Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu nuôi cấy tạo mô sẹo từ lá non của 2 giống mía Việt Nam 84 – 4137 và Suphanburi 7 trên môi trường MS. Bước đầu nghiên cứu chuyển gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 95 trang )


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của:
Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Hổ – Phòng Công nghệ Gen Thực vật – Viện Sinh học Nhiệt
đới – đã gợi ý đề tài, hướng dẫn tận tình về các vấn đề có liên quan trong đề tài.
Kỹ sư Lê Tấn Đức – Phòng Công nghệ Gen Thực vật – Viện Sinh học Nhiệt đới –
đã hướng dẫn và động viên tinh thần tôi trong suốt thời gian làm việc.
Các cán bộ phòng Công nghệ Gen Thực vật – Viện Sinh học Nhiệt đới – đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể sử dụng các trang thiết bị, hóa chất và dụng cụ thí
nghiệm.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Quang – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía
đường – Bến Cát – Bình Dương – đã giúp đỡ và hỗ trợ về các giống mía.
Tiến sĩ Cao Anh Đương – Phó giám đốc trung tâm Nghiên cứu và phát triển mía
đường – Bến Cát – Bình Dương – đã giới thiệu một số tài liệu về cây mía đường.
Cha, mẹ và em tôi đã động viên tinh thần và giúp đỡ tôi về mặt kinh tế để tôi có thể
an tâm thực hiện luận văn.
Các thầy cô bộ môn Công nghệ Sinh học – Đại học Bách Khoa Tp HCM – đã
giảng dạy để tôi có những kiến thức cần thiết.
Các bạn sinh viên lớp HC06BSH – Đại học Bách Khoa Tp HCM – đã cùng học
tập, trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc.
Xin gởi đến những người kể trên lời cảm ơn chân thành!

iii
TÓM TẮT

Mía được xem là loại cây trồng cung cấp nguồn năng lượng cho con người, 70%
lượng đường được tạo ra trên thế giới là từ mía. Khảo sát nuôi cấy tạo mô sẹo từ lá non
của 2 giống mía VN84 – 4137 (Việt Nam) và Suphanburi 7 (Thái Lan), dùng môi
trường cơ bản MS (có 500 mg/l casein, 30 g/l đường saccharose) với các nồng độ khác
nhau của 2,4 – D, đã xác định được môi trường thích hợp nhất là môi trường có 4 mg/l


2,4 – D. Tiếp tục khảo sát tái sinh tạo chồi của 2 giống mía trên đã xác định được môi
trường tối ưu cho tái sinh chồi/cây là môi trường MS (30 g/l sucrose) có bổ sung 2 mg/l
BAP và 0,1 mg/l NAA với tỷ lệ tái sinh là 100% sau 30 ngày nuôi cấy.
Nhằm mục đích phục vụ cho giai đoạn chuyển gen, khảo sát ảnh hưởng của PPT đã
xác định được môi trường MS (có 500 mg/l casein, 30 g/l saccharose, 4 mg/l 2,4 – D)
có bổ sung 4 mg/l PPT gây ức chế sự hình thành mô sẹo mới từ mô sẹo lá của giống
mía VN84 – 4137.
Bước đầu nghiên cứu chuyển gen (dùng dòng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens
EHA 105 chứa plasmid pCAMBIA 3301 mang gen kháng sâu cryIA(c), gen kháng chất
trừ cỏ bar và gen chỉ thị gusA) đã thu nhận được một số dòng mô sẹo hình thành mới
có sức chống chịu tốt đối với PPT; trước đó, thử nghiệm hóa mô tế bào GUS nhằm ghi
nhận sự biểu hiện tạm thời của gen gusA sau giai đọan 2 ngày đồng nuôi cấy đã được
thực hiện với kết quả dương tính qua xử lý mô với thuốc thử X-Gluc.

iv
MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình sản xuất mía đường ở Việt Nam và trên Thế giới 3
2.1.1 Tình hình sản xuất mía đường trên Thế giới 3
2.1.2 Tình hình sản xuất mía đường ở Việt Nam 5
2.2 Một số đặc điểm hình thái cây mía 13
2.2.1 Thân mía 13
2.2.2 Lóng mía 14
2.2.3 Đốt mía 15
2.2.4 Mầm mía 16
2.2.5 Lá mía 17

2.2.6 Rễ mía 18
2.2.7 Hoa mía (bông cờ) 20
2.2.8 Hạt mía 21
2.3 Sâu hại mía 21
2.3.1 Sâu đục thân 4 vạch 22
2.3.2 Sâu đục thân mía mình tím 27
2.3.3 Sâu đục thân mình trắng (sâu đục ngọn) 31
2.4 Nuôi cấy mô thực vật 33
2.5 T-DNA vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens sát nhập vào bộ gen của thực
vật 35
CHƢƠNG 3: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 37
3.1 Các giống mía được sử dụng 37

v
3.1.1 Giống VN84 – 4137 37
3.1.2 Suphanburi 7 38
3.2 Vi khuẩn, plasmid và các gen được chuyển 39
3.2.1 Dòng vi khuẩn và plasmid 39
3.2.2 Gen chỉ thị gusA 39
3.2.3 Gen chọn lọc bar 40
3.2.4 Gen hữu dụng cryIA(c) 40
3.3 Phương pháp 41
3.3.1 Khảo sát sự hình thành mô sẹo 42
3.3.2 Khảo sát sự tạo chồi 43
3.3.3 Khảo sát ảnh hưởng của PPT lên sự hình thành mô sẹo 43
3.4 Phương pháp tạo cây chuyển gen 45
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ và BIỆN LUẬN 49
4.1 Thí nghiệm khảo sát sự hình thành mô sẹo 49
4.1.1 Sự hình thành mô sẹo của giống mía VN84 – 4137 (Việt Nam) 49
4.1.2 Sự hình thành mô sẹo của giống mía Suphanburi 7 (Thái Lan) 53

