Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại khoa ngoại và khoa nội bệnh viện đa khoa đống đa - hà nội trước và sau can thiệp nhằm tăng cường vệ sinh bàn tay 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.61 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA ĐIỀU DƯỠNG
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ TỈ LỆ TUÂN
THỦ RỬA TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI KHOA
NGOẠI VÀ KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỐNG
ĐA – HÀ NỘI TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP NHẰM
TĂNG CƯỜNG VỆ SINH BÀN TAY
NĂM 2010 – 2011
Họ tên sinh viên: Tạ Thị Phương - B00087
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Hồng Ngọc
ĐẶT VẤN ĐỀ (1)
-
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện
(NKBV) là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48h kể từ khi
bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng như không có
ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện
-
Có nhiều phương thức lây truyền NKBV, tuy nhiên sự lây
truyền qua bàn tay NVYT là một trong những nguyên nhân
hàng đầu.
ĐẶT VẤN ĐỀ (2)
-
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2009/TT-
BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện
công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa
bệnh.
- “Đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của
nhân viên y tế tại khoa Ngoại và khoa Nội bệnh viện đa
khoa Đống đa – Hà nội trước và sau can thiệp nhằm tăng
cường vệ sinh bàn tay năm 2010-2011.”


MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả can thiệp nhằm nâng cao kiến thức, thái độ
và sự tuân thủ rửa tay của NVYT tại khoa Ngoại và khoa Nội
bệnh viện Đống Đa, Hà Nội trước và sau can thiệp nhằm tăng
cường vệ sinh bàn tay năm 2010-2011.
2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại
khoa Ngoại và khoa Nội tại bệnh viện Đống Đa trước (tháng
11/2010) và sau khi can thiệp (tháng 3/2011).
- Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ vệ sinh bàn tay
của nhân viên y tế (NVYT)
TỔNG QUAN (1)
1. Nhiễm khuẩn bệnh viện
- Định nghĩa NKBV
NKBV là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48h kể từ khi BN
nhập viện và không hiện diện cũng như không ở giai đoạn ủ
bệnh tại thời điểm nhập viện.
-
Tác nhân gây NKBV: các VK, vi rút, nấm và KST
2. Hậu quả của Nhiễm khuẩn bệnh viện
- Tăng chi phí và tăng ngày điều trị
- Tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật
- Các hậu quả khác: tăng tỉ lệ tử vong, tăng biến chứng cho người
bệnh

TỔNG QUAN (2)
3. Tình hình nhiễm khuẩn BV trên thế giới và Việt Nam
- Trên thế giới: Theo nghiên cứu của WHO tại 55 bệnh viện của
14 nước trên các châu lục, khoảng 8,7% bệnh nhân nội trú

mắc NKBV.
- Tại Việt Nam: Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng năm
2006 – 2007 tại 62 bệnh viện khu vực phía Bắc, tỉ lệ NKBV
trung bình là 7,8%.
4. Mối liên quan giữa tuân thủ rửa tay và tỉ lệ NKBV
- NKBV lây truyền qua một số con đường, lây truyền qua bàn
tay của NVYT là phổ biến nhất.
- VSBT đúng cách sẽ làm loại bỏ tác nhân gây ra NKBV cho
BN.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (1)
1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng NC: BS, ĐD khoa Ngoại và khoa Nội, bệnh viện
Đống Đa – Hà Nội.
- Thời gian từ tháng 11/2010-3/2011
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả trước và sau can thiệp.
3. Chọn mẫu và cỡ mẫu
Chọn mẫu toàn bộ: 70 người (BS và ĐD)
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (2)
4. Cách thức tiến hành nghiên cứu: Nghiên cứu theo 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Tiến hành đánh giá (tháng 11 năm 2010)
Giai đoạn 2: Can thiệp (tháng 12/2010 – 2/2011)
Giai đoạn 3: Đánh giá (tháng 3 năm 2011)
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (1)
1. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi can thiệp
Bảng 1. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về VSBT trước và sau
khi can thiệp
Mức độ Trước can thiệp
(n = 70)

Sau can thiệp
(n = 58)
n % n %
Không đạt 28 40,5 10 17,5
Đạt 42 59,5 48 82,5
Tổng 70 100 58 100
*
Điểm trung bình
10,9 ± 2,4 12,7 ± 2,1
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (2)
Biểu đồ 1. Tỉ lệ NVYT trả lời đúng câu hỏi về trình tự các bước của quy trình
rửa tay thường quy
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (3)
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (4)
Bảng 2. Sự khác biệt về kiến thức VSBT theo nghề nghiệp
Số lượng
Mức độ
Trước can thiệp
(n=70)
Sau can thiệp
(n=58)
BS
(n1=17)
ĐD
(n2=53)
BS
(n1=14)
ĐD
(n2=44)
Không đạt ( 0 – 10

