố, địa phương khác.
Trên địa bàn Tỉnh có 31 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 93,04%,
dân tộc Chăm chiếm 2,84%, dân tộc Raglay chiếm 1,21%, dân tộc Hoa:
1,07% và 1,84% các dân tộc thiểu số còn lại.
Lao động: Nguồn lao động tham gia trong các ngành kinh tế của tỉnh
Bình Thuận có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2003 – 2008 với tốc độ
tăng trưởng bình quân năm là 3,1%. Số lượng lao động đông nhất trong nhóm
ngành nông – lâm – thủy sản chiếm khoảng 63 – 68 % trong tổng số lao động
trong toàn ngành kinh tế của Tỉnh; lao động nhóm ngành công nghiệp – xây
dựng chiếm khoảng 11%; lao động tham gia lĩnh vực thương mại – dịch vụ
chiếm khoảng 21 - 25% tổng lao động toàn Tỉnh.
23
Bảng 2.2. Tình hình lao động tham gia trong các ngành kinh tế
Năm 2010 Năm 2009
Tỷ lệ lao
động theo

nhóm
ngành
Tỷ lệ lao động chia
theo khu vực
Tỷ lệ lao
động theo
nhóm
ngành
Tỷ lệ lao động chia theo
khu vực
Trong
tỉnh
Ngoài
tỉnh
Trong
tỉnh
Ngoài
tỉnh
Tổng số 100,0 88,9 11,1 100,0 92,2 7,8
Nông lâm thủy sản 11,6 98,4 1,6 12,3 97,8 2,2
Công nghiệp 52,2 95,9 4,1 51,3 98,1 1,9
Xây dựng 16,6 55,1 44,9 14,5 60,5 39,5
Thương nghiệp 6,4 96,4 3,6 10,0 98,5 1,5
Vận tải kho bãi 1,6 97,1 2,9 1,1 100,0 -
Dịch vụ lưu trú và
ăn uống 7,1 89,5 10,5 5,3 93,0 7,0
Ngành dịch vụ
khác 4,5 93,3 6,7 5,6 95,7 4,3
Nguồn:<1.8"31:;2+8BB
Giáo dục

Số cán bộ giảng dạy được tăng cường về số lượng và nâng dần về chất
lượng, khắc phục phần nào sự bất hợp lý về cơ cấu đội ngũ; tỷ lệ giáo viên đạt
chuẩn và trên chuẩn ở các bậc như: Mầm non 85%; Tiểu học 99,4%; THCS
99,6% và THPT 92%.
Toàn tỉnh có 10/10 huyện, thị xã, thành phố và 127/127 xã phường đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học.
2FG*"H
Tổng đầu tư tăng bình quân 31,97%/năm trong giai đoạn 2003 – 2007.
Vốn đầu tư nhà nước có tốc độ tăng bình quân 18,7%/năm chiếm tỷ lệ từ
35,8% năm 2003 giảm xuống còn 23,5% năm 2008. Đầu tư của ngân sách địa
24
phương trung bình chiếm 15-23 % tổng đầu tư, tăng bình quân 18,03%/năm;
Đầu tư của ngân sách Trung ương chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng từ 2-4% trong
tổng vốn đầu tư của Tỉnh và tốc độ tăng chỉ khoảng 3,39%/năm.
Vốn đầu tư ngoài quốc doanh có tốc độ tăng bình quân 37,85%/năm
chiếm tỷ lệ lớn từ 62,6% - 74,5% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội.
Nguồn vốn FDI (Foreign Direct Invesment) chủ yếu vào công nghiệp –
xây dựng, còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ từ 1,6 – 2,1%.
2.2- Phương pháp nghiên cứu
2.2.1- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát
Nghiên cứu chọn địa điểm là 02 huyện Hàm Thuận Nam và huyện Hàm
Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận do đây là 02 huyện có diện tích trồng và có nhiều
cơ sở thu mua phục vụ xuất khẩu thanh long lớn nhất trong tỉnh tỉnh Bình
Thuận.
2.2.2- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Số liệu và tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu là các số liệu đã công
bố có liên quan đến cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, qua các sách lý
luận, các kết quả nghiên cứu đã được công bố, các báo cáo tổng kết, các quyết
định, nghị định. Đặc biệt là các báo cáo tổng kết của Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn tỉnh Bình Thuận; Cục thống kê tỉnh Bình Thuận và Trung tâm
nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận các năm 2009, 2010,2011.
Tổng hợp số liệu điều tra 3 nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến chuổi giá
trị thanh long Bình Thuận (điều tra 20 nông hộ, 14 thương lái và 8 doanh
nghiệp).
25
2.2.3- Phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở tài liệu thu thập được tiến hành phân loại, xử lý trên máy vi
tính bằng chương trình EXCEL để lập và tổng hợp tính toán các chỉ tiêu phục
vụ cho mục đích nghiên cứu
2.2.4- Phương pháp phân tích, so sánh
>I4.4"313"31#6#.
Phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập
được, qua đó nhận biết tính xu thế thay đổi trong vấn đề xuất khẩu trái thanh
long.
>I4.4J4*045&
Tổng hợp tình hình xuất khẩu thanh long từ năm 2009 đến năm 2011,
từ đó phân tích so sánh giữa các chỉ tiêu thể hiện kết quả của hoạt động xuất
khẩu trái thanh long tại Bình Thuận trong 3 năm 2009, 2010, 2011.

×