4.2 Thí nghiệm khảo sát sự hình thành chồi (tái sinh) 57
4.2.1 Sự hình thành chồi của giống mía VN84 – 4137 (Việt Nam) 57
4.2.2 Sự hình thành chồi của giống mía Suphanburi 7 (Thái Lan) 60
4.3 Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của PPT lên sự hình thành mô sẹo 65
4.4 Thí nghiệm chuyển gen 67
4.4.1 Sự biểu hiện của gen gusA 67
4.4.2 Tăng sinh mô sẹo sau chuyển gen trên môi trường chứa chất chọn lọc
PPT 68
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 70
5.1 Kết luận 70
5.2 Đề nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

vi
PHỤ LỤC 74

vii

CÁC TỪ VIẾT TẮT


BAP 6 – benzylaminopurine
CAMBIA Center for Application of Molecular Biology
to International Agriculture.
CCS Hàm lượng đường (độ đường)
2,4 – D 2,4 – dichlorophenoxyacetic acid
NAA α – naphthylacetic acid
PPT Phosphinothricin



viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Diện tích, sản lượng và năng suất mía đường của một số nước trên Thế giới. 4
Bảng 2: Danh sách các giống mía đang sử dụng trong sản xuất 9
Bảng 3: Các giống mía mới được phép sản xuất thử từ năm 2006 11
Bảng 4: Danh sách các giống mía mới đang khảo nghiệm 12
Bảng 5: Một số giống mía mới đang khảo nghiệm có triển vọng ở các vùng sinh thái
trồng mía trọng điểm 13
Bảng 7: Số liệu khảo sát ảnh hưởng của các nồng độ khác nhau của 2,4 – D lên sự hình
thành mô sẹo ở giống mía Suphanburi 7. 53
Bảng 8: Số liệu khảo sát sự tái sinh tạo chồi của giống mía VN84 – 4137. 58
Bảng 9: Số liệu khảo sát sự tái sinh chồi của giống mía Suphanburi 7 60
Bảng 10: Số liệu khảo sát ảnh hưởng của PPT lên sự hình thành mô sẹo 65


ix
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Bản đồ các nước và khu vực có sản lượng mía cao trên Thế giới 3
Hình 2: Lóng mía 14
Hình 3: Đốt mía 15
Hình 4: Các bộ phận của lá mía 17
Hình 5: Bộ rễ mía 19
Hình 6: Hoa mía 20
Hình 7: Hạt mía 21
Hình 8: Phạm vi phân bố của sâu đục thân 4 vạch trên Thế giới 22
Hình9: Triệu chứng gây hại của sâu đục thân 4 vạch 23
Hình 10: Pha trứng của sâu đục thân 4 vạch 25
Hình 11: Pha sâu non của sâu đục thân 4 vạch 25

Hình 12: Pha nhộng sâu đục thân 4 vạch 26
Hình 13: Ngài trưởng thành sâu đục thân 4 vạch 26
Hình 14: Cơ quan sinh dục của sâu đục thân 4 vạch 27
Hình 15: Phạm vi phân bố của sâu đục thân mía mình tím trên Thế giới 27
Hình 16: Phạm vi phân bố của sâu đục thân mía mình tím ở Việt Nam. 28
Hình 17: Triệu chứng gây hại của sâu đục thân mía mình tím 29
Hình 18: Các pha của sâu đục thân mía mình trắng 32
Hình 19: Giống mía VN84 – 4137 37
Hình 20: Giống mía Suphanburi 7 38
Hình 21: Quy trình tạo cây chuyển gen 45
Hình 22: Ngọn mía trước khi được tách bỏ lớp lá già bên ngoài 46
Hình 23: Ngọn mía trước khi được khử trùng 47

x
Hình 24: Hình dạng mẫu cấy mía 47
Hình 25: Các nghiệm thức của quá trình khảo sát sự hình thành mô sẹo của giống mía
VN84 – 4137 (Việt Nam) 51
Hình 26: Mô sẹo từ giống mía VN84 – 4317 52
Hình 27: Các nghiệm thức của quá trình khảo sát sự hình thành mô sẹo của giống mía
Suphanburi 7 (Thái Lan) 54
Hình 28: Mô sẹo của giống mía Suphanburi 7 – Thái Lan 56
Hình 29: Các nghiệm thức tái sinh tạo chồi của giống mía VN84 – 4137 58
Hình 30: Các mẫu tái sinh tạo chồi của giống mía VN84 – 4137 ở môi trường số 1 và
môi trường số 4 59
Hình 31: Các nghiệm thức tái sinh tạo chồi của giống mía Suphanburi 7 60
Hình 32: Các mẫu tái sinh tạo chồi của giống mía Suphanburi 7 ở môi trường số 1 và
môi trường số 4 61
Hình 33: Khối mô sẹo tái sinh chồi nhiều sau 30 ngày 62
Hình 34: Khối mô sẹo tái sinh chồi ít và mô sẹo tăng sinh sau 30 ngày 62
Hình 35: Các chồi phát triển sau 45 ngày 63

Hình 36: Các nghiệm thức của quá trình khảo sát ảnh hưởng của PPT lên sự hình
thành mô sẹo 66
Hình 37: Sự biểu hiện của gen gusA của mô sẹo chuyển gen sau 2 ngày chuyển gen 67
Hình 38: Các mẫu mía sau khi chuyển gen và nuôi cấy trên môi trường chứa PPT 68
Hình 39: Khối mô sẹo mới hình thành sau chuyển gen. 69
Chương 1: Mở đầu
1
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU

Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng công nghiệp
mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX. Nhờ vào cây mía và chính sách hỗ trợ
của Đảng và nhà nước mà rất nhiều hộ dân đã có thêm thu nhập và ổn định đời sống,
giúp cho bộ mặt nông thôn Việt Nam tại các vùng trồng mía được đổi mới. Hiện nay
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đang chuẩn bị trình Chính phủ phê duyệt tổng
quan phát triển mía đường Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Đề ra
các giải pháp chỉ đạo các địa phương xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, thực hiện
các giải pháp đồng bộ về quy hoạch, giống kỹ thuật thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng áp
dụng cơ giới hoá, để nâng nhanh năng suất, chất lượng mía. Đầu tư chiều sâu, mở rộng
công suất nhà máy đường hiện có, nâng cao hiệu suất thu hồi và chất lượng sản phẩm,
giảm chi phí chế biến, tăng năng lực cạnh tranh …
Chương trình mía đường được chọn là chương trình khởi đầu để tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc
làm cho lao động nông nghiệp. Còn ngành mía đường được giao “không phải là ngành
kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế xã hội”. Tuy nhiên, vấn đề mà
người dân cũng như các nhà máy sản xuất đường từ mía ở Việt Nam là về nguyên liệu
mía. Điều này dẫn đến việc hầu hết các nhà máy sản xuất đường ở các tỉnh thành đều
Bộ Nông nghiệp phải có những chính sách điều chỉnh vùng trồng mía để họ có nguyên
liệu phục vụ sản xuất, tránh tình trạng có những lúc tranh mua mía, có những lúc người
dân lại điêu đứng trước tình cảnh các công ty không chịu mua nguyên liệu trong khi
mía đã đến thời kỳ thu hoạch. Nhưng đó cũng chưa phải là lý do chính khiến cho người

dân trồng mía hiên nay đang có ý định từ bỏ việc trồng mía nguyên liệu mà một phần
là do thiên tai, sâu bệnh cũng khiến cho mía bị thất thu.
Việc trồng mía để lưu trữ giống đang dần trở nên khó khăn bởi các yếu tố tác động
từ nhiên nhiên, môi trường, sâu bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của giống mía.
Như vậy, phải đòi hỏi những kỹ thuật viên có kinh nghiệm, xuất sắc trong vấn đề lưu
trữ và giữ giống mía. Những công việc đó so với sự phát triển như vũ bão của công
nghệ – khoa học hiện đại đã trở nên kém hiệu quả, trong khi chúng ta có thể lưu trữ và
bảo quản giống một cách dễ dàng bằng các phương pháp nuôi cấy tế bào thực vật.
Chương 1: Mở đầu
2
Ngoài ra, nhờ công nghệ gen, chúng ta cũng có thể tạo ra những dòng/giống cây trồng
nói chung, cây mía nói riêng có năng suất, chất lượng cao hơn bằng cách chuyển các
gen hữu ích vào đối tượng cần chuyển.

Chương 2: Tổng quan tài liệu
3
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình sản xuất mía đƣờng ở Việt Nam và trên Thế giới
2.1.1 Tình hình sản xuất mía đƣờng trên Thế giới
Trên Thế giới, mía đường được trồng ở các nước nằm trong khu vực 36,7
o
Bắc
và 31,0
o
Nam của đường xích đạo, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, sự
phân bố đó được mô tả trên bản đồ dưới đây (hình 1).

Hình 1: Bản đồ các nước và khu vực có sản lượng mía cao trên Thế giới
Diện tích mía đường trên Thế giới chiếm 20,42 triệu hecta (ha) với tổng sản

lượng là 1333 triệu tấn (FAO, 2003). Diện tích và sản lượng mía được được phân bố
khác nhau ở các nước (bảng 1). Diện tích trồng mía đường cao nhất là ở Brazil
(5,343 triệu ha) trong khi Australia lại có năng suất cao nhất (85,1 tấn/ha). Trong số
121 nước sản xuất mía đường, có 15 nước (Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,
Pakistan, Mexico, Cuba, Columbia, Australia, Hoa Kỳ, Philippin, Nam Phi,
Argentina, Myanma, Bangladesh) chiếm 86% diện tích mà 87,1% tổng sản lượng.
Trong số tổng sản lượng đường trắng thì chiếm 70% là được sản xuất từ mía đường
và 30% còn lại được sản xuất từ củ cải đường.
Chương 2: Tổng quan tài liệu
4
Bảng 1: Diện tích, sản lượng và năng suất mía đường của một số nước trên Thế
giới.
Tên nước
Diện tích (triệu ha)
Sản lượng (triệu
tấn)
Năng suất (tấn/ha)
Brazil
5.343
386.2
72.3
Ấn Độ
4.608
289.6
62.8
Trung Quốc
1.328
92.3
65.5
Thái Lan

0.970
64.4
66.4
Pakistan
1.086
52.0
47.9
Mexico
0.639
45.1
70.6
Colombia
0.435
36.6
84.1
Australia
0.423
36.0
85.1
Hoa Kỳ
0.404
31.3
77.5
Philippin
0.385
25.8
67.1
Indonesia
0.350
25.6

73.1
Cuba
0.654
22.9
35.0
Nam Phi
0.325
20.6
63.4
Argentina
0.295
19.2
65.2
Myanma
0.165
7.5
45.4
Bangladesh
0.166
6.8
41.2
Toàn Thế Giới
20,42
1333.2
65.2