điểm)
10 (58,8%) 19 (35,8%) 4(38,6%) 6 (13,6%)
Đạt (≥ 11 điểm) 8 (41,2%) 34(64,2%) 10 (61,4%)
a
38 (86,4%)
Tổng 18 (100%) 53 (100%) 14 (100%) 44 (100%)*
Điểm trung bình 10±2,8 11,3±2,1 12,2±2,6 12,9±1,9**
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (5)
3. Thái độ của NVYT với tuân thủ VSBT


Thái độ
Trước can thiệp
(n=70)
Sau can thiệp (n=58)
n % n %
Tích cực 66 94,2 56 96,5
Không tích cực 4 5,8 2 3,5
Tổng 70 100 58 100
Điểm trung bình 7,2±1,1 7,5±0,7
Bảng 3. Thái độ chung của NVYT với tuân thủ VSBT trước và sau
can thiệp
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (6)
Bảng 4. Thái độ với tuân thủ VSBT theo nghề nghiệp
Thái độ Trước can thiệp
(n=70)
Sau can thiệp
(n=58)
BS ĐD BS ĐD
Tích cực 16

(94,1%)
50
(94,3%)
13
(92,8%)
43
(97,7%)
Không tích cực 1 (5,9%) 3 (5,7%) 1 (7,2%) 1 (2,3%)
Tổng 17 (100%) 53 (100%) 14 (100%) 44 (100%)
Điểm trung bình 6,9±1,3 7,3±0,9 7,3±1,05 7,5±0,6
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (7)
Bảng 5.Thái độ với tuân thủ VSBT theo giới tính
Số lượng
Thái độ
Trước can thiệp
(n=70)
Sau can thiệp
(n=58)
Nam Nữ Nam Nữ
Tích cực 18 (90,%) 48 (96%) 13 (92,8%) 43 (97,7%)
Không tích cực 2 (9,10%) 2 (4%) 1 (7,2%) 1 (2,3%)
Tổng 20 (100%) 50 (100%) 14 (100%) 44 (100%)
Điểm trung bình 6,9±1,5 7,3±0,9 7,6±1,03 7,5±0,7
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (8)
4. Thực hành của NVYT về VSBT
Bảng 6. Tỉ lệ NVYT tuân thủ rửa tay thường quy trước và sau khi can
thiệp

Tỉ lệ
Trước can thiệp

(n=70)
Sau can thiệp
(n=58)
n % n %
Tỉ lệ tuân thủ rửa tay 37 53,2 35 60,3*
Tỉ lệ rửa tay đúng 26 37,2 23 40
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (9)
Bảng 7. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của BS và ĐD
Đối tượng
Tỉ lệ
Trước can thiệp Sau can thiệp
BS
(n=17)
ĐD
(n=53)
BS
(n=14)
ĐD
(n=44)
Tỉ lệ tuân thủ rửa
tay
41,2%
(7)
56,6%**
(30)
57,1%*
(8)
61,2%
(27)
Tỉ lệ rửa tay đúng 30,6%

(5)
39,6%
(21)
42,8%
(6)
38,6%
(17)
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (10)
Bảng 8. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của NVYT theo thời điểm
quan sát
Tỉ lệ tuân thủ

Tỉ lệ tuân thủ rửa tay
(%)
Tỉ lệ rửa tay đúng
(%)
TCT SCT TCT SCT
Sáng 52,6 59,1 38,3 40,7
Chiều 57,3 58,4 33,6 37,6
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (11)
Biểu đồ 2. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy theo các thời điểm
tiếp xúc với người bệnh
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (12)
Biểu đồ 3. Tỉ lệ rửa tay đúng theo các cơ hội của NC trước và sau
can thiệp
KẾT LUẬN
1. Kiến thức về vệ sinh bàn tay của NVYT tại BV
Tỉ lệ NVYT có kiến thức đạt về vệ sinh bàn tay tăng lên một cách có ý
nghĩa thống kê SCT so với TCT.
ĐD có kiến thức về vệ sinh bàn tay tốt hơn so với các BS.

2. Thái độ của NVYT với sự tuân thủ vệ sinh bàn tay
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ thái độ tích cực với
tuân thủ vệ sinh bàn tay của NVYT tại BV trước và sau can thiệp.
3. Thực hành vệ sinh bàn tay của NVYT
Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tuân thủ rửa tay của
NVYT tại BV trước và sau thiệp. Điều dưỡng tuân thủ rửa tay tốt hơn
so với bác sĩ.
Phương thức vệ sinh tay được các NVYT tại bệnh viện sử dụng nhiều
nhất là vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn hoặc bằng
cồn.
KHUYẾN NGHỊ
1. Bệnh viện cần duy trì các hoạt động tập huấn, giao ban, chia sẻ
kinh nghiệm về vệ sinh bàn tay.
2. Định kỳ tổ chức các đợt giám sát tỉ lệ vệ sinh bàn tay tại BV và
có phản hồi tới các NVYT
3. Khen thưởng thích hợp đối với các tập thể khoa tuân thủ tốt vệ
sinh bàn tay.
4. Đầu tư và duy trì các phương tiện phục vụ vệ sinh tay cho các
khoa.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

×