Mía đường là một loại nguyên liệu nông nghiệp tự nhiên có thể đổi mới được
bởi lẽ nó cung cấp đường, nhiên liệu sinh học, làm sợi, phân bón thành các sản
phẩm thuộc về sinh thái.
Chương 2: Tổng quan tài liệu

5
Nước ép từ mía được sử dụng trong sản xuất đường trắng tinh khiết, đường vàng
(Khandsari), đường thô (đường thốt nốt) (Gur) và cồn. Phần lớn các sản phẩm phụ
của công nghiệp mía đường là bã mía và mật mía. Nước mật đường là sản phẩm phụ
chiếm đa phần được sử dụng làm nguyên liệu chính để sản xuất cồn, do đó là cơ sở
cho công nghệ sản xuất cồn. Lượng bã mía dư thừa bây giờ được sử dụng là nguyên
liệu chính trong công nghiệp sản xuất giấy.
2.1.2 Tình hình sản xuất mía đƣờng ở Việt Nam
Trong thời gian gần đây, công tác nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng giống
mía mới đã được Nhà nước, các Bộ, ngành mía đường, các địa phương và các cơ
quan quan tâm đặc biệt, trong khi đó người trồng mía cũng đã có cách nhìn toàn
diện hơn về hiệu quả của vấn đề áp dụng giống mía mới, còn đội ngũ cán bộ nghiên
cứu về giống mía cũng dần lớn mạnh hơn cả về số lượng và chất lượng. Chính vì
vậy, tiến độ nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng các giống mía mới đã đạt được
bước tiến bộ đáng kể, dần dần đi vào thế ổn định, mang lại hiệu quả rõ rệt cho ngành
mía đường. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được nêu trên vẫn
còn có những khó khăn nhất định như sự gắn kết giữa cơ quan nghiên cứu và đơn vị
sản xuất chưa chặt chẽ nên việc chuyển giao kết quả nghiên cứu ra sản xuất còn
chậm và kém hiệu quả hơn so với yêu cầu thực tế.
Năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía, với tổng công suất gần
11.000 tấn mía/ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị và công
nghệ lạc hậu. Hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000 đến 500.000 tấn đường. Năm
1995, với chủ trương “Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có, xây
dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ. Ở
những vùng nguyên liệu tập trung lớn, xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ
tiến tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng đường năm 2000 đạt
khoảng một triệu tấn (Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8).
Thực hiện “Chương trình Quốc gia 1 triệu tấn đường” ngành mía đường Việt
Nam tuy còn non trẻ, chỉ sau 5 năm (1995 – 2000) đã có bước tiến đột phát. Đầu tư
mở rộng công suất 9 nhà máy cũ, xây dựng mới 33 nhà máy, tổng số nhà máy đường

của cả nước là 44, tổng công suất là 81.500 tấn (so với năm 1994 tăng thêm 33 nhà
máy và trên 760.000 tấn công suất), năm 2000 đã đạt mục tiêu 1 triệu tấn đường. Về
cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đường tiêu dùng trong nước, chấm dứt được tình
Chương 2: Tổng quan tài liệu
6
trạng hàng năm Nhà nước phải bỏ ra hàng trăm triệu USD để nhập khẩu đường. Đặc
biệt trong công nghiệp mía đường thì hầu hết các nhà máy đường mới đều được xây
dựng tại các vùng nông thôn, vùng trung du, miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng
đất nghèo khó khăn, vùng sâu, vùng xa và được phân bổ khắp cả 3 miền (miền Nam:
14 nhà máy, Miền Trung và Tây Nguyên: 15 nhà máy, và miền Bắc: 13 nhà máy).
Đáng chú ý nhất là ngành mía đường phát triển đã giúp nông dân khai hoang
phục hoá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở thêm đất trồng mía được hơn
200.000ha, đưa tổng diện tích trồng mía bán nguyên liệu cho các nhà máy và các cơ
sở chế biến thủ công được gần 18 triệu tấn mía cây, giải quyết việc làm cho hơn 1
triệu lao động trong nông nghiệp. Hàng năm có từ 150 đến 200 ngàn hộ nông dân
trồng mía đã ký hợp đồng kinh tế trồng và bán mía cho các nhà máy, trong đó 70%
số hộ hàng năm đã được các nhà máy ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm ổn
định sản xuất. Nhiều nhà máy đường như: Nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy
đường Nghệ An Tatte&Lyle, nhà máy đường Bourbon Tây Ninh, nhà máy đường
Phụng Hiệp, Nhà máy đường Vị Thanh, nhà máy đường Sơn La, nhà máy đường
Hoà Bình, công ty đường Quảng Ngãi… đã đầu tư ứng trước giống mía, phân bón,
cày bừa đất, thuốc sâu… và cử cán bộ nông vụ hướng dẫn tập huấn chuyển giao kỹ
thuật trồng mía, tăng năng suất sản lượng bán cho nhà máy, tăng thêm thu nhập, ổn
định sản xuất và cuộc sống cho nông dân. Có thể nói gần 80% số hộ nông dân ở các
vùng trồng mía bán nguyên liệu cho các nhà máy đường.
Tóm lại, hơn một thập kỷ qua (1995 – 2006) tuy thời gian chưa nhiều, nhưng
được sự hỗ trợ và bằng sự tác động có hiệu quả bởi các chính sách của Chính phủ,
ngành mía đường non trẻ của nước ta đã đóng góp một phần vào sự tăng trưởng nền
kinh tế Quốc dân, và phần quan trọng hơn là góp phần lớn về mặt xã hội, giải quyết
việc làm ổn định hàng triệu nông dân trồng mía và hơn 2 vạn công nhân ổn định làm

việc trong các nhà máy, có đời sống vật chất tinh thần ổn định ngày một cải thiện,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên các vùng sản xuất hàng hoá lớn, bộ mặt
nông thôn các vùng mía được đổi mới… Đặc biệt là trong 3 năm qua thực hiện
quyết định 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhà máy đường đã được
chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, mối quan hệ hợp
tác giữa nhà máy và người trồng mía và các địa phương trồng mía, trong việc xây
dựng vùng nguyên liệu có nhiều triển vọng mới.
Chương 2: Tổng quan tài liệu
7
Tuy nhiên, bước vào hội nhập kinh tế khu vực AFTA và gia nhập tổ thức
thương mại thế giới WTO, ngành mía đường Việt Nam đang đứng trước những
thách thức lớn là:
Các nhà máy đường Việt Nam phần lớn vừa mới được xây dựng với quy mô
vừa và nhỏ. Hiện tại còn 37 nhà máy đường đang hoạt động, gồm 6 nhà máy có
vốn đầu tư nước ngoài với tổng công suất 27.000 tấn mía/năm, bình quân một
nhà máy 4500 tấn mía/năm, 31 nhà máy là vốn đầu tư trong nước (trong đó có
25 nhà máy cổ phần hoá) tổng công suất 48.800 tấn mía/năm, bình quân 1.575
tấn mía/năm/nhà máy; phần lớn các nhà máy có quy mô nhỏ từ 700 – 1.000 tấn
mía/năm, thiết bị và công nghệ lạc hậu, năng suất thiết bị và lao động, hiệu quả
và chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao.
Vùng nguyên liệu quy mô nhỏ bé, phân tán, chưa được đầu tư tương xứng
với yêu cầu sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là diện tích trồng mía bình quân cho
mỗi hộ nông dân quá thấp (0,3 – 0,5 ha/hộ). Một nhà máy đường phải quan hệ
hợp đồng với 20 – 30 nghìn hộ nông dân bán mía, bình quân mỗi hộ chỉ bán
được từ 30 – 40 tấn mía/vụ; năng suất và chất lượng mía thấp; bình quân năng
suất chỉ đạt khoảng 50 tấn/ha và dưới 10ccs (độ đường). Xét cả về năng suất
nông nghiệp và năng suất công nghiệp chế biến, ngành mía đường Việt Nam
còn thấp, thua quá nhiều so với các ngành mía đường lớn của khu vực và thế
giới. Bình quân ở Việt Nam chỉ mới đạt 4 – 5 tấn đường/ha, trong khi đó ở Thái
Lan là 7 – 8 tấn/ha, ở Úc và Brazil là 9 – 12 tấn/ha.

Rất đáng lưu ý là ngành mía đường Việt Nam chịu tác động rủi ro rất lớn
bởi thời tiết hạn hán và bão lũ, các vùng nguyên liệu phần lớn nằm ở các vùng
trung du và miền núi, nông dân và nông thôn vốn là những vùng khó khăn, chưa
được đầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông…
Ngành mía đường Việt Nam cũng đang chịu tác động lớn bởi quan hệ cung
cầu và giá đường của thị trường thế giới. Phần lớn trong số 60 quốc gia sản xuất
đường lớn trên thế giới đều có chính sách trợ giá đường nội tiêu thông qua thuế
nhập khẩu cao và chính sách hạn ngạch thuế quan. Với Việt Nam, những bảo hộ
này không có nhiều, chỉ riêng có hạn ngạch và thuế nhập khẩu thì theo lộ trình
hội nhập AFTA thuế suất nhập khẩu đường sẽ giảm dần từ 30% năm 2007
xuống còn 5% năm 2010. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa
Chương 2: Tổng quan tài liệu
8
nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% vớI đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối
lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm.
Giá đường thị trường thế giới, cho đến nay, không thực sự phản ánh quan hệ
cân bằng cung cầu mà chịu tác động bởi chính sách trợ cấp sản xuất trực tiếp
hay gián tiếp của nhiều nước, nhất là các nước EU trong 40 năm qua luôn duy
trì giá đường cao gấp 4 lần so với giá đường trung bình trên thế giới (tháng
8/2005 là 631,9 Euro, tương tương 764,1 USD) đã bóp méo thị trường đường
của các nước đang phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài chịu sự tác động
này.
Vì vậy, trong những năm qua, chính phủ cũng đã có những biện pháp hỗ trợ
ngành Mía đường Việt Nam. Đáng chú ý là những quyết định như sau:
Quyết định 80/2002/QĐ – TTg ngày 24/6/2002 về việc tiêu thụ nông sản
thông qua hợp đồng. Thời gian qua, quyết định này đã phát huy tác dụng tích
cực gắn kết các nhà máy đường với nông dân trồng mía, góp phần ổn định và
phát triển vùng nguyên liệu mía phục vụ các nhà máy đường. Tuy nhiên, Chính
phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để có bổ sung, tăng cường tính
pháp lý và tạo nên sự gắn bó hơn nữa giữa nhà máy đường và nông dân như:

Quy hoạch vùng trồng mía, không để các cây khác tuỳ tiện cạnh tranh, có quỹ
phòng chống rủi ro thiên tai bão lũ
Quyết định 28/2004/QQD – TTg ngày 4/3/2004 về việc tổ chức lại sản xuất
và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy và công ty
đường và người trồng mía.
Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được nêu trên vẫn còn có những khó
khăn nhất định như sự gắn kết giữa cơ quan nghiên cứu và đơn vị sản xuất chưa chặt
chẽ nên việc chuyển giao kết quả nghiên cứu ra sản xuất còn chậm và kém hiệu quả
hơn so với yêu cầu thực tế. Nhiều giống mía cũ như My – 5514, Comus, Hòa Lan
Tím, F134, … vẫn đang chiếm một tỷ lệ tương đối cao trong cơ cấu giống ở nhiều
vùng mía nguyên liệu như Bắc Trung bộ, Tây Nguyên, Tây Nam bộ,… Trong khi
đó, một số giống mía mới đang có biểu hiện chống chịu sâu bệnh kém như ROC16,
VĐ86–368, ROC10,… còn các giống mía mới khác như QĐ15, VN85–1427,
VN85–1859, DLM24,… lại chiếm diện tích chưa cao, vì vậy đã và đang có thêm
Chương 2: Tổng quan tài liệu
9
nhiều giống mía được trồng thử nghiệm và cho năng suất cao hơn (bảng 2, bảng 3,
bảng 4, bảng 5). Ngoài ra, do nhiều địa phương và một số công ty đường chưa ý
thức được những thiệt hại to lớn của việc sử dụng hom giống mía không đạt tiêu
chuẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong sản xuất mía nguyên liệu, làm cho tiến độ
hoàn thành và đi vào vận hành đồng bộ hệ thống sản xuất và cung ứng hom giống
mía sạch sâu bệnh, chất lượng cao 3 cấp (cấp 1: sản xuất giống gốc; cấp 2: sản xuất
giống xác nhận; cấp 3: sản xuất giống thương phẩm) theo đề án “Phát triển giống
mía cho vùng nguyên liệu của các nhà máy đường giai đoạn 2003 – 2008” bị chậm
hơn so với dự kiến, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả áp dụng các giống mía mới
sau khi nghiên cứu và chuyển giao ra sản xuất.
Bảng 2: Danh sách các giống mía đang sử dụng trong sản xuất
TT
Giống mía
Năng suất (tấn/ha)

CCS (%)
Vùng sản xuất chính
1
My5514
>80
9 – 11
Trung bộ, Tây Nguyên và Đông
Nam bộ
2
F156
>80
10 – 11
Trung bộ và Tây Nguyên
3
Comus
>100
9 – 10
Tây Nam bộ
4
Hòa Lan
tím
>100
10 – 12
5
Hòa Lan
>100
10 – 12
6
F134
80

12
Tây Nguyên
7
H39-3633
>70
11 – 12
Đông Nam bộ
8
R570
70 – 110
>10
Bắc Trung bộ, Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên
9
QĐ11
100 – 130
>10
Tây Nam bộ
10
QĐ15
80 – 120
>10
Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ
11
VĐ81-
3254
70 – 90
>10
Trung Trung bộ, Nam Trung bộ,
Tây Nguyên


Chương 2: Tổng quan tài liệu
10
TT
Giống mía
Năng suất (tấn/ha)
CCS (%)
Vùng sản xuất chính
12
VĐ86-368
70 – 130
>10
Miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ,
Nam Trung bộ, Tây Nam bộ,
Đông Nam bộ
13
ROC10
75 – 100
11 – 12
Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ,
Tây Nguyên, Tây Nam bộ
14
ROC16
70 – 90
11 – 12
Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ,
Nam Trung bộ, Đông Nam bộ,
Tây Nam bộ
15
ROC22

80 – 100
11 – 12
Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ,
Tây Nam bộ
16
VN84-422
80 – 120
11 – 12
Miền núi phía Bắc, Tây Nam bộ,
Đông Nam bộ
17
VN84-
4137
70 – 100
12 – 13
Nam Trung bộ, Trung Trung bộ,
Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây
Nam bộ
18
VN85-
1427
80 – 110
11 – 12
Trung Trung bộ, Nam Trung bộ,
Tây Nam bộ, Đông Nam bộ, Tây
Nguyên
19
VN85-
1859
75 – 130

10 – 11
Trung Trung bộ, Đông Nam bộ,
Tây Nam bộ
20
K84-200
80 – 120
11 – 12
Đông Nam bộ, Tây Nam bộ
21
DLM24
80 – 110
10 – 11
Tây Nguyên, Trung Trung bộ,
Nam Trung bộ, Tây Nam bộ,
Đông Nam bộ

Chương 2: Tổng quan tài liệu
11
Bảng 3: Các giống mía mới được phép sản xuất thử từ năm 2006
TT
Giống mía
Năng suất (tấn/ha)
CCS (%)
Vùng được phép sản xuất thử
1
C85-212
80
12
Nam Trung Bộ, Đông Nam bộ và
Tây Nguyên

2
C85-391
>100
14
Tây Nguyên
3
C85-284
95
13
4
C111-79
100
14
5
C1324-74
110
13 – 15
6
CR74-250
95
13
Đông Nam bộ
7
C86-456
75
13
Tây Nam bộ (úng phèn)
8
DLM24
>80

11
Trung Trung bộ và Nam Trung bộ
9
VN85-
1427
>90
13
10
VN85-
1859
>85
11
Trung Trung bộ

11
ROC22
>85
12 – 14
12
VĐ85-192
80
>13
Bắc Trung bộ
13
ROC23
>80
14
14
VĐ93-159
80

14
Miền núi và trung du Bắc bộ
15
ROC15
80
>13


Chương 2: Tổng quan tài liệu
12
Bảng 4: Danh sách các giống mía mới đang khảo nghiệm
TT
Vùng khảo nghiệm
Giống mía
1
Miền núi phía Bắc
Ty70-17; C111-79; C1324-74; C132-81; C85-212;
CR74-250; RB72-454; Ty70-17;
2
Bắc Trung bộ
VN96-09; B83-10; C132-81; C89-148; C90-127;
C96-675; Đại Ưu Đường; DB72-6613; FR91-397;
FR94-0498; K88-65; K93-236; K95-156; KK2; QĐ18
(QĐ90-95); ROC27;
3
Duyên hải Trung bộ
VĐ85-177; Ty70-17; B83-10; C132-81; C140-81;
C85-212; C89-148; CP72-208; CR74-250; FR91-397;
K88-65; K95-156; LK92-11; Mex105; Phil80-13;
ROC27; Suphanburi 7; Ty70-17;

4
Tây Nguyên
B83-10; K95-156; KK2; KU00-1-58; KU00-1-92;
5
Đông Nam bộ
U-thong 4; U-thong 5; U-thong 6; 52 VĐ00-236;
Ty70-17; ROC27; QĐ21 (QĐ94-119); QĐ24 (QĐ94-
116); QĐ95-168; Quế Dẫn P8; Phil80-13; VĐ93-159;
Viên Lâm 1; Viên Lâm 2; Viên Lâm 3; Viên Lâm 4;
Viên Lâm 6; VN96-06; VN96-07; VN96-08; C132-
81; C89-148; C90-530; Co671; FR91-397; K88-65;
K88-92; K90-54; K92-11; K95-156; K95-205; K95-
296; KK2; KU00-1-58; KU00-1-61; KU00-1-92;
LK92-11;
6
Tây Nam bộ
VĐ85-177; VĐ54-142; C1324-74; C132-81; C85-
212; C86-12; C86-456; C89-148; C90-501; Co671;
CR74-250; Đại Ưu Đường; K88-65; K95-156; KK2;
KU00-1-61; KU60-1; KU60-3; QĐ18 (QĐ90-95);
QĐ21 (QĐ94-119); RB72-454; ROC24; ROC26;
ROC27; Suphanburi 7;

Chương 2: Tổng quan tài liệu
13
Bảng 5: Một số giống mía mới đang khảo nghiệm có triển vọng ở các vùng sinh
thái trồng mía trọng điểm
Vùng sinh thái
Giống mía
Miền Núi phía Bắc

C1324-74, VN85-1427, DLM24, RB72-454, TY70-
17
Vùng Bắc Trung bộ
C89-148, FR91-397, C132-81, C90-127, VN96-09
Vùng Duyên Hải Trung bộ
C89-148, C85-212, CR74-250, LK92-11, Phil80-13,
ROC27, Suphanburi 7
Vùng Đông Nam bộ
Phil80-13, VN96-07, VN96-08, KK2, K88-92
Vùng Tây Nam bộ 1 (Hậu
Giang – Sóc Trăng)
C1324-74, CR74-250, RB72-454, ROC24, ROC27,
QĐ18, VĐ54-142, VĐ85-177, Suphanburi 7
Vùng Tây Nam bộ 2 (Long An
– Bến Tre)
C132474, C85-212, C132-81, C86-12, K88-65,
VĐ85-177

2.2 Một số đặc điểm hình thái cây mía
2.2.1 Thân mía
Thân mía là đối tượng thu hoạch, là nguyên liệu chính để thu đường, và cũng
chứa bộ phận làm giống trồng cho các vụ sau. Số lượng thân hữu hiệu và trọng
lượng thân (cao và to) là hai yếu tố quyết định năng suất. Thân mía vừa biểu hiện
đặc trưng của giống, vừa phản ánh tình trạng sinh trưởng và hiệu quả của hệ thống
kỹ thuật canh tác.
Thân mía gồm nhiều lóng và đốt hợp thành. Tùy giống, các lóng có thể to, nhỏ,
dài, ngắn khác nhau và sắp xếp lại với nhau thành đường thẳng hoặc hơi gấp khúc.
Đây cũng là một chỉ tiêu để phân biệt giống. Thân mía có vỏ màu xanh, màu vàng,
màu đỏ sẫm, màu tím, màu đỏ nến, màu tím xanh, màu tím mốc … và cũng là một
đặc điểm để phân biệt giống.

Chương 2: Tổng quan tài liệu
14
2.2.2 Lóng mía
Lóng là bộ phận nằm giữa hai đốt, thường có độ dài trung bình khoảng 10 – 18cm.
Lóng cùng với đốt (mắt) là những đơn vị cơ bản cấu thành cây mía. Tùy theo các giống
khác nhau mà các lóng cũng có hình dáng, màu sắc, to nhỏ, dài ngắn khác nhau. Hình
dáng lóng mía rất đa dạng, song có thể quy về 6 dạng cơ bản sau đây: hình trụ, hình
ống chỉ, hình chóp cụt (hình chùy), hình chóp cụt ngược (hình chùy ngược), hình cong
queo.

Hình 2: Lóng mía [11]
Hình dáng lóng mía cũng có sự biến động theo điều kiện chăm sóc, nhưng không
nhiều. Ví dụ: giống mía có lóng hình trống, nhưng nếu chăm sóc kém, độ phình to ở
giữa lóng sẽ giảm, nên có xu hướng gần giống hình trụ và ngược lại. Màu sắc lóng
cũng có sự thay đổi khá nhiều theo tuổi mía, theo chế độ ánh sáng và phân bón. Ví dụ,
giống có màu tím nhạt, nhưng ở nơi dãi nắng (nhiều ánh sáng) sẽ có màu tím thẫm; nơi
thiếu ánh sáng, hoặc thừa phân đạm sẽ có màu tím xanh …
Ở phần dưới lóng mía, phía trên đỉnh mầm, có thể có một vết lõm gọi là rãnh mầm,
rãnh mầm có thể sâu, nông, dài, ngắn hoặc không có tùy theo giống mía. Trên long có
thể có 1 hoặc 2 vết nứt, hoặc không có vết nứt. Rãnh mầm và vết nứt cũng là một trong
những căn cứ để phân biệt giống.
Phía trên cùng của lóng mía, chỗ gần giáp với sẹo lá và đai rễ thường có nhiều
phấn, (sáp) hơn các chỗ khác nên được gọi là đai phấn hay đai sáp, màu mốc trắng.
Chương 2: Tổng quan tài liệu
15
2.2.3 Đốt mía
Đốt mía có nơi gọi là mấu hay mắt, là bộ phận nối liền các lóng với nhau trên thân
mía.
Đốt mía chỉ rộng khoảng 1 – 2cm, nhưng bao gồm 4 bộ phận hợp thành, đó là đai
sinh trưởng, đai rễ và điểm rễ, mầm, và sẹo lá (vết lá) (hình 3)



Hình 3: Đốt mía [11]
Đai sinh trưởng có thể rộng hay hẹp, thẳng hay cong lên ở đỉnh mầm. Đai rễ có rất
nhiều điểm rễ, các điểm rễ có thể xếp thành nhiều hay ít hang, lộn xộn hay chỉnh tề.
Các đặc điểm trên có quan hệ chặt chẽ với từng giống, là cơ sở để phân biệt giống.
Trên biểu bì của lóng, đốt rễ thân cây nói chung có chứa clorophin (diệp lục tố) và
xantophin. Chính 2 chất này hợp thành màu sắc của cây mía. Nếu xantophin nhiều thì
vỏ có màu đỏ . Nếu diệp lục tố nhiều thì vỏ có màu xanh. Nếu cả 2 thứ cùng nhiều thì
vỏ có màu tím, cả 2 thứ cùng ít thì vỏ có màu vàng …. Trên vỏ mía lại có lớp sáp, nếu
lớp sáp dày thì cây có màu mốc. Nếu lớp sáp bị nấm ký sinh thì biến thành màu đen
(màu của bào tử nấm), …
Người có nhiều kinh nghiệm, nhìn màu sắc của ruộng mía có thể rút ra nhiều nhận
xét thú vị. Nếu ruộng mía có màu sắc nhạt, lệch về màu xanh so với màu đặc trưng của
giống là biểu hiện của sự dư thừa đạm hoặc thiếu ánh sáng do mật độ quá cao, chỉ số
Chương 2: Tổng quan tài liệu
16
diện tích lá quá lớn. Nếu ruộng mía quá sẫm so với màu đặc trưng của giống là biểu
hiện của sự quá thừa ánh sang, do thiếu mật độ, hoặc quá thiếu chất dinh dưỡng, nhất là
đạm. Màu sắc cũng còn phản ánh mức độ thành thục (chín công nghiệp) của cây mía,
để từ đó dự kiến thời gian thu hoạch, …
2.2.4 Mầm mía
Mầm mía nằm trên đai rễ. Thông thường ở mỗi đốt mía chỉ có một mầm. Cá biệt
có sự biến dị thành 2 hoặc nhiều mầm.
Mầm là phôi của cây ở thế hệ sau, từ đây sẽ mọc ra một cây mới sau khi trồng.
Mầm gồm một thân nhỏ và điểm sinh trưởng, xung quanh bao bọc bởi nhiều lá mầm
hình vảy như một chiếc mũ. Chân mầm có thể nằm sát sẹo lá hoặc hơi cách xa một ít.
Đỉnh mầm có thể nằm dưới, nằm ngang hoặc vượt quá đai sinh trưởng. So với thân cây
mía, mầm có thể hơi lồi lên, phẳng hoặc hơi lõm vào một ít tùy theo giống.
Ở mặt ngoài của mầm, hai mép lá có hình vảy, xếp chéo lại với nhau, chừa một chỗ

nhỏ gọi là lỗ mầm hay điểm mầm hoặc ở gần đỉnh mầm. Ngoài rìa của mầm có cánh
mầm. Tùy giống, cánh mầm có thể phát sinh ở sát chân mầm, ở giữa hoặc ở phía trên
mầm và có thể rộng, hẹp, dài, ngắn khác nhau tùy theo từng giống.
Ở đỉnh mầm, trong và xung quanh điểm mầm (lỗ mầm) ở chân mầm, ở giữa các
mạch của vảy mầm … có những hàng lông hoặc túm lông rất nhỏ, số lượng, màu sắc,
và dài ngắn khác nhau tùy theo giống.
Độ lớn và hình dạng của mầm cũng thay đổi rất nhiều tùy theo giống mía. Nhìn
chung, mầm mía rất đa dạng, nhưng để dễ nhớ, người ta quy về 9 dạng chính sau đây:
hình tam giác, hình bầu dục, hình chữ nhật, hình mỏ chim, hình trứng (noãn viên hình),

Nhìn chung, mầm chỉ là chỉ tiêu (căn cứ) đặc biệt quan trọng để phân biệt giống
mía. Trong đó có hình dạng, vị trí của chân mầm, của đỉnh mầm, của điểm mầm (lỗ
mầm); hình dạng, màu sắc của cánh mầm (xem mầm bánh tẻ, không non quá hoặc già
quá) là những đặc trưng rất rõ, rất ổn định thường dùng để nhận dạng giống.
Cần lưu ý các cây đầu bờ, các cây bị sâu bệnh, bị hỏng điểm sinh trưởng, mầm có
thể cương to lên và biến dạng rất nhiều, cần loại trừ khi phân biệt giống.

×